Đức Thánh Cha Biển Đức XVI điểm mặt Văn Hóa Tây Phương
“tất cả những gì còn lại đó là một ít vết tích của vài ý nghĩ minh tri tân thời mà thôi”
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch
Văn Minh Tây Phương: "Sợ rằng Chúa Kitô có thể lấy đi một cái gì đó"
Văn Minh Tây Phương: "Nghi ngờ là tình yêu Thiên Chúa tạo nên một thứ lệ thuộc"
Văn Minh Tây Phương: "Những sản vật thuần túy của một cuộc cách mạng mù quáng"
Văn Minh Tây Phương: "Dã man và bạo lực đã trở thành trò tiêu khiển"
Văn Minh Tây Phương: "Sống trong sa mạc của mối lẻ loi cô quạnh cá nhân"
Văn Minh Tây Phương: "Không còn có thể nghe thấy Thiên Chúa nữa"
Văn Minh Tây Phương: “Thiên Chúa … dường như đã trở thành thừa thãi, không còn chỗ đứng”
Văn Minh Tây Phương: “Không thể giải đáp những vấn nạn đang làm day dứt và khắc khoải tâm can”
Văn Minh Tây Phương: "Con người hoàn toàn bị cuốn hút vào thế giới riêng của mình"
Văn Minh Tây Phương: "Các thứ tiên tri giả vẫn tiếp tục rao bán một thứ cứu độ ‘rẻ mạt’"
Văn Minh Tây Phương: "Một thảm kịch loại trừ đi Chúa Kitô"
Văn Minh Tây Phương: "Âu Châu này dường như là kiệt quệ, nó thật sự dường như muốn bỏ cuộc lịch sử".
“Tương Đối Chủ Nghĩa và Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa nơi Các Văn Liệu của Giáo Hoàng Biển Đức XVI”
Trong cuốn “Salt of The Earth” (Muối Đất), ấn bản Anh ngữ do Ignatius xuất bản năm 1997, trang 245-246, chương “Priorities of the Church’s Development – Những điều ưu tiên trong Việc Phát Triển của Giáo Hội”, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã trả lời câu hỏi “Việc Hồi Giáo liên kết toàn cầu có nghĩa là gì đối với Kitô Giáo?” được đặt ra cho ngài, như sau:
“Cái cảm thức hôm nay nơi thế giới Hồi Giáo là ở chỗ, các quốc gia Tây phương không còn khả năng giảng dạy một sứ điệp về luân lý nữa, mà chỉ có một thứ kiến thức về kỹ thuật để cống hiến cho thế giới mà thôi. Kitô Giáo đã bị lịm tắt mất rồi; nó thực sự không còn hiện hữu như là một tôn giáo nữa; thành phần Kitô hữu không còn luân lý hay đức tin nữa; tất cả những gì còn lại đó là một ít vết tích của vài ý nghĩ minh tri tân thời mà thôi…”
Những nhận định trên đây của Hồng Y Joseph Ratzinger cách đây cả chục năm lại được vang dội trong suốt giáo triều mới chưa được 2 năm của ngài, nhất là trong chuyến tông du Bavaria Đức Quốc của ngài (9-14/9/2006), qua bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật ngày mùng 10 tại Neue-Messe ở Munich.
“Dân chúng ở Phi Châu và Á Châu cảm phục kỹ năng về khoa học và kỹ thuật của chúng ta, thế nhưng đồng thời họ sợ hãi trước một thứ hình thức của lý trí hoàn toàn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi nhãn quan của con người, như thể đó là hình thức cao nhất của lý trí, và là một hình thức cần phải được áp đặt trên cả các nền văn hóa của họ nữa. Họ không thấy mối đe dọa thực sự cho căn tính của họ nơi đức tin Kitô Giáo, nhưng trong việc tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và việc ngạo mạn coi vấn đề chế diễu sự linh thánh là việc thực hành quyền tự do, và chủ trương thực dụng là qui chuẩn tối hậu về luân lý cho tương lai của việc nghiên cứu khoa học.
“Các bạn thân mến, cái ngạo mạn này không phải là một thứ nhân nhượng và tính cách cởi mở về văn hóa được dân chúng trên thế giới tìm kiếm và tất cả chúng ta đều muốn! Sự nhân nhượng chúng ta hết sức cần đến bao gồm cả lòng kính sợ Thiên Chúa – tôn trọng những gì người khác cho là linh thánh. Việc tôn trọng đối với những gì người khác cho là linh thánh ấy đòi hỏi là chính chúng ta cần phải học biết lại việc tỏ lòng kính sợ Thiên Chúa. Cảm quan tôn trọng này có thể được tái sinh nơi thế giới Tây Phương chỉ khi nào niềm tin tưởng vào Thiên Chúa được phát sinh, chỉ khi nào Thiên Chúa một lần nữa trở nên hiện hữu đối với chúng ta và trong chúng ta”.
Sau đây là những nhận định của ngài có thể được coi như việc ngài Điểm Mặt Tâm Thức Thời Đại Văn Minh Tây Phương qua các lần ngài công khai phát biểu, thứ tự như sau:
1.- Văn Minh Tây Phương: "Không có gì là tuyệt đối ... chỉ ... cái tôi cùng với những ước muốn của cái tôi mà thôi”
(Bài Giảng Thánh Lễ Khai Mạc Mật Nghị Hồng Y Bầu Tân Giáo Hoàng 18/4/2005)
“Chúng ta hãy sang bài đọc thứ hai là thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô. Bài đọc này chính yếu có 3 vấn đề: trước hết là các thừa tác vụ và đặc sủng của Giáo Hội như những tặng ân của Chúa phục sinh đã về trời; rồi tới việc trưởng thành trong đức tin và trong nhận thức về Con Thiên Chúa như điều kiện và nội dung cho mối hiệp nhất của thân thể Chúa Kitô; và sau hết, việc tham dự chung vào việc tăng trưởng của Thân Thể Chúa Kitô, tức là việc biến đổi thế giới bằng mối hiệp thông với Thiên Chúa.
“Chúng ta hãy suy niệm về hai điểm. Điểm thứ nhất đó là con đường dẫn đến, như bản tiếng Ý dịch cách giản dị là ‘sự trưởng thành Chúa Kitô’. Cụ thể hơn, theo bản Hy ngữ, chúng ta cần phải nói về ‘tầm mức viên trọn của Chúa Kitô’ là tầm mức chúng ta được kêu gọi để thực sự trưởng thành trong đức tin. Chúng ta không được là trẻ con trong đức tin, trong tình trang non dại. Mà sống đức tin trẻ con nghĩa là gì? Thánh Phaolô trả lời rằng đó là ‘bị nghiêng ngả theo chiều gió chủ nghĩa’ Thật là một lời diễn tả rất ư là hợp thời!
“Biết bao nhiêu là chiều gió chủ nghĩa chúng ta đã từng biết đến trong mấy thập niên qua! Biết bao nhiêu là trào lưu ý hệ! Biết bao nhiêu là trường phái tư tưởng! Con tầu tư tưởng nhỏ bé của nhiều Kitô hữu thường bị xô lấn bởi những cơn sóng này, tung họ từ cực đoan này sang cực đoan kia: từ chủ nghĩa Marxít đến chủ nghĩa tự do, thậm chí đến chủ nghĩa duy tự do; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân cực đoan; từ chủ nghĩa vô thần đến chủ nghĩa tôn giáo mập mờ bí hiểm; từ chủ nghĩa ngộ thức đến chủ nghĩa hòa đồng v.v.
“Ngày nào cũng có những thứ giáo phái mới, khiến cho những lời của Thánh Phaolô nói trở thành sự thật về việc con người bị lừa đảo, về cái tinh quái làm cho con người bị lầm lạc (x Eph 4:14). Có một đức tin minh tường, theo Kinh Tin Kính của Giáo Hội, thường bị gán cho là chủ nghĩa bảo thủ. Một khi chủ nghĩa tương đối, nói cách khác, một khi để cho mình ‘bị xô đẩy theo chiều gió chủ nghĩa’, thái độ duy nhất được cho là thích hợp với thời đại tân tiến, thì đó là lúc chủ nghĩa tương đối độc đoán được hình thành, một chủ nghĩa tương đối độc đoán cho rằng không có gì là tuyệt đối cả, và là một chủ nghĩa chỉ biết căn cứ vào cái tôi cùng với những ước muốn của cái tôi mà thôi”.
2- Văn Minh Tây Phương: "Sợ rằng Chúa Kitô có thể lấy đi một cái gì đó"
(Bài Giảng Thánh Lễ Đăng Quang Giáo Hoàng 24/4/2005)
“Tới đây, tôi nghĩ về ngày 22/10/1978, ngày mà Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu thừa tác vụ của mình tại Quảng Trường Thánh Phêrô đây. Những lời của ngài vào dịp ấy vẫn liên tục vang vọng trong tai tôi: ‘Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!’ Vị Giáo Hoàng này đã ngỏ cùng thành phần thế lực, thành phần quyền lực của thế giới này, những thành phần sợ rằng Chúa Kitô có thể lấy đi một cái gì đó khỏi quyền lực của họ nếu họ để cho Người vào, nếu họ để cho đức tin được tự do. Phải, Người chắc chắn sẽ lấy đi một cái gì đó khỏi họ: đó là cái thế lực hư hoại, cái mạo dụng luật lệ và cái tự do để làm những gì họ thích. Thế nhưng, Người sẽ không lấy đi bất cứ điều gì liên quan đến tự do và phẩm vị của con người, hay liên quan đến việc dựng xây một xã hội chân chính.
“Vị Giáo Hoàng này cũng nói điều đó với hết mọi người, nhất là giới trẻ. Không phải tất cả chúng ta đều hãi sợ một cách nào đó hay chăng? Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô hoàn toàn đi vào cuộc đời của mình, nếu chúng ta trọn vẹn cởi mở bản thân mình cho Người, chúng ta có sợ rằng Người có thể sẽ lấy đi khỏi chúng ta một cái gì đó hay chăng? Chẳng lẽ chúng ta không sợ phải từ bỏ một cái gì đó quan trọng, một cái gì đó chuyên biệt, một cái gì đó làm cho đời sống hết sức tuyệt vời hay sao? Như thế chẳng lẽ chúng ta lại không liều mình đi đến chỗ làm suy giảm đi hay làm hụt hẫng mất cái tự do của chúng ta hay sao?
“Một lần nữa, vị Giáo Hoàng này đã nói: Không đâu! Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô đi vào cuộc sống của chúng ta thì chúng ta chẳng những không bị mất đi một sự gì cả, không một sự gì, tuyệt đối là không có một sự gì, trái lại, nhờ đó còn làm cho cuộc của chúng ta được thanh thoát, tuyệt vời và cao cả. Không đâu! Chỉ có ở nơi mối thân tình này các cửa sự sống mới có thể rộng mở mà thôi. Chỉ có ở nơi tình nghĩa ấy khả năng cao cả của sự sống con người mới thực sự thể hiện mà thôi. Chỉ có ở trong tình nghĩa này chúng ta mới cảm thấy được vẻ đẹp và tự do mà thôi.
