u

  

VỊ TIỀN NHIỆM

GIOAN PHAOLÔ II

 

 

LIÊN HỆ VỚI VỊ TIỀN NHIỆM GP II

 

Được vững tâm dấn thân làm Giáo Hoàng

 

Sứ Điệp đầu tiên gửi Hồng Y Đoàn 20/4/2005


“Quí Huynh thân mến, việc nhận thức sâu xa về tặng ân của tình thương Chúa đã chiếm đoạt tâm hồn tôi bất chấp tất cả mọi sự. Tôi coi đây là ân huệ mà vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Gioan Phaolô II đã chiếm được cho tôi. Tôi dường như có thể cảm thấy là bàn tay mạnh mẻ của ngài đang xoắn chặt lấy tay tôi; tôi dường như thấy được ánh mắt tươi vui và nghe được tiếng của ngài ngỏ cùng tôi nhất là vào lúc này rằng: ‘Đừng sợ!’”

Cũng tiếp tục kêu gọi “Đừng Sợ”

 

Bài Giảng Lễ Đăng Quang 24/4/2005

 

“Tới đây, tôi nghĩ về ngày 22/10/1978, ngày mà Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu thừa tác vụ của mình tại Quảng Trường Thánh Phêrô đây. Những lời của ngài vào dịp ấy vẫn liên tục vang vọng trong tai tôi: ‘Đứng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!’ Vị Giáo Hoàng này đã ngỏ cùng thành phần thế lực, thành phần quyền lực của thế giới này, những thành phần sợ rằng Chúa Kitô có thể lấy đi một cái gì đó khỏi quyền lực của họ nếu họ để cho Người vào, nếu họ để cho đức tin được tự do. Phải, Người chắc chắn sẽ lấy đi một cái gì đó khỏi họ: đó là cái thế lực hư hoại, cái mạo dụng luật lệ và tự do để làm những gì họ thích. Thế nhưng, Người sẽ không lấy đi bất cứ điều gì liên quan đến tự do và phẩm vị của con người, hay liên quan đến việc dựng xây một xã hội chân chính.

 

“Vị Giáo Hoàng này cũng nói điều đó với hết mọi người, nhất là giới trẻ. Không phải tất cả chúng ta đều hãi sợ một cách nào đó hay chăng? Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô hoàn toàn đi vào cuộc đời của mình, nếu chúng ta trọn vẹn cởi mở bản thân mình cho Người, chúng ta có sợ rằng Người có thể sẽ lấy đi khỏi chúng ta một cái gì đó hay chăng? Chẳng lẽ chúng ta không sợ phải từ bỏ một cái gì đó quan trọng, một cái gì đó chuyên biệt, một cái gì đó làm cho đời sống hết sức tuyệt vời hay sao? Như thế chẳng lẽ chúng ta lại không liều mình đi đến chỗ làm suy giảm đi hay làm hụt hẫng mất cái tự do của chúng ta hay sao?

 

“Một lần nữa, vị Giáo Hoàng này đã nói: Không đâu! Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô đi vào cuộc sống của chúng ta thì chúng ta chẳng những không bị mất đi một sự gì cả, không một sự gì, tuyệt đối là không có một sự gì, trái lại, nhờ đó còn làm cho cuộc của chúng ta được thanh thoát, tuyệt vời và cao cả. Không đâu! Chỉ có ở nơi mối thân tình này các cửa sự sống mới có thể rộng mở mà thôi. Chỉ có ở nơi tình nghĩa ấy khả năng cao cả của sự sống con người mới thực sự thể hiện mà thôi. Chỉ có ở trong tình nghĩa này chúng ta mới cảm thấy được vẻ đẹp và tự do mà thôi.

 

“Bởi thế, hôm nay đây, bằng quyền năng mãnh liệt và bằng niềm xác tín vững chắc, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân lâu đời của mình, hỡi giới trẻ thân mến, tôi muốn nói cùng quí bạn rằng: Xin đừng sợ Chúa Kitô! Ngài không lấy đi một điều gì đâu, mà Người lại ban cho các bạn hết mọi sự. Khi chúng ta hiến mình cho Người, chúng ta nhận lại được gấp trăm. Phải, hãy mở cửa, mở rộng cửa cho Chúa Kitô – và các bạn sẽ tìm thấy sự sống đích thực”.

 

 

Tiếp Tục chiều hướng “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis”

 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật VII Thường Niên 19/2/2006

 

“Ngày nay nhân loại cũng mang những dấu hiệu tội lỗi là những gì ngăn trở họ nhanh chóng tiến bộ nơi những giá trị về huynh đệ, công lý và hòa bình , những giá trị cũng đã được ấn định nơi những bản tuyên ngôn trang trọng. Tại sao? Cái gì ngăn cản đường lối của họ? Cái gì làm tê liệt đi việc phát triển trọn vẹn này?

 

“Chúng ta quá rõ là, trên bình diện lịch sử, những nguyên nhân thì nhiều và vấn đề lại phức tạp. Thế nhưng, Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy nhìn bằng đức tin và hãy tin tưởng, như thành phần khiêng người bị bất toại, con người chỉ có thể được chữa lành bởi một mình Chúa Giêsu mà thôi. Ước muốn căn bản nơi  các vị tiền nhiệm của tôi, nhất là của Đức Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta, đó là dẫn con người của thời đại chúng ta đến với Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc, nhờ đó, qua việc chuyển cầu của Mẹ Maria Vô Nhiễm, Người có thể chữa lành cho họ.

 

“Tôi cũng muốn tiến theo con đường này nữa. Nhất là, bằng bức thông điệp đầu tiên ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’, tôi muốn nói với tín hữu và toàn thế giới rằng Thiên Chúa là nguồn tình yêu chân thực. Chỉ có tình yêu Thiên Chúa mới có thể canh tân lòng người, và chỉ khi nào con tim của nhân loại bị bất toại được chữa lành thì họ mới có thể đứng lên bước đi mà thôi. Tình yêu của Thiên Chúa thực sự là một quyền lực canh tân thế giới vậy”.

 

 

Tiếp Tục Loạt Bài Giáo Lý Thánh Vịnh theo chiều hướng “Duc in altum”

 

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần lần đầu tiên Thứ Tư 27/4/2005

 

“Tôi cảm mến nghĩ lại vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của mình, vị chúng ta đã mắc nợ một di sản thiêng liêng đặc biệt. Ngài đã viết trong tông thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Thiên Niên Kỷ rằng ‘Các cộng đồng Kitô hữu chúng ta cần phải trở thành một học đường cầu nguyện, nơi cuộc gặp gỡ Chúa Kitô được thể hiện chẳng những ở chỗ nài xin ơn giúp đỡ mà còn ở chỗ tạ ơn, chúc tụng, tôn thờ, chiêm ngưỡng, lắng nghe và sùng mộ, cho đến khi tâm hồn thực sự say yêu’ (số 33).

 

“Chính ngài đã tìm cách thực hiện những ý định đó này bằng cách cống hiến các buổi giáo lý Thứ Tư vào thời gian cuối cùng để dẫn giải về các bài Thánh Vịnh cho giờ kinh phụng vụ ban mai và chiều tối. Như ngài đã làm khi mở màn cho giáo triều của ngài, lúc ngài muốn tiếp tục những bài chia sẻ được khởi xướng bởi vị Tiền Nhiệm của ngài về các nhân đức Kitô giáo (x “Insegnamenti di Giovanni Paolo II”, I [1978], tr. 60-63), tôi cũng có ý thực hiện vào các buổi triều kiến hằng tuần tới đây việc dẫn giải đã được Đức Gioan Phaolô II dọn cho phần thứ hai của các Bài Thánh Vịnh và Ca Vịnh thuộc Giờ Kinh Phụng Vụ Chiều Tối. Từ Thứ Tư tuần tới, tôi sẽ bắt đầu vào chính bài giáo lý của ngài đã bị gián đoạn sau buổi triều kiến chung 26/1/2005”.

 

 

Cùng từ Thời Thế Chiến II

 

Bài Nói về Cuốn Phim “Karol, Một Con Người đã Trở Thành Giáo Hoàng” 19/5/2005


”Chúng ta lại không thấy được hay sao dự án thần linh nơi sự kiện là trên Ngài Tòa Thánh Phêrô vị Giáo Hoàng Balan được kế vị bởi một người công dân Đức Quốc, nơi chế độ Nazi đã củng cố mình bằng tính chất cực kỳ độc hại, trước khi tấn công láng giềng của mình, nhất là Balan?

 

”Cả hai vị Giáo Hoàng này, trong thời còn trẻ, mặc dù ở hai bên khác nhau và ở hai trường hợp khác nhau, đều bị buộc phải trải qua cái dã man mọi rợ của Thế Chiến Thứ Hai cũng như tình trạng bạo lực vô nghĩa được con người và các dân tộc sử dụng để phạm đến nhau”.

 

 

Diễn Giải Giáo Huấn của Vị Tiền Nhiệm

 

Với Cuộc Phỏng Vấn Truyền Hình Balan về Vị Tiền Nhiệm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhân ngày kỷ niệm 16/10/2005

 

“Vị Giáo Hoàng này… để lại cho chúng ta – 14 bức thông điệp, nhiều Thư Mục Vụ, và những thứ khác. Tất cả những văn kiện này là một gia sản phong phú vẫn chưa được Giáo Hội hấp thụ hết. Sứ vụ của riêng tôi không phải là ban hành nhiều văn kiện mới mà là để bảo đảm cho việc thấm nhuần các văn kiện của ngài, vì chúng là một kho tàng dồi dào, chúng là một thứ đích thực dẫn giải cho Công Đồng Chung Vaticanô II”.

 

 

TƯƠNG QUAN PHỤC VỤ VỚI VỊ TIỀN NHIỆM

 

Với Cuộc Phỏng Vấn Truyền Hình Balan về Vị Tiền Nhiệm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhân ngày kỷ niệm 16/10/2005

Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn của Đài Truyền Hình Balan Quốc (TVP: Polish State Television) nhân dịp Ngày Giáo Hoàng, một ngày đã từng được Balan cử hành vào ngày 16/10 từ 5 năm qua.

 

Cuộc phỏng vấn này được thực hiện bởi vị làm đầu chương trình Công Giáo của TVP là Cha Andrzej Majewski, và được thâu tại Tông Dinh Castelgandolfo để phát hình vào chính ngày Chúa Nhật 16/10/2005. Từ 8 giờ chiều cùng ngày này, bản văn phỏng vấn đây được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu của Đài Phát Thanh Vatican bằng nguyên ngữ Ý quốc, với các phần chuyển dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Sau đây là bản tiếng Anh được VIS gửi đi ngày Thứ Hai 17/10/2005.

 

Vị Lm mở đầu:  Con xin cám ơn Đức Thánh Cha đã ban cho chúng con được thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn gọn này, nhân dịp Ngày Giáo Hoàng là ngày vẫn đang được cử hành ở Balan.

 

Vào ngày 16/10/1978, Đức Hồng Y Karol Wojtyla lên làm Giáo Hoàng, và từ đó, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, qua hơn 26 năm, đóng vai trò làm vị Thừa Kế Thánh Phêrô, như Đức Thánh Cha hiện nay, đã cùng với các vị giám mục và hồng y dẫn dắt Giáo Hội. Trong số các vị hồng y này, có Đức Thánh Cha đây, người được vị tiền nhiệm của mình cảm mến và trân trọng: một con người được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô viết trong cuốn “Đứng Lên, Nào Chúng Ta Lên Đường” – con xin được trích lại ở đây những gì Đức Gioan Phaolô II đã viết: “Tôi cám ơn Chúa về sự hiện diện và hỗ trợ của Hồng Y Ratzinger. Ngài là một người bạn đích thực“.

Vị Lm hỏi: Tâu Đức Thánh Cha tình bằng hữu này đã được bắt đầu ra sao và Đức Thánh Cha đã gặp Đức Hồng Y Karol Wojtyla khi nào?

