Bài 28
Thần Linh: Nguồn
Mạch Đời Sống Cầu Nguyện
T |
hể thức đệ nhất
và tuyệt nhất biểu hiệu đời sống nội
tâm là việc cầu nguyện. Các thày dạy và các nhà thông
thạo đời sống tu đức đã thâm tín điều
này đến nỗi họ thường nói về đời
sống nội tâm như là một đời sống cầu
nguyện. Tác giả chính yếu của đời sống
này là Chúa Thánh Thần, như Ngài đã đóng vai trò này nơi
Đức Kitô. Thật vậy, chúng ta đã đọc thấy
sự kiện này trong Phúc Aâm thánh Luca: “Ngay lúc ấy, Chúa Giêsu
hứng khởi trong Thánh Thần thốt lên: ‘Lạy Cha là
Chúa trời đất, Con xin chúc tụng Cha’” (Lk.10:21). Đây
là một lời cầu chúc tụng và tạ ơn, mà, theo
thánh ký, thoát lên từ nỗi hân hoan “trong Thánh Thần”.
Chúng
ta biết rằng, trong cuộc hoạt động thiên sai
của mình, Chúa Giêsu thường lui vào nơi cô quạnh để
cầu nguyện, và Người đã cầu nguyện cả
đêm (x.Lk.6:12). Để cầu nguyện, Người thích
những nơi hoang vắng như thế, nơi giúp cho con
người chuyện vãn với Thiên Chúa, Đấng hết
lòng đáp ứng nhu cầu và xu hướng của mọi
thần trí biết nhạy cảm đối với mầu
nhiệm siêu việt thần linh (x.Mk.1:35; Lk.5:16). Cựu Ước
(x.Ex.34:28; 1Kgs.19:8) cho chúng ta thấy Moisen và Elia đã hành động
theo cung cách này. Sách tiên tri Hosea cũng cho chúng ta thấy rằng
những nơi hoang vắng giúp cho việc hứng khởi
cầu nguyện. Thiên Chúa “sẽ dẫn (chúng ta) vào trong sa
mạc mà nói với lòng (chúng ta)” (x.Hos.2:16).
Trong
cuộc sống của chúng ta, cũng như trong cuộc sống
của Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần tỏ mình ra như là một
Thần Linh của việc nguyện cầu. Thánh Tông Đồ
Phaolô đã nói với chúng ta một cách hùng hồn trong đoạn
thư gửi giáo đoàn Galata như chúng ta đã trích dẫn
trước đây: “Để
chúng ta thấy được mình là con, Thiên Chúa đã
sai Thần Linh Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu lên ‘Abba, Lạy Cha!’”
(Gal.4:6). Như thế, bằng một cách nào đó, Chúa Thánh
Thần đã chuyển sang lòng chúng ta lời nguyện cầu
của Con là Đấng đã dâng Chúa Cha tiếng kêu lên này.
Cả lời cầu nguyện của chúng ta nữa cũng
diễn tả “việc chúng ta được thừa nhận
làm con” là việc được ban cho chúng ta trong Đức
Kitô và nhờ Đức Kitô (x.Rm.8:15). Cầu nguyện là
tuyên xưng niềm tin của chúng ta nhận thức được
chân lý “chúng ta là con cái” và là “những người thừa tự
của Thiên Chúa”, “những người cùng được
thừa tự với Đức Kitô”. Cầu nguyện khiến
cho chúng ta sống thực tại siêu nhiên này nhờ tác động
của Chúa Thánh Thần là Đấng “làm chứng cho tâm
linh chúng ta” (x.Rm.8:16-17).
Từ
khi Giáo Hội mới bắt đầu, các môn đồ của
Đức Kitô đã sống chính niềm tin này, một niềm
tin cũng được thể hiện vào lúc lâm chung. Chúng
ta thừa biết lời cầu nguyện của thánh Stêphanô,
vị tử đạo tiên khởi, một con người
“đầy Chúa Thánh Thần”. Đang khi bị ném đá, Ngài
đã chứng tỏ mối hiệp nhất đặc biệt
giữa ngài với Đức Kitô qua lời than, như Vị
Tôn Sư tử giá của mình, liên quan đến thành phần
hành hình mình: “Lạy Chúa, xin chớ chấp tội họ!”.
