(32)
Thiên Chúa quan phòng
trong việc phát triển
Vương Quốc của Thiên Chúa
H |
ôm
nay, như bài giáo lý lần trước, chúng ta cũng rút ra
được vô khối tư tưởng của Công Đồng
Chung Vaticanô II về tình trạng lịch sử của con
người tân tiến ngày nay. Một đàng thì con người
được Thiên Chúa gửi tới để thống
trị tạo sinh và làm chủ chúng, đàng khác, là một tạo
vật, chính họ lại là một chủ thể trước
sự hiện diện ưu ái của Thiên Chúa là Cha và là Đấng
Hóa Công quan phòng.
Ngày nay, hơn
bao giờ hết, con người đặc biệt nhậy
cảm đối với sự cao cả và tình trạng tự
lập của việc mình làm như là một kiểm chứng
viên và là một nhà lãnh đạo các quyền lực thiên
nhiên. Tuy nhiên, người ta cũng phải
nhận rằng có một trở ngại trầm trọng
trong việc khai phóng và phát triển thế giới. Trở
ngại trầm trọng này là do tội lỗi cũng như
do sự dữ luân lý như vây cánh của tội lỗi.
Hiến Chế Gaudium et Spes của Công Đồng đã cung cấp
những chứng cớ rõ ràng về tình trạng này.
Công Đồng nói: “Mặc
dù được Thiên Chúa dựng nên trong tình trạng thánh
thiện, con người, ngay từ bình minh lịch sử
của mình, đã lạm dụng tự do của mình theo sự thôi thúc của tên gian ác. Con người
đã tự phản lại Thiên Chúa và tìm đạt mục
đích của mình ngoài Thiên Chúa” (Hiến Chế Gaudium et Spes,
đoạn 13). Bởi thế, hậu qủa
không thể tránh được là, “trong khi việc phát triển
mang lại tiện ích lớn lao cho con người thì nó cũng
đưa đến một chước cám dỗ mạnh
mẽ. Vì một khi cấp trật giá trị bị lẫn
lộn, xấu chung với tốt, thì cá
nhân cũng như phái nhóm sẽ chỉ chú trọng đến
tiện ích riêng tư, bất kể đến tiện ích
của người khác, của nhóm khác. Bởi
thế mới xẩy ra cảnh thế giới hết còn
là một nơi huynh đệ đích thực. Riêng vào thời của chúng ta đây, quyền lực
phóng đại của nhân loại đang đe dọa hủy
diệt chính nòi giống loài người” (cùng nguồn, đoạn
37).
Con người tân tiến
ngày nay có lý để nhận thức về vai trò của mình,
thế nhưng, “nếu việc thể hiện, độc
lập của các việc làm trần thế, có nghĩa là các
vật tạo thành không lệ thuộc vào Thiên Chúa, cũng
như có nghĩa là con người có thể sử dụng
chúng không cần qui chiếu về Đấng Hóa Công của
chúng, thì ai còn nhận biết Thiên Chúa sẽ thấy rằng
ý nghĩa này sai lầm là chừng nào. Vì không có
Đấng Hóa Công, tạo thành sẽ biến mất.
Tuy nhiên, về phần mình, tất cả mọi
tín hữu thuộc bất cứ tôn giáo nào lại luôn luôn
nghe thấy tiếng mạc khải của Ngài nơi sự
tỏ bầy của các tạo vật. Thế
nên, khi nào Thiên Chúa bị lãng quên thì tạo vật tự mình
sẽ phát triển mù mờ” (cùng nguồn, đoạn 36).
Chúng ta đặc biệt
nhắc lại đoạn văn khiến chúng ta nắm được
“chiều kích khác” của việc thế giới tiến hóa
theo lịch sử mà Công Đồng đã
hằng trông mong. Bản Hiến Chế viết: “Thần
Linh của Thiên Chúa, Đấng hướng dẫn việc
giãi bầy của thời gian và canh tân bộ mặt trái đất,
bằng việc quan phòng diệu kỳ của mình, không vắng
bóng trong việc phát triển này” (cùng nguồn, đoạn
26). Để chế ngự sự dữ tức là muốn
làm sao thấy được con người phát triển về
mặt luân lý, nhờ đó phẩm vị con người được
bảo toàn, và cũng tức là thỏa đáng những đòi
hỏi chính yếu cho một thế giới “nhân bản hơn”.
Theo quan điểm ấy, vương quốc của Thiên
Chúa, đang phát triển trong lịch sử, bằng một
đường lối nào đó, tìm được “chỗ
đứng” của mình cùng với các dấu hiệu của
việc hiện diện tác hiệu của mình.