 

ĐTC đáp:  Bản thân tôi đã được gặp ngài trong hai cuộc Mật Nghị Hồng Y năm 1978. Thật ra tôi đã nghe về Hồng Y Wojtyla, nhất là trong việc trao đổi thư từ giữa các vị Giám Mục Balan và Đức vào năm 1965. Các vị Hồng Y Đức nói với tôi về những công lênh và đóng góp lớn lao của vị Hồng Y ở Krakow này, và ngài là hồn sống của vấn đề trao đổi thư tín lịch sử này ra sao. Tôi cũng đã nghe thấy những người bạn đại học nói đến vị thế như là một triết gia và tư tưởng gia của ngài. Thế nhưng, như tôi đã nói, tôi được đích thân gặp gỡ ngài lần đầu tiên trong cuộc Mật Nghị Hồng Y năm 1978. Tôi yêu thích ngài ngay từ lúc đầu, và có Chúa biết, tôi tuy chẳng là gì, vị Hồng Y này lúc ấy liền làm bạn với tôi. Tôi tri ân ngài về niềm tin tưởng ngài đặt nơi tôi. Đặc biệt là khi tôi xem ngài cầu nguyện, tôi đã thấy được và hiểu được rằng ngài là một con người của Thiên Chúa. Cái ấn tượng đầu tiên của tôi về ngài thế này: ngài là một con người sống với Thiên Chúa và sống trong Thiên Chúa. Tôi cũng cảm phục về tình thân ái bất thành kiến trong việc ngài làm bạn với tôi. Nhân một cơ hội khác nhau, ngài đã ngỏ lời với những cuộc mật nghị hồng ý này, và nhờ thế tôi đã được dịp cảm thấy vị thế là một tư tưởng gia của ngài. Không cần phải nói nhiều, ngài cũng đã tạo được một mối liên hệ chân thành, và ngay sau khi được chọn làm Giáo Hoàng, ngài đã gọi tôi đến Rôma một số lần để nói chuyện, rồi cuối cùng ngài đã bổ nhiệm tôi làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.

 

Vị Lm hỏi:  Như thế thì việc bổ nhiệm này và việc triệu mời về Rôma ấy không có gì là lạ?

 

ĐTC đáp:  Thật là khó xử đối với tôi, vì khi tôi được làm Giám Mục Munich, bằng một cuộc long trọng thánh hiến ở vương cung thánh đường Munich, tôi cảm thấy có trách nhiệm với giáo phận này, hầu như là một cuộc thành hôn vậy. Bởi thế mà tôi cảm thấy bị ràng buộc với giáo phận ấy. Cũng có một số vấn đề chưa được giải quyết, nên tôi không muốn rời giáo phận này trong tình trạng như thế. Tôi đã bàn tất cả những điều ấy với Đức Thánh Cha, một cách rất thẳng thắn, và ngài tỏ lòng rất từ phụ đối với tôi. Ngài đã cho tôi thời gian để suy nghĩ và ngài nói với tôi rằng ngài cũng muốn suy nghĩ nữa. Sau cùng, ngài đã thuyết phục tôi rằng đó là ý muốn của Chúa. Thế nên tôi đã chấp nhận lời mời gọi này và trách nhiệm trọng đại này, một trách nhiệm không dễ dàng và là một trách nhiệm vượt ngoài khả năng của tôi. Thế nhưng, tin tưởng vào tấm lòng nhân ái từ phụ của vị Giáo Hoàng này cũng như vào sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tôi đã thưa vâng.

 

Vị Lm hỏi:   cái kinh nghiệm này đã kéo dài trên 20 năm…

 

ĐTC đáp:  Phải, tôi đã đến Rôma vào tháng 2 năm 1982 và nó đã kéo dài cho tới khi vị Giáo Hoàng này qua đời năm 2005.

 

Vị Lm hỏi:  Trong thời gian của những cuộc gặp gỡ riêng tư của Đức Thánh Cha và những cuộc nói chuyện của Đức Thánh Cha với Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha cảm thấy điều gì đặc biệt nhất? Đức Thánh Cha có thể cho chúng con biết về những lần gặp gỡ cuối cùng của Đức Thánh Cha, có thể là trong năm nay, với Đức Gioan Phaolô II hay chăng?

 

ĐTC đáp:    Được. Tôi đã gặp ngài hai lần vào lúc cuối cùng: một lần tại Bệnh Viện Gemelli, khoảng vào ngày 5 hay 6 Tháng Hai; và lần thứ hai là ngày trước khi ngài qua đời, tại phòng của ngài. Trong lần gặp trước, vị Giáo Hoàng này thấy được là đau đớn song hoàn toàn tỉnh táo và rất ý thức. Tôi đã đến gặp ngài để bàn hỏi về công việc, vì tôi cần ngài quyết định mấy điều. Mặc dù bề ngoài trông có vẻ đớn đau Đức Thánh Cha ấy đã hết sức chăm chú tới những gì tôi nói. Ngài đã nói lên quyết định của ngài chỉ bằng mấy lời, rồi ban phép lành cho tôi. Ngài đã chào tôi bằng Đức ngữ và tỏ ra lòng ngài tin tưởng cùng thân tình với tôi. Tôi rất xúc động khi thấy ngài tỏ ra chịu đựng trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô khổ đau, cũng như việc ngài chấp nhận đau đớn với Chúa và cho Chúa như thế nào. Cuộc gặp gỡ lần sau xẩy ra vào ngày trước khi ngài chết: bề ngoài ngài rất ư là đau đớn, và được các bác sĩ cùng thân hữu vây quanh. Ngài vẫn tỏ ra rất tỉnh táo và ngài đã ban phép lành cho tôi. Ngài không thể nói được nhiều nữa. Việc ngài nhẫn nại vào lúc đớn đau ấy là một bài học quí giá cho tôi: khi tôi thấy được ngài tin tưởng rằng ngài ở trong tay Chúa ra sao và ngài đã phó mình cho ý định của Thiên Chúa như thế nào. Mặc dù đớn đau trông thấy, ngài vẫn bình thản, vì ngài ở trong bàn tay của Tình Yêu Thần Linh.

 

Vị Lm hỏi:  Tâu Đức Thánh Cha, thường trong các lời lẽ của mình, Đức Thánh Cha đề cao hình ảnh Đức Gioan Phaolô II và nói Đức Gioan Phaolô II là một vị đại Giáo Hoàng, một vị cố tiền nhiệm đáng kính. Chúng con luôn nhớ những lời Đức Thánh Cha tuyên bố ở Thánh Lễ ngày 20 tháng 4 vừa rồi, những lời quả thực là dâng kính Đức Gioan Phaolô II. Tâu Đức Thánh Cha, chính Đức Thánh Cha đã nói những lời, con xin được trích lại ở đây, là “Dường như ngài đã nắm chặt lấy tay tôi, tôi thấy được đôi mắt long lanh của ngài và nghe được những lời của ngài, những lời mà vào lúc ấy ngài đặc biệt hướng về tôi: “Đừng sợ!” Tâu Đức Thánh Cha, sau cùng là một câu hỏi hết sức riêng tư, đó là Đức Thánh Cha có tiếp tục cảm thấy sự hiện diện của Đức Gioan Phaolô II hay chăng, và nếu có thì như thế nào?

 

ĐTC đáp: Được. Tôi sẽ bắt đầu bằng cách trả lời phần đầu câu hỏi của cha. Lúc đầu, khi nói về di sản của vị Giáo Hoàng này, tôi đã quên đề cập tới nhiều văn kiện được ngài để lại cho chúng ta – 14 bức thông điệp, nhiều Thư Mục Vụ, và những thứ khác. Tất cả những văn kiện này là một gia sản phong phú vẫn chưa được Giáo Hội hấp thụ hết. Sứ vụ của riêng tôi không phải là ban hành nhiều văn kiện mới mà là để bảo đảm cho việc thấm nhuần các văn kiện của ngài, vì chúng là một kho tàng dồi dào, chúng là một thứ đích thực dẫn giải cho Công Đồng Chung Vaticanô II. Chúng ta biết rằng vị Giáo Hoàng này là người của Công Đồng, ngài đã thấm nhuần tinh thần và ngôn từ của Công Đồng này. Qua những văn kiện ấy, ngài giúp chúng ta hiểu được những gì Công Đồng ấy muốn hay không muốn. Điều ấy giúp cho chúng ta trở thành một Giáo Hội của thời đại chúng ta và cho tương lai. Giờ đây đến phần thứ hai của câu cha hỏi. Vị Giáo Hoàng này luôn gần gũi tôi qua những gì ngài viết: Tôi nghe thấy ngài và thấy ngài nói, nhờ đó mà tôi có thể tiếp tục đối thoại với ngài. Ngài luôn nói với tôi qua những gì ngài viết. Thậm chí tôi biết được cả nguồn gốc của một số những văn kiện ấy. Tôi có thể nhớ đến những cuộc bàn luận chúng tôi đã có với nhau về một số trong các văn kiện này. Bởi vậy mà tôi tiếp tục đàm đạo với Đức Thánh Cha đây. Việc gần gũi này không chỉ bị hạn hẹp vào các ngôn từ và văn bản mà thôi, vì đằng sau những bản văn ấy tôi nghe thấy chính vị Giáo Hoàng này. Một con người về với Chúa vẫn không biến mất. Tôi tin rằng một con người về với Chúa thậm chí còn gần gũi chúng ta hơn nữa, và tôi cảm thấy ngài gần gũi tôi và tôi gần gũi Chúa. Tôi cảm thấy gần gũi vị Giáo Hoàng này, và giờ đây ngài giúp tôi được gần gũi Chúa, và tôi cố gắng để đi vào bầu khí của nguyện cầu ấy, của lòng mến yêu Chúa, mến yêu Đức Mẹ, và tôi ký thác cho lời nguyện cầu của ngài. Đó là một cuộc đối thoại thường xuyên và chúng tôi gần gũi nhau một cách mới mẻ, một cách sâu xa.

 

 

NHẬN ĐỊNH VỀ VỊ TIỀN NHIỆM

 

Về gương theo Chúa của Vị Tiền Nhiệm

 

Bài Giảng của ĐHY chủ tế Joseph Ratzinger cho Lễ An Táng ĐTC GPII 8/4/2005

 

“Hãy theo Thày! Là một sinh viên trẻ, Karol Wojtyla say sưa với văn chương, kịch nghệ và thi ca. Làm việc ở một xưởng hóa chất, bị vây bủa và đe dọa bởi việc khủng bố của Nazi, ngài đã nghe thấy tiếng gọi của Chúa: Hãy theo Thày! Trong hoàn cảnh ngoại thường ấy, ngài đã bắt đầu đọc các sách về triết lý và thần học, rồi nhập chủng viện chui do ĐHY Sapieha thiết lập. Sau chuộc chiến, ngài đã hoàn tất việc học hành của mình theo phân khoa thần học ở Đại Học Jagiellonian ở Krakow. Nhiều lần, trong thư gửi cho các linh mục hằng năm cũng như trong các tác phẩm tự truyện của mình, ngài đã nói cho chúng ta biết về thiên chức linh mục của ngài, một thiên chức ngài đã được thụ phong ngày 1 tháng 11 năm 1946. Trong các bản văn này, ngài đã cắt nghĩa thiên chức linh mục của mình đặc biệt liên quan tới 3 câu nói của Chúa: ‘Không phải các con đã chọn Thày, song Thày đã chọn các con. Và Thày đã sai các con đi để sinh hoa kết trái, những hoa trái lâu bền’ (Jn 15:16). Câu thứ hai là ‘Vị mục tử nhân lành bỏ sự sống mình cho chiên’ (Jn 10:11). Rồi câu: ‘Như Cha đã yêu thương Thày thế nào Thày cũng yêu thương các con như vậy; hãy ở lại trong tình yêu của Thày’ (Jn 15:9). Nơi 3 câu nói này chúng ta thấy được tâm can và linh hồn Đức Thánh Cha của chúng ta. Ngài đã thực sự đi khắp nơi, không ngừng nghỉ, để sinh hoa trái, một thứ hoa trái lâu bền. ‘Hãy chỗi dậy, Nào chúng ta lên Đường!’ là nhan đề của cuốn sách áp cuối của ngài. ‘Hãy đứng dậy, nào chúng ta lên Đường!’ – với những lời này, ngài đã thức tỉnh chúng ta khỏi một thứ đức tin lim dim, khỏi một giấc ngủ của thành phần môn đệ hôm qua và hôm nay. ‘Hãy đứng dậy, nào chúng ta lên đường!’ ngài tiếp tục nói với chúng ta cho đến cả hôm nay đây. Đức Thánh Cha là một vị linh mục cho tới cùng, vì ngài đã hiến dâng sự sống của mình cho Thiên Chúa vì đàn chiên của mình cũng như vì toàn thể nhân loại, bằng một cuộc tự hiến hằng ngày để phục vụ Giáo Hội, nhất là giữa những đớn đau của các tháng cuối đời. Nhờ đó, ngài được nên một với Chúa Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành đã yêu thương chiên của Người. Sau hết, ‘hãy ở lại trong tình yêu của Thày’: Vị Giáo Hoàng này đã cố gắng gặp gỡ hết mọi người, vị đã có khả năng tha thứ và cởi mở tâm hồn với tất cả mọi người, bằng những lời của Chúa ấy, nói với chúng ta hôm nay đây một lần nữa rằng, nhờ việc ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô chúng ta học được, nơi học đường của Chúa Kitô, nghệ thuật yêu thương chân thật.


