Bài 32
Thần Linh: Nguồn
Lực Cho Kitô Hữu
C |
on người của ngày hôm
nay đặc biệt bị thế gian tấn công, cám dỗ
và khiêu dụ rất cần đến tặng ân dũng mãnh.
Tặng ân này ban lòng dũng cảm và kiên
trì trong việc đương đầu với thần dữ
là thành phần ra tay công hãm những ai sống trên trái đất
này. Thần dữ này đang nỗ lực kéo con người
ra khỏi con đường về trời. Nhiều người
đang bị lung lạc và rời bỏ hàng ngũ,
nhất là trong những lúc thử thách khổ đau. Cả
nơi thành phần Kitô hữu nữa cũng không thôi gặp
phải nguy cơ làm rơi rụng ơn gọi cao qúi của
mình, làm lệch lạc đi nền tảng của ơn rửa
tội được ban cho họ như mầm sống đời
đời. Chính vì lý do này Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết và
hứa ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần để làm Đấng
An Uûi và Bảo Vệ chúng ta (x.Jn.16:5-15). Bởi Chúa Thánh Thần
ban cho chúng ta tặng ân dũng mãnh siêu nhiên,
làm cho chúng ta được thông phần quyền năng và
sức mạnh của Hữu Thể thần linh (x.Summa Theol., I-II, q.61, a.5; q.68,
a.4).
Trong
Cựu Ước, chúng ta đã thấy được các
chứng cớ về tác động của Thần Linh, Đấng
bảo trì không những cá nhân mà còn cả một dân tộc,
vào những cơn khó khăn họ gặp phải trong giòng
lịch sử của họ. Tuy nhiên, đặc
biệt trong Tân Ước, chúng ta thấy tỏ hiện
quyền năng của Chúa Thánh Thần và tín hữu nhận
được lời hứa về sự hiện diện
cùng hoạt động của Ngài trong mọi cuộc đương
đầu cho đến khi toàn thắng. Chúng ta đã nói về sự kiện này một số
lần ở những bài giáo lý trước đây. Bây
giờ, Tôi chỉ đề cập đến việc Chúa
Thánh Thần, trong ngày truyền tin, đã được mạc
khải và ban cho Mẹ Maria như “quyền năng của Đấng
Tối Cao”, Đấng cho thấy rằng “đối với
Thiên Chúa không gì mà không làm được” (x.Lk.1:35-37).
Vào
Ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần, Đấng thể
hiện quyền năng của Ngài ra bằng dấu hiệu tiêu biểu của một
luồng gió thổi mạnh (x.Acts 2:2), đã ban cho các vị
tông đồ cùng với tất cả những ai họp
quanh các vị, “mọi người ở một chỗ”
(Acts 2:1), sức mạnh mới như Chúa Giêsu hứa trong
bài giã biệt của Người (x.Jn.16:8-11) cũng như
ngay trước khi thăng thiên: “Nhưng các con sẽ lãnh
nhận quyền năng khi Chúa Thánh Thần xuống trên các
con” (Acts 1:8; Lk.24:49).
Đây
là vấn đề sức mạnh nội tâm được
bắt nguồn từ tình yêu (x.Eph.3:17), một sức mạnh
như Thánh Phaolô viết gửi cho tín hữu Ephêsô: chớ
gì Chúa Cha “theo vinh quang dồi dào của Ngài ban cho anh em được
mạnh sức bằng quyền năng bởi Thần Linh
của Ngài nơi con người nội tâm” (Eph.3:16). Thánh
Phaolô nguyện cầu cùng Chúa Cha ban cho thành phần ngài viết
thư cho được quyền năng
cao cả hơn này. Truyền thống Kitô giáo đã liệt
kê quyền năng này vào số “những tặng ân của
Chúa Thánh Thần”, lấy từ bản văn của tiên
tri Isaia là bản văn cho biết những tặng ân này như
đạc tính của Đấng Thiên Sai (x.Is.11:2ff). Trong số
những tặng ân mà linh hồn chí thánh của Chúa Kitô được
tràn đầy này, Chúa Thánh Thần cũng ban cho thành phần
theo Chúa Kitô lòng dũng cảm đã làm cho Chúa Kitô làm chủ
cuộc sống và cái chết của Người. Người
ta có thể nói rằng Kitô hữu đang nhập “trận
chiến linh thiêng” được thông phần sức mạnh
của thập giá!
Bằng
một tác động kín nhiệm liên tục, trong mọi lúc
và ở mọi lãnh vực của cuộc sống Kitô hữu,
Thần Linh nhúng tay vào việc điều khiển các ước
muốn loài người, theo đúng chiều hướng của
một lòng yêu thương quảng đại đối với
Thiên Chúa và tha nhân, theo gương Chúa Giêsu. Để đạt
được mục đích này, Chúa Thánh Thần tăng sức
cho ý muốn, khiến con người có khả năng chống
lại các chước cám dỗ và chiếm phần thắng
trong những cuộc đụng độ nội ngoại.
