(27)

Thiên Chúa quan phòng thực hiện Dự Aùn Khôn Ngoan

Yêu Thương Đời Đời của mình

 

Đ

ối với ưu tư đang được luân hành, có lần đã tỏ ra hoài nghi – Thiên Chúa không biết có hiện diện trong thế giới ngày nay hay chăng và ra sao -  đức tin Kitô giáo đã trả lời một cách sáng tỏ và vững chắc thế này: “Tất cả những gì Thiên Chúa đã dựng nên thì Ngài trông coi và quản trị bằng Việc Quan Phòng của Ngài”. Bằng những lời ngắn gọn trên, Công Đồng Chung Vaticanô I đã hình thành giáo lý mạc khải về Việc Quan Phòng thần linh. Cựu Ước cũng như Tân Ước cho chúng ta thấy một cách rõ hơn về mạc khải ấy. Trong đó có hai yếu tố hiện diện nơi ý niệm của Việc Quan Phòng thần linh: yếu tố vừa chăm sóc vừa uy quyền. Hai yếu tố này hòa nhập với nhau. Là Đấng Hóa Công, Thiên Chúa có một quyền bính tối thượng (dominum altum) trên tất cả tạo sinh, có thể nói, tương tự như quyền năng tối cao của các vua chúa trên trần gian này. Tất cả mọi sự được tạo thành, và bởi chính việc được tạo thành, chúng đều thuộc về Thiên Chúa, Đấng Hóa Công của mình, bởi thế mà, phải lệ thuộc vào Ngài. Theo một nghĩa nào đó, mọi hữu thể liên quan “với Thiên Chúa” hơn là “với chính mình”. Chúng trước hết là “của Thiên Chúa” rồi mới là “của chính mình”. Ý nghĩa tương quan này là như thế, nó sâu xa và hoàn toàn vượt trên tất cả mọi so sánh nơi liên hệ quyền bính và thuộc hạ ở trên đời này.

            Quyền bính của Đấng Hóa Công được thể hiện như là một việc chăm sóc của Chúa Cha. Việc so sánh tương tự này, ở một nghĩa nào đó, chất chứa chính trọng tâm của sự thật về Việc Quan Phòng thần linh. Để nói lên cùng một sự thật như thế, Sách Thánh đã dùng kiểu so sánh: “Chúa là Đấng chăn dắt tôi, tôi không còn  thiếu thốn gì” (Ps.23:1). Một hình ảnh lạ kỳ biết bao! Các bản tuyên xưng đức tin xưa và truyền thống Kitô giáo trong các thế kỷ đầu đã nói lên sự thật về Việc Quan Phòng bằng từ ngữ: “Toàn Năng, tương đương với tiếng “Pantokrator” của Hy Lạp. Thế nhưng, ý niệm này vẫn không xác đáng một cách sâu xa và tuyệt vời với hình ảnh “mục tử” trong thánh kinh, một sự thật mạc khải đã tỏ cho chúng ta thấy một cách sống động. Việc Quan Phòng thần linh là một “quyền bính đầy những quan tâm” trong việc thi hành dự án khôn ngoan và yêu thương đời đời để cai quản thế giới tạo sinh, nhất là “đường đi nước bước của xã hội loài người” (x.Tuyên Ngôn của Công Đồng Chung Vaticanô II về Tự Do Tôn Giáo, đoạn 3). Đó là một “quyền bính chăm sóc”, vừa đầy quyền năng mà lại thiện hảo. Theo bản văn của Sách Khôn Ngoan được Công Đồng Chung Vaticanô I trích dẫn thì Việc Quan Phòng thần linh “mạnh mẽ tiến đến tận biên cương bờ cõi (fortiter) và cai quản tất cả mọi sự đâu vào đó (suaviter)” (Wis.8:1). – tức là, Việc Quan Phòng thần linh bao phủ, đỡ nâng, chăm sóc và, theo một nghĩa nào đó, dưỡng nuôi toàn thể tạo sinh, như một so sánh khác trong kinh thánh:

            Sách Ông Gióp diễn tả thế này:

            “Kìa Thiên Chúa cao vời nơi quyền năng của Ngài, có vị sư phụ nào như Ngài hay chăng?… Ngài kiểm soát các giọt nước để chúng thấm nhiễm thành sương sa, cho đến khi mây làm mưa xuống trên nhân loại. Nhờ thế, Ngài dưỡng nuôi các dân tộc và ban cho họ lương thực muôn vàn” (36:22,27-28,31).

