“Vai
Trò của Giáo Hội Công Giáo
trong Tiến Trình Âu Châu Hội Nhập”
(xem cả bài nhận định của Giáo Hoàng Biến Đức XVI với Tham Dự Viên Khóa Hội Luận ở Sảnh Đường Phaolô ngày 10/4/2006 về Giáo Dục Cao Học Ở Âu Châu ở dưới)
Ngày 9 và 10/9/2005, Thứ Sáu và Thứ Bảy, tại Giáo Hoàng Học Viện Thần Học ở Krakow Balan, trong phần khai mạc hội nghị về “Vai Trò của Giáo Hội Công Giáo trong Tiến Trình Hội Nhập Âu Châu”, ĐTGM Giovanni Lajolo, bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh Vatican đã bày tỏ nhận định và chủ trương của Tòa Thánh như sau:
1. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với Đức Giám Mục Tadeusz Pieronek về lời ưu ái mời tôi nói ở Giáo Hoàng Học Viện Thần Học danh tiếng này để khai mạc cho hội nghị quốc tế lần thứ năm theo chu kỳ hộp họp mang chủ đề: “Vai Trò của Giáo Hội Công Giáo trong Tiến Trình Hội Nhập Âu Châu”. Tôi cũng xin thân ái chào các ĐTGM Josef Kowalczyk và Stanislaw Dziwisz, vị đương kim khâm sứ Tòa Thánh ở Balan và TGM Krakow, Đức Ông Jan Dyduch, viện trưởng Giáo Hoàng Học Viện Thần Học, cùng thành phần tham dự viên hội nghị này.
Đức Thánh Cha, Giáo Hoàng Biển Đức XVI, khi bảo tôi viếng thăm Krakow đã yêu cầu tôi chuyển đến tất cả mọi người lời chào từ phụ và phép lành tòa thánh của ngài.
2. Khi tôi bắt đầu nói về đề tài được nêu lên cho tôi là “Vai Trò của Giáo Hội Công Giáo trong Tiến Trình Hội Nhập Âu Châu”, tôi không thể không nhận thấy rằng tôi đang chia sẻ đề tài này trước sự hiện diện linh thiêng của vị đại Giáo Hoàng là Đức Gioan Phaolô II. Sở dĩ như thế là vì một loạt lý do hiển nhiên sau đây:
Thứ nhất: Tôi đang ở thành phố Krakow “của ngài” và chính ngài đã tôn vinh Viện Thần Học này với tước hiệu “Giáo Hoàng Thần Học Viện”.
Thứ hai: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị được công nhận là đã đóng một vai trò lịch sử trong việc giúp vào tiến trình được bắt nguồn từ Balan đây và đã dẫn đến cuộc súp đổ của tình trạng chia rẽ bất thường bị áp đặt trên Âu Châu bởi ý hệ duy vật cũng như bởi một quyền lực phản nhân bản.
Thứ ba: Những suy tư về tương lai của Âu Châu là một phần trong giáo huấn của ngài và là những gì được bày tỏ ở nhiều dịp, ngay cả bằng hiệu lực giáo huấn quan trọng, từ ban đầu của giáo triều lâu dài của ngài cho tới khi giáo triều này kết thúc. Ở chương thứ 6, tông huấn hậu thượng nghị giám mục “Giáo Hội tại Âu Châu”, ban hành ngày 28/6/2003, đã cho thấy một tổng hợp phong phú tư tưởng của ngài về Âu Châu.
Thứ bốn: Vào Tháng 12 năm 2004, khi ngài biết tôi được mời tới tham dự vào hội nghị này, chính ngài đã phấn khích tôi – ở một trong những buổi triều kiến hằng tuần không bao giờ tôi có thể quên được – hãy thắng vượt việc lưỡng lự của tôi để nói về một đề tài khẩn trương như thế.
Bởi thế mà vào lúc này đây tôi đang nghĩ đến ngài, với tất cả tấm lòng lúc nào cũng tràn ngập khâm phục và tri ân. Dĩ nhiên những cảm tình này cũng giành cho cả quốc gia Balan nữa, một đất nước đã cống hiến cho Giáo Hội cũng như cho nhân loại một tặng vật tuyệt vời ấy, một tặng vật xuất phát từ những căn gốc nhân bản và Kitô giáo sâu xa nhất và chân thực nhất.
3. ĐHY Joseph Ratzinger đã được tuyển chọn kế vị Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và ngài đã chọn danh xưng Biển Đức XVI. Ngay cả nơi việc chọn lựa danh xưng này, như ngài đã không ngần ngại giải thích, cũng có một qui chiếu rõ ràng về các giá trị Kitô giáo của Âu Châu, những thứ giá trị có Quan Thày của mình là Thánh Biển Đức (1). Ngài chú trọng tới vấn đề Âu Châu không phải là những gì mới đây. Việc ngài phân tích về tình hình Âu Châu cũng như những viễn tượng của nó thì nhiều, luôn hiện đại và đầy những suy đoán minh thức, như của một đại tư tưởng gia và đại thần học gia (2). Tôi chắc chắn là, trong vị thế làm Giáo Hoàng của mình, ngài sẽ trở lại với đề tài này vào những năm tới đây.
Việc chú trọng được các Vị Giáo Hoàng giành cho Âu Châu ấy – ở đây, tôi cố ý chỉ đề cập tới Âu Châu trong hạ bán thế kỷ 20 mà thôi – bao giờ cũng sống động, xây dựng và phấn khởi. Chỉ cần đề cập tới nơi đây bài diễn từ cảm kích của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ngỏ cùng Cuộc Hội Luận Chư Giám Mục Âu Châu ngày 18/10/1975; và trước đó, Đức Giáo Hoàng Piô XII, ngay từ năm 1948, đã công khai tán thành ý nghĩ hình thành một “Khối Hiệp Nhất Âu Châu”, một khối có Kitô giáo là yếu tố quan trọng cho căn tính và mối hiệp nhất của nó.
4. Tất cả những gì đã được đề cập tới cho đến đây cho thấy rằng Giáo Hội, và Giáo Hội ở mức độ cao nhất của mình, đã nói về tương lai của Âu Châu và vẫn còn một cái gì đó để nói về nó. Giờ đây tôi muốn trở về với đề tài đặc biệt giành cho tôi. Tôi xin nói trước, những chia sẻ này của tôi không có mục đích mang tính cách suy luận theo tín lý hay là những gì thực sự rất độc đáo, mà là, như tôi hy vọng, những chia sẻ tích cực và có thể rõ ràng minh bạch.
5. Nói về vai trò của Giáo Hội cũng như của Kitô hữu, như chủ đề của hội nghị này nêu lên, là những gì đã bao gồm hai thứ vấn đề chính thức khác nhau và đặc cách khác biệt. Tự bản chất của mình, Giáo Hội khác với bất cứ một cộng đồng chính trị nào, thứ cộng đồng khác với Giáo Hội nơi tính cách tự động và độc lập. Giáo Hội bởi thế được thiết lập nơi môi trường chính trị Âu Châu. Tương tự như thế đối với mỗi cộng đồng chính trị liên quan tới Giáo Hội. Về vấn đề này, tôi không cần phải đề cập tới giáo huấn quá quen thuộc của Công Đồng Chung Vaticanô II (x. Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, khoản 4), một giáo huấn tiếp tục giáo huấn cổ thời “lus Pubblicum Ecclesiasticum”. Tuy nhiên, vị thế của tín hữu Kitô giáo thì khác, vì họ là thành phần công dân; và là thành phần công dân Âu Châu, họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc hình thành cơ cấu tổ chức cũng như việc phát triển lịch sử ở xứ sở của họ và của lục địa Âu Châu.