”Hãy theo Thày! Vào tháng 7 năm 1958, vị linh mục trẻ Karol Wajtyla đã bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc hành trình của ngài với Chúa và bước theo vết chân của Chúa. Karol đã đi đến hồ Masuri để nghỉ hè như thường lệ, cùng với một nhóm giới trẻ yêu thích chèo thuyền. Thế nhưng, ngài đã mang theo bên mình một bức thư mời ngài gặp vị Giáo Chủ Balan là ĐHY Wyszynski. Ngài có thể đoán được mục đích của cuộc gặp gỡ này: đó là ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục phụ tá ở Krakow. Rời bỏ thế giới văn học, rời bỏ việc dấn thân thách đố với giới trẻ này, rời bỏ nỗ lực về tri thức trong việc cố gắng hiểu biết và giải thích mầu nhiệm về tạo vật là con người cũng như về việc truyền đạt cho thế giới ngày nay vấn đề dẫn giải của Kitô giáo đối với con người của chúng ta – tất cả những điều ấy đối với ngài, phải nói rằng, như mất đi chính bản thân ngài vậy, mất đi những gì đã trở thành chính căn tính con người của vị linh mục trẻ này. Hãy theo Thày – Karol Wojtyla đã chấp nhận việc bổ nhiệm ấy, vì ngài đã nghe thấy nơi tiếng Giáo Hội mời gọi tiếng của Chúa Kitô. Và rồi ngài đã nhận thức những lời của Chúa chân thực biết bao: ‘Những ai cố giữ sự sống mình sẽ mất nó, còn những ai mất sự sống mình sẽ giữ được nó’ (Lk 17:33). Vị Giáo Hoàng của chúng ta – như tất cả chúng ta đều biết điều này là – không bao giờ muốn giữ lấy sự sống của ngài, giữ lấy nó cho bản thân của ngài; ngài muốn hoàn toàn trao tặng bản thân mình, cho đến giây phút cuối cùng, vì Chúa Kitô và do đó cũng vì chúng ta nữa. Nhờ đó, ngài đã cảm thấy được rằng hết những gì ngài đã hiến dâng vào bàn tay Chúa đã trở về với ngài như thế nào một cách mới mẻ. Lòng ngài mộ mến ngôn từ, thi ca, văn chương, đã trở nên một phần chính yếu của sứ vụ mục vụ của ngài và cống hiến cho việc giảng dạy Phúc Âm tính cách sinh động mới, thôi thúc mới, thu hút mới, cho dù có là một dấu hiệu phản khắc chăng nữa.


”Hãy theo Thày! Vào tháng 10/1978, ĐHY Wojtyla, một lần nữa, đã nghe thấy tiếng Chúa gọi. Một lần nữa, lại xẩy ra cuộc đối thoại với Thánh Phêrô được trình thuật trong bài Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay: ‘Simon, con Jonah, con có yêu mến Thày hay chăng?’ Hãy chăn các chiên mẹ của Thày!’ Trước câu hỏi Chúa hỏi ‘Karol, con có yêu mến Thày hay chăng?’, ĐTGM Krakow đã đáp lại tận đáy lòng mình rằng: ‘Chúa biết hết mọi sự; Chúa biết rằng con yêu mến Chúa’. Tình yêu Chúa Kitôđã động lực chính yếu nơi đời sống Đức Thánh Cha thân yêu của chúng ta. Bất cứ ai đã từng thấy ngài cầu nguyện, những ai đã từng nghe ngài giảng, đều biết được điều ấy. Nhờ việc ngài sống sâu xa thân mật với Chúa Kitô như thế, ngài đã có thể mang vác một gánh nặng vượt trên khả năng thuần túy của phàm nhân: gánh nặng làm mục tử của đàn chiên Chúa Kitô, của Giáo Hội hoàn vũ của mình. Đây không phải là lúc nói về những gì đặc biệt của giáo triều phong phú này. Tôi chỉ xin đọc hai đoạn phụng vụ hôm nay nói lên những yếu tố chính yếu nơi sứ điệp của ngài. Trong bài đọc thứ nhất, Thánh Phêrô – và cùng với Thánh Phêrô cả vị Giáo Hoàng này nữa – nói rằng ‘Tôi thực sự hiểu được rằng Thiên Chúa đã không tỏ ra thiên vị, thế nhưng, nơi hết mọi dân nước, ai kính sợ Ngài và làm những gì chân thực đều đáng được Ngài chấp nhận. Anh em biết rằng sứ điệp Ngài đã gửi đến cho dân Do Thái, đó là việc rao giảng hòa bình của Chúa Giêsu Kitô – Người là Chúa của tất cả mọi người’ (Acts 10:34-36). Và trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô – và cùng với Thánh Phaolô, vị cố Giáo Hoàng của chúng ta, đã kêu gọi chúng ta khi kêu lên rằng: ‘Anh chị em thân mến, những người tôi yêu thương và mong đợi, là niềm vui và là vinh dự của tôi, anh chị em hãy đứng vững như thế trong Chúa, hỡi những người tôi quí mến’ (Phil 4:1).


”Hãy theo Thày! Kèm theo lệnh truyền chăm sóc cho đàn chiên của Người, Chúa Kitô còn báo cho Phêrô rằng thánh nhân sẽ phải chịu một cái chết tử đạo. Bằng những lời này, những lời kết thúc và tóm tắt cuộc đối thoại về lòng mến yêu cũng như về lệnh truyền làm chủ chiên hoàn vũ, Chúa Kitô đã nhắc lại một cuộc đối thoại khác đã diễn ra trong Bữa Tiệc Ly. Bấy giờ Chúa Giêsu đã phán: ‘Nơi Thày đi các con không thể nào tới được’ Thánh Phêrô thưa Người rằng: ‘Lạy Thày, Thày đi đâu thế?’ Chúa Giêsu đáp: ‘Nơi Thày đi hiện nay con không thể nào theo Thày nổi đâu; nhưng sau này con sẽ theo Thày’ (Jn 13:33,36). Từ Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã tiến tới Thập Giá, tiến tới cuộc phục sinh của Người – Người đã đi vào cuộc vượt qua của Người; và Thánh Phêrô chưa thể nào theo được Người. Giờ đây, sau cuộc phục sinh, thời giờ ấy đã đến, thời điểm ‘sau này’ đã đến. Bằng việc chăn dắt đàn chiên của Chúa Kitô, Thánh Phêrô đã đi vào mầu nhiệm vượt qua, thánh nhân đã tiến về phía thập tự giá và về cuộc phục sinh. Chúa Kitô đã nói về điều này bằng những lời: ‘… khi con còn trẻ, con thường tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý con muốn’ (Jn 21:18). Trong những năm đầu của giáo triều mình, những năm còn trẻ trung và đầy nhiệt huyết, Đức Thánh Cha đã đi đến tận cùng trái đất theo sự dẫn dắt của Chúa Kitô. Thế nhưng sau đó, ngài càng ngày càng đi sâu vào cuộc hiệp thông khổ đau với Chúa Kitô; càng hiểu được sự thật của những lời này: ‘Người ta sẽ thắt lưng cho con’. Và trong chính cuộc hiệp thông đau khổ này với Chúa Kitô một cách liên tục và càng gia tăng hơn, ngài đã loan báo Phúc Âm, loan báo mầu nhiệm về một tình yêu thương cho đến cùng tận (x Jn 13:1)”.



 

Về gương mục vụ của Vị Tiền Nhiệm

 

Với Các Vị Giám Mục Balan về Gương Làm Giám Mục của Đức Cố Gioan Phaolô II và lời vị đại diện mời Ngài viếng thăm Balan

 

Trong năm 2005, ĐTC Biển Đức XVI đã gặp gỡ hai đợt các Vị Giám Mục Balan nhân dịp các vị viếng thăm Tòa Thánh Ngũ Niên, đợt nhất và ngày 26/11 và đợt hai vào ngày 3/12.

 

Với các vị Giám Mục Balan đợt 2, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến vấn đề tân truyền bá phúc âm hóa theo chiều hướng của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở bài ngài giảng trong lần về thăm quê hương đầu tiên của ngài (cf. Homily, Nowa Huta, No. 3, June 9, 1979; L'Osservatore Romano, English edition [ORE], July 16, p. 11):

 

“Từ Cây Thập Giá ở Nowa Huta xuất phát cuộc tân truyền bá phúc âm hóa, một cuộc truyền bá phúc âm hóa của thiên kỷ thứ hai. Giáo Hội này là chứng nhân và là khẳng định cho việc này. Nó xuất phát từ một đức tin sống động ý thức và Giáo Hội cần phải tiếp tục phục vụ đức tin. Việc truyền bá phúc âm hóa cho tân thiên niên kỷ cần phải qui chiếu về giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II. Như Công Đồng dạy, nó cần phải là việc chung của các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, của thành phần cha mẹ và giới trẻ.

 

“Vào lúc ấy, đây là một trong những Lên Tiếng Kêu Gọi đầu tiên, nếu không muốn nói là tiên khởi, của vị đại tiền nhiệm của tôi về đề tài tân truyền bá phúc âm hóa. Ngài nói về đệ nhị thiên kỷ, nhưng chắc chắn là ngài bấy giờ đang nghĩ tới đệ tam thiên kỷ.

 

“Dưới sự hướng dẫn của ngài, chúng ta đã tiến vào tân thiên kỷ Kitô Giáo, càng ý thức hơn về cái hợp thời của lời ngài kêu gọi thực hiện việc tân truyền bá phúc âm hóa. Với những lời ngắn ngủi này ngài đã nêu lên mục đích cần phải nhắm tới, đó là phục hồi một đức tin ‘sống động, ý thức và hữu trách’. Sau đó ngài nói rằng đó là công việc chung của các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.

 

“Hôm nay tôi muốn chia sẻ về đề tài này với anh em, hỡi chư huynh thân mến. Chúng ta biết rõ là nhân vật chính có trách nhiệm với công việc tân truyền bá phúc âm hóa là giám mục, thành phần gánh vác ‘tria munera’ là ngôn sứ, tư tế và mục vụ.

 

“Trong cuốn sách của mình, ‘Hãy Đứng Lên, Nào Chúng Ta Lên Đường!’ và đặc biệt là ở các chương ‘Vị Mục Tử’, ‘Ta Biết Chiên Ta’ và ‘Việc Ban Phát Các Bí Tích’, Đức Gioan Phaolô II đã phác họa cuộc hành trình của thừa tác vụ giáo phẩm theo kinh nghiệm của ngài, nhờ đó, thừa tác vụ này có thể mang lại hoa trái.

 

“Chúng ta không cần đề cập đến ở đây diễn tiến của những gì ngài chia sẻ. Tất cả chúng ta đều cần tới cái gia sản ngài đã để lại cho chúng ta và có thể rút tỉa dồi dào từ chứng từ của ngài. Chớ gì ngài là mô phạm cho chúng ta và chớ gì cảm quan của ngài về trách nhiệm đối với Giáo Hội cũng như đối với tín hữu được trao phó cho việc chăm sóc của giám mục trở thành niềm phấn khích cho chúng ta.

 

“Theo sự hướng dẫn của ngài, chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới Kitô giáo, với ý thức về tính cách hiệu năng liên lỉ của lời ngài kêu gọi hãy thực hiện việc tân truyền bá phúc âm hóa”.

 

Căn cứ vào kinh nghiệm của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II người Balan này, những kinh nghiệm được ngài chia sẻ trong cuốn “Đứng lên, nào chúng ta đi” ấy, tác phẩm được xuất bản nhân dịp mừng 40 năm làm giám mục của ngài, vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhắn nhủ các vị Giám Mục Balan về nhiệm vụ và tinh thần của các vị đối với hàng linh mục của mình, nhất là việc huấn luyện cho thành phần chủng sinh, đối với thành phần tu sĩ nam nữ và đối với giáo dân.

 

Nói về thái độ của vị giám mục với hàng giáo sĩ của mình, Giáo Hoàng Biển Đức đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II đã viết trong tác phẩm trên như sau:

 

“Bằng lối sống của mình, vị giám mục cho thấy rằng Chúa Kitô ‘là Mô Phạm’ vẫn sống và hằng nói với chúng ta hôm nay đây. Người ta có thể nói rằng một giáo phận phản ảnh lối sống của vị giám mục của mình.

 

“Các nhân đức của ngài – trong sạch, tinh thần nghèo khó và cầu nguyện, lòng chân thành, cảm thức lương tâm – có thể nói được ghi khắc trong tâm hồn của các linh mục thuộc về ngài. Về phần mình, họ sẽ chuyển đạt những giá trị ấy cho thành phần tín hữu họ chăm sóc, và nhờ đó giới trẻ sẽ được dẫn dắt đến chỗ đáp ứng quảng đại lời kêu gọi của Chúa Kitô” ("Rise, Let Us Be on Our Way!", Paulines Publications Africa, 2004, p. 129).