Thần Linh làm cho Kitô hữu chế ngự được
quyền lực sự dữ, nhất là Satan, như Chúa Giêsu
đã được Thần Linh đưa vào sa mạc
(x.Lk.4:1), và làm cho họ hoàn thành những đòi hỏi của
một đời sống theo Phúc Aâm.
Chúa
Thánh Thần ban cho Kitô hữu sức mạnh trung thành, nhẫn
nại và kiên trì trên con đường thiện hảo và
trong cuộc chiến chống lại sự dữ. Trong Cựu
Ước, tiên tri Ezekien đã nói với dân chúng về lời
hứa của Thiên Chúa: “Ta sẽ đặt thần linh của
Ta nơi các ngươi”. Mục đích là để chiếm
được lòng trung thành của dân chúng đối với
giao ước mới (x.Ez.36:27). Trong Thư gửi cho giáo đoàn
Galata, Thánh Phaolô đã liệt kê “nhẫn nại”, “trung thành”
và “tự chủ” (x.Gal.5:22) trong số “các hoa trái của Chúa
Thánh Thần”. Những nhân đức này cần
thiết cho thành phần Kitô hữu liên lỉ sống đạo.
Trong số những nhân đức này, nổi bật nhất
là “nhẫn nại”; nó là một đặc tính của đức
ái (x.1Cor.13:4) và được Chúa Thánh Thần phú bẩm vào
trong linh hồn cùng với chính đức ái (x.Rm.5:5), như
một phần của tặng ân dũng cảm cần phải
được thực hiện để đối phó với
sự dữ và những cơn hoạn nạn của cuộc
đời, khi sống cũng như lúc chết. Nhân đức
nhẫn nại được hỗ trợ bởi nhân đức
“kiên trì” là việc liên tục trong sự thực hành các điều
thiện hảo, thắng vượt những khó khăn xuất
hiện trên cuộc hành trình dài phải trải qua. Nhân đức “bền tâm” cũng thế, một
nhân đức làm cho con người tiếp tục hành thiện,
bất chấp mọi trở ngại bên ngoài. Cả
hai nhân đức này đều là hoa trái của ân sủng
Chúa Thánh Thần ban cho con người để họ đạt
đến mục tiêu của đời sống trên con đường
tiến đến thiện hảo (xem Thánh Augustinô De Perseveratia, c.1: PL 45:993; De corr. et gratia, c.12: PL 44:937)
Việc
làm can đảm của các nhân đức này cần phải
có nơi mọi Kitô hữu, thành phần cho dù đang ở
trong tình trạng ơn thánh, cũng vẫn yếu đuối
trong ý muốn tự do, nơi cả nam lẫn nữ. Thánh
Augustinô nhấn mạnh điều này trong cuộc tranh luận
với các người theo bè phái Pelagiô
(x.De corr. et gratia, c.12 cit.). Tuy nhiên, chính Chúa Thánh Thần là Đấng
ban sức mạnh siêu nhiên để hoàn thành ý muốn thần
linh và làm cho đời sống Kitô hữu của chúng ta ăn
khớp với các huấn thị của Chúa Kitô. Thánh Phaolô
viết: “Vì luật thần linh sự sống trong Chúa Giêsu
Kitô đã giải thoát anh em khỏi luật tội lỗi
và sự chết”. Nhờ đó, Kitô hữu có thể “bước
đi trong Thần Linh” và hoàn tất “sự công chính của
lề luật”, tức là hoàn tất ý muốn thần linh
(x.Rm.8:2-4).
Chúa
Thánh Thần cũng ban cho con người sức mạnh để
hoàn thành sứ vụ tông đồ ủy thác cho những
ai được chỉ định loan báo Phúc Aâm, cũng
như, ở một mức độ nào đó, cho tất
cả mọi Kitô hữu. Thế nên, lúc sai các môn đệ
đi truyền giáo, Chúa Giêsu xin các vị chờ cho tới
Ngày Lễ Hiện Xuống, để các vị nhận được
quyền lực Thánh Thần: “Rồi các con sẽ nhận được
quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con” (Acts
1:8). Chỉ nhờ quyền lực này các vị mới có
thể là những chứng nhân Phúc Aâm cho đến tận
cùng trái đất, theo lệnh truyền
của Chúa Kitô mà thôi.
