Chúa Thánh Thần:
Mạch Nước
Vọt Lên Sự Sống Đời Đời
Tự
bản chất, Kitô giáo đă là một mầu nhiệm. Tuy nhiên, trong các Mầu
Nhiệm của Kitô Giáo, nền tảng nhất là Mầu
Nhiệm Nhập Thể, quan trọng nhất là Mầu
Nhiệm Phục Sinh, và cao cả nhất là Mầu Nhiệm
Ba Ngôi.
Nói
đến Mầu Nhiệm Ba Ngôi là nói đến Mầu
Nhiệm Tam Vị Nhất Thể, nghĩa là Mầu
Nhiệm về Một Thiên Chúa Duy Nhất Song Lại Có Ba
Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Tuy nhiên, trong Ba Ngôi Thiên Chúa,
thực tế cho thấy, Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần được
nói đến ít nhất, kể cả trong nguồn Mạc
Khải Thánh Kinh cũng như nơi cảm hứng Kitô
Giáo!
Tại sao?
Phải
chăng v́ một trong ba hay cả ba lư do sau đây:
Lư
do thứ nhất, nơi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần được
nói đến ít nhất là v́ vai tṛ của Chúa Thánh Thần
trong công cuộc cứu chuộc không quan trọng bằng
Chúa Cha và Chúa Con?
Lư
do thứ hai, nơi nhân loại, Chúa Thánh Thần được
nói đến ít nhất là v́ kiến thức về Chúa
Thánh Thần không có bao nhiêu, hay có th́ cũng không tường
tận như về Chúa Cha và Chúa Con??
Lư
do thứ ba, nơi Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần được
nói đến ít nhất v́ Ngài là chính Nội Tâm Thiên Chúa
(x.1Cor.2:10; Rm.5:5) và là chính bản chất Thần Linh của
Thiên Chúa (x.Jn.4:24), nên tự ḿnh không nổi nang và chỉ được
nhận biết qua các biểu hiệu tượng trưng
(như gió, lửa, nước, bồ câu v.v.), hay dựa
vào các công cuộc của Ngài (như nơi Thánh Kinh, Thánh
Truyền, Huấn Quyền, Đức Aùi v.v.)???
Riêng
về các biểu hiệu tượng trưng cho Chúa Thánh
Thần, không phải hay sao, qua những lần Ba Ngôi Thiên
Chúa tỏ ḿnh ra hiển nhiên nhất được Phúc Aâm
ghi nhận, như khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông
Dược Đăng (x.Mt.3:16-17), hay khi Người
biến h́nh trên núi cao (x.Mt.17:2,5), Ngôi Cha bao giờ cũng
tỏ ḿnh ra bằng Tiếng Nói phán ra từ tầng trời
(x.Mt.3:17) hay từ đám mây (x.Mt.17:5), Ngôi Con bao giờ cũng
tỏ ḿnh ra bằng h́nh tượng con người ta, c̣n
Ngôi Thánh Thần tỏ ḿnh ra bằng h́nh tượng con
chim bồ câu đậu xuống trên Chúa Kitô (x.Mt.3:16), hay
bằng h́nh tượng đám mây sáng bao phủ các thánh tông
đồ, từ đó phát ra Tiếng Nói (x.Mt.17:5).
Phải,
trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Ngôi Hai là Chúa Con nổi nhất, v́ Ngài
“là phản ảnh vinh quang Cha, là hiện thân đích
thực của hữu thể Cha” (Heb.1:3), là “Lời đă
hoá thành nhục thể và ở giữa chúng ta (để)
chúng ta được thấy vinh hiển của Ngài, vinh
hiển của Người Con duy nhất đến từ
Cha, đầy ân sủng và chân lư” (Jn.1:14). Với sứ
mệnh đến để “tỏ Cha ra” (Jn.1:18) như
thế, Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô chính là tất
cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ ra cho loài người,
nói cách khác, Chúa Giêsu Kitô chẳng những là đường
lối tỏ ḿnh của Thiên Chúa mà c̣n là chính mạc
khải của Thiên Chúa, của Ngôi Cha. Do đó, Chúa Giêsu Kitô
là trung tâm của chung toàn bộ Thánh Kinh,
nhất là của riêng phần Thánh Kinh Tân Ước.
