(3)

Thiên Chúa tỏ mình ra

trong Chúa Thánh Linh,

Đấng hoàn hảo hóa đức tin

 

C

húng ta đã nói nhiều lần ở các buổi giáo lý này rằng đức tin là một đáp ứng đặc biệt về phía con người đối với lời của Thiên Chúa là Đấng mạc khải mình ra cho đến mạc khải tối hậu nơi Chúa Giêsu Kitô. Rõ ràng là việc đáp ứng này có đặc tính tri thức. Việc đáp ứng này làm cho con người có khả kiện để nhận lãnh kiến thức này (kiến thức biết mình) mà Thiên Chúa “chia sẻ” với họ.

            Việc chấp nhận kiến thức của Thiên Chúa này, một kiến thức mà ở đời này chỉ là một phần nào, tạm vậy và bất toàn, hiến cho con người khả kiện của việc được tham phần vào sự thật tối hậu và toàn vẹn sẽ tỏ hiện cho họ một ngày kia trong diện kiến Thiên Chúa nhãn tiền. Trong “việc hoàn toàn phó mình cho Thiên Chúa” theo đáp ứng đối với việc Ngài tỏ mình ra, con người tham dự vào sự thật này. Từ việc tham dự như thế, một sự sống siêu nhiên mới, một sự sống được Chúa Giêsu gọi là “sự sống đời đời” (Jn.17:3) và được Thư gửi giáo đoàn Do Thái xác định là “sự sống bởi đức tin”: “kẻ công chính của Ta sẽ sống bởi đức tin” (Heb.10:38).

            Vậy nếu chúng ta muốn đi sâu vào việc hiểu biết về bản chất của đức tin và ý nghĩa tác động “tin tưởng” là gì, thì cái chúng ta đụng phải đầu tiên là nguồn gốc của đức tin, so với kiến thức suy tư về Thiên Chúa căn cứ vào “các vật tạo thành”.

            Trước hết, nguồn gốc của đức tin ở tại đặc tính siêu nhiên của nó. Nhờ đức tin, con người đáp lại việc “Thiên Chúa tỏ mình ra” và chấp nhận dự án cứu độ của Ngài cho việc tham dự vào bản tính và sự sống nội tâm của chính Thiên Chúa. Một đáp ứng như vậy phải dẫn con người vượt ra ngoài mọi sự chính con người có được bởi những quan năng và khả năng nơi bản tính tự nhiên của họ, cả về kiến thức cũng như ý muốn. Việc đáp ứng này là vấn đề của kiến thức về một chân lý vô cùng và về tình trạng thỏa nguyện siêu việt các khao khát thiện hảo và hạnh phúc bắt nguồn từ lòng muốn và con tim. Việc đáp ứng này là vấn đề “sự sống đời đời”.

            Chúng ta đọc thấy trong Hiến Chế Dei Verbum “Nhờ mạc khải thần linh, Thiên Chúa đã muốn tỏ mình và thông mình cùng với quyết định đời đời của ý Ngài muốn trong việc cứu độ con người. Tức là Ngài đã muốn ‘chia sẻ với họ những kho tàng thần linh này, một kho tàng hoàn toàn vượt trên kiến thức của trí khôn con người” (đoạn 6). Ở đây, Hiến Chế này đã trích lại những lời của Công Đồng Chung Vaticanô I (trong Hiến Chế Tín Lý Dei Filius, đoạn 12), những lời nhấn mạnh đến đặc tính siêu nhiên của đức tin.

            Như thế, việc đáp ứng của con người đối với việc Thiên Chúa tỏ mình ra, nhất là đối với việc Ngài tỏ mình ra sau hết nơi Chúa Giêsu Kitô, được hình thành một cách nội tại theo quyền năng soi sáng của chính Thiên Chúa. Thiên Chúa làm việc nơi thẳm cung của các quan năng tâm linh con người, và bằng một cách nào đó, nơi toàn khối nghị lực và tính chất của họ. Quyền năng thần linh này được gọi là ân sủng, đúng hơn, là ân sủng đức tin.

