Bản Tuyên Cáo ngày 12/1/2006 của Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ
về Vấn Đề Chuyển Giao Hữu Trách ở Iraq
Về Việc Chuyển Giao Hữu Trách ở Iraq
Bản Tuyên Cáo của Giám Mục Thomas G. Wenski
Giám Mục Orlando
Chủ Tịch Tiểu Ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Chính Sách Quốc Tế
Cuộc Thánh Đố Ở Iraq
Khi chúng ta bắt đầu một năm mới và gần 3 năm sau cuộc khởi chiến thì tình hình ở Iraq vẫn còn phức tạp, bất ổn và nguy hiểm – đối với nhân dân Iraq, với miền đất ấy, với quốc gia chúng ta, và với nhân viên quân sự của chúng ta. Cái giá phải trả cho cuộc chiến tranh này là những mạng sống bị mất đi và con số bị thương tích còn nhiều hơn thế nữa, trong tình trạng liên lỉ bạo loạn và nổi loạn, cũng như trong những cuộc đấu tranh từng ngày của nhân dân Iraq để xây dựng tương lai cho một quốc gia tan nát của họ. Hội Đồng giám mục chúng tôi thương khóc cho trên 2.100 những người con nam nữ của đất nước chúng ta cũng như cả hằng chục ngàn người Iraq. Chúng tôi chia sẻ niềm đau với vô số người đã bị thương tật và những ai cuộc sống không bao giờ còn được như trước nữa. Có những thành đạt đã được thực hiện. Nhà độc tài đã bị truất phế và các cuộc tuyển cử đã được tổ chức, thế nhưng cũng cần phải công nhận về những cái giá về nhân bản và xã hội đã phải trả cho những thành đạt này nữa.
Không có một con đường nào giản dị hay dễ dàng trước mắt hết. Tình trạng vững chắc vẫn là những gì mong manh, và các nỗ lực tái thiết vẫn là những gì bấp bênh, hụt hẫng và thường bị suy yếu bởi việc thiếu an ninh. Hội Đồng của chúng tôi cảm thấy phấn khởi trước lòng can đảm và quyết tâm của rất nhiều người Iraq đã bỏ phiếu trong cuộc tuyển cử quốc hội mới đây. Chúng tôi hy vọng cuộc tuyển cử này sẽ là một bước tiến quan trọng, thế nhưng mọi người đều nhận thấy rằng cuộc tuyển cử ấy chỉ cho thấy đó mới là một bước tiến trên con đường dài phải đi mà thôi.
Là những giám mục và là mục tử, chúng tôi tìm cách cống hiến một số những ý nghĩ về luân lý hầu giúp phần vào việc hướng dẫn quốc gia của chúng ta trên con đường khó khăn trước mắt. Chúng tôi công nhận rằng con người thành tâm thiện chí có thể bất đồng với những phán đoán khôn ngoan chuyên biệt do chúng tôi cống hiến, nhưng truyền thống tôn giáo của chúng tôi kêu gọi chúng tôi hãy chiếu sáng đức tin cùng với giáo huấn về xã hội của Giáo Hội nơi những chiều kích luân lý liên quan tới những quyết định tương lai cần phải thực hiện. Chúng tôi hy vọng những ý nghĩ của chúng tôi đây sẽ góp phần vào việc đối thoại nghiêm cẩn và dân sự của quốc gia, hầu giúp đất nước chúng ta có thể phác họa ra một con đường tiến tới có thể đáp ứng được những chiều kích về luân lý và nhân bản của tình hình ở Iraq.
Cuộc Thánh Đố Đối Thoại
Hội Đồng Giám Mục chúng tôi tiệc rằng những cuộc bàn luận về vấn đề Iraq rất hay
thường dẫn tới những cuộc tranh cãi vô hiệu quả là những gì bị đánh dấu bởi phân
hóa và bởi chủ trương chính trị từ nhiều phía. Tất cả cần phải nhìn nhận rằng
việc nói lên các vấn đề liên quan tới những quyết định dẫn chúng ta tới cuộc
chiến, cũng như về hành vi của chiến tranh cùng với hậu quả của nó, đều là những
gì cần thiết và là những gì ái quốc. Cũng cần phải bàn đến những vấn đề này một
cách khéo léo để việc suy tư cần thiết và cẩn thận cân nhắc không bị lọt vào
những cuộc tấn công và phản công. Trái lại, quốc gia của chúng ta cần phải thực
hiện những cuộc bàn luận thận trọng và dân sự về những giải pháp nhấn mạnh tới
việc hoạch định vấn đề chuyển nhượng hữu trách ở Iraq. Hội Đồng của chúng tôi hy
vọng rằng bản tuyên cáo này có thể góp phần vào một cuộc đối thoại như thế.