Trong
Ba Ngôi Thiên Chúa, sau Ngôi Con là Ngôi nổi nang nhất th́ đến
Ngôi Cha, Đấng tỏ ḿnh ra qua Con (x.Jn.17:1,8),
và bằng cách ban Con ḿnh cho thế gian (x.Jn.3:16). Nếu Ngôi
Con là Chúa Giêsu Kitô được đặc biệt nổi
nang nơi phần Thánh Kinh Tân Ước, th́ Thiên Chúa là Ngôi
Cha được nổi nang nơi phần Thánh Kinh
Cựu Ước, Đấng đă từ từ tỏ
ḿnh ra cho nhân loại qua việc tạo dựng, nhất là
qua lịch sử dân Do Thái, cho tới khi Ngài chính thức
nói với chúng ta qua Con Ngài trong thời gian sau hết
(x.Heb.1:1-2), để nhờ Con toàn thể nhân loại được
thực sự và hoàn toàn nhận biết Ngài mà được
sống đời đời (x.Jn.17:3).
Nếu
nói để phân biệt giữa các Ngôi Vị nơi Thiên
Chúa, th́ chính v́ Ngôi Thánh Thần chỉ là động lực
mạc khải nơi Thiên Chúa, chứ không phải là chủ
thể mạc khải như Ngôi Cha, và chính v́ Ngôi Thánh
Thần chỉ là tác nhân mạc khải nơi Ngôi Con
Nhập Thể, chứ không phải là thực tại
mạc khải như Chúa Giêsu Kitô, nên Ngài mới là một
Ngôi Thiên Chúa hoàn toàn âm thầm giữ một vị thế
và vai tṛ nội tại hơn là biểu dương
hiển hiện.
Tuy nhiên, nếu nói đến
hoạt động ngoại tại của Thiên Chúa, th́
việc làm Thần Linh nào của Ngài, như việc
tạo dựng (vẫn hiểu là của Ngôi Cha, Đấng
Hóa Công), việc cứu chuộc (vẫn hiểu là của
Ngôi Con, Đấng Cứu Thế) và việc thánh hoá
(vẫn hiểu là của Ngôi Thánh Thần, Đấng Ban
Sự Sống), tất cả 3 việc này đều có đủ
Ba Ngôi.
Trước
hết, trong việc tạo dựng, không phải Ba Ngôi
Thiên Chúa cùng làm hay sao, ở chỗ, Thiên Chúa Ngôi Cha “ngay từ
ban đầu đă dựng nên các tầng trời và đất”
(Gn.1:1) do Ngôi Thánh Thần thúc đẩy, Đấng được
Thánh Kinh Cựu Ước diễn tả ngay đầu
Sách Khởi Nguyên như “một luồng gió mạnh thổi
trên các gịng nước” (Gn.1:2). Ngôi Cha chẳng những được
Ngôi Thánh Thần thúc đẩy trong việc tạo
dựng, mà c̣n thực hiện việc tạo dựng theo Ư
Nghĩ (Lời) của ḿnh nữa, nghĩa là Thiên Chúa Ngôi
Cha tạo dựng trong Ngôi Con (x.Col.1:16), nhờ Ngôi Con
(x.Jn.1:3; Col.1:16) và cho Ngôi Con (x.Col.1:16) là “Lời hiện
diện nơi Thiên Chúa ngay từ ban đầu” (Jn.1:2).
Sau
nữa, trong việc cứu chuộc, không phải Ba Ngôi
Thiên Chúa cùng làm hay sao, ở chỗ, Thiên Chúa Ngôi Con hóa thành
nhục thể “bởi Chúa Thánh Thần” (Mt.1:20; x.Lk.1:35), để
có thể “tỏ Cha ra” (Jn.1:18), Đấng đă sai Người
(x.Jn.17:8) cũng là “Đấng muốn mọi người
được cứu rỗi và nhận biết chân lư”
(1Tim.2:4).
Sau
hết, trong việc thánh hóa, không phải Ba Ngôi Thiên Chúa cùng
làm hay sao, ở chỗ, Thiên Chúa Ngôi Ba được Ngôi
Cha sai xuống trên Giáo Hội nhân danh Chúa Giêsu Kitô (x.Jn.14:26) để
Ngôi Ba tỏ Ngôi Con ra cho Giáo Hội cho tới khi (x.Jn.15:26;16:13) hoàn toàn đạt đến tầm
vóc viên trọn của Chúa Kitô là đầu (x.Eph.4:13,15;
Jn.16:10,14-15).