 

Nói về thái độ của vị giám mục với đời sống tu trì nam nữ trong giáo phận của mình, Giáo Hoàng Biển Đức cũng đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II viết trong tác phẩm trên như sau:

 

“Các dòng tu không bao giờ khiến tôi phải lo lắng, và việc tôi liên hệ với tất cả các dòng tu này đều rất tốt đẹp. Họ gíup tôi rất nhiều trong sứ vụ làm giám mục. Tôi cũng nghĩ tới cả các nguồn lực thiêng liêng bị lớn lao ở các dòng tu chiêm niệm nữa” (ibid., p. 120).


Nói về thái độ của vị giám mục với thành phần giáo dân trong giáo phận của mình, Giáo Hoàng Biển Đức cũng đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II viết trong tác phẩm trên như sau:

 

“Những lời của vị đại tiền nhiệm của tôi dẫn chúng ta tới chỗ suy nghĩ về vai trò của thành phần giáo dân nơi công cuộc truyền bá phúc âm hóa: ‘Giáo dân có thể hoàn thành ơn gọi thích hợp của mình nơi trần thế và nên thánh chẳng những bằng việc chủ động tham gia giúp đỡ thành phần nghèo nàn và thiếu thốn, mà còn bằng việc làm cho xã hội thấm nhuần tinh thần Kitô Giáo khi họ thi hành các nhiệm vụ chuyên môn của họ và cống hiến một gương mẫu của đời sống gia đình Kitô Giáo’ ("Rise, Let Us," p. 115).

 

“Vào những thời điểm khi mà Đức Gioan Phaolô II viết: ‘Văn hóa Âu Châu hiện lên như một thứ ‘âm thầm bỏ đạo’ nơi một thành phần dân chúng chủ trương có tất cả những gì họ cần và họ sống như thể không có Thiên Chúa’ ("Ecclesia in Europa," No. 9), Giáo Hội không bao giờ thôi loan báo cho thế giới biết rằng Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của mình. Nơi công việc này, vai trò của giáo dân là những gì bất khả hoán vị. Chứng từ đức tin của họ đặc biệt trở thành sống động và hiệu nghiệm vì nó xuất phát từ thực tại thường nhật và ở những lãnh vực linh mục khó lòng mà tới được”.

 


Về gương chịu khổ của Vị Tiền Nhiệm

 

Bài Giảng của ĐHY chủ tế Joseph Ratzinger cho Lễ An Táng ĐTC GPII 8/4/2005

 

“Không ai trong chúng ta có thể quên được cảnh tượng diễn ra hôm Chúa Nhật Phục Sinh vừa rồi trong cuộc đời của ngài, Đức Thánh Cha, đầy những đớn đau, lại tiến đến cửa sổ Tông Dinh của mình để ban phép lành ‘urbi et orbi – cho thành Rôma và cho thế giới’ một lần cuối cùng. Chúng ta có thể chắc chắn rằng vị Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta hôm nay đang đứng ở cửa sổ phòng của một Người Cha, ngài đang trông thấy chúng ta và ban phép lành cho chúng ta. Vâng, xin hãy ban phép lành cho chúng con, Đức Thánh Cha ơi. Chúng con xin dâng phú linh hồn yêu dấu của cha cho Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ của cha, Vị đã hướng dẫn cha từng ngày và là vị giờ đây dẫn cha đến vinh quang đời đời của Con Mẹ là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Amen”.

 

Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005

 

“Tâm hồn chúng ta ngập tràn niềm vui xuất phát từ việc nhận thức này, chúng ta hãy nghĩ lại những biến cố trong năm đang tới lúc kết thúc đây. Chúng ta thấy quá khứ của chúng ta những biến cố lớn lao là những gì đã lưu lại dấu vết sâu đậm nơi đời sống của Giáo Hội. Trước hết và trên hết, tôi đang nghĩ tới việc ra đi của Đức Thánh Cha yêu dấu của chúng ta là Gioan Phaolô II, một cuộc ra đi được mở màn bằng một giai đoạn dài đớn đau rồi dần dần mất tiếng nói. Không có một vị Giáo Hoàng nào như ngài đã để lại cho chúng ta một số lượng văn bản như ngài đã lưu lại cho chúng ta; không có một vị Giáo Hoàng nào như ngài đã có thể viếng thăm toàn thế giới và trực tiếp nói với dân chúng ở tất cả mọi châu lục.

 

“Thế mà, cuối cùng, số phận của ngài là một cuộc hành trình đau thương và câm nín. Chúng ta không thể nào quên được những hình ảnh Chúa Nhật Lễ Lá, lúc mà, cầm trong tay cành cây dầu và cảm thấy đớn đau, ngài đã tiến đến cửa sổ để Ban Phép Lành của Chúa như chính bản thân ngài sắp sửa bước tới cây Thập Tự Giá.

 

“Sau đó là cảnh ở trong Nguyện Đường Riêng của ngài, lúc mà, cầm Thánh Giá trong tay, ngài tham dự Đường Thánh Giá bấy giờ đang diễn tiến ở Hí Trường Colosseum, nơi ngài rất hay thường vác Thập Giá dẫn đầu đoàn người diễn hành theo sau.

“Sau hết là Phép Lành âm thầm của ngài hôm Chúa Nhật Phục Sinh, nơi phép lành âm thầm này chúng ta đã thấy niềm hứa hẹn của cuộc Phục Sinh, của sự sống đời đời, rạng ngời tỏa sáng qua tất cả mọi nỗi đớn đau của ngài. Bằng cả lời nói và hành động, Đức Thánh Cha đã cống hiến cho chúng ta rất nhiều điều cao cả; bài học này cũng không kém phần quan trọng được ngài ban cho chúng ta từ ngai tòa khổ đau và câm nín”.

 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 2/4/2006 kỷ niệm đúng một năm băng hà của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II

 

“Vào ngày 2/4 năm ngoái, một ngày như hôm nay đây, Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đã sống vào những giờ phút như thế này đoạn hành trình cuối cùng của đời ngài, một cuộc hành trình đức tin, đức mến và đức cậy, một cuộc hành trình đã để lại một nét đậm nơi lịch sủa Giáo Hội cũng như của nhân loại. Cuộc khổ nạn và cái chết của ngài giống như một giai đoạn kéo dài của Tam Nhật Phục Sinh. 

 

“Tất cả chúng ta vẫn còn nhớ các hình ảnh về cuộc Đi Đường Thánh Giá cuối cùng của ngài hôm Thứ Sáu Tuần Thánh: Vì không đến được Hí Trường Colosseum, ngài đã theo dõi đường thánh giá từ nguyện đường riêng của ngài, tay ôm cây thập giá. Thế rồi, vào Chúa Nhật Phục Sinh, ngài đã ban phép lành ‘urbi et orbi’, song không thể nói lên lời nào, mà chỉ lấy tay ra dấu mà thôi. Đó là một phép lành đớn đau và cảm kích được ngài lưu lại cho chúng ta như chứng từ cao cả nhất về việc ngài cương quyết hoàn thành sứ vụ của ngài cho tới cùng.

“Đức Gioan Phaolô II đã chết như ngài đã sống, đã sinh động bằng một đức tin can trường bất khả lịm, phó mình cho Thiên Chúa và nương thân vào Mẹ Maria Rất Thánh. Chúng ta sẽ tưởng nhớ đến ngài đêm nay bằng một đêm canh thức nguyện cầu Thánh Mẫu ở Quảng Trường Thánh Phêrô là nơi ngày mai tôi sẽ cử hành Thánh Lễ cầu cho ngài…

 

“Trong những năm cuối cùng của ngài, Chúa đã dần dần tước lột ngài khỏi tất cả mọi sự, để làm cho ngài hoàn toàn nên giống Người. Và khi ngài không còn tông du được nữa, sau đó thậm chí không còn bước đi được nữa, sau cùng đến nỗi không còn nói được nữa, thì cử chỉ của ngài, việc loan báo của ngài được biến thành những gì thiết yếu, đó là việc ban tặng bản thân mình cho đến cùng.

 

“Cái chết của ngài là việc hoàn tất một chứng từ đức tin tha thiết, một chứng từ đã đánh động tâm can của nhiều người thiện chí. Đức Gioan Phaolô II đã bỏ chúng ta mà đi vào ngày Thứ Bảy, ngày đặc biệt được giành kính Mẹ Maria, Vị ngài luôn tỏ ra sùng ái với tình con thảo. Giờ đây chúng ta nguyện cầu cùng Người Mẹ trên trời của Thiên Chúa để Mẹ giúp chúng ta trân quí tất cả những gì được vị đại Giáo Hoàng này đã ban cho chúng ta và dạy dỗ chúng ta”.

 

 

Về tác dụng từ cái chết của vị tiền nhiệm

 

Sứ Điệp đầu tiên của Giáo Hoàng Biển Đức XVI gửi Hồng Y Đoàn 20/4/2005

 

“Quí Huynh thân mến, việc nhận thức sâu xa về tặng ân của tình thương Chúa đã chiếm đoạt tâm hồn tôi bất chấp tất cả mọi sự. Tôi coi đây là ân huệ mà vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Gioan Phaolô II đã chiếm được cho tôi. Tôi dường như có thể cảm thấy là bàn tay mạnh mẻ của ngài đang xoắn chặt lấy tay tôi; tôi dường như thấy được ánh mắt tươi vui và nghe được tiếng của ngài ngỏ cùng tôi nhất là vào lúc này rằng: ‘Đừng sợ!’


“Cái chết của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và những ngày sau đó, đối với Giáo Hội cũng như toàn thế giới là một thời điểm đặc biệt ân sủng. Nỗi đớn đau cả thể về cái chết của ngài cùng cái trống không lưu lại nơi tất cả chúng ta đã được tôi luyện bởi tác động của Chúa Kitô Phục Sinh, một tác động, trong những ngày dài này, được tỏ hiện nơi một triều sóng tin tưởng, yêu thương và đoàn kết thiêng liêng, những gì đã lên đến tuyệt đỉnh vào lễ an táng trọng thể của ngài.

“Chúng ta có thể nói rằng, lễ an táng của Đức Gioan Phaolô II thực sự là một cảm nghiệm phi thường về những gì tỏ ra cho thấy một cách nào đó quyền năng của Thiên Chúa là Đấng, qua Giáo Hội của Ngài, muốn hình thành một đại gia đình bao gồm tất cả mọi dân tộc, bằng quyền lực liên kết của Sự Thật và Yêu Thương. Trong giờ lâm chung, giống như Sư Phụ và Chúa của mình, Đức Gioan Phaolô II đã tôn vinh giáo triều lâu dài và thành công của mình, bằng việc củng cố dân Kitô giáo trong đức tin, qui tụ họ lại bên ngài và làm cho cả nhân loại cảm thấy liên kết với nhau hơn.


“Làm sao người ta không cảm thấy được vững mạnh trước chứng từ ấy? Làm sao người ta không cảm thấy phấn khởi bắt nguồn từ biến cố ân sủng này?........

 

“Đặc biệt trước mặt của tôi là chứng từ của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài để lại cho chúng ta một Giáo Hội cường tráng hơn, tư do hơn và trẻ trung hơn. Một Giáo Hội mà, theo giáo huấn và gương mẫu của ngài, bình tâm nhìn lại quá khứ và không sợ hướng đến tương lai. Qua Đại Năm Thánh 2000, Giáo Hội đã được dẫn vào ngàn năm mới, nắm trong tay Phúc Âm, Phúc Âm được áp dụng cho thế giới qua việc đọc lại một cách tường tận Công Đồng Chung Vaticanô II. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lý để nhấn mạnh rằng Công Đồng này như là một ‘la bàn’ được sử dụng để chúng ta lèo lái trên đại dương bao la của ngàn năm thứ ba. Trong di chúc thư thiêng liêng của mình, ngài còn nhận định là: ‘Tôi tin rằng, cho đến một thời gian rất dài, các thế hệ mới sẽ kín múc lấy từ kho tàng được công đồng của thế kỷ 20 ấy để cống hiến cho chúng ta’………

 

“Vào lúc này đây, ký ức của tôi nhớ lại cảm nghiệm không thể nào quên được tất cả chúng ta đã trải qua với cái chết và lễ an táng cho Đức Gioan Phaolô II tiếc thương. Quanh thi thể của ngài, nằm trên mặt đất trống, các vị lãnh đạo chư quốc đã qui tụ lại, cùng với dân chúng thuộc tất cả mọi giai cấp xã hội, nhất là giới trẻ, để tỏ lòng mãi mãi gắn bó quí mến và ca ngợi ngài. Toàn thể thế giới đã tin tưởng nhìn vào ngài. Đối với nhiều người thì việc tham dự đông đảo này, một cuộc tham dự được các phương tiện truyền thông phóng đại đến cả những nơi xa xôi của hành tinh này, như thể là việc nhân loại văn minh tân tiến, một nhân loại bị hoang mang sợ hãi và bất ổn, đang tự hỏi mình về tương lai, muốn đồng thanh yêu cầu vị Giáo Hoàng này giúp đỡ”.

