Bài 29

Thần Linh: Ánh Sáng của Tâm Hồn

 

 

Đ

ời sống thiêng liêng cần được soi sáng và hướng dẫn. Bởi thế, để thiết lập Giáo Hội và sai các tông đồ vào trần gian, Chúa Giêsu đã ủy thác cho các vị công việc giảng dạy mọi dân nước, như chúng ta đọc thấy trong Phúc Aâm theo thánh Mathêu (x.28:19-20), cũng như công việc “công bố Phúc Aâm cho mọi tạo vật”, như bản văn Phúc Aâm thánh Marcô viết (16:15). Thánh Phaolô cũng nói về việc làm tông đồ như một “việc sáng soi cho tất cả mọi người” (Eph.3:9).

            Thếø nhưng, công việc truyền bá Phúc Aâm và giảng dạy của Giáo Hội thuộc về sứ vụ của các vị tông đồ và các người thừa kế các vị, cũng như, thuộc về mọi phần tử của Giáo Hội theo một cách thế khác nhau. Chính là để tiếp tục qua mọi thời đại công cuộc của Chúa Kitô, “Thày dạy duy nhất” (Mt.23:8), Đấng đã mang đến cho nhân loại mạc khải trọn vẹn của Thiên Chúa. Tuy nhiên vẫn cần có một thày dạy bên trong, vị thấu nhập cõi lòng và tâm linh con người bằng giáo huấn của Chúa Kitô. Vị thày này là Chúa Thánh Thần, Đấng chính Chúa Giêsu gọi Ngài là “Thần Chân Lý”, và cũng là Đấng Người đã hứa như Đấng sẽ dẫn các vị vào tất cả sự thật (x.Jn.14:17,16:13). Nếu Chúa Giêsu nói về mình: “Thày là sự thật” (Jn.14:6), thì Thánh Thần làm cho sự thật Chúa Kitô này được nhận biết và truyền bá ra: “Ngài sẽ không tự mình mà nói, song Ngài sẽ nói những gì Ngài nghe thấy... Ngài sẽ lấy những gì nơi Thày mà truyền đạt cho các con” (Jn.16:13-14). Thần Linh là ánh sáng của linh hồn: Lumen cordium, như chúng ta gọi Ngài trong ca tiếp liên Lễ Hiện Xuống.

            Chúa Thánh Thần là ánh sáng và là vị thày nội tâm đối với các tông đồ, thành phần đã nhận biết Chúa Kitô sâu xa để có thể hoàn tất công việc của mình là những nhà rao giảng Phúc Aâm. Ngài đã và vẫn như thế đối với Giáo Hội và trong Giáo Hội, với các tín hữu qua mọi thế hệ, và đặc biệt với các thần học gia và các vị linh hướng, với các giáo lý viên cũng như với những người có trách nhiệm nơi các cộng đồng Kitô giáo. Ngài đã và vẫn như thế đối với tất cả mọi người, cả bên trong hay bên ngoài những phân cách hữu hình của Giáo Hội, thành phần thật lòng muốn theo đường lối của Thiên Chúa, và không do lỗi tại mình, đã không tìm kiếm một người nào đó để giúp họ giải quyết những nan giải của cuộc sống và khám phá ra sự thật đã được mạc khải. Xin Chúa ban cho tất cả mọi anh chị em chúng ta - cả hàng triệu, thậm chí cả hàng tỉ con người - ơn chấp nhận và dễ dạy đối với Chúa Thánh Thần vào những giây phút định đoạt cuộc sống của họ.

            Đối với Kitô hữu chúng ta, việc giảng dạy bên trong của Chúa Thánh Thần là một sự thật phấn khởi. Sự thật này dựa vào lời của Chúa Kitô về việc “Đấng An Uûi khác” đến, Đấng Người nói “Cha sẽ nhân danh Thày sai đến - Ngài sẽ dạy các con mọi sự và sẽ nhắc nhở các con tất cả những gì Thày đã nói với các con” (Jn.14:26). “Ngài sẽ hướng dẫn các con vào tất cả sự thật” (Jn.16:13).

            Căn cứ vào đoạn văn này người ta có thể kết luận rằng Chúa Giêsu đã không ký thác lời của Người cho trí nhớ của nhân loại mà thôi. Trí nhớ này phải được Chúa Thánh Thần hỗ trợ, Đấng sẽ tiếp tục làm sống lại nơi các vị tông đồ việc tưởng nhớ đến những biến cố cùng ý nghĩa của các mầu nhiệm Phúc Aâm.

            Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn các vị tông đồ trong việc lưu truyền lời nói và cuộc sống của Chúa Giêsu. Thần Linh đã linh ứng cho cả việc giảng dạy bằng ngôn từ lẫn các văn bản của các vị, cũng như việc nhuận sắc các Phúc Aâm, như chúng ta đã thấy trong bài giáo lý về Chúa Thánh Thần và việc mạc khải.