Vì có quá nhiều nguy cơ xẩy ra cho Iraq, cho quốc gia của chúng ta, cho miền đất ấy cũng như cho thế giới của chúng ta, mà đất nước của chúng ta không thể để cho những thứ biện minh của những chủ trương trong quá khứ và những cuộc tấn công nhau về đảng phái thay thế cho cuộc tranh luận thực sự, khả thủ, trân trọng và dân sự. Cuộc đối thoại không tiến triển khi gặp khó khăn về những động lực đối thoại hay về tính cách liêm chính của nhau, hoặc khi tỏ ra quá coi thường những thách đố chúng ta đang phải đối diện đương đầu.
Ngày nay, có một số người thực sự không thấy gì là tiến triển ở Iraq cả và lập luận về một cuộc triệt thoái mau chóng theo sách lược. Những người khác lại thấy hết sức tiến bộ và kêu gọi hãy kiên trì tiếp tục can thiệp vào nội cuộc. Hội Đồng Giám Mục chúng tôi bác bỏ bất cứ thẩm định nào quá bi quan hay quá lạc quan về thực tại này. Quốc gia của chúng ta không thể chấp nhận một cuộc tranh cãi om sòm và nông nổi làm méo mó đi cái thực tại ấy và biến những giải pháp chọn lựa ngược nghịch giữa “bỏ chạy” với “cố thủ”. Thay vào đó, chúng ta cần thực hiện một cuộc bàn luận thẳng thắn, được bắt đầu bằng một thẩm định thành thực về tình hình ở Iraq, và nhìn nhận cả những lỗi lầm chúng ta vấp phạm lẫn những dấu hiệu hy vọng vươn lên. Vấn đề quan trọng nhất là ở chỗ, cuộc thẩm định chân thành về các thứ trách nhiệm luân lý của chúng ta đối với Iraq phải là những gì khiến cho quốc gia của chúng ta dấn thân thực hiện một chính sách chuyển giao hữu trách.
Cuộc Thánh Đố Về Luân Lý
Vấn đề đã quá rõ là Hội Đồng giám mục chúng tôi nhiều lần từng bày tỏ những mối
quan tâm hệ trọng về luân lý đối với việc can thiệp bằng quân sự ở Iraq cùng với
các hậu quả khôn lường bất khả chế ngự có tính cách tiêu cực của một cuộc xâm
chiếm và chiếm đóng. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Tòa Thánh Vatican cũng đã
mạnh mẽ bày tỏ những mối quan tâm như vậy. Những biến cố trong 3 năm qua, việc
thiếu vắng chứng cớ về các thứ vũ khí đại công phá cùng với tình trạng liên tục
bạo loạn và bất ổn ở Iraq đã tái khẳng định những mối quan tâm đạo lý này. Theo
chiều hướng của những qui chuẩn luân lý về truyền thống chiến tranh chính đáng,
Hội Đồng chúng tôi vẫn hết sức ngờ vực về quan điểm của một “thứ chiến tranh
phòng bệnh”. Vì Cuốn Tổng Luận Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội đã viết: “Việc dấn
thân vào một thứ chiến tranh phòng bệnh mà không có chứng cớ rõ ràng cho thấy
cần phải thực hiện một cuộc tấn công cấp thời thì không khỏi gây ra những vấn đề
nghiêm trọng về luân lý và pháp lý” (Pontifical Council for Justice and Peace,
Compendium of the Social Doctrine of the Church [2004], no. 501).
Đồng thời quốc gia của chúng ta cũng không thể nào chỉ nhìn lại mà thôi. Giờ đây chúng ta cần phải nhìn chung quanh và nhìn về phía trước nữa. Việc nhúng tay vào Iraq đã mang đến một loạt trách nhiệm mới về luân lý trong việc giúp nhân dân Iraq sống an ninh và tái thiết quê hương của họ, cũng như trong việc giải quyết các hậu quả của cuộc chiến này gây ra cho miền đất ấy cũng như cho thế giới. Vấn đề luân lý chính yếu ở đây không phải chỉ là vấn đề thời điểm triệt thoái, mà là vấn đề bản chất cũng như mức độ của việc Hoa Kỳ và quốc tế tham phần vào việc chuyển giao một cách hữu trách hầu mang lại an ninh và vững chắc cho nhân dân Iraq.
Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói sau khi xẩy ra chiến tranh Iraq như sau:
“Việc Tòa Thánh đã thực hiện nhiều nỗ lực để tránh xẩy ra cuộc chiến tranh nghiêm trọng ở Iraq là những gì đã quá rõ ràng. Ngày nay, vấn đề là ở chỗ cộng đồng quốc tế giúp cho nhân dân Iraq, sau khi được thoát khỏi chế độ đàn áp, được sống trong một điều kiện có thể tái quản trị lấy xứ sở của mình, củng cố chủ quyền của mình và quyết định thể chế chính trị và kinh tế một cách dân chủ theo lòng mong ước của họ, nhờ đó, Iraq một lần nữa trở thành một đồng bạn uy tín trong Cộng Đồng quốc tế” (Pope John Paul II, Address to the Diplomatic Corps, January 12, 2004).
Thánh Đố của một Cuộc Chuyển Giao Hữu Trách
Các lực lượng quân sự của chúng ta chỉ lưu lại ở Iraq bao lâu việc chuyển giao hữu trách này cần thiết, triệt thoái sớm hơn là muộn. Chúng tôi hoan nghênh những tin tức mới đây tường trình rằng mức độ quân nhân sẽ được giảm bớt khi người Iraq đảm nhiệm hơn nữa trách nhiệm cho nền an ninh của họ. Thế nhưng, Hiệp Chủng Quốc thậm chí cũng cần phải tỏ ra minh bạch hơn cho thấy rằng mục đích của chính sách Hoa Kỳ là để giúp nhân dân Iraq nắm trọn quyền kiểm soát chính quyền của họ, chứ không phải chiếm đóng quốc gia này trong một thời gian vô hạn định. Chẳng hạn như chính quyền của chúng ta tuyên bố rằng việc hiện diện của nhân viên quân sự và của các khu quân sự Hiệp Chủng Quốc cần phải là những gì do người Iraq quyết định liên quan tới nhu cầu và chủ quyền của nhân dân Iraq.
Bất chấp những lỡ làng trong quá khứ và những khó khăn trong hiện tại, quốc gia của chúng ta rất cần phải tìm kiếm việc hỗ trợ và tham dự rộng rãi của quốc tế trong việc ổn định hóa và tái thiết Iraq. Công việc này là một việc làm khó khăn, thế như nó vẫn là việc cần thiết. Việc bảo đảm được quốc tế hỗ trợ một cách rộng rãi và sâu đậm là những gì sẽ củng cố tính cách hợp pháp và hiệu năng cho các nỗ lực của quốc gia chúng ta, thế nhưng nó cũng đòi phải cống hiến cho các đồng bạn và đồng minh quốc tế một tiếng nói thực sự cùng với những trách nhiệm thực sự. Việc chuyển giao một số trách nhiệm và quyền kiểm soát hoạt động của tiến trình ổn định và tái thiết cho một thực thể quốc tế khả dĩ hơn, hoạt động sát cánh với nhân dân Iraq, đòi hỏi Hiệp Chủng Quốc vừa phải cung cấp việc hỗ trợ về tài chính và quân sự vừa phải nhượng một số quyền kiểm soát cho người khác.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói với Tổng Thống Bush năm 2004 như sau:
“Mọi người đều rõ ràng mong muốn là giờ đây tình hình này được bình thường hóa sớm bao nhiêu có thể với sự tham dự chủ động của cộng đồng quốc tế, và nhất là Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, để bảo đảm việc mau chóng trả về cho Iraq chủ quyền của họ, trong những điều kiện an ninh cho toàn dân nước này” (Pope John Paul II, Address to President Bush, June 4, 2004).
Việc chuyển giao một cách hữu trách ở Iraq có nghĩa là thiết lập một loạt những chuẩn mức căn bản, bao gồm những điều sau đây:
- Đạt được mức độ an ninh thích hợp;
- Thiết lập qui tắc luật lệ;
- Phát động việc tái thiết kinh tế để giúp tạo lập được mức độ hữu lý về công ăn việc làm và cơ hội kinh tế; và
- Nâng đỡ việc phát triển các cấu trúc chính trị trong vấn đề gia tăng tính cách bền vững, việc tham gia chính trị và tôn trọng quyền tự do tôn giáo cùng các thứ nhân quyền.