Thế rồi, vẫn trong trạng thái nguyện cầu,
thánh nhân chăm chú nhìn lên vinh quang của Đức Kitô đứng
“bên hữu Thiên Chúa” mà kêu lên: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy
tâm thần của con” (x.Acts 7:55-60). Lời nguyện cầu
này là hoa trái của tác động Thánh Thần nơi lòng của
vị tử đạo.
Người
ta cũng thấy cùng một hứng khởi nguyện cầu
nội tâm nơi hành động tử đạo của các
vị khác, thành phần tuyên xưng Đức Kitô. Những
vị sứ giả đồng loạt này đã nói lên ý thức
Kitô giáo được đào luyện nơi trường
học Phúc Aâm cũng như nơi những bức thư của
các tông đồ là những gì làm nên ý thức của chính
Giáo Hội.
Thực
tế cho thấy, nhất là theo giáo huấn của Thánh
Phaolô, Chúa Thánh Thần tác hành như tác giả của đời
sống nguyện cầu Kitô giáo, trước hết, là vì
Ngài thúc đẩy chúng ta cầu nguyện. Ngài chính là Đấng
làm phát sinh nơi chúng ta, nhất là lúc bị cám dỗ, nhu cầu
và ước muốn thực hiện việc “tỉnh thức
và cầu nguyện” như Chúa Kitô kêu gọi, vì “tinh thần
thì linh hoạt song xác thịt lại yếu nhược”
(Mt.26:41). Lời Chúa Kitô kêu gọi này như được
âm dội nơi lời huấn dụ của Bức Thư
gửi giáo đoàn Eâphêsô: “Bằng tất cả nguyện cầu
và kêu xin, anh em hãy cầu nguyện trong Thần Linh ở mọi
hoàn cảnh. Để được như thế, anh em
hãy hết sức kiên tâm coi chừng... hầu tôi nói lên những
lời hiên ngang làm tỏ hiện mầu nhiệm Phúc Aâm”
(Eph.6:18-19). Thánh Phaolô nhận thức rằng thánh nhân đang
ở trong tình trạng của những người cần
cầu nguyện để chống lại chước cám
dỗ, và để khỏi trở thành mồi ngon cho nỗi
yếu hèn loài người, cũng như để nhìn thẳng
vào sứ vụ được kêu gọi. Thánh nhân luôn luôn
nhớ và đôi khi rùng mình nhận thức được
trách nhiệm ủy nhiệm cho ngài trong việc làm chứng
nhân cho Đức Kitô và cho Phúc Aâm trên thế giới, nhất
là giữa thành phần dân ngoại. Thánh nhân biết rằng
điều ngài được gọi để làm và để
nói cũng là và thực ra là công việc của Thần Chân
Lý mà Chúa Giêsu nói đến: “Ngài sẽ lấy những gì từ
Thày mà truyền đạt cho các con” (Jn.16:14). Chúa Thánh Thần
dùng “những gì từ Chúa Kitô” để “tôn vinh Người”
qua sứ điệp truyền giáo. Bởi thế mà chỉ
khi nào con người đi sâu vào lãnh vực Chúa Kitô liên kết
với Thần Linh của Người trong mầu nhiệm
nên một với Chúa Cha, họ mới có thể hoàn thành cùng
một sứ vụ như thế. Cầu nguyện là đường
lối để tiến vào mối hiệp thông này, một
mối hiệp thông được Thần Linh khơi dậy
trong chúng ta.