“Bởi thế, hôm nay đây, bằng quyền năng mãnh liệt và bằng niềm xác tín vững chắc, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân lâu đời của mình, hỡi giới trẻ thân mến, tôi muốn nói cùng quí bạn rằng: Xin đừng sợ Chúa Kitô! Ngài không lấy đi một điều gì đâu, mà Người lại ban cho các bạn hết mọi sự. Khi chúng ta hiến mình cho Người, chúng ta nhận lại được gấp trăm. Phải, hãy mở cửa, mở rộng cửa cho Chúa Kitô – và các bạn sẽ tìm thấy sự sống đích thực”.
3- Văn Minh Tây Phương: "Nghi ngờ là tình yêu Thiên Chúa tạo nên một thứ lệ thuộc"
(Bài Giảng Kỷ Niệm 40 Năm Bế Mạc Công Đồng Chung Vaticanô II 8/12/2005)
“Đoạn Sách Thánh này cho chúng ta thấy hình ảnh ra sao? Con người không tin tưởng Thiên Chúa. Bị con rắn cám dỗ, họ tỏ ra nghi ngờ rằng cuối cùng Thiên Chúa sẽ lấy đi một cái gì đó khỏi cuộc sống của họ, rằng Thiên Chúa là một tay đối thủ cướp mất tự do của chúng ta, và chúng ta sẽ thành một con người trọn vẹn chỉ khi nào chúng ta loại trừ Ngài đi; tóm lại, chỉ có thế chúng ta mới hoàn toàn chiếm đạt quyền tự do của mình mà thôi.
“Con người sống trong sự nghi ngờ là tình yêu Thiên Chúa tạo nên một thứ lệ thuộc và họ cần phải dứt mình ra khỏi sự lệ thuộc ấy nếu họ muốn hoàn toàn là mình. Con người không muốn lãnh nhận từ Thiên Chúa việc hiện hữu của họ và tầm vóc viên trọn của đời sống họ.
“Chính họ muốn từ cây biết lành biết dữ chiếm được quyền năng hình thành thế giới này, biến mình thành chúa tể, nâng mình lên tầm cấp Thiên Chúa, và chế ngự sự chết và tối tăm bằng nỗ lực riêng của mình. Họ không muốn cậy dựa vào tình yêu là những gì đối với họ không đáng tin cậy, họ chỉ tin tưởng hoàn toàn vào kiến thức riêng của họ, vì nó ban cho họ quyền lực. Thay vì tin tưởng vào tình yêu thì họ lại tin tưởng vào quyền lực là những gì họ muốn sử dụng để tự động nắm trong tay sự sống của họ. Làm như thế là họ tin tưởng vào sự dối trá hơn là vào chân lý, do đó họ nhận chìm sự sống của họ vào cái trống rỗng, vào sự chết chóc.
“Tình yêu không phải là một thứ lụy thuộc mà là một tặng ân làm cho chúng ta sống. Tự do của con người là thứ tự do của một hữu thể hữu hạn, bởi thế tự bản chất nó cũng hữu hạn. Chúng ta có thể chiếm hữu được nó chỉ như là một thứ tự do chia sẻ mà thôi, một thứ tự do hiệp thông mà thôi: Chỉ khi nào chúng ta sống một cách đúng đắn, với nhau và cho nhau, thì tự do mới có thể phát triển mà thôi.
“Chúng ta sống một cách đúng đắn nếu chúng ta sống theo sự thật của hữu thể chúng ta, tức là sống hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Vì ý muốn của Thiên Chúa đối với con người không phải là một thứ luật lệ bị áp đặt từ bên ngoài và là những gì kềm kẹp họ, mà là cái chuẩn mức nội tại thuộc bản tính của họ, một chuẩn mức đã được in ấn trong họ và làm cho họ trở thành hình ảnh Thiên Chúa, nhờ đó, thành một tạo vật tự do.
“Nếu chúng ta sống ngược với tình yêu và nghịch lại sự thật này – phản lại Thiên Chúa – thì chúng ta hủy hoại lẫn nhau và hủy hoại thế giới. Để rồi chúng ta không tìm thấy sự sống mà là tác hành theo những xu hướng của chết chóc. Tất cả những điều này là những gì lập lại các hình ảnh mãi tồn tại nơi lịch sử sa ngã từ ban đầu của con người cũng như nơi việc con người bị loại trừ khỏi vườn Địa Đường trần gian.
“Anh chị em thân mến, nếu chúng ta thành tâm suy nghĩ về mình và về lịch sử của chúng ta, chúng ta phải nói rằng trình thuật này đã cho thấy chẳng những lịch sử thời nguyên thủy mà còn lịch sử của mọi thời đại nữa, và tất cả chúng ta mang trong bản thân mình một giọt độc dược của cách thức suy tư được thấy rõ nơi các hình ảnh của Sách Khởi Nguyên này.
“Chúng ta gọi giọt độc dược này là ‘nguyên tội’. Chính trong ngày lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội này mà chúng ta thấy được mối ngầm ngờ vực là một con người không phạm tội thực sự phải nói rằng họ là một con người buồn tẻ, và đời sống của họ thiếu vắng một cái gì đó: đó là chiều kích bi thảm của việc sống tự động, đó là quyền tự do chối từ, quyền tự do đi sâu vào những vùng tăm tối của tội lỗi và tự do làm những gì mình muốn; đó là chỉ tới bấy giờ chúng ta mới có thể thực hiện tối đa tất cả những gì là to tát và sâu xa của hữu thể nam nữ chúng ta, của việc thực sự là mình; đó là chúng ta cần phải thử cái tự do của mình, cho dù có phản nghịch lại Thiên Chúa, để thực sự hoàn toàn trở thành chính bản thân mình.
“Tóm lại, chúng ta nghĩ rằng sự dữ căn bản là tốt, chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần đến nó, ít là một chút, để cảm nghiệm được cái trọn vẹn của hữu thể. Chúng ta nghĩ rằng Mephistopheles – tên cám dỗ – đúng khi hắn nói rằng hắn là một quyền lực ‘luôn muốn sự dữ và luôn làm sự lành’ (J.W. von Goethe, “Fault” I,3). Chúng ta nghĩ rằng một chút mặc cả với sự dữ, khi giữ cho mình một chút tự do phạm đến Thiên Chúa, căn bản là một điều tốt, thậm chí là một điều cần thiết.
“Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào thế giới bao quanh chúng ta, chúng ta có thể thấy rằng nó lại không phải là như thế; nói cách khác, sự dữ bao giờ cũng độc hại, không thăng hóa con người mà hạ giá và đầy đọa họ. Nó không làm cho họ cao cả hơn tí nào, tinh tuyền hơn hay sang giầu hơn, mà là tác hại họ và thu hẹp họ lại.
“Đó là những gì chúng ta thực sự cần phải học hỏi trong ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm: Con Người hoàn toàn phó mình vào bàn tay Thiên Chúa không trở thành người nộm của Thiên Chúa, một ‘con người xin vâng’ tẻ nhạt; họ không mất quyền tự do của mình. Chỉ có con người tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa mới được tự do thực sự, một thứ tự do hành thiện cao cả đầy sáng tạo.
“Con người hướng về Thiên Chúa không trở thành nhỏ bé hơn mà là cao cả hơn, vì nhờ Thiên Chúa và với Thiên Chúa, họ trở nên cao cả, họ trở thành thần linh, họ thực sự trở thành chính mình. Con người đặt mình trong bàn tay Thiên Chúa không tách mình khỏi người khác, khi thu mình vào việc cứu độ tư riêng; trái lại, chỉ tới lúc ấy lòng họ mới thực sự bừng tỉnh và họ trở thành một con người nhậy cảm nhờ đó nhân hậu và cởi mở”.
4- Văn Minh Tây Phương: "Những sản vật thuần túy của một cuộc cách mạng mù quáng"
(Bài Giảng Lễ Đức Mẹ Mông Triệu 15/8/2005)
“Trong Phúc Âm, chúng ta đã nghe bài ca vịnh Ngợi Khen Magnificat, một bài thơ cao cả được Thánh Thần linh ứng phát xuất từ môi miệng của Mẹ Maria, thật sự là từ tâm can của Mẹ Maria. Bài ca vịnh tuyệt vời này phản ảnh toàn thể linh hồn, toàn thể con người của Mẹ Maria. Chúng ta có thể nói rằng bài thánh ca này của Mẹ là chân dung của Đức Maria, là hình ảnh thực sự nhờ đó chúng ta có thể thấy Mẹ một cách xác đáng. Tôi xin nhấn mạnh đến hai điểm trong bài đại ca vịnh này.
“Bài ca vịnh này được bắt đầu bằng chữ ‘Magnificat – Ngợi Khen’: Linh hồn tôi ‘magnifies – ngợi khen’ Chúa, tức là ‘tuyên xưng sự cao cả’ của Chúa. Mẹ Maria muốn Thiên Chúa cao cả trên trế giới này, cao cả trong đời sống của Mẹ và hiện diện giữa tất cả chúng ta. Mẹ không sợ là Thiên Chúa có thể là ‘một đối thủ’ trong đời sống của chúng ta, là với sự cao cả của mình Ngài xâm lấn tự do của chúng ta, xâm lấn cái khoảng đời để sống động của chúng ta. Mẹ biết rằng Thiên Chúa cao cả, chúng ta cũng cao cả nữa.
“Đời sống của chúng ta không bị đàn áp mà được nâng cao và vươn rộng: Chính vì thế mà nó trở thành cao cả trước ánh vinh quang của Thiên Chúa.
“Sự kiện những vị cha mẹ đầu tiên của chúng ta đã có những ý nghĩ phản nghịch lại như thế là cốt lõi của nguyên tội. Họ sợ rằng nếu Thiên Chúa quá ư là cao cả thì họ sẽ bị lấy đi một cái gì đó nơi đời sống của họ. Họ nghĩ rằng họ có thể gạt Thiên Chúa ra ngoài để lấy chỗ cho họ.
“Đây cũng là một chước cám dỗ cả thể của thời tân tiến, của ba hay bốn thế kỷ qua. Càng ngày càng nhiều người nghĩ và nói rằng: ‘Thế nhưng vị Thiên Chúa này không ban cho chúng ta được tự do; bằng tất cả những mệnh lệnh của mình, Ngài đã hạn chế cái khoảng đời để sống của chúng ta. Bởi thế mà Thiên Chúa cần phải biến khuất đi; chúng tôi muốn tự động và tự lập. Không có vị Thiên Chúa này chính chúng tôi mới là các vị thần linh và làm những gì chúng tôi muốn’.