Theo giáo huấn Công Giáo về xã hội thì hòa bình không phải chỉ là vắng bóng chiến tranh; nó được xây dựng trên nền tảng công lý. Hòa bình bao gồm việc bênh vực nhân quyền, theo đuổi việc phát triển toàn diện con người và việc phát động công ích (See the Compendium of the Social Doctrine of the Church, nos. 494-495). Đức Thánh Cha của chúng tôi là Giáo Hoàng Biển Đức XVI mới đây đã viết như sau:
“Hòa bình như thế được thấy theo chiều hướng mới: không phải như là tình trạng không xẩy ra chiến tranh, là là một cuộc chung sống hài hòa giữa người công dân trong một xã hội được công lý ngự trị, một xã hội mà trong đó sự thiện cũng được chiếm hữu bao nhiêu có thể cho mỗi người công dân” (Pope Benedict XVI, World Day of Peace Message (January 1, 2006), no. 6).
Giáo Hội Công Giáo có một kinh nghiệm đáng kể và gia tăng trong việc nuôi dưỡng việc xây dựng hòa bình hậu chiến và việc hòa giải ở các miền đất khác nhau trên thế giới, bao gồm cả ở Phi Luật Tân, Nam Phi, Burundi, Mazambique, Guatemala, the Balkans và các nơi khác. Các vị lãnh đạo Giáo Hội và những tổ chức của Giáo Hội đã hỗ trợ nhiều người tiến bước trên con đường khổ đau nhưng cần thiết cho nền hòa bình hậu chiến và bạo lực. Kinh nghiệm này của Giáo Hội và của những người khác có thể giúp hiểu biết về công cuộc khó khăn để xây dựng hòa bình sau chiến tranh ở Iraq.
Những Thách Đố Đặc Biệt Cho Việc Chuyển Giao Hữu Trách
Hội Đồng giám mục chúng tôi tin rằng quốc gia của chúng ta và nhân dân Iraq đang phải đương đầu đối diện với một số những thách đố đặc biệt xuất phát từ tình hình phức tạp, bất ổn và nguy hiểm ở Iraq. Những thách đố này bao gồm:
- Nạn khủng bố và việc chúng ta chống khủng bố;
- Việc vi phạm nhân quyền của những người bị các lực lượng Hoa Kỳ và Iraq giam giữ;
- Những mối đe dọa về quyền tự do tôn giáo và về thành phần thiểu số tôn giáo ở Iraq;
- Cảnh khốn cực của thành phần tị nạn; và
- Việc đáp ứng các trách nhiệm khác của quốc gia chúng ta.
Bạo động và khủng bố: Hội Đồng chúng tôi đồng lòng lên án tất cả mọi cuộc khủng bố tấn công, nhất là những cuộc khủng bố tấn công thành phần dân sự. Chúng tôi xin lập lại giáo huấn của Đức Thánh Cha chúng tôi là Giáo Hoàng Biển Đức XVI: “Ngày nay, hòa bình chân chính tiếp tục bị tổn thương và loại trừ một cách thảm thương bởi nạn khủng bố, một nạn khủng bố thực hiện những mối đe dọa và các cuộc tấn công gây tội ác làm cho thế giới ở trong một tình trạng sợ hãi và mất an ninh” (Pope Benedict XVI, World Day of Peace Message [January 1, 2006], no. 9). Việc sử dụng võ lực không bao giờ chính đáng khi nó không biết phân biệt giữa thành phần chiến đấu và thành phần không chiến đấu trong cuộc xung đột.
Hội Đồng chúng tôi đồng thời cũng xin lập lại là không thể nào chiến đấu với nạn khủng bố chỉ bằng phương pháp quân sự mà thôi, thậm chí cho dù theo nguyên tắc đi nữa. Tiểu Ban Điều Hành Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cảnh giác vào năm 2002 như sau:
Cuộc “chiến về khủng bố” này cần phải được chiến đấu với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và chính yếu bằng phương tiện phi quân sự, như ngăn chặn các nguồn lợi cho việc khủng bố, ngăn chặn việc tuyển mộ khủng bố, và ngăn chặn các cơ hội thực hiện các hành động ác độc của họ… Vì chúng ta đương đầu với các hành động ác độc bất khả biện minh mà “cuộc chiến về khủng bố” này không được làm cho chúng ta bị lạc hướng trong việc dấn thân khả thủ để chế ngự tình trạng bần cùng, xung đột và bất công, nhất là ở Trung Đông và thế giới đang phát triển, nơi có thể trở thành mảnh đất phì nhiêu cho nỗi thất vọng và nạn khủng bố hoành hành. (Administrative Committee, United States Conference of Catholic Bishops, Statement on the Anniversary of September 11th, September 10, 2002).
