Bài 8
“Thần Linh Nâng Tôi Lên...”
T |
rong bài giáo lý lần trước,
chúng ta đã trích dẫn từ dữ kiện Thánh Kinh về
phương diện sấm ngôn của hoạt động
Thần Linh Thiên Chúa trên những vị lãnh đạo của
dân Yến Duyên, trên các vua cũng như trên Đấng Thiên
Sai. Phương diện này cần phải được
thấu triệt hơn nữa, vì vấn đề sấm
ngôn là một giai đoạn trải suốt lịch sử
dân Yến Duyên, nổi nang nhất là vai trò của Moisen, vị
tiên tri thượng đẳng, “vị được Chúa
giáp mặt nói chuyện” (Dt.34:10). Qua các thế hệ, dân Yến
Duyên càng ngày càng trở nên quen thuộc với song niệm
“lề luật và các tiên tri”, như là một tổng luận
rõ ràng của một gia sản tinh thần mà Thiên Chúa đã
ký thác cho dân của Ngài. Chính nhờ thần linh của mình,
Thiên Chúa đã phán dạy và hoạt động nơi những
vị cha ông, và từ đời nọ đến đời
kia Ngài đã sửa soạn cho một ngày
mới.
Hiện tượng sấm ngôn được lịch
sử ghi nhận chắc chắn có dính dáng đến lời
Chúa. Tiên tri là người nhân danh Thiên Chúa mà nói để
truyền đạt cho ai nghe hay đọc mình điều
Thiên Chúa muốn tỏ ra liên quan đến hiện tại
và tương lai. Thần linh Thiên Chúa làm cho lời Chúa linh
hoạt và ban cho nó sự sống. Lời Chúa
làm cho vị tiên tri và lời của vị này có một tính
chất xúc cảm thần linh, nhờ đó, vị tiên tri
trở nên hoạt bát, có những lúc hùng hồn, đôi khi
mang nặng sầu đau, và luôn luôn sinh động.
Hay
có những đoạn Thánh Kinh đáng chú ýcho thấy rằng
thần linh Thiên Chúa ở trên một người và người
này lập tức loan báo một lời tiên tri nào đó. Điều
này đã xẩy ra với Balaam: “Thần linh Thiên Chúa đến
với hắn” (Num.24:2). Thế rồi “hắn lên tiếng
nói: ‘Lời của người đã nghe thấy điều
Thiên Chúa phán và biết điều Đấng Tối Cao biết,
của một người đã ngất ngây dương mắt
thấy điều Đấng Toàn Năng thấy...”
(Num.24:3-4). Đây là một lời tiên tri nổi tiếng, một
lời tiên tri dù trực tiếp ám chỉ Saolê (x.1Sam.15:8) và
Đavít (x.1Sam.30:1ff) trong trận chiến đấu với
quân Amalek, song cũng là lời tiên tri gợi lên cho thấy
cả Đấng Thiên Sai nữa: “Tôi thấy Người,
mặc dầu không phải hiện tại; tôi nắm được
Người, mặc dầu không gần cận; một vì
tinh tú tiến lên từ Giacóp, một vương trượng
nổi dậy từ Yến Duyên” (Num.24:17).
Một
phương diện khác của thần linh sấm ngôn trong
việc phục vụ lời Chúa là thần linh sấm ngôn
này có thể được truyền đạt và hầu
như được phân chia theo nhu cầu
của người nhận lãnh. Điều này đã xẩy
ra nơi trường hợp của Moisen, vị đã lo lắng
phải dẫn dắt và cai quản tổng
số dân Yến Duyên bấy giớ là “600 ngàn nam nhân trưởng
thành” (Num.11:12). Chúa đã truyền cho ông chọn lựa và tập
họp lại “70 nam nhân trong số các vị bô lão Yến
Duyên ông biết được để làm trưởng lão
của dân và là những vị có thẩm quyền đối
với dân” (Num.11:16). Xong, Chúa “lấy một ít thần linh
nơi Moisen mà ban xuống trên 70 vị trưởng lão; và
khi thần linh đến với họ, họ đã tuyên
phán sấm ngôn...” (Num.11:25).
Trong
việc Elisha thay thế Elia, Elisha muốn được
ban cho mình không ít hơn “hai phần ba thần linh” của vị
đại tiên tri, một thứ 2/3 gia nghiệp dành cho đứa
con cả (x.Dt.21:17). Số phần thần linh này sở dĩ
cần phải có bằng đó là mới làm cho Elisa có thể
được công nhận là vị thừa kế thần
linh chính trong đa số tiên tri cũng như “con cái của
các tiên tri” hợp thành những nhóm tiên tri (x.2Kgs.2:3). Thế
nhưng, thần linh không được truyền từ tiên
tri này sang tiên tri khác như một gia sản trần gian: chính
Thiên Chúa là Đấng ban phát thần linh. Và đã xẩy ra
như thế, nên “các con cái những vị tiên tri” công nhận
rằng: “Thần linh của Elia ở trên Elisha” (2Kgs.2:15;x.6:17).
