(6)
Thiên Chúa Hằng Sống tỏ
mình ra như là chính Vĩnh Cửu.
G |
iáo Hội không ngừng tuyên xưng
đức tin được diễn đạt trong những
kinh tin kính cổ thời nhất: “Tôi tin kính một Thiên Chúa
duy nhất, là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời
đất”. Những lời tuyên xưng này nói lên một cách
ngắn gọn và tổng hợp chứng cớ mà vị
Thiên Chúa của đức tin chúng ta, vị Thiên Chúa hằng
sống và chân thật của mạc khải, đã tỏ
ra cho thấy về chính mình, theo như Bức Thư gửi
giáo đoàn Do Thái, khi nói với chúng ta “qua các tiên tri” và nhất
là “qua Người Con” (Heb.1:1-2). Trong cuộc hành trình của
mình, đối diện với những nhu cầu thay đổi
của các thời đại, Giáo Hội đã đi sâu vào
chân lý về Thiên Chúa, như được chứng thực
nơi các Công Đồng khác nhau. Tôi muốn nói đến
Công Đồng Chung Vaticanô I, một công đồng buộc
phải nói lên giáo huấn của mình để đương
đầu với các sai lầm của thế kỷ 19 về
thuyết phiếm thần cũng như về thuyết
duy vật là những lý thuyết sai lầm đã bắt đầu
nổi lên từ thời ấy.
Công
Đồng Chung Vaticanô I dạy rằng: “Hội Thánh tin tưởng
và tuyên xưng chỉ có một Thiên Chúa hằng sống và
chân thật duy nhất là Hóa Công và là Chúa trời đất,
Đấng toàn năng, hằng hữu, vô biên, khôn thấu,
vô cùng trong trí khôn, trong lòng muốn và trong mọi sự thiện
hảo; Đấng chỉ là một bản thể linh thiêng
duy nhất, tuyệt đối đơn thuần và không
thay đổi, phải được công nhận thật
sự và chính yếu khác với thế giới, rất thánh
hảo nơi chính mình và bởi chính mình, và cao vượt
trên tất cả mọi sự ngoài chính mình Ngài hay có thể
nghĩ tới” (Hiến Chế Dei Filiua. 1-4, DS 3001).
Người
ta có thể thấy ngay bản văn của công đồng
bắt đầu cũng từ những mẫu đức
tin cổ thời mà chúng ta đã lập lại: “Tôi tin kính
Thiên Chúa... toàn năng... Đấng tạo thành
trời đất”. Thế nhưng, đoạn văn
này khai triển mẫu đức tin căn bản này hợp
với giáo lý được chứa đựng trong Thánh
Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền của Giáo Hội. Công
Đồng Chung Vaticanô I đã liệt kê “các ưu phẩm”
của Thiên Chúa bằng một thể thức hoàn toàn hơn
các mẫu thức xưa kia.
Với các “ưu phẩm” chúng ta có ý nói đến
những đặc tính của “Hữu Thể” thần linh
đã được mạc khải bộc lộ, cũng
như đã được triết học hết sức
nghiên cứu (x.Summa Theol., I, qq.3ff). Thánh
Kinh diễn tả Thiên Chúa bằng việc dùng những tĩnh
từ khác nhau. Chúng là những diễn tả
của ngôn ngữ loài người, tự mình rất hạn
hẹp, nhất là khi tìm cách diễn đạt một thực
tại hoàn toàn siêu việt là chính Thiên Chúa.
Đoạn văn được trích dẫn trên đây
của Công Đồng Chung Vaticanô I đã xác nhận khả
năng bất lực trong việc diễn đạt Thiên
Chúa cách xứng hợp. Ngài là Đấng
khôn thấu và khôn tả. Đức tin của
Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội về Thiên Chúa
chủ trương “tính chất khôn thấu” và “tính chất
khôn tả” này. Thế nhưng những tính
chất này tự chúng không chất chứa một thứ
nhận biết tiêu cực như loại thần học gọi
là apophatic theology. Loại thần học này quan niệm
rằng ngôn ngữ loài người, cả thần học
cũng vậy, chỉ có thể hay hầu như chỉ có
thể cái Thiên Chúa không là mà thôi, vì không đủ những
diễn đạt xứng hợp để cắt nghĩa
cái Ngài là.