            Ngài cũng giúp cho các người đọc Thánh Kinh hiểu được ý nghĩa thần linh trong bản văn mà Ngài khơi động viết lên và là tác giả chính. Một mình Ngài làm cho con người biết được “thâm cung của Thiên Chúa” (1Cor.2:10) được hàm chứa trong văn bản thánh. Chính Ngài là Đấng được sai đến để chỉ dẫn các môn đệ theo những giáo huấn của Thày mình (x.Jn.16:13).

            Chính các vị tông đồ là những vị đầu tiên lưu truyền lời của Chúa Kitô đã nói về việc dạy dỗ bên trong này của Chúa Thánh Thần. Thánh Gioan viết: “Thế nhưng, anh em nhận lãnh việc xức dầu từ Đấng Thánh (Chúa Kitô), và tất cả anh em đều có kiến thức. Tôi viết cho anh em không phải vì anh em không biết chân lý mà là vì anh em biết và vì mọi gian dối tương khắc với chân lý” (1Jn.2:20-21). Theo các Giáo Phụ của Hội Thánh và đa số các nhà dẫn giải Thánh Kinh hiện đại thì “việc xức dầu” này (chrisma) biểu hiệu cho Chúa Thánh Thần. Thánh Gioan còn nói rằng những ai sống theo Thần Linh không cần thày dạy nào khác: “Đối với anh em, việc xức dầu anh em đã lãnh nhận từ Ngài vẫn ở nơi anh em, nên anh em không cần ai dạy dỗ anh em. Song việc xức dầu của Ngài dạy dỗ anh em mọi sự chân thật và không sai lầm; vậy anh em hãy ở lại nơi Ngài và giữ điều anh em đã học biết từ việc xức dầu” (1Jn.2:27).

            Cả thánh Tông Đồ Phaolô cũng nói đến một sự hiểu biết theo Thần Linh không phải là hoa trái của sự khôn ngoan loài người, mà là do được thần linh soi sáng: “Cả con người tự nhiên cũng có thể phán đoán mọi sự mà không bị phán đoán bởi bất cứ người nào” (1Cor.2:14-15).

            Bởi thế, một khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, được xức dầu bởi Chúa Kitô, Kitô hữu chiếm hữu nơi bản thân mình một nguồn mạch của kiến thức về chân lý, và Chúa Thánh Thần là thày dạy tối cao, Đấng soi sáng và hướng dẫn họ.

            Một khi Kitô hữu dễ dạy và trung thành với giáo huấn thần linh của mình, Chúa Thánh Thần sẽ gìn giữ họ khỏi lầm lẫn, bằng cách làm cho họ vượt qua cuộc đối chọi liên lỉ giữa “thần trí chân lý” và “thần trí gian tà” (x.1Jn.4:6). Thần trí gian tà không công nhận Đức Kitô (x.1Jn.4:3), lan tràn bởi những “tiên tri giả”, thành phần luôn luôn có mặt trên thế gian, ngay cả giữa Kitô hữu, bằng một hoạt động, đôi khi tỏ tường, thậm chí cảm kích, hay đôi khi ngấm ngầm và tinh khéo. Như Satan, có lúc chúng cũng mặc lốt như “các thần sáng láng” (x.2Cor.11:14) và tỏ mình ra bằng những đặc sủng sấm ngôn và cảm hứng khải huyền. Sự kiện này đã xẩy ra từ thời các tông đồ. Bởi thế, Thánh Gioan đã cảnh giác: “Anh em đừng có tin vào mọi thứ thần trí, song hãy trắc nghiệm xem các thần trí đó có từ Thiên Chúa mà ra chăng, vì có nhiều tiên tri giả đã xuất hiện trong thế gian” (1Jn.4:1). Như Công Đồng Chung Vaticanô II nhắc nhở (xem Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 12) , Chúa Thánh Thần bảo vệ Kitô hữu khỏi lầm lẫn, bằng cách làm cho họ nhận thức được điều chân thật nơi điều sai trái. Kitô hữu luôn luôn sẽ cần đến những tiêu chuẩn đúng đắn để có thể nhận thức những gì họ nghe thấy hay đọc thấy về những vấn đề tôn giáo, Sách Thánh, những hiện tượng siêu nhiên, v.v. Những tiêu chuẩn này phải đúng với Phúc Aâm, hợp với giáo huấn của Giáo Hội là cơ cấu được Chúa Kitô thiết lập và đặt định để giảng dạy sự thật của Người, hợp với tác hành luân lý của người nói hay viết, và hợp với hoa trái thánh thiện như kết qủa của những gì được trình bày hay chủ trương.

            Chúa Thánh Thần dạy Kitô hữu biết được chân lý là nguyên lý sự sống. Ngài tỏ cho họ thấy những áp dụng cụ thể lời của Chúa Giêsu nơi cuộc sống mỗi người. Ngài làm cho con người khám phá ra giá trị hiện đại của Phúc Aâm đối với mọi hoàn cảnh sống nhân loại. Ngài làm cho kiến thức về chân lý thích ứng với mọi hoàn cảnh sống, để chân lý này không chỉ thuần túy trừu tượng và lý thuyết suông, song giải thoát con người khỏi những hiểm nguy của ngụy tạo và giả hình.