 

Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005

 

“Việc đáp ứng xẩy ra khắp thế giới trước cái chết của vị Giáo Hoàng này là việc hết lòng bày tỏ lòng tri ân về sự kiện là ngài đã hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa vì thế giới khi thi hành thừa tác vụ của ngài; một lời tạ ơn cho sự kiện là trong một thế giới đầy hận thù và bạo lực này, ngài đã dạy một cách mới mẻ tình yêu thương và khổ đau trong việc phục vụ tha nhân; có thể nói ngài đã tỏ cho chúng ta thấy trong xác thịt Đấng Cứu Chuộc, việc cứu chuộc, và đã cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng rằng, thật ra sự dữ không phải là phán quyết tối hậu trên thế gian này”.

 

Huấn Từ kết thúc Đêm Canh Thức Cầu Kinh Mân Côi Kỷ Niệm Đầy Năm Đức Gioan Phaolô II Qua Đời 2/4/2006

 

“Một năm đã qua từ biến cố băng hà của Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II, một biến cố đã xẩy ra hầu như vào đúng giờ này – 9 giờ 37 phút tối – thế nhưng việc tưởng nhớ đến ngài vẫn tiếp tục đặc biệt sống động, như được chứng thực qua nhiều nghi thức được thực hiện trong những ngày này trên khắp thế giới. Ngài tiếp tục hiện diện trong trí khôn của chúng ta và trong tâm can của chúng ta. Ngài tiếp tục thông đạt cho chúng ta tình ngài mến yêu Thiên Chúa và lòng ngài mến thương con người; ngài tiếp tục tác động nơi tất cả mọi người, nhất là giới trẻ, lòng nhiệt thành tìm kiếm sự thiện và lòng can đảm theo Chúa Giêsu cùng giáo huấn của Người.

“Làm sao để có thể tóm lược được cái chứng từ phúc âm ấy của vị đại Giáo Hoàng này đây? Tôi cố gắng tóm lược lại bằng hai từ ngữ, đó là ‘trung thành’ và ‘dấn thân’. Hoàn toàn trung thành với Thiên Chúa và dứt khoát dấn thân  cho sứ vụ làm mục tử của Giáo Hội hoàn vũ. Lòng trung thành và việc dấn thân thậm chí trở nên sống động và cảm kích hơn nữa trong những tháng cuối đời của ngài, khi ngài thể hiện bản thân mình những gì ngài viết vào năm 1984 trong tông thư ‘Salvifici Doloris’: ‘Khổ đau đang hiện diện trên thế giới để phát tỏa yêu thương, để hạ sinh những công cuộc yêu thương đối với tha nhân, để biến đổi toàn thể văn minh con người thành một thứ ‘văn minh yêu thương’ (đoạn 30).

 

“Với gương mặt can trường, bệnh nạn của ngài đã làm cho mọi người chú trọng tới nỗi đớn đau của con người hơn, tới tất cả nỗi khổ đau về thể lý và tinh thần; ngài cống hiến cho khổ đau cái phẩm vị và giá trị, cho thấy rằng cái giá trị của con người không phải ở cái hiệu năng của họ hay dáng vẻ bề ngoài của họ, mà là ở trong chính bản thân họ, vì họ đã được Thiên Chúa tạo dựng và yêu thương.

 

“Bằng lời nói và cử chỉ của mình, Đức Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta không thôi chỉ cho thế giới thấy rằng nếu con người để cho Chúa Kitô chiếm đoạt thì nó không làm hư hao đi cái phong phú của nhân tính mình; nếu họ kính mến Người hết lòng thì sẽ không thiếu thốn gì hết. Trái lại, việc gặp gỡ Chúa Kitô làm cho đời sống của chúng ta trở thành phấn khởi hơn.

 

“Chính vì ngài đã lôi kéo chúng ta đến gần với Thiên Chúa hơn bằng nguyện cầu, bằng chiêm niệm, bằng lòng yêu chuộng Chân và Mỹ, mà Vị Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta đây biến mình thành một kẻ đồng hành với mỗi người chúng ta và có thế giá để thậm chí nói với cả những ai xa cách đức tin Kitô Giáo.

 

“Nhân dịp đệ nhất chu niên việc ngài về Nhà Cha, tối nay chúng ta được mời gọi để tiếp tục lại cái di sản thiêng liêng ngài để lại cho chúng ta. Ngài phấn khích chúng ta hãy sống Sự Thật không ngừng tìm kiếm, vì chỉ có duy sự thật này mới có thể thỏa mãn tâm can của chúng ta mà thôi. Ngài khuyến khích chúng ta đừng sợ theo Chúa Kitô để loan báo Phúc Âm cho tất cả mọi người, một phúc âm là men cho một nhân loại huynh đệ và đoàn kết hơn. 

 

“Chớ gì Đức Gioan Phaolô II từ trời cao giúp chúng ta tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta, là những người môn đệ dễ dạy của Chúa Giêsu, để, như Người thích nói với giới trẻ, trở thành ‘lính canh hừng đông’ ở đầu đệ tam thiên kỷ Kitô Giáo này. Vì thế, chúng ta hãy cầu xin cùng Mẹ Maria, Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, Vị mà ngài lúc nào cũng tỏ lòng sùng ái”.

 

 

Về Niềm Tin nơi Lòng Thương Xót Chúa của Vị Tiền Nhiệm

 

Bài Giảng của ĐHY chủ tế Joseph Ratzinger cho Lễ An Táng ĐTC GPII 8/4/2005

 

“Ngài đã giải thích cho chúng ta mầu nhiệm vượt qua như là một mầu nhiệm của lòng thương xót Chúa. Trong tác phẩm cuối cùng của mình, ngài đã viết: Cái giới hạn áp đặt trên sự dữ ‘tối hậu là Lòng Thương Xót Chúa’ (Hồi Niệm và Căn Tính, trang 60-61). Và khi suy nghĩ về biến cố mạng sống ngài bị cố sát, ngài đã nói: ‘Trong việc hy hiến mình cho tất cả chúng ta, Chúa Kitô đã cống hiến cho đau khổ một ý nghĩa mới, mở ra một chiều kích mới, một trật tự mới, đó là trật tự của yêu thương… Chính cái đau khổ này đốt cháy và thiêu rụi đi sự dữ bằng ngọn lửa yêu thương và rút ran gay từ tội lỗi cả một cuộc bừng nở đầy những thiện hảo’ (cùng nguồn, trang 189-190). Được thôi thúc bởi nhãn quan ấy, vị Giáo Hoàng này đã chịu đựng khổ đau và đã yêu qúi việc hiệp thông với Chúa Kitô, nên đó là lý do tại sao sứ điệp về khổ đau của ngài cùng việc thinh lặng của ngài là những gì thất là sống động và hiệu năng.


”Lòng Thương Xót Chúa: Đức Thánh Cha đã thấy được cái phản ảnh thuần khiết nhất của tình thương Thiên Chúa nơi Người Mẹ Thiên Chúa. Ngài là người đã mồ côi mẹ từ nhỏ đã càng tỏ ra kính mến người mẹ thần linh này hơn nữa. Ngài đã nghe thấy những lời của Chúa Kitô tử giá như là lời nói với riêng ngài: ‘Này là Mẹ của con’. Bởi thế, ngài thực hiện như người môn đệ yêu dấu đã làm, đó là ngài đã đem Mẹ về nhà của ngài (eis ta idia: Jn 19:27) – ‘Totus Tuus – tất cả của con là của Mẹ’. Và từ người mẹ này, ngài đã học nên giống Chúa Kitô”.

 

Diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005

 

“Trong cuốn sách cuối cùng của ngài là ‘Hồi Niệm và Căn Tính’ (Weidenfeld and Nicolson, 2005), ngài đã để lại cho chúng ta một dẫn giải về khổ đau không phải là một thuyết về thần học hay triết lý mà là một hoa trái chín mùi qua cuộc hành trình khổ đau của bản thân ngài, một cuộc hành trình khổ đau ngài đã quyết chịu bằng niềm tin tưởng vào Vị Chúa tử giá. Lời dẫn giải này, một việc dẫn giải được ngài khai triển bởi đức tin và là việc dẫn giải mang lại ý nghĩa cho khổ đau của ngài, một khổ đau được ngài chấp nhận trong mối hiệp thông với nỗi khổ đau của Chúa, là việc dẫn giải đã được vang lên qua thái độ âm thầm chịu đựng của ngài, khi ngài biến việc chịu đựng này thành một sứ điệp quan trọng.

 

“Cả ở phần mở đầu và lập lại một lần nữa ở cuối cuốn sách được đề cập tới trên đây, vị Giáo Hoàng này đã cho thấy rằng ngài cảm thấy rất thấm thía trước cảnh tượng diễn ra của quyền lực sự dữ, một quyền lực sự dữ chúng ta đã trải qua một cách thê thảm trong thế kỷ vừa chấm dứt. Ngài nói trong cuốn sách này rằng: “Sự dữ… không phải là một thứ sự dữ có tầm mức nhỏ hẹp… Nó là một sự dữ có những tầm vóc khổng lồ, một sự dữ được tổ chức đáng hoàng để thực hiện hoạt động gian ác của nó, một sự dữ trở thành một cơ cấu (trang 189).

 

“Phải chăng sự dữ là những gì bất khả thắng? Phải chăng nó là một quyền năng tối hậu của lịch sử?” Vì kinh nghiệm về sự dữ, mà đối với Giáo Hoàng Wojtyla, vấn đề cứu chuộc đã trở thành thiết yếu và là vấn đề trọng yếu trong đời sống của ngài và được suy tưởng như là một Kitô hữu. Có một giới hạn nào đó chống lại những gì bị quyền lực sự dữ này hủy hoại hay chăng? “Có đấy”, vị Giáo Hoàng này đã trả lời trong cuốn sách này của ngài cũng như trong Thông Điệp về việc cứu chuộc của ngài.

“Quyền năng hạn chế sự dữ này là Lòng Thương Xót Chúa. Bạo lực, hình thức thể hiện của sự dữ, bị Lòng Thương Xót Chúa chống lại trong giòng lịch sử. Chúng ta có thể nói theo Sách Khải Huyền là Con Chiên mạnh hơn con rồng.

 

“Ở cuối cuốn sách, bằng việc ôn lại quá khứ về cuộc tấn công vào ngày 13/5/1981, và dựa vào căn bản của kinh nghiệm nơi cuộc hành trình của ngài với Thiên Chúa cũng như với thế giới, Đức Gioan Phaolô II còn giải đáp vấn đề này một cách sâu xa hơn nữa.

 

“Cái hạn chế quyền lực sự dữ, cái quyền lực chế ngự nó, theo cách ngài nói, đó là nỗi khổ đau của Thiên Chúa, nỗi khổ đau của Người Con Thiên Chúa trên Thập Tự Giá: ‘Nỗi khổ đau của Vị Thiên Chúa Tử Giá không phải chỉ là một hình thức khổ đau duy nhất trong số những hình thức khổ đau khác…. Bằng việc hy sinh bản thân mình vì tất cả chúng ta, Chúa Kitô đã cống hiến cho đau khổ một ý nghĩa mới, mở ra một chiều kích mới, một tầm vóc mới, đó là tầm vóc yêu thương…. Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trên Thập Giá là những gì cống hiến cho đau khổ một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ, biến đổi nó tự bản chất… Chính cái đau khổ này thiêu đốt và làm tiêu hao đi sự dữ, bằng ngọn lửa yêu thương…. Tất cả khổ đau của loài người, tất cả mọi đớn đau, tất cả mọi yếu đuối bạc nhược đều chất chứa nơi mình một hứa hẹn cứu độ; …. Sự dữ hiện diện trên thế giới một phần là để khơi động lên lòng yêu thương trong chúng ta, một tình yêu trao hiến bản thân mình trong việc phục vụ cách quảng đại và vô tư những ai bị khổ đau dằn vặt… Chúa Kitô đã cứu thế giới: “Chúng ta đã được chữa lành nhờ những vết thương của Người’ (Is 53:5)” (trang 189 và sau đó).

“Tất cả những điều này không phải chỉ là một thứ thuần kiến thức về thần học, mà là một bày tỏ của một đức tin sống động và trưởng thành qua đau khổ. Chắc chắn là chúng ta cần phải làm mọi sự có thể để giảm bớt khổ đau và ngăn ngừa tình trạng bất công là những gì gây cho thành phần vô tội khổ đau. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải làm mọi sự trong tầm tay để con người có thể khám phá ra ý nghĩa của khổ đau, nhờ đó, họ biết chấp nhận khổ đau của họ và liên kết nó với khổ đau của Chúa Kitô.

