(30)
Thiên Chúa quan phòng
để cho Sự Dữ và Đau Khổ xẩy
ra trên thế gian
C |
húng
ta hãy đọc lại một lần nữa đoạn văn
Bức Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô mà chúng ta đã
trích dẫn ở cuối bài giáo lý trước:
“Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của
Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!
Nhờ tình thương cao cả
của Ngài, chúng ta đã được tái sinh,
Một cuộc hạ sinh cho
một niềm hy vọng mang lại sự sống
Nhờ cuộc phục sinh từ
trong kẻ chết của Chúa Giêsu Kitô,
Một hạ sinh cho một
gia nghiệp không hư nát,
Không tì ố và không tàn tạ ở
trên trời dành cho anh em” (1Pt.1:3-4).
Cũng
vị Tông Đồ này đã nói lên một câu sáng sủa và
an ủi khác sau đây:
“Anh em hãy vui mừng trong điều
này, cho dù giờ đây anh em có thể phải chịu đựng
các thử thách khác nhau trong chốc lát, để đức
tin nguyên tuyền của anh em trở nên qúi giá hơn vàng thử
lửa” (1Pt.1:6-7).
Căn
cứ vào đoạn văn này, người ta có thể luận
rằng, sự thật mạc khải về “việc tiền
định” trong Chúa Kitô (praedestinatio
in Christo) của thế gian tạo thành, nhất là của
loài người, đã trở thành cứ điểm vững
chắc không thể thiếu cho việc chúng ta có ý suy niệm
để tìm hiểu về đề tài của mối liên
hệ giữa Việc Quan Phòng thần linh với thực
tại của sự dữ và khổ đau đang hiện
diện dưới nhiều hình thức nơi cuộc sống
con người.
Đối với nhiều người thì đây
là trở ngại chính trong việc chấp nhận sự
thật về Việc Quan Phòng thần linh. Ở một số trường hợp, mối
trở ngại này mặc một hình thức cực đoan
làm cho người ta dám trách móc cả Thiên Chúa vì thấy sự
dữ và khổ đau xẩy ra trên thế gian. Thậm chí mối trở ngại này có thể tiến
đến chỗ phủ nhận sự thật về Thiên
Chúa và về việc Ngài hiện hữu (đó là trường
hợp chủ nghĩa vô thần). Mối
trở ngại này cũng được tỏ hiện ở
một hình thức ít cực đoan hơn song gây rắc rối,
qua nhiều vấn đề người ta bình phẩm về
Thiên Chúa. Những nỗi ngờ vực, chất vấn,
thậm chí đối chọi đã phát xuất từ mối
trở ngại trong việc giải tỏa sự thật
giữa Việc Quan Phòng thần linh, việc Thiên Chúa chăm
sóc dẫn dắt thế giới tạo sinh, với thực
tại sự dữ và khổ đau được người
ta cảm nghiệm bằng nhiều cách thức khác nhau.
Chúng
ta có thể nói rằng, nhãn quan nhìn thấy sự dữ và
khổ đau hiện diện hết tầm cỡ của
chúng đã có nơi
các trang Sách Thánh. Thánh Kinh trước
hết là một cuốn sách lớn về khổ đau.
Quan niệm này hoàn toàn tỏ tường trong phạm trù những
sự Thiên Chúa muốn nói với nhân loại “bằng các cách
khác nhau… qua các tiên tri, song vào những ngày sau hết này qua
Con mình” (x.Heb.1:1). Nó đi sâu vào mối tương quan của
việc Thiên Chúa tỏ mình cũng như vào mối tương
quan của Phúc Aâm hay Tin Mừng cứu rỗi. Vì lý do này,
phương pháp xứng tiện duy nhất để tìm ra
giải đáp cho vấn nạn về việc sự dữ
và khổ đau hiện diện trên thế gian này là tìm kiếm
nó theo tương quan mạc khải được
lời Thiên Chúa cho thấy.
Tuy
nhiên, trước hết chúng ta phải hoàn toàn rõ ràng về
vấn đề sự dữ và khổ đau đã. Nói chung, người ta phân biệt sự dữ
theo nghĩa thể lý với sự dữ theo nghĩa luân lý.
Sự dữ luân lý được phân biệt
với sự dữ thể lý, trước hết, bởi
sự kiện là nó bao hàm lầm lỗi. Sự dữ
luân lý này lệ thuộc vào ý muốn tự do, và nó luôn luôn
là một sự dữ theo bản chất
linh thiêng của nó. Nó được phân biệt với sự
dữ thể lý, vì sự dữ thể lý không nhất thiết
và trực tiếp bao hàm ý muốn của con người, nói
như thế không có nghĩa là nó không thể gây ra bởi
con người hay là do hậu qủa lầm lỗi của
họ. Sự dữ thể lý gây ra bởi con người
có nhiều hình thức. Có khi nó là kết quả của sự
vô tri hay thiếu khôn ngoan, có lúc nó bởi coi thường những
cảnh giác thích thuận, hay thậm chí bởi những việc
làm thất cách tai hại. Thế nhưng,
dầu sao cũng phải thêm là, có nhiều trường hợp
sự dữ thể lý xẩy ra trên thế giới này hoàn
toàn không do con người. Chẳng hạn, có thể kể
đến những tàn phá hay tai ương thiên nhiên, cũng
như tất cả những hình thức tàn tật thể
lý, hay những bệnh lý nơi xác thân cũng như tâm thần
xẩy ra ngoài trách nhiệm của con người ta.