            “Mây cũng chất đầy mưa nước, khi chúng lóe lên chớp sáng. Chính Ngài là Đấng, theo ý định của mình, đổi thay vận chuyển của chúng trong công tác chúng làm trên mặt đất” (Job 37:11-12).

            Tương tự như thế cũng thấy nơi Sách Huấn Ca:

            “Ngài truyền khiến cho tuyết rơi và cho phán lệnh của Ngài mau chiếu sáng” (Sir.43:13). 

            Tác giả Thánh Vịnh đã chúc tụng “quyền năng nơi những việc Ngài làm”, “đức thiện hảo tràn đầy”, “sự uy linh vinh hiển rạng ngời” của Thiên Chúa, Đấng “tốt lành với tất cả mọi người và cảm thương tất cả những gì Ngài đã làm ra”, bằng những lời tuyên tụng:

            “Tất cả mọi người hy vọng ngước nhìn lên Ngài và Ngài ban cho họ của ăn đúng thời. Ngài đã mở rộng tay ra để làm thỏa mãn ước mong của mọi sinh vật” (PS.145:5,6,7,9,15-16).

            Còn nữa:

            “Ngài đã cho cỏ mọc lên nuôi súc vật, rau ăn cho con người dùng, làm đất sản xuất ra bánh rượu cho vui thỏa lòng người, để mặt mũi họ óng ánh nhẵn nhụi và bánh ăn bổ sức cõi lòng người ta” (Ps.104:14-15).

            Ơû nhiều đoạn, Sách Thánh đã xưng tụng Việc Quan Phòng thần linh như là một quyền bính tối thượng trên thế gian. Việc Quan Phòng thần linh này, đầy những việc chăm sóc cho tất cả mọi tạo sinh, nhất là loài người, lúc nào cũng vì tạo sinh mà tỏ ra quyền năng tác hiệu của mình. Việc Quan Phòng thần linh ấy, nếu đem so sánh với tính chất khôn ngoan thực sự của loài người, bộc lộ một đức khôn ngoan sáng tạo, tuyệt đối thấy xa trông rộng. Thiên Chúa vô cùng vượt trên tất cả mọi sự Ngài đã tạo dựng. Đồng thời, Ngài cũng làm cho thế gian phải thực sự tỏ ra cho thấy có một trật tự lạ lùng trước cả phóng đại kính lẫn vi tiểu kính. Chính Việc Quan Phòng là Đức Khôn Ngoan siêu việt của Đấng Tạo Hóa đã giữ cho thế gian không phải là một “khối hỗn loạn” mà là một “vũ trụ”.

            “Ngài đã đặt định tất cả mọi sự theo tầm vóc, số lượng và cân lường” (Wis.11:20).

            Kiểu diễn tả của Thánh Kinh qui việc quản trị các sự vật về cho Thiên Chúa. Tuy nhiên, cái khác nhau giữa tác động của Thiên Chúa như Nguyên Nhân Đệ Nhất với tác hành của tạo vật như nguyên nhân đệ nhị cũng không phải là thiếu rõ ràng. Ơû đây chúng ta thấy ngược lại với vấn đề đã khiến cho lòng trí của con người tân tiến ngày nay phải bận tâm. Nó liên quan đến việc tự lập của tạo vật, và bởi đó cũng liên quan đến vai trò mà con người nghĩ rằng mình đóng như là một nguyên nhân hiệu thành trên thế giới.

            Theo đức tin Công Giáo, vấn đề liên quan đến đức khôn ngoan siêu việt của Đấng Hóa Công trong việc đoan chắc Thiên Chúa hiện diện trong thế gian như một Đấng Quan Phòng, đồng thời thế giới tạo sinh cũng có tính cách “tự lập” được Công Đồng Chung Vaticanô II nói đến. Ngoài ra, bằng việc bảo hữu tất cả mọi sự của mình, Thiên Chúa làm cho chúng thành cái chúng là: “Vì nhờ chính điều kiện được tạo thành của mình, tất cả mọi sự đều mặc lấy một tính chất vững chắc, chân thật, thiện hảo, cùng với lề luật và nề nếp xứng hợp” (Hiến Chế Gaudium et Spes, đoạn 36).