            Chúng ta hãy đọc lại cùng một Hiến Chế của Công Đồng Chung Vaticanô II: “Để thực hiện tác động đức tin này, cần phải có ân sủng của Thiên Chúa cùng với sự trợ giúp nội tâm của Thánh Linh dẫn lối và đỡ nâng, bằng việc đánh động con tim hướng nó về Thiên Chúa, bằng việc mở con mắt trí khôn và bằng việc ban ‘niềm vui cùng với sự dễ dàng đồng ý và tin tưởng chân lý’ (những lời của Công Đồng Orange lần hai được Công Đồng Chung Vaticanô I lập lại). Để mang lại một hiểu biết mạc khải sâu xa hơn, vị Thánh Linh này đã liên lỉ làm cho đức tin nên trọn hảo bằng tặng ân của Ngài” (Dei Verbum, đoạn 5).

            Hiến Chế Dei Verbum nói một cách gẫy gọn về chủ đề ân sủng đức tin. Tuy nhiên, mẫu thức tổng hợp này đã đầy đủ và phản ảnh giáo huấn của chính Chúa Giêsu là Đấng đã phán: “Không ai đến đến được với Tôi mà không được Cha là Đấng sai Tôi lôi kéo” (Jn.6:44). Aân sủng đức tin thực sự là một “hấp dẫn” Thiên Chúa gợi lên trước yếu tính nội tại của con người, và gián tiếp trước toàn chủ thể con người. Aân sủng đức tin khiến con người đáp ứng một cách trọn vẹn việc Thiên Chúa “tỏ mình ra” nơi Chúa Giêsu Kitô, bằng việc phó mình cho Thiên Chúa. Aân sủng này có trước tác động đức tin. Nó gợi lên, hỗ trợ và hướng dẫn đức tin. Nhờ ân sủng này, con người trước hết có khả năng “tin vào Thiên Chúa”, và tin tưởng thực sự. Như thế, việc tác động và hỗ trợ của ân sủng tạo nên một mối “hiệp thông” liên ngã và siêu nhiên, một hiệp thông làm nên cơ cấu kiến trúc sống động của đức tin. Nhờ việc hiệp thông này, con người tin tưởng vào Thiên Chúa được tham hưởng “sự sống đời đời” là “nhận biết Cha và Đấng Cha sai, Đức Giêsu Kitô” (Jn.17:3), và nhờ đức ái, tiến đến mối liên hệ thân hữu với các Đấng (x.Jn.14:23;15:15).

            Aân sủng này là nguồn của việc sáng soi siêu nhiên làm “mở mắt tâm trí”. Aân sủng đức tin đặc biệt bao gồm lãnh vực hiểu biết của con người và chú trọng đến lãnh vực này. Bởi thế mới có việc chấp nhận hoàn toàn nội dung của mạc khải thần linh. Mạc khải này chất chứa những mầu nhiệm của Thiên Chúa và các yếu tố của dự án cứu độ con người. Thế nhưng, đồng thời tài năng hiểu biết của con người, dưới ảnh hưởng của ân sủng đức tin, hướng đến một trình độ hiểu biết hơn các vấn đề được mạc khải. Sự hiểu biết này được dự trù cho tới khi đạt tới tất cả sự thật như Chúa Giêsu hứa (x.Jn.16:13), hướng đến “sự sống đời đời”. Nỗ lực lớn lên trong việc hiểu biết này được hỗ trợ bởi các tặng ân của Thánh Linh, nhất là bởi các tặng ân làm hoàn hảo kiến thức đức tin siêu nhiên - như ơn minh luận, ơn thâm hiểu, ơn khôn ngoan...

            Từ phác họa ngắn gọn này, nguồn gốc của đức tin được trình bày như là một tặng ân siêu nhiên. Nhờ tặng ân này, việc Thiên Chúa “tỏ mình ra” được bắt nguồn từ trí khôn con người, trở nên nguồn sáng siêu nhiên. Nhờ nguồn sáng siêu nhiên này, con người, theo tầm vóc của mình, song ở trình độ hiệp thông thần linh, tham dự vào kiến thức Thiên Chúa đời đời nhận biết mình cùng với mọi thực tại khác trong Ngài.

 

(Bài Giáo Lý ngày 10 tháng 4 năm 1985)