Khi vạch ra cách thức khác nhau giữa Giáo Hội và tín hữu Kitô giáo, tôi muốn nói lên ngay cách thức họ có một mối liên hệ nồng cốt đồng nhất với nhau, hay đúng hơn, một đường lối đồng nhất chính yếu về việc hiện hữu, chung cho cả Giáo Hội là một cơ cấu lẫn cho Kitô hữu là thành phần công dân, nơi ảnh hưởng của họ ở môi trường chính trị Âu Châu.
Ở đây tôi xin đề cập tới việc cần phải được làm sáng tỏ ngôn từ đang được sử dụng: Tôi đang nói về một Âu Châu không phân biệt, vì nó được biểu hiệu nơi Khối Hiệp Nhất Âu Châu, nơi Hội Đồng Âu Châu cũng như nơi Tổ Chức Hợp Tác và An Ninh ở Âu Châu OSCE (Organization for Cooperation and Security in Europe). Thật vậy, Khối Âu Châu hiện nay là một thực thể về địa dư bị hạn hẹp hơn ở Âu Châu, trong khi đó Hội Đồng Âu Châu và OSCE có một lãnh vực về địa dư rộng lớn hơn, song nó vẫn là một cứ điểm mạnh về chính trị ở Âu Châu.
Cách thức hiện hữu đồng nhất chính yếu chung cho cả Giáo Hội lẫn Kitô hữu này là gì? Nó là đường lối hiện hữu ở đó. Chính sự hiện hữu của họ: sự hiện hữu của Giáo Hội như là một cơ cấu tổ chức có nguồn gốc độc lập, và hiện hữu trước cả Âu Châu là một thực tại chính trị; sự hiện hữu của Kitô hữu như là phần tử của Giáo Hội và là công dân của Âu Châu; sự hiện hữu của họ là một thực tại về nhân bản và xã hội, được tỏ tường hiện lên nơi căn tính về đạo giáo của sự hiện hữu này, và không bị lẫn lộn với bất cứ một thực tại nào khác.
Vấn đề chính trị sẽ là những gì giả mạo, nếu Âu Châu coi thường thực tại ấy hay tìm cách gạt nó ra ngoài, như một số lực lượng chính trị muốn làm, và biến hiện tượng “Giáo Hội” và hiện tượng “Kitô hữu” đơn thuần này thành một chiều kích nội tại nơi cuộc sống của con người, ở mức độ tư riêng nhất, và hoàn toàn không thích hợp với bản chất công khai của cộng đồng chính trị này.
Đối với việc hiện diện thực sự của Giáo Hội thì tự mình việc hiện diện này là chứng từ cho một thực tại làm hạn chế tính cách bao trùm quyền năng của quốc gia; việc hiện diện ấy làm chứng cho đấu trường của cuộc sống nhân bản và xã hội thấy rằng đấu trường này không phải là những gì chỉ được quyết định bởi những thứ loại thuộc về thế giới này; Giáo Hội là “thành xây trên núi”, một thành sống theo chiều kích khác biệt và chiếu tỏa ánh sáng riêng của mình, một thứ ánh sáng không thể nào bị khuất bóng. Giáo Hội là một nối dài của thực tại nhân bản, và là một giới hạn cho thực tại về chính trị nữa.
Đối với việc hiện diện của Kitô hữu: nếu cộng đồng chính trị này được hiểu đúng đắn theo tính cách gắn bó về xã hội của nó thì cộng đồng này không thể nào xuất hiện nếu nó không nhìn nhận thực tại chính yếu của thành phần công dân mình, đó là việc họ thuộc về đạo giáo của họ. Dù là đạo giáo nào đi nữa. Điều này bao hàm một hệ quả lưỡng diện đối với cộng đồng dân sự.
Hệ quả thứ nhất là việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của thành phần công dân nơi cộng đồng chính trị, cả về phương diện cá nhân cũng như xã hội. Nếu việc bảo toàn này của quyền tự do tôn giáo, nói chung, là việc bảo toàn những mối liên hệ liên cá thể trong việc các mối liên hệ ấy lệ thuộc vào ý muốn của chủ thể thì việc bảo toàn tự do tôn giáo theo nguồn gốc và cùng đích của nó là việc bảo toàn những mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa: những mối liên hệ, đối với tín hữu, là những gì quan trọng nhất và là những gì về lý cần phải có nơi các mối tương quan liên cá thể khác. Đó là lý do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không ngần ngại tuyên bố rằng trong số các quyền tự do thì tự do tôn giáo là quyền nồng cốt nhất (3).
Hệ quả thứ hai là việc tôn trọng căn tính tôn giáo. Hệ quả thứ hai này liên hệ bất khả phân ly với hệ quả thứ nhất, nhưng rộng hơn. Nó có nghĩa là sự hiện hữu và ngoại diện của người tín hữu, được tỏ hiện nơi môi trường trần thế, phàm tục hay dân sự của họ, không thể nào lại bị coi như là bề ngoài của một cái gì đó ngoại lai đối với việc hiện hữu về xã hội (nếu không phải thực sự là điều gì đó xa lạ), nhưng như là một phần hoàn toàn tự nhiên của thực tại xã hội. Dĩ nhiên, điều này là đúng, hay phải là điều đúng, đúng bất cứ ở đâu và đúng đối với hết mọi người, với các tín hữu thuộc bất cứ tôn giáo nào; thế nhưng, ở Âu Châu hoàn toàn đúng với các tín hữu Kitô.
Con số về sự hiện diện của Kitô hữu ở Âu Châu như sau: trong Khối Âu Châu hiện nay, trong tổng số 456.581.000 người, có 368.870.000 Kitô hữu và 262.690.000 Công giáo; ở vùng thuộc Hội Đồng Âu Châu, trong tổng số 821.429.000, Kitô hữu chiếm 476.082.000 và Công giáo chiếm 284.092.000. Trong vùng của OSCE, tổng số dân là 1.202.129.000, có 727.902.000 Kitô hữu và 357.772.000 Công giáo. Tóm lại, việc hiện diện của Kitô hữu ở Âu Châu, và đặc biệt là Công giáo, không thể nào bỏ qua nơi cơ cấu Âu Châu, chỉ vì lý do được gọi là tính cách dân sự của cộng đồng chính trị.
Nếu chúng ta muốn thực tế thì cần phải nói đến nhiều điều hơn nữa. Sự hiện diện của Giáo Hội và của Kitô hữu ở Âu Châu cần phải được chấp nhận vị những gì đã từng có nơi lịch sử của chính Âu Châu, những gì đang là hiện nay và những gì sẽ là trong tương lai. Kitô giáo là yếu tố liên kết duy nhất nơi các xứ sở khác nhau ở Âu Châu, mỗi quốc gia khác nhau về tính chất chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa.
