Bài 13

  Thần Linh là Một Tặng Ân

 

 

T

ất cả chúng ta đều quen thuộc với những lời cảm kích và mời gọi của Chúa Giêsu nói cùng chị phụ nữ Samaritanô đến kín nước ở giếng Giacóp: “Chỉ cần chị nhận biết tặng ân của Thiên Chúa” (Jn.4:10). Những lời này dẫn chúng ta đến một lãnh vực sâu xa khác về chân lý liên quan đến Chúa Thánh Thần. Trong cuộc gặp gỡ này, khi nói về tặng ân “nước hằng sống”, Chúa Giêsu phán ai uống nước này “sẽ không bao giờ còn khát nữa” (Jn.4:14). Vào một dịp khác, Chúa Giêsu đã nói ở Gialiêm về “những giòng sông nước hằng sống” (Jn.7:38). Thuật lại những lời này, thánh ký đã thêm là Chúa Giêsu nói như thế có ý “ám chỉ về Thần Linh mà những ai tin vào Người phải được nhận lãnh” (Jn.7:39). Sau đó, thánh ký cắt nghĩa là Thần Linh sẽ được ban cho chỉ sau khi Chúa Giêsu được “hiển vinh” (Jn.7:39).

            Những suy niệm về các lời Phúc Âm giống nhau này đã mang lại cho chúng ta một niềm xác tín là ý niệm về Thánh Thần như một Tặng Aân do Chúa Cha ban cho là một ý niệm thuộc về những gì được Chúa Giêsu mạc khải cho biết. Ngoài ra, theo Phúc Aâm thánh Luca, trong giáo huấn của Người (hầu như là một bài giáo lý) về việc cầu nguyện, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ rằng, nếu người ta còn biết cho con cái mình những cái tốt lành, thì “Cha trên trời còn ban Thánh Thần cho những ai xin Ngài hơn thế nữa” (Lk.11:13). Chúa Thánh Thần là một “sự thiện” giá trị hơn bất cứ một sự gì khác (x.Mt.7:11), một “tặng ân tốt lành” thượng hảo!

            Trong bài từ giã các tông đồ, Chúa Giêsu đã trấn an các vị rằng chính Người sẽ xin Cha ban cho các môn đệ tặng ân hơn hết mọi tặng ân này: “Thày sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng An Uûi khác để ở cùng các con luôn mãi” (Jn.14:16). Người đã nói như thế vào ngày áp cuộc tử nạn của Người. Sau khi phục sinh, Người đã loan báo rằng việc hoàn tất lời nguyện cầu của Người sắp xẩy ra: “Thày sẽ gửi xuống trên các con lời hứa của Cha Thày... cho đến khi các con được mặc lấy quyền lực từ trên cao” (Lk.24:49). “Các con sẽ nhận lãnh quyền lực khi Thánh Thần đến với các con; rồi các con là những chứng nhân của Thày... cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8).

            Chúa Giêsu xin Cha ban Thánh Thần như tặng ân cho các tông đồ và cho Giáo Hội đến tận cùng thời gian. Nhưng chính Người cũng là Đấng mang tặng ân này nơi bản thân Người, và chiếm được ngay nơi nhân tính của mình trọn vẹn Thánh Thần, vì “Cha yêu Con đã ban hết mọi sự cho Con” (Jn.3:35). Người là Đấng “Thiên Chúa đã sai đến, Đấng tuyên phán lời Thiên Chúa và không hạn chế tặng ân Thần Linh của Người” (Jn.3:34).