 

“Có thế, nó mới hòa nhập với tình yêu thương cứu chuộc và nhờ vậy trở thành một quyền năng chống lại sự dữ trên thế giới này”.

 

Bài Giảng cho Giáo Xứ «Dio Padre Misericordioso» trong Cuộc Viếng Thăm Mục Vụ Chúa Nhật IV Mùa Chay 26/3/2006

 

“Khi suy niệm đến tình thương của Chúa, một tình thương được tỏ hiện một cách trọn vẹn và tận tuyệt ở mầu nhiệm Thập Giá, tôi nhớ đến bài huấn từ được Đức Gioan Phaolô II dọn cho việc ngài gặp gỡ tín hữu vào ngày 3/4, Chúa Nhật in Albis, Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh năm ngoái. 

 

“Theo ý định thần linh, bài huấn từ này được viết vì ngài sẽ rời bỏ chúng ta vào áp ngày ấy, tức vào Thứ Bảy 2/4 – tất cả chúng ta đều nhớ đến nó một cách tường tận – và vì lý do đó, ngài đã không thể ngỏ những lời lẽ ấy cùng anh chị em. Giờ đây, anh chị em thân mến, tôi xin đọc những lời ấy cho anh chị em, đó là: ‘Chúa Kitô phục sinh đã cống hiến cho nhân loại, một nhân loại có những lúc dường như bị lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực của sự dữ, của thần tôi và của sợ hãi, tặng ân tình yêu thương của Người, một tình yêu thương tha thứ, hòa giải và tái cởi mở tinh thần hy vọng. Nó là tình yêu hoán cải tâm can và ban phát an bình’.

 

“Vị Giáo Hoàng này, nơi bài huấn từ cuối cùng ấy, bài huấn từ giống như một lời di chúc, bấy giờ đã thêm là: ‘Thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận Tình Thương Thần Linh biết bao!’ (Huấn Từ Truyền Tin, được đọc bởi TGM Leonardo Sandri, Thay Thế Quốc Vụ Khanh, cho tín hữu qui tụ ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 3/4/2005; L'Osservatore Romano English Edition, 6 April, p. 1, n. 2)”.

 

(Cảm nhận của Giáo Hoàng Biển Đức về ‘bài huấn từ cuối cùng giống như một lời di chúc’ cũng là cảm nhận của người dịch được bày tỏ trong cuốn ‘Đức Gioan Phaolô II: Sống là Chúa Kitô – Chết là Vinh Thắng’, Cao-Bùi 5/2005, trang 32 và 34:Và để kết thúc một giáo triều có sứ mệnh mang con người về cho Lòng Thương Xót Chúa của mình, ngài đã gửi một tối di chúc thư cho nhân loại, một di chúc thư được đọc vào chính Ngày Chúa Nhật II Phục Sinh, ngày chính ngài đã thiết lập theo lời yêu cầu của Chúa Giêsu qua chị Thánh Faustina để Kính Lòng Thương Xót Chúa, ngày ngài mới qua đi vào đêm vọng hôm trước. Sứ điệp của tối hậu di chúc thư này như sau:… Theo di chúc hay ước nguyện cuối cùng này của mình, ĐTC GPII, vị giáo hoàng của ‘Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis’, thực sự muốn để lại cho cả Giáo Hội lẫn toàn thể nhân loại, ‘một nhân loại có những lúc dường như bị lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, cái tôi và sợ hãi’, đó là ‘thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận Lòng Thương Xót Chúa biết bao!’ Thế nhưng, để được như vậy, để nhân loại có thể ‘chấp nhận Lòng Thương Xót Chúa’, Giáo Hội nói chung và vị tân giáo hoàng nói riêng, phải trở thành Tông Đồ của Lòng Thương Xót Chúa, nhờ ‘việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại của tình yêu nhân hậu xuất phát từ thánh tâm Chúa Giêsu này bằng ánh mắt của Mẹ Maria’”). 

 

Bài Giảng Thánh Lễ Giỗ đầy năm băng hà của vị Tiền  Nhiệm Chiều Tối Thứ Hai 3/4/2006 tại Quảng Trường Thánh Phêrô:

 

“Ở Bài Đọc Thứ Nhất theo Sách Khôn Ngoan, chúng ta được nhắc nhở về định mệnh đời đời đang đợi chờ thành phần công chính: một định mệnh tràn đầy hạnh phúc, một phần thưởng khôn sánh về những khổ đau và thử thách họ phải đương đầu trong cuộc sống của họ. ‘Thiên Chúa đã thử thách họ và thấy rằng họ xứng đáng với Ngài; Ngài đã thử thách họ như lửa thử vàng, và Ngài đã chấp nhận họ như một hiến lễ toàn thiêu’ (Wis 3:5-6).

 

“Chữ ‘lễ toàn thiêu’ ám chỉ sự hy sinh nạn nhân bị toàn thiêu, bị thiêu rụi đi bởi lửa; nhờ đó, nó là một dấu hiệu hoàn toàn hiến dâng cho Thiên Chúa. Lời diễn đạt này của Thánh Kinh nhắc nhở chúng ta về sứ vụ của Đức Gioan Phaolô II, vị đã biến cuộc đời của mình thành một tặng vật dâng lên Thiên Chúa cùng hiến cho Giáo Hội, và nhất là trong việc cử hành Thánh Thể, ngài đã sống trọn chiều kích hy hiến theo thiên chức linh mục của ngài.

 

“Trong số những lời kêu cầu được ngài yêu thích đó là lời xuất phát từ ‘Litanie de Gesù Cristo Sacerdote e Vittima’ ngài đã chọn cho vào phần kết của tác phẩm của mình, Tặng Ân và Mầu Nhiệm, xuất bản nhân dịp mừng 50 năm chịu chức linh mục của ngài (xem các trang 113-116): ‘Iesu, Pontifex qui tradidisti temetipsum Deo oblationem et hostiam – Ôi Giêsu, Vị Thượng Tế đã hiến mình cho Thiên Chúa như lễ vật và thí vật, xin thương xót chúng con’.

 

“Ngài đã thường lập lại lời khẩn cầu này biết bao! Nó diễn tả rõ ràng tính chất linh mục sâu xa của cả cuộc đời ngài. Ngài không bao giờ huyền hoặc hóa ước muốn của mình trong việc càng ngày càng nên một với Chúa Kitô Tư Tế qua Hy Tế Thánh Thể, nguồn mạch cho việc không ngừng dấn thân tông đồ.

 

“Dĩ nhiên, chính đức tin mới là căn nguyên của việc ngài toàn hiến này. Trong Bài Đọc Thứ Hai chúng ta vừa nghe, Thánh Phêrô cũng sử dụng hình ảnh lửa thử vàng và áp dụng hình ảnh này vào đức tin (x 1Pt 1:7). Thật thế, tính chất của đức tin nơi mỗi người chúng ta mới đặc biệt là những gì bị thử thách và thử nghiệm bởi những khốn khó của cuộc đời, để thấy được tính chất vững chắc của nó, tính chất tinh tuyền của nó, tính chất kiên trì của nó trong cuộc sống. Vậy, Đức Cố Giáo Hoàng, vị đã được Thiên Chúa trang bị cho nhiều tặng ân về nhân bản cũng như về thiêng liêng, đã càng ngày càng cho thấy ngài như một ‘tảng đá’ đức tin khi trải qua cuộc thử luyện trong việc vất vả hoạt động tông đồ và chịu đựng bệnh hoạn.

 

“Đối với những ai được dịp gần gũi với ngài thì đức tin vững mạnh và cương quyết này hầu như là những gì hiển nhiên. Nếu nó chẳng những làm cho thành phần cộng tác với ngài phải khâm phục, mà còn lan tỏa trong giáo triều dài của ngài cái ảnh hưởng thiện ích của ngài khắp Giáo Hội nữa, với một cường độ mạnh dần cho tới khi đạt tới tột đỉnh của nó vào những tháng ngày cuối đời của ngài.

 

“Nó là một đức tin xác tín, mãnh liệt, chân thực, không biết sợ hãi và thỏa hiệp của ngài, một đức tin đã tác động tới tâm can của nhiều người, cũng nhờ nhiều chuyến tông du khắp nơi trên thế giới, nhất là nhờ ‘cuộc hành trình’ cuối cùng ấy, cuộc thống khổ và cái chết của ngài”.

 

Huấn Từ Buổi Nguyện Kinh “Nữ Vương Thiên Đàng” Chúa Nhật II Phục Sinh 23/4/2006 về Lòng Thương Xót Chúa

 

“Chúa Nhật này Phúc Âm của Thánh Gioan thuật lại rằng Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ đang tập trung tại nhà tiệc ly vào tối ‘ngày thứ nhất trong tuần’ (20:19), và Người tỏ mình ra cho các vị một lần nữa ở cùng một địa điểm vào ‘tám ngày sau’ (20:26)…

 

“Vị Thánh Ký này cũng nhắc lại rằng nơi cả hai lần hiện ra Chúa Giêsu đều tỏ cho các môn đệ thấy những dấu vết tử giá, rất khả thị và cụ thể nơi cả thân xác hiển vinh của Người (x Jn 20:20,27). Những dấu thánh ấy, ở tay, chân và cạnh sườn, là nguồn mạch khôn cùng của đức tin, đức cậy và đức mến mà mỗi người, nhất là các linh hồn khát khao Lòng Thương Xót Chúa nhất, có thể uống.

 

“Về vấn đề này, Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II, vị trân quí cảm nghiệm thiêng liêng của một người tu sĩ khiêm hèn là Thánh Faustina Kowalska đã muốn Chúa Nhật sau Phục Sinh trở thành một ngày đặc biệt kính lòng thương xót Chúa, và theo quan phòng ngài đã chết chính vào đêm vọng ngày lễ này (trong tay của Lòng Thương Xót Chúa).

 

(Biệt chú: Ngay khi Đức Gioan Phaolô II vĩnh viễn nằm xuống, người viết này đã có được những cảm nhận y hệt như cảm nhận trên đây của vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI , và đã được bày tỏ trong cuốn ‘Đức Gioan Phaolô II: Sống Là Chúa Kitô – Chết Là Vinh Thắng’, trang  9-10, nguyên văn như sau: “Vâng, vào năm 1994, khi Giáo Hội bắt đầu giai đoạn xa [1994-1997, vì giai đoạn gần từ 1997-2000] dọn mừng Năm Thánh 2000, bấy giờ tôi đang chuyển dịch bộ sách [2 cuốn dầy 920 trang] ‘Tội Tràn Lan … Phúc Ngập Lụt!’, xuất bản năm 1995, nội dung bao gồm ‘Những lời thỏ thẻ của Chúa Giêsu với một số linh hồn ưu tuyển’, trong đó có Thánh nữ Faustina, tôi đã đọc thấy những lời Chúa Giêsu nói với chị như thế này: ‘Khi tôi đang cầu nguyện thì tôi nghe thấy những lời của Chúa Giêsu như sau: ‘Cha đặc biệt yêu thương Balan, mà nếu Balan tuân theo ý muốn của Cha thì Cha sẽ nâng Balan lên trong quyền năng và thánh thiện. Từ Balan sẽ phát ra một tia sáng để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha’. [Nhật Ký về Lòng Chúa Thương Xót trong Hồn Tôi của chị Faustina, khoản số 1732]. Những lời này làm tôi vô cùng sửng sốt và nghĩ ngay đến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Và tôi đã khai triển câu nói của Chúa Giêsu luôn ám ảnh tôi, mà tôi nghĩ rằng Người ám chỉ đến ĐTC GPII ấy, trong cuốn Hận Thù Quyết Thắng, xuất bản năm 1996, ở Chương 5, từ trang 53 đến 64. Thú thật, cho tới khi thấy bệnh tình của ngài càng ngày càng trầm trọng, tình trạng nguy kịch này lại xẩy ra sát kề ngày Lễ Chúa Tình Thương, tôi cảm thấy thôi đúng rồi, câu Chúa Giêsu nói ấy quả thực ám chỉ về ngài. Để rồi, khi hay tin ngài quả thực qua đi vào thời điểm Lễ Vọng Kính Chúa Tình Thương, và đã qua đi không lâu ngay sau Thánh Lễ [vọng] Kính Chúa Tình Thương được cử hành ở phòng của ngài, tôi lại càng cảm thấy lời Chúa Giêsu quả thực nói về vị giáo hoàng có nhiều điềm lạ này. Chưa hết, sau đó, tôi càng xúc động hơn nữa và càng cảm thấy thấm thía lời Chúa Giêsu nói về ngài như ‘một tia sáng phát ra từ Balan để dọn đường cho lần đến cuối cùng của Cha’ hơn bao giờ hết, khi biết rằng sứ điệp cuối cùng vị giáo hoàng vừa nằm xuống gửi cho riêng Giáo Hội và thế giới, một sứ điệp được đọc lên sau khi ngài đã vĩnh viễn ra đi, sau khi ngài đã hoàn tất sứ vụ chủ chăn nhân lành của mình cho đến hơi thở cuối cùng, đó là sứ điệp ngài đã viết sẵn cho Lễ Kính Chúa Tình Thương Chúa Nhật 3/4/2005 về Lòng Thương Xót Chúa”).