            Để đạt được mục đích này, Chúa Thánh Thần soi sáng cho từng người một, hướng dẫn việc họ làm, bằng cách tỏ cho họ con đường phải đi và bằng cách ban cho họ một thoáng nhìn thấy ý định của Chúa Cha đối với cuộc đời của họ. Thánh Phaolô tìm kiếm ơn soi sáng cao trọng này cho Kitô hữu giáo đoàn Côlôsê, đó là một “thứ kiến thức thiêng liêng”, một kiến thức làm cho họ hiểu được ý định thần linh. Thật vậy, thánh nhân đã cam đoan với họ rằng: “Chúng tôi không thôi cầu nguyện cho anh em và xin cho anh em được đầy dẫy kiến thức về ý định của Ngài (Thiên Chúa), nhờ hoàn toàn khôn ngoan cùng với kiến thức linh thiêng, để anh em sống theo cung cách xứng với Chúa, cho anh em được hoàn toàn mãn nguyện, trong mọi việc thiện sinh hoa kết trái...” (Col.1:9-10). Đối với tất cả chúng ta, ơn soi sáng này cần thiết để chúng ta có được một hiểu biết rõ ràng ý định của Thiên Chúa dành cho chúng ta cũng như để có thể sống trọn vẹn ơn gọi riêng mình.

            Thế nhưng vẫn không bao giờ thiếu những trục trặc và đôi khi những trục trặc này lại nan giải nữa là đàng khác. Thế nhưng, Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta trong những lúc khó khăn của chúng ta và ban cho chúng ta ánh sáng. Ngài có thể tỏ cho chúng ta thấy việc giải quyết thần linh, như Ngài đã làm nơi cuộc truyền tin, liên quan đến vấn đề dung hòa giữa việc làm mẹ với ước muốn giữ mình đồng trinh. Ngay cả đến vấn đề đối với một mầu nhiệm đặc thù như vai trò của Mẹ Maria trong Mầu Nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời, có thể nói được rằng, Chúa Thánh Thần cũng có cách sáng tạo vô cùng hợp với lý trí thần linh, để con người biết cách tháo gỡ những khúc mắc, cho dù có phức tạp   khôn thấu nhất đi nữa.

            Tất cả những ơn này được ban và hoàn tất nơi linh hồn bởi Chúa Thánh Thần, nhờ những tặng ân của Ngài, nhưng ân sủng mà con người có thể để ý thấy được, không theo tiêu chuẩn khôn ngoan loài người là sự ngu dại trước nhan Thiên Chúa, nhưng theo khôn ngoan thần linh dường như ngu dại trước mắt thế gian (x.1Cor.1:18-25). Chỉ có Chúa Thánh Thần mới “thấu suốt mọi sự, kể cả thâm cung của Thiên Chúa” (1Cor.2:10-11). Và nếu có sự tương phản giữa tinh thần thế gian và Thần Linh Thiên Chúa, thì thánh Phaolô nhắc nhở Kitô hữu rằng: “Chúng ta không lãnh nhận thần trí của thế gian mà là Thần Linh từ Thiên Chúa, để chúng ta có thể hiểu được những gì Thiên Chúa nhưng không ban cho chúng ta” (1Cor.2:12). Không như “con người tự nhiên”, “con người thiêng liêng” thì đơn thành cởi mở đối với Chúa Thánh Thần, dễ dạy và trung thành với những khơi động của Ngài (x.1Cor.2:14-16). Nhờ đó, họ thường có khả năng thực hiện những phán đoán đúng theo sự hướng dẫn khôn ngoan thần linh.

            Dấu hiệu cho chúng ta thấy mình thực sự gắn bó với Chúa Thánh Thần là và sẽ luôn luôn là, việc chúng ta gắn bó với chân lý mạc khải như Huấn Quyền Giáo Hội dạy. Vị thày nội tâm không bao giờ gợi lên bất mãn, bất phục hay ngay cả chống đối bất chính đối với các vị chủ chăn và thày dạy do Ngài đặt định trong Giáo Hội (x.Acts 20:29). Giáo Hội có thẩm quyền, như Công Đồng Chung Vaticanô II nói đến trong Hiến Chế Lumen Gentium (đoạn 12), “thử nghiệm mọi sự và giữ lại điều gì thiện hảo, mà không dập tắt Thần Linh” (x.Thes 5:12,19-21). Đó là hướng đi của đức khôn ngoan thuộc phạm vi giáo hội và mục vụ cũng bởi Chúa Thánh Thần mà có.

 

(Bài Giáo Lý thứ 74 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chia sẻ ngày Thứ Tư, 24-4-1991,

trong loạt 80 bài về chủ đề Chúa Thánh Thần)