(31)
Thiên Chúa quan phòng
chế ngự Sự Dữ
nơi Chúa Giêsu Đấng Cứu Chuộc
T |
rong bài giáo lý trước, chúng
ta đã giải quyết vấn đề mà nhiều người
đặt ra trong mọi thời đại liên quan đến
Việc Quan Phòng thần linh đối diện với sự
dữ và khổ đau. Lời của Thiên Chúa đã soi sáng
và đúc kết rằng: “sự dữ không qua mặt được
sự khôn ngoan (của Thiên Chúa)” (Wis.7:30). Lời này có ý nói
rằng Thiên Chúa để cho, chứ Ngài không muốn, sự
dữ xẩy ra trên thế gian là vì các mục đích cao cả
hơn. Hôm nay, chúng ta muốn lắng nghe Chúa Giêsu Kitô, Đấng
hiến cho chúng ta một giải đáp trọn vẹn và đầy
đủ cho vấn đề trăn trở
này, trong tương quan với mầu nhiệm vượt
qua.
Trước
hết, chúng ta hãy suy niệm về sự kiện Thánh Phaolô
công bố rằng Chúa Kitô tử giá như là “quyền năng
của Thiên Chúa và khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cor.1:24), Đấng
mà trong Người các tín hữu lãnh nhận ơn cứu rỗi.
Quyền năng của Người chắc
chắn là kỳ diệu, nhất là khi quyền năng này
tỏ hiện ra nơi nỗi yếu đuối và hèn hạ
của cuộc thương khó và tử nạn của Thập
Giá. Đó là một khôn ngoan siêu việt mà
nếu không được mạc khải thì không thể nào
biết được. Theo dự án đời đời
của Thiên Chúa, cũng như theo tác động quan phòng của
Ngài trong lịch sử, thì mọi sự dữ, nhất là
sự dữ luân lý – tức tội lỗi – vì thập giá và
cuộc phục sinh của Chúa Kitô, đều phải qụi
lụy sự thiện của ơn cứu
chuộc và cứu độ. Có thể nói rằng,
trong Người, Thiên Chúa biến sự dữ thành sự
lành. Theo một nghĩa nào đó, Ngài thực hiện điều
này từ chính sự dữ tội lỗi, một sự dữ
là nguyên nhân đau khổ cho Con Chiên Vô Tội cũng như
cho cái chết kinh hoàng Người phải chịu trên thập
giá như một nạn nhân của tội lỗi thế
gian. Phụng vụ của Giáo Hội không ngần ngại
nói về tội lỗi này là một “tội có phúc” (felix culpa; x.Exsultet Lễ Vọng Phục Sinh).
Bởi
vậy, nếu không căn cứ vào Chúa Kitô, không thể nào
giải đáp dứt khoát nổi vấn đề làm sao
dung hòa được sự dữ và khổ đau với
sự thật về Việc Quan Phòng thần linh. Một đàng,
Chúa Kitô, Lời nhập thể, đã xác nhận bằng đời
sống của Người – một cuộc sống nghèo nàn,
hèn hạ và vất vả – nhất là bằng cuộc khổ
nạn và tử giá của Người, rằng Thiên Chúa ở
với mọi người trong khổ đau của họ.
Thật vậy, Thiên Chúa đã khoác vào mình đủ
mọi hình thức khổ đau của cuộc sống
con người trên trần gian. Chúa Giêsu
Kitô đồng thời cũng cho thấy rằng việc
chịu đựng đau khổ này có một giá trị và
quyền năng cứu chuộc và cứu độ.
“Gia sản không hư nát”, như Thánh Phêrô nói đến
trong thư thứ nhất của ngài ấy,
đã được dọn sẵn nhờ việc chịu
khổ này: “một gia nghiệp không hư nát dành cho anh em ở
trên trời” (1Pt.1:4). Sự thật về Việc Quan Phòng,
vì “quyền năng và khôn ngoan” của thập giá Chúa Kitô, đã
có được một ý nghĩa cánh chung
tối hậu. Câu trả lời cuối cùng cho vấn nạn
về sự dữ và khổ đau hiện diện trong đời
sống trần gian của chúng ta được mạc khải
thần linh giải quyết theo quan điểm của “việc
tiền định trong Chúa Kitô”, theo quan điểm của
ơn gọi con người tham dự vào sự sống đời
đời, tham dự vào sự sống của chính Thiên Chúa.