Công Đồng Chung Vaticanô
II đã nhấn mạnh một cách rất rõ ràng tầm
quan trọng về đạo lý của việc tiến hóa,
khi tỏ cho thấy lý tưởng đạo lý của một
thế giới “nhân bản hơn” hợp với giáo huấn
của Phúc Aâm là chứng nào. Trong khi phân biệt xác thực
giữa việc thế giới phát triển và lịch sử
cứu độ, cùng một lúc Công Đồng tìm cách chỉ
cho thấy trọn vẹn tất cả những liên hệ
giữa hai lãnh vực này: “Dù phải cẩn thận phân biệt
việc tiến bộ trần thế với việc phát
triển vương quốc của Chúa Kitô, ở chỗ
việc tiến bộ trần thế này có thể góp phần
làm cho xã hội loài người được trật tự
tốt đẹp hơn, thì cũng phải có một quan tâm
sống còn đối với vương quốc của
Thiên Chúa. Bởi vì, sau khi chúng ta vâng lời Chúa, và theo Thần
Linh của Người, đã mang lại cho đời những giá trị của phẩm
vị con người, tình huynh đệ và niềm tự
do, tức là tất cả những thành qủa tốt lành
do bản tính và công cuộc của mình tạo được,
chúng ta sẽ gặp lại chúng ở một tình trạng
vô tì tích, sáng bóng và biển đổi, khi Chúa Kitô trao lại
cho Chúa Cha: ‘một vương quốc vĩnh hằng và đại
đồng, một vương quốc sự thật và sự
sống, thánh thiện và ân sủng, công chính, yêu thương
và an bình’. Trên thế gian này, vương quốc
đó đã hiện diện cách nhiệm mầu. Khi Chúa trở lại thì vương quốc này sẽ
được hoàn toàn triển nở” (cùng nguồn, đoạn
39).
Công Đồng đã diễn
đạt niềm xác tín của các tín hữu khi tuyên bố
rằng: “Giáo Hội nhận biết rằng, những yếu
tố xứng đáng được tìm thấy trong các biến
chuyển của xã hội hôm nay, nhất là việc tiến
hóa hướng đến tình trạng hiệp nhất, một
tiến trình của việc xã hội hóa lành mạnh cũng
như của việc hợp tác trong các lãnh vực dân sự
và kinh tế. Việc phát động tình trạng hiệp
nhất thuộc về chính bản tính sâu xa của Giáo Hội,
vì Giáo Hội, ‘bởi liên kết với Chúa Kitô, là một
dấu bí tích và là một khí cụ cho việc hiệp nhất
thân mật với Thiên Chúa cũng như cho việc hiệp
nhất toàn thể nhân loại’. Thế nên, Giáo Hội tỏ
cho thế giới thấy rằng một tình trạng hiệp
nhất đích thực, theo xã hội và về bề ngoài,
là kết qủa bởi một tình trạng hiệp nhất
trí lòng, tức là, bởi đức tin và đức bác ái,
những yếu tố làm cho tình trạng hiệp nhất này
được vững chắc không thể chuyển lay
trong Chúa Thánh Thần. Vì sinh lực mà Giáo Hội có thể
chuyển thông cho xã hội con người tân tiến ngày
nay, là đức tin và đức bác ái đó, mới thực
hiện được những gì sống còn, chứ không
phải ở tại bất cứ một thế lực
ngoại tại nào do phương tiện loài người
làm nên” (cùng nguồn, đoạn 42).
Vì lý do này, có một sự
liên hệ sâu xa, thậm chí có một sự đồng hóa
tối thiểu được hình thành giữa những phần
chính yếu của lịch sử “thế gian” và việc tiến
hóa với lịch sử cứu độ. Dự án cứu độ đâm rễ sâu trong những
ước vọng thật sự nhất cũng như
trong những mục tiêu tối hậu của nhân loại.
Việc cứu chuộc cũng đang được
tiếp tục hướng về nhân loại “ở trong thế
gian”. Giáo Hội luôn giao tiếp với
“thế gian” ở lãnh vực của những ước vọng
và những mục tiêu tối hậu đó của nhân loại.
Trong mối giao tiếp này, lịch sử cứu độ
trôi riêng biệt theo giòng thời gian của
mình lại nhập chung một nhánh với giòng lịch sử
thế giới. Ngược lại – những chiến thắng
có thực của nhân loại, những chiến thắng đích
thực của lịch sử thế giới, cũng là một
“hạ tầng” của vương quốc Thiên Chúa trên thế
gian (x. Đức Hồng Y Karol Wojtyla, Nơi Các Nguồn Mạch Canh Tân, Học Hỏi về
việc thực thi Công Đồng Chung Vaticanô II, Collins,
London, 1981, pp.166-178).