            Đàng khác, vì cách thức Thiên Chúa cai trị thế gian mà thế gian ở trong tình trạng thực sự tự lập, một việc tự lập “hợp với ý muốn của Đấng Tạo Hóa” (cùng đoạn Hiến Chế trên).

            Việc Quan Phòng thần linh được thực sự thể hiện nơi “việc tự lập của các vật thụ sinh” như vậy, một việc tự lập tỏ ra cả quyền năng lẫn “đại lượng” xứng hợp với Thiên Chúa. Tình trạng tự lập này xác nhận rằng, với đức khôn ngoan siêu việt và nhiệm mầu, Việc Quan Phòng của Đấng Tạo Hóa dung hòa mọi sự  (“đến tận biên cương bờ cõi” – Wis.8:1). Việc Quan Phòng của Ngài được hiện thực nơi mọi sự bằng quyền năng sáng tạo của mình cũng như bằng sức mạnh điều hành của mình (fortier). Tuy nhiên, Việc Quan Phòng ấy vẫn không đụng chạm gì tới vai trò là nguyên nhân đệ nhị vốn có nơi tạo vật, trong việc hoạt động để hình thành và phát triển thế giới, như trong việc quản trị đâu vào đó, suaviter được Sách Khôn Ngoan nói đến.

            Với những gì liên quan đến việc hình thành thế giới vốn có đó, con người chiếm được một vị thế đặc biệt. Họ có được vị thế chính thức này ngay từ ban đầu, vì họ đã được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa. Theo Sách Khởi Nguyên, con người được dựng nên “để thống trị”, “để làm chủ trái đất” (x.Gn.1:28). Bằng việc tham phần vào, như một chủ thể có lý trí và tự do, nhưng bao giờ cũng là tạo vật, việc Tạo Hóa thống trị trên thế gian, con người trở nên, theo một nghĩa nào đó, “sự quan phòng” cho chính mình, như lời diễn tả tuyệt vời của Thánh Tôma (x.Summa Theol., I, 22, 2 ad 4). Thế nhưng, cũng chính vì việc tham dự này mà ngay từ ban đầu, con người đã phải chịu trách nhiệm đặc biệt trước cả Thiên Chúa lẫn tạo vật, nhất là trước người khác.

            Tân Ước đã xác nhận và làm phong phú hơn những ý niệm về Việc Quan Phòng thần linh này, một việc được truyền thống thánh kinh Cựu Ước cho chúng ta biết. Trong tất cả những lời của Chúa Giêsu nói về vấn đề này thì những lời được hai thánh ký Mathêu và Luca ghi nhận đã hết sức đánh động: “Thế nên, các con đừng lo âu xao xuyến mà nói rằng: ‘Chúng con sẽ ăn gì?’ hay ‘Chúng con sẽ uống gì?’ hoặc ‘Chúng con sẽ mặc gì?’ Vì các Dân Ngoại cũng tìm kiếm tất cả những sự ấy; Cha trên trời của các con biết các con cần tất cả những thứ này. Thế nhưng, các con trước tiên hãy tìm kiếm vương quốc của Ngài cùng sự công chính của Ngài đã rồi tất cả mọi sự khác cũng sẽ là của các con” (Mt.6:31-33; x.Lk.12:29-31).

            “Hai con chim sẻ đã không được bán với giá một xu hay sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất lại ngoài ý Cha của các con. Ngay cả tóc trên đầu các con cũng được đếm cả rồi. Bởi thế các con chớ sợ hãi; các con còn có giá hơn nhiều con chim sẻ cơ mà?” (Mt.10:29-31; x.Luca 21:18).

            “Các con hãy xem chim trời; chúng không gieo gặt cũng chẳng thu tích vào kho lẫm, thế mà Cha trên trời của các con cũng nuôi chúng. Các con lại chẳng có giá hơn chúng ư?… Và tại sao các con lại lo áo mặc? Hãy coi các bông huệ ngoài đồng xem chúng lớn lên như thế nào; chúng chẳng giăng tơ kéo sợi; thế mà Thày bảo cho các con hay, ngay cả Sôlômôn vinh quang tột bực cũng không diện như một trong những bông huệ này đâu. Vậy nếu Thiên Chúa còn mặc cho hoa cỏ đồng nội là những gì nay còn mai bị quăng vào lửa như thế, thì chẳng lẽ Ngài lại không lo cho các con áo mặc hơn thế hay sao, ôi các con sao lại kém lòng tin như vậy?” (Mt.6:26-30; x.Lk.12:24-28).