“Đó cũng là quan điểm của Người Con Hoang Đàng, người con không nhận ra rằng hắn được ‘tự do’ chính là vì hắn được ở trong nhà cha của hắn. Hắn ra đi đến những miền đất xa xôi để phung phí gia tài của mình. Cuối cùng, hắn nhận ra rằng chính vì hắn ra đi quá xa với nhà cha của hắn mà thay vì được tự do hắn lại trở thành nô lệ; hắn đã hiểu rằng chỉ nhờ trở về nhà cha của mình hắn mới thực sự có tự do, sống một cuộc đời hoàn toàn tốt đẹp thôi.
“Đó là những gì đang xẩy ra cho thời đại tân tiến của chúng ta đây. Trước đây, nó nghĩ và tin rằng, bằng việc loại trừ Thiên Chúa ra rìa và trở nên tự động, chỉ sống theo những ý nghĩ riêng tư và bản năng của chúng ta, chúng ta mới thực sự được tự do làm những gì chúng ta muốn mà không ai có thể truyền khiến chúng ta cả.
“Thế nhưng, khi Thiên Chúa biến khuất, con người nam nữ không trở nên cao cả hơn; thật vậy, họ đã mất đi phẩm vị thần linh của mình; khuôn mặt của họ đã mất đi vinh quang của Thiên Chúa. Cuối cùng họ trở thành những sản vật thuần túy của một cuộc cách mạng mù quáng, và như thế, họ có thể được sử dụng và bị lạm dụng. Đó chính là những gì kinh nghiệm của thời đại chúng ta đã cho chúng ta thấy rõ như vậy.
“Nếu chỉ có Thiên Chúa là cao cả thì nhân loại cũng cao cả nữa. Với Mẹ Maria, chúng ta phải bắt đầu hiểu rằng vấn đề là như thế. Chúng ta không được lìa xa Thiên Chúa nhưng hãy làm cho Thiên Chúa hiện diện; chúng ta phải bảo đảm là Ngài là Đấng cao cả trong đời sống của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta mới có thể trở thành thần linh; tất cả mọi vinh hiển của phẩm vị thần linh bấy giờ mới là của chúng ta. Chúng ta hãy áp dụng điều này vào đời sống riêng của chúng ta.
“Vấn đề cần thiết là Thiên Chúa phải là Đấng cao cả giữa chúng ta, trong đời sống chung riêng.
“Trong đời sống công cộng, Thiên Chúa cần phải hiện diện, chẳng hạn, ở các dinh thự công, và Ngài cần phải hiện diện trong đời sống cộng đồng, vì nếu có Thiên Chúa hiện diện, chúng ta mới có đường hướng, một đường hướng chung; bằng không, không thể nào ổn định những cuộc tranh chấp, vì phẩm vị chung của chúng ta không còn được nhìn nhận nữa.
“Chúng ta hãy làm cho Thiên Chúa cao cả trong đời sống chung riêng. Có nghĩa là giành chỗ cho Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta hằng ngày, bắt đầu bằng việc nguyện cầu ban sáng, rồi dâng lên Thiên Chúa thời gian, dâng lên cho Chúa các Ngày Chúa Nhật. Chúng ta không phí phạm thời giờ tự do của mình nếu chúng ta dâng nó cho Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa đi vào thời gian của chúng ta thì mọi lúc đều trở thành cao cả, rộng chỗ hơn, dồi dào hơn”.
5- Văn Minh Tây Phương: "Chủ nghĩa tuyệt mệnh và chủ nghĩa cực bảo thủ ... khinh thường con người và sự sống con người"
(Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2006)
“Ngày nay, hòa bình đích thực tiếp tục bị tổn thương và bị loại trừ bởi nạn khủng bố với những đe dọa và các cuộc tấn công đẩy thế giới vào một tình trạng sợ hãi và bất an. Các vị tiền nhiệm của tôi là Đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II thường nêu lên trách nhiệm ghê gớm của thành phần khủng bố phải chịu, đồng thời các vị cũng lên án các sách lược bất lương và chết chóc của họ. Những hành động ấy thường là hoa trái của chủ nghĩa tuyệt mệnh là chủ nghĩa được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II diễn tả bằng những lời lẽ như sau: ‘Những ai sát hại bằng những hành động khủng bố thực sự là những người chán chường về nhân loại, về sự sống, về tương lai. Theo quan điểm của họ thì cần phải thù ghết và hủy diệt đi tất cả mọi sự’ (Message for the 2002 World Day of Peace, 6).
“Chẳng những chủ nghĩa tuyệt mệnh mà còn cả chủ nghĩa cuồng tín là chủ nghĩa ngày nay thường đươc gán cho cái tên là chủ nghĩa cực bảo thủ, cũng tác dụng và khích động ý nghĩ và hoạt động khủng bố nữa. Ngay từ ban đầu, Đức Gioan Phaolô II đã thấy được cái nguy hiểm bùng phát này dưới hình thức bảo thủ cuống tín, và ngài đã nghiêm nghị lên án nó, trong khi đó ngài cảnh cáo những nổ lực muốn áp đặt hơn là trình bày cho người khác tự tình chấp nhận theo niềm xác tín của họ về sự thật. Ngài đã viết: ‘Việc cố gắng áp đặt lên kẻ khác bằng phương tiện võ lực những gì mình coi là chân lý là việc vi phạm tới phẩm vị của con người, và trên hết là phạm đến Thiên Chúa nơi họ là hình ảnh của Ngài’ (cùng nguồn vừa dẫn).
“Quan sát kỹ lưỡng thì cả chủ nghĩa tuyệt mệnh và chủ nghĩa cực bảo thủ được chúng ta đang nói đến đây đều có cùng một thứ liên hệ sai lầm đối với sự thật, ở chỗ, thành phần tuyệt mệnh chối bỏ chính sự hiện hữu của sự thật, trong khi thành phần bảo thủ cuồng tín chủ trương có thể áp đặt sự thật bằng võ lực. Cho dù có nguồn gốc và bối cảnh văn hóa khác nhau, cả hai đều cho thấy thái độ nguy hiểm tỏ ra khinh thường con người và sự sống con người, trên hết là chính Thiên Chúa. Thật vậy, cái thành quả thê thảm chung này xuất phát từ một thứ méo mó đối với sự thật trọn vẹn về Thiên Chúa: chủ nghĩa tuyệt mệnh thì chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa cùng với việc hiện diện quan phòng của Ngài trong lịch sử, trong khi chủ nghĩa bảo thủ cuồng tín lại bôi nhọ dung nhan yêu thương của Ngài, thay thế Ngài bằng những thứ ngẫu tượng được tạo nên theo hình ảnh riêng của nó. Khi phân tích những căn nguyên gây ra hiện tượng khủng bố hiện nay, cần phải cứu xét tới chẳng những các căn nguyên về chính trị và xã hội của nó mà còn cả những động lực sâu xa của nó về văn hóa, tôn giáo và ý hệ nữa”.
6- Văn Minh Tây Phương: "Dã man và bạo lực đã trở thành trò tiêu khiển"
(Bài Giảng về Phép Rửa Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ở Nguyện Đường Sistine 8/1/2006)
“Phải, phép rửa là bí tích tháp nhập chúng ta vào mối hiệp thông với Chúa Kitô và bởi thế là bí tích hiến ban sự sống, hiến ban chính sự sống. Bởi thế chúng ta đã làm sáng tỏ cuộc đối thoại ban đầu của chúng ta với Người ở nơi đây, tại lối vào Nguyện Đường Sistine này.
“Giờ đây, sau khi làm phép nước là một cuộc đối thoại rất quan trọng thứ hai. Nội dung của cuộc đối thoại thứ hai này đó là Phép Rửa, như chúng ta thấy, là một tặng ân; tặng ân của sự sống. Thế nhưng là một tặng ân cần phải được chấp nhận, cần phải được sống với.
“Tặng ân tình thân hữu bao hàm ‘việc chấp nhận’ bạn bè và ‘việc phủ nhận’ tất cả những gì bất hợp với tình bạn này, với tất cả những gì bất xứng với sự sống của gia đình Thiên Chúa, với sự sống thật trong Chúa Kitô.
”Như thế, cuộc đối thoại thứ hai này mới bao gồm 3 ‘không’ và 3 ‘có’. Chúng ta
nói ‘không’ và từ bỏ chước cám dỗ, tội lỗi và ma qủi. Chúng ta biết những cái ấy
rõ ràng, nhưng có lẽ vì chúng ta đã nghe thấy chúng quá thường, những lời có thể
không có nghĩa lắm với chúng ta.
“Nếu thế thì chúng ta cần phải nghĩ sâu xa hơn một chút nữa về nội dung của những ‘cái không’ này. Chúng ta nói ‘không’ với những gì đây? Đó là cách duy nhất để chúng ta hiểu được những gì chúng ta muốn nói ‘có’ vậy.
“Thời Giáo Hội cổ xưa những ‘cái không’ này được tóm gọn trong một câu dễ hiểu cho người thời ấy, ở chỗ, họ nói rằng họ từ bỏ ‘pompa diabuli’, tức là từ bỏ những hứa hẹn cho một cuộc sống sung mãn, một cuộc sống hiển nhiên xuất phát từ thế giới dân ngoại, từ tình trạng buông thả của thế giới này, từ cách sống theo ý thích của mình.
“Bởi thế đó là ‘cái không’ đối với một thứ văn hóa bề ngoài là cuộc sống sung mãn, đối với những gì thật ra là một thứ ‘phản văn hóa’ của sự chết. Đó là ‘cái không’ cho những cảnh sống lấy làm vui thích với những gì là chết chóc, dã man tàn bạo và bạo lực.
“Chúng ta hãy nhớ những gì được tổ chức ở Hí Trường Colosseum hay ở đây, nơi những vườn thượng uyển của Nero, nơi người ta được đặt trên lửa như những cây đuốc sống. Dã man và bạo lực đã trở thành trò tiêu khiển, một thứ vui thú thật là trụy lạc, một thứ ý nghĩa thực sự của đời sống.
“’Cái pompa diabuli’ này, ‘cái phản văn hóa’ này của sự chết là một thứ vui thú băng hoại, nó là thứ yêu thích gian manh và lường gạt, và lạm dụng thân xác như là một thứ hàng hóa và một thứ trao đổi buôn bán.
“Và nếu giờ đây chúng ta nghĩ về nó chúng ta có thể nói rằng, trong cả thời đại của chúng ta nữa, chúng ta cũng cần phải nói ‘không’ với thứ văn hóa sự chết đang quá ư là thịnh hành.
“Nó là một thứ ‘phản văn hóa’, chẳng hạn, được biểu lộ nơi thuốc phiện, nơi cuộc thoát ly thực tại để lọt vào những gì là ảo ảnh, những gì là hạnh phúc giả tạo được thể hiện nơi gian trá, lọc lừa, bất công và khinh miệt kẻ khác, khinh khi tình đoàn kết, và khinh thường trách nhiệm đối với người nghèo và thành phần khổ đau; nó được thể hiện nơi một thứ tình dục trở thành thứ hoan hưởng hoàn toàn vô trách nhiệm, thứ tình dục làm cho con người thành một ‘vật’, có thể nói, không còn coi con người xứng đáng với một tình yêu thương cá vị cần phải thủy chung, mà là con người nên như một thứ hàng hóa, một vật thuần túy.