Như
thế, mạc khải cho chúng ta thấy rằng, Ngôi Cha
sai Ngôi Con đến thế gian là để tỏ ḿnh ra
cho chung thế gian (x.Jn.3:16) cũng như cho riêng thành
phần Ngài đă ban cho Con giữa thế gian (x.Jn.17:6); Ngôi
Con là Chúa Giêsu Kitô cũng từ Cha sai Ngôi Thánh Thần đến
để tỏ ḿnh ra (x.Jn.15:26) qua thành phần chứng
nhân môn đệ của Người (x.Jn.15:26); phần Ngôi
Thánh Thần, như Ngôi Con nhập thể làm Con Người
để tỏ Ngôi Cha ra thế nào th́ Ngài cũng như
“quyền lực từ trên cao” (Lk.24:49; x.Acts 1:8) xuống
trên Giáo Hội để qua Giáo Hội làm chứng cho Chúa
Kitô như vậy, nhờ đó, thế gian “nhận
biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng
Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn.17:3).
Nếu
Ngôi Cha tỏ ḿnh ra qua Lời Nhập Thể, Ngôi Con tỏ
ḿnh ra qua Con Người Giêsu Kitô th́ Ngôi Thánh Thần tỏ
ḿnh ra qua Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô. Như
thế, để nhận biết Chúa Cha, con người
cần phải nhận biết Chúa Kitô thế nào, th́ để
nhận biết Chúa Thánh Thần, con người cũng
cần phải nhận biết Giáo Hội như vậy.
-Dối với chung nhân
loại và riêng Giáo Hội, việc nhận biết Thiên Chúa
có thể đi từ Chúa Kitô là Lời nhập thể, vừa
là đường lối mạc khải vừa là chính
mạc khải của Thiên Chúa, qua Chúa Thánh Thần, Đấng
vừa là động lực mạc khải nơi Thiên Chúa
vừa là tác nhân mạc khải nơi Chúa Kitô, đến
Chúa Cha, vừa là chủ thể mạc khải vừa là
nguồn đích mạc khải. Đó là lư do và ư nghĩa để
dọn mừng Đại Năm Thánh 2000, như Tông Thư
Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến của Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II đă phác họa ở các đoạn
40, 44 và 49, Giáo Hội cũng đă theo lịch tŕnh Ba Ngôi như
vậy: từ Chúa Kitô (năm 1997), qua Chúa Thánh Thần (năm
1998), đến Chúa Cha (năm 1999).
Chính
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị khởi xướng
việc mừng Kỷ Niệm 2000 năm Mầu Nhiệm
Nhập Thể và hoạch định chương tŕnh
tiến đến năm 2000 hồng phúc trọng đại
này, đă tự xác nhận lư do và ư nghĩa về thứ
tự mừng kính Thiên Chúa Ba Ngôi (từ Con, qua Thánh
Thần, đến Cha, chứ không phải Cha, Con và Thánh
Thần), cho 3 năm kết thúc thiên niên thứ hai và
thế kỷ 20 này, trong bài chia sẻ nguyện kinh
Truyền Tin vào Chúa Nhật 23-11-1997, như sau:
“Hôm
nay là chấm dứt năm thứ nhất trong giai đoạn
gần để sửa soạn cho Đại Năm Thánh
2000, một giai đoạn 3 năm được đánh
dấu bằng một lịch tŕnh ‘nhờ Chúa Kitô - trong
Thần Linh - đến với Chúa Cha’”
(L’Osservatore Romano, ấn
bản Anh Ngữ, 26-11-1997)
Trong
buổi chia sẻ để mở màn cho loạt bài Giáo Lư
Năm 2000 vào ngày thứ tư
“Theo
ư nghĩa về Chúa Ba Ngôi, ‘những điều sau hết’
(trong Kinh Tin Kính
là xác sống lại và sự sống đời sau) cũng mới có ư nghĩa, và mới
có thể hiểu được một cách sâu xa hơn cuộc
hành tŕnh của con người cũng như của
lịch sử hướng về đích điểm
tối hậu của ḿnh: việc trở về với
Thiên Chúa là Cha, Đấng mà Đức Kitô, Con Thiên Chúa và là
Chúa của lịch sử, dẫn chúng ta đến nhờ
tặng ân ban sự sống
của Chúa Thánh Thần”
(xin xem cùng
nguồn trích dẫn trên đây)
Thứ
tự Giáo Hội dâng kính Thiên Chúa Ba Ngôi vào 3 năm kết
thúc chung thiên niên thứ hai và riêng thế kỷ 20 này trên đây
c̣n được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Tông
Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến của Ngài, ở
các đoạn 42, 46 và 50, ghép vào việc chú trọng đến
ba thần đức Tin, Cậy, Mến. Ở chỗ,
năm 1997 dâng kính Chúa Kitô chú trọng đến việc thực
hành Đức Tin, năm 1998 dâng kính Chúa Thánh Thần chú
trọng đến việc thực hành Đức Cậy,
và năm 1999 dâng kính Chúa Cha chú trọng đến việc
thực hành Đức Mến.