Trong
việc dân Yến Duyên giao tiếp với các dân lân bang cũng
không thiếu gì ngụy sấm đưa đến việc
thành hình những nhóm ngất ngây, thành phần lấy âm nhạc
và vận động thay thế thần linh phát xuất từ
Thiên Chúa. Họ thuộc về nhóm sùng bái Baal. Tiên tri Elia đã
thách các vị tiên tri này một trận đấu quyết
liệt (1Kgs.18:25-29), và nguyên trận đấu này thôi đã làm
cho vị tiên tri nổi tiếng. Còn tiên tri Elisha thì đã
giao tiếp rộng rãi hơn một số tiên tri trong những
nhóm sùng bái Baal này, thành phần đã cảm nhận được
vấn đề (x.2Kgs.2:3).
Theo
truyền thống Thánh Kinh nguyên tuyền, ý niệm đích
thực về một vị tiên tri vốn được
hiểu và chú trọng ở chỗ họ là người của
lời Thiên Chúa, được Thiên Chúa chỉ định,
cùng một nguồn với Moisen và theo hàng ngũ của
Moisen (x.Dt.18:15f). Thiên Chúa đã hứa với Moisen: “Ta sẽ
tiến cử cho chúng một vị tiên tri giống như
ngươi ở giữa anh em chúng, và Ta sẽ đặt
lời Ta trong miệng vị này. Vị này sẽ nói điều
Ta truyền khiến” (Dt.18:18). Lời hứa này được
hình thành kèm theo lời cảnh báo về
những lạm dụng trong việc nói tiên tri: “Nếu tiên
tri nào cho rằng mình nhân danh Ta mà nói điều Ta không truyền
cho hắn nói, hay nói nhân danh các thần khác thì hắn sẽ
chết. Nếu các ngươi tự hỏi: ‘vậy thì chúng
tôi phải làm sao để nhận ra lời Chúa phán?’, thì hãy
biết rằng, dù vị tiên tri nào đó nhân danh Chúa mà nói,
song lời của hắn không nên trọn hay được
kiểm chứng, thì đó không phải là lời Chúa phán”
(Dt.18:20-21).
Một
phương diện khác trong tiêu chuẩn phán đoán lời
tiên tri là lời tiên tri phải nói lên giáo huấn của Thiên
Chúa ban bố cho dân Yến Duyên nơi việc phản chống
lại chiều hướng ngẫu tượng
(x.Dt.13:2f). Việc phản chống này cho thấy nỗi uất
hận đối với thành phần các vị tiên tri giả
(x.1Kgs.22:6ff; 2Kgs.3:13; Jer.2:26,
Một
con người của sấm ngôn, tức một vị tiên
tri còn phải là “một con người của thần
linh”, như tiên tri Hosea đã từng xưng hô (9:7). Vị tiên tri này phải có thần linh Thiên Chúa, chứ
không phải chỉ có thần trí riêng của mình, khi phải
nhân danh Thiên Chúa mà nói.
Ý niệm này đã được khai triển hơn
ai hết bởi tiên tri Ezekien, vị tiên tri cho thấy được
nhận thức về ý nghĩa sâu xa của việc nói tiên
tri. Để nhân danh Thiên Chúa mà nói cần
phải có sự hiện diện của thần linh Thiên Chúa
nơi vị tiên tri. Sự hiện diện
này được biểu lộ qua một giao tiếp mà
tiên tri Ezekien gọi là “thị kiến”. Nơi
những ai được thấy thị kiến, hoạt
động của thần linh Thiên Chúa bảo đảm sự
thật cho những lời được công bố.
Ở đây chúng ta thấy một xác nhận mới về
mối liên hệ giữa lời Chúa và thần linh, là những
gì dọn đường, theo ngữ học cũng như
theo ý niệm, cho mối liên hệ giữa Lời và Chúa Thánh Thần
trong Tân Ước.