Thế nên Công Đồng Chung Vaticanô I đã không
giới hạn mình vào những câu phát biểu nói về Thiên
Chúa “một cách tiêu cực”. Chẳng hạn, Công Đồng
dạy rằng vị Thiên Chúa này là Đấng chính yếu
khác với thế giới (a
mundo distinctus re et essentia), là một vị
Thiên Chúa hằng hữu. Thánh Kinh đã diễn
tả sự thật này trong các đoạn khác nhau và bằng
những cách khác nhau. Thí dụ, chúng ta đọc thấy
trong Sách Huấn Ca: “Đấng sống muôn đời đã
tạo thành toàn thể vũ trụ” (18:1), và trong Sách Tiên
Tri Đaniên: “Ngài là Thiên Chúa hằng sống, muôn đời
tồn tại” (
Những lời của Thánh Vịnh 102, được
âm vang nơi Bức Thư gửi giáo đoàn Do Thái, cũng
tương tự như vậy. Tác giả Thánh Vịnh
viết: “Từ xưa Ngài đã đặt nến móng trái đất,
và các tầng trời là công việc của tay
Ngài. Chúng sẽ tiêu vong song Ngài bền vững;
tất cả chúng sẽ tả tơi như chiếc áo mặc.
Ngài thay chúng như thay áo và chúng sẽ qua đi;
nhưng Ngài vẫn thế và tháng năm của Ngài vô cùng bất
tận” (102:25-27). Một vài thế kỷ sau, tác giả
Bức Thư gửi giáo đoàn Do Thái đã tiếp nối
những lời Thánh Vịnh vừa trích: “Lạy Chúa, Ngài
thật sự đã lập nên trái đất ngay từ ban
đầu, và các tầng trời là công cuộc của tay
Ngài; chúng sẽ tiêu vong còn Ngài tồn tại; tất cả
chúng sẽ cũ kỹ như áo mặc; Ngài gấp chúng lại
như như chiếc áo khoác và chúng sẽ bị đổi
thay như chiếc áo; thế nhưng Ngài vẫn cứ thế
và những tháng năm của Ngài sẽ không bao giờ cùng”
(1:1-12).
Vĩnh cửu ở đây là yếu tố chính yếu
để phân biệt Thiên Chúa khỏi thế giới.
Trong khi thế giới phải chịu đổi
thay và qua đi, thì Thiên Chúa tồn tại trước việc
qua đi của thế giới. Ngài là Đấng tất
yếu và không đổi thay: “Ngài vẫn thế...”.
Ý
thức đức tin vào Thiên Chúa hằng hữu, Thánh Phaolô
viết: “Vinh dự và hiển danh muôn đời cho vua các
thế hệ, bất tử, vô hình, Thiên Chúa duy nhất”
(1Tim.1:17). Sách Khải Huyền cũng nói lên chân lý này: “‘Ta là
Alpha và là Omega’, Chúa là Thiên Chúa phán, ‘Đấng đang có, Đấng
đã có và Đấng sẽ đến, Đấng Toàn Năng’”
(Rev.1:8).
Những
sự kiện mạc khải này cũng nói lên niềm xác tín
hợp lý mà người ta có được khi xét thấy
rằng Thiên Chúa là một Hữu Thể tự tại, bởi
thế Ngài cũng là một Hữu Thể tất yếu,
một Hữu Thể vĩnh hằng. Vì Ngài
không thể không hiện hữu, không thể có khởi sự
hay hoàn thành, cũng không có các thời khắc tiếp nối
nhau ở tác động hiện hữu duy nhất và vô cùng.