Vào
mọi thời điểm, ngay cả cho đến ngày hôm
nay, chính Chúa Thánh Thần là Đấng làm con người dấn
thân trong việc sử dụng tất cả mọi quan năng
và khả năng của con người, sử dụng mọi
tài năng của con người, trong việc dấn thân và
nếu cần, trong việc hiến mạng cho sứ mạng
đã đảm nhận. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng
thực hiện những diệu kỳ nơi hoạt động
tông đồ, được thực hiện bởi các
con người nam nữ của Thiên Chúa và của Giáo Hội,
thành phần đã được Ngài tuyển chọn và thúc
động. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng,
hơn hết mọi sự, bảo đảm hiệu năng
cho một tác động như vậy, bất kể đến
khả năng nhân loại nơi thành phần được
kêu gọi để làm. Thánh Phaolô đã nói như thế
trong bức Thư Thứ Nhất viết gửi cho giáo đoàn
Côrintô, khi nói về việc rao giảng của mình như là
một “biểu lộ của thần trí và quyền năng”
(1Cor.2:4). Bởi thế, nó là một việc tông đồ được
thực hiện “bằng lời nói và việc làm, bằng
quyền năng của các dấu lạ và điềm lạ,
bằng quyền năng của Thần Linh” (Rm.15:18-19). Thánh Phaolô qui giá trị của công việc mình rao
giảng phúc âm cho quyền lực này của Thần Linh.
Ngay
cả giữa những cơn khốn khó khủng khiếp,
vào một lúc nào đó gặp phải trong việc làm tông đồ,
Chúa Thánh Thần cũng ban sức mạnh sống kiên trì, bằng
cách làm nổi dậy lòng can đảm và bằng cách trợ
giúp những ai bị cám dỗ bỏ cuộc trong việc
hoàn thành sứ vụ của mình. Đó là kinh nghiệm của cộng đồng
Kitô hữu ngay từ ban đầu, lúc mà anh chị em Kitô hữu
bị các kẻ thù đức tin bắt bớ đã cầu
nguyện rằng: “Vậy giờ đây, lạy Chúa, xin hãy
lưu tâm đến những đe dọa của họ mà
làm cho các tôi tớ của Chúa hiên ngang rao giảng lời Chúa”
(Acts 4:29). Thế là, “khi họ đang cầu nguyện, nơi
họ đang tụ họp chuyển động, và họ
được tràn đầy Thánh Thần để tiếp
tực hiên ngang rao giảng lời Thiên Chúa” (Acts
Chúa
Thánh Thần bảo trì những ai bị bắt bớ, thành
phần mà Chúa Giêsu đã hứa: “Vì không phải các con nói mà
Thần Linh của Cha các con nói qua các con” (Mt.10:20). Việc tử
đạo mà Công Đồng Chung Vaticanô II gọi là “tặng
ân cao trọng nhất và là một thách đố tuyệt đỉnh
của tình yêu” (Hiến Chế Lumen
Gentium, đoạn 42), đặc biệt là một tác động
anh hùng của lòng dũng cảm, do thần hứng của
Chúa Thánh Thần. Tác động anh hùng của lòng dũng cảm
này được thể hiện nơi các vị tử đạo
ở mọi thời đại, thành phần chạm trán với
cái chết, bởi đức ái tràn lan nung nấu trong tâm
can họ. Khi nghiên cứu đa số trường hợp
tử đạo xưa kia, bao gồm cả những cuộc
tử đạo của những trẻ em nhỏ tuổi,
và những bản văn giáo phụ liên quan đến những
cuộc tử đạo này, Thánh Tôma đã kết luận
rằng tử đạo là “hành vi loài người tuyệt
hảo nhất”, vì nó là kết qủa của tình yêu đức
ái và là chứng cớ của mức độ trọn lành
cao cả nhất (x.Summa Theol.,
II-II, q.124,a.3). Đây cũng là hành động
đã được chính Chúa Giêsu xác nhận trong Phúc Aâm:
“Không ai có tình yêu nào cao cả hơn là bỏ mạng sống
mình cho bạn hữu của mình” (Jn.15:13).
Để
kết luận, chúng ta cần phải đề cập đến
Bí Tích Thêm Sức, bí tích để Chúa Thánh Thần ban sức
mạnh. Mục đích của bí tích này là để thông
truyền lòng dũng cảm cần thiết cho cuộc sống
Kitô hữu cũng như cho công cuộc làm tông đồ bằng
chứng tá và việc làm mà tất cả mọi Kitô hữu
được kêu gọi thực hiện. Lễ
nghi làm phép dầu thánh ám chỉ rất quan trọng việc
Thần Linh xức dầu cho các vị tử đạo.
Việc tử đạo là thể thức
cao nhất trong việc làm chứng tá Chúa Kitô. Giáo Hội
nhận biết điều này và ký thác cho Thần Linh công
việc bảo trì chứng tá nơi tín hữu, nếu cấn,
cho đến dộ anh hùng.
(Bài
Giáo Lý thứ 79 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chia sẻ
ngày Thứ Tư,
trong loạt 80 bài về chủ đề
Chúa Thánh Thần)