 

“Mầu nhiệm tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa là tâm điểm cho giáo triều của vị tiền nhiệm tôi. Chúng ta  đặc biệt nhớ đến bức thông điệp ‘Giầu Lòng Thương Xót – Dives in Misericordia’ năm 1980, và việc cung hiến ngôi tân đền thờ Chúa Tình Thương ở Krakow năm 2002. 

 

“Những lời lẽ ngài nói lên vào dịp cuối cùng ấy như là một tổng hợp về huấn quyền của ngài, cho thấy rằng việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa không phải là một chiều kích thứ yếu mà là một chiều kích nguyên vẹn cho niềm tin tưởng và việc nguyện cầu của Kitô hữu”. 

 

(Biệt chú: Cũng trong tác phẩm vừa được đề cập đến trên đây, trang 23-26, tôi đã được hân hạnh có những cảm nhận tương tư như Giáo Hoàng Biển Đức XVI ở hai đoạn vừa rồi. Nguyên văn như sau: “Thế rồi, vào thời điểm vị giáo hoàng không phải người Ý sau 455 năm xuất hiện ‘từ một xứ sở xa xăm’ này về thăm quê hương lần cuối cùng vào mùa hè năm 2002, loài người bấy giờ đã ở vào một tình trạng nguy vong đến độ ngài đã phải chính thức và long trọng hiến dâng thế giới, một thế giới khốn khổ thảm thương về mọi lãnh vực, cho Lòng Thương Xót Chúa tại ngôi Đền Thờ Chúa Tình Thương vào ngày Thứ Bảy 17/8/2002:  ‘Như Thánh Faustina, chúng ta muốn loan báo rằng, ngoại trừ tình thương của Thiên Chúa, không còn một nguồn hy vọng nào khác cho loài người nữa. Chúng ta cần tin tưởng lập lại rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa! Việc loan báo này, việc tuyên xưng lòng tin tưởng vào tình yêu toàn năng của Thiên Chúa là việc đặc biệt cần thiết ở thời đại chúng ta đây, khi mà nhân loại đang trải qua một tình trạng biến loạn trước những xuất hiện của sự dữ. Việc kêu cầu lòng thương xót Chúa cần phải được vang lên từ thẳm cung của các cõi lòng đầy những khổ đau, băn khoăn về tương lai và sống trong bất ổn, đồng thời lại trông mong một nguồn hy vọng vững chắcThế giới ngày nay cần đến tình thương của Thiên Chúa biết bao! Nơi hết mọi lục địa, từ vực sâu khốn khổ của loài người, tiếng kêu cầu xót thương dường như đang vang dậy. Nơi nào thù hằn và đòi rửa hận thống trị, nơi nào chiến tranh mang lại đau thương và chết chóc cho thành phần vô tội, thì ở đó cần đến ân sủng tình thương để ổn định lòng trí con người và tạo lập hòa bình. Nơi nào thiếu hụt lòng trọng kính sự sống và phẩm vị con người thì ở đó cần đến tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng mà trong ánh sáng của Ngài, chúng ta thấy được giá trị khôn tả của hữu thể con người. Cần phải có tình thương để bảo đảm rằng hết mọi bất công trên thế giới này sẽ được kết thúc trong chân lý rạng ngời. Thế nên, hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng ký thác thế giới cho Lòng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một lòng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho lòng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ gì sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ gì lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giãi ra ‘tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha’ [x Nhật Ký, 1732]”. Chưa hết, trong bài giảng phong chân phước cho 4 vị đồng hương của ngài vào Chúa Nhật 18/8/2002 trong chuyến thăm quê hương lần thứ 8 này, ngài còn thấy hiện trạng vô cùng đáng thương của con người tân tiến, một hiện trạng rất cần đến vai trò của Giáo Hội trong việc mang tình thương của Chúa đến cho nhân loại, cho một thế giới ở vào thời điểm thế kỷ 20 càng ngày càng đi đến chỗ tự diệt vong nên lại càng đúng lúc cần đến Lòng Thương Xót Chúa, như ngài đã bày tỏ: ‘hôm nay đây chúng ta dường như được kêu gọi đặc biệt để loan báo sứ điệp này trước thế giới. Chúng ta không thể lơ là với sứ vụ này, nếu chính Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta thực hiện sứ vụ này qua chứng từ của Thánh Nữ Faustina. Thiên Chúa đã chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ vì thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối cãi về nhiều lãnh vực, cũng đã bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm ‘mystery of iniquity’. Chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lý, họ công khai tấn công cơ cấu gia đình. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa ‘hoàn toàn khuất bóng’ nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. ‘Mầu nhiệm lầm lỗi’ tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới nàySứ điệp tình yêu nhân hậu cần được vang vọng một cách mạnh mẽ một lần nữa. Thế giới cần đến thứ tình yêu này. Đã đến thời giờ cần phải mang sứ điệp của Chúa Kitô đến cho mọi người: cho các kẻ trị vì và thành phần bị áp bức, cho những ai có bản tính và phẩm vị bị tiêu ma trong mầu nhiệm lỗi lầm. Đã đến thời giờ sứ điệp Lòng Thương Xót Chúa có thể làm cho các tâm hồn tràn đầy hy vọng và trở nên tia sáng cho một nền văn minh mới, một nền văn minh yêu thương”.

 

 

Về Sự Nghiệp của vị tiền nhiệm

 

Với Cuộc Phỏng Vấn Truyền Hình Balan về Vị Tiền Nhiệm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhân ngày kỷ niệm 16/10/2005

 

Vị Lm hỏi:  Tâu Đức Thánh Cha, theo Đức Thánh Cha nghĩ thì đâu là những lúc quan trọng nhất trong Giáo Triều của Đức Gioan Phaolô II?

 

ĐTC đáp:  Chúng ta có thể nhìn Giáo Triều này theo hai quan điểm: quan điểm hướng ngoại “ad extra” – hướng tới thế giới – và quan điểm hướng nội “ad intra” – hướng về Giáo Hội.

 

Về khía cạnh hướng tới thế giới, đối với tôi, qua những lời lẽ của ngài, qua con người của ngài, qua việc ngài hiện diện, qua khả năng thu hút của ngài, Đức Thánh Cha đây đã tạo nên được một cảm thức mới về các thứ giá trị luân lý, về tầm quan trọng của tôn giáo trên thế giới. Điều này đã mở ra một đường hướng mới, một cảm thức mới về tôn giáo, cũng như về nhu cầu cần đến một chiều kích đạo lý nơi con người. Đặc biệt là tầm quan trọng của vị Giám Mục Rôma đã tăng lên quá sức. Bất chấp những khác biệt và bất kể việc không công nhận vai trò Thừa Kế Thánh Phêrô của mình, tất cả mọi Kitô hữu đều nhìn nhận rằng ngài là một phát ngôn viên của Kitô giáo. Không một ai trên thế giới này, ở tầm mức quốc tế có thể nhân danh Kitô giáo nói năng như con người này, làm cho thực thể Kitô giáo có tiếng vang và quyền lực trên thế giới ngày nay. Ngài là phát ngôn viên cho các thứ giá trị cao cả của nhân loại đối với những người không phải là Kitô hữu cũng như đối với các tôn giáo khác nữa. Ngài có thể kiến tạo một bầu khí đối thoại giữa các đại tôn giáo và một cảm quan đồng trách nhiệm mà tất cả chúng ta cần phải có đối với thế giới. Ngài cũng nhấn mạnh rằng bạo lực và tôn giáo là những gì bất tương hợp, và chúng ta cần phải cùng nhau tìm kiếm đường lối dẫn đến hòa bình, đảm nhận trách nhiệm chung đối với nhân loại.

 

Về tình hình của Giáo Hội, tôi có thể nói rằng, trước hết, ngài biết cách để làm cho giới trẻ thấm nhập lòng nhiệt tình sống với Chúa Kitô. Đây là điều mới lạ, nếu chúng ta nghĩ đến giới trẻ của cuối thập niên sáu mươi và bảy mươi. Giới trẻ ấy đã trở nên hăng say sống cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội cũng như cho những thứ giá trị khó khăn thách đố. Chính tư cách của ngài và cái thu hút nơi vai trò lãnh đạo của ngài đã góp phần vào việc động viên giới trẻ trên thế giới sống cho Thiên Chúa và vì mến yêu Chúa Kitô. Trong Giáo Hội, ngài đã tạo nên được một lòng kính mến mới mẻ đồi với Thánh Thể. Chúng ta vẫn còn sống trong Năm Thánh Thể là năm do ngài đầy lòng mến yêu bí tích này mở ra. Ngài đã khơi dậy một ý thức mới về sự cao cả của Tình Thương Thần Linh; và ngài hết sức tôn sùng Đức Mẹ. Nhờ đó, ngài đã hướng dẫn chúng ta tiến tới việc nội tâm hóa đức tin, đồng thời cũng tiến tới chỗ hiệu năng hóa đức tin hơn nữa. Dĩ nhiên chúng ta cần phải đề cập tới việc ngài góp phần thiết yếu vào những đổi thay cả thể trên thế giới trong năm 1989, qua việc cộng tác vào cuộc sụp đổ của xã hội chủ nghĩa.

 

Bài Chia Sẻ sau khi coi trước cuốn phim: ‘Karol: Một Vị Giáo Hoàng Vẫn Là Một Con Người’ ngày 30/3/2006 tại Sảnh Đường Phaolô VI

 

“Câu truyện về cuộc sống trần gian của vị Giáo Tông thân yêu này được chấm dứt ở phần thứ hai thuộc bộ phim này. Chúng ta đã được nghe lại lời kêu gọi tiên khởi của giáo triều ngài, một lời lêu gọi thường được tái vang vọng qua năm tháng là ‘Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô! Đừng sợ!’. Những hình ảnh trình chiếu cho chúng ta thấy một Vị Giáo Hoàng trầm ngâm trong việc giao tiếp với Thiên Chúa, và chính vì lý do này mà ngài luôn nhậy cảm với những trông đợi của người khác.

“Cuốn phim đã làm cho chúng ta nghĩ lại một cách tuyệt vời những cuộc tông du khắp thế giới của ngài; nó cống hiến cho chúng ta cơ hội để sống lại những cuộc ngài gặp gỡ rất ư là nhiều người, với những kẻ cả trên trái đất này cũng như với thành phần công dân bình thường, với những nhân vật nổi tiếng cũng như với các cá nhân vô danh tiểu tốt. Trong số những con người ấy, đặc biệt phải kể đến việc ngài tha thiết với Mẹ Têrêsa Calcutta. Mẹ đã liên kết với Đức Gioan Phaolô II bằng một mối hòa hợp thiêng liêng sâu xa.

 

“Ở ngay địa điểm như thể chúng ta đã hiện diện vào lúc bấy giờ, chúng ta một lần nữa đã nghe thấy những phát súng muốn lấy mạng của ngài một cách thảm thương ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981. Từ đó tất cả mới hiện lên cho thấy hình ảnh về một vị ngôn sứ của niềm hy vọng và an bình, vị đã không biết mệt mỏi đi khắp các nẻo đường trái đất để thông đạt Phúc Âm cho hết mọi người. Những lời lẽ vang động của ngài trở về với tâm trí của chúng ta, khi ngài lên án các chế độ độc tài, tình trạng bạo động và chiến tranh sát hại; những lời đầy ủi an và hy vọng bày tỏ việc ngài gần gũi với thành phần thân thuộc của các nạn nhân gây ra bởi các cuộc khủng bố tấn công xung đột và thảm thương, chẳng hạn như cuộc khủng bố tấn công tháp đôi ở Nữu Ước; những lời can đảm bài bác một xã hội hưởng thụ và thứ văn hóa khoái lạc nhắm đến việc tạo nên một thứ phúc lợi thuần vật chất không thể thỏa đáng những nhu cầu sâu xa của cõi lòng con người.

 

“Anh chị em thân mến, đó là những cảm thức tự nhiên xuất phát từ tâm can của tôi tối hôm nay và là những gì tôi muốn chia sẻ với anh chị em, bằng việc kiểm điểm lại qua những hình ảnh của cuốn phim đây các giai đoạn của giáo triều bất khả lãng quên của Đức Gioan Phaolô II. Xin vị Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta từ trời cao hỗ trợ chúng ta và xin Chúa ban cho chúng ta ơn luôn như ngài trung thành với sứ vụ của chúng ta”.