Nếu
đối tượng của Đức Tin là Lời Chúa,
th́ quả thật Giáo Hội cần phải khởi hành cuộc
lữ thữ trần gian của ḿnh từ Chúa Kitô là Lời
nhập thể. Nếu đối tượng
của Đức Cậy là Ơn Chúa, th́ quả thật
Giáo Hội cần phải tiến hành cuộc lữ
thữ trần gian của ḿnh nhờ Chúa Thánh Thần là
Tặng Aân Thiên Chúa. Và nếu đối tượng
của Đức Mến là T́nh Chúa, th́ quả thật Giáo
Hội cần phải hướng về và đạt đến
đích điểm lữ hành trần gian của ḿnh là Chúa
Cha, Đấng xót thương và trọn lành trên trời
(x.Mt.5:48; Lk.6:36).
Trong
năm thứ hai của giai đoạn Giáo Hội sửa
soạn trực tiếp vào việc dọn mừng Đại
Năm Thánh 2000 được dâng kính Chúa Thánh Thần, chúng
ta hăy cùng nhau t́m hiểu Đấng trong Ba Ngôi vẫn được
ít biết đến nhất và ít nói đến nhất.
Là Kitô hữu, chúng ta hăy nhớ
rằng: Nếu Ngôi Cha là Thiên Chúa ở trên trời, và Ngôi
Con là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt.1:23; Is.7:14; x.Jn.1:14), th́ Ngôi
Thánh Thần là Thiên Chúa ở trong mỗi người chúng
ta, để dẫn từng người chúng ta “vào tất
cả sự thật” (Jn.16:13) là hoàn toàn đạt đến
tầm vóc trọn vẹn của Chúa Kitô là đầu
(x.Eph.4:13,15), tức hoàn toàn “được nên một như
Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha” (Jn.17:21).
Phải,
để Kitô hữu chúng ta có thể hoàn toàn được
thần hiệp với Thiên Chúa như thế, hay hoàn toàn được
hiệp thông với Sự Sống Thần Linh là Sự
Sống Ba Ngôi cũng thế, Chúa Thánh Thần, như Chúa
Giêsu nói, phải “lấy những ǵ từ Thày mà truyền đạt
cho các con” (Jn.16:15), nghĩa là Ngài phải h́nh thành nơi mỗi
người chúng ta một “Đức Kitô, Con Thiên Chúa
hằng sống” (Mt.16:16), hay nói cách khác, Ngài sẽ làm cho Chúa
Kitô Phục Sinh tiếp tục sống động trong chúng
ta và tỏ ḿnh qua chúng ta, nhờ đó, chúng ta trở thành
nhân chứng đích thực của Chúa Kitô, và nhờ đó,
thế gian sẽ nhận biết Chúa Kitô nơi chúng ta: “Con
ở trong họ, Cha ở trong Con, cho sự hiệp
nhất của họ được nên trọn, để
thế gian nhận biết rằng Cha đă sai Con, và Cha đă
thương họ cũng như yêu Con” (Jn.17:23).
