Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn?

Một Giải Đáp nơi Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Hướng về Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI với 2 chuyến tông du lịch sử - Đức Quốc và  Thổ Nhĩ Kỳ

 

 

 

Bối Cảnh và Vấn Nạn Lịch Sử

 

 

D

ù khách quan mấy đi nữa, dường như không ai có thể chối cãi được rằng nhân loại càng tân tiến càng bạo loạn. Thật vậy, nhân loại tân tiến đến nỗi, càng ngày nhân loại càng văn minh, một nền văn minh chẳng những về phương diện vật chất, với những khám phá chưa từng thấy nơi lãnh vực khoa học, nổi bật nhất là lãnh vực sinh học, và những phát minh diệu kỳ siêu đẳng không thể tưởng tượng về lãnh vực kỹ thuật, đặc biệt là các phương tiện truyền thông xã hội, mà còn về cả về phương diện nhân quyền, với những ý thức về phẩm giá là người và quyền lợi làm người, được thể hiện qua những bản tuyên ngôn nhân quyền, cùng với những tổ chức phục vụ sự sống con người, như Hội Hồng Thập Tự, Hội Bác Ái Caritas v.v. Thế nhưng, càng văn minh về cả vật chất lẫn nhân bản như thế, thế giới lại càng trở nên bạo loạn, một tình trạng chẳng những tràn lan bạo lực hay bạo động (violent) mà còn đầy những loạn cuồng hay hỗn loạn (turbulent) nữa.   

 

Trước hết, nói đến bạo lực hay bạo động, người ta nói chung và thế giới Tây phương nói riêng hiện nay thường nghĩ ngay tới thế giới Ả Rập Hồi Giáo, nhất là thành phần Hồi Giáo cực đoan, cũng như nói tới tục hóa, đối với tín đồ Hồi Giáo, họ nghĩ đến một thế giới Tây phương văn minh nhưng đầy sa đọa. Thực tế cho thấy rõ, những điểm nóng nhất, bạo động nhất hiện nay trên thế giới, đầy những bạo lực, đều xẩy ra ở trong vùng Trung Đông, vùng tập trung đa số quốc gia Hồi Giáo Ả Rập, điển hình nhất và tiêu biểu nhất, có thể kể đến ở Thánh Địa, giữa lực lượng của Tổ Chức Giải Phóng Palestine PLO nói chung và nhóm khủng bố Hamas nói riêng với quốc gia Do Thái; ở Iraq, giữa hai phái Hồi giáo Shitte và Sunni; ở A Phú Hãn, với lực lượng Taliban, nhất là với nhóm khủng bố Al Qaeda, nơi có thể nói là lò sản xuất khủng bố; ở Sudan v.v., chưa kể đến cuộc đụng độ đúng 1 tháng trời giữa nhóm khủng bố Hezbollah và lực lượng Do Thái ở ngay trên đất nước Labanon, từ ngày 14/7 đến 14/8/2006. Bạo lực ở trong vùng thế giới Ả Rập Hồi Giáo này, như thế, không phải chỉ giữa khối Hồi Giáo Ả Rập với Do Thái, như ở Thánh Địa và Lebanon, mà còn giữa các phái Hồi Giáo với nhau nữa, như ở Iraq.

 

Sau nữa, nếu bạo lực và bạo động liên quan tới thế giới Ả Rập Hồi Giáo, thì có thể nói tình trạng loạn cuồng hay hỗn loạn là một đặc điểm của thế giới Tây phương hiện nay, một thế giới văn minh về vật chất nhưng lại đang bị khủng hoảng về luân thường đạo lý, đang bị phá sản về văn hóa nhân bản chân chính, đến nỗi, người ta cảm thấy Tây phương giống như một anh chàng đóng khố (luân lý) đi giầy tây (văn minh) trên khấu trường lịch sử thế giới hiện đại. Tây phương không hỗn loạn là gì, với những luật lệ rừng (jungle law), luật mạnh được yếu thua, luật cá lớn nuốt cá bé, điển hình nhất là luật cho phép phá thai, tức cho phép thai mẫu sát hại chính đứa con vô tội đã thực sự là con người ngay từ khi được thụ thai trong lòng mẹ của mình, hay luật cho phép triệt sinh an tử (điển hình nhất là vụ Terri Schiavo ở Florida vào tháng 4/2005), hoặc triệt sinh trợ tử hay triệt sinh xử tử, những thứ luật cho thấy con người đang làm loạn ngông cuồng muốn nắm quyền sát sinh của nhau, như thể con người tự mình toàn năng tạo nên được sự sống nên cũng có toàn quyền tự diệt nó đi vậy. Chưa hết, thế giới Tây phương không cuồng loạn hơn nữa là gì, với luật cho phép một thứ hôn nhân đồng tính, nam nam lấy nhau, nữ nữ lấy nhau, kèm theo luật cho phép nhận con nuôi, để làm nên một gia đình, như gia đình theo luật tự nhiên giữa một người nam và một người nữ. Tệ hơn nữa, trong khi một đàng muốn trở thành tử thần trong việc ra tay triệt sinh với đủ mọi hình thức (như được liệt kê trên đây), đàng khác, ngược lại, con người văn minh Tây phương lại còn loạn cuồng đến nỗi, muốn trở thành Hóa Công, trong việc muốn tạo sinh ngoại nhiên, như bằng phương pháp tạo sinh sao bản (cloning), tạo sinh thai mướn, tạo sinh ống nghiệm (điển hình là thành phần trẻ em được Tổng Thống Bush hôm 19/7/2006 sử dụng như bằng cớ để phủ quyết dự luật tài trợ việc nghiên thân bào hay stem cell từ phôi thai bào con người).

 

Như thế, nhìn chung, chúng ta thấy, thế giới càng tân tiến càng bạo loạn ngày nay, bao gồm cả thế giới Ả Rập Hồi Giáo với nạn khủng bố đầy bạo độngbạo lực, và thế giới Tây phương văn minh cuồng loạn với những luật lệ phi nhân, phản luân thường đạo lý, đều giống nhau ở một điểm, đều có cùng một tụ điểm, đó là sát hại sự sống con người, đó là tái diễn hiện tượng chẳng những có tính cách chuyên chế độc đoán về ý hệ, mà còn đi đến một hậu quả bất khả tránh của tính cách ý hệ nguy hiểm này là hành động diệt chủng đã từng xẩy ra trong Thế Chiến Thứ Hai. Có thể nói, lịch sử hiện đại, từ cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21 này, hay từ cuối thiến kỷ thứ hai sang đầu thiên kỷ thứ ba này, đang ở trong cuộc đại chiến thứ ba, một trận đại chiến xuất phát từ trong ý hệ lệch lạc của con người đến hành động bạo loạn ra tay sát hại nhau của con người, một trận đại chiến vô biên giới, bao gồm tất cả mọi quốc gia trên khắp thế giới, một trận đại chiến theo chiều hướng toàn cầu hóa (globalization).  

 

Đúng vậy, đại chiến thứ ba chẳng những đang xẩy ra trong nội bộ của thế giới Ả Rập Hồi Giáo cũng như của thế giới văn minh Tây phương, mà thực sự còn xẩy ra giữa hai thế giới này nữa. Không phải hay sao, chính vì tính cách bạo loạn, cho thấy cả hai thế giới đều sắt máu như thế, mà thế giới Ả Rập Hồi Giáo và thế giới văn minh Tây phương không thể nào không đụng độ nhau. Và ngay trong những cuộc đụng độ ấy, lịch sử hiện đại càng thấy được bộ mặt đầy bạo loạn của cuộc đại chiến thứ ba toàn cầu hóa này. Điển hình nhất là hai trường hợp sau đây: Iraq và Iran.

 

Ở trường hợp Iraq, Tây phương không loạn là gì, khi tổ chức Liên Hiệp Quốc, qua cơ quan nguyên tử lực quốc tế IAEA vào cuối năm 2002 và đầu năm 2003, đang thi hành nhiệm vụ thanh tra vũ khí đại công phá ở Iraq theo quyết nghị của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, một hội đồng đa số Tây phương, bao gồm 4 trong 5 quốc gia thành viên chính là Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Hoa, thì Mỹ (và Anh) đã ngang nhiên hất Liên Hiệp Quốc ra ngoài chơi, trong đó tất nhiên có cả hai quốc gia Tây phương khác là Nga và Pháp (cộng Đức bấy giờ), tự động nhào vô “giải phóng” Iraq vào ngày 19/3/2003. Hành động có tính cách làm loạn này của đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ thuộc thế giới Tây phương đã đưa đến một hậu quả ra sao, thế giới đã và đang chứng kiến thấy, đó là một Iraq nội chiến càng ngày càng bạo động chết chóc và một Hoa Kỳ bị sa lầy (còn hơn cả ở Việt Nam cho đến năm 1972), đến nỗi, Hoa Kỳ muốn sống (rút quân) cũng không được mà muốn chết (chiếm đóng) cũng không xong.

 

Ở trường hợp Iran, liên quan tới việc chế tạo nguyên tử, Iran đã tỏ ra lì lợm đến khinh thường tất cả mọi đe dọa của Hoa Kỳ thuộc thế giới Tây phương, thậm chí kể cả quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Có lẽ bởi vì Iran chẳng những, về chính trị, được âm thầm hỗ trợ bởi Nga và Trung Cộng, mà còn cảm thấy rằng Hoa Kỳ đang bị sa lầy ở Iraq, đang lủng củng trong nội bộ tại Mỹ quốc về một Iraq nhức nhối, chưa kể đến về mặt tôn giáo, Iran đang được khối Ả Rập Hồi Giáo ủng hộ, vì tân tổng thống nước này đã đánh trúng tim đen của khối Ả Rập Hồi Giáo trong việc muốn xóa tên Do Thái trên bản đồ thế giới, trong lúc khối Ả Rập Hồi Giáo lại đang hết sức hận tức trước những thái độ ngông cuồng của Tây phương đụng chạm tới vị tiên tri giáo tổ của Hồi Giáo, gây ra bởi bộ tranh biếm họa của Tây phương từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2/2006. Ngoài ra, gương Bắc Hàn lì lợm với dự án nguyên tử của mình, bất chấp Hoa Kỳ, cũng không thể nào không ảnh hưởng tới thái độ cố chấp của Iran. Chưa hết, việc Hoa Kỳ âm thầm bắt giữ và hành hạ thành phần bị tình nghi là khủng bố ở những nhà tù bí mật tại một số nơi, (điển hình là nhà tù Abu Ghraib được đài truyền hình SBS của Úc phổ biến ngày 15/2/2005 về các hình ảnh thu thập được từ năm 2003, gây chấn động cả thế giới Hồi Giáo), trái với luật lệ quốc tế, (lại còn muốn tự sửa đổi luật lệ nhân đạo quốc tế theo ý mình), cũng là yếu tố chẳng những làm cho chính thế giới Tây phương phản đối mà còn làm cho cả thế giới Hồi Giáo Ả Rập phẫn nộ, nhất là thành phần cực đoan và khủng bố.