“Chúng ta hãy nói ‘không’ với thứ hứa hẹn hạnh phúc bề ngoài này, với ‘cái pompa’ của những gì có vẻ là sự sống nhưng thật ra chỉ là khí cụ của sự chết, và với cái ‘thứ phản văn hóa’ này, để vun trồng thứ văn hóa sự sống thay vào đó. Đó là lý do, tiếng ‘có’ của Kitô Giáo, ngay từ thời xưa tới thời của chúng ta đây, là một tiếng ‘có’ mạnh mẽ đối với sự sống. Nó là tiếng ‘có’ của chúng ta đối với Chúa Kitô, ‘tiếng có’ của chúng ta với Cuộc Chiến Thắng sự chết và là tiếng ‘có’ đối với sự sống trong thời gian cũng như trong vĩnh hằng”.
7- Văn Minh Tây Phương: "Sống trong sa mạc của mối lẻ loi cô quạnh cá nhân"
(Chia Sẻ với Các Vị Giám Mục Ontario Canada dịp Các Ngài Viếng Thăm Tòa Thánh Ngũ Niên 8/9/2006)
“Trong xã hội càng ngày càng bị tục hóa của chúng ta, như chính chư huynh nghiệm thấy, thì tình yêu phát sinh từ con tim của Thiên Chúa đối với nhân loại có thể không được nhận biết hay thậm chí còn bị ruồng bỏ. Khi nghĩ rằng dứt mình khỏi mối liên hệ này là cách giải quyết việc giải phóng mình thì thực ra con người trở thành một kẻ xa lạ với chính mình, vì ‘thực vậy, sự thật đó là mầu nhiệm con người chỉ sáng tỏ chỉ ở nơi mầu nhiệm Lời nhập thể mà thôi’ (Hiến Chế Gaudium et Spes, 22).
“Vì thiếu quan tâm tới một tình yêu cho thấy tất cả sự thật về con người như thế mà nhiều con người nam nữ tiếp tục xa lánh nơi cư trú của Thiên Chúa để sống trong sa mạc của mối lẻ loi cô quạnh cá nhân, của tình trạng đổ vỡ xã hội và việc mất đi căn tính về văn hóa.
“Theo quan điểm này, người ta thấy rằng công việc nống cốt của việc truyền bá phúc âm hóa văn hóa là một thách đố trong việc làm cho Thiên Chúa trở thành hiện lộ trên dung nhan của Chúa Giêsu. Trong việc giúp cho các cá nhân nhận ra và cảm nghiệm tình yêu của Chúa Kitô, chư huynh sẽ làm bùng lên nơi họ ước muốn được cư ngụ trong nhà Chúa, khi thiết tha với đời sống của Giáo Hội.
“Đó là sứ vụ của chúng ta. Nó thể hiện bản chất của giáo hội và bảo đảm là hết mọi hoạt động về việc truyền bá phúc âm hóa đồng thời cũng là những gì củng cố căn tính Kitô Giáo. Về vấn đề này, chúng ta cần phải công nhận rằng bất cứ những gì muốn biến đổi sứ điệp chính yếu về Chúa Giêsu, tức là về ‘vương quốc của Thiên Chúa’, thành một thứ chuyện mập mờ về ‘các thứ giá trị vương quốc’, đều làm suy yếu đi căn tính của Kitô Giáo và làm yếu kém đi việc Giáo Hội gop1 phần làm tái sinh xã hội.
“Khi việc tin tưởng được thay thế bằng việc ‘hành động’ và việc làm chứng bằng việc bàn đến ‘các vấn đề’, thì rất cần phải phục hồi niềm vui sâu xa và niềm kính sợ của thành phần môn đệ tiên khơi, những vị cảm thấy lòng mình trước sự hiện diện của Chúa Kitô ‘bừng nóng lên’, thúc đẩy họ ‘kể lại đầu đuôi câu truyện của mình’ (x Lk 24:32,35).
“Ngày nay, những ngãng trở trong việc truyền bá vương quốc của Chúa Kitô xẩy ra một cách thê thảm nhất nơi tình trạng phân rẽ giữa Phúc Âm và văn hóa, bằng việc loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lãnh vực quần chúng. Canada đã được tiếng là quảng đại và cụ thể dấn thân cho công lý và hòa bình, và có một cảm quan sinh động và cơ hội thu hút nơi các thành phố đa văn hóa của chư huynh.
“Tuy nhiên, đồng thời một số giá trị, bị tách khỏi những gốc rễ luân lý của chúng cũng như khỏi cái ý nghĩa trọn vẹn nơi Chúa Kitô, là những gì đã biến hóa theo những đường lối đáng lo ngại nhất. Nhân danh ‘tính cách khoan nhượng’, xứ sở của chư huynh từng phải chịu đựng cái mù quáng của việc tái định nghĩa vấn đề vợ chồng, và nhân danh ‘quyền tự do chọn lựa’, nó phải đương đầu với việc hủy hoại hằng ngày trẻ em chưa sinh vào đời. Khi dự án thần linh của hóa công bị khinh thường thì sự thật về bản tính của con người cũng bị mất đi.
“Những thứ phân đôi sai lầm không phải là những gì chưa từng biết tới trong chính cộng đồng Kitô Giáo. Chúng đặc biệt gây tác hại khi các vị lãnh đạo dân sự Kitô hữu hy sinh mối hiệp nhất đức tin và chấp nhận sự phân hóa giữa lý trí và các nguyên tắc đạo lý tự nhiên, bằng việc chiều theo các xu hướng xã hội phù phiếm cùng với những đòi hỏi không xác thực của các cuộc thăm dò ý kiến.
“Dân chủ chỉ thành đạt ở chỗ nó được căn cứ vào chân lý và việc hiểu biết đúng đắn về con người. Việc người Công Giáo dấn thân vào sinh hoạt chính trị không thể nào tác hại tới nguyên tắc này; bằng không, chứng từ Kitô Giáo cho chân lý rạng ngời trong lãnh vực xã hội sẽ bị tắc nghẹn và mở màn cho tính cách tự động về luân lý (cf. "Doctrinal Note on Some Questions Regarding the Participation of Catholics in Political Life," 2-3; 6).
“Một trở ngại đặc biệt xảo quyệt cho việc giáo dục ngày nay, một trở ngại được bản phúc trình của c hư huynh chứng thực, đó là sự hiện diện nổi bật trong xã hội một thứ chủ nghĩa tương đối, một chủ nghĩa không công nhận gì là vĩnh tuyệt, chỉ biết có bản thân mình cùng với những ước muốn của nó như là qui chuẩn tối hậu. Nơi chân trời tương đối như thế diễn ra tình trạng mờ mịt những mục đích cao cả của đời sống, qua việc hạ thấp những tiêu chuẩn của những gì là tuyệt hảo, qua việc rụt rè ái ngại trước đẳng cấp của sự thiện, và qua việc không ngừng theo đuổi một cách vô nghĩa cái mới mẻ phô diễn như là việc hiện thực của tự do”.
8- Văn Minh Tây Phương: "Không còn có thể nghe thấy Thiên Chúa nữa"
(Tông Du Đức Quốc 9-14/9/2006 – Bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật ngày mùng 10 tại Neue-Messe ở Munich)
“Không phải chỉ có thứ điếc lác về thể lý là những gì làm cho con người bị tách lìa khỏi đời sống xã hội; cũng có một ‘thứ khó nghe’ được Thiên Chúa quan tâm tới, và đó là những gì chúng ta đặc biệt cảm thấy khổ sở trong thời đại của chúng ta đây. Nói ngay vào vấn đề, đó là chúng ta không còn có thể nghe thấy Thiên Chúa nữa – có quá nhiều những tần số khác nhau tràn đầy tai chúng ta. Những gì nói về Thiên Chúa đều làm cho chúng ta cảm thấy như những thứ tiền khoa học, không còn hợp với thời đại của chúng ta nữa.
“Cùng với tình trạng khó nghe này hay tình trạng hoàn toàn điếc lác được Thiên Chúa quan tâm ấy, chúng ta thường bị mất đi khả năng nói với Ngài và nói về Ngài. Do đó chúng ta cuối cùng mất đi khả năng quan trọng của việc nhận định. Chúng ta có nguy cơ bị mất đi những cảm quan nội tại của mình. Việc làm suy yếu đi khả năng nhận định của chúng ta là những gì cướp mất một cách trầm trọng và nguy hiểm hàng loạt liên hệ của chúng ta với thực tại. Chân trời của cuộc sống chúng ta bị thu ngắn lại một cách đáng quan ngại. ……….
“Phúc Âm mời gọi chúng ta hãy nhận thức rằng chúng ta ‘bị yếu kém’ nơi khả năng nhận định của chúng ta – ban đầu chúng ta không nhận thấy cái yếu kém như thế, vì hết mọi sự khác dường như là quá khẩn trương và hợp tình thuận lý; vì hết mọi sự dường như tiến triển bình thường, thậm chí cả khi chúng ta không còn tai mắt cho Thiên Chúa và chúng ta sống không có Ngài. Thế nhưng, có thật sự là hết mọi sự tiến triển bình thường khi không còn Thiên Chúa là yếu tố của đời sống chúng ta và của thế giới chúng ta hay chăng? ………..
“Nếu chúng ta chỉ mang đến cho con người kiến thức, khả năng, tài nghệ và dụng cụ về kỹ thuật, là chúng ta mang đến cho họ quá ít. Tất cả những động cơ gây bạo lực là những gì làm chủ tình hình rất nhanh: Khả năng để hủy diệt và sát hại trở thành đường lối chủ yếu để chiếm được quyền lực – một thứ quyền lực ở một mức độ nào đó phải mang lại lề luật song lại là một thứ quyền lực không bao giờ có thể làm được như thế.
“Việc hòa giải, và cuộc dấn thân chung cho công lý và yêu thương, đều lui bước ra xa. Không còn rõ ràng minh bạch nơi các qui chuẩn vốn giúp cho kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho luật lệ và yêu thương: Thế nhưng, hết mọi sự lại lệ thuộc vào chính các qui chuẩn ấy: Những qui chuẩn không phải chỉ là những thứ lý thuyết, song soi động tâm can và đưa lý trí cùng hành động của con người vào chính lộ…
9- Văn Minh Tây Phương: “Thiên Chúa … dường như đã trở thành thừa thãi, không còn chỗ đứng”
(Huấn Từ cho Công Nghị Toàn Ý Quốc Về Giáo Hội Lần 4 ở Trung Tâm Triển Lãm Verona 19/10/2006)
“Nước Ý ngày nay biểu lộ cho chúng ta thấy một đất nước rất thiếu thốn và đồng thời lại là một nơi thuận lợi cho chúng ta làm nhân chứng.