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 2/4/2006 kỷ niệm đúng một năm băng hà của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II

 

“Một năm sau khi ngài vượt qua trần gian mà về nhà Cha, chúng ta hãy tự hỏi mình rằng: Vị đại Giáo Hoàng này đã để lại cho chúng ta những gì, ai là người đã dẫn Giáo Hội vào ngàn năm thứ ba? Di sản của ngài thì vĩ đại, thế nhưng sứ điệp của giáo triều rất dài của ngài có thể được tóm gọn vào những chữ đã được ngài nói lên ở nơi đây, ở Quảng Trường Thánh Phêrô này, vào ngày 22/10/1978, đó là: ‘Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!’.

 

“Đức Gioan Phaolô II đã hiện thực lời kêu gọi bất khả lãng quên này bằng cả con người của ngài cũng như bằng tất cả sứ vụ làm Vị Thừa Kế Thánh Phêrô của ngài, nhất là bằng chương trình chuyến tông du nổi bật của ngài. Khi viếng thăm các quốc gia trên thế giới, lúc gặp gỡ dân chúng, gặp gỡ các cộng đồng giáo hội, gặp gỡ các vị cầm quyền, các vị lãnh đạo tôn giáo và các thực tại xã hội khác nhau, ngài đều thực hiện một điều gì đó, như một cử chỉ đặc thù và quan trọng, để nhấn mạnh tới những lời mở đầu của ngài.

 

“Ngài luôn luôn loan báo Chúa Kitô, trình bày về Người cho tất cả mọi người, như Công Đồng Chung Vaticanô II đã làm, để đáp ứng những niềm mong đợi của con người, những niềm mong đợi được tự do, công lý và bình an. Ngài thích lập lại rằng Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc nhân trần, là Đấng Cừu Độ duy nhất của mỗi người và của toàn thể nhân loại”.

 

 

Về Linh Đạo Của Vị Tiền Nhiệm

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 16/10/2005 về Ngày Kỷ Niệm Được Bầu Làm Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II

 

“Anh Chị Em thân mến:

 

“Hai mươi bảy năm trước đây, vào một ngày như hôm nay đây, Chúa đã kêu gọi Hồng Y Karol Wojtyla, TGM Krakow, để kế vị Đức Gioan Phaolô đệ nhất qua đời ngắn ngủi sau một tháng được tuyển bầu. Với Đức Gioan Phaolô II, một trong những giáo triều dài nhất lịch sử Giáo Hội được mở màn, một giáo triều có vị Giáo Hoàng, “người đến từ một xứ sở xa xôi”, được nhìn nhận là một thẩm quyền về luân lý, kể cả nhiều người không phải Kitô hữu và vô tín ngưỡng, như được chứng tỏ qua các cuộc biểu lộ cảm tình trước cơn bệnh của ngài và niềm thương cảm xót xa sau cái chết của ngài.

 

“Trước ngôi mộ của ngài trong hầm mộ Vatican, nhiều tín hữu vẫn không ngừng tiếp tục tuốn đến kính viếng, và điều này cho thấy một dấu hiệu hùng hồn là Đức Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đã đi vào lòng người như thế nào, trước hết, là vì chứng từ yêu thương của ngài và việc ngài sẵn sàng chấp nhận khổ đau. Nơi ngài, chúng ta có thể ca tụng sức mạnh của đức tin và lời nguyện cầu của ngài, và cách ngài hoàn toàn phó thác bản thân ngài cho Đức Maria Rất Thánh, vị luôn đồng hành với ngài và bảo vệ chở che ngài, nhất là trong những lúc khốn khó nhất và bi thảm nhất trong cuộc đời của ngài. 

 

“Chúng ta có thể diễn tả Đức Gioan Phaolô II như là vị Giáo Hoàng hoàn toàn hiến thân cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria, như khẩu hiệu của ngài tỏ tường cho thấy: “Totus tuus”. Ngài đã được tuyển chọn vào giữa tháng mân côi, và chuỗi mân côi, thường được ngài cầm trong tay, trở thành một trong những biểu hiệu cho giáo triều của ngài, một giáo triều được Đức Trinh Nữ trông nom săn sóc bằng mối quan tâm từ mẫu. Qua truyền thanh và truyền hình, tín hữu trên thế giới đã có thể liên kết với ngài vào một số dịp cầu loại kinh Thánh Mẫu ấy, và nhờ gương sáng cùng các giáo huấn của ngài, họ tái nhận thức được ý nghĩa đích thực của kinh nguyện này, một ý nghĩa chiêm niệm và Kitô học (xem tông thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria”, các khoản 9-17).

 

“Thật vậy, kinh mân côi không nghịch lại với việc suy niệm Lời Chúa và kinh nguyện phụng vụ; trái lại, kinh nguyện này còn là một thứ bổ túc một cách tự nhiên và tuyệt vời, nhất là để sửa soạn và tạ ơn trong việc cử hành Thánh Thể. Chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô là Đấng chúng ta gặp gỡ trong Phúc Âm và nơi các bí tích, ở vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời của Người, qua các mầu nhiệm mân côi vui, sáng, thương và mừng.

 

“Nơi học đường Maria, chúng ta nhờ đó học biết liên kết bản thân mình với Người Con thần linh của Mẹ và loan báo Người bằng chính cuộc sống của chúng ta. Nếu Thánh Thể, đối với Kitô hữu, là trọng tâm của ngày sống, thì kinh mân côi góp phần một cách đặc biệt vào việc hiệp thông kéo dài với Chúa Kitrô, và kinh này dạy chúng ta sống bằng ánh mắt tâm can gắn chắt vào Người để chiếu tỏa cho mọi người và mọi sự tình yêu nhân hậu của Người.

 

“Chiêm niệm và truyền giáo: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta là như thế. Ngài là thế nhờ mối hiệp nhất sâu xa của ngài với Thiên Chúa, một mối hiệp nhất hằng ngày được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể và những giây phút nguyện cầu lâu giờ.

 

“Vào giây phút nguyện Kinh Truyền Tin này đây, một giây phút ngài rất yêu chuộng, chúng ta cần phải hân hoan và có nhiệm vụ tưởng nhớ đến ngài nhân dịp mừng kỷ niệm này, lập lại việc chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã ban cho Giáo Hội và thế giới một vị thừa kế rất xứng đáng của Tông Đồ Phêrô. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biết trân quí di sản châu báu của ngài”.  

 

Bài Giảng Thánh Lễ Đồng Tế Với Tân 15 Hồng Y Thứ Bảy Lễ Mẹ Thai Lời 25/3/2006 tại Quảng Trường Thánh Phêrô:

 

“Tầm vóc quan trọng của nguyên tố Thánh Mẫu trong Giáo Hội, sau công đồng chung Vaticanô II, được đề cao một cách đặc biệt bởi Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiền nhiệm yêu dấu của tôi, hợp với khẩu hiệu của ngài ‘Totus tuus’.

 

“Trong linh đạo của ngài, cũng như trong thừa tác vụ liên lỉ của ngài, sự hiện diện của Mẹ Maria như là Người Mẹ và là Nữ Vương của Giáo Hội đã trở thành hiển nhiên trước mắt mọi người. Nhất là ngài đã quảng bá sự hiện diện từ mẫu của Mẹ nơi vụ ám sát ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Để tưởng nhớ biến cố bi thương này, ngài đã đặt một bức ảnh Đức Trinh Nữ bằng vi thạch ghép trên cao Tông Dinh Giáo Hoàng, nhìn xuống Quảng Trường Thánh Phêrô, để hỗ trợ những giây phút chính yếu và diễn tiến hằng ngày cho giáo triều dài lâu của ngài. Đúng một năm từ khi giáo triều của ngài đi vào giai đoạn cuối cùng, giai đoạn vượt qua đầy khổ đau nhưng thực sự là vinh thắng.

 

Bài Giảng Thánh Lễ Giỗ đầy năm băng hà của vị Tiền  Nhiệm Chiều Tối Thứ Hai 3/4/2006 tại Quảng Trường Thánh Phêrô:

“Đoạn Phúc Âm vừa được công bố giúp chúng ta hiểu được một khía cạnh khác nơi nhân cách về nhân bản và đạo nghĩa của ngài. Chúng ta có thể nói rằng ngài, Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, đã hết sức noi gương bắt chước Gioan là ‘người môn đệ yêu dấu’ trong các Tông Đồ, vị tông đồ đã đứng dưới chân Thập Giá với Mẹ Maria vao giây phút Đấng Cứu Chuộc cảm thấy bị bỏ rơi và bị tử nạn.

 

“Vị thánh ký này đã thuật lại rằng Chúa Giêsu, khi thấy họ đừng gần kề thì đã trao phó người này cho người kia: ‘Hỡi Bà, này là con của bà!’… ‘Đó là mẹ của con!’ (Jn 19:26-27). Những lời của Chúa Kitô hấp hối ấy đặc biệt được Đức Gioan Phaolô II yêu thích. Như vị Tông Đồ và Thánh Ký này, ngài cũng muốn mang Mẹ Maria về nhà của ngài: ‘et ex illa hora accepit eam discipulus in sua’ (Jn 19:27).

 

“Câu phát biểu ‘accepit eam in sua’ là lời chất chứa một ý nghĩa đặc biệt. Nó có ý nói đến việc tông đồ Gioan quyết định để Mẹ Maria thông phần vào cuộc đời của mình, như thế mới cảm nghiệm được rằng ai mở lòng mình ra cho Mẹ Maria thì thực sự được Mẹ chấp nhận và trở thành con riêng của Mẹ. Câu khẩu hiệu ‘Totus tuus’ được tiêu biểu nơi huy hiệu giáo triều của Đức Gioan Phaolô II cũng gói ghém cảm nghiệm linh thiêng và huyền nhiệm này nơi một cuộc sống hoàn toàn nhờ Mẹ Maria hướng về Chúa Kitô: ‘ad Iesum per Mariam – nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu’.”

(Biệt chú của người viết: trong bức thư đề ngày 8/12/2003 gửi Chư Gia Đình Hội Dòng Montfort nhân dịp kỷ niệm 160 năm [1843-2003] xuất bản tác phẩm ‘Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ’ của vị sáng lập là Thánh Long Mộng Phố [Louis Montfort], chính Đức Gioan Phaolô II đã xác nhận nhận định của vị thừa nhiệm Biển Đức XVI của mình trên đây):

 

Từ khi được hạ sinh, nhất là vào những lúc khó khăn nhất của mình, Giáo Hội đã thiết tha chiêm ngưỡng biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô được Thánh Gioan đề cập tới, đó là: ‘Đứng kề Thánh Giá Chúa Giêsu có Mẹ của Người, và chị của Mẹ Người là Maria, vợ ông Clopas, cùng với Maria Mai Đệ Liên. Khi Chúa Giêsu thấy Mẹ của mình và môn đệ Người yêu đứng gần thì Người nói với Mẹ mình rằng: Hỡi Bà, này là con của bà! Đoạn Người nói với người môn đệ rằng: Này là người mẹ của con! Và từ lúc đó người môn đệ ấy mang Người về nhà mình’ [Jn 19:25-27]. Qua giòng lịch sử của mình, Dân Chúa đã cảm nghiệm được tặng ân này của Chúa Giêsu tử giá, đó là tặng ân Mẹ Người. Mẹ Maria Rất Thánh thực sự là Mẹ của chúng ta, vị đồng hành với chúng ta trong cuộc hành trình đức tin, đức cậy và đức mến, tiến tới chỗ càng được hiệp nhất nên một hơn với Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ và là Trung Gian cứu độ duy nhất [x Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, các số 60, 62]. Như đã quá rõ, huy hiệu giáo phẩm của tôi cho thấy một cách tượng trưng câu Phúc Âm được trích dẫn trên đây; câu khẩu hiệu Totus tuus là câu được gợi hứng bởi giáo huấn của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort (cf. Gift and Mystery, pp. 42-43; Rosarium Virginis Mariae, n. 15). Hai chữ này diễn tả việc hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu qua Mẹ Maria: ‘Tuus totus ego sum, et omnia mea tua sunt’, Thánh Montfort đã viết như thế và ngài chuyển dịch sang ngôn từ của mình như sau: ‘Tất cả con là của Chúa, và tất cả những gì con có là của Chúa, Ôi Chúa Giêsu rất dấu yêu, nhờ Mẹ Maria, Người Mẹ rất thánh của Chúa’ (Treatise on True Devotion, n. 233). Giáo huấn của vị Thánh này đã gây được một ảnh hưởng sâu xa nơi lòng tôn sùng của nhiều tín hữu và nơi cuộc sống của tôi.”

 

PP_006.jpg