 

Vậy thì liệu chiêu bài mang tự do dân chủ đến cho thế giới Hồi Giáo của đệ nhất cường quốc tiêu biểu cho Tây phương hiện nay là Hoa Kỳ, một chiêu bài đang được áp dụng đầu tiên tại thí điểm Iraq, có thành công hay chăng? Hay trái lại, Hoa Kỳ càng ngày càng trở thành mục tiêu khủng bố bất cứ lúc nào của thành phần cuồng tín Hồi Giáo. Thế giới Hồi Giáo nói chung và thành phần cực đoan khủng bố nói riêng, không chướng tai gai mắt sao được khi thấy một Hoa Kỳ, thứ nhất, vẫn chưa bỏ được thái độ tân thực dân đế quốc, (như trường hợp một Việt Nam thời đệ nhất cộng hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm), trong khi Hoa Kỳ lại muốn hạ bệ thành phần chuyên chế thuộc thế giới Ả Rập Hồi Giáo xuống, (tiêu biểu là nhà lãnh tụ Iraq một thời Saddam Hussein); thứ hai, vẫn còn thái độ mưu đồ thủ lợi về kinh tế dưới chiêu bài chính trị, (điển hình là Hoa Kỳ không ra tay “giải phóng” Sudan như đã dốc toàn lực vào Iraq là nơi có cả một đại mỏ dầu hỏa); và thứ ba, Hoa Kỳ đang có những hành động âm thầm khủng bố (thành phần bị tình nghi là khủng bố), trong khi kêu gọi thế giới chống khủng bố v.v. Chưa hết, thế giới Ả Rập Hồi Giáo còn chướng tai gai mắt hơn nữa khi thấy một số quốc gia Tây phương còn nhào vô ủng hộ và liên minh với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America) trong việc tấn công khủng bố, đặc biệt là Hiệp Vương Quốc (United Kingdoms of Great Britian) và Tây Ban Nha, điển hình nhất là vụ Iraq.

 

Có thể đó là lý do chính cho 2 cuộc khủng bố tấn công vào Tây Ban Nha và Hiệp Vương Quốc sau biến cố khai chiến 911 ở Hiệp Chủng Quốc, gây tử vong cho 3 ngàn nhân mạng. Thật vậy, sau khi đường đường ra mặt khủng bố tấn công ngay giữa thanh thiên bạch nhật vào những cơ cấu quan trọng của đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ ngày 11/9/2001, một về quân sự là Ngũ Giác Đài và một về kinh tế là Tháp Đôi Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới ở Nữu Ước, hai quốc gia liên minh sát cánh của Hoa Kỳ ngay từ đầu cuộc xâm chiếm Iraq đã trở thành mục tiêu của thành phần khủng bố thuộc thế giới Ả Rập Hồi Giáo. Trước hết là vụ khủng bố tấn công Tây Ban Nha vào cao điểm của Ngày Thứ Năm 11/3/2004, khi ba chiếc xe lửa khác nhau nổ gần giờ nhau vào lúc 8 giờ sáng ở phía nam của hệ thống đường rầy xe lửa thủ đô Ma Ní. Tất cả có 10 vụ nổ xẩy ra ở các trạm Santa Eugenia, El Pozo và Atocha và 3 trái bom khác được cảnh sát khám phá ra và hủy hoại. Cuộc nổ lớn nhất ở chuyến xe lửa tiến đến trạm xe lửa chính Atocha của thủ đô. Hậu quả đã gây thiệt mạng cho 200 người và thương tích cho hơn 1400 người. Sau đó là vụ khủng bố tấn công Hiệp Vương Quốc, cũng tại thủ đô như ở Tây Ban Nha và cũng cùng một đường lối như ở Tây Ban Nha. Thật thế, vào lúc 9 giờ 15 phút sáng ngày Thứ Năm, 7/7/2005, Luân Đôn, nơi mới hôm trước vừa ăn mừng vì đã được chọn (lần thứ hai từ năm 1948) làm nơi tổ chức Thế Vận Hội năm 2012, qua mặt Nữu Ước Hoa Kỳ, Moscow Nga, Paris Pháp, và Maní Tây Ban Nha, đã trở thành mục tiêu cho khủng bố tấn công, ngay thời điểm ngày họp thứ hai của Thượng Nghị G8 do chính Hiệp Vương Quốc điều hợp tại đất nước của mình. Hậu quả của một loạt vụ đặt bom nổ ở các trạm lưu thông đã gây cho 40 người đã bị thiệt mạng, và các bệnh viện cho biết con số bị thương lên đến ít là 300 nạn nhân.

 

Cuộc đại chiến thứ ba có tính cách toàn cầu đang diễn ra giữa thế giới Tây phương văn minh và thế giới Ả Rập Hồi Giáo sẽ đi về đâu và phần thắng sẽ về ai? Theo tự nhiên, thì Tây phương sẽ thắng, với quyền lực về kinh tế, chính trị và quân sự tối tân hùng mạnh của họ hiện nay. Thế nhưng, theo siêu nhiên, cũng chưa chắc. Bởi vì, nếu có một Đấng Quan Phòng mọi sự làm chủ lịch sử loài người, Đấng chỉ lo đến phần rỗi đời đời và hạnh phúc trường sinh cho con người đã được Ngài dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Ngài, thì Ngài có thể dùng lực lượng bạo lực xuất phát từ thế giới Ả Rập Hồi Giáo để thanh lọc Tây phương Kitô Giáo đang băng hoại đức tin chính truyền của họ, nhờ đó kéo họ về với Ngài. Đúng vậy, căn cứ vào hai yếu tố chính yếu sau đây cũng cho thấy thế giới Hồi Giáo đang nắm phần ưu thế: yếu tố thứ nhất là định luật con người không sống nguyên bởi bánh mà còn bởi luân thường đạo lý, và yếu tố thứ hai là định luật mạnh được yếu thua. Nếu cái làm nên con người là yếu tố luân thường và đạo lý chứ không phải kinh tế và chính trị, thì thế giới Tây phương dù có giầu thịnh và phì nộn (đến nỗi có thể bị cao máu và cao mỡ), cùng lắm cũng chỉ có thể tung ra những chiêu bài văn minh và dân chủ hoa mắt trước thiên hạ, nhưng nội công thâm hậu lại không bằng những chưởng vô cùng dũng mãnh cuồng tín liều mạng của thành phần khủng bố thuộc thế giới Ả Rập Hồi Giáo. Đó là lý do hình như thế giới Tây phương lúc nào cũng cảm thấy bất an, nơm nớp lo sợ và đùng cái khiếp hoảng (panic) bất cứ lúc nào, cho dù họ đang sống một cuộc đời hưởng thụ với đủ mọi thứ tiện nghi văn minh và quyền lợi làm người hơn thế giới Hồi Giáo Ả Rập rất nhiều. 

 

Nếu căn cứ vào định luật mạnh được yếu thua, thì thế giới Tây phương, căn cứ vào yếu tố chính yếu thứ nhất, yếu tố làm người về luân thường đạo lý, đã thua thế giới Hồi Giáo ngay từ đầu rồi. Không phải hay sao, với trào lưu chẳng những đa thê mà còn đa phu, (ở chỗ được tự do bỏ nhau theo ý thích để trở thành những cặp vợ chồng khác), hậu quả của luật pháp cho phép ly dị ở thế giới văn minh Tây phương, thì thế giới Tây phương văn minh đã thua thế giới Ả Rập Hồi Giáo là nơi chỉ được phép đa thê chứ không có vấn đề đa phu. Còn nữa, với luật pháp cho phép phá thai, (bao gồm cả trường hợp vị thành niên không cần cha mẹ đồng ý như ở California chẳng hạn), kể cả vấn đề ngừa thai bừa bãi (như việc khuyến khích sử dụng thuốc hậu làm tình after morning pill), thế giới văn minh Tây phương đang gặp khủng hoảng về tình trạng thiếu hụt dân số, (nhất là ở Âu Châu, cách riêng ở Ý quốc), thậm chí đến độ ở dưới cả mức độ thay thế giữa sinh và tử, thì không phải là thế giới Tây phương văn minh đang tự diệt vong hay sao, chưa cần đến thế giới Ả Rập Hồi Giáo, với tục đa thê, càng ngày càng đông đảo, đến nỗi đã di dân tràn sang khắp Tây phương, nhất là ở Âu Châu, đặc biệt là ở Pháp quốc, một ngày kia sẽ chiếm đất giành dân một cách dễ dàng lãnh thổ vốn thuộc thế giới Tây phương. Ngoài ra, về tính cách sát sinh (như đã đề cập đến trên đây) nơi cả hai thế giới Ả Rập Hồi Giáo và Tây phương văn minh, một đàng khủng bố tự sát giết mình và giết người nơi thế giới Ả Rập Hồi Giáo, và một đàng là phá thai nơi thế giới văn minh Tây phương, thì thế giới Ả Rập Hồi Giáo vẫn còn đỡ hơn thế giới Tây phương văn mình, ở chỗ, ở thế giới Ả Rập Hồi Giáo chỉ có một thiểu số thành phần Hồi Giáo cực đoan thực hiện, và chỉ sát hại thành phần kẻ thù của họ, cho dù là đồng bào của họ, trong khi đó, ở thế giới văn minh Tây phương, phá thai là một phong trào, được pháp luật cho phép và sát hại chính ruột thịt của mình. Chưa hết, thế giới văn minh Tây phương đang bị suy yếu bởi chính chế độ dân chủ của mình, một chế độ dân chủ theo chiều hướng ý dân là ý trời, dân muốn gì là trời muốn nấy, như ly dị, phá thai, đồng tính hôn nhân, tạo sinh ngoại nhiên, triệt sinh tùy ý v.v., trong khi đó, thế giới Ả Rập Hồi Giáo vẫn theo chính sách chuyên chế và độc đoán, cả về chính trị lẫn tôn giáo, mà kinh nghiệm cho thấy, thành phần độc đoán tuyệt đối dữ dằn hơn thành phần dân chủ tương đối.

 

Đến đây chúng ta thấy hiện lên bộ mặt thật của cuộc chiến toàn cầu giữa hai thế giới văn hóa, văn hóa theo thế giới Ả Rập Hồi Giáo và văn hóa của thế giới văn minh Tây phương. Có thể nói, tất cả những gì đang xẩy ra hiện nay giữa thế giới Ả Rập Hồi Giáo và thế giới văn minh Tây phương đều xuất phát từ hai nền văn hóa hoàn toàn xung khắc nhau của họ. Kinh nghiệm cho thấy, trong khi văn hóa Tây phương là văn hóa trọng tự do, bởi đó có tính cách tương đối nhân nhượng, thì văn hóa Hồi Giáo là văn hóa nặng quyền lực, bởi đó có tính cách tuyệt đối bất nhân nhượng (như chỉ có một đạo Hồi Giáo duy nhất và trên hết, tuyệt đối không được theo bất cứ một đạo nào khác, tuyệt đối không được giải thích Kinh Koran, tuyệt đối không được chấp nhận văn hóa Tây phương v.v.). Tuy nhiên, xét cho cùng thì tính cách tuyệt đối và tương đối nơi hai nền văn hóa Hồi Giáo và Tây phương này, trên thực tế, lại hoàn toàn ngược lại nhau: tuyệt đối nơi văn hóa Hồi Giáo trở thành tương đối và tương đối nơi văn hóa Tây phương trở thành tuyệt đối. Đúng thế, tính cách tuyệt đối nơi văn hóa Hồi Giáo trở thành tương đối ở chỗ, họ không có một cơ cấu tổ chức nào tuyệt đối tối thượng cả, như bên Giáo Hôi Công Giáo chẳng hạn, bởi đó, họ có thể sống theo Kinh Koran tùy theo ý họ nghĩ và ý họ muốn, hầu như lệ thuộc vào các vị đạo trưởng địa phương, đến nỗi có những lúc họ đã trở thành kình địch với đồng đạo của mình, ra tay chống chọi với nhau và sát hại lẫn nhau, điển hình nhất là ở Iraq từ sau vụ bộ biếm họa Tây phương đến nay. Tính cách tương đối của thế giới Tây phương cũng thế, thực tế đã trở thành tuyệt đối, bởi vì họ đã tuyệt đối hóa tự do của họ, tuyệt đối hóa quyền hạn của họ, đến độ, họ biến ý dân của thành ý trời, ở chỗ, tất cả đều lệ thuộc vào quyết định có tính cách duy thực dụng của họ, tức bất cứ những gì họ nghĩ đều là chân lý và những cái họ muốn đều là sự thiện. Nếu cuộc đại chiến toàn cầu giữa thế giới văn minh Tây phương và thế giới Ả Rập Hồi Giáo chỉ là một cuộc chiến tranh về văn hóa và xuất phát từ hai nền văn hóa hoàn toàn đối chọi và xung khắc nhau như thế, thì quả thực vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một dấu chỉ thời đại được sai đến để giải đáp vấn nạn “Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn?”