Lý trí lành mạnh và mạc khải trùng nhau lạ
lùng ở điểm này. Là Thiên Chúa, tức là toàn hữu
(ipsum Esse subsistens), sự vĩnh
cửu của Ngài, “được ghi khắc nơi ngôn từ
hữu thể”, phải được hiểu như là “sở
hữu một sự sống bất tận không phân chia, toàn
hảo và đồng loạt”, bởi thế sự vĩnh
cửu của Ngài cũng là một ưu phẩm của hữu
thể tuyệt đối “ở ngoài thời gian”.
Sự
vĩnh cửu của Thiên Chúa không qua đi theo
thời gian của thế giới tạo thành này. “Nó không trùng hợp với hiện tại”. Nó
không có trước nó hay “kéo dài” nó đến vô cùng. Nó ở ngoài và ở trên “hữu thể”. Sự
vĩnh cửu, với tất cả những gì là mầu
nhiệm về Thiên Chúa, một cách nào đó, bao gồm cả
cái “ở ngoài” và cái “ở trên”, bao gồm tất cả những
gì “từ bên trong” lệ thuộc thời gian, lệ thuộc
đổi thay và lệ thuộc tình cờ. Cần nhớ
lại những lời Thánh Phaolô nói tại Thượng
Nghị Trường
Nhã Điển: “Nơi Ngài... chúng ta sống, động
và có” (Acts
Công Đồng Chung Vaticanô I đã chứng thực
đức tin của Giáo Hội nơi Thiên Chúa hằng sống,
chân thật và vĩnh cửu. Ngài vĩnh cửu vì Ngài
toàn hữu, một thực tại không được hiểu
như là một tổng hợp của các phân mảnh hay của
các “phân tử” nơi hữu thể là những gì đổi
thay theo thời gian. Những bản văn Thánh Kinh được
trích dẫn đã rõ ràng nói lên điều này. Thực
tại toàn hữu chỉ có thể được hiểu
là vĩnh cửu mà thôi, tức là, sự sống riêng của
Thiên Chúa như một sở hữu toàn thể và bất phân
chia hữu thể đó. Trong ý nghĩa này, Thiên Chúa là
vĩnh cửu: là một “Hiện Tại”, một “Hiện
Diện”, tự tại và bất biến. Kiểu hiện
hữu này, theo căn tính, khác hẳn với
kiểu hiện hữu nơi các tạo vật là các hữu
thể “tùy thuộc”.
Thiên Chúa hằng sống, Đấng tỏ mình ra,
là Thiên Chúa vĩnh cửu là như thế. Đúng hơn, chúng ta hãy nói rằng Thiên Chúa là chính
vĩnh cửu. Sự hoàn toàn đơn thuần (omnino simplex) của Hữu Thể
thần linh đòi phải nói lên cách diễn đạt này.
Khi
chúng ta dùng ngôn ngữ loài người mà nói: “Thiên Chúa là vĩnh
cửu”, là chúng ta có ý nói đến một ưu phẩm của
Hữu Thể thần linh. Bởi không có một ưu phẩm
nào của Thiên Chúa thực sự khác hẳn với chính yếu
tính của Thiên Chúa, (trong khi các phẩm tính của loài người
lại khác biệt hẳn với con người có các phẩm
tính này), nên khi nói: “Thiên Chúa vĩnh cửu” là chúng ta muốn
xác nhận: “Thiên Chúa là vĩnh cửu” vậy.
Đối với chúng ta là thành phần bị chi
phối bởi thời không, thì thực tại vĩnh cửu
này khôn thấu như chính yếu tính thần linh. Tuy nhiên, cũng về phương diện này mà thực
tại vĩnh cửu ấy làm cho chúng ta thấy được
sự vô cùng cao cả và uy linh của Thiên Chúa. Chúng ta
cảm thấy tràn đầy niềm vui khi nghĩ đến
Hữu-Thể-Vĩnh-Cửu này, một Hữu-Thể-Vĩnh-Cửu
bao gồm tất cả hữu thể được tạo
thành và tùy thuộc, kể cả chính hữu thể nhỏ
bé của chúng ta, mọi tác động của chúng ta, mọi
giây phút của đời sống chúng ta.
“Trong Ngài chúng ta
sống, động và có”.
(Bài Giáo Lý ngày 4 tháng 9 năm 1985)