“Quốc gia này vô cùng thiếu thốn vì nó tham gia vào một thứ văn hóa đang thống trị Tây phương và tìm cách tỏ ra như mình là phổ quát và độc lập, những gì làm nẩy sinh ra một lối sống mới. Từ đó xuất phát một làn sóng minh tri chủ nghĩa và thế tục chủ nghĩa, những chủ nghĩa cho rằng chỉ có những gì kinh nghiệm thấy và tính toán được mới có giá trị hợp lý, trong khi đó, về phương diện thực hành thì tự do cá nhân được xem là một thứ giá trị căn bản chi phối tất cả mọi thứ giá trị khác.
“Bởi thế, Thiên Chúa là Đấng vẫn bị loại trừ ra khỏi văn hóa và sinh hoạt quần chúng, và niềm tin vào Ngài trở nên khó khăn hơn, cũng chỉ vì chúng ta sống trong một thế giới mà dường như lúc nào cũng được coi là do chúng ta tạo nên, mà có thể nói rằng Thiên Chúa không còn thực sự hiện diện nữa, mà dường như đã trở thành thừa thãi, thậm chí không còn chỗ đứng nữa.
“Liên quan chặt chẽ với tất cả những điều này, đã diễn ra tình trạng sâu xa biến giảm con người, thành phần chỉ được xem là một sản phẩm của thiên nhiên và bởi thế họ không thực sự có tự do, và tự mình có thể bị đối xử như một loài thú mà thôi. Bởi thế, mới xẩy ra tình trạng thực sự đảo lộn cái khởi điểm của nền văn hóa này, một khởi điểm đã được bắt đầu bằng việc chủ trương lấy con người và tự do của họ là những gì chính yếu.
“Cũng theo chiều hướng này, đạo lý được giam giữ trong giới hạn của chủ nghĩa tương đối và duy thực dụng, loại bỏ mọi quy tắc luân lý hợp lý và tự bản chất có tính cách trói buộc.
“Chúng ta còn dễ thấy được lý do tại sao loại văn hóa này tiêu biểu cho một thứ sâu xa thực sự tách rời chẳng những khỏi Kitô giáo, mà nói chung khỏi cả các truyền thống tôn giáo và luân lý của nhân loại nữa. Vì thế nó không thể thực hiện việc đối thoại đích thực với các nền văn hóa khác có chiều kích tôn mạnh mẽ, chưa kể tới việc không thể trả lời nổi các nan đề căn bản về ý nghĩa và đường hướng của cuộc đời chúng ta.
“Bởi vậy, thứ văn hóa này được đánh dấu bằng một tình trạng bị hụt hẫng sâu nặng, nhưng cũng bằng một nhu cầu hy vọng lớn lao được che đậy một cách vụng về”.
10- Văn Minh Tây Phương: “Không thể giải đáp những vấn nạn đang làm day dứt và khắc khoải tâm can”
(Huấn dụ Sinh Viên Đại Học Gregorian hôm Thứ Sáu 3/11/2006)
“Hôm nay, cần phải chú ý tới cái thách đố của một nền văn hóa trần tục, một nền văn hóa ở nhiều phần đất trên thế giới có khuynh hướng càng ngày càng chối bỏ chẳng những hết mọi dấu hiệu của việc Thiên Chúa hiện diện trong sinh hoạt của xã hội và của con người, mà còn, qua một vài phương tiện, những phương tiện đánh lạc hướng và làm lu mờ đi lương tâm chính trực của con người, đang nỗ lực làm con người bị mất đi khả năng lắng nghe Thiên Chúa nữa…
“Không thể nào không lưu ý tới mối liên hệ với các tôn giáo khác, mối liên hệ chẳng những có tính cách xây dựng nếu nó tránh đi được tất cả những gì là mập mờ làm suy yếu đi nội dung thiết yếu của niềm tin tưởng của Kitô Giáo vào Chúa Kitô, Đấng cứu độ duy nhất của toàn thể nhân loại, cũng như niềm tin tưởng vào Giáo Hội, bí tích cứu độ cần thiết để cứu độ toàn thể nhân loại...
“Không thể nào hoàn toàn hiểu được con người, cả trong nội tại cũng như ngoại diện, nếu họ không hướng về siêu việt thể. Không biết qui chiếu vào Thiên Chúa, con người không thể giải đáp những vấn nạn nồng cốt đang làm day dứt và mãi làm khắc khoải tâm can của họ liên quan tới cùng đích của cuộc đời họ và ví thế liên quan tới ý nghĩa cuộc sống của họ.
“Bởi thế, thậm chí họ không thể kết hiệp trong xã hội những thứ giá trị về đạo lý là những gì duy nhất có thể góp phần vào việc chung sống hợp với con người. Không dựa vào Thiên Chúa thì định mệnh của con người chỉ là những gì lẻ loi sầu khổ khiến họ thất vọng mà thôi…
“Chỉ khi nào biết căn cứ vào Vị Thiên Chúa Yêu Thương, Đấng đã tỏ mình ra nơi Chúa Giêsu Kitô, con người mới tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình và mới sống trong niềm hy vọng, bất chấp có trải qua những sự dữ làm tổn thương đến đời sống của họ và xã hội họ sống.
“Hy vọng là những gì giúp cho con người không khóa mình lại trong một thứ chủ nghĩa tuyệt mệnh tê liệt và cằn cỗi, mà là hướng về một cuộc hăng say dấn thân trong xã hội họ sống để có thể canh tân xã hội”.
11- Văn Minh Tây Phương: "Con người hoàn toàn bị cuốn hút vào thế giới riêng của mình"
(Bài Giảng cho Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ 7/11/2006 về dụ ngôn của Chúa Giêsu được Thánh Luca thuật lại liên quan tới thành phần được mời đầu tiên đã khước từ không tới tham dự, đang xẩy ra tại Âu Châu, một thế giới Kitô Giáo)
"Thật vậy, Kitô Giáo Tây Phương, thành phần ‘thực khách đầu tiên’ mới, hiện nay phần lớn cũng đang tự viện cớ khước từ nữa. Chúng ta biết các nhà thờ càng trở thành trống trơn hơn bao giờ hết, các chủng viện tiếp tục trống rỗng, các tu viện càng ngày càng trống trải; chúng ta quen thuộc với tất cả mọi hình thức trong đó có lời viện lẽ như: ‘không được, tôi còn có những điều quan trọng khác cần phải làm’. Nó làm cho chúng ta cảm thấy nản lòng và bực tức trong việc làm chứng nhân cho những thứ viện lý và khước từ của thành phần khách đầu tiên, thành phần thực sự phải biết được tầm quan trọng của lời mời gọi ấy và phải cảm thấy bị lôi cuốn theo chiều hướng ấy.
"Vậy chúng ta phải làm sao đây?
"Trước hết, chúng ta cần phải tự hỏi là tại sao điều ấy lại xẩy ra như thế?
"Trong Dụ Ngôn của mình ấy, Chúa đã đề cập tới hai lý do: đó là các thứ chiếm hữu và những liên hệ nhân bản, những gì lôi kéo con người cho tới độ họ không còn cảm thấy cần đến bất cứ một cái gì khác để làm viên trọn thời giờ của họ từ đó làm viên trọn cuộc sống nội tại của họ.
"Thánh Grêgôriô Cả, trong việc giải thích đoạn bài đọc này, đã tìm cách đào sâu vào nó hơn nữa và đã ngẫm nghĩ rằng làm thế nào con người lại có thể nói ‘không’ đối với một điều cao cả nhất ấy; làm sao họ lại không có giờ cho những gì quan trọng nhất; làm sao họ lại có thể tự khóa mình lại trong cuộc sống riêng của họ chứ?
"Và ngài đã trả lời: thật ra họ chẳng bao giờ có một cảm nghiệm về Thiên C húa hết; họ không bao giờ có được một thứ ‘nếm hưởng’ Thiên Chúa cả; họ không bao giờ cảm được tuyệt vời biết bao khi được Thiên Chúa ‘chạm tới’! Họ thiếu sự ‘giao chạm’ này – và vì thế không biết ‘thưởng thức Thiên Chúa’. Nên có thể nói chỉ khi nào chúng ta nếm hưởng Người thì chỉ đến lúc bấy giờ chúng ta mới tới bữa tiệc này được thôi.
"Thánh Grêgôriô trích lại bài Thánh Vịnh được Ca Hiệp Lễ hôm nay sử dụng, đó là hãy nếm thử và hãy nhìn coi; hãy nếm hưởng thì các người sẽ thấy và được soi sáng! Công việc của chúng ta đó là giúp cho dân để họ có thể nếm hưởng hương vị Thiên Chúa một cách mới mẻ.
"Trong một bài giảng khác, Thánh Grêgôriô Cả đã đào sâu hơn cùng một vấn nạn và tự hỏi: làm thế nào mà một người lại thậm chí có thể không muốn ‘nếm hưởng’ Thiên Chúa chứ?
"Và ngài đã giải đáp là khi con người hoàn toàn bị cuốn hút vào thế giới riêng của mình, với những thứ vật chất, với những gì họ có thể làm, với tất cả những gì khả thi và làm cho họ thành đạt, với tất cả những gì họ có thể tự sản xuất và hiểu biết, thì bấy giờ khả năng nhận thức Thiên Chúa của họ bị suy yếu đi, cơ quan cảm thức Thiên Chúa bị thụt lùi, nó trở thành bất khả để nhận thức và cảm thức, nó không còn nhận thấy Thiên Chúa, vì nội quan tương xứng đã bị tàn phai, nó ngừng phát triển.
"Khi họ sử dụng quá sức tất cả những cơ năng chức phận khác, những cơ năng chức phận thực nghiệm thì điều có thể xẩy ra là chính cảm quan về Thiên Chúa bị tác hại, cơ phận này chết đi, và con người, như Thánh Grêgôriô nói, không còn thấy được ánh mắt của Thiên Chúa nữa, không còn cảm thấy Người nhìn họ nữa, không còn cảm thấy sự kiện là ánh mắt của Người tác động mình nữa!
"Tôi cho rằng Thánh Grêgôriô Cả đã diễn tả đúng hệt với tình trạng của thời đại chúng ta đây".
12- Văn Minh Tây Phương: "Các thứ tiên tri giả vẫn tiếp tục rao bán một thứ cứu độ ‘rẻ mạt’"
(Huấn Từ cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 13/12/2006 về niềm mong đợi Đấng Cứu Thế Giáng Sinh)
"Vào Ngày Áp Lễ Giáng Sinh, chúng ta một lần nữa lại đứng trước máng cỏ để ngất ngây chiêm ngưỡng ‘Lời đã hóa thành Nhục Thể’. Những cảm thức hân hoan và cảm tạ, như mọi năm, được tái diễn trong tâm hồn chúng ta khi chúng ta nghe thấy những cung điệu réo rắt Giáng Sinh, được vang lên bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau về cùng một phép lạ phi thường. Đấng Sáng Tạo nên vũ trụ này, vì yêu thương, đã đến lập cư giữa loài người. Trong Thư gửi giáo đoàn Phliphê, Thánh Phaolô đã khẳng định rằng Chúa Kitô, ‘mặc dù thân phận là Thiên Chúa, đã không tự cho mình cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được, song đã tự hủy mình, mặc lấy thân phận tôi đòi, sinh ra giống như con người’ (2:6). Thánh Phaolô thêm, Người đã xuất hiện nơi hình dạng con người, khi hạ mình xuống. Vào Lễ Giáng Sinh thánh, chúng ta sẽ sống lại việc hiện thực mầu nhiệm cao cả của ân sủng và tình thương ấy.