 

Thật vậy, từ khi còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, vị Giáo Hoàng tương lai Biển Đức XVI của chúng ta hiện nay đã cảm nhận được cuộc tranh hùng giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo trên bàn cờ lịch sử thế giới, một cuộc tranh hùng giờ đây phần thắng đang nghiêng hẳn về bên thế giới Ả Rập Hồi Giáo. Ngài đã bày tỏ cảm nhận này của mình khi trả lời cho câu hỏi “Việc Hồi Giáo liên kết toàn cầu có nghĩa là gì  đối với Kitô Giáo?” trong cuốn “Salt of The Earth” (Muối Đất), ấn bản Anh ngữ do Ignatius xuất bản năm 1997, trang 245-246, trong chương “Priorities of the Church’s Development – Những điều ưu tiên trong Việc Phát Triển của Giáo Hội”, như sau:

 

“Việc liên kết này là một hiện tượng muôn mặt. Về một phương diện thì các yếu tố tài chính góp phần vào việc này. Quyền lực về tài chính có được nơi các quốc gia Ả Rập là một quyền lực giúp cho họ có thể xây dựng các đền thờ lớn lao khắp nơi, để bảo đảm về sự hiện diện của các cơ cấu văn hóa Hồi Giáo cùng với những điều khác đại loại như thế. Thế nhưng, chắc chắn đó không phải là một yếu tố duy nhất. Yếu tố khác nữa đó là một căn tính được gia tăng, một tâm thức mới về mình.

 

“Trong bối cảnh về văn hóa của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cho đến thập niên 1960, cái trổi vượt của các quốc gia Kitô Giáo về kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự quá lớn mạnh đến nỗi thực sự đẩy Hồi Giáo vào hạng thứ yếu, và Kitô Giáo, có thể nói, các nền văn minh theo căn gốc Kitô Giáo có thể tỏ ra mình như là một quyền lực chiến thắng trong lịch sử thế giới. Thế nhưng, vào lúc ấy lại xẩy ra một cuộc khủng hoảng đại thể về luân lý nơi thế giới Tây phương, một thế giới mang tính cách là một thế giới Kitô Giáo. Trước những tương phản sâu xa về luân lý nơi Tây phương cùng với sự bất lực nội tại của nó – một nỗi bất lực đột nhiên nghịch lại với một quyền lực mới về kinh tế của các quốc gia Ả Rập – hồn sống của Hồi Giáo đã bừng lên. Chúng tôi cũng là một nhân vật nào đó nữa chứ; chúng tôi biết được mình là ai mà; tôn giáo của chúng tôi đang vững mạnh đây; các người không còn thứ tôn giáo như thế nữa. 

 

“Đó thực sự là cái cảm thức hôm nay nơi thế giới Hồi Giáo: ở chỗ, các quốc gia Tây phương không còn khả năng giảng dạy một sứ điệp về luân lý nữa, mà chỉ có một thứ kiến thức về kỹ thuật để cống hiến cho thế giới mà thôi. Kitô Giáo đã bị lịm tắt mất rồi; nó thực sự không còn hiện hữu như là một tôn giáo nữa; thành phần Kitô hữu không còn luân lý hay đức tin nữa; tất cả những gì còn lại đó là một ít vết tích của vài ý nghĩ minh tri tân thời mà thôi; chúng tôi có một thứ tôn giáo vững vàng chắc chắn.

 

“Bởi vậy thành phần tín đồ Hồi Giáo giờ đây đã ý thức rằng thực sự Hồi Giáo cuối cùng trở thành một tôn giáo cường tráng hơn, và họ có một cái gì đó để nói với thế giới, thực sự họ là một lực lượng về tôn giáo chính yếu cho tương lai. Trước đây, sharia (luật Hồi Giáo - chú thích của người dịch) và tất cả những thứ ấy đã biến mất trên hiện trường ở một nghĩa nào đó; giờ đây trở thành một niềm hãnh diện mới. Thế là một nhiệt tình mới, một cường độ mới về nhu cầu sống Hồi Giáo đã bừng lên. Đó là một quyền lực mạnh mẽ nơi Hồi Giáo: Chúng tôi có một sứ điệp về luân lý đã từng hiện hữu mà không bị lũng đoạn từ hồi các vị tiên tri, và chúng tôi sẽ nói cho thế giới biết cách sống sứ điệp này, trong khi Kitô Giáo chắc chắc không thể nào làm nổi. Dĩ  nhiên là cờ đã đến tay chúng tôi nhờ ở quyền lực nội tại này của Hồi Giáo, một thứ quyền lực thậm chí thu hút cả những lãnh vực về hàn lâm nữa”.

 

Giáo Hoàng và Tông Du Mục Vụ

 

 

Đ

úng thế, theo thiên định của Đấng là Chủ Tể Lịch Sử loài người, cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21 cần phải xuất hiện một vị Giáo Hoàng xuất thân từ một nước cộng sản là Balan, đó là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, với giáo triều dài thứ ba trong lịch sử Giáo Hội Kitô Giáo, với 26 năm rưỡi. Theo diễn tiến của lịch sử cho tới nay, thì vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được sai đến với sứ mạng liên quan tới thế giới Cộng Sản nói chung và Cộng Sản Đông Âu nói riêng, một khối cộng sản đã tự động sụp đổ vào năm 1989, bắt nguồn từ chính đất nước Balan của ngài, một cách hoàn toàn ngỡ ngàng trước mắt thế giới tư bản là thế giới vẫn bất lực trước nỗ lực muốn tiêu diệt thế giới cộng sản trong cuộc Chiến Tranh Lạnh Cold War. Tuy nhiên, trước khi hoàn tất sứ vụ của mình và vĩnh viễn ra đi, hay sau khi đã dẫn Giáo Hội Công Giáo nói riêng và Kitô Giáo nói chung tiến vào ngàn năm thứ ba Kitô Giáo qua ngưỡng cửa Đại Năm Thánh 2000, vị Giáo Hoàng này còn chứng kiến thấy một biến cố liên quan tới một cuộc chiến tranh mới, nguy hiểm hơn và khủng khiếp hơn nữa, khởi đi từ Hoa Kỳ vào ngày 11/9/2001. Đó là lý do, trong Sứ Điệp Hòa Bình cho ngày 1/1/2003, với chủ đề “Hòa Bình Không Thể Thiếu Công Lý, Công Lý Không Thể Thiếu Thứ Tha”, (ở đoạn 4-7), ngài đã chẳng những nhận định về loại chiến tranh khủng bố này mà còn đưa ra cả sách lược chống lại nữa, một sách lược liên quan tới thế giới Tây phương, như sau:

 

"Chính vì hòa bình phát xuất từ công lý cũng như từ thứ tha mà hôm nay đây nó đã bị cuộc khủng bố thế giới tấn công. Trong những năm vừa rồi, nhất là từ khi kết thúc tình trạng Chiến Tranh Lạnh, công cuộc khủng bố đã phát triển thành một hệ thống tổ chức tinh vi về cấu kết chính trị, kinh tế và kỹ thuật, một kết cấu vượt ra ngoài lãnh địa quốc gia, tới chỗ bao trùm toàn thể thế giới.

 

"Khi những tổ chức khủng bố sử dụng những tay sai của mình như khí cụ để khai chiến chống lại người vô phương chống đỡ và ngay lành là họ rõ ràng chứng tỏ cho thấy họ đang nung nấu một ý muốn sát hại. Khủng bố phát xuất từ hận thù và gây ra tình trạng cô lập, ngờ vực và khép kín… Khủng bố xẩy ra là do lòng khinh thường sự sống con người. Bởi thế, nó không chỉ gây ra những tội ác bất khả dung, mà tự mình nó còn là một tội ác phạm đến nhân loại nữa, bởi nó dùng đến những đường lối khủng bố về chính trị và quân sự" (đoạn 4)

 

"Thế nên, cần phải có quyền tự vệ đối với hành động khủng bố, một quyền bao giờ cũng phải thi hành bằng cách tôn trọng những giới hạn về luân lý và pháp lý, trong việc chọn lựa giữa cùng đích và phương tiện. Lỗi lầm cần phải nhận diện một cách xác đáng, vì tính chất vấp phạm tội ác bao giờ cũng thuộc về cá nhân, không thể qui cho cả một dân nước, cả một nhóm chủng tộc hay tôn giáo có phần tử là những người khủng bố. Việc quốc tế hợp tác vào việc chống lại những hoạt động khủng bố cũng đòi phải là một việc làm chính trị đầy can đảm và quyết tâm, một việc dấn thân về ngoại giao và kinh tế, để làm giảm bớt những tình trạng đè nén và hất hủi là những gì sinh ra mưu cơ tác hành của thành phần khủng bố.

 

(Biệt chú của người dịch: những ý tưởng đoạn trên đây có thể được hiểu là một lời nhận định cùng nhắc nhở về phản ứng tấn công của Tây phương, qua Hoa Kỳ, trong chiến dịch bài trừ khủng bố ở A Phú Hãn bắt đầu từ ngày 7/10/2001, một chiến dịch đã chẳng những không "thi hành bằng cách tôn trọng những giới hạn về luân lý và pháp lý, trong việc chọn lựa giữa cùng đích và phương tiện. Lỗi lầm cần phải nhận diện một cách xác đáng, vì tính chất vấp phạm tội ác bao giờ cũng thuộc về cá nhân, không thể qui cho cả một dân nước, cả một nhóm chủng tộc hay tôn giáo có phần tử là những người khủng bố", mà còn không để ý gì tới nguyên nhân sâu xa của nạn khủng bố liên quan tới "những tình trạng đè nén và hất hủi" do chính thế giới văn minh đầy những cường quốc gây ra).