Trong công việc đương đầu một cách chới với và nguy hiểm với những kẻ khủng bố, thành phần khủng bố giờ đây đã lọt vào và đang hoạt động ở Iraq, đất nước của chúng ta cần phải coi chừng những phản ứng quá hung hăng và quân sự bất khôn gây nguy hại cho thường dân, vì thế làm suy yếu đi việc chinh phục các tâm trí đang chỉ trích cuộc chiến đấu dài hạn với thành phần khủng bố và nổi loạn. Truyền thống luân lý của chúng tôi nhấn mạnh rằng việc sử dụng lực lượng quân sự cần phải là những gì tương xứng và biệt phân. Khi cần phải có những phản ứng về quân sự theo sách lược, chúng ta không bao giờ được quên rằng cuộc chiến đấu càng rộng lớn với nạn khủng bố, cùng với những đòi hỏi căn bản về luân lý của chúng ta và những trách nhiệm về pháp lý của chúng ta, là những gì đòi phải tôn trọng nhân quyền.
Chúng ta cần phải nghe lời cảnh giác của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Sứ Điệp Cho Ngày Hòa Bình Thế Giới Năm 2002 sau đây:
“Việc hợp tác quốc tế trong cuộc chiến đấu chống các hoạt động khủng bố cũng cần phải bao gồm cả việc dấn thân can đảm và dứt khoát về chính trị, ngoại giao và kinh tế để làm giảm thiểu các trường hợp áp bức và loại trừ nhau là những gì dể đưa đến những mưu đồ khủng bố. Việc tuyển mộ thành phần khủng bố thật sự trở nên dễ dàng ở những nơi nhân quyền bị chà đạp và bất công được dung túng trong một thời gian lâu dài” (John Paul II, 2002 World Day of Peace Message [January 1, 2002], no. 5).
Cần phải phân biệt giữa sách lược của các cuộc khủng bố tấn công là những gì không bao giờ được gọi chính đáng với những mối quan tâm về chính trị gây ra tình trạng nổi loạn. Để giảm bớt việc hỗ trợ thông dụng cho tình trạng nổi loạn, rất cần phải giúp kiến tạo nên một chỗ đứng chính trị quan trọng cho phái Sunni và việc tham phần vào Iraq của thành phần thiểu số.
Nhân Quyền: Theo chiều hướng của những bản tường trình quan ngại và liên tục về các việc liên miên vi phạm các thứ nhân quyền của những người đang bị giam giữ bởi quân đội Hoa Kỳ, và những bản tường trình mới nhất về những lạm dụng tương tự bởi các lực lượng Iraq mới tái thiết, Hội Đồng giám mục chúng tôi, một lần nữa, hết sức xin ra tay ngay việc chấm dứt các thứ vi phạm ấy, ngăn ngừa những tái diễn trong tương lai và điều tra xem nguyên do của nội vụ. Việc lạm dụng và hành hạ thành phần bị giam nhốt là những gì vi phạm tới nhân quyền. Những hành động này đồng thời cũng làm suy yếu đi cuộc chiến đấu chống khủng bố và những quan điểm về một cuộc chuyển giao hữu trách ở Iraq. Việc lạm dụng này gây tai tiếng cho uy tín luân lý của đất nước chúng ta và tác hại tới khả năng đất nước chúng ta chiếm được sự hỗ trợ của dân chúng ở các quốc gia khác, những nơi cần ủng hộ cho những cuộc chiến đấu ở Iraq và chống lại nạn khủng bố toàn cầu. Việc bênh vực các thứ nhân quyền căn bản của thành phần bị giam nhốt cũng là những gì có thể củng cố cho việc chúng ta muốn nhân viên quân sự của chúng ta bị bắt được đối xử một cách nhân đạo nữa.
Quốc gia của chúng ta cần phải sống trọn việc Hiến Pháp của chúng ta cấm thực hiện việc trừng phạt dã man và dị thường, và gắn bó với Những Công Ước Geveva năm 1949 và Công Ước Chống Hành Hạ Và Những Hành Động Tàn Ác Khác, Việc Đối Xử Hoặc Trừng Phạt Phi Nhân Hay Hạ Nhục năm 1984. Là một nước lãnh đạo thế giới, quốc gia của chúng ta cần phải làm gương trong việc gắn bó với những chuẩn tắc quốc tế. Đó là những lý do Hội Đồng chúng tôi đã ủng hộ những nỗ lực của Quốc Hội trong việc cấm đoán việc đối xử hay trừng phạt dã man, phi nhân và hạ nhục con người cũng như trong việc đưa ra những tiêu chuẩn đồng loạt về việc chất vấn những ai bị Bộ Phòng Vệ giam giữ. Hội Đồng của chúng tôi cũng ủng hộ dự thảo chỉ định một viên chức đặc biệt về nhân quyền cho Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Baghdad.