Đau
khổ xẩy ra nơi hữu thể con người bởi
họ cảm nghiệm được muôn vàn hình thức sự
dữ ấy. Đau khổ cũng có thể
xẩy ra cho các thú vật, vì chúng có giác quan và một cảm
tính tương đối. Thế nhưng,
nơi con người, đau khổ đạt tới một
chiều kích tương đương với các tài năng
tâm thần của họ. Có thể nói rằng khổ
đau của con người được nội tâm hóa,
được cảm thức sâu xa, và được cảm
nghiệm nơi mọi chiều kích của hữu thể
cùng các khả năng tác động cũng như phản động
của họ, của cả việc chấp nhận và loại
trừ nó. Nó là một cảm nghiệm khủng khiếp làm
cho con người, nhất là trường hợp họ vô
tội vạ, nổi lên những vấn nạn nan giải,
xâu xé và nhiều khi khốc hại như thế. Đôi khi chúng gây nên các lời than phiền, lúc thì
chúng tạo nên một thách đố, và có lúc lại là một
tiếng kêu la phủ nhận Thiên Chúa và Việc Quan Phòng của
Ngài. Chúng là những vấn đề và là những vấn
nạn có thể được tóm lại thế này: làm thế
nào sự dữ và khổ đau có thể dung hòa với việc
chăm sóc phụ tử đầy yêu thương Chúa Giêsu
đã gán cho Thiên Chúa trong Phúc Aâm? Làm sao cả hai dung hòa được
theo đức khôn ngoan siêu việt và quyền
toàn năng của Đấng Hóa Công? Và theo
một hình thức biện chứng hơn – nơi tất
cả cảm nghiệm về sự dữ có trên thế
gian, nhất là khi đương đầu với khổ
đau của kẻ vô tội, chúng ta có thể nói hay chăng
Thiên Chúa không muốn có sự dữ sao? Và nếu Ngài muốn
có sự dữ thì chúng ta làm sao tin được rằng
“Thiên Chúa là tình yêu”? – có nhiều sự dữ
như vậy phải chăng là vì tình yêu này toàn năng hay
chăng?
Chạm trán với những vấn nạn này, cả
chúng ta nữa, như ông Gióp, cảm thấy khó mà giải đáp
nổi. Cùng nhau chúng ta đừng đi
tìm giải đáp ấy nơi bản thân mình, mà là nơi Lời
của Thiên Chúa, bằng một lòng khiêm nhượng và tin
tưởng. Trong Cựu Ước, chúng ta đã thấy
một câu nói nổi bật đáng kể: “sự dữ không
qua mặt được sự khôn ngoan. Khôn ngoan mãnh liệt
thấu tận biên cương bờ cõi trái đất, và đặt
định mọi sự đâu vào đó” (Wis.7:30; 8:1). Cựu
Ước cũng cho thấy bản quyền của sự
khôn ngoan cùng sự thiện hảo nơi Thiên Chúa, và cho thấy
cả Việc Quan Phòng thần linh của Ngài nơi cảm
nghiệm đa diện của sự dữ và khổ đau
xẩy ra trên thế gian. Sách ông Gióp tóm tắt
và khai triển tinh thần ấy. Cuốn sách này hoàn toàn
nói đến đề tài về sự dữ và khổ đau,
mà đôi khi được coi như một cuộc thử
thách kinh hoàng đối với kẻ lành, song lại được
chế ngự một cách khổ công bởi sự tin tưởng
rằng Thiên Chúa là Đấng thiện hảo.
Theo cuốn sách này, chúng ta nhận ra giới hạn
và tình trạng chuyển biến của các vật tạo
thành. Có một số hình thức “sự dữ” thể
lý (vì tình trạng thiếu hụt hay hạn hẹp của
sự thiện) đã thuộc về chính cấu trúc của
hữu thể tạo vật, một hữu thể tùy thuộc
và qua đi, nên cũng có thể hư hoại, theo bản
chất của mình. Ngoài ra, chúng ta còn biết rằng, các hữu
thể vật chất gắn liền với tình trạng
lệ thuộc lẫn nhau, như cổ xưa có câu: “cái chết
của vật này là sự sống của vật khác” (corruptio unius est
generatio alterius). Vậy thì, theo một
ý nghĩa nào đó, cái chết giúp cho sự sống. Định
luật này cũng áp dụng cho trường hợp con người,
vì họ là một hữu thể vừa thuộc thú lẫn
thuộc linh, vừa chết chóc lẫn bất tử. Tuy
nhiên, về vấn đề này, những lời của Thánh
Phaolô đã mở ra một chân trời khoáng đạt hơn:
“Cho dù xác thân của chúng ta đang bị hủy hoại đi
thì cùng một lúc con người bên trong của chúng ta đang
được canh tân mỗi ngày” (2Cor.4:16). Lại nữa:
“Vì nỗi khốn khó tạm thời nhỏ nhen này đang
dọn cho chúng ta một vinh quang sáng láng đời đời
không gì có thể sánh bằng” (2Cor.4:17).