            Ngay cả ở nơi nhân tính của mình, Con Thiên Chúa cũng là Đấng sai Thánh Thần đến. Vẫn biết Thánh Thần hoàn toàn là Tặng Aân của Chúa Cha, tuy thế, là một con người, bằng việc hoàn thành sứ mệnh cứu chuộc của mình khi thiết tha chịu khổ nạn để vâng phục Chúa Cha, cho dù vâng lời “cho đến chết trên thập giá” (Phil.2:8), Chúa Kitô cũng đã tỏ Thánh Thần ra, như là một Tặng Aân nhờ hy tế cứu chuộc của Người với tư cách là một người Con, và đã ban Thần Linh cho các môn đệ. Chúa Giêsu, lúc còn ở nhà tiệc ly, đã nói đến “việc ra đi” của Người, một việc ra đi, theo công cuộc cứu chuộc, đã trở nên một giây phút tiên quyết cho việc Thần Linh “đến” (x.Jn.16:7).
            Nơi giây phút tuyệt đỉnh Ba Ngôi Thiên Chúa tự tỏ mình ra này, chúng ta được phép tiến vào sâu hơn sự sống nội tại của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần được mạc khải cho chúng ta không những như là một Tặng Aân cho nhân loại, mà còn như một Tặng Aân đồng hiện hữu trong chính sự sống nội tại của Thiên Chúa. “Thiên Chúa là tình yêu”, như Thánh Gioan nói cho chúng ta biết (1Jn.4:8), một tình yêu thuộc về yếu tính chung cho cả ba ngôi Thần Linh, như các nhà thần học giải thích. Thế nhưng, nói như thế cũng không phải là không công nhận riêng một mình Thánh Thần, Thần Linh của Cha và của Con, là Tình Yêu, như chúng tôi đã dẫn giải ở các bài giáo lý trước đây. Bởi thế, bằng một quyền năng thẩm thấu của Tình Yêu, Ngài “thấu suốt ngay cả những điều sâu nhiệm nơi Thiên Chúa” (1Cor.2:10). Do đó, Ngài cũng là một Tặng Aân tự hữu vĩnh hằng được ba Ngôi thần linh chia sẻ trong sự sống nội tại của Thiên Chúa, duy nhất nhưng lại ba ngôi. Việc Ngài hiện hữu như Tình Yêu   hiện hữu như Tặng Aân cũng là một. Người ta còn có thể nói rằng: “Nhờ Thánh Thần, Thiên Chúa ‘hiện hữu’ như một tặng ân. Chính Thánh Thần là Đấng tỏ mình nơi việc tự hiến này, nơi hữu-thể-tình-yêu này. Ngài là Ngôi-Vị-Tình-Yêu. Ngài là Ngôi-Vị-Tặng-Ân” (Thông Điệp Dominum et Vivificantem, đoạn 10).

            Thánh Augustinô viết thế này: “như đối với Con, để là hữu thể được hạ sinh, tức là Người từ Cha mà có, cũng thế đối với Thánh Thần, để là một hữu thể là Tặng Aân, tức là Ngài được nhiệm xuất từ Cha và Con” (De Trinitate, IV,20: PL 42,908). Nơi Chúa Thánh Thần có một sự bình đẳng giữa việc là Tình yêu và là Tặng Aân. Thánh Tôma đã cắt nghĩa rõ: “Tình Yêu là lý do ban phát tặng ân nhưng không, một tặng ân được ban cho con người sống vì yêu. Thế nên, tặng ân thứ nhất là tình yêu (amor habet rationem primi doni)... Như thế, nếu Chúa Thánh Thần nhiệm xuất như Tình Yêu thì Ngài cũng nhiệm xuất như Tặng Aân Tiên Khởi” (Summa Theol., I,q.38,a.2). Vị Tiến Sĩ Thiên Thần đã kết luận là tất cả những tặng ân khác được phân phối nơi Thân Thể Chúa Kitô nhờ Tặng Aân là Chúa Thánh Thần, đúng như giáo thuyết của Thánh Augustinô (De Trinitate, XV,19; PL 42,1084).

            Chúa Thánh Thần, một Ngôi-Vị-Tình-Yêu và Thiên Chúa tự hữu, là cội nguồn của tất cả mọi tặng ân khác được tràn tuôn xuống trên tạo vật, và là nguồn gốc (fons vivus) phát xuất mọi vật tạo thành. Ngài như một ngọn lửa tình yêu (ignis catitas) bắn ra những tia thực tại và thiện hảo trên tất cả mọi sự (dona creata). Nghĩa là việc ban hiện hữu cho mọi sự bằng hành động tạo dựng, và ban ân sủng  cho thiên thần và loài người trong công cuộc cứu chuộc. Đó là lý do tại sao thánh Tông Đồ Phaolô đã viết: “Tình yêu Thiên Chúa đã được tuôn tràn vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần là Đấng đã được ban cho chúng ta” (Rm.5:5).

            Đoạn văn này của thánh Phaolô cũng là một tổng luận về những gì các tông đồ giảng dạy ngay sau biến cố Hiện Xuống. Thánh Phêrô thúc giục: “Anh em phải canh tân và lãnh nhận phép rửa, từng người trong anh em, nhân danh Chúa Giêsu Kitô, để anh em được thứ tha tội lỗi; rồi anh em sẽ lãnh nhận tặng ân Thánh Thần” (Acts 2:38). Sau đó ít lâu, thánh Phêrô đã được sai đến để rửa tội cho viên đại đội trưởng Cornêliô. Thánh Phêrô, nhờ cảm nghiệm được mạc khải thần linh, đã thâm tín rằng “tặng ân Thánh Thần phải được tuôn xuống cho cả dân ngoại nữa” (x.Acts 10:45). Sách Tông Đồ Công Vụ còn tường thuật đoạn nói về Simon Magus, người đã muốn dùng tiền bạc để mua tặng ân Thánh Thần. Thánh Simon Phêrô đã nghiêm trách ông ta về việc này và nhắc lại rằng Thánh Thần là một tặng ân chỉ được lãnh nhận nhưng không như tặng ân của riêng Thiên Chúa (x.Acts 8:19-23).