Mới đây Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định tầm quan trọng của luật nhân đạo quốc tế và kêu gọi tất cả mọi quốc gia hãy tuân giữ những đòi hỏi của nó. Trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2006, Đức Thánh Cha đã tuyên bố rằng:
“Hòa bình đích thực cũng cần phải chiếu giãi ánh sáng thiện hảo của mình ra thậm chí ngay giữa thảm trạng chiến tranh. Các vị Nghị Phụ của Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Hiến Chế Mục Vụ ‘Vui Mừng và Hy Vọng’, đã vạch ra rằng ‘không phải là mọi sự đều tự động được phép hành động giữa đôi bên hận thù nhau một khi chiến tranh bùng nổ một cách đáng tiếc’ (khoản 79). Là phương tiện giới hạn bao nhiêu có thể những hậu quả tàn hại của chiến tranh gây ra, nhất là cho thành phần dân sự, cộng đồng thế giới đã thiết lập một khoản luật nhân đạo quốc tế. Ở các trường hợp khác nhau cũng như nơi các môi trường khác nhau, Tòa Thánh đã bày tỏ việc ủng hộ của mình về khoản luật nhân đạo này, và đã yêu cầu tôn trọng nó và mau mắn áp dụng nó, vì Tòa Thánh xác tín rằng sự thật của hòa bình hiện hữu thậm chí ngay cả giữa chiến tranh nữa” (khoản 7).
Quyền tự do tôn giáo bao gồm nhiều quyền lợi; nó không thể bị giới hạn vào quyền tự do cử hành các lễ nghi về tôn giáo hay tự do thờ phượng mà thôi. Quyền tự do tôn giáo cần phải bao gồm cả quyền thực hành đức tin tôn giáo riêng tư hay với nhau, nơi riêng tư cũng như công khai; cả quyền được chiếm hữu và có tài sản; quyền được giáo dục con cái theo niềm tin tưởng của mình; và quyền được thiết lập các tổ chức tôn giáo, như học đường, bệnh viện cùng các cơ quan bác ái. Quyền tự do tôn giáo cũng là quyền liên hệ trực tiếp tới các quyền khác nữa, như quyền tự do nói năng và quyền tự do hiệp hội, nhờ đó thành phần tín ngưỡng có thể tự do chia sẻ tư tưởng cùng hành động nơi quần chúng. Một Iraq thực sự dân chủ cần phải tiếp tục thích ứng với các thành phần thiểu số tôn giáo, nhất là Kitô Giáo của mình.
Tị Nạn: Cuộc chiến tranh này cùng với tình trạng bất ổn ở Iraq đã gây ra một làn sóng đáng kể thành phần di cư từ Iraq, nhất là trong số Kitô hữu và các thành phần thiếu số tôn giáo khác là những người đang bị tấn công và kỳ thị. Đức Thượng Phụ Lễ Nghi Chaldean là Emmanuel-Karim Delly ở Baghdad đã van xin các chính quyền Tây Phương hãy bảo vệ những người tị nạn Iraq. Ngài nhận thấy rằng cho dù ngài có hy vọng dân chúng ở lại Iraq, ngài cũng phải thông cảm vì trường hợp dân chúng phải ra đi khi “con cái bị bắt cóc hay sát hại, khi không còn an ninh, không có hòa bình” (Catholic News Service, "Chaldean patriarch says nations should not turn away fleeing Iraqis," October 17, 2005x). Hội Đồng chúng tôi tha thiết xin Hiệp Chủng Quốc và cộng đồng quốc tế hãy nâng đỡ và chú trọng hơn nữa tới tình trạng khốn khổ của thành phần dân chúng Iraq tị nạn và tìm nơi an trú. Chúng tôi vẫn cho rằng chính sách của Hiệp Chủng Quốc đối với thánh phần dân chúng Iraq tị nạn và tìm nơi an trú rất ư là hạn hẹp.