Tiên
tri Ezekien tự cảm nhận được mình được
thần linh hướng dẫn: “Thần linh nhập vào tôi”
(tiên tri viết) “làm tôi đứng lên và tôi nghe thấy đấng
nói cùng tôi” (Ez.2:2). Thần linh nhập vào con người của
vị tiên tri. Thần linh làm cho vị tiên tri đứng lên:
do đó mà thần linh làm cho vị tiên tri thành nhân chứng
cho lời Thiên Chúa. Thần linh nâng vị tiên tri lên và đẩy
vị tiên tri vào tình trạng động: “Thần linh nâng
tôi lên... và mang tôi đi” (Ez.3:12-14). Hoạt động của
thần linh tự biểu lộ ra là như thế (x.Ez.8:3,11:1,5,24,43:5). Tiên tri Ezekien còn nhấn
mạnh rằng mình đang nói về “Thần Linh Chúa”
(11:5).
Phương
diện linh hoạt nơi tác động sấm ngôn của
Thần Linh Thiên Chúa còn được tỏ ra một cách
mãnh liệt qua những lời của tiên tri Haggai và Zecharia
là những vị, sau cuộc lưu đầy trở về,
đã đẩy mạnh những người dân Do Thái hồi
hương bắt tay vào việc tái thiết Đền Thờ
Gialiêm. Lời đầu tiên của tiên tri Haggai mang lại
kết qủa là “Chúa đã khơi động thần trí của
vị tổng trấn xứ Giuđêa là Zerubbabel... và thần
trí của thượng tế Gioduệ... cũng như thần
trí của tất cả đám lưu dân, để họ đến
khởi công làm nhà của Chúa các đạo binh” (Hg.1:14). Lời
thứ hai của tiên tri Haggai, một lần nữa, đã
can thiệp và hứa có sự trợ giúp của thần
linh Chúa: “Can đảm lên Zerubbabel... Can trường lên
Gioduệ... Dũng cảm lên tất cả lưu dân đất
hứa, Chúa phán... thần linh của Ta sẽ ở với
các ngươi, đừng sợ hãi” (Hg.2:4-5). Cũng thế,
tiên tri Zacharia đã tuyên bố rằng: “Đây là lời Chúa
cho Zerebbabel: không phải bằng quân quốc hay mãnh lực,
mà là bởi thần linh của Ta, Chúa các đạo binh phán”
(Zech.4:6).
Vào
những ngày ngay trước thời Chúa Giêsu giáng sinh, đã
không còn tiên tri nơi dân Yến Duyên và không ai biết được
tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu (x.Ps.74:9; 1Mac.9:27). Tuy nhiên,
một trong những vị tiên tri cuối cùng là Joel đã
loan báo việc tràn tuôn thần linh của Thiên Chúa phải xẩy
ra: “trước ngày Chúa đến, một ngày cao cả và
kinh hoàng” (Joel 3:4). Nó được tỏ hiện bằng
việc lan truyền tặng ân ngôn sứ.
Chúa đã công bố qua đại diện của Ngài rằng:
“Ta sẽ tuôn đổ thần trí Ta trên cả loài người;
con trai và con gái của các ngươi sẽ nói tiên tri; các người
già cả của các ngươi sẽ mơ thấy những
giấc mộng và những người trẻ trung sẽ
thấy những thị kiến” (3:1). Thế là cuối cùng
lòng mong ước của Moisen được bộc lộ
từ nhiều thế kỷ trước đã được
thực hiện: “Chớ gì tất cả sẽ là tiên tri giữa
dân Chúa và chớ gì Chúa sẽ ban thần linh của Ngài cho họ”
(Num.11:29). Thế nên, ơn hứng khởi sấm
ngôn còn được ban cho cả “những người nô
lệ, cả nam lẫn nữ” (Joel 3:2), vượt trên mọi
phân biệt về trình độ văn hóa hay thân phận xã
hội. Thế là ơn cứu độ được
hiến ban cho tất cả mọi người: “Ai kêu cầu
danh Chúa sẽ được cứu độ” (Joel 3:5).
Như chúng ta thấy trong bài giáo lý lần trước,
lời của tiên tri Joel này đã được nên trọn
trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Hướng về đám
đông ngỡ ngàng, thánh Tông Đồ Phêrô đã có thể
tuyên bố rằng: “Điều tiên tri Joel loan báo đã được
thực hiện”; và thánh nhân đã lập lại lời tiên
báo này (x.Acts 2:16-21), khi giải thích cho họ thấy Chúa Giêsu
“được tôn vinh bên hữu Thiên Chúa, đã nhận từ
Chúa Thánh Thần hứa ban và đã trào đổ Ngài” ra cách
tràn lan (x.Acts 2:33). Từ ngày ấy trở đi, hoạt động
loan báo về Chúa Thánh Thần được tiếp tục
tỏ hiện nơi Giáo Hội để sáng soi và an ủi
Giáo Hội.
(Bài
Giáo Lý thứ 30 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chia sẻ
ngày Thứ Tư,
trong loạt 80 bài về chủ đề
Chúa Thánh Thần)