Chúa Kitô đã cung cấp cho chúng ta câu trả lời
này, bằng việc xác nhận nó nơi thập giá và cuộc
phục sinh của Người.
Như
vậy, mọi sự, ngay cả sự dữ và khổ đau
có mặt trên thế gian này, nhất là trong lịch sử
con người, đều phải tùy thuộc vào sự khôn
ngoan khôn dò đó, như Thánh Phaolô đã ngây ngất kêu lên:
“Oâi sâu thẳm thay những kho tàng, khôn ngoan và tri thức của
Thiên Chúa! Phán quyết của Ngài khôn thấu biết bao và đường
lối của Ngài khôn dò biết mấy…” (Rm.11:33). Trong toàn
thể tương quan của ơn cứu độ thì “sự
dữ không qua mặt được sự khôn ngoan”
(Wis.7:30). Đó là một sự khôn ngoan đầy yêu thương,
vì “Thiên Chúa qúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con
một mình…” (Jn.3:16).
Bản
văn của chính các tông đồ nói nhiều đến
sự khôn ngoan này, một sự khôn ngoan đầy yêu thương
thông cảm đối với kẻ khổ đau, để
giúp kẻ sầu thương nhận biết ân sủng của Thiên Chúa. Vậy Thánh Phêrô đã
viết gửi cho các Kitô hữu tiên khởi thế này: “Anh
em hãy hân hoan về điều này, mặc dù giờ đây
anh em có phải chịu đựng các thứ thử thách
trong một thời gian” (1Pt.1:6). Thánh nhân còn thêm: “Để
đức tin nguyên tuyền của anh em, qúi hơn vàng thử
lửa, có thể vang lên lời chúc tụng, tôn vinh và tôn kính
vào lúc Chúa Giêsu Kitô tỏ hiện” (1Pt.1:7).
Thánh
tông đồ Giacôbê cũng diễn tả như thế khi
ngài huấn dụ các Kitô hữu hân hoan và nhẫn nại đương
đầu với những thử thách: “Anh em ơi, hãy hết
sức vui mừng khi anh em gặp phải các thứ thử
thách, vì anh em biết rằng việc đức tin của
anh em được thử thách sẽ phát sinh kiên trì. Và hãy
để cho lòng kiên trì nên trọn nơi anh em” (Jas.1:2-4).
Sau hết, trong Thư gửi cho giáo đoàn Rôma, Thánh Phaolô
so sánh những khổ đau của nhân loại và của
thiên nhiên với một thứ “rên xiết lúc lâm bồn” của
toàn thể tạo sinh, khi nhấn mạnh đến “việc
rên xiết bên trong” của “thành phần đã lãnh nhận
những hoa trái đầu mùa của Thần Linh” đang
mong chờ được hoàn toàn thừa nhận, tức
là, “việc thân xác của chúng ta được cứu chuộc”
(x.Rm.8:22-23). Thế nhưng ngài thêm là: “Chúng ta biết rằng
Thiên Chúa làm cho mọi sự vì thiện ích của những
ai mến yêu Ngài…” (Rm.8:28), và “Ai có thể tách
chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô? Gian
nan khốn khó, buồn thương, bắt bớ, đói
khát, trần truồng, hiểm nguy hay gươm giáo ư?”
(Rm.8:35). Cuối cùng, ngài kết lại: “Tôi chắc chắn
rằng, dù sự chết hay sự sống… dù bất cứ
một sự gì nơi tạo thành cũng sẽ không thể
tách chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô,
Chúa chúng ta” (Rm.8:38-39).