 

"Ngoài ra, cũng cần phải nhấn mạnh là tình trạng bất công hiện nay trên thế giới không bao giờ được lấy đó là cớ cho những hành động khủng bố cả" (đoạn 5)

 

"Những ai sát hại bằng những hành động khủng bố là những người thực sự thất vọng về nhân loại, về sự sống cũng như về tương lai. Theo quan niệm của mình, họ cần phải ghét bỏ và hủy diệt tất cả mọi sự. Những người khủng bố chủ trương rằng sự thật mà họ tin tưởng hay khổ đau họ phải chịu đựng là tất cả những gì biện minh cho phản ứng của họ trong việc hủy hoại ngay cả những mạng sống vô tội. Hiện tượng khủng bố thường là hậu quả của khuynh hướng cực đoan bảo thủ cuồng loạn phát xuất từ niềm tin tưởng rằng quan điểm riêng của mình về sự thật cần phải bắt mọi người khác phải chấp nhận… Việc cố gắng dùng võ lực để áp đặt trên người khác những gì chúng ta cho là chân lý là một hành động phạm đến phẩm vị con người, đúng hơn phạm đến Thiên Chúa mà con người là hình ảnh của Ngài. Vì lý do ấy, những gì thường được nói đến như là khuynh hướng cực đoan bảo thủ đều là những thái độ thực sự phản lại niềm tin vào Thiên Chúa. Việc khủng bố không lợi dụng người ngay lành mà là chính Thiên Chúa, ở chỗ, nó cố ý biến Ngài thành một ngẫu tượng để thực hiện mục đích riêng tư của mình" (đoạn 6). 

 

"Bởi thế mà không một nhà lãnh đạo tôn giáo nào có thể bỏ qua được hành động khủng bố, lại càng không truyền dạy khủng bố. Khi tuyên bố mình nhân danh Thiên Chúa để khủng bố, để bạo hành người khác, là việc làm tục hóa đạo giáo.

 

"Tuân theo giáo huấn và mẫu gương của Chúa Giêsu, Kitô hữu tin rằng việc tỏ lòng xót thương là việc sống chân lý cuộc đời của mình… Thành phần môn đệ theo Đức Kitô, thành phần được rửa trong Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh cứu độ của Người, bao giờ cũng phải là những con người nam nữ của lòng xót thương và tha thứ" (đoạn 7)

 

Để tiếp nối vị Giáo Hoàng triết gia nhân bản người Balan đầy kinh nghiệm mục vụ này, vị giáo hoàng đã đi khắp thế giới qua 104 chuyến tông du để mang lại “vui mừng và hy vọng” đến cho thế giới tân tiến, Đấng Quan Phòng Thần Linh đã sai đến một vị giáo hoàng thần học gia chuyên về đức tin hiệp thông, vị xuất thân từ một đất nước bắt nguồn phong trào Thệ Phản Cải Cách từ thế kỷ 16, đồng thời cũng là quốc gia xuất phát hai Thế Chiến I và II trong thế kỷ 20, phải chăng, là để vị giáo hoàng xuất thân từ đất nước không còn bức tường Bá Linh ngăn cách giữa đông và tây, (ám chỉ một Âu Châu chia rẽ và cách phân), tiếp tục công cuộc đang dang dở của vị tiền nhiệm hết sức khả kính của ngài, đó là xây dựng một Âu Châu hiệp nhất thực sự, một Âu Châu chẳng những phi cộng sản mà còn trở thành một tân Âu Châu với nền văn hóa sự sống và văn minh yêu thương nữa. Đó là lý do, thực tế cho thấy, Khối Hiệp Nhất Âu Châu, với 25 quốc gia hội viên hiện nay, không thể nào hiệp nhất được với nhau chỉ về phương diện kinh tế và chính trị, nếu không hiệp nhất trước hết và trên hết về tôn giáo, tức trở lại với căn gốc Kitô Giáo làm nên văn hóa và căn tính chung của châu lục này.

 

Theo chiều hướng ấy chúng ta mới thấy được tính cách rất ư là quan trọng và khẩn trương nơi chung giáo huấn của ngài, (thiên về chủ đề sống đức tin và hiệp thông), các chuyến tông du của vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI lên ngôi năm 78 tuổi, một giáo triều chắc chắn ngắn ngủi, không thể nào dài bằng vị tiền nhiệm của ngài. Thật vậy, nếu tính đến chuyến tông du thứ năm tới đây của ngài ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ ngày 28/11 đến 1/12/2006, tức vào tuần lễ cuối cùng của Năm Phụng Vụ B có Lễ Chúa Kitô Vua, ngay trước khi bước vào Mùa Vọng, thì 5 chuyến tông du mục vụ của ngài có những ý nghĩa đặc biệt như sau:

 

Chuyến tông du mục vụ thứ nhất ở Cologne Đức quốc cho giới trẻ trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX (18-21/8/2005) để củng cố đức tin cho giới trẻ Công Giáo là hy vọng của Giáo Hội và của xã hội đang sống trong một “Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn”; chuyến tông du mục vụ thứ hai ở Ba Lan (25-28/5/2006) để củng cố đức tin cho dân tộc Balan, một dân tộc rất mẫu mực sống theo truyền thống Công Giáo vào bậc nhất ở Âu Châu, nhờ đó họ trở thành một lực lượng tái truyền bá phúc âm hóa Âu Châu theo gương của vị giáo hoàng đồng hương của họ; chuyến tông du mục vụ thứ ba ở Valencia Tây Ban Nha (8-9/7/2006) cho Ngày Thế Giới Các Gia Đình Họp Mặt V, để củng cố đức tin cho ơn gọi hôn nhân gia đình là cơ cấu bị nền văn hóa sự chết tấn công đang băng hoại rất nhiều, cách riêng ở Tây Ban Nha; chuyến tông du mục vụ thứ bốn ở Bavaria Đức quốc (9-14/9/2006), không phải chỉ để viếng thăm quê hương đất nước của mình, mà là chẳng những để củng cố đức tin cho đồng hương Công Giáo của mình, một dân tộc nổi tiếng về nhiều phương diện, nghệ thuật, âm nhạc, triết học, khoa học, chính trị, kinh tế, thần học v.v. nhưng hiện nay lại rất yếu kém về đời sống siêu nhiên, mà còn nỗ lực thực hiện ước nguyện đại kết của ngài với các giáo hội và cộng đồng Kitô hữu Cải Cách ở Đức; chuyến tông du mục vụ thứ năm ở Thổ Nhĩ Kỳ (28/11-1/12/2006) cũng là chuyến tông du đại kết, lần này với Chính Thống Giáo.

 

Thế nhưng, liệu chuyến tông du thứ năm đến Thổ Nhĩ Kỳ của ngài có hiện thực chăng, hay là một cuộc liều mạng chứng nhân?

 

Đúng thế, trước tình hình bùng lên dữ dội của thế giới Hồi Giáo, từ một nước Hồi Giáo nghiêng về chủ nghĩa trần thế tương tự Tây phương như Thổ Nhĩ Kỳ, đến những quốc gia Hồi Giáo cực đoan ở Trung Đông và nhất là ở Pakistan, trong gần một tuần, từ ngày Thứ Năm 14/9 đến hết Thứ Hai 25/9/2006, về những lời trích dẫn khách quan của vị Giáo Hoàng đương kim Biển Đức XVI ở Đại Học Đường Regensburg hôm Thứ Ba 12/9/2006, liên quan tới Hồi Giáo và bạo lực, liệu chuyến viếng thăm thứ năm này của ngài, chuyến viếng thăm đã được chính tổng thống nước này là Ahmet Necdet Sezer, vị tổng thng nhit lit phò chủ nghĩa trn thế của Tây phương.

 

Về phía chính trị, phải chăng vị tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đương kim phò chủ nghĩa trần thế của Tây phương muốn mời vị lãnh đạo thế giới Công Giáo là vị Giáo Hoàng đương kim Biển Đức XVI này, nhân vật có thể nói là tiêu biểu và có thế giá nhất ở thế giới Tây phương, tới nước của ông, vì nước của ông đang có liên quan tới việc nước này muốn gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu, một việc mà khi còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đặt vấn đề là Khối Hiệp Nhất Âu Châu có nên chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ hay chăng, vì nước này có nền văn hóa không hợp với Âu Châu? Cũng nên nh rng, v tng thng này ch lên tiếng mi, sau khi đức thượng ph toàn cu ca Chính Thng Giáo Th Nhĩ K mi mà thôi, và li mi ca ông ch xy ra sau biến c mt v linh mc người Ý là Andrea Santoro b sát hi ngày 5/2/2006 ở Anatolia gây ra bi v b tranh biếm ha Đan Mch và Âu Châu liên quan ti v tiên tri giáo t ca Hi Giáo.

 

Thật vậy, theo tình hình diễn tiến cho thấy, vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu có vẻ nặng kinh tế và nhẹ nhân quyền. Đức ông Aldo Giordano, tổng bí thư của Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu (CCEE: Council of European Bishops' Conferences) đã tỏ ra lo ngại là trong việc cứu xét đến vấn đề chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ vào Khối Hiệp Nhất Âu Châu, Khối Hiệp Nhất Âu Châu đặt nặng vấn đề sách lược và chính trị hơn là vấn đề nhân quyền.

 

Đúng thế, vị tổng bí thư này đã bày tỏ mối quan tâm của mình với Đài Phát Thanh Vatican, sau khi cuộc họp ở Brussels quyết định hôm 17/12/2004 về vấn đề bắt đầu vào Tháng 10/2005 thảo luận tới việc gia nhập từ từ của quốc gia Hồi giáo duy nhất ở Âu Châu này.

 

Tuy nhiên, trước đó, tờ nhật báo Avvenire ở Ý đã gây chú ý về những đã xy ra ở Quốc Hi Âu Châu ti Strasbourg, Pháp quc hôm 15/12/2004, liên quan đến cuc bỏ phiếu tha nhn Thổ Nhĩ Kỳ đối vi vn đề có thể trở thành phần tử của khi này. Mt nhóm đại biu, vì quan tâm ti vic nước này cn phi tôn trng nhân quyn, đã nêu lên mt bn tu chính yêu cu nước y ban pháp quyn tc khc cho các nhà thờ Kitô giáo trong xứ sở này; hủy bỏ Văn Phòng Tôn Giáo Vụ, một cơ cấu ngt nghèo kim soát vic thờ phượng; và cho phép kiến thiết các cơ sở mới. Tuy nhiên, cuc bỏ phiếu ca Quc Hi Âu Châu đã loi bỏ bản tu chính này.

 

Theo tờ nhật báo Avvenire thì thành phần cuối cùng bị kỳ thị tôn giáo ở nước này là Chính Thống giáo. Bởi vì nước Hồi giáo này không cho phép Chính Thống giáo lấy lại Nhà thờ Trinh Nữ Dâng Mình ở Istanbul là nhà thờ bị thiệt hại trong cuộc tấn công Sứ Quán Hiệp Vương Quốc năm 2004. Hôm 21/11/2004, Đức Thượng Phụ toàn cầu Bartholomew I giáo chủ Contantinople đã nói rằng:

 

·        Chúng tôi thấy mình trở thành nạn nhân chẳng những của thành phần khủng bố mà còn của các thẩm quyền nơi thành phố này và xứ sở này. Chúng tôi chỉ xin những gì là quyền lợi được đối xử bình đẳng như hết mọi người công dân”.

 

Mấy ngày sau, chẳng một lời cắt nghĩa, vị giám mục ở Mira không được phép cử hành Giờ Kinh Thần Vụ hằng năm diễn ra vào ngày 6/12 nơi cảnh đổ nát của nhà thờ Thánh Nicholas ở Mira, Tiểu Á. Và một phán quyết hầu như đồng thời của Tối Cao Pháp Viện không cho vị thượng phụ này các quyền sở hữu đối với một cô nhi viện thuộc các hải đảo Chư Hoàng Tử. Tòa án này, hai tháng trước đó, cũng đã phủ quyết việc tái thiết Chủng Viện Thần Học ở Halki.