            Đó là điều các Giáo Phụ Hội Thánh lập lại. Chẳng hạn, chúng ta đọc thấy nơi thánh Cyrilô thành Alexandria: “việc chúng ta trở về cùng Thiên Chúa được thực hiện qua Chúa Kitô Đấng Cứu Thế, và chỉ xẩy ra nhờ việc can thiệp và thánh hóa của Thánh Thần. Thần Linh là Đấng nối kết chúng ta với, tức là, hiệp nhất chúng ta với Thiên Chúa; nhờ lãnh nhận Thần Linh, chúng ta là những người thừa hưởng và là những tình thân của bản tính thần linh; chúng ta nhận được Thần Linh nhờ Con, và trong Con chúng ta nhận được Cha” (Commentary on John’s Gospel, 9,10; PG 74,544D). Đó là việc “trở về cùng Thiên Chúa”, là việc được thực hiện liên tục nơi cá nhân cũng như qua các thế hệ nhân loại, trong thời khoảng giữa “việc ra đi” cứu chuộc của Chúa Kitô - tức của Con Cha - với việc luôn luôn lại “đến” trong thánh thiện của Thánh Thần, một việc “đến” sẽ được hoàn trọn trong cuộc trở lại vinh quang của Chúa Giêsu vào lúc tận cùng lịch sử. Tất cả mọi sự thuộc lãnh vực bí tích, đặc sủng và phẩm trật giáo hội giúp vào việc nhân loại “trở về” với Cha trong Con là một thể thức đa diện và là một việc tràn tuôn khác nhau của cùng một Tặng Aân vĩnh hằng. Tặng ân này là Thánh Thần, theo chiều kích của một tặng ân ban phát, hay như  một thông phần của nhân tính vào Tình Yêu vô tận. Thánh Tôma nói chính “Thánh Thần là Đấng tự ban mình” (Summa Theol., I,q.38,a.1,ad1). Có một sự liên tục giữa Tặng Aân tự hữu và các tặng ân ban phát. Điều này đã khiến cho Thánh Augustinô viết: “Chúa Thánh Thần là Tặng Aân vĩnh hằng, thế nhưng, trong thời gian, Ngài là (những gì được) ban phát” (De Trinitate, V,16,17; CC 50,224).

            Căn cứ vào truyền thống cổ kính của các vị Giáo Phụ và Tiến Sĩ Hội Thánh, những vị gắn liền với Chúa Giêsu Kitô và các tông đồ, Tôi đã viết trong Thông Điệp Dominum et Vivificantem: “Tình yêu của Thiên Chúa Cha, như một tặng ân, một ân sủng vô tận, một mạch nguồn sự sống, đã trở nên hữu hình nơi Chúa Kitô, và nơi nhân tính của Chúa Kitô tình yêu đã trở nên ‘phần thể’ của vũ trụ, của gia đình nhân loại và của lịch sử. Việc ân sủng hiện tỏ này nơi lịch sử con người nhờ Chúa Giêsu Kitô đã được hoàn thành bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn mạch cho tất cả mọi hoạt động cứu rỗi của Thiên Chúa nơi thế giới. Ngài là một ‘Thiên Chúa ẩn thân’, Đấng là tình yêu và tặng ân, ‘tràn đầy vũ trụ’” (đoạn 54). Trong cốt lõi của cấp trật phổ quát được các tặng ân của Thánh Thần làm nên này là con người, “một tạo vật có lý trí, thành phần, không giống như các thụ tạo khác trên thế gian, có thể chiếm đạt được niềm hoan hưởng nơi Ngôi Vị thần linh và lợi dụng những tặng ân của Ngài. Loài thụ tạo có lý trí này có thể đạt đến tình trạng ấy khi nam nhân hay nữ giới trở nên một người thừa hưởng Lời thần linh và Tình Yêu nhiệm xuất từ Cha và Con, để, nhờ thái độ cởi mở nội tâm tự nguyện này, con người có thể thật sự nhận biết Thiên Chúa và xứng đáng yêu mến Thiên Chúa... tuy nhiên, tình trạng này có được xẩy ra thì chắc chắn không phải là do công nghiệp cá nhân, mà như một tặng ân từ trời ban cho... Bởi thế, phải tùy theo Thần Linh là Tặng Aân được ban phát” (Summa Theol., I,q.38,a.1).

            Chúng ta sẽ có một dịp khác để nói về tầm quan trọng của giáo huấn này đối với đời sống tu đức. Tạm thời chúng ta kết thúc buổi giáo lý của chúng ta về Ngôi Vị của Chúa Thánh Thần - là Tình Yêu và là Tặng Aân đức ái vô tận - bằng đoạn văn tiyệt vời trên đây của vị Tiến Sĩ Thiên Thần.

            (Bài Giáo Lý thứ 59 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chia sẻ ngày Thứ Tư, 21-11-1990,

trong loạt 80 bài về chủ đề Chúa Thánh Thần)