Bài 4
Gió, Chim Bồ Câu và Lửa
là Những Biểu Hiệu
của Thần Linh
T |
ân Ước chứa đựng
mạc khải về Chúa Thánh Thần như là một Ngôi
Vị, hiện hữu với Chúa Cha và Chúa Con trong sự hiệp
nhất của thần tính. Tuy nhiên, đây không phải là một
mạc khải có những đặc tính rành mạch hẳn
hoi, như mạc khải liên quan đến hai Ngôi kia. Câu của tiên tri Isaia, căn cứ vào đó
chúng ta cho là một “Thiên Chúa ẩn thân” (Is.45:15), có thể được
coi như một ám chỉ đặc biệt về Chúa Thánh
Thần. Qua việc trở thành con người, Ngôi Con đã
đi vào lãnh giới hữu hình thực nghiệm cho những
ai đã thấy được Lời Sự Sống
(x.1Jn.1:1) bằng con mắt của họ và chạm đến
Người bằng bàn tay của họ. Việc
làm chứng của họ đã hiến cho các thế hệ
Kitô hữu sau này một qui điểm cụ thể nữa.
Phần Ngôi Cha, trong khi là một siêu việt thể vô hình và
khôn tả vẫn có thể tỏ hiện nơi Ngôi Con. Chúa
Giêsu phán: “Ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn.14:9). Hơn nữa,
“thân phận làm cha”, cho dù ở tầm mức thần linh,
cũng có thể hiểu được bằng việc so
sánh với thân phận làm cha nơi con người là thân phận
phản ảnh, mặc dù bất toàn, thân phận làm cha đời
đời và tự hữu, như Thánh Phaolô đã viết
(Eph.3:15).
Trong khi đó, Ngôi Vị của Chúa Thánh Thần lại
càng vượt ra ngoài tất cả mọi phương pháp
chúng ta dùng để nhận thức. Đối
với chúng ta, Ngôi ba là một Thiên Chúa ẩn thân và vô hình.
Ngay cả đến điều này đi nữa,
những so sánh dựa vào lãnh vực hiểu biết có tính
cách nhân loại về Thần Linh lại càng mong manh. Nguồn gốc và việc trào tràn của tình yêu, một
tình yêu phản ảnh Tình Yêu tự hữu trong linh hồn
con người không phải là một việc dễ hiểu,
một việc tự con người có thể biết được
một cách nào đó. Bởi thế mới có mầu
nhiệm yêu thương ở mức độ tâm lý và thần
học, như Thánh Tôma ghi nhận (x.Tổng Luận Thần
Học, I,q.27,a.4;q.36,a.1; q.37, a.1). Vậy nên, chúng ta có thể cắt nghĩa là, Thánh
Linh, như chính tình yêu nhân loại, cần phải được
diễn đạt bằng các biểu hiệu. Những biểu hiệu này chẳng những chứng
tỏ cho thấy các sinh hoạt chủ động của
Ngài, mà còn tỏ cho thấy Ngôi Vị của Ngài hiện diện
nơi hoạt động của Ngài.
Điều
này thể hiện nơi biểu hiệu gió, một biểu
hiệu chính đối với cảm nghiệm nơi biến
cố Hiện Xuống là biến cố thiết yếu
trong mạc khải về Chúa Thánh Thần: “Bỗng chốc,
từ trời phát ra một tiếng động như gió
thổi mạnh, và tràn ngập cả nhà nơi các vị đang
tụ họp (cùng với Mẹ Maria)” (Acts 2:2).
Theo các bản văn thánh kinh và các bản văn khác,
gió thường được trình bày như một ngôi vị
đến rồi đi. Chúa Giêsu nói về gió như vậy
trong cuộc đàm đạo với Nicôđêmô, khi Người
dùng thí dụ về gió để nói về Ngôi Vị của
Chúa Thánh Thần: “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông
có thể nghe được tiếng của nó, song ông không
biết nó từ đâu đến và sẽ đi đâu; ai
sinh bởi Thần Linh cũng như thế” (Jn.3:8). Tác động
của Chúa Thánh Thần, nhờ đó con người được
“sinh bởi Thần Linh” (như nơi thân phận làm con được
thừa nhận bởi ân sủng), được
ví như gió. Cách so sánh được Chúa Giêsu dùng này làm sáng
tỏ tất cả lòng quảng đại và tự phát của
tác động này, tác động làm cho con người được
tham phần vào sự sống của Thiên Chúa. Biểu hiệu
gió ở đây như thể nói lên môït cách đặc biệt
là sinh hoạt siêu nhiên Thiên Chúa dùng trong việc tự động
đến với con người để biến đổi
họ từ bên trong, để thánh hóa họ và, theo một
ý nghĩa nào đó, như các Giáo Phụ nói, để thần
linh hóa họ.
Chúng
ta cần phải thêm vào như sau, theo
quan điểm ngữ học và mỹ từ học, biểu
hiệu gió là một biểu hiệu gần cận với
Thần Linh nhất. Chúng ta đã đề cập
đến điều này ở những buổi giáo lý trước.
Ở đây, chúng ta chỉ cần nhớ lại
ý nghĩa của chữ ruah
(trong sách Khởi Nguyên, đoạn 1 câu 2), nghĩa là “hơi
thở”. Chúng ta biết rằng sau khi phục sinh, Chúa
Giêsu đã hiện ra với các Tông Đồ, “Người
thở hơi trên” các vị mà phán “Hãy nhận lấy Chúa Thánh
Thần” (Jn.20:22-23).