            Bằng những lời trên đây, Chúa Giêsu chẳng những xác nhận giáo huấn về Việc Quan Phòng thần linh được chứa ẩn trong Cựu Ước. Người còn đi sâu hơn nữa vào chủ thể là nhân loại, là mỗi một con người, được Thiên Chúa đối xử tuyệt vời tinh tế như một người cha.

            Những câu Thánh Vịnh chúc tụng Đấng Tối Cao như nơi nương náu, như sự bênh đỡ và như sức mạnh cho con người hẳn là những câu đáng chú trọng. Chẳng hạn như Thánh Vịnh 91: “Ai là người cứ trú nơi Đấng Tối Cao, là người nấp trong bóng của Đấng Quyền Năng, sẽ thưa cùng Chúa: ‘Lạy Thiên Chúa của tôi, Đấng tôi tin tưởng, là nơi tôi nương náu và là thành lũy của tôi’… vì ngươi đã lấy Chúa làm nơi trú ẩn của mình, lấy Đấng Tối Cao làm chỗ cư ngụ của mình… vì ngươi gắn bó với Ta trong yêu thương, Ta sẽ giải cứu ngươi; Ta sẽ bảo vệ ngươi, vì ngươi nhận biết danh Ta. Khi ngươi kêu đến Ta, Ta sẽ đáp lời ngươi; Ta sẽ ở cùng người trong cơn khốn khó” (Ps.91:1-2,9,14-15).

            Đó là những lời diễn tả đẹp đẽ; thế nhưng, những lời của Chúa Kitô còn mang một ý nghĩa trọn vẹn hơn nhiều. Những lời đó được nói lên bởi chính Người Con là Đấng “thấu suốt” tất cả mọi sự về vấn đề Quan Phòng, cho thấy chứng cớ tuyệt hảo về mầu nhiệm Cha Người, một mầu nhiệm Quan Phòng và chăm sóc của một người cha bao gồm mọi tạo sinh, ngay cả những gì ti tiểu nhất, như hoa cỏ đồng nội hay các con chim sẻ. Do đó mà loài người có giá biết là chừng nào! Chúa Kitô đặc biệt muốn nhấn mạnh đến điều này. Nếu Việc Quan Phòng thần linh rất bao rộng đến cả các loại tạo sinh kém con người, thì Việc Quan Phòng này còn chăm sóc biết bao cho họ hơn như thế nữa! Trong đoạn Phúc Aâm về Việc Quan Phòng này, chúng ta thấy được sự thật về cấp trật giá trị đã có từ ban đầu nơi Sách Khởi Nguyên, đoạn trình thuật về việc tạo dựng – về việc con người có bản quyền trên các sự vật. Họ có bản quyền này nơi nhân tính của mình và ở tinh thần của mình, họ có bản quyền này trong sự chú trọng và chăm sóc của Đấng Quan Phòng, họ có bản quyền này nơi tấm lòng Thiên Chúa!

            Hơn thế nữa, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh đến việc con người, vì được Thiên Chúa ban cho đặc ân như vậy, có nhiệm vụ buộc phải cộng tác với tặng ân họ lãnh nhận được từ Đấng Quan Phòng. Họ không thể nào chỉ mãn nguyện với các giá trị cảm quan, vật chất và tiện ích mà thôi. Họ phải tìm kiếm, trên hết, “vương quốc của Thiên Chúa và sự công chính của Ngài”, vì “tất cả những sự ấy (tức các sự vật thế gian) cũng sẽ thuộc về các con nữa” (x.Mt.6:33).

            Những lời của Chúa Kitô lái chú ý của chúng ta theo chiều kích Quan Phòng đặc biệt này, mà trọng tâm của Việc Quan Phòng này là con người, một hữu thể có lý trí và tự do. Chúng ta sẽ trở lại chủ đề này ở những bài suy niệm tiếp theo. 

           

             (Bài Giáo Lý ngày 14 tháng 5 năm 1986)