 

ĐHY Roberto Tucci đã nhận định trên Đài Phát Thanh Vatican rằng Khối Hiệp Nhất Âu Châu đặt nặng “các yếu tố khác, kinh tế, chính trị, quân sự v.v. mà coi thường những giá trị về tự do tôn giáo”, một coi thường “rất ư là nguy hiểm”, “như thể Âu Châu không tìm thấy những giá trị nào cao cả hơn” là những giá trị được đề cập đến trong lãnh vực trần thế.

 

Đức Ông tổng thư ký cho rằng vấn đề này liên quan đến việc Bản Hiến Pháp Âu Châu không dám minh nhiên nói rõ đến các căn gốc Kitô giáo:

 

·        Vấn đề rắc rối thật sự có lẽ là vấn đề về chính chúng ta. Một thực tại mà không có căn tính hiển nhân đang gặp nguy cơ thảm bại”.

 

Thổ Nhĩ Kỳ có 68 triệu dân hầu như toàn tòng Hồi giáo. Các cộng đồng tôn giáo không phải Hồi giáo không được pháp luật chính thức nhìn nhận.

 

Lịch sử chính trị và quân sự còn ghi nhận là từ năm 1326, Đế Quốc Ottoman xut phát từ Thổ Nhĩ Kỳ đã xut hin trên chiến trường thế giới, chng nhng đã trit hạ được Đế Quốc Byzantine năm 1453, mà còn, vào thế kỷ 16, đã bành trướng biên cương bờ cõi đế quốc này ti tn Hung Gia Li ở miền bc vào năm 1526, ri sau đó ti Yemen ở miền nam, Morocco ở miền tây, và Ba Tư ở miền đông, trở thành một đế quốc ln nht thế giới vào đầu thế kỷ 17, bao gồm mt vùng đất tam biên là Đông Âu, Trung Đông và Bc Phi. Thế nhưng, từ năm 1783 đến 1914, đế quốc này đã mt đi nhiu chiếm địa ca mình, và cui cùng đã tan bi trong Thế Chiến Thứ I (1914-1918) cùng với Đức quc.

 

Về phía tôn giáo, không cần biết đến ngầm ý hay dụng ý chính trị ấy có phải thực sự là như thế hay chăng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vẫnb được dịp để thực hiện chiều hướng đại kết Kitô Giáo của ngài, một chiều kích ngài đã tuyên bố ngay từ ban đầu, ngay sau khi được hồng y đoàn tuyển bầu làm Giáo Hoàng, một nguyện ước đã được ngài minh nhiên và mạnh mẽ bộc lộ trong thánh lễ đầu tiên với các vị tại nguyện đường Sistine hôm Thứ Tư 20/4/2005, tức ngay sau ngày ngài trúng cử giáo hoàng 19/4/2005, như sau:

 

·        Bằng tất cả ý thức và vào lúc mở đầu cho thừa tác vụ của mình ở Giáo Hội Rôma là nơi Thánh Phêrô đã tắm máu, vị Thừa Kế này lãnh nhận, như là quyết tâm chính yếu của mình, quyết tâm không ngừng hoạt động hướng đến việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình của tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô. Đó là tham vọng của ngài, đó là nhiệm vụ bó buộc của ngài. Ngài biết rằng, để làm điều này, những bày tỏ về cảm tình thiện cảm mà thôi chưa đủ. Cần phải có những cử chỉ cụ thể để thấm nhập các tâm hồn và đánh động lương tâm, phấn khích mọi người tiến đến chỗ hoán cải nội tâm là điều căn bản cho tất cả mọi thứ tiến bộ trên con đường đại kết”.

 

Tuy nhiên, trong cuộc xuống đường dữ dội của thế giới Hồi Giáo vừa rồi, sinh mạng ngài đã bị đe dọa, nhất là từ nhóm khủng bố khét tiếng Al Qaeda, và được cảnh báo bởi nhân vật Thổ Nhĩ Kỳ đã từng ra tay ám sát Đức Gioan Phaolô II, thì liệu chuyến tông du thứ năm này có thể hiện thực hay chăng?

 

Nếu không thể rút lại na, vì thế giá của cả đôi bên, thì phi chăng chuyến tông du này là mt cuc mo him, là mt cuc liu mng? Tình hình cho thy, nếu Tng Thng Thổ Nhĩ Kỳ không bị áp lực ca thành phn Hi Giáo cc đoan trong nước chng đối vic tiếp rước vị giáo hoàng này, thì chắc chn Đức Thánh Cha Bin Đức XVI sẽ không chịu bỏ cuộc, cho dù có thc sự nguy hiểm đến tính mng ca ngài đi na, và chuyến tông du ca ngài đến Thổ Nhĩ Kỳ, nếu quả thực xy ra án mng, thì chng khác gì như cuộc lên Giêrusalem ca Chúa Kitô để tử nạn cu thế vậy thôi.

 

Bí Mật Fatima phần thứ ba, liên quan đến cái chết thực sự của vị giám mục mặc áo trắng là Giáo Hoàng Rôma, (chứ không phải cái chết hụt của Đức Gioan Phaolô II ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô bởi công dân Thổ Nhĩ Kỳ là Ali Agca), có thể đang treo lơ lửng trên đầu vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI?

 

Trong bài “Al Qaeda threat over pope speech”, mạng điện toán toàn cầu CNN ngày 18/9/2006, có trích lại lời của nhóm Al Qaeda như sau:

 

·        Tụi chúng mình sẽ bẻ gây cây thập tự giá và đổ tràn rượu ra…. Thiên Chúa sẽ giúp tín đồ Hồi Giáo chiến thắng Rôma…. Thiên Chúa để cho tụi chúng mình chặt cổ chúng, và làm cho tiền bạc của chúng cùng giòng dõi của chúng thành những gì tưởng thưởng cho thánh chiến quân”.

 

Trong cuộc bấn loạn của thế giới Hồi Giáo xẩy ra ngay sau chuyến tông du của vị lãnh đạo thế giới Công Giáo về thăm quê hương đất nước Bavaria Đức quốc của mình, Báo chí ở Thủ Đô Ankara Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng tải bức thư của Ali Agca là tay ám sát Đức Gioan Phaolô II trước đây, vẫn đang ngồi tù tại bản quốc của y sau khi được chính quyền Ý thả ra vào năm 2000 theo lời xin ân xá của vị giáo hoàng nạn nhân. Anh ta viết thư gửi vị giáo đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI để cảnh giác ngài rằng:

 

·        Ông nhất định đừng có mà đến Thổ Nhĩ Kỳ nghe. Ông có thể gặp nguy hiểm cho sinh mạng của ông đó. Thư này tôi viết cho ông là vì tôi đã nắm được hết đầu đuôi câu truyện này mà”.   

 

Về phía truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo bài “Muslim fury at pope jihad comments” được tác giả Syed Mohsin Naqvi viết và được mạng điện toán toàn cầu CNN phổ biến ngày Thứ Sáu 15/9/2006, cơ quan thông tin Anatolian quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đã trích lại lời của vị lãnh đạo văn phòng Hướng Dẫn Chung Về Tôn Giáo Vụ ở Ankara là Ali Bardakoglu như thế này:

 

·        Những lời lẽ của vị giáo hoàng này hết sức là đáng tiếc, đáng quan ngại và bất hạnh liên quan tới thế giới Kitô Giáo và nền hòa bình chung của nhân loại. Tôi không thấy có ích lợi gì nơi một người đến viếng thăm thế giới Hồi Giáo lại nghĩ tưởng như thế về vị thánh tiên tri của Hồi Giáo”.

 

Theo bài “Muslim anger over papal comments grows” của Benjamin Harvey ngày Thứ Sáu 15/9 trên mạng điện toán toàn cầu CNN, thì nhân vật tên Salih Kapusuz, phó thủ lãnh đảng Hồi Giáo của Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nói trên truyền hình quốc gia rằng những phát ngôn của giáo hoàng Biển Đức XVI một là ‘thành qu của sự thiếu hiểu biết đáng thương’ về Hồi Giáo và về vị tiên tri của đạo này, hay tệ hơn nữa, là một việc cố tình bóp méo sự thật. Nhân vật này nói:

 

·        Ông (giáo hoàng này) có một tâm thức đen tối được bắt nguồn từ Thời Trung Cổ tối tăm. Ông là một thứ sơ đẳng chưa học được tinh thần canh tân của thế giới Kitô Giáo. Dường như đây là một nỗ lực muốn làm sống lại tâm thức của các cuộc Đạo Binh Thánh Giá. Biển Đức, tác giả của những phát ngôn khốn nạn và xấc láo ấy, đang bị thụt lùi vào lịch sử bởi những lời lẽ của mình. Ông đang bị thụt lùi vào lịch sử cũng một kiểu như các nhà lãnh đạo Hitler và Mussolini”.

 

Cũng tại Thổ Nhĩ Kỳ, giáo hoàng Biển Đức XVI còn bị yêu cầu là phải xin lỗi trước cuộc viếng thăm của ngài tới đây. Một đảng phái khác đã tổ chức một một xuống đường ở bên ngoài đến thờ lớn nhất Ankara, với một nhóm khoảng 50 người đã đến đặt một vòng hoa đen bên ngoài cơ quan sứ vụ ngoại giao của tòa thánh Vatican.

 

Theo mạng điện toàn cầu CNN cùng ngày Chúa Nhật 17/9/2006, qua bài “Muslims demand apology from pope” của Flavia Taggiasco, Hada Messia và Delia Gallagher, thì giáo hoàng Biển Đức XVI đã đích thân lên tiếng thanh minh về những gì ngài nói gây chấn động bất lợi nơi thế giới Hồi Giáo từ Thứ Năm 14/9 vừa rồi, song các vị lãnh đạo Hồi Giáo vẫn cho rằng chưa đủ và khăng khăng đòi vị giáo hoàng này phải đích thân lên tiếng xin lỗi mới được.

 

Riêng ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo hãng thông tấn AP, thì ông Bộ Trưởng Nội Vụ Mehmet Aydin đã nói với thành phần phóng viên báo chí ở Istabul rằng vị giáo hoàng này có vẻ tỏ ra xin lỗi về việc phản ứng giận dữ chứ không phải về chính những điều ông đã nhận định về Hồi Giáo: 

 

·        Quí vị một là nói lời ‘tôi xin lỗi’ này một cách thích đáng hai là chẳng nói gì hết. Quí vị xin lỗi về việc nói một điều như vậy hay về những hậu quả của điều ấy đây?”

 

Tuy nhiên, theo ông Bộ Trưởng Ngoại Giao của nước Thổ Nhĩ Kỳ này thì chuyến viếng thăm của vị giáo hoàng này đến đất Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không có gì thay đổi. Các vị giám mục Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, vào hôm Thứ Hai 18/9/2006, vẫn tiếp tục bàn đến các chi tiết cho việc cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha tại Thủ Đô Ankara.