Chúng
ta cũng phải lưu ý là biểu hiệu gió, một ám
chỉ hiển nhiên về Chúa Thánh Thần và tác động
của Thần Linh, thuộc về ngôn từ và giáo huấn
của Tân Ước. Còn trong Cựu Ước, gió, như
trường hợp một “cơn giống tố” là biểu
hiệu cho cơn giận của Thiên Chúa (x.Ez.13:13), và trường
hợp “tiếng gió hiu hiu” lại có ý nói đến bản
chất thân tình trong việc Ngài nói chuyện với các vị
tiên tri (x.1Kgs.19:12).
Cũng
từ ngữ này được dùng để nói đến
hơi thở của sự sống, một biểu hiệu
cho quyền lực của Thiên Chúa trong việc phục hồi
sự sống của những bộ xương nhân loại
nơi sách tiên tri Ezekien: “Xin hãy đến, Oâi Thần Linh, từ
bốn hướng gió mà thổi vào những xương thịt
bị sát hại này để chúng được hồi
sinh” (Ez.37:9). Trong Tân Ước, gió đã hiển
nhiên trở nên biểu hiệu của tác động và sự
hiện diện của Chúa Thánh Thần.
Một
biểu hiệu khác là chim bồ câu, mà theo Phúc Aâm Nhất Lãm
và Phúc Aâm thánh Gioan được biểu hiện trong việc
Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa ở sông Dược Đăng.
Biểu hiệu này thích hợp hơn biểu hiệu gió để
nói về Ngôi Vị của Chúa Thánh Thần, vì chim bồ câu
là một sinh vật, trong khi đó gió chỉ là một hiện
tượng thiên nhiên thôi. Các thánh ký nói về
chim bồ câu hầu như bằng cùng một từ ngữ.
Thánh Mathêu viết (
Trong Cựu Ước, chim bồ câu đã làm sứ
giả cho việc giao hòa giữa Thiên Chúa với nhân loại
vào thời Noe. Chim bồ câu đã mang lại cho vị
tổ phụ này tin tức về trận lụt tràn ngập
mặt đất (x.Gn.8:9-11).
Trong
Tân Ước, việc giao hòa này có được là do Bí Tích
Rửa Tội, Bí Tích mà thánh Phêrô nói tới trong Thư thứ
nhất của mình, so sánh Bí Tích này với “những người
... được cứu bởi nước” (1Pt.3:20-21). Do
đó, chúng ta có thể thấy sự kiện này như một
hương vị phảng phất cho biểu hiệu về
thánh linh. Chúa Thánh Thần, Đấng là Tình Yêu, “tràn đổ
tình yêu này vào lòng nhân loại”, như Thánh Phaolô viết
(Rm.5:5), cũng là Đấng ban hòa bình, một tặng ân của Thiên Chúa.
Chưa hết, tác động và Ngôi Vị của
Chúa Thánh Thần còn được xác định bằng
biểu hiệu lửa. Chúng ta biết rằng, thánh
Gioan Tẩy Giả đã công bố tại sông Dược Đăng
là: “Người (Chúa Kitô) sẽ rửa qúi vị trong Thần
Linh và trong lửa” (Mt.3:11). Lửa là nguồn ấm áp và sáng
soi, song nó cũng là một mãnh lực hủy hoại. Bởi
thế, các Phúc Aâm nói về việc “quăng vào lửa” cây
không sinh hoa kết trái (Mt.3:10; x.Jn.15:6); các Phúc Aâm cũng nói
về việc “thiêu đốt trấu trong lửa không bao
giờ tắt” (Mt.3:12). Phép rửa “trong Thần
Linh và trong lửa” nói lên quyền lực thanh tẩy của
lửa. Đây là một ngọn lửa
nhiệm mầu thể hiện việc đòi hỏi của
sự thánh thiện và của sự tinh tuyền mà Thần
Linh Thiên Chúa là nguồn mạch.
Chính
Chúa Giêsu đã phán: “Tôi đã đến để đốt
lửa trên thế gian; và Tôi còn mong gì hơn là nó được
bùng sáng lên!” (Lk.12:49). Trong trường hợp này, chúng ta đang
đối diện với ngọn lửa yêu thương của
Thiên Chúa, của tình yêu “đã được tràn đổ
vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần” (Rm.5:5). Vào ngày Lễ Ngũ
Tuần, khi “các lưỡi lửa” xuất hiện trên đầu
của các Tông Đồ, chúng ám chỉ là Thần Linh đã
mang đến cho nhân loại tặng ân đuợc thông dự
vào tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Thánh Tôma nói rằng,
tình yêu, tức lửa mà Chúa Giêsu đã mang xuống thế
gian, là “một thứ thông dự với Chúa Thánh Thần” (participatio quaedam Spiritus Santi; Summa
Theol.,II-II,q.23,a.3,ad 3). Theo
ý nghĩa này, lửa là biểu hiệu cho Chúa Thánh Thần,
Đấng mà Ngôi Vị của Ngài trong Ba Ngôi Thiên Chúa là Tình
Yêu.
(Bài
Giáo Lý thứ 54 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chia sẻ
ngày Thứ Tư,
trong loạt 80 bài về chủ đề
Chúa Thánh Thần)