Về vấn đề này
chúng ta cũng đọc thấy trong Hiến Chế Gaudium et Spes:
“Để bảo đảm, hoạt động nhân bản
phải làm sao liên hệ với con người. Như nó phát
xuất từ con người thế nào, nó cũng phải
qui về con người như vậy… Hiểu cho đúng đắn
thì loại phát triển này có giá trị lớn lao hơn mọi của cải có thể thu
tích được. Con người qúi giá ở cái họ là
hơn cái họ có. Cũng thế, tất cả những gì
con người làm để đạt được mức
độ công bình chính trực cao hơn, một tình huynh đệ
lớn rộng hơn, một điều kiện nhân bản
hơn nơi các liên hệ xã hội, đều đáng giá
hơn các tiến bộ về kỹ thuật… Thế nên,
tiêu chuẩn cho hoạt động nhân bản là ở chỗ
này: nó phải hợp với thiện ích chính đáng của
nhân loại theo dự định và ý muốn thần linh,
và phải giúp cho con người, là những cá nhân cũng là
những phần tử của xã hội, theo đuổi trọn
vẹn cùng hoàn tất được ơn gọi của
mình” (x. đoạn 35 và 59).
Văn kiện trên còn viết:
“Cấp trật xã hội này cần phải được
cải tiến liên tục. Nó phải được căn
cứ vào sự thật, được xây dựng trên công
bình chính trực và được sinh động bởi yêu
thương; trong tự do, nó phải phát triển mỗi
ngày, hướng đến một tình trạng quân bình nhân
bản hơn. Một tình trạng cải tiến
nơi thái độ cũng như nơi nhiều đổi
thay trong xã hội sẽ phải xẩy ra, nếu đạt
được những mục tiêu này. Thần Linh của
Thiên Chúa, Đấng theo việc quan phòng
kỳ diệu của mình hướng dẫn việc giãi bầy
thời gian và canh tân bộ mặt trái đất, không thiếu
vắng trong cuộc phát triển này” (đoạn 26).
Việc thích ứng cho Thần
Linh Thiên Chúa dẫn dắt và tác động trong việc giãi
bầy lịch sử được thực hiện nhờ
việc liên tục xem xét cũng như liên tục trung thành
đáp lại tiếng lương tâm: “Trong việc trung thành
với lương tâm, Kitô hữu cũng liên kết với
các người khác trong việc tìm kiếm sự thật cùng
việc giải quyết chân chính cho nhiều vấn đề
nổi lên trong đời sống cá nhân liên quan đến
những tương giao xã hội. Bởi thế, lương
tâm đứng đắn càng vững vàng thì càng có nhiều
người và nhiều nhóm loại trừ đi những
chọn lựa mù quáng và sẽ nỗ lực theo
những tiêu chuẩn luân lý khách quan” (cùng nguồn, đoạn
16).
Trong tình trạng hiện tại
của con người, Công Đồng đã thực tế
nhắc lại việc hiện diện của trở ngại
thực sự nhất cho việc phát triển con người
và nhân loại – đó là sự dữ luân lý, là tội lỗi,
như hậu qủa của cái mà “con người bị phân
mảnh nơi chính mình. Từ đó, tất cả sự sống
con người, dù cá nhân hay tập thể, đều cho thấy
có một cuộc đối chọi giữa thiện và ác,
giữa ánh sáng và bóng tối. Thật vậy,
con người thấy rằng, tự mình, họ không thể
chiến đấu với những tấn công của sự
dữ được, mọi người đều cảm
thấy mình như thể bị trói buộc” (cùng nguồn,
đoạn 13).
Toàn thể lịch sử
con người là một câu truyện về “một cuộc
đối chọi khủng khiếp chống lại các quyền
lực tăm tối đang thấm nhập tất cả
lịch sử con người. Cuộc chiến đã xẩy
ra từ ngay thuở ban đầu của thế giới và
sẽ còn tiếp tục cho đến ngày cùng tháng tận,
như Chúa đã chứng thực (x.Mt.24:13; 13:24-30, 36-43). Bị
kẹt trong cuộc xung khắc này, con người bắt
buộc phải liên tục gồng mình lên, nếu họ muốn
gắn bó với những gì thiện hảo, họ cũng
không thể nào chiếm được tình trạng chính trực
của mình mà lại không có những cố gắng cả
thể cùng với sự hỗ trợ của ơn Chúa” (cùng
nguồn, đoạn 37).
Tóm lại, chúng ta có thể
nói rằng, nếu tầm vóc phát triển của vương
quốc Thiên Chúa không đồng nhất với việc tiến
hóa của thế giới, thì dầu sao vương quốc
của Thiên Chúa cũng vẫn ở trong thế gian, trước
hết, ở trong con người là thành phần sống động
và hoạt động trong thế gian. Kitô hữu biết rằng,
với việc dấn thân phục vụ cho tình trạng tiến
bộ của lịch sử, và với sự hỗ trợ
của ơn Thiên Chúa, họ cộng tác vào việc phát triển
vương quốc của Ngài, hướng về tầm
vóc viên trọn theo lịch sử và cánh chung của dự án
Quan Phòng thần linh.
(Bài
Giáo Lý ngày 25 tháng 6 năm 1986)