 

Trong bài “Can pope's Turkey trip calm anger?” được mạng điện toán toàn cầu CNN phổ biến ngày 19/9/2006, đã phổ biến những nhận định của hai tờ báo. Trước hết là lời của vị chủ nhiệm tờ nhật báo Thỗ Nhĩ Kỳ The New Anotolian là IInur Cevik nhận định về chuyến viếng thăm của vị thủ lãnh thế giới Công Giáo tới đây như sau:

 

·        Cả chúng tôi nữa cũng muốn chuyến viếng thăm này được hiện thực, nhưng sẽ xẩy ra thế nào đây? Làm sao vị giáo hoàng này có thể sửa đổi và thuyết phục được đám đông quần chúng sống theo cảm thức đạo giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ rằng ông không phải là kẻ thù của Hồi Giáo và ông muốn hình thành một bầu khí chung sống với nhau? Đó là một công việc khó khăn cần vị giáo hoàng này thực hiện. Nếu ngài không làm nổi điều này thì nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ rất khó mà tỏ ra nồng hậu tiếp đón ông. Những gì ông giáo hoàng này làm là sai lầm. Tối thiểu là ông đã làm tổn thương tới những cảm quan đạo giáo của quần chúng Thổ Nhĩ Kỳ”.

 

Đúng thế, theo bài viết này thì lời trích dẫn của vị giáo hoàng chẳng những đã làm cho thành phần lãnh đạo Hồi Giáo hận tức, bao gồm cả giới chính quyền theo Hồi Giáo, mà còn gây ấn tượng cho thành phần không theo tôn giáo nào rằng ngài không tỏ ra thân thiện và vẫn còn tỏ ra chống lại việc nước này muốn xin gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu.

 

Đó là lý do, vị chủ nhiệm trên hy vọng rằng chuyến viếng thăm của vị giáo hoàng này là cơ hội để “chỉ cần đánh tan thành kiến của cả hai thành phần này” ở Thổ Nhĩ Kỳ:

 

·        Ông giáo hoàng cần phải thấy được sự kiện là một nước Thổ Nhĩ Kỳ theo chủ nghĩa trần thế có cả một khối dân Hồi Giáo khổng lồ có thể là những gì trở thành vốn liếng cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Ông có thể đích thân thấy được rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể là một chiếc cầu nối tốt giữa các nền văn minh và tôn giáo … rằng đó là một xứ sở Hồi Giáo đặc thù theo cái nhìn của Tây phương”.

 

Tờ Turkish Daily News cũng đăng tải bài viết của Cengiz Aktar, đồng ý rằng vị giáo hoàng này có thể ban bố:

 

·        Một sứ điệp quan trọng nhất là làm thế nào nền hòa bình quí giá được tất cả chúng ta đang tìm kiếm sẽ là: Một nước Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo trở thành hội viên của Khối Hiệp Nhất Âu Châu theo chủ nghĩa trần thế”. 

 

Tình hình căng thẳng và giận dữ nơi thế giới Hồi Giáo, sau hai lần thanh minh và dẫn giải của chính Đức Thánh Cha, một vào buổi nguyện Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 17/9 và một vào buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 20/9/2006, nhất là từ sau cuộc gặp gỡ giữa ngài với thành phần đại diện thế giới Hồi Giáo hôm Thứ Hai 25/9/2006, đã dường như thực sự lắng đọng, nhưng phải chăng đây cũng có thể là bầu khí thuận lợi cho việc âm thầm mưu toan thực hiện những gì bất lợi cho vị giáo hoàng vào chuyến tông du tới đây của ngài hay chăng?

 

Phân tích kỹ Bí Mật Fatima phần thứ ba, thì biến cố Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vẫn chưa hoàn toàn xẩy ra đúng hệt như những gì được thị kiến thấy ở đây. Trước hết là việc ngài chết hụt chứ không chết thật như đã được xác định rõ: “Ngài đã bị ám sát chết”. Thứ hai là ngài chỉ bị một tay sát thủ thường dân (Ali Agca) bắn mà thôi, chứ không phải nhiều người lính như được nói tới: “bởi một nhóm lính”. Thứ ba, ngài bị ám sát bằng đạn thôi, chứ không phải “bằng các viên đạn và mũi tên” như phần Bí Mật Fatima thứ ba viết rõ. Và thứ bốn, “cũng lần lượt bị sát hại như thế có cả các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cùng với thành phần giáo dân ở các tầng lớp và vai trò khác nhau”, nhưng trong biến cố 13/5/1981 thì chỉ có một mình ngài bị sát hại mà thôi.

 

Căn cứ vào những suy diễn theo biến cố 13/5/1981, thì lần này, nếu thực sự xẩy ra, vị giáo hoàng đương kim của chúng ta, vị hằng nói tới thập giá chế ngự sự dữ cũng như tới đức tin và thúc giục sống đức tin, nhất là trong chuyến tông du về Đức 6 ngày 9-14/9/2006, một đức tin gay go trong thế giới ngày nay, mà muốn sống trọn thì chẳng khác gì như “đang tiến lên một ngọn núi dốc đứng, trên đỉnh có một cây Thập Giá lớn”, biết đâu có th bị sát hại chết thực sự, bởi một nhóm dân quân khủng bố nào đó (như nhóm Al Qaeda đã đe dọa và tay sát thủ Ali Agca cảnh báo trên đây), bằng đủ loại vũ khí có thể, chẳng hạn bằng cả phi đạn tầm xa (giống như của nhóm Herbollah ở Libăng bắn sang phần đất của Do Thái trong Tháng 8/2006, là những gì được bí mật nói tới như “mũi tên”), và vì thế có thể sát hại cả phái đoàn tùy tùng, bao gồm đủ mọi thành phần từ giám mục trở xuống cùng giáo dân tại hiện trường với ngài vào một thời điểm thiên định nào đó trong chuyến tông du thứ 5 đầy mạo hiểm này.

 

 

 

Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI Giải Đáp Vấn Nạn

 

 

T

heo chiều hướng của các chuyến tông du mục vụ của vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta, nhất là từ sau chuyến tông du thứ tư về Bavaria Đức quốc, chuyến tông du có bài gây bấn loạn thế giới Hồi Giáo, thì ngài có thể sẽ nói theo chiều hướng của bài chia sẻ ngài đã ngỏ cùng thế giới Hồi Giáo trong lần gặp gỡ thành phần đại diện thế giới này hôm 25/9/2006 tại tông dinh nghỉ mát của ngài ở Castelgasdonfo.

 

Đúng thế, trong buổi gặp gỡ không phải là để làm hòa mà là để củng cố tình thân thiện giữa tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo hôm Thứ Hai 25/9/2006 này, ngài đã kêu gọi thế giới Hồi Giáo hãy quên đi quá khứ mà hướng đến tương lai, cùng với Giáo Hội Kitô Giáo dấn thân cho một thế giới công lý và hòa bình, nguyên văn như sau:

 

·        Như tôi đã nhấn mạnh đến ở Cologne năm ngoái, ‘việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giữa các tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo không thể trở thành một cái gì ngoại tại tùy ý. Thật thế, nó là một nhu cầu chi phối một phần lớn tương lai của chúng ta’ (Meeting with Representatives of Some Muslim Communities, Cologne, 20 August 2005). Trong một thế giới đầy những chủ nghĩa tương đối và quá ư là thường thấy tính cách trổi vượt và phổ quát của lý trí bị loại trừ đi, chúng ta rất cần phải thực hiện một cuộc đối thoại thực sự giữa các đạo giáo cũng như giữa các nền văn hóa, có thể giúp chúng ta thắng vượt được tất cả mọi căng thẳng, trong tinh thần hợp tác tốt đẹp với nhau….. 

 

Việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa là một nhu cầu cần thiết cho việc cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và huynh đệ hằng được tất cả mọi người thiện tâm thiết tha trông đợi này. Về vấn đề này, những người đương thời của chúng ta trông mong nơi chúng ta một chứng từ hùng hồn trong việc chứng tỏ cho tất cả mọi người thấy được cái giá trị của chiều kích tôn giáo của đời sống. Cũng thế, trung thành với giáo huấn thuộc truyền thống tôn giáo của mình, các tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo cần phải biết cùng nhau hoạt động, như họ đã thực sự thực hiện nơi nhiều điều chung, để canh chừng tất cả mọi hình thức bất khoan nhượng cũng như để chống lại tất cả mọi hình thức bạo lực. Đối với chúng ta là thành phần thẩm quyền về tôn giáo và là thành phần lãnh đạo về chính trị, chúng ta cần phải hướng dẫn và phấn khích họ theo chiều hướng ấy. Thật thế, ‘mặc dù có những bất hòa và hận thù đáng kể xẩy ra giữa các tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo qua các thế kỷ, Công Đồng này cũng thiết tha xin tất cả mọi phe phái là, bằng việc quên đi quá khứ, họ hướng mình đến việc chân tình hiểu biết lẫn nhau, và cùng nhau bảo tồn lẫn cổ võ công bình xã hội cùng với các thứ giá trị luân lý cũng như hòa bình và tự do cho tất cả mọi dân tộc’ (Declaration, Nostra Aetate, 3). Bởi thế, các bài học trong quá khứ cần phải trở thành những gì giúp chúng ta tìm kiếm được những đường lối hòa giải, hầu sống trong sự tôn trọng căn tính và tự do của từng cá nhân, hướng đến sự hợp tác tốt đẹp trong việc phục vụ toàn thể nhân loại…..

 

Quí bạn thân mến, tôi sâu xa thâm tín rằng, trước tình hình thế giới hiện nay, tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo cần phải gắn bó với nhau để giải quyết nhiều những thách đố đang xẩy ra cho nhân loại, nhất là những thách đố liên quan tới việc bênh vực và cổ võ phẩm vị con người cùng với những quyền lợi xuất phát từ phẩm vị ấy. Khi gia tăng những thứ đe dọa xẩy ra cho nhân loại và hòa bình, mà còn biết nhìn nhận tính chất chính yếu của con người cũng như biết kiên trì hoạt động để sự sống con người bao giờ cũng được tôn trọng, là tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo tỏ ra tuân phục Đấng Hóa Công, Đấng muốn cho tất cả mọi dân tộc sống phẩm vị được Ngài ban cho họ vậy”.

 

Thế nhưng, nội dung của bài diễn từ chia sẻ này vẫn là những gì nhắc nhở cho nhân loại ngày nay, trong đó có cả thế giới văn minh Tây phương lẫn thế giới Hồi Giáo Ả Rập về những yếu tố thiết yếu và điều kiện căn bản để có thể đối thoại liên tôn và liên văn hóa, cũng như để có thể nhờ đó, nhờ đối thoại được với nhau, cùng nhau dấn thân cho công lý và hòa bình của thế giới.

 

·        “Trong một thế giới đầy những chủ nghĩa tương đối và quá ư là thường thấy tính cách trổi vượt và phổ quát của lý trí bị loại trừ đi, chúng ta rất cần phải thực hiện một cuộc đối thoại thực sự giữa các đạo giáo cũng như giữa các nền văn hóa, có thể giúp chúng ta thắng vượt được tất cả mọi căng thẳng, trong tinh thần hợp tác tốt đẹp với nhau….. 

 

“… Ttung thành với giáo huấn thuộc truyền thống tôn giáo của mình, các tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo cần phải biết cùng nhau hoạt động, như họ đã thực sự thực hiện nơi nhiều điều chung, để canh chừng tất cả mọi hình thức bất khoan nhượng cũng như để chống lại tất cả mọi hình thức bạo lực”.