"Thánh Phaolô còn thêm: ‘Thế nhưng, vào lúc thời gian viên trọn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài, được hạ sinh bởi một người nữ, sinh ra theo lề luật, để cứu chuộc những ai ở dưới lề luật, hầu chúng ta được ơn làm nghĩa tử’ (Gal 4:4-5). Dân tuyển chọn đã đợi chờ Đấng Thiên Sai qua bao thế kỷ, nhưng lại mường tượng rằng Người phải là một vị lãnh đạo quyền năng và vinh thắng đến để giải phóng dân Người khỏi áp lực của ngoại bang.
"Tuy nhiên, Đấng Cứu Thế lại được hạ sinh trong âm thầm và hoàn toàn bần cùng. Người đến như ánh sáng chiếu soi tất cả mọi người – Thánh Ký Gioan viết – ‘mà dân Người đã không tiếp nhận Người’ (Jn 1:9,11). Tuy nhiên, Thánh Tông Đồ thêm: ‘Song tất cả những ai tiếp nhận Người… Người ban cho họ quyền trở nên con cái của Thiên Chúa’ (ibid 1:12). Ánh sáng được hứa hẹn này đã chiếu soi tâm can của những ai kiên trì mong đợi một cách tỉnh táo và chủ động.
"Phụng vụ Mùa Vọng cũng kêu gọi chúng ta cũng hãy khôn ngoan tỉnh táo, để khỏi bị chế ngự bởi gánh nặng tội lỗi và các thứ quan tâm thế gian thái quá. Thật vậy, nhờ tỉnh táo và nguyện cầu, chúng ta mới có thể nhận thấy và tiếp nhận ánh quang của việc Chúa Kitô Giáng Sinh. Ở một trong những bài giảng của mình, Thánh Maximus thành Turin, một vị giám mục sống giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 5, đã khẳng định rằng: ‘Thời gian báo động chúng ta rằng Việc Chúa Kitô Giáng Sinh gần tới nơi rồi. Thế giới, với những nỗi âu lo của mình, nói về việc đến nơi của một cái gì đó sẽ canh tân đổi mới nó, và hy vọng một cách nhẫn nại đợi chờ để thấy được ánh quang của một mặt trời rạng ngời hơn chiếu soi cái tối tăm của nó… Việc mong đợi này của tạo vật cũng dẫn chúng ta tới chỗ đợi chờ việc phục sinh của Chúa Kitô, tân Vầng Dương” (Sermon 61a, 1-3). Bởi thế, chính tạo vật dẫn chúng ta tới chỗ khám phá ra và nhận ra Đấng phải đến.
"Thế nhưng, vấn đề ở đây là phải chăng nhân loại trong thời đại của chúng ta đây cũng vẫn đang đợi chờ Đấng Cứu Thế? Cái ấn tượng ở đây đó là nhiều người coi Thiên Chúa như một cái gì xa lạ với những hứng thú của họ. Họ rõ ràng là không cần chi đến Người cả, và sống như thể Người không hiện hữu, hoặc tệ hơn nữa, như thể Người là một thứ ‘trở ngại’ cần phải được loại trừ để họ có thể chiếm được những gì là viên mãn cho bản thân của họ. Thậm chí ngay cả nơi thành phần tín hữu đi nữa… cũng là những người chạy theo những ảo vọng hão huyền và bị chi phối bởi những giáo huấn lọc lừa khêu gợi lên những thứ đốt giai đoạn một cách mơ tưởng trong việc chiếm đạt hạnh phúc.
"Tuy nhiên, trước tất cả những gì là ngược ngạo của họ ấy, những gì là sầu đau và những thảm cảnh của họ ấy – hay có lẽ chính vì họ – mà con người nam nữ ngày nay lại đang tìm kiếm một con đường canh tân, cứu độ, họ kiếm tìm một Đấng Cứu Thế và đang đợi chờ, đôi khi không biết đến nỗi chờ đợi ấy, …. việc xuất hiện của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc chân thật duy nhất của con người. Thật thế, các thứ tiên tri giả vẫn tiếp tục rao bán một thứ cứu độ ‘rẻ mạt’, một thứ cứu độ bao giờ cũng đi đến hậu quả vỡ mộng. Thật thế, lịch sử của 50 năm vừa qua đã điển hình cho thấy việc tìm kiếm một Đấng Cứu Thế ‘rẻ mạt’ này và nhấn mạnh tới tất cả những hậu quả vỡ mộng này.
"Kitô hữu chúng ta có nhiệm vụ, bằng chứng từ của đời sống mình, truyền bá sự thật về Giáng Sinh, một sự thật được Chúa Kitô mang đến cho tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm. Được hạ sinh bần cùng trong máng cỏ, Chúa Giêsu đã đến để cống hiến cho hết mọi người thứ niềm vui và an bình duy nhất có thể làm mãn nguyện các nhu cầu của linh hồn con người".
13- Văn Minh Tây Phương: "Một thảm kịch loại trừ đi Chúa Kitô"
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 3/1/2007
“Những ai thinh lặng suy niệm trước Con Thiên Chúa nằm một cách bất lực trong máng cỏ không thể nào không cảm thấy ngỡ ngàng lạ lùng trước biến cố không thể nào tin được theo nhân loại ấy; họ không thể nào không chia sẻ về nỗi ngỡ ngàng và khiêm hạ phó mình của Trinh Nữ Maria, vị được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Đấng Cứu Thế chính vì lòng khiêm nhượng của Mẹ.
“Nơi Con Trẻ Bê Lem ấy, tất cả loài người khám phá thấy mình được Thiên Chúa yêu thương một cách nhưng không. Theo ý nghĩa của Giáng Sinh, lòng thiện hảo vô cùng này của Thiên Chúa được sáng tỏ trước mỗi người chúng ta. Nơi Chúa Giêsu, Cha trên trời đã mổ màn một mối liên hệ mới với chúng ta, ở chỗ Ngài đã làm cho chúng ta trở thành ‘những người con nơi Con Ngài’.
“Tuy nhiên, niềm vui Giáng Sinh không làm cho chúng ta quên mầu nhiệm sự dữ (mysterium iniquitatis), quyền lực của tối tăm đang tìm cách làm lu mờ đi ánh quang rạng ngời của ánh sáng thần linh, và bất hạnh thay chúng ta đang cảm thấy quyền lực này trong mọi ngày sống….
“Đó là một thảm kịch loại trừ đi Chúa Kitô, một việc loại trừ mà ngày nay cũng như trong quá khứ được tỏ ta và thể hiện bằng nhiều cách thức khác nhau….
"Có lẽ những đường lối loại trừ Thiên Chúa trong thời đại tân tiến này thậm chí còn quỉ quyệt và rùng rợn hơn nữa kìa, ở chỗ, từ việc loại trừ toàn diện đến thái độ dửng dưng lạnh lùng, từ chủ nghĩa vô thần về khoa học đến việc trình bày về một Giêsu được tân tiến hóa hay hậu tân tiến hóa, một Giêsu làm người bị biến giảm bằng những cách thức khác nhau thành một con người bình thường thuộc thời đại của Người và tước đi thần tính của Người; hay có thể là một Giêsu được quá lý tưởng hóa cho đến độ trở thành một nhân vật của truyền thuyết huyền thoại.
“Chỉ có Con Trẻ nằm trong máng cỏ mới có cái bí mật thực sự cho đời sống mà thôi. Đó là lý do Người muốn được chúng ta chấp nhận, muốn được một chỗ giữa chúng ta, trong tâm can của chúng ta, trong gia đình của chúng ta, trong phố xá của chúng ta và trong xã hội của chúng ta.
"Chúng ta được trợ giúp để làm việc này bằng tính chất đơn sơ giản dị của các mục đồng và bằng việm tìm cầu của các Đạo Sĩ, những người nhờ ngôi sao lạ đã nhận ra các dấu chỉ của Thiên Chúa, cũng như bằng tính chất dễ dậy của Mẹ Maria và bằng đức khôn ngoan tinh khéo của Thánh Giuse.
“Vào lúc mở màn cho tân niên này đây, chúng ta hãy làm bừng lại quyết tâm của chúng ta trong việc mở lòng trí của chúng ta ra cho Chúa Kitô, chân tình bày tỏ cùng Người ý muốn của chúng ta trong việc sống như những người bạn thực sự của Người. Nhờ đó chúng ta mới trở thành những hợp tác viên của Người cho dự án cứu độ của Người và là những nhân chứng của niềm vui do Người mang tới, để chúng ta làm cho nó lan tràn một cách dồi dào chung quanh chúng ta…
“Chúng ta hãy hộ tống Chúa Giêsu, hãy bước đi với Người, có thể tân niên này mới là một năm hạnh phúc và tốt lành”.
14- Văn Minh Tây Phương: "Âu Châu này dường như là kiệt quệ, nó thật sự dường như muốn bỏ cuộc lịch sử".
Thẩm Định với về Giáo Triều của ngài trong Năm 2006 dịp Chúa Giáng Sinh cho Giáo Triều Rôma ngày Thứ Sáu 22/12/2006
Chuyến Viếng Thăm Valencia, Tây Ban Nha, theo chiều hướng của đề tài về hôn nhân và gia đình. Thật là tuyệt vời được lắng nghe, trước dân chúng qui tụ lại từ tất cả mọi châu lục, những chứng từ của các đôi phối ngẫu – được chúc phúc bởi số đông con cái – những người đã đến với chúng ta và nói về cuộc hành trình riêng của họ sống Bí Tích Hôn Phối và sống trong một gia đình đông đảo của họ.
Họ không giấu diếm sự kiện là họ cũng gặp phải những ngày khó khăn, họ cũng trải qua những giai đoạn khủng hoảng. Tuy nhiên, chính nhờ nỗ lực hằng ngày hỗ trợ nhau, chính nhờ việc chấp nhận nhau hằng được đổi mới nơi những cuộc thử thách gắt gao hằng ngày, bằng việc sống và chịu đựng hoàn toàn trung thành với sự ‘chấp nhận’ ban đầu của họ, chính vì con đường Phúc Âm ‘đánh mất bản thân mình’ này, mà họ đã trưởng thành, đã tái khám phá ra được chính mình và cảm thấy hạnh phúc. Việc họ ‘chấp nhận’ nhau một cách nhẫn nại trong cuộc hành trình ấy cũng như bằng sức mạnh của Bí Tích được Chúa Kitô dùng để thắt buộc họ lại với nhau, đã trở thành một việc ‘chấp nhận’ cao cả đối với chính họ, đối với con cái của họ, đối với Thiên Chúa Hóa Công cũng như đối với Đấng Cứu Chuộc là Chúa Giêsu Kitô. Bởi đó, từ chứng từ của các gia đình ấy mà chúng ta cảm thấy được cả một triều sóng hân hoan, không phải là thứ hớn hở nông nỗi và nhỏ giọt chắng mấy chốc biến tan, mà là một niềm vui được phát triển trong khổ đau, một niềm vui thấu tận thâm tâm và thực sự cứu chuộc con người.