Như
thế, Chúa Thánh Thần đúng là “t́nh yêu của Thiên Chúa tuôn
đổ vào ḷng chúng ta” (Rm.5:5) để Kitô hữu chúng ta
có đủ tư cách và khả năng yêu mến Thiên Chúa
như Thiên Chúa là, nhờ đó có thể nên một với
Thiên Chúa như ư định của Thiên Chúa muốn tỏ
ḿnh ra cho loài người chúng ta, và nhờ đó có thể
làm cho thế gian nhận biết Thiên Chúa là Đấng
“muốn mọi người được cứu rỗi
và nhận biết chân lư” (1Tim.2:4).
Chúa
Thánh Thần ở đây, từ ḷng Kitô hữu chúng ta, qủa
là một “Mạch Nước Vọt Lên Sự Sống Đời
Đời” (Jn.7:37).
Mạch Nước Thánh Linh
này đă bắt đầu vọt lên sự sống đời
đời là Chúa Giêsu Kitô (x.1Jn.1:2) từ cung ḷng Mẹ
Maria. Thật thế, trong toàn thể thụ tạo nói chung và loài người nói riêng, chỉ có một
ḿnh Mẹ Maria “đầy ơn phúc” (Lk.1:28). Bởi
thế, chỉ có một ḿnh Mẹ mới hoàn toàn xứng đáng
là Bạn T́nh chí ái của Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh
Thần đă yêu thương Mẹ đến nỗi,
Mẹ tới với ai là người ấy cũng sẽ được
“đầy Thánh Linh” (Lk.1:41) và nhờ đó họ sẽ
nhận biết “Giêsu quả phúc bởi ḷng Mẹ” (Lk.1:42),
như trường hợp của thai nhi Gioan cùng với
thai mẫu Isave của thánh nhân.
Thánh
Louis Gnignion de Montfort đă xác nhận vai tṛ của Mẹ
Maria trong công cuộc thánh hóa của Chúa Thánh Thần như
sau:
“Thiên
Chúa Ngôi Thánh Thần, một Ngôi Vị son sẻ nơi Thiên
Chúa - nói cách khác, nghĩa là Ngài không làm phát sinh ra một Ngôi
Vị Thần Linh nào khác - đă sinh hoa kết trái nhờ
Mẹ Maria, Đức Nữ Trinh mà Ngài đă kết duyên.
Với Mẹ, trong Mẹ và từ Mẹ Chúa Thánh Thần đă
tác sinh Tuyệt Phẩm của Ngài, đó là Thiên
Chúa làm Người, và Ngài tiếp tục tác sinh hằng
ngày, cho đến tận thế, thành phần được
tiền định và các phần thể thuộc Thân Ḿnh của
Đầu khả tôn này. Đó là lư do tại sao Ngài, Chúa
Thánh Thần, càng thấy Mẹ Maria là bạn t́nh yêu
dấu bất khả phân ly của Ngài nơi một linh hồn
nào, th́ Ngài càng trở nên sinh động và dồi dào trong
việc tác sinh Chúa Giêsu Kitô nơi linh hồn ấy, cũng
như tác sinh linh hồn ấy trong Chúa Giêsu Kitô. Nói như
thế chúng tôi không có ư nói là Đức Mẹ ban cho Chúa Thánh
Thần sinh lực phong phú như thể tự Ngài không có
vậy... Chúng tôi chỉ có ư nói là Chúa Thánh Thần đă
quyết chọn dùng Đức Mẹ, dù Ngài tuyệt đối
không cần đến Mẹ, để làm cho sinh lực phong phú của Ngài được
thể hiện, bằng việc tác sinh nơi Mẹ và nhờ
Mẹ Chúa Giêsu Kitô cùng các chi thể của Chúa Giêsu - một
mầu nhiệm ân sủng kín mật đối với
cả những Kitô hữu khôn ngoan và đạo đức
nhất” (Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, đoạn
20-21).
Như
đă nói tiên tri rất chính xác về số phận
cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của ngài (xem đoạn
114), Thánh Montfort c̣n nói tiên tri về vai tṛ của Mẹ Maria
vào thời tận thế nữa:
“Cùng
với Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria đă sản sinh ra một
điều cao cả nhất chưa bao giờ có hay sẽ
không bao giờ có - đó là một Thiên Chúa làm Người;
và nhờ đó, Mẹ sẽ sản sinh ra các vị đại
thánh, những vị thánh sẽ xuất hiện vào ngày
tận thế. Việc đào tạo và giáo huấn
những vị đại thánh sẽ xuất hiện vào
ngày tận thế là việc dành riêng cho Mẹ” (đoạn 35).