 

Căn cứ vào lời lẽ của bài diễn từ ngày 25/9/2006 nói chung và hai câu trích lại nói riêng ngay trên đây, vị Giáo Hoàng đương kim của chúng ta vẫn lập lại nguyên ý tưởng đã được ngài nhấn mạnh đến trong bài diễn văn gây bấn loạn thế giới Hồi Giáo trước đó ở Đại Học Đường Regensburg Đức quốc hôm Thứ Ba 12/9/2006. Nếu chỉ căn cứ vào hai câu vừa được tái dẫn, chúng ta thấy câu trên được áp dụng riêng cho thế giới văn minh Tây phương, liên quan tới “một thế giới đầy những chủ nghĩa tương đối và quá ư là thường thấy tính cách trổi vượt và phổ quát của lý trí bị loại trừ đi”, và câu dưới liên quan đến thế giới Ả Rập Hồi Giáo, một thế giới đã gây ấn tượng nơi con người ngày nay nói chung và thế giới Tây phương nói riêng về những gì họ làm có “hình thức bất khoan nhượng” và “hình thức bạo lực”.

 

Có thể nói, Đức Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là hai thí điểm theo thiên định để vị Giáo Hoàng đương kim Biển Đức XVI của chúng ta thực hiện ý định ưu tiên đại kết của ngài, nhờ đó hoàn tất sứ vụ hiệp nhất Âu Châu. Ở Đức trong chuyến tông du thứ bốn, ngài đã vừa vạch trần bộ mặt thật của văn hóa Tây phương, nơi bài giảng Chúa Nhật 10/9/2006, và bày tỏ nỗ lực đại kết với anh chị em Cải Cách thế nào, thì ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có trụ sở trung ương của Tòa Thượng Phụ toàn cầu, cũng là nơi thuộc thế giới Hồi Giáo, song lại là một nơi hướng về thế giới Tây phương, muốn gia nhập khối Hiệp Nhất Âu Châu, ngài cũng sẽ chẳng những bày tỏ nỗ lực đại kết với Chính Thống Giáo mà còn bày tỏ nỗ lực đối thoại với thế giới Hồi Giáo nữa. Tuy nhiên, theo chiều hướng của bài diễn từ chia sẻ hôm 25/9/2006, như được trích dẫn trên đây, nội dung những gì ngài đối thoại với tín đồ Hồi Giáo vẫn xoay quanh vấn đề sự thật, một sự thật hữu lý, tức phi bạo lực. Nếu trong bài diễn từ của ngài ở Đại Học Đường Regensburg Đức quốc hôm 12/9/2006, trong khi nói tới yếu tố tạo nên niềm tin Kitô hữu là lý trí đã đụng chạm tới Hồi Giáo thế nào, thì biết đâu bài diễn từ chia sẻ của ngài với anh chị em Hồi Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ về những điểm tích cực nơi niềm tin của họ cũng động đến những điểm tiêu cực nơi văn hóa băng hoại của thế giới Tây phương như vậy. Trong khi chờ đợi đọc được những lời chia sẻ của ngài với anh chị em tín đồ Hồi Giáo vào chuyến tông du thứ 5 tới đây của ngài, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những gì ngài đã thẳng thắn nói về văn hóa của thế giới văn minh Tây phương hiện đại, trong bài giảng Chúa Nhật 10/9/2006.

 

S đip ca Đức Thánh Cha trong bài ging Chúa Nht 10/9/2006 tại Neue-Messe ở Munich Đức quốc liên quan trc tiếp ti văn hóa Tây Phương, bao gm 4 nhn định và 4 hun d chính yếu, có th được tóm gn như sau:

 

1.      Nhn định th nht: So vi văn hóa ca phn thế gii còn li, vn được gi là thế gii th ba, hu như được tp trung Á Châu và Phi Châu, vi nhiu quc gia đang c gng phát trin v kinh tế, thì văn hóa Tây phương có mt nn văn minh tân tiến “v khoa hc và k thut”, nhưng li là mt nn văn minh vô thn, vì nó “loi tr Thiên Chúa ra khi nhân sinh quan” ca con người.

 

Nguyên văn s đip v văn hóa Tây phương ca ĐTC như sau: “Dân chúng Phi Châu và Á Châu cm phc kh năng v khoa hc và k thut ca chúng ta, thế nhưng đồng thi h s hãi trước mt th hình thc ca lý trí hoàn toàn loi tr Thiên Chúa ra khi nhãn quan ca con người”.

 

2.      Nhn định th hai: Nguyên nhân Thiên Chúa b loi tr ra khi nhân sinh quan ca con người đó là vì con người Tây phương văn minh vt cht theo ch nghĩa duy lý, tc ch nghĩa cho tt c nhng gì mình nghĩ đúng, là chân thin m, và tt c nhng gì con người đã ch quan cho rng chân thin m thì đều được làm theo chiu hướng duy thc dng, tc chiu hướng duy li, ch, bt c điu gì có li là tt, mà đã tt thì đều được làm và cn phi làm, dù chúng là nhng gì phn luân thường đạo lý và phi nhân bn, như phá thai trit sn, hôn nhân đồng tính, to sinh ngoi nhiên, to sinh sao bn (cloning), trit sinh an t, trit sinh tr t v.v. đây, ĐTC có ý nói ti cái được ngài, trong bài ging cho mt ngh hng y bu tân giáo hoàng ngày Th Hai 18/4/2005, gi là “cái độc đoán ca ch nghĩa tương đối”, mt ch nghĩa được ngài đích thân dn gii cái tính cht “độc đoán” ca nó ngay sau đó trong cùng đon bài ging như sau: “mt ch nghĩa tương đối độc đoán cho rng không có gì là tuyt đối c, và là mt ch nghĩa ch biết căn c vào cái tôi cùng vi nhng ước mun ca cái tôi mà thôi”.

 

Nguyên văn s đip v văn hóa Tây phương ca ĐTC như sau: “mt th hình thc ca lý trí hoàn toàn loi tr Thiên Chúa ra khi nhãn quan ca con người, như th hình thc đó là hình thc cao nht ca lý trí, và là mt hình thc cn phi được áp đặt trên c các nn văn hóa”.

 

3.      Nhn định th ba: Đức Thánh Cha phân bit đức tin Kitô Giáo vi văn hóa Tây phương và tách bit đức tin Kitô Giáo ra khi văn hóa Tây phương. Bi vì, văn hóa Tây phương đang sng theo nhng gì hoàn toàn phn li đức tin Kitô Giáo, mt đức tin ch trương và nm gi l lut t nhiên nói chung và bn thp điu nói riêng; và vì phn li đức tin Kitô Giáo, văn hóa Tây phương văn minh ngày nay đã t ra “khinh thường Thiên Chúa”, t ra “ngo mn… chế diu s linh thánh” cho mình có quyn t do làm thế, mt quyn t do ly li lc thc tế trước mt là “qui chun ti hu v luân lý cho tương lai ca vic nghiên cu khoa hc, đin hình nht là vic nghiên cu thân bào t tế bào phôi thai ca con người. Đó mi là nhng gì đe da đến căn tính ca các nn văn hóa khác, nht là các nn văn hóa không được văn minh tân tiến v vt cht, d b nh hưởng và áp đảo bi áp lc kinh tế ca nhng nn văn hóa tân tiến, như thc tế vn hin nhiên chng thc.

 

Nguyên văn s đip v văn hóa Tây phương ca ĐTC như sau: “H (dân chúng Á Châu và Phi Châu) không thy mi đe da thc s cho căn tính ca h nơi đức tin Kitô Giáo, nhưng trong vic t ra khinh thường Thiên Chúa và vic ngo mn coi vn đề chế diu s linh thánh là vic thc hành quyn t do, và ch trương thc dng là qui chun ti hu v luân lý cho tương lai ca vic nghiên cu khoa hc”.

 

4.      Nhn định th bn: Cho dù t bn cht ca ch nghĩa tương đối có tính cách độc đoán như thế, nhưng đối vi nhân sinh quan vô thn ca con người Tây phương văn minh vt cht thì đó li là “mt th nhân nhượng”, và “có tính cách ci m v văn hóa”. “Nhân nhượng” và “ci m v văn hóa” đây, theo nn văn hóa Tây phương, là ch, luôn làm sao để có th biết thích ng vi hoàn cnh hin sinh ca con người, thông cm vi con người, qua nhng đạo lut cho phép trit sinh an t hay trit sinh tr t, giúp con người được gii thoát khi tình trng đớn đau, và qua nhng đạo lut cho phép n gii được s dng nhng loi thuc hu s làm tình after morning pills để khi phi mang thai ngoài ý mun, khi phi nng gánh sau các cuc truy hoan khoái lc v dc tính v.v.

 

Nguyên văn s đip v văn hóa Tây phương ca ĐTC như sau: “Cái ngo mn này không phi là mt th nhân nhượng và có tính cách ci m v văn hóa được dân chúng trên thế gii tìm kiếm và tt c chúng ta đều mun!

 

Thế nhưng, t ban đầu, đức tin Kitô giáo là mt trong nhng yếu t chính yếu, cùng vi yếu t Hy-La, đã hình thành văn hóa Tây phương, đến ni, có th nói văn hóa Tây phương là văn hóa Kitô Giáo, mt th văn hóa nhân bn Kitô Giáo, mt th văn hóa tôn trng, c võ và bo v phm v ln s sng ca con người, mt th văn hóa phc v không hưởng th, mt th văn hóa hip thông toàn cu hóa tình đoàn kết huynh đệ, giúp cho mi dân tc có th chung sng vi nhau như mt đại gia đình, trong công lý và hòa bình.

 

Bi thế, chng nhng để cu vãn mà còn s dng như phương tin truyn bá phúc âm hóa th văn hóa Tây phương đã lc xa đức tin Kitô giáo, và chính vì tách khi gc gác thn linh ca mình được th hin nơi đức tin Kitô giáo hn sng y, mà văn hóa Tây phương đã tr thành lc loài, băng hoi, đến độ tr thành mt th văn hóa được Đức C Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gi là “văn hóa s chết”, Đức Thánh Cha Bin Đức XVI đã nêu lên 4 li hun d thc tế nguyên văn như sau:

 

5.      Hun d th nht: “S nhân nhượng chúng ta hết sc cn đến bao gm c lòng kính s Thiên Chúa – tôn trng nhng gì người khác cho là linh thánh. Vic tôn trng đối vi nhng gì người khác cho là linh thánh y đòi hi là chính chúng ta cn phi tái hc biết vic t lòng kính s Thiên Chúa. Cm quan tôn trng này có th được tái sinh nơi thế gii Tây Phương ch khi nào nim tin tưởng vào Thiên Chúa được phát sinh, ch khi nào Thiên Chúa mt ln na tr nên hin hu đối vi chúng ta và trong chúng ta”.

 

6.      Hun d th hai: “Chúng ta không áp đặt nim tin này trên bt c mt ai. Vic d giáo như thế là nhng gì nghch li vi Kitô Giáo. Đức tin ch có th phát trin trong t do. Thế nhưng chúng ta mun kêu gi quyn t do ca con người nam n hãy hướng v Thiên Chúa, hãy tìm kiếm Ngài, hãy nghe tiếng ca Ngài”.

 

7.      Hun d th ba: “Thế gii cn đến Thiên Chúa. Chúng ta cn đến Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa như thế nào?” Theo ngài, đó là v Thiên Chúa mà “‘vic báo oán’ ca Người là thp t giá: mt tiếng ‘không’ đối vi bo lc và là ‘mt tình yêu thương cho đến cùng’. Đó là v Thiên Chúa chúng ta cn”.