Việc
Quan Phòng thần linh còn tỏ ra tính cách dạy dỗ thần
linh theo như vai trò làm cha của Thiên Chúa nữa: “Anh em hãy
chịu đựng thử thách như việc Thiên Chúa đào
luyện anh em (paideia nghĩa
là giáo dục), Đấng đối xử với anh em như
con cái của Ngài; vì có con cái nào mà lại không được
cha huấn luyện cho?… Vì phúc lợi của chúng ta, Thiên Chúa
huấn luyện chúng ta, để chúng ta được thông
phần sự thánh thiện của Ngài” (Heb.12:7, 10).
Bởi
thế, khổ đau, theo con mắt đức tin, cho dù nó
vẫn còn tỏ ra như một khuôn mặt mù mịt nơi
định mệnh của con người trên thế gian này,
cũng cho phép chúng ta thấy được mầu nhiệm
của Việc Quan Phòng thần linh hàm chứa nơi mạc
khải của Chúa Kitô, nhất là nơi thậtp giá và cuộc
phục sinh của Người. Chắc chắn vẫn không
thể nào hết được việc con người,
khi tự hỏi mình những câu hỏi ngàn xưa về sự
dữ và khổ đau có mặt trên thế gian được
Thiên Chúa tạo thành, vẫn không tìm thấy ngay một giải
đáp tức thời, nhất là ở vào trường hợp
họ không có một đức tin sống động vào mầu
nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, dần
dần, với sự hỗ trợ của một đức
tin được nuôi dưỡng bằng nguyện cầu,
con người sẽ khám phá ra ý nghĩa đích thực của
khổ đau mà mọi người đều cảm nghiệm
thấy nơi cuộc sống của mình. Đó là một
khám phá dựa vào lời của mạc khải thần
linh, cũng như vào “lời Thập Giá” (x.1Cor.1:18) của
Chúa Kitô là “quyền năng của Thiên Chúa và khôn ngoan của
Thiên Chúa” (1Cor.1:24). Công Đồng Chung Vaticanô II viết: “Nhờ
Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, những nan giải của sầu đau
và sự chết trở thành ý nghĩa. Không có Phúc Aâm của
Người, chúng sẽ làm cho chúng ta chới với” (Hiến
Chế Gaudium et
Spes, đoạn 22). Nếu nhờ đức
tin chúng ta khám phá ra quyền năng này và “khôn ngoan” này thì chúng
ta đang ở trên con đường cứu độ của
Việc Quan Phòng thần linh. Các lời của tác giả
Thánh Vịnh sau đây xác nhận điều ấy:
“Chúa
là mục tử của tôi…
Cho
dù bước đi trong thung lũng tối
Tôi
cũng không sợ sự dữ: vì Ngài ở bên tôi” (Ps.23:1,4).
Như thế, Việc Quan Phòng thần linh tỏ
ra cho thấy như là việc Thiên Chúa đi bên con người.
Tóm lại, sự thật về Việc Quan Phòng,
một việc mật thiết gắn liền với mầu
nhiệm tạo dựng, phải được hiểu
trong tương quan với toàn bộ mạc khải, với
tất cả niềm tin. Nhờ đó, người
ta thấy rằng mạc khải về “việc tiền định”
(praedestinatio) con người
cũng như của thế gian trong Chúa Kitô, mạc khải
về toàn thể công cuộc cứu độ cùng với
việc hiện thực của công cuộc này trong lịch
sử, đã ăn khớp với sự thật của Việc
Quan Phòng. Sự thật của Việc Quan Phòng thần linh
cũng gắn liền với sự thật về vương
quốc (x.Mt.6:33; x.Lk.12:31). Sự thật về Việc
Quan Phòng thần linh, về việc quản trị siêu việt
của Thiên Chúa nơi thế giới tạo sinh, trở nên
sáng tỏ trong ý nghĩa của sự thật về vương
quốc Thiên Chúa, về một vương quốc mà Thiên
Chúa từ đời đời đã có ý định thể
hiện nơi thế giới tạo sinh, căn cứ vào
“việc tiền định trong Chúa Kitô”, Đấng là “trưởng
tử của mọi thọ sinh” (Col.1:15).
(Bài
Giáo Lý ngày 11 tháng 6 năm 1986)