Trước những gia đình ấy có cả con cái của họ, trước những gia đình có các thế hệ nắm tay nhau và tương lai hiện lộ, vấn đề của Âu Châu, một Âu Châu dường như không còn muốn có con cái nữa, đã thẩm thấm vào linh hồn của tôi. Đối với thành phần ngoài thì Âu Châu này dường như là kiệt quệ, nó thật sự dường như muốn bỏ cuộc lịch sử. Tại sao lại xẩy ra những điều như thế chứ? Đây là một vấn nạn lớn. Những câu giải đáp chắc chắn là rất phức tạp. Trước khi tìm những câu trả lời, cần phải cám ơn nhiều cặp vợ chồng ở Âu Châu chúng ta vẫn còn ‘chấp nhận’ con cái ngày nay và chấp nhận những thử thách kèm theo, đó là những vấn đề về xã hội và tài chính, cùng với những lo toan và tranh đấu, từ ngày này sang ngày khác; việc dấn thân đòi phải cung cấp cho con cái những gì cần tiết để tiến tới tương lai. Khi đề cập tới những khó khăn này thì có lẽ những lý do cũng trở nên rõ ràng hơn cho thấy lý do tại sao nhiều người cảm thấy cái nguy cơ quá to tát trong việc có con cái.
Một đứa con cần đến sự yêu chiều chuyên chú. Điều này có nghĩa là chúng ta phải cống hiến cho con cái mình một số giờ giấc nào đó của chúng ta, thời giờ của đời sống chúng ta. Thế nhưng, chính cái ‘nguyên liệu’ này của đời sống – đó là thời gian – dường như lại trở thành khan hiếm hơn bao giờ hết. Thời gian thuận lợi của chúng ta chỉ vừa đủ cho cuộc sống riêng của chúng ta; làm sao chúng ta có thể bỏ nó đi, cống hiến nó cho một ai khác chứ? Có thời giờ và cống hiến thời giờ – đối với chúng ta thì đây là một đường lối cụ thể nhất để học biết hiến thân mình, đánh mất bản thân mình để tìm thấy chính mình vậy.
Ngoài vấn đề ấy còn có cả một bài toán khó khăn nữa, đó là vấn đề chúng ta cần phải áp dụng những qui luật nào để bảo đảm rằng đứa con của chúng ta đi theo đường ngay nẻo chính, và khi thực hiện như thế, làm thế nào chúng ta cần phải tỏ ra tôn trọng tự do của nó đây? Vấn đề này cũng trở thành rất khó khăn, vì chúng ta không còn nắm vững được những qui chuẩn trong việc truyền đạt; vì chúng ta không còn biết thế nào là sử dụng đúng đắn tự do, thế nào là đường lối đúng đắn để sống, thế nào là xác đáng về luân lý, và trái lại thì đâu là những gì bất khả chấp.
Tinh thần tân tiến đã mất đi sức chịu đựng của mình, và việc thiếu sức chịu đựng này là những gì cản trở chúng ta trở thành những kẻ chỉ vẽ đường ngay nẻo chính cho người khác. Thật thế, vấn đề này còn sâu xa hơn nữa kìa. Con người đương thoơi cảm thấy bất ổn về tương lai. Có được phép hay chăng tung một con người nào đó vào một tương lai bất định? Tức phải chăng là một điều tốt khi trở thành một con người? Tình trạng thiếu tự tin sâu xa này – cộng với ước muốn có được trọn cuộc sống cho riêng mình – có lẽ là lý do sâu xa cho thấy lý do tại sao cái nguy cơ có con cái đối với nhiều người là những gì bất khả chấp nhất. Thật thế, chúng ta có thể truyền đạt sự sống một cách hữu trách, nếu chúng ta có thể truyền đạt một cái gì đó ngoài chính sự sống thuần sinh lý, và cái đó là một thứ ý nghĩa có thể thắng vượt ngay cả trong những cuộc khủng hoảng sẽ xẩy ra trong lịch sử, và là một lòng tin tưởng nơi niềm hy vọng mạnh hơn những đám mây mù che phủ tương lai.
Trừ phi chúng ta học biết một cách mới mẻ những nền tảng của cuộc sống – trừ phi chúng ta khám phá một cách mới mẻ cái chân thực của đức tin – bằng không chúng ta càng ngày càng ít có thể trao tặng cho kẻ khác tặng ân sự sống và công việc của một tương lai bất định.
Sau hết, liên quan tới vấn đề này còn là vấn đề của những quyết định tối hậu, đó là con người có thể bó buộc mình mãi mãi hay chăng? Họ có thể nào tỏ ra ‘chấp nhận’ cả cuộc đời của mình hay chăng? Phải, họ có thể chứ. Họ đã được dựng nên cho điều ấy mà. Chính vì thế mới có tự do của con người mà bởi vậy cái môi trường linh thánh của hôn nhân cũng mới được thiết lập và phát triển, trở thành một gia đình và xây dựng tương lai.
Tới đây, tôi không thể không nói lên mối quan tâm của tôi về việc hợp pháp hóa những cặp vợ chồng kiểu de facto. Nhiều cặp này đã chọn sống như thế, vì – ít là tạm thời – họ không cảm thấy có thể chấp nhận việc chung sống hôn nhân theo pháp lý và bị bắt buộc. Bởi vậy mà họ thích sống trong trạng thái kiểu thuần de facto. Khi tạo nên những hình thức mới theo pháp lý làm tương đối hóa hôn nhân thì chính pháp luật cũng thực sự phủ nhận mối liên hệ vĩnh viễn của hôn nhân nữa.
Trong trường hợp này, việc quyết định đối với những ai đã từng cảm thấy hôn nhân không phải là chuyện dễ dàng gì thì lại càng trở thành những gì khó khăn hơn nữa. Bởi thế, đối với các thứ kiểu vợ chồng khác, còn có cả một cuộc tương đối hóa tính cách khác biệt về phái tính.
Cuộc liên kết giữa một người nam và một người nữ là những gì đang được đặt ngang hàng với cuộc cặp đôi giữa hai con người đồng phái tính, và là những gì ngấm ngầm nói lên những việc làm này là những chủ trương sai lạc, ở chỗ chúng loại trừ đi khỏi con người tất cả tầm quan trọng của nam tính và nữ tính, như thể đó là một vấn đề thuộc yếu tố thuần sinh lý.
Những lý thuyết như vậy chủ trương rằng con người – tức lý trí của họ và ước muốn của họ – muốn tự động quyết định những gì họ là hay những gì họ không là. Theo đó, tính chất thể lý bị khinh thường, kéo theo hậu quả là con người, trong việc tìm cách để được giải phóng khỏi thân xác của mình – khỏi ‘lãnh giới sinh lý’ – lại đang đi tới chỗ hủy hoại chính mình.
Nếu chúng ta bảo nhau rằng Giáo Hội không được can thiệp vào những vấn đề như thế, thì chúng ta không thể nào không trả lời những vấn nạn sau đây: phải chăng chúng ta không quan tâm tới con người hay sao? Các tín hữu, căn cứ vào nền văn hóa cao cả của tôn giáo mình, chẳng lẽ không có quyền thực hiện một công bố về tất cả những điều ấy hay sao? Phận sự của họ – của chúng ta – không phải là việc lên tiếng bênh vực con người, một tạo vật chính ở nơi mối hiệp nhất bất khả phân ly xác hồn, là hình ảnh của Thiên Chúa hay sao? Chuyến Viếng Thăm Valencia, đối với tôi, đã trở thành một cuộc tra vấn về ý nghĩa của con người.
Để kết thúc bài viết này, không gì bằng trích lại nguyên văn bài viết của vị hồng y chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh là Raffaele Martino, bài viết được tờ L’Osservatore Romano bán chính thức của Tòa Thánh phổ biến trong số ra ngày 25/9/2006, mang tựa đề “The ‘Quaestio de Veritate’, Kitô Giáo với Các Tôn Giáo Khác – Những Lời của Giáo Hoàng Biển Đức XVI Nói trong Chuyến Tông Du ở Bavaria”. Sau đây là nguyên văn bài viết của vị hồng y.
“Nhiều lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng trong tiến trình viếng thăm Bavaria của ngài, từ ngày 9 tới 14 tháng 9, liên quan đến sự thật, bắt đầu từ một vấn đề thường xuất hiện nơi những bài nói và bài giảng của vị Giáo Hoàng này, đó là: Kitô Giáo có thể vẫn còn được coi là hợp lý trước mắt con người ngày nay hay chăng? Chúng ta tin kính một Thiên Chúa, ‘phải chăng điều này vẫn còn hợp tình hợp lý?’, ngài đã đặt vấn đề trong bài giảng ở Islinger Feld vào buổi sáng 12/9. Thật vậy, Tây phương xem ra đang trải qua tình trạng ‘khó nghe’ và những gì được nói về Thiên Chúa ‘làm cho chúng ta cảm thấy như là những gì tiền khoa học, không còn thích hợp với thời đại của chúng ta nữa’, ngài đã nói như thế hôm Chúa Nhật, 10/9, trong Thánh Lễ ngoài trời tại Neue Messe ở Munich.
“Theo Giáo Hoàng Biển Đức XVI thì vấn đề làm sáng tỏ mối liên hệ giữa Kitô Giáo và sự thật, và vì thế giữa Kitô Giáo và lý trí, là những gì hệ trọng, trước hết cho việc tái truyền bá phúc âm hóa của thế giới Tây phương, cũng quan trọng không kém cho việc thiết lập mối liên hệ giữa tất cả mọi tôn giáo theo chiều hướng đối thoại và nhân nhượng. Những khía cạnh này cần phải được nói đến một cách phân biệt, cho dù chúng liên hệ với nhau.
