Bài 17
Thánh Thần Hiện
Xuống:
Tặng Ân
Được Thiên Chúa Thừa Nhận
C |
húng ta đã phân tích những yếu
tố bề ngoài được Sách Tông Đồ Công Vụ
ghi nhận về cuộc tỏ hiện thần linh trong cuộc
hiển linh của Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Gialiêm, đó
là, “tiếng gió thổi mạnh”, “những lưỡi lửa”
đậu trên những người tụ họp tại
nhà tiệc ly, và cuối cùng là hiện tượng tâm-ngôn làm
cho các tông đồ được các người nói “những
ngôn ngữ khác” nghe hiểu. Chúng ta cũng thấy
rằng, trong số tất cả những tỏ hiện bề
ngoài đó, yếu tố quan trọng và chính yếu là việc
biến đổi nội tâm nơi các tông đồ.
Chính việc biến đổi này đã nói lên sự hiện
diện và tác động của Đấng An Uûi Thần
Linh, Đấng đã đến theo lời
Chúa Kitô hứa với các tông đồ vào lúc Người
trở về cùng Cha.
Việc
hiện xuống của Chúa Thánh Thần gắn liền với
mầu nhiệm vượt qua, một mầu nhiệm được
hiệu thành nơi hiến tế cứu chuộc trên thập
giá của Chúa Kitô cũng như nơi cuộc phục sinh
của Chúa Kitô, một cuộc phục sinh phát sinh sự sống
mới. Vào ngày Lễ Hiện Xuống, các tông đồ -
qua công việc của Chúa Thánh Thần - đã hoàn toàn được
tham phần vào sự sống này, và nhờ đó, các vị cảm thấy được đủ
quyền năng cho việc minh chứng để làm sáng tỏ
việc Chúa phục sinh.
Vào
ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đã tỏ mình ra như
Đấng ban sự sống. Đây là điều chúng ta tuyên
xưng trong kinh tin kính khi chúng ta nhận Ngài là “Chúa, Đấng
ban sự sống”. Điều này làm hoàn tất công cuộc
tự thông mình ra của Thiên Chúa, một công cuộc được
bắt đầu khi Ngài hiến mình cho con người, tạo
dựng họ theo hình ảnh và tương tự như Ngài.
Tặng ân thần linh ban mình này -
một tặng ân từ đầu đã làm nên mầu
nhiệm tạo dựng con người và nâng con người
lên một phẩm vị siêu nhiên - sau khi tội lỗi xẩy
ra được dự phóng nơi lịch sử nhân loại
như là một lời hứa cứu rỗi. Nó được
hoàn tất nơi mầu nhiệm cứu chuộc do Chúa Kitô,
Thiên Chúa Làm Người, hiệu thành qua hiến tế của Người. Liên
kết với cuộc vượt qua của Chúa Kitô, “việc
ban mình của Thiên Chúa” được hoàn tất trong biến
cố Hiện Xuống. Cuộc hiển linh ở
Gialiêm biểu hiệu cho một khởi sự mới nơi
việc tự ban mình của Thiên Chúa trong Thánh Linh. Các tông đồ
và tất cả những người hiện diện cùng với
Mẹ Maria vào ngày đó ở nhà tiệc ly là thành phần đầu
tiên cảm nghiệm được việc tràn tuôn mới
của sự sống thần linh này, một sự sống
mà - nơi các vị và qua các vị, cũng như nơi Giáo
Hội và qua Giáo Hội - đã được dành sẵn
cho mọi người. Đó là một sự
sống phổ quát như ơn cứu độ phổ quát.
Việc
khởi sự của một sự sống mới có được
là nhờ tặng ân thừa nhận thần
linh. Tặng ân này
Chúa Kitô, bằng việc cứu chuộc của
mình, đã chiếm hữu cho tất cả mọi người
và Chúa Thánh Thần đã ban phát cho tất cả mọi người.
Bằng ân sủng, Thần Linh đã tái tạo, đúng hơn,
tân tạo con người theo hình ảnh
của Con Một Cha. Nhờ thế, Lời nhập thể
canh tân và làm cho bền vững “tặng ân ban mình” của Thiên
Chúa, nơi việc hiến ban cho con người, bằùng
công cuộc cứu chuộc, “ơn được tham dự
vào sự sống thần linh”, như được đề
cập đến trong Bức Thư Thứ Hai của Thánh
Phêrô (x.2Pt.1:4). Trong Bức Thư gửi cho giáo đoàn Rôma,
Thánh Phaolô cũng nói đến Chúa Giêsu Kitô “theo Thần Linh
thánh thiện, được ấn định là Con Thiên
Chúa bằng quyền năng do việc Người phục
sinh từ kẻ chết” (1:4).
Thế
nên, hoa trái của việc phục sinh, một thể hiện
tầm mức trọn vẹn của quyền năng Chúa
Kitô, Con Thiên Chúa, như một tặng ân mới của việc
thừa nhận thần linh đã
được thông chia cho tất cả những ai cởi
mở cho tác động của Thần Linh. Sau khi nói đến
việc Lời nhập thể, trong đoạn mở đầu
Phúc Aâm của mình, Thánh Gioan đã viết là “tất cả
những ai tiếp nhận Người, tức những ai
tin vào danh Người, Người ban cho họ quyền trở
nên con cái Thiên Chúa” (1:12). Hai vị tông đồ Gioan và Phaolô
đã hiểu được ý niệm của việc thừa
nhận thần linh, một thừa nhận thần linh Chúa
Giêsu đã lập được bởi Chúa Thánh Thần,
như là một tặng ân của sự sống mới ban
cho con người.