Sách
Thánh đoan chắc với chúng ta rằng: “sự dữ không
qua mặt được sự khôn ngoan” (Wis.7:30). Điều
này làm cho niềm xác tín của chúng ta thêm vững chắc, ở
chỗ, theo dự án quan phòng của Đấng
Hóa Công liên quan đến thế giới thì sự dữ phải
lụy thuộc vào sự thiện trong cuộc phân giải
cuối cùng. Hơn nữa, người ta có thể hiểu
rõ hơn tương quan của sự thật hòa hợp về
Việc Quan Phòng thần linh nhờ hai câu phát biểu sau đây:
“Thiên Chúa không muốn sự dữ xẩy ra như vậy”
và “Thiên Chúa để cho sự dữ xẩy ra”. Đối
với câu phát biểu thứ nhất thì nên lập lại
những lời trong Sách Khôn Ngoan là hay nhất: “Thiên Chúa không
dựng nên sự chết, và Ngài không vui gì khi thấy sinh
linh phải chết. Vì Ngài đã dựng nên tất cả mọi
sự là để cho chúng được hiện hữu”
(Wis.1:13-14). Về việc cho phép sự dữ xẩy ra
trong lãnh vực thể lý, chẳng hạn như sự kiện
các hữu thể vật chất, (trong số đó có thân xác
của con người), có thể bị hư hoại và phải
chết, thì phải nói rằng sự kiện này là do chính cấu
trúc hữu thể của những tạo vật ấy. Trong tình trạng hiện thời của thế giới
vật chất, khó lòng mà có thể nghĩ đến một
cuộc hiện hữu vô hạn của mọi hữu thể
có xác chất. Thế nên, chúng ta mới hiểu được
rằng, nếu “Thiên Chúa không dựng nên sự chết”, như
Sách Khôn Ngoan nói, thì Ngài chỉ có thể cho phép nó xẩy ra vì
sự thiện bao quát của vũ trụ vật chất
thôi.
Tuy
nhiên, đối với trường hợp sự dữ
luân lý, tức là trường hợp tội lỗi và lầm
lỗi dưới nhiều hình thức và hậu qủa khác
nhau của chúng cũng xẩy ra ở trong lãnh vực thể
lý, thì sự dữ này dứt khoát và tuyệt đối không
do Thiên Chúa mà có. Sự dữ luân lý hoàn toàn phản
lại với ý muốn của Thiên Chúa. Nếu trong lịch
sử loài người có sự hiện diện của sự
dữ luân lý này, nhiều khi tràn ngập nữa là đàng khác,
theo một nghĩa nào đó, nó có nguyên do riêng của mình, thì
nó chỉ được Việc Quan Phòng thần linh cho phép
xẩy ra mà thôi, vì Thiên Chúa muốn thế giới tạo
thành cần phải có tự do. Việc hiện hữu của
tự do được ban cho này, (và vì thế mới có việc
hiện hữu của con người, cũng như việc
hiện hữu của các vị thuần linh như các thiên
thần chúng ta sẽ nói đến sau), không thể nào không
có đối với tầm mức toàn vẹn của một
việc tạo thành xứng hợp với dự án đời
đời của Thiên Chúa (như chúng ta đã nói đến
ở bài giáo lý trước đây). Bởi lý do đó, tầm
vóc thiện hảo hoàn toàn mà Thiên Chúa muốn thể hiện
nơi việc tạo thành, tức là việc hiện hữu
của các hữu thể tự do, thì đối với Ngài
có một giá trị hệ trọng và cần thiết, hơn
là sự kiện những hữu thể đó có thể lợi
dụng tự do của mình chống lại Đấng Hóa
Công, và cũng hơn là sự kiện tự do có thể vì
thế làm cớ dẫn đến sự dữ luân lý.
Chắc
hẳn chúng ta đã nhận được ánh sáng cả thể
phát ra từ lý trí và mạc khải soi dẫn cho những gì
liên quan đến mầu nhiệm của Việc Quan Phòng
thần linh, một việc quan phòng mà, trong khi không muốn
sự dữ xẩy ra, vẫn cho phép nó có mặt để
đạt được một sự thiện cao qúi hơn.
Tuy nhiên, ánh sáng tối hậu có thể soi dẫn chúng ta chỉ
chiếu ra từ thập giá vinh quang của Chúa Kitô thôi. Chúng ta sẽ chú trọng đến vấn đề
này vào bài giáo lý sau.
(Bài
Giáo Lý ngày 4 tháng 6 năm 1986)