“Kitô Giáo là niềm tin vào Lý Trí Sáng Tạo, chứ không phải Vô Thức. Ở Islinger Feld, Đức Giáo Hoàng đã đặt vấn đề ‘Cái gì đến trước?’ – và đã cống hiến hai câu trả lời khả dĩ: ‘Lý Trí Sáng Tạo, Thần Linh Sáng Tạo, Đấng dựng nên tất cả mọi sự và làm cho chúng phát triển, hay Vô Thức, cái mà, dù chẳng có nghĩa lý gì, cũng mang lại một cách nào đó cái vũ trụ lớp lang theo toán học, cũng như con người cùng với lý trí của họ’. Tuy nhiên, câu trả lời thứ hai là những gì phi lý, vì như thế lý trí của chúng ta sẽ chỉ là một thứ sản phẩm ngẫu nhiên của vấn đề tiến hóa, do đó là sản phẩm của một tiến trình vô tri. Niềm tin Kitô Giáo, Đức Giáo Hoàng đã kết luận, tin tưởng ‘rằng Lời hằng hữu, với Lý Trí chứ không Vô Thức, hiện hữu ngay từ ban đầu của tất cả mọi sự’.
“Tư tưởng này cũng được lập lại ở bài ‘Lectio magistralis’ tại Đại Học Đường Regensburg: ‘Không tác hành theo lý trí là điều trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa’. Mục tiêu có tính cách luận chiến nơi những lời phát biểu này của Đức Thánh Cha đó là tình trạng tự hạn chế mình của lý trí Tây phương. Kitô Giáo không còn hợp lý đối với con người Tây phương vì họ đã chấp nhận một thứ ý nghĩ về lý trí suy giảm và thực chứng, thứ lý trí chấp nhận là đúng chỉ những gì có tính cách toán học và được thử nghiệm. Đức Giáo Hoàng đã diễn tả và cho thấy những giới hạn của loại tính chất hữu lý này nơi bài nói trong cuộc gặp gỡ các vị đại diện khoa học ở Đại Học Đường Regensburg.
“Nếu ‘chỉ có thứ chấp nhận này, thứ chấp nhận xuất phát từ ảnh hưởng của các yếu tố có tính cách toán học và thử nghiệm mới có thể được coi là khoa học’ ở Tây phương ngày nay, thì chúng ta hiểu được ‘tình trạng khó nghe’ ở những gì liên quan tới Thiên Chúa. Lý trí thực chứng của Tây phương đang bị cắt cụt đi một cách thê thảm lãnh vực liên hệ của chúng ta với thực tại và không thể hướng mình tới tính cách hợp lý của niềm tin, tính cách hợp lý cần phải có chiều kích siêu hình học. Thật vậy, ở Đại Học Đường Regensburg, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải ‘nới rộng quan niệm của chúng ta về lý trí’.
“Đây là một vấn đề quan trọng cho cuộc đối thoại giữa các tôn giáo, vì lý trí thực chứng cùng với các hình thức triết lý căn cứ vào đó cho rằng mình có tính cách hiệu năng phổ quát, nên có khả năng làm chủ toàn thể trái đất bằng việc phát triển về kỹ thuật. Thế nhưng, như thế là lý trí thực chứng cùng với các hình thức trên đây đang ngăn cản một thứ đối thoại chân thực giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Chúng gây ra một thái độ ‘ngạo mạn coi việc chế diễu sự linh thánh là việc hành sử quyền tự do và chủ trương thực dụng như là tiêu chuẩn tối cao cho tương lai của việc nghiên cứu khoa học’; đó là những lời được Đức Giáo Hoàng nói ở Munich tại Neue Messe hôm 10/9.
“Khi lên án ‘việc chế nhạo sự linh thánh’, Đức Giáo Hoàng không chỉ có ý nói tới việc chế nhạo về Kitô Giáo mà còn chế nhạo về bất cứ tôn giáo nào. Giáo Hoàng Biển Đức XVI còn nói thêm vào dịp này là ‘việc nhân nhượng chúng ta hết sức cần đến bao gồm cả niềm kính sợ Thiên Chúa – việc tôn trọng những gì người khác coi là linh thánh’. Như thế là Đức Giáo Hoàng đã chỉ trích cái ngông cuồng của lý trí Tây phương là những gì đã bị giảm xuống thành kỹ thuật và tái khẳng định tầm quan trọng của sự nhân nhượng và đối thoại được căn cứ vào sự tương kính giữa các tôn giáo.
“Thật vậy, vẫn ở Đại Học Đường Regensburg, Đức Thánh Cha đã nói rằng: ‘các nền văn hóa về đạo giáo sâu xa nhất của thế giới thấy việc loại trừ thần linh này (việc loại trừ gây ra bởi thứ lý trí thực chứng) khỏi tính cách phổ quát của lý trí như là một cuộc tấn công vào những niềm xác tín sâu xa nhất của họ. Một thứ lý trí câm điếc trước thần linh và đẩy lui tôn giáo vào lãnh vực của những thứ hạ tầng văn hóa thì không thể nhập cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa được’.
“Ở Munich ngày 10/9, Đức Giáo Hoàng đã diễn tả cùng một quan điểm thế này: ‘Nhân dân ở Phi Châu và Á Châu thực sự ca ngợi khả năng về khoa học và kỹ thuật của Tây phương, nhưng họ đang phập phồng lo sợ trước một hình thức có tính cách hợp lý hoàn toàn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi nhãn quan của con người’. Và ngài kết luận rằng: ‘Họ không thấy mối đe dọa thực sự cho căn tính của họ nơi niềm tin Kitô Giáo, mà là nơi thái độ khinh khi Thiên Chúa’.
“Khi chúng ta tái xác định mối liên hệ giữa Kitô Giáo và sự thật, thì điều này không những không ngăn trở việc đối thoại với các tôn giáo khác, mà còn hướng tới một cuộc đối thoại sâu xa hơn, vì, theo trích dẫn từ một cuốn sách do vị đương kim Giáo Hoàng này viết khi còn làm hồng y, thì ‘chân lý được cống hiến là có ý nhắm tới việc dẫn ra khỏi tình trạng ghẻ lạnh, nhờ đó ra khỏi tình trạng chia rẽ; nó nhắm đến một nhãn quan về một tiêu chuẩn chung, không gây bạo lực đối với bất cứ một nền văn hóa nào mà là hướng dẫn nhau tới tâm điểm của nó, vì mỗi một nền văn hóa đều hiện hữu tối hậu như là một thứ mong mỏi sự thật’ [Cardinal Joseph Ratzinger, "Truth and Tolerance: Christian Belief and World Religions," Ignatius Press, San Francisco 2004, p. 66]”.
“Tương Đối Chủ Nghĩa và Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa nơi Các Văn Liệu của Giáo Hoàng Biển Đức XVI”
Trước khi làm Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã suy nghĩ về sự liên hệ giữa đức tin và lý trí cũng như những hậu quả về văn hóa gây ra bởi cuộc sụp đổ của mối liên hệ nàỵ Một số những nhận định của ngài được thu thập lại trong cuốn sách mới nhan đề “Kitô Giáo và Cuộc Khủng Hoảng về Văn Hóa” (do Ignatius xuất bản).
Theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/11/2006 thì ông George Weigel, thuộc Trung Tâm Chính Sách Đạo Lý và Công Chúng, ở Washington DC, (người cũng đã viết về tiểu sử của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II), đã trình bày mấy đề tài chính trong tác phẩm trên đây, ở một hội nghị được tổ chức ở cơ sở của Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Hai 20/11/2006, về “Tương Đối Chủ Nghĩa và Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa nơi Các Văn Liệu của Giáo Hoàng Biển Đức XVI”.
Theo vị diễn giả này thì tác phẩm “Kitô Giáo và Cuộc Khủng Hoảng về Văn Hóa” đã nêu lên nhiều nhận định về lý do tại sao một thứ đức tin vô lý và tình trạng mất đi niềm tin tưởng vào lý trí là những gì thực sự đang gây nguy hiểm cho thế giớị Vị diễn giả này chú trọng tới 4 nhận định được nêu lên trong tác phẩm ấỵ
Nhận định đầu tiên của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đó là sự kiện chúng ta đang sống trong một thời điểm bất quân bình rùng rợn nơi mối liên hệ giữa năng lực về kỹ thuật của Tây phương với kiến thức về luân lý của Tây phương.
Nhận định thứ hai của vị hồng y đương kim Giáo Hoàng này đó là trạng thái hôn mê về luân lý và chính trị xẩy ra nơi phần đông ở Âu Châu ngày nay là hậu quả của việc châu lục này khinh khi nguồn gốc Kitô Giáo nơi các nền văn minh của họ. Thái độ khinh khi này đã góp phần bằng những cách thức khác nhau vào việc suy thoái của những gì đã từng là tâm điểm của văn hóa thế giớị
Nhận định thứ ba của Hồng Y Joseph Ratzinger đó là việc Âu Châu loại bỏ các nguồn gốc Kitô Giáo của mình bao hàm cả việc họ loại trừ ý nghĩa về ‘Âu Châú như là công trình văn minh được cấu tạo nên bởi mối giao kết tốt đẹp giữa Gia-Liêm, Nhã Điển và La Mã.
Tới đây, ông Weigel nhận định rằng theo Hồng Y Ratzinger thì “tình trạng không trung thành với quá khứ ấy, ngược lại, đã dẫn tới một thứ ý nghĩ què quặt về lý trí cũng như về khả năng nhận biết của con người, cho dù bất toàn, về sự thật của các sự vật, trong đó có cả sự thật về luân lý của các sự vật”.
Vị học giả này bày tỏ tiếp: “Một thứ thực chứng chủ nghĩa đang tạo nên – và tạo nên một cách sai lạc – nhiều tâm tưởng Tây phương ngày nay – một thứ chủ nghĩa thực chứng loại trừ tất cả mọi cứ điểm về luân lý siêu việt khỏi đời sống quần chúng. Hồng Y Ratzinger đặt vấn đề là phải chăng một thứ chủ nghĩa thực chứng như thế đang hành sử theo những gì được triết gia Canada là Charles Taylor diễn tả là ‘chủ nghĩa duy nhân bản’”. Đối với Hồng Y Ratzinger thì một thứ chủ nghĩa duy nhân bản (exclusivist humanism) như vậy tự bản chất không phải là những gì hữu lý.
Nhận định thứ bốn của Hồng Y Joseph Ratzinger đó là việc phục hồi lý trí ở Tây phương sẽ được dễ dàng hơn nếu họ biết nghĩ đến sự kiện là quan niệm của Kitô Giáo về Vị Thiên Chúa như ‘Logos’ đã giúp vào việc hình thành một nền văn minh đặc thù của Tây phương như nền văn minh tổng hợp của Nhã Điển, Gia-Liêm và La Mã.
Sau hết, vị học giả này, trích dẫn từ cuốn sách “Kitô Giáo và Cuộc Khủng Hoảng về Văn Hóa” đã nêu lên điều được Hồng Y Ratzinger thách đố theo chiều hướng 4 nhận định trên đây của ngài:
“Chúng ta cần phải … giữ lấy câu châm ngôn của Chủ Nghĩa Minh Tri mà nói rằng: Cho dù con người không thành công trong việc tìm được cách thức để chấp nhận việc hiện hữu của Thiên Chúa đi nữa, dầu sao họ cũng phải cố gắng sống và tác hành cuộc đời của họ như thể Thiên Chúa thực sự hiện hữu – ‘veluti si Deus daretur’”.