Bằng
những lời hết sức sâu xa trong Thư gửi giáo đoàn
Rôma, thánh Tông Đồ cho thấy cách thức “Thần Linh đến
trợ giúp nỗi yếu hèn của chúng ta; vì chúng ta không biết
mình phải cầu nguyện ra sao, nên chính Thần Linh đã
chuyển cầu cho chúng ta bằng những lời than khôn
tả” (Rm.8:26). Thánh Phaolô cũng nghe thấy những lời
than tương tự vang lên ngay từ thâm cung của thế
giới tạo vật, thành phần “đang ngong ngóng mong đợi
cuộc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa” trong hy vọng
được “giải cứu khỏi bị làm tôi cho hư
hoại, quằn quại kêu lên cho đến nay”
(Rm.8:19,21-22). Trước bối cảnh linh thiêng có tính cách
lịch sử này, Chúa Thánh Thần đang hoạt động:
“Đấng dò thấu tâm can thì biết được ý hướng
của Thần Linh, vì Ngài chuyển cầu cho các thánh theo ý
muốn của Thiên Chúa” (Rm.8:27). Đến đây chúng ta đang
ở ngay nguồn mạch của việc cầu nguyện
thân tình và sâu xa nhất. Thánh Phaolô cắt nghĩa cho chúng ta
thấy và làm cho chúng ta hiểu rằng Chúa Thánh Thần chẳng
những thôi thúc chúng ta cầu nguyện mà chính Ngài còn cầu
nguyện trong chúng ta nữa!
Chúa
Thánh Thần ở ngay mạch nguồn của lời cầu
nguyện, một lời nguyện cầu nói lên tuyệt hảo
nhất mối liên hệ hiện hữu giữa các Ngôi Vị
Thần Linh trong Ba Ngôi: lời cầu nguyện tôn vinh và tạ
ơn, làm hiển danh Chúa Cha cùng với Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Lời cầu nguyện này đã là lời cầu nguyện
ở trên môi miệng của các vị tông đồ vào ngày
Lễ Hiện Xuống, khi các vị loan báo “những công việc
quyền năng của Thiên Chúa” (Acts 2:11). Những điều
này cũng đã xẩy ra nơi trường hợp của
viên đại đội trưởng Cornêliô, lúc mà thánh Phêrô
đang diễn giải, thì những ai hiện diện bấy
giờ đều đã nhận được “tặng ân
Chúa Thánh Thần” và rồi “đã tôn vinh Thiên Chúa” (x.Acts
10:45-47).
Trong
Thư gửi cho giáo đoàn Côlôsê, Thánh Phaolô đã giải
thích cảm nghiệm Kitô giáo đầu tiên này, một cảm
nghiệm đã trở thành gia sản chung của Giáo Hội
sơ khai. Sau khi biểu lộ ước mong sao cho “lời
của Chúa Kitô dồi dào ở trong anh em” (Col.3:16), thánh nhân đã
kêu gọi các Kitô hữu giữ việc cầu nguyện, bằng
việc “ca hát với niềm tạ ơn Thiên Chúa trong lòng
anh em”, chỉ dẫn và thúc giục nhau hát “những thánh vịnh,
thánh ca và những khúc ca linh thiêng” (Col.3:17). Và thánh nhân xin họ
chuyển lối sống nguyện cầu này sang bất cứ
những gì họ làm trong lời nói cũng như trong hành động.
“Hãy nhân danh Chúa Giêsu Kitô mà làm mọi sự, nhờ Người
tạ ơn Thiên Chúa là Cha” (Col.3:17). Trong Thư gửi giáo đoàn
Êphêsô thánh nhân cũng khuyên tương tự như thế:
“Anh em hãy làm cho mình đầy thần trí, ngỏ lời với
nhau bằng các bài thánh vịnh và các bản thánh ca... hát mừng
Chúa trong lòng anh em, nhân danh Chúa Giêsu Kitô mà luôn tạ ơn Thiên
Chúa là Cha về mọi sự “ (Eph.5:18-20).