Việc
thừa nhận này là một tặng ân từ
Chúa Cha mà có, như chúng ta đã đọc thấy trong Bức
Thư Thứ Nhất của thánh Gioan: “Hãy nhìn xem Thiên Chúa đã
yêu thương chúng ta là dường nào, cho chúng ta được
gọi là con cái của Thiên Chúa; và chúng ta qủa là như vậy”
(1Jn.3:1). Trong Bức Thư gửi cho giáo đoàn Rôma, thánh
Phaolô đã quảng diễn chân lý này theo
ý nghĩa của dự định đời đời nơi
Thiên Chúa: “Với những ai Ngài biết trước thì Ngài
cũng tiền định cho được nên giống hình
ảnh Con Ngài, để Con làm trưởng tử của
nhiều anh em (
Hơn
nữa, trong Bức Thư gửi giáo đoàn Galata, thánh
Phaolô còn nói về ý định đời đời của
Thiên Chúa đã được cưu mang trong nội tâm sự
sống ba ngôi của Ngài. Ý định đời đời
này được hoàn thành trong sự “viên mãn của thời
gian”, bằng việc Chúa Con đến nơi mầu nhiệm
Nhập Thể để làm cho chúng ta nên những đứa
con thừa nhận của Ngài: “Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến,
được hạ sinh bởi một người nữ...
để chúng ta được thừa nhận làm con cái”
(Gal.4:4-5). Theo thánh Tông Đồ, sứ mệnh của Chúa
Thánh Thần gắn liền với “sứ mệnh” của
Chúa Con trong công cuộc ba ngôi. Thánh Tông Đồ thêm: “Và vì
chúng ta là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Linh của Con Ngài
vào trong lòng chúng ta, để kêu lên ‘Abba, Lạy Cha’”
(Gal.4:6).
Đến
đây chúng ta chạm đến đích điểm của
mầu nhiệm được thể hiện nơi Ngày Lễ
Ngũ Tuần: Chúa Thánh Thần xuống “trong lòng chúng ta” như
Thần Linh của Con. Chính vì Ngài là Thần Linh của Con mà
Ngài làm cho chúng ta cùng với Chúa Kitô kêu lên Thiên Chúa: “Abba, Lạy
Cha”.
Tiếng
kêu này nói lên sự thật là chúng ta chẳng những được
gọi là con cái Thiên Chúa, “mà chúng ta thực sự là thế”,
như tông đồ Gioan đã nhấn mạnh trong Bức
Thư Thứ Nhất của ngài (3:1). Nhờ tặng ân này, chúng ta thực sự thông phần với
thân phận làm con xứng hợp với Con Thiên Chúa là Đức
Giêsu Kitô. Đây là một chân lý siêu nhiên về mối liên hệ
của chúng ta với Đức Kitô, một chân lý có thể
nhận thức bởi những ai “nhận biết Cha”
(x.1Jn.2:13) mà thôi.
Việc
nhận thức chỉ có thể khả đạt nhờ
Chúa Thánh Thần, qua chứng cớ Ngài tác động bên
trong tâm linh con người. Ở đó, Ngài hiện
diện như nguyên lý của sự thật và của sự
sống. Thánh Tông Đồ Phaolô đã nói với chúng
ta rằng: “Chính Thần Linh làm chứng cho tâm linh của chúng
ta, chúng ta là con cái Thiên Chúa, và nếu chúng ta là con cái, thì chúng
ta cũng là những người được thừa kế,
những người thừa kế của Thiên Chúa cùng với
Đức Kitô” (Rm.8:16-17). “Anh em đã không lãnh nhận một
thần trí nô lệ để lại chìm ngập trong sợ
hãi, song anh em đã lãnh nhận thần trí con cái để
chúng ta nhờ đó kêu lên ‘Abba! Lạy Cha’” (Rm.8:15).
Thần
Linh làm phát sinh nơi con người hình ảnh của Chúa
Con, nhờ đó, Ngài thiết lập một mối liên hệ
huynh đệ thân tình với Đức Kitô khiến chúng
ta “cùng với Người kêu lên: ‘Abba! Lạy Cha!’”. Bởi
vậy vị Tông Đồ viết “tất cả những
ai được Thần Linh của Thiên Chúa dẫn dắt
đều là con cái của Thiên Chúa” (Rm.8:14). Như Thần
Linh của Chúa Con, Chúa Thánh Thần “thở” vào lòng các tín hữu,
để thiết lập nơi con người thân phận
con cái thần linh theo hình ảnh Đức Kitô và nên một
với Đức Kitô. Chúa Thánh Thần khuôn đúc từ bên
trong tâm linh con người theo mẫu mực
thần linh là Đức Kitô. Nhờ đó, bởi
Thần Linh, một Đức Kitô được biết đến
nơi những trang Phúc Aâm đã trở nên “đời sống
của linh hồn”. Trong việc suy tưởng, yêu thương,
phán đoán, tác hành và ngay cả cảm xúc, con người được
nên giống Đức Kitô và trở nên “như Đức
Kitô”.
Việc làm này của Chúa Thánh Thần đã được
khởi sự từ Ngày Lễ Hiện Xuống ở Gialiêm,
một biến cố là tột đỉnh của mầu
nhiệm vượt qua. Từ đó trở đi, Chúa
Kitô ở với chúng ta và hoạt động trong chúng ta nhờ
Chúa Thánh Thần, làm hiệu thành ý định đời đời
của Thiên Chúa, Đấng đã tiền định chúng
ta “làm những người con cái thừa nhận của Ngài
nơi Chúa Giêsu Kitô” (Eph.1:5). Vậy chúng ta đừng bao giờ
thôi lập lại và suy niệm chân lý diệu vợi này của
đức tin chúng ta.
(Bài
Giáo Lý thứ 10 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chia sẻ
ngày Thứ Tư,
trong loạt 80 bài về chủ đề
Chúa Thánh Thần)