Hội Đồng chúng tôi kêu gọi Hiệp Chủng Quốc hãy bảo vệ thành phần dân chúng Iraq tị nạn và tìm nơi an trú, bao gồm cả Kitô hữu và các người thiểu số tôn giáo khác đang trốn chạy khỏi Iraq. Đặc biệt chúng tôi kêu gọi chính quyền này hãy (1) chú trọng tới thành phần dân chúng Iraq thiểu số về tôn giáo như là một nhóm đáng được quan tâm cách riêng trong vấn đề quyết định cho họ được hưởng quyền tái định cư của người tị nạn, (2) loại trừ những hạn chế hiện thời về vấn đề hợp lệ cho việc đoàn tụ gia đình nơi chương trình thu nhập người tị nạn, (3) cung cấp tiến trình tị nạn khẩn trương mau chóng trực tiếp từ Iraq đối với những trường hợp đặc biệt nguy hiểm, và (4) cẩn thận cứu xét những yêu cầu của thành phần dân chúng Iraq muốn tìm nơi an trú, nhất là những thành phần thiểu số về tôn giáo cũng như các cá nhân khả nguy khác, và không loại trừ những yêu cầu muốn tìm nơi an trú của họ vì cho rằng có những điều kiện cho phép an toàn trở về Iraq.
Những Trách Nhiệm Khác của Hiệp Chủng Quốc: Cuộc xung đột quá đắt giá ở Iraq đòi phải thực hiện một cuộc dấn thân chính yếu về các nguồn nhân lực và tài chính, thế nhưng Iraq không thể nào trở thành cái cớ để bỏ qua những nhu cầu khẩn trương khác ở nhà và hải ngoại, nhất là các thứ trách nhiệm về luân lý của chúng ta đối với thành phần nghèo nơi xứ sở của chúng ta cũng như ở các quốc gia đang phát triển. Hội Đồng của chúng tôi lập lại rằng nhu cầu cần bảo vệ thành phần nghèo ở nhà cũng như ở hải ngoại cần phải là những ưu tiên của đất nước chúng ta. Chúng tôi đã nhận định trong bức thư Hội Đồng chúng tôi gửi Quốc Hội vào Tháng Hai 2005:
Là những mục tử, chúng tôi tin rằng mức độ căn bản về luân lý nơi chính sách tài trợ của quốc gia chúng ta một là nâng cao hai là hạ cấp đời sống và phẩm vị của những người thiếu thốn nhất. Tiếc thay, áp lực chính trị thường lãng quên những trẻ em và các gia đình nghèo trong cuộc bàn cãi về đất nước và không có chỗ đứng nơi bàn họp. Quốc gia của chúng ta cần thực hiện một cuộc dấn thân lưỡng đảng thực sự trong việc chú trọng tới công ích của tất cả mọi người, cũng như tới các nhu cầu đặc biệt của thành phần nghèo và yếu thế nói riêng. Đây là những lúc khó khăn. Có ít chọn lựa dễ dàng. Thế nhưng có một số chọn lựa “đúng đắn”. Trong thời chiến, thời chồng chất bội chi và gia tăng các thứ nhu cầu, thành phần lãnh đạo quốc gia của chúng ta cần phải bảo đảm có đầy đủ nguồn lợi thích đáng để bảo vệ những ai nghèo khổ và yếu thế cả ở quốc nội lẫn khắp nơi trên thế giới (Bishop William S. Skylstad, Letter to Congress on FY 2006 Budget Priorities, February 15, 2005).
Quan Tâm Mục Vụ đối với Nhân Viên Quân Sự Hoa Kỳ
Là các giám mục, chúng tôi muốn đặc biệt nói về việc chăm sóc và quan tâm cho các phần tử quân sự của chúng ta cũng như gia đình của họ đang trăn trở giữa cuộc xung đột kinh hoàng này. Chúng tôi cũng khẳng định công việc hết sức quan trọng của những vị tuyên úy quân đội. Họ nhân danh Giáo Hội góp phần vào việc mục vụ quan trọng. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI mới đây đã nhắc lại giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II là “những ai nhập ngũ đệ phục vụ quê hương của mình cần phải coi mình như thành phần canh giữ an ninh và tự do”, và như những đóng góp viên vào “việc thiết lập hòa bình”. Ngài tiếp tục “khuyến khích cả những Vị Bản Quyền quân đội và tuyên úy quân đội, trong mọi trường hợp và hoàn cảnh, hãy trung thành làm người rao giảng hòa bình đích thực” (Pope Benedict XVI, World Day of Peace Message [January 1, 2006], no. 8).
Hội Đồng chúng tôi muốn làm sáng tỏ vấn đề. Khi nêu lên những vấn đề hệ trọng về luân lý liên quan tới việc quyết định xâm chiếm Iraq không phải là chúng tôi muốn chất vấn tính cách liêm chính về luân lý của những ai phục vụ trong quân đội. Khi bày tỏ những vấn đề về luân lý liên quan tới việc đối xử các tù nhân hay thành phần tạm giam giữ của Hoa Kỳ không phải là chúng tôi đặt vấn đề về tính cách chuyên chính của đại đa số những ai đang tại ngũ ở hiện trường. Thật vậy, việc hỏi những vấn đề khó khăn là một nhiệm vụ ái quốc và luân lý cho thấy các thứ giá trị của chúng ta và mang lại lợi ích nhất cho đất nước của chúng ta cũng như cho những ai hân hạnh phục vụ nó.