Điều
này mang chúng ta về lại với chiều kích Ba Ngôi của
lời cầu nguyện Kitô giáo theo giáo huấn và huấn dụ
của thánh Tông Đồ. Người ta cũng có thể
thấy, cùng với thánh Tông Đồ, chính Thánh Linh là Đấng
thôi thúc loại cầu nguyện này và hình thành nó nơi lòng
con người. “Đời cầu nguyện” của các thánh,
các nhà thần bí, các trường phái và trào lưu tu đức
được phát triển qua các thế hệ Kitô giáo cũng
hợp với cảm nghiệm của các cộng đồng
sơ khai. Phụng vụ của Giáo Hội cũng thể
hiện như thế, chẳng hạn trong kinh Vinh Danh chúng ta đọc: “Chúng
con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa”; tương tự
nơi cả kinh Tạ Ơn
(Te Deum), chúng ta chúc tụng
Thiên Chúa và tuyên xưng Ngài là Chúa. Trong phần mở đầu
là một lời mời gọi giống nhau: “Chúng ta hãy tạ
ơn Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, và giáo hữu được
kêu gọi để tỏ lòng đáp ứng và tham dự:
“Thật là phải lẽ và chính đáng”. Đẹp đẽ
biết bao khi lập lại, cùng với Giáo Hội nguyện
cầu, vào cuối mỗi một thánh vịnh cũng như
vào cuối nhiều dịp khác như thế, một đoản
khúc Gloria Patri ngắn gọn
và uy linh: “Sánh danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần...”
Việc
tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi theo tác động của Chúa Thánh Thần
là Đấng cầu nguyện trong chúng ta và cho chúng ta, diễn
ra ở ngay cõi lòng. Thế nhưng, việc tôn vinh này cũng
được chuyển thành việc chúc tụng bằng lời
nói để đáp ứng những bộc lộ cá nhân cũng
như chung cộng đồng trong việc cử hành những
kỳ công của Thiên Chúa. Linh hồn kính mến Thiên Chúa tự
bộc phát bằng những lời lẽ, và cũng dễ
dàng bằng các bài hát, như vốn thực hiện trong Giáo
Hội kể từ các cộng đoàn Kitô giáo tiên khởi.
Thánh Augustinô cho chúng ta biết rằng “Thánh Ambrôsiô đã mang
ca hát vào Giáo Hội Milan” (x.Tự
Thú,9,c.7: PL 32,770). Thánh nhân nhớ rằng ngài đã khóc
khi nghe “những bài thánh ca và những bài hát âm vang ngọt ngào
trong Giáo Hội Chúa, và cảm thấy hết sức xúc động”
(x.Tự Thú,9,c.6: PL 32,769).
Ngay cả âm thanh cũng có thể góp phần vào việc chúc
tụng Thiên Chúa, khi những khí cụ giúp vào việc “nâng cảm
tình con người lên” (Thánh Tôma Aquinô, Expositio in Psalmos,32,2).
Tác dụng này nói lên giá trị của các bài hát và ca nhạc
trong phụng vụ của Giáo Hội, vì “chúng giúp khơi động
cảm tình đối với Thiên Chúa ... bằng những
cung điệu khác nhau” (Summa
Theol., II-II,q.92,a.2; x.Thánh Augustinô, Confessions,10,c.22: PL 32,800). Nếu những tiêu chuẩn
phụng vụ được tuân hành, ngày nay người
ta cũng có thể cảm nghiệm được điều
Thánh Augustinô gợi lại ở một đoạn Tự Thú khác của ngài
(9,c.4,n.8): “Oâi Chúa Trời con ơi, con sẽ dâng lên Chúa những
bài ca nào khi đọc các thánh vịnh Đavít, các ca vịnh
của đức tin, bản nhạc của lòng đạo
đức... Con sẽ dâng lên Chúa những bản nhạc nào
đây khi đọc những thánh vịnh ấy! Con cảm
thấy nóng nẩy yếu mến Chúa biết bao và muốn
đọc những thánh vịnh này trước mặt toàn
thể thế giới, nếu con làm được...” Tất
cả những điều này xẩy ra khi linh hồn con người
hay cộng đoàn chiều theo hoạt động sâu xa của
Chúa Thánh Thần.
(Bài
Giáo Lý thứ 73 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chia sẻ
ngày Thứ Tư, 17-4-1991,
trong
loạt 80 bài về chủ đề Chúa Thánh Thần)