Bất kể tính cách đa diện sặc sỡ này, một tính cách cũng là một kho tàng cần phải được cẩn trọng bảo toàn, người ta vẫn thấy được tính chất chung nồng cốt và thấm nhập liên quan tới quan niệm về thiên nhiên, về phẩm vị con người và về cùng đích của nhân loại. Tính cách chung này cũng có thể được lộ diện nơi nhận định về các thứ giá trị đặc biệt của xã hội cũng như nơi việc thể hiện những giá trị này ở các hình thức cao nhất về văn hóa, như văn chương hay nghệ thuật. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến các ngôi vương cung thánh đường, những tổng hợp hùng vĩ của sự sống con người. Nguồn gốc của tất cả những thứ đó chính là Kitô giáo.
Kitô giáo là tôn giáo đầu tiên chẳng những cho phép, mà còn thậm chí áp buộc, việc phân chia hai quyền bính, tôn giáo và dân sự (4). Kitô giáo đã tạo nên được một động lực cho vấn đề công khai đảm nhận việc hoạt động xã hội, bắt đầu với việc chăm sóc cho thành phần nghèo khổ nhất. Mặc dù trải qua một tiến trình đau thương thê thảm, Kitô giáo cũng đã cống hiến những nguyên tắc cao cả về sự bình đẳng, quyền tự do và tình huynh đệ, những gì làm nên nền tảng cho tình trạng tân tiến ngày nay. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không ngần ngại chủ trương điều này một cách cương quyết vào dịp ngài viếng thăm nước Pháp lần đầu tiên năm 1980 (5). Ở Âu Châu, hơn là bất cứ ở châu lục nào khác, Kitô giáo đã trở thành một nơi chất chứa phúc lành được hứa cho Abraham, người Cha của chúng ta trong đức tin, thậm chí ngay cả về lãnh vực xã hội nữa. Nó sẽ tiếp tục như thế trong tương lai.
6. Giờ đây tôi muốn đề cập tới một cách tổng quan những gì Giáo Hội và Kitô hữu có thể đặc biệt góp phần với Âu Châu, ngoài việc hiện diện thuần túy của họ.
Đối với tôi dường như Giáo Hội có hai chiều kích hoạt động căn bản tương đương với hai khía cạnh hiện hữu của con người, đó là chân lý và tình yêu.
Trước hết, Giáo Hội là “columna et firmamentum veritatis”, là “trụ cột và thành trì của chân lý” (1Tim 3:15). Đức Hồng Y Ratzinger, trong bài diễn từ hiển nhiên đã làm xôn xao dư luận quần chúng, khi nói về xã hội hiện đại, đã không ngần ngại nói về một “thứ độc tài về chủ nghĩa tương đối không công nhận bất cứ điều gì là tối hậu” (6). Có lẽ không có một châu lục nào trên thế giới ngày nay bị thấm nhiễm, đúng hơn, dađg cố gắng tuyên truyền về nỗi ngờ vực về khả năng của con người trong việc chắc chắn đạt tới những chân lý tối hậu, như ở Âu Châu. Bởi thế mà, cùng với ý nghĩ về hữu thể và quan niệm về thiên nhiên đang bị suy yếu đi, nguyên tắc về phẩm vị của con người cũng đang có khuynh hướng bị bại hoại, và chính tính cách sinh động của sự sống con người ở những lúc quan trọng nhất của nó cũng đang ở vào tình thế lâm nguy.
Ngược lại, Giáo Hội, bao giờ cũng thế, là một đấu thủ thực sự của lý trí con người, có khả năng đạt đến chẳng những các chân lý về toán học hay các chân lý của những khoa vật lý tự nhiên, mà còn cả những chân lý tối hậu về nhân loại nữa: những chân lý duy nhất có thể tỏ cho thấy ý nghĩa tối hậu của cuộc sống con người, nhờ vậy mới tạo nên những chiều hướng cao cả về tinh thần, một tinh thần được xuất phát từ tính cách vững chắc của những chân lý ấy, và một tinh thần được soi động để liên lỉ theo đuổi những chân lý này, cho dù ở trong tình trạng bấp bênh của thân phận con người.
Sau nữa, Giáo Hội là “communion caritatis”, là “mối hiệp thông bác ái” (x. Công Đồng Chung Vaticanô II, hiến chế tín lý về Giáo Hội ‘Ánh Sáng Muôn Dân’, 13). Mầu nhiệm hiệp thông Ba Ngôi phản ảnh nơi Giáo Hội, mặc dù một cách hoàn hảo một phần nào đó và theo lịch sử. Giáo Hội là mối hiệp thông của tất cả mọi giáo hội riêng với Giáo Hội Rôma cũng như với nhau. Và Giáo Hội, là Công Giáo – tức là mối hiệp thông toàn cầu – hiện diện nơi các Giáo Hội riêng và được thể hiện nơi các Giáo Hội ấy và qua các Giáo Hội ấy. Nơi Giáo Hội, không như nơi bất cứ một thự cthể con người nào, mối hiệp nhất của tất cả được thể hiện nơi tính cách đa diện của các phần thể. Giáo Hội phản ảnh tính cách khác nhau của các dân tộc, của những loại ngôn ngữ, tập tục và truyền thống nơi các dân tộc này, phản ảnh qua tính cách duy nhất của đức tin và luân lý, cũng như qua một cơ cấu nền tảng duy nhất về pháp chế; và cho dù các lễ nghi của Giáo Hội hết sức đa dạng phụng vụ của Giáo Hội cũng chỉ là một. Mối hiệp nhất của toàn khối này không phải là những gì làm tê liệt, mà là làm sung sức việc tỏa sáng ra tính cách nguyên vẹn của các Giáo Hội địa phương cùng với khả năng của các giáo hội này.
Như thế, Giáo Hội tự bản chất là yếu tố hiệp nhất các dân nước khác nhau. Bởi vậy, không lạ gì Giáo Hội mời gọi Âu Châu hướng tới một mối liên kết hơn nữa về xã hội và chính trị, thế nhưng luôn tôn trọng căn tính riêng biệt của từng quốc gia. Giáo Hội mời gọi Âu Châu hãy thở “bằng hai buồng phổi” (ẩn ngữ này ám chỉ văn hóa Đông và Tậy ở Âu Châu). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhiều lần đề cập một cách hết sức tỏ tường đến điều này (7).
Nếu cẩn thận chú ý tới vấn đề đòi hỏi căn bản này, cũng như tới tính cách cảm nhận của quốc gia thuộc những xứ sở khác nhau, thì Âu Châu đã không phải trải qua một vụ bỏ phiếu tiêu cực về Bản Hiệp Ước Hiến Pháp được long trọng ký nhận ở Rôma ngày 29/10/2004, một vụ bỏ phiếu tiêu cực từ hai quốc gia thành lập nên nó.
Giáo Hội còn là “communion caritatis”, “una et catholica”, tức là “mối hiệp thông bác ái”, “duy nhất và công giáo” theo ý nghĩa triển ngôn: “từ Abel cho tới Giêrusalem thiên quốc” (x. ‘Ánh Sáng Muôn Dân’, 2). Quá khứ hiện diện chẳng những như ký ức của những gì không còn đã và đang, mà còn là những gì đã xẩy ra trong quá khứ tiếp tục là một thực tại sống động theo chiều hướng tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng là vị Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, vị Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp, vị Thiên Chúa của kẻ sống và kẻ chết (x Mt 22:32) (8).
Giáo Hội tiếp tục lợi dụng quá khứ của mình, không bỏ đi một sự gì từ cuộc hành trình lâu dài của mình qua giòng thời gian: từ những gì tốt cũng như những gì Giáo Hội muốn tiếp tục sinh hoa kết trái; song cũng từ những gì xấu nữa, những gì Giáo Hội đã có lý do để xin lỗi và thực hiện việc xin lỗi này (Giáo Hội là một tổ chức duy nhất cho tới nay tỏ ra có khả năng xin lỗi và thứ lỗi). Giáo Hội muốn được thanh tẩy khỏi những gì là xấu xa để tiến bước vào tương lai xứng đáng hơn với nguồn gốc thần linh của mình cũng như với những căn gốc lịch sử của mình.
Trong bối cảnh thiêng liêng cao cả ấy, không lạ gì Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngay từ ban đầu của giáo triều mình, đã thúc giục Âu Châu hãy nhận thức những căn gốc của mình. Đây là lời kêu gọi được liên tục lập đi lập lại, được bày tỏ nơi nhiều lần can thiệp cũng như nơi những cuộc diễn đàn, ở mọi cấp độ. Tiếc thay, nó giống như một hạt giống tốt trên mảnh đất khô cằn và gai góc của một số chính trị gia, thành phần không có được một quan niệm cao quí và an bình về lịch sử; thế nhưng, như đã xẩy ra, nó cũng được chấp nhận như hạt giống tốt trên mảnh đất tốt của rất nhiều con người chung riêng, và nó sẽ không thôi sinh hoa kết quả vào thời điểm của nó. Thật vậy, các căn gốc của Kitô giáo ở Âu Châu đang sống còn và triển nở – ai có thể không nhìn nhận như thế? – chúng đã từng làm phát sinh ra những hoa trái quí hóa trong quá khứ; chúng đang làm như thế hôm nay đây ngay trước mắt của chúng ta; và chúng sẽ sinh nhiều hoa trái hơn nữa trong tương lai.
Khi nhớ đến hai chiều kích nồng cốt này nơi hoạt động thực tại của Giáo Hội, người ta cũng cần phải nhớ rằng những chiều kích ấy cũng đang gặp khủng hoảng, do đó đang được khảo sát, trước một hiện tượng lịch sử bắt nguồn chính thức từ Âu Châu: đó là tình trạng tách lìa trầm trọng về cơ cấu xã hội của Kitô hữu xẩy ra vào thế kỷ thứ 16. Sự kiện này ảnh hưởng tới cả hai chiều kích hành động, chiều kích chân lý và chiều kích bác ái. Thế nhưng, cũng cần phải nhớ rằng từ những ảnh hưởng này đã xuất phát những gì tôi xin định nghĩa là “mối khẩn trương đại kết”: tức là việc tìm kiếm mối hiệp nhất trọn vẹn nơi Giáo Hội dĩ nhiên cũng bao gồm cả ước vọng muốn thấy một Âu Châu hiệp nhất. Về vấn đề này, xin cho tôi được dẫn lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Ngày nay đang bừng lên nơi Kitô hữu ở Âu Châu một lương tâm mới, xuất phát từ trách nhiệm đặc biệt của họ trong việc kiến tạo một Âu Châu hiệp nhất, một Âu Châu có được hứng khởi và năng lực của mình từ truyền thống Kitô giáo là những gì liên kết tất cả mọi dân tộc. Đang phát triển nơi anh chị em Kitô hữu ly khai một ước vọng sâu xa muốn tìm lại một lần nữa mối hiệp nhất theo lịch sử của họ, để cùng nhau kiến tạo nên nơi cư trú của gia đình các dân tộc Âu Châu. Mối hiệp nhất Kitô hữu có liên hệ sâu xa với việc thống nhất của châu lục này: đó là ơn gọi của chúng ta và là công việc lịch sử của chúng ta trong thời điểm hiện nay” (9).
7. Với những chiều kích nồng cốt về hành động vừa được tôi nói tới, thì thật là dễ dàng nhận thấy được một số những cơ cấu tổ chức có tầm mức quan trọng khác nhau nhưng bao giờ cũng có tính cách công khai đáng kể, những cơ cấu tổ chức Giáo Hội đã cống hiến, và sẽ không bao giờ thôi cống hiến, việc đóng góp đặc biệt của mình. Những cơ cấu tổ chức này đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đề cập tới nơi những lần can thiệp khác nhau của ngài liên quan tới Âu Châu. Tôi sẽ ngắn gọn chia sẻ về 3 trong các cơ cấu tổ chức này.
a. Gia đình. Gia đình được thiết lập trên nền tảng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ và hướng về sự sống, theo luật được Thiên Chúa in ấn nơi bản tính của con người. Tuy nhiên, chính ở Âu Châu đây mà gia đình đang bị đe dọa trong nhiều thập niên, nó thường trở thành tương đương với những cuộc kết hợp khác nhau về bản chất, một số lại còn nghịch với tự nhiên, và hành sử hoàn toàn khác đối với việc phát triển toàn vẹn của con người và xã hội.
Giáo Hội kêu gọi tôn trọng tự nhiên; Giáo Hội tìm cách chấm dứt tình trạng kỳ thị phạm đến gia đình gây ra bởi luật pháp coi nó ngang hàng với những thứ liên hệ về xã hội hoàn toàn khác hẳn; Giáo Hội sẽ bênh vực giới trẻ để chúng khỏi rơi vào cạm bẫy nguy hiểm do cơ hội hôn nhân đồng tính bày ra, những cuộc hôn nhân đồng tính được luật pháp cho phép và cố gắng biện minh. Trong việc làm này, Giáo Hội đang cống hiến cho xã hội Âu Châu một đóng góp quan yếu, vì gia đình là nơi tự nhiên của việc truyền đạt chẳng những sự sống mà còn cả những thứ giá trị cao quí nhất làm cho nó đáng sống, dù phải chấp nhận hy sinh một cách xứng đáng. Chưa hết, đối với Giáo Hội, gia đình Kitô hữu có một tính cách linh thánh trổi vượt hơn những yếu tố thuần tự nhiên của nó: oơ chỗ, nó phản ảnh tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, một tình yêu trong trắng và phong phú, bao giờ cũng sẵn sàng hy sinh, nói cách khác, đó là một tình yêu chân thực. Bởi thế mà không lạ gì gia đình là trọng tâm của mối quan tâm thiết tha của Giáo Hội.
b. Các tổ chức giáo dục, từ mẫu giáo tới đại học. Thật là thừa thãi khi ghi nhận về sự hiện diện đặc biệt cũng như về việc đóng góp khôn sánh theo giòng lịch sử của Giáo Hội ở lãnh vực này. Giáo Hội là “Mater et Magistra”, “là Mẹ và là Thày”. Lãnh vực giáo dục là một phần rất phức tạp và rất khác biệt của xã hội hiện đại. Ở Âu Châu là nơi đang được xây dựng thì lãnh vực này thật sự vẫn ở trong thẩm quyền của quốc gia, thế nhưng việc thiết định những tiểu chuẩn chung và khả sánh về tính chất cũng như về qui tắc thẩm định là những gì bất khả tránh. Giáo Hội cần phải tiếp tục nhấn mạnh đến một số khía cạnh.
i. Về các tổ chức giáo dục và việc giảng dạy cho trẻ em, Giáo Hội chủ trương rằng trách nhiệm chủ yếu cho việc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ: trẻ em, ngay cả trước khi là công dân của một quốc gia, đã là con cái của họ. Các trường công chỉ có một phận vụ bổ sung mà thôi, và luật pháp cần phải lưu ý tới điều ấy.
ii. Đối với các học viện cao hơn về văn hóa, khía cạnh thiết yếu trong việc hoàn toàn tự do nghiên cứu và giảng dạy là những gì cần phải được bảo đảm cho những học viện ấy. Về vấn đề này, Đức Hồng Y Ratzinger đã cảnh giác trước cái thực sự rất nguy hiểm như sau: “Cái cứng ngắc tỏ tường về khoa học có thể che đậy một thứ giáo điều bất khả chấp, đó là giáo điều cho rằng tinh thần của con người chỉ là một thứ sản phẩm của vật chất; đó là giáo điều cho rằng các thứ luân lý là sản phẩm của hoàn cảnh và cần phải được hiểu và thực hành theo mục đích của xã hội; đó là giáo điều cho rằng bất cứ những gì nhằm mục đích hiện thực trạng thái hạnh phúc ước mong đều được phép về luân lý.
Đó là tất cả những gì lật ngược các thứ giá trị xây dựng Âu Châu” (10). Giáo Hội không thể làm gì hơn là nhắc nhở rằng ngay cả khoa học, nếu nó thực sự phục vụ con người nam nữ, không bao giờ lại phát triển làm tổn thương đến phẩm vị của họ: bởi vì, con người, từ giây phút đầu tiên được thụ thai cho tới khi tự nhiên kết thúc cuộc đời, bao giờ cũng là đích điểm, chẳng khi nào là phương tiện cả. Điều này cũng cần phải nói liên quan tới những cơ hội mới mẻ của việc nghiên cứu khoa học bừng lên trong những năm gần đây nơi lãnh vực sinh truyền học.
iii. Như Công Đồng Chung Vaticanô II đã hết sức nhấn mạnh, Giáo Hội muốn hưởng quyền được có những học đường và đại học riêng. Việc đóng góp đặc biệt do những học viện này cống hiến cho thấy một thứ phong phú về lãnh vực giáo dục và văn hóa, như thường được thể hiện nơi các xứ sở có Giáo Hội điều hành các học đường và đại học đường của Giáo Hội. Như ở Âu Châu của các thế kỷ qua, trong tương lai cũng thế, Giáo Hội được kêu gọi để cống hiến việc đóng góp về văn hóa của mình, không phải là những gì thuộc lãnh vực thứ yếu mà bằng một đường lối sáng tạo và mới mẻ.
c.
Các tổ
chức chăm sóc sức khỏe. Cùng với lịch sử về các đại học đường, ở đây
chúng ta cũng không thể nầ không ghi nhận rằng lịch sử của các việc tế bần và
nhà thương ở Âu Châu là một phần của lịch sử Giáo Hội, một Giáo Hội liên tục
tranh đấu cho mình cái quyền hạn có được những tổ chức an sinh như thế. Không
phải chỉ bằng cách hội nhập với các tổ chức do quốc gia điều hành, nhưng chính
là vì sứ vụ Giáo Hội nhận được từ Chúa Kitô, sứ vụ “infirmos curate”, “chữa kẻ
bệnh nạn” (Mt 10:8; Lk 10:9), và là sứ vụ theo lời khuyến cáo của Người: “Các
con hằng có kẻ nghèo ở bên mình” (Mt 26:11), thành phần nghèo luôn được Chúa
Giêsu nhìn nhận là chính Người (Mt 25:40).
Sự kiện hiển nhiên cho thấy Giáo Hội đi tiên phong trong việc cống hiến việc trợ giúp quí hóa cho nhiều người tật nguyền, cho những người nghiện hút và nghiện rượu, cũng như cho những ai bị hội chứng liệt kháng. Cả nơi lãnh vực này nữa, các cơ cấu tổ chức của Giáo Hội, với khả năng chuyên nghiệp của mình, nhất là với những tiêu chuẩn về luân lý chung làm nên tinh thần của mình, chẳng những cống hiến việc phục vụ xã hội cao quí, mà còn là một yếu tố gắn bó và thăng tiến toàn bộ các cơ cấu tổ chức xã hội ở Âu Châu nữa. Việc đóng góp của các cơ cấu tổ chức thuộc Giáo Hội ấy là những gì cần phải được nhìn nhận, tỏ ra tôn trọng cái động lực chuyên biệt về luân lý của chúng.
d. Để cho trọn vẹn hơn, tôi cảm thấy cần phải nói thêm về những trường hợp đóng góp khác của Giáo Hội nơi lãnh vực xã hội. Xin cho tôi được chạm đến một vấn đề tổng quát duy nhất. Đó là gần đây ở Âu Châu xẩy ra những cuộc tranh luận về vấn đề được đặt ra như sau: yếu tố nào trong hai yếu tố này là chính: yếu tố về thị trường tự do – kiểu mẫu tự do; hay yếu tố về tình trạng an sinh – kiểu mẫu dân chủ xã hội? Việc bất đồng giuưa hai quan niệm khác nhau ở Âu Châu, hay thậm chí giữa hai kinh nghiệm khác nhau về lịch sử, bởi thế đã lộ diện.
Không đi vào chiều kích chính trị, Giáo Hội cống hiến giáo huấn về xã hội của mình, một giáo huấn làm hòa hợp những yếu tố về ngôi vị chủ nghĩa và tình đoàn kết; như được thấy rõ nơi những bức thông điệp về xã hội của các vị Giáo Hoàng. Ở đây tôi cần trích lại những buưc Thông Điệp của Đức Gioan Phaolô II: "Laborem Exercens", "Sollicitudo Rei Socialis" và "Centesimus Annus", một chân vạc vững chắc về giáo huấn xã hội, những bức thông điệp minh nhiên qui chiếu và khai triển huấn quyền thích hợp của các vị tiền nhiệm ngài từ Đức Lêô XII tới Đức Phaolô VI. Âu Châu của những năm tới đây sẽ khá hơn nếu ghi nhớ những giáo huấn này của Giáo Hội, giáo huấn được tác động bởi một tinh thần biết bác bỏ cái đơn thuần thái quá thế nào cũng được, và biết làm việc cho cả hai, không phải bằng một thứ lai căng thực dụng mà bằng một tổng hợp được đặt nền tảng trên bản tính của con người như là một con người xã hội, và nhắm đến việc phát triển toàn vẹn nhân cách của họ.
8. Tôi muốn dùng ít thời gian còn lại để nói tới vấn đề về vai trò của
thành phần công dân Kitô hữu nơi tương lai của Âu Châu.
Tôi đã
nhận định rằng họ cấu tạo nên đa số công dân Âu Châu. Thế nhưng đó chỉ là một đa
số thống kê theo sổ sách mà thôi; họ không có được một giá trị tương đường nào
đối với con số của mình nơi các cơ cấu về quyền lực chiíh trị cả, nơi các phương
tiện truyền thông đại chúng cũng như nơi dư luận quần chúng, kể cả nơi những cơ
cấu về văn hóa có tầm mức ảnh hưởng nhất. Đã từng có những giai đoạn thậm chí
làm cho người ta nghĩ rằng việc hiện diện của họ là những gì đành phải chấp nhận,
nếu thực sự việc hiện diện ấy không bị biến mất vì nó không thích hợp với nền
văn hóa tân tiến, tức là, nền văn hóa của thành phần tục hóa,
và
những niềm xác tín của họ thường bị bãi bỏ như không hợp với nguyên tắc “đúng
đắn về chính trị”.
Việc đóng góp Kitô hữu có thể cống hiến cho Âu Châu trong môi trường này, bởi thế, lệ thuộc vào cách thức họ có thể cống hiến. Về vấn đề này, đối với tôi cần phải có những điều kiện tiên quyết theo chủ quan, mà nếu thiếu chúng, Kitoôhữu sẽ không thể cống hiến việc đóng góp đặc biệt của mình, việc đóng góp Âu Châu chắc chắn cần đến.
Thứ nhất là khả năng ứng đáp. Trong Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, Kitô hữu được kêu gọi để biết cách cho thấy những lý do khiến họ hy vọng (1Pt 3:15). Chính thái độ đối thoại này cần phải làm nên đặc tính của toàn thể cuộc sống của Kitô hữu, nhất là nơi những vấn đề về xã hội. Chưa bao giờ nguyên tắc về quyền bính lại thiếu được chấp nhận như ngày nay; tuy nhiên, chúng ta có những lý do tốt đẹp hơn; chúng ta cần biết chúng và trình bày chúng một cách trọn vẹn. Gần đây, Giáo Hội đã đặt vào tay của tất cả mọi người những cuốn sách giản dị và sáng giá, như Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo cùng với cuốn Tổng Lược liên hệ của nó, và cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội.
Ngoài
ra, còn có những văn kiện dồi dào của Công Đồng Chung Vaticanô II, những văn
kiện thường được biết đến nhan đề nhưng chẳng biết gi về nội dung của chúng cả.
Lại có cả hai đại Thông Điệp của Đức Gioan Phaolô II là “Rạng Ngời Chân Lý –
Veritatis Splendor” và “Đức Tin và Lý Trí – Fides et Ratio”, những thông điệp
giải quyết những vấn đề nồng cốt của nền văn hóa hiện đại. Tất cả những văn kiện
này cần phải là một phần trong số hành lý tối thiểu về văn hóa của mỗi tín hữu
Kitô giáo là thành phần có dính dáng đến một lãnh vực nào đó. Trước việc hiện
lên các vấn đề đòi phải có kiến thức đặc biệt, cần phải có tò mò về tri thức để
biết được ý nghĩa của nó, cũng như cần phải có cái đem mê về văn hóa trong việc
tìm giải quyết chúng theo lý trí được hỗ trợ bởi giáo huấn của Giáo Hội.
Thứ hai
là hiên ngang gan dạ. Một thứ hiên ngang gan dạ nhu mì. Cần phải ra đi, không sợ
những thứ tố cáo thường tình của thành phần duy cựu, duy giáo sĩ, duy tín hay
của bất cứ những gì tương tự như thế, những gì thường nhắm đến chúng ta từ những
kẻ hư hoại bởi những thứ “duy” này. Kitô hữu không được đau khổ vì bất cứ những
gì phức tạp hạ đẳng này; không có một tư tưởng hay lý thuyết chính trị nào có
thể làm cho chúng ta cảm thấy rằng chúng ta thụt lùi trước thời gian qua đi. Nếu
những người khác hãnh diện về việc góp phần của Minh Tri Chủ Nghĩa thì Kitô hữu
biết rằng mình là “con cái của ánh sáng và của ban ngày” (1Thes 5:5). Nếu những
người khác hãnh diện về khả năng của duy lý thuyết thì Kitô huưu sẵn sàng thực
hiện những cuộc bàn luận với tất cả mọi người, dựa vào những lập luận vững chắc
của duy lý trí, nhưng họ cũng biết rằng có những “lý do của con tim lý trí không
thể nào hiểu nổi” (Paschal). Lý trí đích thực thì biết được giới hạn của nó.
Kitô hữu còn biết rằng có cái ngu xuẩn của con người và nỗi hèn yếu của con người mà lại là những gì khôn ngoan và mãnh lực của Thiên Chúa (x 1Cor 1:25). Nếu những kẻ khác hãnh diện về chủ nghĩa cấp tiến của họ thì Kitô hữu biết rằng không có một chủ nghĩa cấp tiến nào có thể so sánh với bản chất cấp tiến của Phúc Âm, và họ biết rằng những cội gốc của họ được gieo trồng trong chiíh Chúa Kitô, rằng họ “đâm rễ và lớn lên trong Chúa Kitô” (Col 2:7), vị cứu tinh duy nhất của thế giới, tức là của con người với toàn thể xác hồn, và chẳng những cho cuộc sống tương lai, một cuộc sống là những gì hoàn toàn trọng yếu, mà cho cả cuộc sống hiện tại nữa. Đó là lý do Kitô hữu cần phải biết nhận thức lúc nào họ có thể nói “vâng” và lúc nào họ cần phải nói “không”.
Tôi đã
nói là một thứ hiên ngang gan dạ nhu mì. Sở dĩ là thế vì kho tàng của chúng ta
là một kho tàng ở trong những bình sành (2Cor 4:7), và nó không thể nào truyền
đạt đi nếu không khiêm hạ. Vì lý do này mà Thánh Phêrô, trong lời huấn dụ của
ngài về việc cống hiến lý do cho niềm hy vọng của chúng ta, đã thêm là điều ấy
cần phải được thực hiện một cách dịu dàng và trọng kính (1Pt 3:16).
Thứ ba
là sáng tạo chủ động. Ý thức về những thứ giá trị người ta có được có thể chẳng
dẫn đến gì khác hơn là việc tìm kiếm những thành quả bằng cách mang chúng ra
thực hành. Người ta cần phải tìm kiếm những đường lối, cả những đường lối đã mở
ra cho tất cả mọi người, do đó cũng cho Kitô hữu, cũng như những đường lối cần
phải được khám phá và được mở ra, để mang lại lợi ích cho sứ điệp Kitô giáo.
Người ta cần phải biết cách quí chuộng những sáng kiến mang lại năng lực về xã
hội cho các thứ giá trị đích thực và chống lại những thứ giá trị không tưởng.
Đây không phải chỉ là khả năng riêng biệt đối với thành phần Kitô hữu đóng vai
trò công quyền mà còn đối với tất cả mọi Kitô hữu có quyền bỏ phiếu nữa.
Thành phần Kitô hữu không thể nào than van cái bất nhất của những ai được tuyển bầu, nếu chính họ, là người bầu tuyển, lại bất nhất về việc bỏ phiếu của họ. Trong một xã hội đa dạng đa nguyên và có tính cách ý hệ hiện đại, Kitô hữu cần phải biết cách lượng sức và tập trung sức của mình lại, rồi liên kết sức của họ với sức của những con người nam nữ thiện tâm khác, trong việc tìm kiếm một Âu Châu xứng đáng với gia sản thiêng liêng của nó là những gì được cha ông chúng ta để lại, trong việc tìm kiếm một Âu Châu như nó được các tinh thần cao cả của thế kỷ 20 mơ ước.
9. Trong số những tinh thần cao cả ấy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chiếm một chỗ đặc biệt. Ngài công khai nói đến “niềm mơ ước của ngài về Âu Châu”. Ngài đã làm như thế ngay cả vào buổi tối của những ngày hoạt động của ngài đã gần kề, dịp ngài nhận Giải Thưởng Charlemagne của Thành Phố Aachen ở Vatican hôm 24/3/2004. Sau khi đã nói về Âu Châu của các quốc gia, của văn hóa và của hòa bình, của tự do và của trách nhiệm, về Âu Châu của các thế hệ trẻ, ngài đã nói: “Âu Châu trong tâm trí của tôi là một hiệp nhất về chính trị, thực sự là về tinh thần, trong đó, các chính trị gia Kitô hữu thuộc tất cả mọi quốc gia tác hành với ý thức về những kho tàng về nhân bản do đức tin mang lại: họ là những con người nam nữ dấn thân để làm cho những giá trị này sinh hoa kết trái, khi hiến mình phục vụ tất cả mọi người cho một Âu Châu được đặt nền tảng trên con người là tạo vật chiếu tỏa dung nhan Thiên Chúa”.
Rồi ngài thêm: “Đó là ước mơ tôi ấp ủ trong lòng mình và nhân dịp này tôi xin ký thác cho quí vị cũng như cho các thế hệ hậu lai” (11).
Những
lời này của vị đại Giáo Hoàng là những gì thắt kết Giáo Hội và chúng cũng là
những gì thách đố Kitô hữu cho tương lai của Âu Châu vậy.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch
theo Zenit ngày
13/9/2005
Những Ghi Chú
[1] "Saint Benedict," the Pope said,
"is a fundamental reference point for European unity and a powerful reminder of
the indispensable Christian roots of his culture and civilization. The English
version of this Address during General Audience, Wednesday, April 27, 2005, can
be found in L'Osservatore Romano (English edition), N. 18 (1891), May 4, 2005,
p. 4.
[2] The following list is not intended to be exhaustive: Joseph Ratzinger,
"Werte in Zeiten des Umbruchs -- Die Herausforderungen der Zukunft bestehen,"
Herder spectrum, 2005; "L'Europa di Benedetto nella crisi delle culture,"
Cantagalli, 2005; "Europa. I suoi fondamenti oggi e domani," San Paolo, 2004; "A
Turning Point for Europe: The Church in the Modern World -- Assessment and
Forecast," San Francisco, 1994; "Europa -- Hoffnungen und Gefahren," separate
offprint, Speyer, 1990; "Church, Ecumenism and Politics. New Essays in
Ecclesiology," Middlegreen, 1988. See also Marcello Pera and Joseph Ratzinger,
"Senza radici. Europa, Relativismo, Cristianesimo, Islam," Mondadori, 2004.
[3] Cfr. Pope John Paul II, Message for the World Day of Peace 1991, V.
[4] In a spontaneous evolution of the words of Christ of the evangelical
principle, "Give to Caesar what is Caesar's and to God what is God's (Matthew
22:21), which had its first historical manifestation in the letter of Pope
Gelasius I to the Emperor Anastasius I of 494, in which a clear contrast is made
between the "auctoritas sacra pontifcum" and the "regalis potestas"; this
reaches a determinative phase with the conclusion of the fight for investiture
in the so-called Concordat of Worms of 1211, and will be further clarified with
the birth of the modern states, until the systems of separation between Church
and state which further followed.
[5] Pope John Paul II, Homily during the celebration of Mass at Le Bourget
Airport, June 1, 1980, N. 4, in "Insegnamenti di Giovanni Paolo II," III,
1(1980), pp. 1585-1592.
[6] Homily during the Mass for the Election of the Roman Pontiff, April 18,
2005. English version in L'Osservatore Romano (English edition), N. 16 (1890),
April 20, 2005, p. 3.
[7] Cfr. for example: Pope John Paul II, Address to the participants of the
international symposium on "Ivanov and the culture of his time," May 28, 1983,
Nos. 5 and 6; Apostolic Letter on the occasion of the Millennium of the baptism
of Rus' of Kiev, Jan. 25, 1988, N. 12; Address to the participants of the
inauguration of the exhibition of Russian icons, Nov. 10, 1989, N. 3; Address to
the Cardinals of the Roman Curia on the occasion of Christmas greetings, Dec.
22, 1989, Nos. 3 and 4; Address to the Diplomatic Corps accredited in Poland,
Warsaw, June 8, 1991, N. 3; Homily during the pilgrimage to Loreto, Sept. 10,
1965, N. 3; postsynodal apostolic exhortation "Ecclesia in Europa," June 28,
2003, N. 116.
[8] The actualizing memory of the Church reaches a transcendental dimension by
the power of that mysterious "Do this in memory of me" (1 Corinthians 11:24ff),
which has become an existential imperative for the life of the Church.
[9] Pope John Paul II, Address to the Participants in the International Meeting
of Studies on Luther, March 24, 1984, N. 4, in "Insegnamenti di Giovanni Paolo
II," VII, 1 (1984), pp. 751-754. Translation mine.
[10] Marcello Pera and Joseph Ratzinger, "Senza Radici -- Europa, Relativismo,
Cristianesimo, Islam." (Mondatori, 2004), p. 65. Translation, mine.
[11] The English version of this Address can be found in L'Osservatore Romano
(English Edition), N. 15 (1839), April 14, 2004, p. 9.
Giáo Hoàng Biến Đức XVI với Tham Dự Viên Khóa Hội Luận ở Sảnh Đường Phaolô ngày 10/4/2006 về Giáo Dục Cao Học Ở Âu Châu
Kính Đức Hồng Y,
Quí Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm và trong Hàng Linh Mục,
Quí Tôn Vị Nữ Nam,
Tôi hân hạnh tiếp đón anh chị em và thân ái chào tất cả anh chị em đang tham dự Buổi Hội Luận về đề tài: “Gia Sản Về Văn Hóa cùng Các Giá Trị Hàn Lâm của Đại Học Âu Châu và Tính Chất Thu Hút của Lãnh Vực Giáo Dục Cao Học Âu Châu”. Anh chị em đến tham dự từ khoảng 50 quốc gia Âu Châu gắn bó với cái được gọi là “Tiến Trình Bologna”, một tiến trình Giáo Hội cũng góp phần xây dựng của mình.
Tôi xin chào Đức Hồng Y Zenon Grocholewski, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, vị đã ngỏ những lời lẽ nhã nhặn và trân trọng với tôi thay cho anh chị em, đồng thời giải thích cho biết những mục tiêu của cuộc họp này của anh chị em, và tôi xin cám ơn ngài về việc tổ chức cuộc họp này ở Vatican với sự hợp tác của Hội Đồng Viện Trưởng Các Đại Học Tòa Thánh, Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học, UNESCO-CEPES và Hội Đồng Âu Châu, với sự bảo trợ của Ủy Ban Âu Châu.
Tôi xin đặc biệt chào các vị Bộ Trưởng và các vị Đại Diện thuộc các Tổ Chức Quốc Tế cũng muốn đến tham dự cuộc họp này.
Trong những ngày này, việc anh chị em suy nghĩ tập trung vào sự đóng góp được các đại học Âu Châu, các đại học được phong phú hóa bởi một truyền thống lâu đời, có thể cống hiến vào việc xây dựng Âu Châu của ngàn năm thứ ba, chú trọng tới sự kiện là hết mọi thực tại về văn hóa vừa thuộc về ký ức quá khứ vừa là một dự phóng cho tương lai.
Giáo Hội có ý định thực hiện việc đóng góp của mình vào việc suy tư này như Giáo Hội đã từng làm qua các thế kỷ. Giáo Hội đã liên lỉ chú trọng tới những trung tâm nghiên cứu và những đại học của Âu Châu, một Âu Châu, cùng với ‘việc phục vụ về tư tưởng’, đã truyền lại cho các thế hệ trẻ những thứ giá trị của một gia sản đặc biệt về văn hóa được phong phú hóa bởi hai ngàn năm kinh nghiệm về nhân bản và Kitô Giáo (x Ecclesia in Europa, đoạn 59).
Trước tiến là đời sống đan viện đã thực hiện một ảnh hưởng đáng kể. Công lênh sự nghiệp của đời sống đan tu này, cả trong bối cảnh về tinh thần lẫn tôn giáo, cũng bao gồm cả các lãnh vực về kinh tế và tri thức nữa. Trong thời Charlemagne, các học đường thực sự được thành lập bằng việc đóng góp của Giáo Hội, và vị Hoàng Đế này nhiều người bao nhiêu có thể được hưởng lợi ích của những trường học đó.
Một ít thế kỷ sau tới việc xuất hiện đại học đường, cũng được xuất phát từ động lực chính yếu là Giáo Hội. Nhiều đại học Âu Châu, từ Đại Học Bologna đến các đại học ở Paris, Krakow, Salamanca, Cologne, Oxford và Prague, chỉ cần đầ cập tới một ít thế thôi, phát ttriển nhanh chóng và đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố căn tính Âu Châu và xây dựng gia sản văn hóa của nó.
Các cơ cấu đại học luôn được nổi bật bởi lòng yêu chuộng sự khôn ngoan và tìm cầu chân lý, như mục đích thật sự của các đại học, những điều liên lỉ gắn liền với nhãn quan Kitô Giáo là nhãn quan nhìn nhận con người là tác phẩm chính của thiên nhiên tạo vật, vì họ được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa (x Gen 1:26-27).
Niềm xác tín rằng có một mối liên hệ sâu xa giữa sự thật và sự thiện, giữa những cái nhìn của trí khôn với những cái nhìn của tấm lòng: ‘Ubi amor, ibi oculos’, như Riccardo di San Vittore đã nói (x Beniamin minor, c. 13), đã luôn là mô mẫu của nhãn quan này: tình yêu làm cho con người nhìn thấy. Các đại học đường hiện hữu bởi lòng yêu chuộng kiến thức cũng như bởi sự tò mò muốn biết, muốn biết bản chất của thế giới, bản chất của con người, nhưng cũng hiện hữu bởi một thứ kiến thức dẫn đến tác hành, một kiến thúc cuối cùng dẫn tới yêu thương.
Quí tôn vị nữ nam, với một thoáng nhìn về Châu Lục ‘cổ’ dễ thấy được những thách đố về văn hóa Âu Châu ngày nay đang đương đầu, vì nó quyết tâm tái nhận thức căn tính của nó, một căn tính không phải chỉ hoàn toàn về kinh tế hay chính trị. Vấn đề căn bản ngày nay, cũng như trong quá khứ, vẫn là vấn đề về nhân loại học, đó là vấn đề con người là gì? Họ từ đâu tới? Họ rồi phải đi đâu? Họ phải đi như thế nào?
Nói cách khác, nó là vấn đề làm sáng tỏ quan niệm về con người, thành phần là nền tảng cho các dự phóng mới.
Và anh chị em có lý hỏi mình rằng đại học đường có ý định phục vụ nhân loại nào đây, hình ảnh con người nào đây: một cá thể thu mình vào việc bênh vực những tư lợi của họ, bênh vực quan điểm duy nhất về lợi lộc, một quan điểm duy vật, hay là một con người hướng về tình đoàn kết với kẻ khác trong việc tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, một cuộc sống có một ý nghĩa chung vượt lên trên cá thể?
Chúng ta cũng ngẫm nghĩ về mối liên hệ giữa con người, khoa học và kỹ thuật là gì nữa. Nếu trong thế kỷ 19 và 20, kỹ thuật đã đạt được mức tiến bộ lạ lùng, thì ở đầu thế kỷ 21 này, những bước tiến đã được diễn ra, ở chỗ, kỹ thuật cũng nhờ khoa điện toán học cũng góp phần vào tiến trình tâm trí của chúng ta, với những thành quả liên quan tới cách thức chúng ta suy nghĩ và có thể hạn định chính tự do của chúng ta.
Cần phải mạnh mẽ nói rằng nhân loại không thể nào và không bao giờ được trở thành tế vật cho việc thành đạt của khoa học và kỹ thuật: đó là lý do tại sao cái được gọi là ‘vấn đề nhân loại học’ cho thấy tầm quan trọng hoàn toàn của nó.
Đối với chùng ta, thành phần thừa hưởng của truyền thống nhân bản được bắt nguồn từ các giá trị Kitô Giáo, vấn đề này cần phải được đối diện theo chiều hướng của những nguyên tắc sáng suốt thuộc nền văn minh của chúng ta, một nền văn minh được thành lập ở nơi các phòng thí nghiệm thực sự của các việc đại học Âu Châu trong việc nghiên cứu và việc đào sâu kiến thức.
‘Từ quan niệm thánh kinh về con người, Âu Châu kín múc được nền văn hóa đệ nhất về nhân bản’, Đức Gioan Phaolô II đã nhận định như thế trong Tông Huấn Hậu Thượng Nghị Giám Mục Ecclesia in Europa, “và đã phát triển phẩm vị của con người như là chủ thể của các thứ quyền lợi bất khả chuyển nhượng” (khoản 25). Bởi vậy, ‘Giáo Hội’, vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi còn viết thêm, ‘ đã giúp làm phát triển và củng cố các thứ giá trị làm cho văn hóa Âu Châu trở thành phổ quát’ (ibid.).
Thế nhưng, con người không thể hiểu được chính mình hoàn toàn nếu họ coi thường Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao, cùng một lúc Âu Châu của ngàn năm thứ ba đang được xây dựng thì chiều kích tôn giáo của cuộc sống con người không thể bị loài trừ.
Ở đây vai trò đặc biệt của đại học hiện lên như là một vũ trụ về khoa học không chỉ giới hạn vào những thứ chuyên biệt khác nhau: trong tình hình hiện nay thì đại học đường không được dừng lại ở việc giảng dạy hay ở việc truyền đạt kiến thức về kỹ thuật và chuyên nghiệp là những khoa rất quan trọng nhưng chưa đủ, vì nó cũng cần phải thực hiện việc đóng một vai trò giáo dục đặc biệt để phục vụ các thế hệ mới nữa, bằng việc sử dụng di sản của các thứ lý tưởng và giá trị làm nên đặc tính của các thiên kỷ đã qua.
Nhờ đó, các việc đại học mới có thể giúp cho Âu Châu bảo trì và tái nhận thức được ‘cái hồn’ của nó, khi làm tái sinh động các căn gốc Kitô Giáo là những gì đã làm nên nó.
Quí tôn vị nữ nam, xin Thiên Chúa làm cho công cuộc của anh chị em và các nỗ lực của anh chị em mang lại lợi ích cho nhiều giới trẻ, thành phần là hy vọng của Âu Châu. Kèm theo niềm ước vọng này, tôi hứa cầu nguyện đặc biệt cho mỗi người trong anh chị em, và xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/april/documents/hf_ben-xvi_spe_20060401_cath-educ_en.html