Cẩn Trọng và Hy Vọng
Hội Đồng chúng tôi vẫn đang tiếp tục đối thoại với các vị hoạch định chính sách Hoa Kỳ về Iraq. Chúng tôi đã bày tỏ mối quan tâm quan hệ về luân lý liên quan tới “thứ chiến tranh phòng ngừa”, đã nhận định những trách nhiệm mới về luân lý mà quốc gia của chúng ta đã chấp nhận ở Iraq, đã tranh đấu bảo vệ quyền tự do tôn giáo ở Iraq, đã ủng hộ những nỗ lực giải quyết việc lạm dụng thành phần tù nhân và thành phần bị quản thúc, đã chia sẻ những yếu tố về luân lý của một “thứ chuyển giao hữu trách”, và đã tìm cách đóng góp vào cuộc bàn luận nghiêm cẩn và dân sự liên quan tới đường lối chuyển giao ở Iraq (điển hình là “Cuộc Hội Luận Đạo Lý về Chiến Tranh Hậu 9/11 và Iraq” được tổ chức ngày 11/11/2005 ở Đại Học Georgetown). Chúng tôi biết rằng những lời phát biểu này không đủ. Đã đến lúc cần phải chia sẻ chung để ra tay hành động.
Đất nước của chúng ta đang đứng giữa ngã ba đường ở Iraq. Chúng ta cần phải tránh hai chiều hướng làm méo mó thực tại và hạn chế những đáp ứng thích đáng. Chúng ta cần phải chống lại chiều hướng bi quan có thể đẩy quốc gia chúng ta đến chỗ loại bỏ các thứ trách nhiệm về luân lý nó đã chấp nhận trong việc sử dụng võ lực và có thể xui khiến chúng ta rút lui khỏi Iraq một cách hấp tấp bất kể đến những hậu quả về luân lý và nhân bản. Chúng ta cần phải loại trừ chiều hướng lạc quan đến độ không nhìn nhận những lầm lỗi rõ ràng trong quá khứ, lỗi lầm về vấn đề tình báo thất bại, cũng như lỗi lầm về vấn đề hoạch định thất sách về Iraq, và coi nhẹ những thách đố trầm trọng cùng với những tổn hại về con người trước mắt.
Trái lại, đất nước của chúng ta cần phải tác hành theo chiều hướng thực tiễn có tính cách xây dựng và khôn ngoan giúp chúng ta rút kinh nghiệm quá khứ và tiến về tương lai. Thành phần phác họa chính sách và công dân cần phải tự ý đặt ra những vấn nạn khó khăn về luân lý liên quan tới thứ chiến tranh phòng ngừa và học lấy kinh nghiệm của mình ở Iraq. Khẩn trương hơn là vấn đề quốc gia của chúng ta cần phải thực hiện một cuộc đối thoại nghiêm cẩn và dân sự để tiến bước trên con đường khó khăn hướng tới một việc chuyển giao hữu trách tìm cách giúp nhân dân Iraq đảm nhận trách nhiệm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho họ – một tương lai góp phần cho nền hòa bình trong và ngoài miền đất này. Cuộc đối thoại đất nước này cần phải được bắt đầu bằng việc tìm kiếm “sự thật” về chỗ đứng của chúng ta ở Iraq, chứ không phải việc tìm kiếm lợi ích chính trị hay những biện minh cho các chủ trương trong quá khứ.
Bằng việc thiết tha với tính cách chân thành cần cho cuộc đối thoại đích thực
tìm kiếm con đường dẫn đến nền hòa bình chân chính ở Iraq, quốc gia của chúng ta
đang nỗ lực tìm kiếm “hòa bình trong chân lý”. Đức Thánh Cha của chúng tôi là
Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã chia sẻ về đề tài này trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình
Thế Giới 2006. “Hòa bình trong chân lý” là một đề tài “diễn đạt niềm xác tín là
bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào nếu con người nam nữ được soi động bởi ánh quang
chân lý, thì họ tự nhiên mới bắt đầu tiến bước trên con đường hòa bình” (Pope
Benedict XVI, World Day of Peace Message [January 1, 2006], no. 3)