 

8.      Hun d th bn: “Chúng ta không thôi t lòng tôn trng đối vi nhng tôn giáo và văn hóa khác, vic sâu xa tôn trng nim tin ca h, khi chúng ta minh nhiên và dt khoát loan truyn v Thiên Chúa chng li bo lc bng ni đớn đau ca Người; Đấng trước quyn lc s d t ra tình thương ca Người, để kìm hãm và chế ng s d”.

 

Căn c vào 4 điu hun d này ca ngài, chúng ta thy qu đúng như li ngài đã tr li cho mt ký gi Đức trong cuc phng vn ngày 5/8/2006, ti dinh ngh hè ca giáo hoàng Castel Gandolfo, liên quan chng nhng ti s đip ca chuyến tông du th bn ca ngài, mà còn ti mi s đip ngài chia s và kêu gi con người hin đại, c thế gii văn minh Tây phương ln thế gii Rp Hi Giáo, như li ngài gii đáp cho vn nn “ti sao thế gii càng tân tiến con người càng bo lon?”:

  

·         Vn đề căn bn đó là chúng ta cn phi tái nhn thc Thiên Chúa, không phi bt c v Thiên Chúa nào, mà là v Thiên Chúa có mt b mt con người, vì khi chúng ta thy Chúa Giêsu Kitô là chúng ta thy Thiên Chúa. Khi đi t đó chúng ta cn phi tìm cách gp g nhau trong gia đình, gia các thế h, ri gia các nn văn hóa và dân tc na. Chúng ta cn phi tìm cách hòa gii và chung sng thun hòa trên thế gii này, nhng đường li dn ti tương lai. Chúng ta s không thy được nhng con đường dn đến tương lai y nếu chúng ta không lãnh nhn ánh sáng t trên cao”. 

 

Trong S đip Hòa Bình 2007, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhận định về tình hình thế giới càng văn minh hiện đại càng đến một vị cứu tinh hơn bao giờ hết, một thế giới cần đến Cộng Đồng Giáo Hội đại kết Kitô Giáo loan báo cho họ một "Chúa Cứu Thế của chúng ta", như sau:

 

"Phải chăng một ‘Vị Cứu Tinh’ nào đó vẫn còn giá trị và ý nghĩa đối với con người nam nữ của thiên  niên kỷ thứ ba đây? Phải chăng một ‘Vị Cứu Tinh’ nào đó vẫn  còn được cần đến bởi một nhân loại để tiến tới cung trăng và Hỏa Tinh, và đang sửa soạn chế ngự vũ trụ này; vì một nhân loại không biết đến giới hạn trong việc nó theo đuổi tìm kiếm những bí mật của thiên nhiên, và đã thành công thậm chí trong việc giải được cả những mã số diệu huyền nơi cái di giống của con người? Phải chăng một ‘Vị Cứu Tinh’ nào đó vẫn còn được cần tới bởi một nhân loại đã từng sán g chế ra thứ truyền thông tương tác xuyên đại dương của mạng điện toán toàn cầu, và nhờ những kỹ thuật truyền thông tân tiến nhất, giờ đây đang làm cho Trái Đất này, làm cho ngôi nhà chung của chúng ta đây, trở thành một ngôi làng hoàn vũ? Thứ nhân loại của thế kỷ 21 này hiện lên như là một chủ nhân ông nắm chắc và tự mãn về định mệnh của mình, như một đối thủ đầy khát vọng trước những thứ chiến thắng vô địch.

 

"Nó có vẻ là như thế đấy nhưng thực sự lại không phải vậy. Dân chúng vẫn tiếp tục chết đói chết khát, bệnh tật và nghèo khổ, trong một thời đại dư thừa và buông thả hưởng thụ. Một số người vẫn còn bị sống trong cảnh nô lệ, bị khai thác và tước lột phẩm vị của mình, những người khác trở thành những nạn nhân của nỗi hận thù về chủng tộc và tôn giáo, bị vướng trở bởi thái độ bất dung nhượng và kỳ thị, cũng như bởi việc can thiệp về chính trị và tình trạng áp bức về thể lý lẫn luân lý đối với vấn đề tự do tuyên xưng niềm tin của mình. Những người khác lại thấy thân thể của mình cũng như thân thể của các người thân yêu, đặc biệt là của con cái mình, trở thành thương tật bởi vũ khí, bởi khủng bố và bởi tất cả mọi thứ bạo lực, vào một thời điểm mà hết mọi người đang vênh vang tự đại về tiến bộ, đoàn kết và bình an cho tất cả mọi người. Còn cả những người, bị tước mất niềm hy vọng, buộc phải lìa bỏ quê hương xứ sở của mình để tìm kiếm những điều kiện sinh sống nhân bản ở bất cứ một nơi nào đó thì sao? Làm sao chúng ta có thể giúp đỡ đây đối với những ai bị lừa đảo bởi thành phần tiên tri truyền dạy một thứ hạnh phúc dễ dãi, những ai đang chiến đấu với những mối liên hệ và không có khả năng chấp nhận trách nhiệm đối với hiện tại và tương lai của mình, những ai bị bẫy sập đang ngắc ngứ trong một đường hầm của lẻ loi cô quạnh và những ai thường tiến đến chỗ bị lệ thuộc vào chè chén hay nghiện hút? Chúng ta nghĩ gì về những người chọn cái chết theo niềm tin tưởng là họ đang cử hành sự sống chứ? 

 

"Làm sao chúng ta không nghe thấy chứ, từ tận thâm tâm của nhân  loại này, vừa cảm thấy hân hoan lẫn sầu thương, một tiếng kêu xé lòng mong được trợ giúp? Đó là Lễ Giáng Sinh, ở chỗ, hôm nay ‘ánh sáng thực chiếu soi hết mọi người’ (Jn 1:9) đã đến trong thế gian. ‘Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta’ (Jn 1:14), Thánh Ký Gioan loan báo như vậy. Hôm nay đây, chính ngày này đây, một lần nữa, Chúa Kitô đến với ‘nhà của  mình’, và đến với những ai tiếp nhận Người thì Người ban cho họ ‘quyền làm con cái của Thiên Chúa’; tóm lại, Người cống hiến cho chúng ta cơ hội được thấy vinh hiển của Thiên Chúa và chia sẻ niềm vui của một Tình Yêu đã nhập thể vì chúng ta ở Bêlem. Hôm nay, ‘Đấng Cứu Thế của chúng ta đã giáng sinh cho thế giới’, vì Người biết rằng ngay cả ngày nay đi nữa, chúng ta vẫn cần đến Người. Cho dù nhân loại có nhiều thứ tiến b ộ chăng nữa, con người bao giờ cũng vẫn thế thôi, vẫn có một thứ tự do lơ lửng giữa thiện và ác, giữa sống và chết. Chính ở chỗ ấy, chính ở thẳm cung của hữu thể họ, chỗ được Thánh Kinh gọi là ‘tâm can’,  mà con người bao giờ cũng cần được ‘cứu vớt’. Và, trong thời đại hậu tân tiến đây, có lẽ họ càng cần đến vị Cứu Tinh này hơn bao giờ hết, vì xã hội họ đang sống đã trở nên phức tạp hơn, và những thứ đe dọa cho tính chất nguyên vẹn về bản thân và luân lý của họ đã trở thành những gì tinh quái hơn. Ai có thể bênh vực họ, nếu không phải là Đấng yêu thương họ cho đến độ hy hiến trên Thập Tự Giá Người Con duy nhất của mình như là Đấng Cứu Tinh của thế giới này hay sao? 

 

"‘Salvator noster - Chúa Cứu Thế của chúng ta’: Chúa Kitô cũng là Đấng Cứu Thế của con người nam nữ ngày nay nữa. Ai sẽ làm vang vọng sứ điệp hy vọng này đây, một cách khả tín, đến hang cùng ngõ hẻm của trái đất? Ai sẽ hoạt động để bảo đảm được việc nhìn nhận, bảo vệ và cổ võ sự thiện nguyên vẹn của con người như một điều kiện của hòa bình, bằng cách tôn trong hết mọi người nam nữ cùng phẩm vị xứng hợp của họ? Ai sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rằng nhờ thành tâm thiện chí, những gì là hợp tình hợp lý và điều hòa mới có thể làm tránh đi được những xuộc xung đột thái quá để tìm kiếm những giải pháp tốt đẹp? Ý thức sâu xa như thế, vào ngày lễ này, tôi nghĩ đến Trung Đông, nơi diễn ra quá nhiều cuộc khủng hoảng và xung đột trầm trọng, và tôi muốn bày tỏ niềm hy vọng rằng sẽ có một đường lối dẫn tới một hòa bình chín h đáng và bền vững, bằng việc tôn trọng các thứ quyền lợi bất khả chuyển nhượng của các dân tộc đang sống ở đó. Tôi xin đặt vào bàn tay của Con Trẻ thần linh ở Bêlem những dấu hiệu của một cuộc tái tấu đối thoại giữa những người Do Thái và Palestine, những gì chúng ta đã chứng kiến trong mấy ngày gần đây, và của niềm hy vọng có được những tiến triển phấn khởi hơn nữa. Tôi tin tưởng rằng, trước rất nhiều nạn nhân, phá hoại và bất ổn, một nước Lebanon dân chủ sẽ tồn tại và phát triển, khi biết cởi mở và đối thoại với các nền văn hóa và tôn giáo khác. Tôi kêu gọi tất cả những ai đang nắm trong tay vận mệnh của Iraq hãy chấm dứt một tình trạng bạo động tàn bạo dã man đang gây ra qúa nhiều máu đổ cho quốc gia này, và giúp cho hết mọi dân cư của nó được yên ổn sống một cuộc đời bình thường. Tôi nguyện  cầu cùng Thiên Chúa để ở Sri Lanka các phe phái trong cuộc biết lắng nghe ước vọng của dân chúng muốn có được một tương lai huynh đệ và đoàn kết; để ở Darfur và khắp Phi Châu được chấm dứt những cuộc xung đột huynh đệ tương tàn, hầu mau chóng chữa lành các vết thương nhức nhối ở châu lục ấy, và thực hiện việc củng cố những tiến bộ đối với vấn đề hòa giải, dân chủ và phát triển. Chớ gì Con Trẻ Thần Linh, Vua Hòa Bình, làm cho chấm dứt những vụ căng thẳng bùng nổ đang làm bất ổn tương lai của c ác phần đất khác trên thế giới, ở Âu Châu cũng như ở Mỹ Châu Latinh.

 

"‘Salvator noster - Chúa Cứu Thế của chúng ta’: đó là niềm hy vọng của chúng ta; đó là sứ điệp được Giáo Hội loan báo một lần nữa trtong ngày Giáng Sinh này. Bằng việc Nhập Thể, như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nói, Con Thiên Chúa đã liên kết một cách nào đó bản thân  mình với mỗi một con người nam nữ (xem hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, 22). Việc hạ sinh của Đầu cũng là việ chạ sinh của thân thể, như Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả đã nhận định. Ở Bêlem, thành phần Kitô hữu đã được hạ sinh, nhiệm thể của Chúa Kitô, một nhiệm thể mỗi một chi thể được chặt chẽ liên kết với nhau trọn vẹn. Đấng Cứu Thế của chúng ta đã hạ sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta phải loan báo điều này chẳng những bằng lời nói mà bằng cả cuộc sống của mình nữa, bằng việc cống hiến cho thế giới một chứng từ về những cộng đồng hiệp nhất cởi mở đầy tình huynh đệ và thứ tha, cùng với việc chấp nhận và cùng nhau phục vụ cho sự thật, công lý và yêu thương.