Xin Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu được 33
bài Giáo Lư về Chúa Thánh Thần hết sức sâu xa và đầy
đủ của chính vị Giáo Hoàng “Totus Tuus” của
Mẹ.
Cuốn sách này chính yếu gồm
có 33 bài Giáo Lư về Chúa Thánh Thần của Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II, những bài giáo lư được người
dịch chọn lọc từ tổng số 80 buổi giáo
lư do chính ngài đích thân hướng dẫn chung tại Đại
Thính Đường Phaolô VI vào các ngày Thứ Tư hằng
tuầøn, trong thời khoảng từ ngày 24-6-1989 đến
ngày 3-7-1991, và đă được tuần san L’Osservatore
Romano ấn bản Anh Ngữ phổ biến.
33
bài Giáo Lư về Chúa Thánh Thần này được người
dịch chia ra làm ba phần, dựa theo lời Chúa Giêsu nói với
người phụ nữ Samaritanô về những ai
uống nước Người ban cho và được nước
của Người tác dụng nơi họ phát sinh một
“Mạch Nước Vọt Lên Sự Sống Đời Đời”.
Phần
nhất của cuốn sách là 14 bài Giáo Lư về Ngôi Vị
và sự Hiện Diện của Chúa Thánh Thần, một
Vị Thiên Chúa ẩn thân như một nguồn “Mạch”
song lại vô cùng dồi dào để tuôn ban như một “Mạch
Nước”.
Phần
hai của cuốn sách là 8 bài Giáo Lư về Biến Cố
Hiện Xuống của Chúa Thánh Thần, một biến
cố chính thức tỏ ḿnh của Chúa Thánh Thần,
chẳng khác ǵ như việc “Vọt Lên” vô cùng mănh liệt
của “Mạch Nước” Thần Linh này.
Phần
ba của cuốn sách là 11 bài Giáo Lư về Tác Động và
Hoa Trái của Chúa Thánh Thần làm phát sinh “Sự Sống Đời
Đời” nơi chung Giáo Hội cũng như mỗi Kitô
hữu, để nhờ đó Ngài có thể thực
hiện sứ vụ của Ngài trong việc canh tân bộ
mặt trái đất.
Nếu
để ư độc giả hay thính giả sẽ
thấy, trong mỗi bài hay mỗi buổi Giáo Lư về Chúa
Thánh Thần, (tất nhiên kể cả các bài giáo lư chủ đề
khác cũng thế), Đức Thánh Cha thường chứng
minh đầu đề của từng bài giáo lư này
bằng mạc khải Thánh Kinh, có những chỗ ngài
dẫn chứng bằng cả Thánh Truyền, nhất là của
Thánh Giáo Phụ Augustinô, có những chi tiết ngài lấy
thần học giải thích, nhất là thần học theo
Thánh Tiến Sĩ Thiên Thần Tôma, thỉnh thoảng ngài cũng
viện dẫn thêm niềm tin của Giáo Hội, được
diễn đạt qua Phụng Vụ, nhất là qua Công Đồng
Chung Vaticanô II. Do đó, khi đọc
kỹ hay lắng nghe xong một bài giáo lư của Đức
Thánh Cha, như các bài Giáo Lư về Chúa Thánh Thần trong
cuốn “Mạch Nước Vọt Lên Sự Sống Đời
Đời” này, chúng ta sẽ thấu triệt được
từng đầu đề (nghĩa là từng vấn đề
hay từng khía cạnh) về Chúa Thánh Thần. Để rồi,
sau khi đọc xong cuốn sách tổng hợp 33 bài Giáo Lư
về Chúa Thánh Thần chọn lọc này, Vị Thiên Chúa
Mầu Nhiệm mang danh xưng đích thực là Thần
Linh có thể được sáng tỏ hơn trước
tâm thức của chúng ta, nhờ đó, chúng ta dễ
cảm mến và gắn bó với Ngài hơn, trong việc
thánh hóa bản thân cũng như trong việc cùng với
Ngài canh tân bộ mặt trái đất vào thời điểm
khẩn cấp hiện nay, Thời Điểm Maria, thời
điểm của Người Bạn T́nh Chí Aùi của
Ngài!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL