SINH HOẠT LỜI CHÚA NĂM B

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, biên soạn cho Thiếu Nhi Fatima TGP/LA

 

(Mục Sinh Hoạt Lời Chúa cho mỗi Chúa Nhật hằng tuần

từ Chúa Nhật sau Lễ Sinh Nhật Ðức Mẹ 8/9

cho đến hết Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu)

 

 

Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua

 

Tìm Kiếm Chân Lý

 

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Khi ấy, Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng: “Ông có phải là Vua dân Do Thái không?” Chúa Giêsu đáp: “Quan tự ý nói thế hay là có người khác nói với quan về tôi?” Philatô đáp: “Ta đâu phải là người Do Thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho Ta, ông đã làm gì?” Chúa Giêsu đáp: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian nầy thì những người cuœa tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do Thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn nầy”. Philatô hoœi lại: “Vậy ông là Vua ư?” Chúa Giêsu đáp: “Quan nói đúng: Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian nầy là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng tôi”.

Hướng Dẫn


Phúc Âm Thánh Gioan không cho chúng ta biết lý do tại sao tổng trấn Philatô tự nhiên hỏi Chúa Giêsu: “Ngươi có phải là vua dân Do Thái chăng?” Câu chất vấn cũng là câu vấn nạn của tổng trấn Philatô này cũng đã làm cho chính nhân vật bị chất vấn lấy làm ngạc nhiên hỏi lại: “Quan tự mình nói như thế hay đã có ai nói với quan về Tôi?” Tổng trấn Philatô không trả lời dứt khoát cho Chúa Giêsu biết như thế nào, tự ông suy ra hay nghe đồn thổi như vậy hoặc nhận thấy như thế.

Về phần mình, Chúa Giêsu không tự động xưng mình rõ ràng “Tôi là Đấng Thiên Sai” bao giờ trước mặt dân Do Thái nói chung và giáo quyền Do Thái nói riêng, như trong trường hợp Người đã tự xưng mình “Thày là sự sống lại và là sự sống” (Jn 11:25) hay “Thày là đường, là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6). Cũng thế, đối với chính quyền Rôma, Người cũng không bao giờ công khai xưng mình “Tôi là Vua” trước mặt dân chúng, trước chính quyền Hêrôđê hay trước chính quyền đế quốc Rôma bao giờ.

Phần Chúa Giêsu, qua những gì Người trả lời cho tổng trấn Philatô về lời ông ta chất vấn Người “Ông có phải vua dân Do Thái hay chăng?”, chúng ta thấy rằng Người quả thực là vua, không phải về phương diện chính trị, mà là phương diện tâm linh, không phải về phương diện hiện thế mà là phương diện vĩnh hằng. Bởi vì, chính Người là Sự Thật, một Sự Thật như “ánh sáng đã chiếu trong tăm tối, một thứ tăm tối không át được ánh sáng” (Jn 1:5), đến nỗi, như Người khẳng định, “ai tìm kiếm chân lý thì nghe thấy tiếng Tôi”.

Đó là lý do hôm nay chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi Phúc Âm “tìm kiếm chân lý”.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra một người giỏi về phương hướng, sau đó người quản trò bịt mắt người đó lại, rồi dẫn từng người đến đứng thẳng hàng hướng đến vòng tròn duy nhất (chứa được khoảng 3 người) cách họ khoảng 15 feet (hay 4 mét rưỡi) là đích điểm họ sẽ phải tiến đến theo các hiệu lệnh.

2. Người quản trò chỉ cho những người đại diện nhóm này những dấu hiệu tác hành bằng còi hiệu hay bằng các thứ hiệu lệnh khác nhau. Chẳng hạn, hiệu lệnh vỗ tay là hiệu lệnh bước về phía trước ba bước. Hiệu lệnh còi thổi là hiệu lệnh bước về phía bên trái 4 bước. Hiệu lệnh đánh trống là hiệu lệnh bước về phía bên phải 5 bước. Hiệu lệnh hắng giọng là hiệu lệnh đi giật lùi 2 bước. Hiệu lệnh chó sủa là hiệu lệnh nhẩy lên rồi xoay tròn ba vòng liền v.v. Hiệu lệnh cười vang là hiệu lệnh kết thúc cuộc chơi.

3. Sau khi nghe hiệu lệnh cuối cùng, các người tham dự cuộc chơi tự động tháo khăn bịt mắt ra xem mình đang đứng ở chỗ nào. Ai nghe lời Chúa được tỏ hiện qua các dấu hiệu là hiệu lệnh cuộc chơi mà đến được ngay trong vòng tròn (tiêu biểu cho chân lý duy nhất) là người đoạt giải “tìm kiếm chân lý”.

 

 

CN 33 Thường Niên

 

Ơn Cứu Độ Cuối Thời 

 

Phúc Âm

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Trong những ngày ấy, sau caœnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các quyền lực trên các tầng trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ người ta sẽ thấy Con Người ngự đến trong đám mây với quyền năng cao caœ và vinh quang. Rồi Ngài sai các thiên thần đi quy tụ những keœ được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ tận cùng trái đất cho đến cuối chân trời. Các con hãy học dụ ngôn về cây vaœ. Khi nó đâm chồi nẩy lộc, các con biết rằng mùa hè gần đến. Cũng vậy, khi các con thấy mọi sự đó xaœy ra, các con hãy nhận biết: Con Người đã tới gần ngoài cưœa rồi. Thầy baœo thật các con: Thế hệ nầy sẽ chẳng qua đi trước khi mọi sự đó xaœy đến. Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu. Còn về ngày đó hay giờ đó, thì không ai biết được, dù các thiên thần trên trời, dù Con cũng chẳng biết, chỉ có mình Cha biết”.

Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm của Thánh Ký Marcô cho Chúa Nhật 33 tuần này cho chúng ta thấy có bốn điểm chính theo thứ tự sau đây: Thứ nhất, hiện tượng biến động trên không trung xẩy ra ngay trước khi Con Người đến; thứ hai, sự kiện Con Người tái xuất hiện là để triệu tập thành phần được tuyển chọn; thứ ba, biến cố thế mạt được Người khẳng định là chắc chắn sẽ xẩy ra; thứ bốn, biến cố này xẩy ra khi nào cũng được Người xác nhận là chỉ có một mình Cha biết mà thôi.

Cũng qua bài Phúc Âm này chúng ta biết được rằng ngày tận thế xẩy ra rồi Con Người mới đến, chứ không phải khi Người xuất hiện thì bấy giờ là ngày tận thế. Bởi vì, ngày tận thế là ngày không trung xẩy ra biến động, ở chỗ “mặt trời sẽ trở nên tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các tinh tú sẽ rơi rụng, và các cơ ngũ trên trời bị rung chuyển”, một hiện tượng sẽ khiến tất cả mọi sinh vật bị chết không thể nào sống được nữa.

Cũng qua câu lời Chúa trên, chúng ta còn hiểu được rằng, sau ngày tận thế, thân xác con người ta sẽ được phục sinh, và bấy giờ, với con mắt của thân xác phục sinh, con người, dù lành hay dữ, mới có thể thấy được chính Đấng Phục Sinh đầy uy quyền và vinh hiển đến trên mây trời. Thế nhưng, Con Người đến lần thứ hai không phải để xóa tội trần gian như lần thứ nhất nữa mà là để cứu những kẻ kiên trì tin tưởng trông đợi Người đến.

Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt Trò Chơi Phúc Âm: Ơn Cứu Độ Cuối Thời như sau.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm (với số người bằng nhau) đứng riêng ra một chỗ, (chẳng hạn trong một vòng tròn).

2. Người quản trò đứng trước mỗi nhóm, hai tay cầm một nắm xốp mầu đen hay đỏ (tượng trưng cho sự chết), và một người đóng vai sứ giả của Chúa sai đi triệu tập thành phần được tuyển chọn khắp nơi, đứng trên một bục cao, quay lưng về phía nhóm tham dự trò chơi, hai tay ôm một nắm giấy mầu trắng hay xanh (tượng trưng cho sự sống, cho ơn cứu độ).

3. Để biểu hiệu cho biến động trên không trung vào ngày tận thế, người quản trò tung những gì cầm ở tay trái lên trời trên đầu của nhóm tới phiên tham dự trò chơi bấy giờ.

4. Sau khi người quản trò tung lên trời những thứ tượng trưng cho biến động trên không trung, nhất là cho các tinh tú rơi rụng, nhóm tới phiên tham dự trò chơi sẽ đứng nguyên tại chỗ và lúc lắc đầu như thể bị choáng váng kinh hoàng bởi hiện tượng này, cho đến khi nghe hiệu còi của người quản trò thì đứng yên và nhắm mắt lại như tất cả đã chết hết.

5. Sau khi nghe hiệu còi của người quản trò một chút, người đóng vai sứ giả được Chúa Giêsu Tái Giáng sai đi thu thập thành phần được tuyển chọn liền xoay lưng lại và ngay lúc ấy tung vào nhóm tham dự trò chơi (phía trên đầu của họ) những gì cầm trong hai bàn tay của mình.

6. Những người trên đầu có cả hai thứ, một của người quản trò tung lên trời rớt xuống và một của người đóng vai sứ giả là những người hợp lệ, vì họ là những người bị chết (vì đầu bị trúng những gì trên trời rơi xuống), và sau khi chết họ được sứ giả đến triệu tập về cho Chúa Kitô Tái Giáng (vì đầu họ được lãnh dấu cứu độ).

7. Áp dụng trò chơi này vào từng nhóm, rồi đếm xem nhóm nào có nhiều người được cả hai thứ trên đầu nhất thì đoạt giải “Ơn Cứu Độ Cuối Thời”.

 

 

 

 

Chúa Nhật XXXII

 

Hạt Cải Đức Tin Đại Thụ Đức Mến


 

Phúc Âm

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng trong khi giảng dạy rằng: “Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giaœ bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài saœn cuœa các bà góa: Họ sẽ bị kết án nghiêm nhặt hơn”. Chúa Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng boœ tiền vào hòm, và có lắm người giàu boœ nhiều tiền. Chợt có một bà góa nghèo đến boœ hai đồng tiền là một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và baœo: “Thầy nói thật với các con: Trong những người đã boœ tiền vào hòm, bà góa nghèo nầy đã boœ nhiều hơn hết. Vì tất caœ những người kia boœ cuœa mình dư thừa, còn bà nầy đang túng thiếu, đã boœ tất caœ những gì mình có để nuôi sống”.

Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho chúng ta thấy cái nhiều nhất, lớn nhất trước mặt Chúa không phải là những gì về vật chất mà là tấm lòng. Bà góa dâng cúng vào đền thờ Chúa ít nhất mà lại đẹp lòng Chúa nhất, vì bà đã quảng đại nhất, yêu mến nhất, ở chỗ đã dâng lên cho Chúa tất cả những gì mình có.

Hành động quảng đại đến điên dại của bà goá trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho thấy cả đức tin lẫn đức mến của bà. Bài Phúc Âm tuần trước về giới răn cao trọng nhất liên quan đến cả đức tin lẫn đức mến đã hoàn toàn ứng nghiệm nơi trường hợp của bà góa của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này.

Thật vậy, nếu bà không tin tưởng “Chúa, Thiên Chúa của chúng ta, là Chúa duy nhất”, bà sẽ không thể nào dám liều lĩnh dâng cùng tất cả những gì bà có như vậy cho Ngài. Ở đây không phải là số tiền nhỏ bé ấy của bà, mà là chính mạng sống của bà. Vì số bạc nhỏ bé ấy là tượng trưng cho chính mạng sống của bà, đúng như trường hợp của bá góa trong bài đọc thứ nhất của cùng Chúa Nhật tuần này.

So với tiền bạc của người giầu có bỏ vào đền thờ, mấy đồng bạc cắc của bà góa này chẳng khác gì như hạt cải nhỏ nhất trong các hạt giống, nhưng lại là hạt giống mọc lên thành cây vĩ đại đến nỗi làm nổ cho chim trời, làm gương sáng được Chúa Kitô khen tặng trước mặt các tông đồ là nền tảng Giáo Hội Chúa.

Bởi thế giờ đây chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi Phúc Âm Hạt Cải Đức Tin Đại Thụ Đức Mến.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra một người giỏi chơi bài. Người quản trò chia bộ bài 52 quân cho những người tham dự cuộc chơi. Nếu có ba người thì chia cho mỗi người ba quân bài, nếu 5 thì chia 5, nếu bảy thì chia bảy. Quân bài cuối cùng chia cho từng người được lật lên để xem ai lớn nhất thì ra quân bài đầu tiên.

2. Người ra quân bài đầu tiên là quân bài gì (cơ, rô, chuồn, hay bích) thì những người tham dự cuộc chơi có quân bài nào cùng loại lớn hơn thì ra quân để giữ mạng sống của mình. Cho đến khi trên tay mỗi người tham dự chỉ còn một quân bài duy nhất, mà ai chưa thắng một quân bài nào thì kể như bị loại.

3. Những người còn lại sẽ lật quân bài cuối cùng của mình lên xem ai là người có quân bài nhỏ nhất thì thắng, nhất là người nào có con ách, tức con bài vừa là con số một vừa là con lớn nhất, tượng trưng cho đồng tiền của bà góa ít nhất nhưng lại có giá trị nhiều nhất.

4. Có thể chơi đi chơi lại ba hay năm ván bài để tổng kết xem nhóm nào thắng nhiều ván bài nhất thì đoạt giải Hạt Cải Đức Tin Cổ Thụ Đức Mến.

 

 

Chúa Nhật XXXI

Thực hành giới răn trọng nhất

 

Phúc Âm

Khi ấy, có người trong nhóm Luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: “Trong các giới răn điều nào trọng nhất?” Chúa Giêsu đáp: “Giới răn trọng nhất là: Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta là Chúa duy nhất và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó”. Luật sĩ thưa Ngài: “Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh”. Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu”. Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.

Hướng Dẫn

Qua bài Phúc Âm Chúa Nhật XXXI Thường Niên Năm B, chúng ta thấy được 4 điều sau đây:

Thứ nhất, chúng ta thấy Chúa Giêsu dạy chúng ta chẳng những phải kính mến Chúa hết mình mà còn phải yêu thương nhau như mình nữa mới trọn, chứ không phải chỉ kính mến Chúa hết mình, nói cách khác, kính mến Chúa hết mình còn ở tại việc yêu nhau như mình nữa, hay yêu nhau như mình là dấu chứng tỏ kính mến Chúa hết mình.

Thứ hai, theo ý nghĩa của bài Phúc Âm, chúng ta còn thấy, con người chỉ có thể kính mến Chúa hết mình và yêu nhau như mình khi họ tin nhận “Thiên Chúa, Chúa chúng ta là Chúa duy nhất” mà thôi. Hay nói cách khác, chính vì con người tin nhận chỉ có một Thiên Chúa chân thật duy nhất, ngoài ra không còn Vị Chúa Tể hay thần tượng hoặc ngẫu tượng nào khác, mà họ phải kính mến Ngài hết mình và yêu nhau như mình.

Thứ ba, cái quí giá nhất trên đời này, trước mặt Chúa cũng như trước mắt thế gian, đó là yêu thương: yêu thương trọng hơn tất cả mọi lễ vật hiến dâng lên cho Chúa là thế, đúng như người luật sĩ thưa với Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay, và cũng hợp với những gì Chúa Giêsu dạy ở bài giảng trên núi về việc về làm hòa với người xúc phạm tới mình trước khi dâng của lễ trên bàn thờ (x Mt 5:23-24).

Thứ bốn, thế nhưng, nhận biết giá trị tuyệt hạng của giới răn trọng nhất là mến Chúa hết mình và yêu nhau như mình như người luật sĩ trong bài Phúc Âm mà thôi chưa đủ, còn phải mang ra thực hành nữa mới được, mới được rỗi. Đó là lý do Chúa Giêsu đã nói với nhà luật sĩ này sau khi ông trình bày cảm nhận của mình về giới răn trọng nhất, như sau: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu”.

Đó là lý do hôm nay chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi thực hành giới răn trọng nhất như sau.

Sinh Hoạt

1. Trò chơi này có thể chơi làm hai cách, một là mỗi nhóm cử ra một người để chơi chung với các nhóm khác cùng một lúc, người nhóm nào làm sai thì bị loại; hai là mỗi nhóm cử ra từ 3 đến 5 người để chơi theo từng nhóm, rồi so sánh xem nhóm nào ít người làm sai nhất thì thắng.

2. Người được nhóm cử ra sẽ phải để ý làm theo những cử chỉ do người quản trò dạy cho biết cách mến Chúa hết mình và yêu nhau như mình như thế nào, rồi sau đó người quản trò bảo làm sao thì làm đúng y như vậy.

3. Theo bài Phúc Âm về giới răn mến Chúa hết mình là mến Chúa hết lòng muốn, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực của mình, đồng thời cũng phải yêu tha nhân như mình. Bởi thế, để thực hành giới răn mến Chúa hết mình và yêu nhau như mình này, người quản trò có thể chỉ cho người đại diện các nhóm bày tỏ bằng 5 cử điệu, chẳng hạn: kính mến Chúa “hết lòng muốn” bằng cử chỉ hai tay ôm ngực (chỗ trái tim), “hết linh hồn” bằng cử chỉ tay phải bịt mắt (mắt là biểu hiệu của linh hồn và là cửa sổ của linh hồn), “hết trí khôn” bằng cử chỉ tay trái ấp lên trán, “hết sức lực” bằng cử chỉ hai cánh tay cong lại và gồng lên theo kiểu người lực sĩ, và yêu thương nhau như bản thân mình bằng cử chỉ hai bàn tay ôm lấy bụng (vì bụng tiêu biểu cho thông cảm, nên mới có câu “suy bụng ta ra bụng người”).

4. Sau khi tập cho những người đại diện các nhóm xong, trước khi bắt đầu cuộc chơi, tất cả tham dự cuộc chơi đều phải bịt mắt, vì yêu mến Chúa cần phải có đức tin mạnh mẽ, vả lại để không bị ảnh hưởng nhau khi làm. Cuộc chơi thi đua thực tập mến Chúa yêu người sẽ diễn tiến theo lời người quản trò nói, lúc đầu (khoảng 3 lần) theo thứ tự chầm chậm các cử điệu, nhưng 5 hay 7 lần sau sẽ nói làm không theo thứ tự nữa và càng lúc càng nhanh hơn.

5. Cứ sau mỗi một cử điệu thì dừng lại xem ai làm sai thì loại. Nếu chơi từng nhóm riêng thì người quản trò cứ căn cứ vào số người của nhóm mà nói bấy nhiêu lần, và sau bằng ấy lần xem nhóm còn lại bao nhiêu người làm đúng. Và so sánh các nhóm với nhau, nhóm nào có nhiều người làm đúng nhất thì đoạt giải mến Chúa hết mình và yêu nhau như mình.

 

Chúa Nhật XXX

Mù Lòa Sáng Suốt

 

Phúc Âm

Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi thành Giêricô cùng với các môn đệ và một đám đông, thì con ông Timê tên là Bartimê, một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường. Khi anh ta nghe biết đó là Chúa Giêsu Nagiarét, liền kêu lên rằng: “Hỡi ông Giêsu con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Và nhiều người mắng anh bảo im đi, nhưng anh càng kêu to hơn: “Hỡi con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Chúa Giêsu dừng lại và truyền gọi anh đến. Người ta gọi người mù và bảo anh: “Hãy vững tâm đứng dậy, Người gọi anh”. Anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo rằng: “Anh muốn Ta làm gì cho anh?” Người mù thưa: “Lạy thầy, xin cho tôi được thấy”. Chúa Giêsu đáp: “Được, đức tin của anh đã chữa anh”. Tức thì anh ta thấy được và đi theo Người.

Hướng Dẫn

Trước hết, chắc chắn một điều là người mù ăn xin bên vệ đường này chưa bao giờ được chứng kiến thấy các phép lạ nhân vật mang danh Giêsu Nazarét làm, thậm chí chưa bao giờ được hân hạnh đi theo nghe lời giảng dạy đầy thần lực của nhân vật đại tôn sư tuyệt thế ấy.

Thế mà con người ăn xin này lại tin vào nhân vật ấy, không phải bằng một đức tin tầm thường, mà là một đức tin mãnh liệt. Đức tin “không thấy mà tin” (Jn 20:29) của con người mù lòa ngồi ăn xin bên vệ đường này mãnh liệt ở chỗ, trước hết, anh ta chỉ nghe đồn về nhân vật Giêsu Nazarét mà đã hết lòng tin tưởng vào Người rồi. Do đó, Thánh Ký Marcô đã ghi lại rằng: “Khi nghe thấy Đức Giêsu Nazarét (rời Giêricô đi ngang qua hay gần chỗ của mình), anh ta bắt đầu kêu lên: ‘Hỡi Giêsu, Con Vua Đavít, xin thương xót đến tôi’”.

Sau nữa, đức tin của con người mù ăn xin bên vệ đường này còn tỏ ra mạnh mẽ ở chỗ, sau khi nghe biết nhân vật Giêsu Nazarét, hay “Giêsu, Con Vua Đavít”, đối tượng của lòng tin của anh lên tiếng gọi anh, như người ta cho anh biết, anh đã tin chắc rằng mình đã trúng tủ, và sắp đến giờ được cứu chữa rồi. Đó là lý do, Thánh Ký Marcô đã ghi lại cử chỉ tin tưởng chắc ăn như bắp này của anh như sau: “Anh ta quẳng ngay chiếc áo quàng đi, nhẩy bổ lên mà đến cùng Chúa Giêsu”.

Nhưng vấn đề ở đây là làm sao người mù này có thể biết chỗ Chúa Giêsu đứng ở đâu trong đám đông để nhẩy đến ngay chỗ Người đứng, vì bấy giờ anh ta chưa được Người chữa cho. Có thể là anh ta khao khát mong đợi Đấng cứu độ anh ta xuất hiện từ lâu, nay gần đến thời điểm có một không ai này trong cuộc đời mình, anh ta đã trở thành thính tai đến nỗi đã nghe thấy được cả tiếng Người nói giữa một đám đông ồn ào chăng? Đó là lý do hôm nay chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi Phúc Âm Mù Lòa Sáng Suốt.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm chọn ra 1 người đóng vai người mù (bị bịt mắt) ngồi bên vệ đường, khoác một chiếc áo choàng.

2. Người quản trò sẽ sắp xếp chỗ ngồi thành vòng tròn cho những người mù này sau khi đã bịt mắt họ lại để họ không nhìn thấy vị trí chỗ của họ.

3. Sau đó người quản trò dẫn một người nào đó đóng vai Chúa Giêsu đi một vòng trước mắt hay sau lưng các người mù. Người đi đến chỗ của người mù nào thì người mù chỗ ấy kêu lên: “Hỡi Đức Giêsu, Con Vua Đavít, xin thương xót tôi”.

4. Thế rồi đột nhiên, người đóng vai Chúa Giêsu chỉ vào ai, thì người quản trò lấy tay đập vào vai người ấy loan báo: “Người gọi đến kìa”.

5. Nghe thấy lời đó xong thì người đóng vai người mù liền quăng chiếc áo choàng của mình đi rồi nhẩy bổ đến trước mặt Chúa Giêsu.

6. Trò chơi được tính điểm ở chỗ người mù của nhóm nào nhẩy đến gần chỗ Chúa Giêsu nhất, nhưng phải làm sao càng ở trước mặt người nữa càng hay, và ném chiếc áo choàng vào đúng một người nào đó hơn là bị rơi xuống đất.

 

Chúa Nhật XXIX
 

Hai Bên Tả Hữu Chúa
 

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Giacôbê và Gioan con ông Giêbêđê đến gần Chúa Giêsu và thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy”. Người đáp: “Các con muốn Thầy làm gì cho các con?” Các ông thưa: “Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên taœ Thầy trong vinh quang cuœa Thầy”. Chúa Giêsu baœo: “Các con không biết các con xin gì. Các con có thể uống chén Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rưœa Thầy sắp chịu không?” Các ông đáp: “Thưa được”. Chúa Giêsu baœo: “Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống, và phép rưœa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên taœ Thầy, thì không thuộc quyền Thầy ban, nhưng là dành cho những ai đã được chỉ định”. Mười môn đệ khác nghe chuyện đó liền bực tức với Giacôbê và Gioan. Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà baœo: “Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chuœ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”.

Hướng Dẫn

Đọc bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, hình như ai cũng đều thông cảm với phản ứng tự nhiên của các vị tông đồ về thái độ có vẻ vừa ham danh vừa ngông cuồng liều lĩnh của hai anh em Gioan và Giacôbê, khi cặp anh em tông đồ này công khai xin Chúa Giêsu cho một người ngồi bên phải và một người ngồi bên trái của Người khi Người được vinh quang. Như thế, qua mối cảm thông này, độc giả đọc bài Phúc Âm đây còn cho thấy họ cũng có cùng ý nghĩ như các tông đồ, nghĩa là họ cũng cho rằng hai anh em tông đồ này ham danh và ngông cuồng liều lĩnh.

Tuy nhiên, thực tế có đúng như vậy hay chăng, hay các tông đồ bấy giờ và chúng ta hiện nay đã hiểu lầm cặp anh em tông đồ vốn được Chúa Giêsu dẫn theo cùng với tông đồ Phêrô đến một số nơi đặc biệt, điển hình nhất là cuộc biến hình trên núi cao của Người (x Mk 9:2), hay trường hợp Người hồi sinh đứa con gái của ông Giairô (x Mk 5:37)?

Nếu để ý kỹ chúng ta thấy Chúa Giêsu chỉ lên tiếng dạy các tông đồ làm đầu là phục vụ sau khi 10 vị tông đồ cảm thấy ghen tức với hai anh em tông đồ Gioan và Giacôbê mà thôi. Chứ trước đó, Người không nói gì, mà còn vui vẻ đối đáp với lời yêu cầu có vẻ điên cuồng của anh em họ. Hình như Người đã thấy được lòng thành của cặp anh em này trong việc họ muốn cương quyết theo Người cho đến cùng, dù có phải uống chén đắng đau thương với Người, vì khi được vinh dự chịu đau khổ với Người là hưởng vinh quang với Người rồi vậy.

Lịch sử đã cho thấy, quả thực, sau đó, hai anh em tông đồ này, một người đã được ngồi bên hữu của Chúa Kitô, đó là tông đồ Gioan, người tông đồ duy nhất đã cùng với Mẹ Maria đứng bên thập giá của Người để chứng kiến và cảm thông (uống) với cảnh vô cùng đau thương của Thày mình, và một người bên tả, đó là tông đồ Giacôbê, vị đã là giám mục đầu tiên ở Giêrusalem cũng là vị tông đồ tử đạo (x. Acts 12:2) trước hết trong các tông đồ, vị tông đồ bởi thế là vị đầu tiên được Chúa Kitô cho uống chén tử nạn với Người và như Người.

Do đó, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt trò chơi Hai Bên Tả Bên Hữu Chúa.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra bốn người, một người đóng vai Chúa Giêsu, một người đóng vai quân dữ và hai người kia đóng vai hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan.

2. Người đóng vai Chúa Giêsu và người đóng vai quân dữ của nhóm này đi với hai người đóng vai hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan của nhóm kia.

3. Người đóng vai quân dữ làm một cử chỉ nào đó như hành hạ người đóng vai Chúa Giêsu, như quật roi, tát vào mặt, xô đẩy và xoay vần v.v.

4. Khi bị hành hình, người đóng vai Chúa Giêsu sẽ phản ứng bằng cách quị xuống khi bị đá, ngồi xuống khi bị đánh vào đầu hay xoay người theo cái tát tai hoặc chúi mình loạng quạng vấp ngã khi bị xô đẩy v.v. Người đóng vai Chúa Giêsu phải làm sao để gây khó dễ cho hai người đóng vai gioan và Giacôbê trong việc hai người này luôn phải ở vị trí nhất định bên phải hay bên trái của mình.

5. Hai người đóng vai anh em Giacôbê và Gioan sẽ phải làm sao để có thể luôn ở bên tả và bên hữu (như từ đầu, Giacôbê bên trái và Gioan bên phải chẳng hạn) của người đóng vai Chúa Giêsu.

6. Nếu Chúa Giêsu đứng, ngồi, quì, xoay người, quay mặt, v.v. hai anh em tông đồ Gioan và Giacôbê, vì cùng uống chén khổ nạn với Người, cũng phải làm y hệt như vậy, một người bên tả và một người bên hữu như đã được đặt định ngay từ ban đầu, không được sai chỗ.

7. Người đóng vai quân dữ có thể làm 10 cử điệu hành hạ Chúa Giêsu để xem hai người đóng vai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan có thực sự trung thành ở bên tả bên hữu Người hay chăng.

8. Trò chơi sẽ được tính điểm hơn thua ở chỗ căn cứ vào những lần nhóm nào có hai người đóng vai Giacôbê và Gioan ít ở sai chỗ của mình bên Chúa Giêsu nhiều lần hơn trong 10 lần Người bị hành hạ.

 

Chúa Nhật XXVIII

 

Cần phải làm thêm một điều nữa

 

Phúc Âm


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu vừa lên đường, thì một người chạy lại, quì gối trước Người và hỏi: “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?” Chúa Giêsu trả lời: “Sao ngươi gọi Ta là nhân lành? Chẳng có ai là nhân lành, trừ một mình Thiên Chúa. Ngươi đã biết các giới răn: đừng ngoại tình, đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng làm chứng gian, đừng lường gạt, hãy thảo kính cha mẹ”. Người ấy thưa: “Lạy Thầy, những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ”. Bấy giờ Chúa Giêsu chăm chú nhìn người ấy và đem lòng thương mà bảo rằng: “Ngươi chỉ còn thiếu một điều là ngươi hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta”. Nhưng người ấy nghe những lời đó, thì sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Lúc đó Chúa Giêsu nhìn chung quanh và bảo các môn đệ rằng: “Những người giàu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao”. Các môn đệ kinh ngạc vì những lời đó. Nhưng Chúa Giêsu lại nói tiếp và bảo các ông rằng: “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao. Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa”. Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng: “Như vậy thì ai có thể được cứu độ?” Chúa Giêsu chăm chú nhìn các ông, và nói: “Đối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự”.


Hướng Dẫn

Theo Phúc Âm Thánh Marcô cho Chúa Nhật tuần này, chúng ta thấy người thanh niên chỉ hỏi một câu, đó là làm sao để được sự sống đời đời, nhưng Chúa Giêsu đã trả lời làm hai phần, phần đầu là giữ các giới răn, và phần sau, sau khi nghe thấy anh ta đã giữ các giới răn, Người nói thêm “anh còn cần phải làm một điều nữa…”.

Nghĩa là, căn cứ vào mạch truyện và câu Chúa Giêsu nói ở đây thì người thanh niên giầu có này chẳng những cần phải giữ trọn các giới răn mà còn cần phải có tinh thần nghèo khó nữa, bằng không, như Chúa Giêsu khẳng định sau khi thấy người thanh niên giầu có buồn bã bỏ đi, là “kẻ giầu có khó vào nước Thiên Chúa là dường nào!... Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn một con người giầu có vào nước Thiên Chúa”.

Nếu vào nước trời chỉ cần giữ các giới răn thì có vẻ dễ đối với người thanh niên giầu có này, con người như thế được cả hai đời, đời này đã được giầu có sung sướng, đời sau lại còn được hưởng vinh phúc trường sinh. Bởi thế, vào nước trời bao gồm cả tinh thần nghèo khó nữa mới được, cả lòng khao khát nên trọn lành nữa mới đáng gọi là khó hơn lạc đà chui qua lỗi kim.

Đó là lý do hôm nay chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi “còn phải làm thêm một điều nữa”.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra một người đứng trước người quản trò là người cầm trong tay một hộp 10 tấm giấy cuộn lại, mỗi tờ giấy được viết ở cả hai mặt, mặt thứ nhất viết “giới răn thứ 1”, “giới răn thứ 2” v.v. (10 tấm giấy 10 giới răn khác nhau, và mặt thứ hai viết “ngươi còn cần phải làm thêm một điều nữa, đó là bán hết những gì mình có bố thí cho kẻ khó: như đồng hồ/thắt lưng (nam) hoặc vòng lắc/bông tai/kẹp tóc (nữ), và khăn quàng cùng với đôi giầy”.

2. Người đại diện nhóm sẽ lần lượt bốc thăm, rồi đưa lá thăm cho người quản trò, người quản trò sẽ đọc mặt thứ nhất trước, và người bốc thăm sẽ phải đọc đúng giới răn nào được nhắc đến trong tờ thăm ấy. Điểm sẽ được chấm chẳng những đọc thuộc mà còn đọc nhanh nữa. Xin người quản trò coi giờ.

3. Sau người bốc thăm đọc xong giới răn của lá thăm, người quản trò đọc câu ở mặt thứ hai, và người đọc xong giới răn ấy phải làm theo thứ tự những gì vừa được người quản trò bảo. Điểm cũng được tính ở đây chẳng những ở chỗ làm đúng mà còn làm theo thứ tự và làm nhanh nhất nữa. Xin người quản trò coi giờ.

4. Tuy nhiên, hay nhất nên cho mọi người đại diện nhóm rút thăm và đọc xong giới răn của lá thăm, người nào không thuộc bị loại, còn những người thuộc sẽ cùng nhau nghe lời người quản trò bảo những gì phải làm ở mặt bên kia của lá thăm, sau đó cùng làm chung một lúc, ai làm đúng, theo thứ tự và nhanh nhất thì được nhiều điểm nhất. Nếu hai người ngang nhau thì tính cả điểm đọc giới răn nhanh chậm nữa.

 

 

Chúa Nhật XXVII

 

Những gì Thiên Chúa phối hợp, loài người không được phân ly

 

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, những người biệt phái đến gần và hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?” Người đáp: “Môisen đã truyềtn cho các ông thế nào?” Họ thưa: “Môisen cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị”. Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: “Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Môisen đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ”. Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: “Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng và lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”. Bấy giờ người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng, nhưng các môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất bình và bảo các ông rằng: “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa là của những người giống như chúng. Thầy bảo thật các con: “Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó”. Rồi Người ôm chúng, đặt tay ban phép lành cho chúng.

Hướng Dẫn

Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu xác định rõ dự án của Thiên Chúa và đường lối của con người. Dự án của Thiên Chúa bao giờ cũng là muốn con người hiệp nhất nên một; còn đường lối của con người thường hướng chiều về tình trạng chia rẽ ly dị.

Tuy trong bài Phúc Âm Chúa Giêsu không xác định rõ hai vợ chồng phải sống trọn đời với nhau, nhưng nếu hai vợ chồng phải nên một thân thể với nhau mới là vợ chồng theo dự án của Thiên Chúa thì có nghĩa là họ phải sống trọn đời với nhau.

Thật vậy, nếu không ai lại phủ nhận thân thể của mình (x Eph 5:28-29), và không ai mất đầu mà còn sống thế nào, chồng cũng không thể thiếu vợ, không thể phủ nhận vợ là thân thể của mình, và vợ cũng không thể thiếu chồng, không thể tách rời chồng là đầu của mình như vậy.

Chính vì con người cứng lòng, sống theo ý riêng của mình, chứ không sống theo dự án của Thiên Chúa về hôn nhân ngay từ ban đầu như thế mà xã hội loài người càng ngày càng trở nên băng hoại như thực tế hiện nay cho thấy.

Đó là lý do, để cứu vãn tình thế, để sống hợp với dự án của Thiên Chúa trong tất cả mọi sự, cách riêng trong đời sống hôn nhân, Chúa Giêsu kêu gọi con người hãy hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ, tình trạng con người nguyên sơ còn đang ngây thơ vô tội chỉ biết tin tưởng vào Chúa và làm theo ý Chúa mà thôi.

Vậy hôm nay chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi “những gì Thiên Chúa phối hợp, loài người không được phân ly”.


Sinh Hoạt

1. Từng hai nhóm chơi với nhau. Mỗi nhóm cử ra 7 nam và 8 nữ, đứng thành vòng tròn, xen kẽ nhau cứ một nam rồi tới một nữ, mỗi người cầm trên tay một vật quí nhất của mình, tiêu biểu cho con người của mình. Nhóm đối phương sẽ cử ra một người nam đứng ở bên trong vòng tròn này

2. Người nam đứng trong vòng tròn bị bịt mắt, biểu hiệu cho tình trạng Adong ngủ say như trong bài đọc một Chúa Nhật tuần này cho thấy. Người nam bị bịt mắt này đứng yên một chỗ xoay vòng vòng thân thể của mình khi bắt đầu nghe người quản trò từ từ nhắc lại lời Chúa phán: “con người ở một mình không tốt”.

3. Vừa nghe xong lời Chúa phán này, tất cả mọi người đứng thành vòng tròn liền tiến đến gần người nam trong vòng tròn, cách khoảng một cánh tay, sau đó người nam trong vòng tròn chỉ ngón tay của mình về phía trước, mà nói: “đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”.

4. Nếu người được người nam chỉ đó là nam chứ không phải nữ, thì vòng tròn nam nữ lại lui về vị trí cũ, người nam trong vòng tròn vẫn bị bịt mắt, và chơi lại từ đầu, cho tới khi người nam bị bịt mắt chỉ đúng một người nữ.

5. Người nữ nào được người nam chỉ mà nói câu ấy tức là Evà, là người Thiên Chúa muốn phối hợp với người nam Adong ấy. Người nữ sẽ đứng lại đó ngay trước mặt người nam, và người nam bấy giờ tự mở mắt ra nhìn người nữ ấy. Trong khi đó vòng tròn nam nữ sẽ trở về vị trí như trước.

6. Thế rồi hai người nam nữ giữa vòng tròn sẽ xoay lưng vào nhau, hai cánh tay khóa lấy nhau, hai bàn tay xòe ra và hướng mặt về phía vòng tròn nam nữ, một cử chỉ tượng trưng cho tình trạng vừa hiệp nhất nên một giữa vợ chồng với nhau vừa xây dựng và phục vụ cộng đồng xã hội loài người, nhưng cũng chính vì thế mà hai vợ chồng bị những con người trong xã hội lôi cuốn hay phá đám đến nỗi làm cho họ có thể bỏ nhau về tình cảm, hay có thể ly dị theo pháp lý.

7. Vòng tròn nam nữ sẽ cùng nhau ném vào cặp nam nữ ở giữa vòng tròn này để làm sao trúng được một trong hai chỗ, một là trúng ngay giữa chỗ hai vai hay hai lưng của họ, hoặc là trúng vào ngay lòng bàn tay của một trong hai; tất nhiên, trong khi đó người nam sẽ xoay người nữ theo chiều hướng của mình để làm sao tránh được những cuộc tấn công do xã hội loài người tác hại cho đời sống hôn nhân.

8. Trò chơi sẽ được diễn lại từ đầu với nhóm còn lại. Vấn đề thắng thua sẽ được tính điểm ở chỗ cặp nam nữ vợ chồng trong trò chơi có bị đi đến chỗ ly dị (nghĩa là bị ném trúng giữa chỗ hai lưng/vai của họ) hay đi đến chỗ ly thân (nghĩa là bị ném trúng vào ngay bàn tay, tiêu biểu cho việc bàn tay của người bị ném trúng đã chấp nhận tình cảm của người không phải là vợ hay chồng mình) hay chăng? Tất nhiên cặp nào ly dị sẽ thua cặp chỉ ly thân. Nếu cả hai nhóm đều đi đến chỗ vừa ly thân lẫn ly dị, thì xem lúc đầu người nam chọn người nữ của nhóm nào nhanh nhất, tức ít lần hơn, là thắng.

 

Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm B
 

Tránh lánh tội lỗi
 

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con thấy có keœ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo chúng ta, và chúng con đã ngăn cấm y”. Nhưng Chúa Giêsu phán: Đừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con. Ai nhân danh Thầy mà cho các con một ly nước vì lẽ các con thuộc về Đấng Kitô, Thầy bảo thật các con: kẻ đó sẽ không mất phần thưởng đâu. Nhưng nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn. Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hỏa ngục, trong lửa không hề tắt. Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục. Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hỏa ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt.

Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này Chúa dạy chúng ta hai điều:

Thứ Nhất, không được ghen tị hay kỳ thị với những người không thuộc về phái nhóm của mình, nhất là những người làm được những việc lành như mình, trái lại, phải có tinh thần đoàn kết và chấp nhận nhau để làm việc cho Chúa.

Thứ hai, không được làm gương mù gương xấu cho bất cứ một ai làm thiệt hại đến đức tin của họ, đến đời sống thiêng liêng của họ, nhưng để được như thế, con người cần phải biết chấp nhận thà chịu thiệt mình hơn là hại người, thà chịu thiệt ở đời này hơn là ở đời sau.

Nếu nhân loại là một gia đình, Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô, mọi người phải coi nhau như anh chị em ruột thịt của nhau, thì bất cứ việc gì xấu con người làm đều tác hại đến xã hội, đến Giáo Hội, cần phải tránh. Đó là lý do Kitô hữu Công giáo cần phải xưng tội để hòa giải chẳng những với Chúa mà còn với nhau nữa.

Vậy hôm nay chúng ta sinh hoạt trò chơi tránh lánh tội lỗi, ở chỗ cố gắng không theo chước cám dỗ và nhất định tuân theo ý Chúa.

Sinh Hoạt

1. Chia thành hai nhóm, mỗi nhóm cử ra ba người, một người đóng vai Lương Tâm nhắc bảo, một người đóng vai Satan cám dỗ, và một người đóng vai linh hồn Kitô hữu.

2. Cứ một người đóng vai linh hồn của nhóm này phải đứng đối diện với hai người đóng vai Lương Tâm và Satan của nhóm kia.

3. Người đóng vai linh hồn phải để ý đến những cử điệu của hai người kia, và phải làm đúng như Lương Tâm bảo thật và làm ngược lại những gì Satan xui bậy.

4. Hai người đóng vai Lương Tâm và Satan phải làm cử điệu tay trước chân sau hay chân trước tay sau cũng được. Và phải làm cử điệu cả tay lẫn chân như thế xen kẽ nhau, người đóng vai Lương Tâm làm trước rồi tới người đóng vai Satan, hay ngược lại.

5. Người đóng vai Lương Tâm làm từng cử động cả tay lẫn chân trước, người đóng vai linh hồn phải lập lại đúng y như vậy. Nếu sai chỗ nào, cử động tay hay cử động chân, thì muốn vào Nước Trời phải chặt chân hay chặt tay.

6. Người đóng vai Satan cũng thế, cũng làm ba cử động cả tay lẫn chân liền, người đóng vai linh hồn phải làm những cử điều ngược lại. Như người đóng vai Satan lấy chân trái đá về phía bên phải thì người đóng vai linh hồn phải dùng chân phải đá về phía bên trái, hay người đóng vai Satan giơ tay cánh tay phải ra phía trước thì mình phải giơ cánh tay trái ra phía sau v.v.

7. Có thể chơi như thế với nhiều nhóm 3 người như thế. Cuối cùng bên nào ít bị què tay cụt chân nhất, nghĩa là làm đúng theo Lương Tâm và ít làm theo Satan nhất là thắng.

 

Chúa Nhật XXV Thường Niên Năm B
 


Tiếp Nhận Con Trẻ
 


Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ từ trên núi xuống, rồi đi ngang qua xứ Galilêa và Người không muốn cho ai biết. Vì Người dạy dỗ và bảo các ông rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”. Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người. Các ngài tới Capharnaum. Khi đã vào nhà, Người hỏi các ông: “Dọc đàng các con tranh luận gì thế?” Các ông làm thinh, vì dọc đàng các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất. Bấy giờ Người ngồi xuống, gọi mười hai ông lại và bảo các ông rằng: “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”. Rồi Người đem một em bé lại đặt giữa các ông, ôm nó mà nói với các ông rằng: “Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế nầy vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy”.

Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này Chúa Giêsu lại tỏ cho các tông đồ biết Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người một lần nữa, như Người đã tỏ cho các vị biết ở bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước. Thế nhưng, cả hai lần các vị đều không hiểu gì hết.

Một trong những lý do khiến các vị sở dĩ không hiểu là vì lòng các vị còn đầy những tham vọng trần tục, như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho thấy việc các vị tranh nhau ngôi thứ, địa vị, trong khi đó Thày của các vị lại là Đấng đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, để hiến mình làm giá chuộc cho nhiều người (xem Mt 20:28), là Đấng dạy các vị muốn làm đầu phải làm tôi tớ phục vụ.

Bởi thế, để hiểu Mầu Nhiệm Vượt Qua, các tông đồ cần phải hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ, như tinh thần của em bé được Chúa Giêsu đặt giữa các vị mà phán “ai vì Thày mà tiếp nhận một trẻ nhỏ nào như trẻ nhỏ này là tiếp nhận Thày”. Chúng ta không biết con trẻ bấy giờ ở đâu mà có, vì Chúa Giêsu đang chỉ bảo riêng các tông đồ ở trong nhà không muốn cho ai biết. Chúng ta chỉ cần biết rằng chỉ có tinh thần đơn sơ khiêm nhượng mới có thể hiểu được Mầu Nhiệm Vượt Qua, mới có thể hiểu được Chúa Kitô.

Căn cứ vào những gì vừa được hướng dẫn, giờ đây chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi “Tiếp Nhận Trẻ Nhỏ”.

Sinh Hoạt

1. Tất cả được chia thành hai nhóm. Mỗi nhóm cử ra 12 người đóng vai tông đồ, và thêm hai người nữa, một đóng vai Chúa Giêsu và một đóng vai em nhỏ.

2. Nhóm 12 tông đồ đứng vòng tròn quay vào nhau, nắm tay nhau, và mắt bị bịt (dấu hiệu Chúa Giêsu nói về Mầu Nhiệm Vượt Qua song các vị không hiểu gì).

3. Người đóng vai Chúa Giêsu của nhóm đối phương đứng ở trong vòng tròn 12 tông đồ, còn người đóng vai em nhỏ, cũng của nhóm đối phương, đứng ở ngoài vòng tròn các tông đồ.

4. Vòng tròn các tông đồ chẳng những nắm tay nhau mà còn vung tay lên xuống nữa như thể các vị đang tranh giành ngôi thứ, mà không biết rằng Thày của các vị đang ở giữa các vị đã nghe biết các vị làm gì rồi.

5. Bởi thế, sau khi nghe người đóng vai Chúa Giêsu đứng bên trong vòng tròn tông đồ lên tiếng hỏi: “Các con đang nói gì thế?” thì tất cả đều đứng im không nhúc nhích.

6. Bấy giờ, lợi dụng lúc vòng tròn các tông đồ ngưng lại bất ngờ như thế, em nhỏ tìm cách đột nhập vào bên trong vòng tròn mà không đụng một ai. Nếu đụng vào bất cứ một ai thì kể như bị loại.

7. Sau khi hỏi “các con đang nói gì thế?” chừng 30 giây thì người đóng vai Chúa Giêsu trong vòng tròn các tông đồ liền phán dạy các tông đồ “làm đầu là làm cuối”.

8. Nếu người đóng vai em nhỏ lọt được vào trong vòng tròn các tông đồ sau lời phán dạy “làm đầu là làm cuối” này thì thành công.

9. Phần vòng tròn các tông đồ, sau khi nghe phán dạy “làm đầu là làm cuối” thì lại nhốn nháo lên vì nghe thấy những gì không hợp với chủ trương tự nhiên của các vị, nên lại vung tay lên làm cử điệu như trước.

10. Nếu em nhỏ chưa lọt được vào bên trong thì lại phải đợi cho đến khi nghe người đóng vai Chúa Giêsu hỏi vòng tròn các tông đồ lần nữa “các con đang nói gì thế”, để các vị ngừng lại một lần nữa như lần trước thì cố mà lọt vô trong.

11. Cũng sau khoảng 30 giây, người đóng vai Chúa Giêsu lên tiếng “ai chấp nhận một con trẻ như trẻ em này”. Nếu sau câu này mà em nhỏ vẫn chưa lọt được vào trong vòng tròn các tông đồ thì bị loại.

12. Trò chơi này tiếp tục như những gì đã diễn ra trên đây với vòng tròn các tông đồ của nhóm còn lại cũng như với hai người của nhóm đối phương, một đóng vai Chúa Giêsu và một đóng vai em nhỏ.

 

Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm B

 

KITÔ THẬT KITÔ GIẢ

 

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đi về phía những làng nhỏ miền Xêsarê thuộc quyền Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các ông rằng: “Người ta bảo Thầy là ai?” Các ông đáp lại rằng: “Thưa là Gioan tẩy giả. Một số bảo là Êlia, một số khác lại cho là một trong các vị tiên tri”. Bấy giờ Người hỏi: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” Phêrô lên tiếng đáp: “Thầy là Đấng Kitô”. Người liền nghiêm cấm các ông không được nói về Người với ai cả. Và Người bắt đầu dạy các ông biết Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại. Người công khai tuyên bố các điều đó. Bấy giờ Phêrô kéo Người lui ra mà can trách Người. Nhưng Người quay lại nhìn các môn đệ và quở trách Phêrô rằng: “Satan, hãy lui đi, vì ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người”. Người tập họp dân chúng cùng các môn đệ lại, và phán: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình”.

Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho chúng ta thấy chung các vị tông đồ và riêng tông đồ Phêrô không hiểu được Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, một Chúa Kitô không phải chỉ đầy quyền năng có thể trừ quỉ, có thể dẹp yên bão tố và có thể chữa trị đủ mọi bênh nạn tật nguyền, mà còn là một Chúa Kitô trước mắt thế gian không thể xuống khỏi thập giá. Đó là lý do các tông đồ Phêrô đã bị Thày quở trách.

Sở dĩ các tông đồ cũng như tông đồ Phêrô không hiểu được những gì Chúa Kitô mạc khải cho các vị biết, như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước nói rõ, về Mầu Nhiệm Vượt Qua là vì những điều ấy, những lời ấy của Người hoàn toàn ngược lại với xu hướng và ý nghĩ tự nhiên của các vị.

Đó là lý do giới trẻ chúng ta thực hiện sinh hoạt trò chơi cuối tuần về “Kitô thật Kitô giả” như sau.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra một người đóng vai Chúa Kitô. Người quản trò sẽ đóng vai tông đồ Phêrô đại diện các tông đồ khác tuyên xưng lòng tin của mình nơi Thày.

2. Người quản trò sẽ có đủ các câu tuyên xưng cho mỗi người đóng vai Chúa Kitô của mỗi nhóm, và Chúa Kitô của nhóm nào phán những lời làm cho tông đồ Phêrô không hiểu được, nhanh nhất, trơn tru nhất, thì đó là Chúa Kitô thật, bằng không, trả lời một cách sai trật hay ấm ớ hoặc ngập ngừng thì đó là Kitô giả.

3. Các câu tuyên xưng vắn tắt của người quản trò có thể là: “Thày là Đức Kitô”, “Thày là Con Thiên Chúa”, “Thày là Đường Lối”, “Thày là Sự Thật”, “Thày là Sự Sống”, “Thày là Cây Nho”, “Thày là Chiên Thiên Chúa”, “Thày là Bánh Hằng Sống”, “Thày là Chủ Chiên Lành” v.v.

4. Khi nghe thấy câu tuyên xưng nào trên đây của người quản trò ngỏ với mình, người đóng vai Chúa Kitô phải phán ngược lại lời ấy ngay. Chẳng hạn: khi nghe “Thày là Đức Kitô”, người ấy phải phán rằng “Kitô Đức là Thày”, hay khi nghe “Thày là Chủ Chiên Lành” phải phán “Lành Chiên Chủ là Thày” v.v.

 

 

 

Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa

 

 

Hoạt Cảnh Fatima Thánh Thể

 

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

 

Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?” Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: “Các con hãy vào thành, nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo người đó. Hễ người đó vào nhà nào thì các con hãy nói với chuœ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hoœi: Căn phòng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ơœ đâu? Và chuœ nhà sẽ chỉ cho các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sưœa soạn cho chúng ta ơœ đó”. Hai môn đệ ra đi vào thành và thấy mọi sự như Người đã baœo và hai ông dọn Lễ Vượt Qua. Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, beœ ra và trao cho các ông mà phán: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người baœo các ông: “Nầy là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta baœo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống rượu nho nầy nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa”. Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy trò lên núi Cây Dầu.

Hướng Dẫn

Chúa Giêsu Thánh Thể là tâm điểm của Biến Cố Fatima và Sứ Điệp Fatima. Tại sao?

Tại vì Biến Cố Fatima được mở màn với Chúa Giêsu Thánh Thể và Sứ Điệp Fatima được tập trung vào Chúa Giêsu Thánh Thể.

Biến Cố Fatima được mở màn với Chúa Giêsu Thánh Thể, ở chỗ, Thiên Thần Hòa Bình hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima tiên khởi 3 lần vào năm 1916 để dạy cho 3 em cầu nguyện với Người và đền tạ Người.

Sứ Điệp Fatima được được tập trung vào Chúa Giêsu Thánh Thể, ở chỗ, trước khi Đức Mẹ biến đi vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917, Mẹ đã kêu gọi “đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” đây còn vị nào khác ngoài Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng đã được Thiên Thần Hòa Bình kêu gọi ba Thiếu Nhi Fatima đền tạ.

Chúng ta hãy thực hiện hai hoạt cảnh Thiên Thần Hòa Bình hiện ra với ba Thiếu Nhi Fatima 2 trong 3 lần vào năm 1916, lần thứ 1 và lần thứ 3.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cố gắng nghĩ lại hay nhớ lại những gì đã xẩy ra cho 3 Thiếu Nhi Fatima vào năm 1916, sau đó tập dượt với nhau, một em đóng vai Thiên Thần Hòa Bình và 3 em đóng vai Thiếu Nhi Fatima. Nếu cần, người quản trò đọc lại cho các nhóm nghe lại toàn bộ Biến Cố Fatima năm 1916.

2. Màn thứ nhất về hoạt cảnh Thiên Thần Hòa Bình làm gương và dạy ba Thiếu Nhi Fatima về cách cầu nguyện và lời cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể.

3. Màn thứ ba về hoạt cảnh Thiên Thần Hòa Bình cho 3 em rước Máu Thánh hay Mình Thánh Chúa Kitô, sau đó làm gương và dạy 3 em lời nguyện đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể.


 

Xin Thông Báo: Theo thông lệ, như năm trước, mục Sinh Hoạt Lời Chúa cho mỗi Chúa Nhật hằng tuần sẽ được tạm ngưng sau Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa, vì các Ðoàn không sinh hoạt mùa hè, và sẽ tiếp tục mục này vào Chúa Nhật sau Lễ Sinh Nhật Ðức Mẹ 8/9, thời điểm các đoàn bắt đầu sinh hoạt trở lại.

 

 

Chúa Nhật Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi

 


Một Chúa Ba Ngôi – Ba Ngôi Một Chúa

 

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêô.

 

Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng ít keœ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.


Hướng Dẫn

Qua bài Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi năm B Chúa Giêsu đã rõ ràng và chính thức mạc khải cho Kitô hữu chúng ta biết Thiên Chúa Ba Ngôi.

Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, Kitô hữu chúng ta tin rằng chỉ có một Thiên Chúa chân thật duy nhất mà thôi, chứ không tin là có nhiều Chúa, nhiều thần như một số tôn giáo đa thần khác.

Tuy nhiên, theo đức tin Kitô giáo, Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất này lại có ba ngôi, Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần, hoàn toàn khác nhau về vai trò và tính cách.

Dù mỗi Ngôi Vị đều là Thiên Chúa, Ngôi Cha là Thiên Chúa, Ngôi Con là Thiên Chúa và Ngôi Thánh Thần là Thiên Chúa, nhưng không phải là ba Thiên Chúa mà là Một Thiên Chúa chân thật duy nhất, vì ba ngôi cùng một bản thể (substance/nature) và có cùng những ưu phẩm (attibutes) của một vị Thiên Chúa.

Vì con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa, chúng ta có thể căn cứ vào con người để hiểu được phần nào mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Chỉ có một con người duy nhất được dựng nên ngay từ ban đầu, tiêu biểu cho Một Thiên Chúa chân thật duy nhất, nhưng con người duy nhất đầu tiên ấy lại được hiện thân trước hết nơi Adong là tiêu biểu cho Ngôi Cha, rồi tới Evà (phát xuất từ Adong) là tiêu biểu cho Ngôi Con, Tình Yêu giữa Adong và Evà liên kết cả hai thành một xác thịt, một con người duy nhất, tiêu biểu cho Ngôi Thánh Thần.

Vậy chúng ta cùng nhau sinh hoạt trò chơi “Một Chúa Ba Ngôi, Ba Ngôi Một Chúa”.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra ba người đóng vai Ba Ngôi Thiên Chúa, một người Ngôi Cha, một người Ngôi Con và một người Ngôi Thánh Thần.

2. Quản trò vẽ 4 vòng tròn cho ba người đóng vai Ba Ngôi Thiên Chúa ấy, và chỉ định vòng nào của Ngôi Cha, vòng nào của Ngôi Con và vòng nào của Ngôi Thánh Thần, và vòng nào của Thiên Chúa Duy Nhất, tức của cả Ba Ngôi. Ba vòng cho mỗi ngôi thì nhỏ và vòng cho cả ba ngôi thì lớn gấp đôi vòng từng ngôi. Vòng nhỏ của mỗi ngôi cách vòng lớn của cả ba ngôi chừng 5 bước, tức bằng một cái nhẩy vừa phải.

3. Trước hết, ba người đóng vai Ba Ngôi đứng trong vòng Một Thiên Chúa Duy Nhất. Và nghe người quản trò tuyên xưng đức tin thế nào thì ba người làm theo như vậy. Sau đây là bản tuyên xưng đức tin:

4. “Tôi tin một Thiên Chúa Duy Nhất có Ba Ngôi”: khi nghe thấy chữ Ba Ngôi, ba người phải nhẩy từ vòng tròn Thiên Chúa Duy Nhất sang vòng mỗi ngôi của mình. Ai nhẩy không tới hay nhẩy không lọt vô trong vòng tròn của mình thì bị loại.

5. “Ngôi Cha là Thiên Chúa, Ngôi Con là Thiên Chúa, và Ngôi Thánh Thần cũng là Thiên Chúa”: khi ngôi nào nghe thấy nói mình là Thiên Chúa thì nhẩy vào vòng tròn Một Thiên Chúa Duy Nhất. Ai nhẩy không tới vào tròn hay lọt vào vòng tròn thì bị loại, và ai bị văng ra khỏi vòng tròn cũng bị loại.

6. “Nhưng không phải là ba Thiên Chúa mà chỉ là một Thiên Chúa Duy Nhất”: khi nghe tuyên xưng “Một Thiên Chúa Duy Nhất” cả ba ngôi nhẩy lên trong vòng tròn của mình. Hễ một tgrong ba người bị ngã hay cả ba bị ngã hoặc văng ra ngoài vòng tròn hay dẵm lên vạch vòng tròn là bị loại.

7. Mỗi nhóm có thể chơi hai lần liền. Cuối cùng người quản trò sẽ tổng kết xem nhóm nào không bị hay bị sai ít nhất là thắng.
 

 

 

Chúa Nhật Thánh Thần Hiện Xuống

 

Thông Đạt Thánh Thần
 



Phúc Âm và Sách Tông Vụ

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại.”

Khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lưœa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho họ nói.

Hướng Dẫn

Trước hết, ở bài Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu Phục Sinh thở hơi trên các tông đồ để các vị được nhận lãnh Thánh Thần.

Sau nữa, ở bài Sách Tông Vụ, chúng ta thấy khi Thánh Thần hiện xuống thì có gió thổi và có những hình lưỡi như lửa đậu trên đầu từng vị tông đồ đang chuyên chú cầu nguyện.

Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi “Thông Đạt Thánh Thần” như sau.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra 12 người, 1 người đóng vai Chúa Kitô Phục Sinh và 11 người còn lại đóng vai 11 tông đồ.

2. Trên tay người đóng vai Chúa Kitô Phục Sinh có những cục bông nhỏ hay những mảnh giấy vụn, tượng trưng cho những lưỡi lửa, để thổi bay trên đầu 11 người tông đồ.

3. 11 người đóng vai 11 tông đồ quì chăm chú cầu nguyện chúi đầu vào tâm điểm là chỗ đứng của người đóng vai Chúa Kitô.

4. Khi nghe hiệu, người đóng vai Chúa Kitô Phục Sinh sẽ xè bàn tay nắm các thứ đang giữ ra trước mặt và thổi một lần thôi để làm sao cho những thứ ấy bay đậu lên từng đầu 11 người đóng vai 11 tông đồ.

5. Cứ thế, nhóm vào có người đóng vai Chúa Giêsu thông đạt Thánh Thần đậu trên đủ 11 hay nhiều nhất trong 11 người thì càng là Chúa Kitô Phục Sinh thật.

 


 

Chúa Nhật VII Phục Sinh

 


Làm Chủ Sự Dữ

 


Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ và phán: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giaœng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rưœa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những phép lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quyœ, nói các thứ tiếng mới lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phaœi chất độc, thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh”. Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa. Phần các ông, các ông đi rao giaœng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và cuœng cố lời giaœng bằng những phép lạ kèm theo.

Hướng dẫn

Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên được Giáo Hội cử hành sau Lễ Phục Sinh 40 ngày, tức bao giờ cũng vào Ngày Thứ Năm của tuần Thứ Sáu Phục Sinh. Tuy nhiên, vì nhu cầu, có những lúc Giáo Hội địa phương cử hành Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên vào Chúa Nhật VII Phục Sinh, Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Phục Sinh trước khi bước sang Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, một mùa phụng vụ được mở màn với Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, thời điểm sau Lễ Phục Sinh 50 ngày. Đó là lý do chúng ta đọc bài Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên cho chu kỳ phụng vụ Năm B theo Thánh Marcô trên đây.

Theo bài Phúc Âm Thánh Marcô chúng ta vừa nghe thì trước khi Chúa Giêsu thăng thiên về cùng Cha của Người thì Người đã sai các môn đệ “đi rao giảng tin mừng cho tất cả mọi tạo vật”, và những ai tin thì chẳng những được cứu rỗi, tức được quyền lực Phục Sinh của Người làm chủ, mà còn nhờ quyền năng Phục Sinh của Người thắng được cả các sự dữ trên đời này nữa. Bởi thế Người đã nói đến việc họ trừ quỉ, cầm rắn trong tay và không bị độc dược tác hại.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Kitô hữu chúng ta, thành phần đã tin Chúa Kitô và đã lãnh nhận phép rửa, vẫn bị sự dữ làm chủ và chi phối, ở chỗ chúng ta dễ sa chước cám dỗ và kinh sợ cùng chạy trốn trước khổ đau thử thách. Vậy giờ đây chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi “làm chủ sự dữ” như sau.

Sinh hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra 3 người đóng vai Kitô hữu đã tin vào Phúc Âm và lãnh nhận phép rửa.

 

2. Tất cả mọi người của các nhóm đứng hàng ngang nhưng xen kẽ nhau (chứ mỗi nhóm không đứng sát nhau) trước mặt người quản trò.

3. Người quản trò cầm trong tay rất nhiều những giây vải hay các đồ vật gì đó khác nhau, (nhiều hơn số người đại diện các nhóm nữa), trong đó (1/3) có những thứ giây vải tẩm chất độc hay có những thứ tiêu biểu cho rắn rết nguy hiểm (bí mật, bằng cách làm một dấu hiệu gì đó).

4. Người quản trò sẽ tiến đến với từng người đại diện các nhóm để đưa cho họ rút lấy một thứ từ tay người quản trò.

5. Nhóm nào không rút phải những thứ độc được hay rắn rết, hoặc ít bị những thứ này nhất là thắng. Nếu một số nhóm đều nhau thì các nhóm này đấu lại một lần nữa.

 

 

 

Chúa Nhật VI Phục Sinh
 

Truyền Ðạt Yêu Thương


Phúc Âm

 

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.


Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở  trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở  lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thày không còn gọi các con là tôi tớ. Vì tôi tớ không biết việc chuœ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt, để các con đi, và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con, Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau”.

Hướng Dẫn


Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ VI tuần này chúng ta thấy chúng ta được Thiên Chúa yêu thương là dường nào. Ở chỗ chúng ta được Người hy sinh cho chúng ta được sống, và ở chỗ đã tỏ cho chúng ta những bí mật của Thiên Chúa, những tác động mà chỉ có thân thiết lắm mới làm cho nhau mà thôi. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta qua Con của Ngài, Con của Ngài đến để tỏ tình của Cha đối với nhân loại, và nhân loại được Chúa Kitô yêu thương cũng phải yêu thương tha nhân như được Người yêu.


Như thế chúng ta thấy tự mình chúng ta không có khả năng yêu Chúa, nhất là không xứng đáng yêu Chúa, hay không đủ tư cách để yêu Chúa, dù có khả năng để yêu Ngài đi nữa. Bởi vậy, Thiên Chúa đã thông tình yêu của Ngài ra cho chúng ta qua Chúa Kitô: “Cha Thày yêu Thày thế nào Thày cũng yêu các con như vậy”, và Chúa Kitô lại thông tình yêu của Người ra cho các thánh tông đồ, để các vị yêu nhau như Chúa Kitô yêu: “Thày yêu các con thế nào các con cũng hãy yêu nhau như thế”.


Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi truyền đạt yêu thương: Cha yêu Con, Con yêu các vị tông đồ, các vị tông đồ yêu Giáo Hội v.v.

Sinh Hoạt


1. Mỗi nhóm cử ra 4 người, đứng sắp hàng dọc nhưng không quay lưng lại cộng đoàn hay quay mặt vào cộng đoàn mà là quay ngang.


2. Người đứng sau cùng đóng vai Chúa Cha, người đứng trước đó đóng vai Chúa Kitô, tiếp theo là người đóng vai tông đồ, và người cuối cùng đóng vai Giáo Hội hay Dân Ngoại. Nên chọn nữ hết hay nam hết.


3. Khi nghe hiệu lệnh, Cha truyền đạt tình yêu cho Con bằng những cử điệu nào đó một lúc, làm nhiều cử điệu khác nhau, chẳng hạn như đập nhẹ vào lưng Con mấy cái, xoa vào đầu Con 1 cái, (đừng cù nhau kẻo buồn cười và rụt người lại), làm dấu thập giá lên cổ Con v.v.; sau đó Con cũng thông đạt tình yêu của mình cho vị tông đồ, bằng cách lập lại những cử chỉ như được Cha làm cho; sau hết người đóng vai tông đồ thông đạt tình yêu cho Giáo Hội hay Dân Ngoại cũng lập lại đúng những cử chỉ như đã được vị tông đồ làm cho mình.


4. Người quản trò phải quan sát thật kỹ để biết việc truyền đạt tình yêu này có bị sai xẩy ở chỗ nào chăng. Cuối cùng nhóm nào ít bị sai nhất thì thắng.

 

 

 

Chúa Nhật V Phục Sinh
 

 

Cành nho sai trái

 


Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. Các con ơœ trong Thầy, và Thầy ơœ trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho, các con cũng vậy, nếu không ơœ trong Thầy. Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ơœ trong Thầy và Thầy ơœ trong người ấy, keœ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ơœ trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như nhành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lưœa cho nó cháy đi. Nếu các con ơœ trong Thầy, và lời Thầy ơœ trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin, và sẽ được. Đây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trơœ nên môn đệ cuœa Thầy”

Hướng Dẫn

Vì vẫn còn trong Mùa Phục Sinh, bài Phúc Âm của tuần thứ năm Phục Sinh tiếp tục chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh là “Sự Sống” từ tuần trước. Nếu tuần thứ tư Phục Sinh Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh là “Sự Sống” được diễn tả qua hình ảnh “vị mục tử nhân lành hiến mạng sống mình vì chiên”, vị mục tử nhân lành biết chiên của mình và được chiên của mình biết đến, thì tuần thứ năm Phục Sinh này Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh là “Sự Sống” được tiêu biểu qua hình ảnh “cây nho đích thực”, một cây nho tràn đầy Nhựa Sống Thần Linh trổ sinh muôn vàn hoa trái nơi các cành của mình.

Thế nhưng, như Chúa Giêsu xác quyết trong bài Phúc Âm, chỉ có cành nho nào dính liền với thân nho mới sinh nhiều hoa trái, bằng không, sẽ bị khô héo và bị quăng vào lửa. Thế nhưng, cành nho nào sai trái lại càng bị tỉa cắt để được sai trái hơn. Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi cành nho sai trái như sau.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra năm người để làm cây nho và các cành nho. Còn người quản trò đóng vai người trồng nho cầm trong tay một cây gậy hay một đồ vật gì đó như đồ để cắt tỉa cây.

2. Nhóm cây nho và cành nho của mỗi nhóm phải làm sao để cành nho và cây nho dính liền với nhau, chẳng hạn bằng cách cột giây vào bụng của người làm cây nho và bụng của các người làm cành nho, nhưng cột lỏng một người trong bốn cành nho để khi người trồng nho cắt tỉa thì bị rụng khỏi cây nho.

3. Người trồng nho không hề biết cành nào cột lỏng, nên phải cắt tỉa chỉ một nhát để làm sao trúng ngay cành nho lỏng lẻo này. Nếu không trúng, nhóm cây nho và cành nho cột lại để cho người trồng nho cắt tỉa lại lần nữa.

4. Cuối cùng, nhóm nào không bị hay mãi mới bị người trồng nho chặt đúng cành nho lỏng lẻo thì thắng. Chẳng hạn có 4 nhóm, nhóm thứ nhất không bị người trồng nho cắt tỉa trúng cành nho lỏng lẻo ngay lần thứ nhất, nhóm thứ hai bị ngay vào lần thứ hai, nhóm thứ ba bị vào lần thứ ba, nhóm thứ bốn không bị lần nào trong cả bốn lần thì nhóm thứ bốn thắng.

 


 

Chúa Nhật IV Phục Sinh

 

Mục Tử bảo vệ Đàn Chiên

 

 

Phúc Âm

"Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán: "Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên. Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên. Ta còn những chiên khác không thuộc đàn này; cả những chiên đó Ta cũng phải mang về đàn; chúng sẽ nghe tiếng Ta. Và sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên. Vì lẽ này mà Cha yêu mến Ta, là Ta thí mạng sống để rồi lấy lại. Không ai cất mạng sống khỏi Ta, nhưng tự Ta, Ta thí mạng sống. Ta có quyền thí mạng sống và cũng có quyền lấy lại. Đó là mệnh lệnh Ta đã nhận nơi Cha Ta". 


Hướng dẫn

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật IV Phục Sinh tuần này Chúa Giêsu nói đến việc Người là Mục Tử Nhân Lành, vị mục tử yêu thương chiên của mình đến nỗi đã thí mạng sống mình vì chiên, ở chỗ, không sợ nguy hiểm như những người chăn thuê khi thấy sói tới tấn công chiên thì sợ bỏ chạy mất tiêu, trái lại, dám đương đầu với sói, để ngăn cản không để cho sói cắn chết chiên.

 

Điển hình là trường hợp khi đám sói được Hội Đồng Do Thái sai phái với gậy gộc giáo mác xông tới, khi Người và các tông đồ đang ở trong Vườn Cây Dầu sau Bữa Tiệc Ly, như Phúc Âm Thánh Gioan thuật lại, Người đã nói: “Nếu thực sự Tôi là người quí vị muốn thì hãy để những người này đi” (Jn 18:8).

 

Đó là lý do chúng ta có thể sinh hoạt trò chơi “mục tử bảo vệ đàn chiên” như sau.

 

Sinh hoạt

 

1.         Mỗi nhóm cử ra một người làm mục tử, 9 người làm chiên và 1 người làm sói.

 

2.         Cùng một lúc, những người làm sói của nhóm này tìm cách tấn công chiên của nhóm kia, và những người làm sói của nhóm kia tìm cách tấn công chiên của nhóm này.

 

3.         Những người đóng vai chiên đứng ở đằng sau người đóng vai mục tử, hai tay đặt lên vai người đằng trước, và trên đầu phủ chiếc khăn quàng của mình. Vị mục tử của mỗi nhóm đứng ở đầu hàng tìm cách ngăn chặn không để cho sói của nhóm đối phương tấn công giật mất những khăn đội trên đầu những con chiên đứng đằng sau mình. Tuy nhiên, dù không bị sói giật mất khăn đội đầu, nhưng trong khi chuyển động để tránh cuộc tấn công của sói mà chiên nào bị rơi khăn xuống đất thì cũng kể như chiên bị làm hại và bị loại. Xin nhớ là chỉ đội khăn trên đầu thôi chứ không buộc khăn.

 

4.         Phần người đóng vai sói tấn công đầu cũng đội chiếc khăn quàng và tìm cách tấn công sói của đối phương, làm sao để giật được khăn trên đầu của chiên hay ít là làm rơi chiếc khăn quàng trên đầu các con chiên rơi xuống đất.

 

5.         Nhưng nếu chính chiếc khăn quàng trên đầu sói rơi xuống đất hay bị người mục tử đối phương giật được thì sói bị thua, trò chơi chấm dứt.

 

6.         Người quản trò sẽ làm trọng tài, hễ thấy chiên nào rơi khăn thì phải thổi còi liền để loại chiên đó ra khỏi hàng ngũ, hay khi thấy sói bị rơi khăn là phải thổi còi liền để chấm dứt cuộc chơi. Cuối cùng kiểm điểm xem nhóm nào chiên chết ít nhất là thắng. Có thể bắt thăm xem hai nhóm nào chơi với nhau, rồi vào bán kết hay chung kết v.v.

 

Chúa Nhật III Phục Sinh

 

Vấn Đáp Phúc Âm

 

Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xaœy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc beœ bánh như thế nào. Mọi người còn đứng bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra giữa họ và phán: “Bình an cho các con! Nầy Thầy đây, đừng sợ”. Nhưng mọi người bối rối và tươœng mình thấy ma. Chúa lại phán: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”. Nói xong Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hoœi: “ƠŒ đây các con có gì ăn không?” Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một taœng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Đoạn Người phán: “Đúng như lời Thầy đã nói với các con, khi Thầy còn ơœ với các con là: cần phaœi ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môisen, trong sách tiên tri và Thánh vịnh”. Rồi Người mơœ trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh. Người lại nói: “Có lời chép rằng: Đấng Kitô sẽ phaœi chịu thương khó và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phaœi nhân danh Người rao giaœng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy”.

Vấn Đề:

Sau khi đã nghe bài Phúc Âm, chúng ta hãy thử trả lời ba câu hỏi liên quan đến Biến Cố Phục Sinh.

Câu hỏi thứ nhất, đó là lần Chúa Kitô hiện ra trong bài Phúc Âm hôm nay là lần thứ mấy trong những lần được các Phúc Âm thuật lại (chúng ta có thể căn cứ vào câu đố tuần trước để biết là lần thứ mấy)?

Câu hỏi thứ hai, đó là khi Người hiện ra, tại sao các tông đồ lại khiếp đảm sợ hãi như thể thấy ma quái?

Câu hỏi thứ ba, đó là để trấn an các tông đồ và nhất là để chứng tỏ rằng chính là Người, Thày của các vị đã sống lại, chứ không phải ma quái, Chúa Kitô đã làm mấy điều và ra sao?

Giải Đáp:

Giải đáp 1: Lần Chúa Kitô hiện ra trong bài Phúc Âm hôm nay là lần thứ bốn. Lần thứ nhất với các bà trên đường chạy về báo cho các tông đồ biết Chúa Kitô đã sống lại, lần thứ hai với riêng Mai Đệ Liên ở bên mộ; và lần thứ ba với hai môn đệ đi Emmau.

Giải đáp 2: Tại vì Chúa Kitô bấy giờ xuất hiện bất ngờ ngay giữa họ, trong một căn phòng đóng kín mít. Thân xác của Chúa Kitô sau khi phục sinh đã trở nên thiêng liêng, có thể đi qua cửa đóng kín.

Giải đáp 3: Để chứng tỏ mình không phải là ma, song đã quả thực sống lại từ cõi chết, Chúa Kitô đã thực hiện hai điều cho các tông đồ, điều thứ nhất là ăn uống như một người bình thường có xác thịt (để cho thấy Người không phải là ma quái, loài không có xác thịt), và điều thứ hai là mở trí cho các tông đồ hiểu được những lời Thánh Kinh về Người.


 

 

Chúa Nhật II Phục Sinh

 

Phúc Âm đã thuật lại bao nhiêu lần Chúa Kitô Phục Sinh Hiện Ra?


PHÚC ÂM: Joan 20:19-31

“Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến”

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cưœa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thi tội người ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười Hai Tông Đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ơœ với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ơœ tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”. Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ơœ với các ông. Trong khi các cưœa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Đoạn người nói với Tôma: “Hãy xoœ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xoœ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách nầy. Nhưng các điều nầy đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
Phúc Âm của Chúa.

Câu đố:

Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay thuật lại Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ hai lần liền, cách nhau 8 ngày hay một tuần. Vậy các Phúc Âm đã thuật lại bao nhiều lần Chúa Giêsu đã hiện ra sau khi phục sinh từ trong kẻ chết? Đó là những lần nào? Lúc nào, với ai, tại đâu và để làm gì?

Giải Đáp:

Các Phúc Âm thuật lại tất cả là 8 lần Chúa Giêsu đã hiện ra sau khi sống lại từ trong kẻ chết:

ở Lần thứ nhất vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, với các bà trên đường các bà đang chạy về báo tin cho các tông đồ, để xác nhận lời thiên thần bảo các bà hãy về báo tin cho các môn đệ của Chúa là Người đã sống lại (xem Mathêu 28:8-10);

ở Lần thứ hai cũng vào sáng sớm của ngày thứ nhất trong tuần, với riêng một mình Mai Đệ Liên (không chạy về với các phụ nữ khác song) ở lại bên mồ tìm xác Chúa, để bảo chị về báo tin cho anh em của Chúa là Người đang lên cùng Cha (xem Gioan 20:14-18; Marcô 16:9-10);

ở Lần thứ ba vào buổi chiều tối ngày thứ nhất trong tuần, với hai môn đệ đi Emmau ở trong một quán trọ, để tỏ mình trấn an các vị (xem Luca 24:13-32; Marcô 16:12-13);

ở Lần thứ bốn cũng vào chiều tối ngày thứ nhất trong tuần, với các tông đồ trong Nhà Tiệc Ly, để chứng thực Người đã sống lại và ban Thánh Thần cho các vị (xem Gioan 20:19-23; Luca 24:36-45; Marcô 16:14);

ở Lần thứ năm vào tám ngày sau, với các tông đồ, có cả Tôma, tại Nhà Tiệc Ly, để chứng tỏ cho Tôma thấy mà tin rằng Người đã thực sự từ trong kẻ chết sống lại (xem Gioan 20:24-29);

ở Lần thứ sáu vào một buổi sáng sau biến cố tám ngày, với 7 tông đồ trên bờ biển hồ Tibêria, để trao quyền chăn dắt cho riêng Tông Đồ Phêrô cũng như để nói về số phận của Tông Đồ Phêrô cũng như Tông Đồ Gioan (xem Gioan 21:1-23);

ở Lần thứ bảy vào một ngày nào đó tại Galilêa, trên một ngọn núi, với đầy đủ các tông đồ để truyền các vị đi tuyển mộ môn đệ khắp thế giới, ban bí tích rửa tội và dạy dỗ cho tín hữu (xem Mathêu 28:16-20);

ở Lần thứ tám vào ngày Người lên trời ở gần Bêthania, sau khi Người đã căn dặn các vị ở lại Giêrusalem để chờ đón Thánh Thần như lời Người hứa (xem Luca 24:46-53).

Căn cứ vào tám lần hiện ra trên đây, bài Phúc Âm Thánh Gioan cho Chúa Nhật II Phục Sinh hôm nay thuật lại Chúa Giêsu hiện ra lần thứ bốn và năm.

 

 

Chúa Nhật Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh, Tuần Thương Khó
 


Hoạt Cảnh Tử Giá
 

 

Phúc Âm


Bài Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo Thánh Marcô.

Chúng điệu Người đến nơi kia gọi là Golgotha, nghĩa là Núi Sọ. Chúng cho Người uống rượu pha mộc dược, nhưng Người không uống. Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi chúng chia nhau áo Người bằng cách bắt thăm xem ai được phần nào. Vào lúc giờ thứ ba, chúng đã đóng đinh Người vào thập giá. Và có baœn án ghi rằng: Vua dân Do Thái! và cùng với Người, chúng đóng đinh hai tên trộm cướp vào thập giá, một đứa bên hữu, một đứa bên taœ Người. Như vậy là ứng nghiệm lời Thánh Kinh rằng: Người đã bị liệt vào số những kẻ gian ác. Những người qua đường sỉ nhục Người, lắc đầu và nói: “Kìa! Kẻ phá đền thờ Thiên Chúa và xây lại trong ba ngày: hãy tự cứu mình xuống khoœi thập giá đi”! Các thượng tế với các luật sĩ cũng nhạo báng Người và nói với nhau: “Nó đã cứu được những kẻ khác mà không tự cứu mình! Bây giờ, Đấng Kitô Vua Isarel, hãy xuống khoœi thập giá đi để chúng ta thấy mà tin nào”! Caœ những kẻ cùng chịu đóng đinh với Người cũng lăng nhục Người. Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, tối tăm bao trùm toàn thể lãnh thổ. Và đến giờ thứ chín, Chúa Giêsu kêu lớn tiếng rằng: “Eloi, Lamma-sabachtani”! Nghĩa là: “Lạy Chúa tôi, Lạy Chúa tôi. Tại sao Chúa boœ tôi”! Có mấy người đứng đó nghe thấy liền nói rằng: “Kìa, nó gọi Êlia”! Bấy giờ có kẻ chạy đi nhúng miếng bông biển đầy dấm và cuốn vào cây sậy và đưa lên cho Người uống mà rằng: “Hãy đợi xem Êlia có đem nó xuống không”? Nhưng Chúa Giêsu kêu một tiếng lớn và trút hơi thơœ.

Hướng dẫn:


Bài Phúc Âm Thương Khó rất dài. Ở đây chỉ lấy đoạn chính là đoạn Chúa Giêsu chịu chết mà thôi.


Nghĩ đến Thập Giá của Chúa Kitô, Kitô hữu Công Giáo đầy lòng tin yêu chúng ta không thể nào không cảm thấy xúc động khi cảm nghiệm được thế nào là một Vị Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan thượng trí và toàn năng mà lại chết hết sức nhục nhã nơi Chúa Kitô vì loài người vô cùng thấp hèn và tội lỗi chúng ta.


Tuy nhiên, khi nhìn thấy hình ảnh một Chúa Kitô bị treo trên cây Thập Giá càng sống động, như cây Thập Giá trên cây gậy chủ chiên của Đức Thánh Cha vẫn cầm, bản tính nhân loại vốn là loài hữu hình chúng ta lại càng cảm thấy bồi hồi thương Chúa hơn nữa. Hình ảnh của một Chúa Kitô chết trên thập giá được diễn tả nơi cây gậy mục tử của Đức Thánh Cha không phải là một Chúa Kitô nằm (có vẻ thảnh thơi) trên thập giá như lúc cây thập giá chưa được dựng lên, mà là chĩu nặng như muốn rơi xuống đất.


Đó là lý do hôm nay chúng ta cùng nhau thực hiện hoạt cảnh Thương Khó như bài Phúc Âm trên đây thuật lại.

Sinh hoạt:


Một là diễn chung các nhóm nếu không có giờ; hai là mỗi nhóm diễn riêng xem nhóm nào diễn hay nhất.

 

 

Lưu Ý: Chúa Nhật Phục Sinh Nghỉ Sinh Hoạt nên không có trò chơi Phúc Âm như hằng tuần

 

 

 

Mùa Chay Năm B

 

 

 

Chúa Nhật V

 


Thày ở đâu trò ở đó
 


Phúc Âm

Khi ấy, trong số những người lên dự lễ, có mấy người Hy Lạp. Họ đến gặp Philipphê quê ơœ Bêtania, xứ Galilêa và nói với ông rằng: “Thưa Ngài, chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu”. Philipphê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đáp: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quaœ thật, quaœ thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ơœ đời nầy, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ơœ đâu, thì keœ phụng sự Ta cũng sẽ ơœ đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khoœi giờ nầy? Nhưng chính vì thế mà con đã đến trong giờ nầy. Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha”. Lúc đó có tiếng từ trời phán: “Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa”. Đám đông đứng đó nghe thấy và nói: đó là tiếng sấm. Keœ khác lại rằng: “Một Thiên Thần nói với Ngài”. Chúa Giêsu đáp: “Tiếng đó phán ra không phaœi vì Ta, nhưng vì các ngươi. Chính bây giờ là lúc thế gian bị xét xưœ, bây giờ là lúc thuœ lãnh thế gian bị khai trừ và khi nào Ta chịu đưa lên cao khoœi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”. Người nói thế để chỉ Người phaœi chết cách nào.

Hướng dẫn

Qua bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu chẳng những nói về cuộc Vượt Qua của Người, khi Người ví mình như hạt lúc miến bị mục nát đi để sinh hoa trái, mà còn nói đến cả cuộc vượt qua của các môn đệ Người nữa, khi Người nhấn mạnh đến việc bỏ sự sống của mình mới chiếm được sự sống trường sinh.

Tóm lại, Chúa Giêsu đã liên kết thân phận đau thương của những ai muốn theo làm môn đệ của Người với thân phận tử nạn của Người. Đó là lý do chúng ta thấy Kitô hữu thường bị thế gian chống đối, ghét bỏ và bắt bớ vì họ chẳng những đi ngược lại mà còn bài bác tất cả những gì thế gian yêu chuộng phản với luân thường đạo lý, với tinh thần Phúc Âm, với phẩm giá con người.

Đó là lý do hôm nay chúng ta sinh hoạt trò chơi Thày ở đâu trò ở đó

Sinh hoạt


1. Mỗi nhóm cử ra ba người, một người đóng vai môn đệ Chúa Kitô và hai người đóng vai thế gian, cả ba người này đứng quay mặt vào nhau.

2. Người quản trò và hai người nữa cũng đứng quay vào nhau, người quản trò đóng vai Chúa Giêsu, còn hai người kia một đóng vai vệ binh Do Thái và một đóng vai quân lính Rôma.

3. Người đóng vai vệ binh Do Thái làm hai cử điệu nào đó, như còng tay Chúa Giêsu giải đi và tát Chúa Giêsu, còn người đóng vai quân lính Rôma thì quật Chúa Giêsu, quì lạy Người và nhổ vào mặt Người. Tuy nhiên, hai người này nên bàn với nhau để làm xen kẽ nhau.

4. Hai người đóng vai thế gian phải chú ý tới các việc làm thứ tự của hai người này làm rồi sau đó làm lại đúng ý như vậy cho người đóng vai môn đệ Chúa Kitô.

5. Mỗi nhóm phải bắt chước hai người kia ba lần làm theo thứ tự khác nhau. Cuối cùng nhóm nào làm ít sai nhất là thắng.

 

 

Chúa Nhật IV

 


“Không sợ sự thật”

 


Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

 

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Như Môisen đã treo con rắn lên ơœ sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ phaœi treo lên như vậy, để tất caœ những ai tin ơœ Người, sẽ không bị huœy diệt, nhưng được sống đời đời. Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất caœ những ai tin Con Ngài thì không phaœi hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con cuœa Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa; và đây án phạt là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động cuœa họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm cuœa mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động cuœa họ được sáng toœ là họ đã làm trong Thiên Chúa”.

Hướng dẫn

Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay Năm B tuần này, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa yêu thương con người trần gian chúng ta đến ban Con Một của Ngài cho chúng ta, nhưng phần chúng ta phải chấp nhận tặng ân Ngài ban là Chúa Kitô, chúng ta mới được sự sống đời đời, mới được cứu độ.

Thế nhưng, kinh nghiệm cho chúng ta thấy, nhiều khi biết được sự thật, qua tiếng lương tâm nhắc bảo, chúng ta vẫn không chịu làm theo, trái lại, chúng ta làm theo những gì chúng ta thích, bằng cách trấn an lương tâm mình bằng những lý lẽ quanh co gian dối. Đó là lý do Chúa Giêsu nhận định “con người chuộng tối tăm hơn ánh sáng”. Và nếu chúng ta sợ ánh sáng chúng ta sẽ không thể nào sống trong sự thật, không thể nào sống thật, mà chỉ sống như mơ màng, như say rượu, như trẻ nhỏ khờ khạo vậy thôi.

Đó là lý do chúng ta hôm nay sinh hoạt trò chơi “không sợ sự thật” như sau.

Sinh hoạt

1. Mỗi nhóm chọn ra một người, nam hay nữ, đứng trước người quản trò. Người quản trò sẽ thực hiện 5 tác động ngay trước mắt từng người (như vung tay trái hay tay phải lên trước mặt họ, giơ hai tay lên cao, vỗ tay, lấy khăn phất về phía họ nhưng đừng đụng đến họ v.v.);

2. Sau khi làm trước mắt từng người, người quản trò làm bất ngờ trước mắt bất cứ người nào, và phải làm đủ trước mắt bằng ấy người, không cần phải theo thứ tự, miễn là bất chợt để làm cho họ chợp mắt.

3. Nếu người nào nhắm mắt lại trước tác động của người quản trò là người ấy yêu tối tăm hơn ánh sáng. Cuối cùng, người nào ít nhắm mắt nhất hay không nhắm mắt tí nào là thắng, là người hoạt động trong ánh sáng, là người sống trong sự thật.
 

 

 

 

 

 

Chúa Nhật III
 


Thanh Tẩy Đền Thờ

 


Phúc Âm


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Lễ Vượt Qua cuœa dân Do Thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Người thấy ơœ trong đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và caœ những người ngồi đổi tiền bạc. Người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất caœ bọn cùng với chiên bò ra khoœi đền thờ, Người hất tung tiền cuœa những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế cuœa họ và baœo những người bán chim câu rằng: “Hãy đem những thứ nầy đi khoœi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”. Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi. Bấy giờ người Do Thái baœo Người rằng: “Ông hãy toœ cho chúng tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy”. Chúa Giêsu traœ lời: “Các ông cứ phá huœy đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”. Người Do Thái đáp lại: “Phaœi bốn mươi sáu năm mới xây được đến thờ nầy mà ông, ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư? Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người. Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói. Trong thời gian Người ơœ lại Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua, nhiều keœ tin danh Người, vì mục kích những phép lạ Người làm. Nhưng chính Chúa Giêsu không tin tươœng họ, vì Người biết tất caœ mọi người và không cần ai làm chứng về người nào: Người biết rõ mọi điều trong lòng người ta.


Hướng Dẫn:


Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho chúng ta thấy Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem là nhà Cha của Người, nơi linh thiêng thánh hảo, bằng cách “đánh đuổi tất caœ bọn cùng với chiên bò ra khoœi đền thờ, Người hất tung tiền cuœa những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế cuœa họ”.


Thế nhưng, chắc chắn Người không quật trúng một ai, tức không làm hại đến chính bản thân của họ, mà chỉ chống lại các việc làm không đúng, không nên không phải của họ mà thôi, tức là việc họ bày biện buôn bán ở nơi thờ phượng, dù là ở khu ngoại vi đền thờ.


Đó là lý do hôm nay chúng ta chơi trò chơi thanh tẩy đền thờ như sau.


Sinh Hoạt:


1. Mỗi nhóm chọn là một người đóng vai Chúa Giêsu, cầm trong tay một cái roi bằng vải (khăn quàng chẳng hạn).


2. Trước mặt người đóng vai Chúa Giêsu này là một cái bàn, trên đó có những thứ bày ra như một số giấy tờ và chai lọ ấn định v.v., những gì có thể đổ (như bàn ghế) và bay đi (như chim).


3. Sau khi nghe hiệu lệnh, người đóng vai Chúa Giêsu sẽ quật ba lần, làm sao cho tất cả mọi thứ được bày ra ở trên bàn không còn nữa.

 

4. Tất nhiên người nào làm một lần đã bay hết mọi sự trên bàn là thắng, nhiều làm nhiều hơn là thua, hay trong các người làm còn sót trên bàn ít nhất là thắng, nếu làm cùng những lần như nhau.
 

 

Chúa Nhật II



Trên Đỉnh Biến Hình

 


Phúc Âm


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

 

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao và Người biến hình trước mặt các ông và áo Người trơœ nên chói lọi trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia cùng Môisen hiện ra đàm đạo với Chúa Giêsu. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng tôi được ơœ đây thì tốt lắm, chúng tôi xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisen, và một cho Êlia”. Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoaœng sợ. Lúc đó một đám mây bao phuœ các Ngài và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người”. Bỗng nhìn chung quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giêsu với các ông. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hoœi nhau: “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?”.


Hướng dẫn


Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho chúng ta thấy ba môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu được chứng kiến thấy Moisen và Êlia.


Thế nhưng, vấn đề ở đây là làm sao ba ông biết được đó là Êlia và Moisen, chứ không phải những nhân vật Cựu Ước khác, như Abraham và Đavít v.v., và ai trong hai vị này là Moisen ai là Êlia, vì các ông chưa hề thấy các vị bao giờ. Nếu các ông có thấy hình ảnh các vị này, như Kitô hữu chúng ta thấy hình ảnh Chúa Giêsu và Đức Mẹ bây giờ, thì cũng chỉ là những gì do người họa sĩ hay đắp tượng hậu sinh nghĩ ra theo những gì biết được về truyện của các vị ấy mà thôi.

 

Nếu Êlia là hiện thân cho tiên tri thì Moisen là hiện thân cho lề luật, cả hai yếu tố tiên tri và lề luật này đều được nên trọn nơi Chúa Kitô Thiên Sai.


Nói đến luật lệ Cựu Ước phải nói đến lễ nghi cắt bì và cử hành vượt qua, những gì Chúa truyền cho Dân Ngài phải tuân giữ qua Moisen; còn nói đến tiên tri là nói đến giao ước và thiên sai, vì các tiên tri có phận sự được Thiên Chúa sai đến để nhắc nhở dân Do Thái về giao ước của Ngài và hướng họ về Đấng Thiên Sai, Đấng đến để thiết lập Giao Ước mới

 

Đó là lý do chúng ta sinh hoạt trò chơi Trên Đỉnh Biến Hình để nhận diện hai nhân vật Cựu Ước này.


Sinh Hoạt


1. Mỗi nhóm cử ra ba người đóng vai ba môn đệ đứng trước người quản trò, cũng là người đóng vai Chúa Giêsu, bên cạnh người quản trò này có hai người khác nữa, một đóng vai Moisen và một đóng vai Êlia.
2. Hễ bao giờ người quản trò nói luật lệ, cắt bì hay vượt qua thì cả ba người đóng vai ba môn đệ phải chỉ vào người đóng vai Moisen. Nếu một trong ba người chỉ sai thì cả nhóm đều trật.
3. Và bao giờ người quản trò nói tiên tri, giao ước hay thiên sai thì cả ba người đóng vai môn đệ đều phải chỉ vào người đóng vai Êlia. Nếu một trong ba người chỉ sai thì cả nhóm đều trật.
4. Trò chơi được tiếp diễn với từng nhóm như thế. Người quản trò sẽ hô lên 12 lần cho mỗi nhóm đáp lại để nhận diện hai nhân vật Cựu Ước này. Cuối cùng, nhóm nào đáp lại ít sai nhất nghĩa là nhận diện hai nhân vật Cựu Ước này chính xác nhất thì thắng.

 

 

 

 

 

Chúa Nhật I

 

Giữa Loài Hoang Thú

 


Phúc Âm


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.


Khi ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ơœ đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người. Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galiêa, rao giaœng Tin Mừng cuœa nước Thiên Chúa, Người nói: “Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”.

Hướng Dẫn

Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội đã chính thức bước Mùa Chay được bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro. Bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay bao giờ cũng về biến cố Chúa Giêsu chay tịnh 40 đêm ngày trong sa mạc và chịu ma quỉ cám dỗ.

Tuy nhiên, bài Phúc Âm của Thánh Marcô cho Phụng Vụ Chu Kỳ Năm B, không dài dòng như Phúc Âm Thánh Mathêu và Thánh Luca đi sâu vào diễn tiến Người bị cám dỗ ra sao, chỉ nhắc đến sự kiện Chúa Giêsu bị ma quỉ cám dỗ mà thôi: “Thần Linh đưa Chúa Giêsu vào sa mạc. Người ở trong nơi hoang vắng này 40 ngày, bị Satan cám dỗ. Người ở giữa những hoang thú, và được các thiên thần hầu cận”.

Trong đoạn Phúc Âm ngắn ngủi này, Thánh Ký Marcô đã cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu quả thực là Thiên Chúa, vì Satan không cám dỗ được Người. Hoang thú hung dữ cũng không cắn xé Người. Thiên Thần đến hầu cận Người. Vậy giờ đây chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi Ngài là Thiên Chúa.


Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra 2 người, một đóng vai Chúa Giêsu và một đóng vai hoang thú.

2. Các người đóng vai hoang thú của các nhóm bị chung quanh chỗ Chúa Giêsu. Nhưng trước đó, những người đóng vai hoang thú này phải bàn bạc để chia nhau mỗi người làm một cử chỉ khác nhau, như cử chỉ lấy tay sờ đến vai hay đùi của Chúa Giêsu, hay lấy đầu húc vào Chúa Giêsu hoặc tự nhiên hú lên vui mừng, hay hà hơi vào Người v.v. và thứ tự làm từng người một rồi từng hai người một, nhưng đừng cho Chúa Giêsu biết trước. Chỉ cho Chúa Giêsu biết ai sẽ làm cử chỉ nào và Chúa Giêsu cũng cho biết mình sẽ đáp lại cử chỉ ấy ra sao, chẳng hạn như những cử chỉ được gợi ý dưới đây.

3. Chúa Giêsu phải biết đáp ứng từng cử chỉ của mỗi con vật. Chẳng hạn con nào sở vào mình thì lấy tay xoa tay nó, con nào húc đầu vào mình thì lấy tay xoa đầu nó, con nào hú lên thì phải xuỵt cho nó im tiếng, con nào hà hơi thì bịt miệng nó lại v.v.

4. Các con hoang thú sẽ chơi đìa với Chúa Giêsu ba đợt, đợt nhất từng con một và đợt hai hai con một lúc. Chúa Giêsu phải đáp lại đúng những cử chỉ thích hợp, như đã diễn tả ở số 3 trên đây. Chúa Giêsu của nhóm nào làm ít sai nhất là thắng

 

 

 

 

 

Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh Năm B

 

 

 

Chúa Nhật VIII

 


Vải Mới Rượu Mới

 


Phúc Âm (Mk 2: 18-22)

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.


Khi ấy, môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, họ đến nói với Chúa Giêsu rằng: “Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, còn môn đệ của Ngài lại không ăn chay?” Chúa Giêsu nói với họ: “Các người phù rể có thể ăn chay khi tân lang còn ở với họ không? Bao lâu tân lang còn ở với họ, thì họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ; chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới”.


Hướng Dẫn:


Trong bài Phúc Âm này, qua câu trả lời cho thắc mắc của dân chúng đặt vấn đề với Người là “tại sao các môn đệ của Gioan cũng như của nhóm Pharisiêu ăn chay mà môn đệ của Thày lại không?”, Chúa Giêsu đã lợi dụng cơ hội tốt này để làm sáng tỏ hai vấn đề rất quan trọng, liên quan đến việc chay tịnh và tinh thần chay tịnh nói riêng, nhất là liên quan đến vấn đề Tân Ước và Cựu Ước nói chung.


Trước hết, Chúa Giêsu cho họ biết lý do tại sao các môn đệ của Người không chay tịnh, là vì “chàng rể còn đang ở với họ”; tuy nhiên, Người vẫn xác định là môn đệ của Người cũng chay tịnh, nhưng chưa tới lúc, và lúc họ cần phải chay tịnh là lúc “chàng rể bị mang đi khỏi họ”.


Sau nữa, Người còn liên kết những gì Người vừa biện minh cho các môn đệ của Người trong việc tạm phi chay tịnh bằng cách trưng dẫn hai thí dụ điển hình là việc không thể vá vải mới vào áo cũ cũng như không thể đổ rượu mới vào bình da cũ, bằng không sẽ chẳng những không xứng hợp mà còn gây tệ hại hơn trước nữa.


Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi “Vải Mới Rượu Mới” như sau.


Sinh Hoạt:


1. Mỗi nhóm cử ra hai người, một người cầm vải cầm rượu, và một người mặc áo mới (không bị rách, áo nào cũng được, miễn là lành lặn) và giữ bầu rượu mới là một bình bằng nhựa hay thủy tinh cũng được.


2. Những người mặc áo lành và giữ bầu rượu đứng thành hàng trước mặt từng người cầm vải cầm rượu, một tay cầm khăn quàng hay tấm vải, một tay cầm một chai nước nhỏ.


3. Người choàng áo đổ rượu phải cố gắng khéo léo làm sao tung chiếc khăn cầm trên tay dính lên vai của người mặc áo lành đứng cách xa trước mặt mình một khoảng vừa phải, rồi sau đó phải tung cái chai nước nhỏ vào trong bình của người vừa được tung khăn lên vai. Nếu khăn dính lên vai và lọ nước lọt vào bình họ cầm thì quả thực tấm vải đó là tấm vải mới và chai nước đó là rượu mới. Bằng không, nếu khăn rớt ra ngoài thì áo đó là áo cũ và nếu rượu không lọt vào bình thì bầu rượu đó là bầu da cũ.


4. Mỗi người đóng cầm vải cầm rượu này làm một lần với các người mặc áo mới và giữ bầu rượu mới. Người nào làm đúng nhiều nhất là thắng.


 

 

 

Chúa Nhật VII



Hãy chỗi dậy vác chng mà về

 


Phúc Âm (Mk 2:1-12)


Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.


Sau ít ngày, Chúa Giêsu lại trở về Capharnaum; nghe tin Người đang ở trong nhà, nhiều người tuôn tới đông đảo đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng, và Người giảng dạy họ. Người ta mang đến cho Người một kẻ bất toại do bốn người khiêng. Vì dân chúng quá đông, không thể khiêng đến gần Người được, nên họ dỡ mái nhàtrên chỗ Người ngồi một lỗ to, rồi thòng chiếc chng với người bất toại xuống. Thấy lòng tin của họ, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: “Hỡi con, tội lỗi con được tha”. Lúc ấy, có một ít luật sĩ ngồi đó, họ thầm nghĩ rằng: “Sao ông này lại nói thế? Ông nói phạm thượng. Ai có quyền tha tội, nếu không phải là một mình Thiên Chúa”. Chúa Giêsu biết tâm trí họ nghĩ như vậy, liền nói với họ: “Tại sao lòng các ông nghĩ như thế? Nói với người bất toại nầy: “Tội lỗi con được tha” hay nói: “Hãy chỗi dậy vác chng mà đi, đằụng nào dễ hơn? Nhưng để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất, Người nói với kẻ bất toại: “Ta truyền cho con hãy chỗi dậy vác chng mà về nhà”. Lập tức người ấy đứng dậy, vác chng ra đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy sửng sốt và ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Chúng tôi chưa từng thấy như thế bao giờ”.


Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành cho một người bất toại để tỏ ra Người có quyền tha tội trên thế gian. Như thế, đau khổ phần xác nói riêng thực sự có liên quan đến tội lỗi về luân lý của con người, và là hậu quả của tội lỗi.

Thế nhưng, dù Chúa Giêsu có chữa bệnh về phần xác cho con người nhưng chính yếu là Người nhắm đến việc cứu độ linh hồn của con người. Nếu linh hồn con người không mạnh tin thì dù có khỏi bệnh hay thân xác có vẹn toàn thì thân xác ấy lại càng có thể trở thành khí cụ cho sự dữ, cho tội lỗi.

Lời Chúa đã làm cho người bất toại trong bài Phúc Âm hôm nay có sức mạnh đứng dậy vác chng mà về cho thấy Lời của Người đầy quyền năng, khiến con người làm được những gì vượt quá khả năng tự nhiên hữu hạn của họ.

Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi “Hãy chỗi dậy vác chng mà về” như sau.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra hai người, một đóng vai bất toại và một đóng vai Chúa Giêsu chữa lành. Tất cả mọi người bất toại đều nằm trên khăn hoặc trên chiếu hay giấy báo đồng đều nhau, với hai chân bị cột lại với nhau và hai cánh tay cũng bị cột lại với thân mình, nhưng cột làm sao để khi người bất toại cựa quậy là tay chân có thể dễ dàng cử động.

2. Chúa Giêsu của mỗi nhóm sẽ thay phiên nhau chữa lành cho các người bị bất toại của các nhóm, kể cả nhóm của mình. Chúa Giêsu chữa lành bằng cách lên tiếng phán: “Hãy chỗi dậy”.

3. Khi nghe thấy “hãy chỗi dậy”, người bất toại nào thoát được các trói trăn, đứng lên nhanh nhất, cuốn khăn hoặc chiếu lại vác lân vai và bước về phía Chúa Giêsu trước nhất thì thắng.

4. Trò chơi vẫn cứ tiếp tục với cùng thành phần bất toại, nhưng khác Chúa Giêsu. Cuối cùng người bất toại nào chỗi dậy nhiều lần sớm nhất và đến với Chúa Giêsu trước nhất là thắng.
 

 

 

Chúa Nhật VI

 


Chữa Bệnh Phong Cùi



Phúc Âm (Mk 1:40-45)


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.


Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quì xuống thưa Người rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch”. Động lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: “Ta muốn, anh hãy khoœi bệnh”. Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị baœo anh đi ngay và dặn rằng: “Anh hãy ý tứ đừng nói gì cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trươœng tế và dâng cuœa lễ theo luật Môisen để minh chứng mình đã được khoœi bệnh”. Nhưng đi khoœi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ơœ ngoài thành, trong những nơi vắng veœ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.

Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành sạch bệnh cùi cho một người kêu xin Người. Vì là bệnh lây nhiễm nên những người cùi phải ở riêng một chỗ. Bằng không, với hình dạng xấu xa ghê gớm của mình, họ cũng không dám nhìn mặt ai; nếu bất đắc dĩ phải giao tiếp với xã hội, họ sẽ cố gắng che đậy đi những phần thể quái dị của họ, trước hết để cho họ đỡ xấu hổ, thứ hai để cho ai thấy họ cũng không cảm thấy rợn người. Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi chữa bệnh phong cùi như sau.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm cử ra một người đóng vai bị cùi và một người đóng vai Chúa Giêsu chữa lành bệnh cùi.


2. Những người đóng vai cùi sẽ dùng vải hay khăn hoặc áo che đậy chỗ bị cùi của mình, ở tay, ở chân, ở mặt, ở thân mình v.v. chẳng hạn, tùy ý. Thế nhưng, ở đầu tấm vải, tấm khăn hay chiếc áo phủ chỗ cùi lở ấy phải có một giây cột để người đóng vai Chúa Giêsu nắm lấy.


3. Người đóng vai Chúa Giêsu phải nắm hết mọi đầu giây của những người đóng vai bị cùi trong tay của mình. Những người đóng vai bị cùi, một là đứng chung quanh hay đứng trước mặt người đóng vai Chúa Giêsu.


4. Khi nghe người cùi nào đó kêu lên “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa lành tôi”, thì Chúa Giêsu liền giật đầu giây của người đó, nhưng phải giật làm sao để tấm vải hay tấm khăn hoặc chiếc áo phủ chỗ bị cùi của họ tung hẳn ra khỏi chỗ ấy, thì Người mới quả thực chữa lành bệnh cùi của họ, mới làm cho bệnh cùi biến mất, bằng không, người cùi ấy vẫn chưa được khỏi. Còn nếu giật đầu giây của người cùi chưa kịp kêu xin thì việc chữa lành này không thành, vì không đúng người và người muốn chữa phải kêu xin mới được.


5. Nếu có 5 người bị cùi thì mỗi người cùi phải lên tiếng xin Chúa Giêsu chữa cho mình. Những người bị cùi sẽ họp nhau lại trước đó để kín đáo cho nhau biết ai là người thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ bốn v.v. lên tiếng kêu xin. Và người đóng vai Chúa Giêsu sẽ chữa lành cho đủ số người bị cùi mới hết phiên của mình.


6. Trò chơi sẽ được kết thúc sau khi người đóng vai Chúa Giêsu của mỗi nhóm hoàn toàn việc chữa lành của mình. Người nào chữa lành được nhiều nhất thì thắng.
 

 

 

 

Chúa Nhật V

 


Đi Tìm Chúa



PHÚC ÂM: Mc 1:29-39


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.


Khi ấy, Chúa Giêsu ra khoœi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài. Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhận, tất cả những người bị quỷ ám; và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người. Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm thấy Người, các ông nói cùng Người rằng: “Mọi người đều đi tìm Thầy”. Nhưng Người đáp: “Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa. Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ”.

Hướng Dẫn


Trong bài Phúc Âm chúng ta thấy giữa hai lúc bận bịu, tức là giữa thời gian dân chúng kéo đến với Người vào buổi tối hôm trước và sáng sớm ngày hôm sau, thì Chúa Giêsu đã chỗi dạy từ sáng sớm để đi đến nơi thanh vắng cầu nguyện một mình. Đây là tấm gương cho các môn đệ muốn theo Người biết rằng, phải cầu nguyện để lấy lại sức hoạt động tông đồ và để thêm sức hoạt động tông đồ.


Điều thứ hai trong bài Phúc Âm hôm nay cần phải để ý là nơi cầu nguyện và giờ cầu nguyện. Theo Phúc Âm, Giêsu bao giờ cũng đi đến những nơi thanh vắng để cầu nguyện và cầu nguyện vào giờ tĩnh lặng về đêm hay sáng sớm. Đó là lý do các môn đệ đầu tiên của Người, vì ngủ nhiều hơn Người, nên dậy trễ, không thấy Người đâu, đã đi tìm Người, vì các vị bị dân chúng kéo đến quấy rầy từ sáng sớm (không ngủ được nữa).


Vậy tuần này chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt trò chơi “Đi Tìm Chúa”.


Sinh Hoạt


1. Mỗi nhóm cử ra bốn người đóng vai 4 tông đồ. Còn người điều khiển hay quản trò sẽ đóng vai Chúa Giêsu đang cầu nguyện ở một nơi kín mật.
2. Mỗi nhóm sẽ được phát cho một bản đồ được viết bằng mật mã hay bằng một câu văn bình thường song bị đảo lộn chữ trong câu (chẳng hạn “Người đang quì gối chắp tay ngửa mặt lên trời ở bụi cây phía sau hội trường và bên cạnh nhà xứ” có thể viết là “nhà cạnh xứ trường sau hội cây bụi và ở bên phía quì gối ngửa tay mặt chắp đang lên trời”…).
3. Nhóm nào tìm thấy người đóng vai Chúa Giêsu đang cầu nguyện ở đâu đầu tiên đúng như bản đồ chỉ đường là thắng.
4. Có thể chơi thành nhiều đợt, mỗi đợt 4 người một nhóm, và mỗi đợt một bản đồ được viết theo kiểu khác nhau, lần đầu bằng mật mã cho những người giỏi mật mã, lần sau bằng chữ ghép lung tung, và lần ba bằng câu nói bình thường để các em nhỏ dễ tìm hơn.

 

 

Chúa Nhật IV
 


Trừ Tà Thần
 


Phúc Âm

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.


Đến thành Capharnaum, ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giaœng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý cuœa Người, vì Người giaœng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chớ không như các luật sĩ. Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: “Hỡi ông Giêsu Nagiarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh cuœa Thiên Chúa”. Chúa Giêsu quát baœo nó rằng: “Hãy im đi, và ra khoœi người nầy”. Thần ô uế liền dằn vật người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khoœi người ấy. Mọi người kinh ngạc hoœi nhau rằng: “Cái chi vậy? Đấy là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho caœ các thần ô uế và chúng vâng lệnh Người”. Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa.

Hướng Dẫn


Xin lưu ý ở đây là, Chúa Giêsu chưa kịp lên tiếng gì, chưa kịp tỏ thái độ nào, trái lại, mới chỉ thấy bóng của Người, sự hiện diện của Người trong thành phần dân Do Thái tham dự ở hội đường, mà thần ô uế đã hoảng sợ đến nỗi không thể cầm mình và phải la lên rồi.

Việc trừ tà thần của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này chẳng những là việc nói lên cho thấy dấu hiệu “Triều Đại Thiên Chúa đã đến”, mà còn có một tác dụng thanh tẩy con người, làm cho con người nhờ đó có thể tin tưởng chấp nhận những gì được Thiên Chúa mạc khải qua Con của Ngài, hay chấp nhận chính Con Ngài là Chúa Giêsu, Mạc Khải Thần Linh, Phúc Âm Cứu Độ.

Vậy chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt trò chơi “trừ tà thần”.

Sinh Hoạt

1. Mỗi nhóm chọn ra một người đóng vai Chúa Giêsu và một người đóng vai thần ô uế. Người điều khiển đóng vai kẻ bị thần ô uế ám.

2. Người đóng vai thần ô uế sẽ nấp đằng sau người điều khiển đóng vai bị quỉ ám, còn người đóng vai Chúa Giêsu đứng trước người bị quỉ ám.

3. Thần ô uế lên tiếng trước nói với Chúa Giêsu: “Giêsu Nazarét… tiêu diệt Chúng Tôi… Đấng Thánh của Thiên Chúa”, trong khi nói như vậy, người đóng vai thần ô uế sẽ bất ngờ đưa tay lên bên trên vai phải hay vai trái, hoặc thò tay ra bên hông phải hay hông trái của người đóng vai quỉ ám, nếu không dùng tay thì dùng đầu nhô lên trên vai hoặc nhô ra ngang hông người đóng vai bị quỉ ám cũng được.

4. Để trừ thần ô uế này, người đóng vai Chúa Giêsu phải làm sao vừa phán lời “Im đi” hay “cút đi” vừa lấy tay chỉ vào đúng vị trí người đóng vai thần ô uế bất ngờ làm. Chẳng hạn người đóng vai thần ô uế bất ngờ giơ tay lên trên phía vai phải của người đóng vai bị thần ô uế ám, thì người đóng vai Chúa Giêsu cũng phải chỉ ngay vai phải của người này thì thần ô uế mới bị đánh trúng mà xuất ra khỏi người ấy. Sau ba tác động của thần ô uế mà nó vẫn chưa bị đánh trúng thì kể như vị trừ tà không phải là Chúa Giêsu.

5. Nhóm nào trừ được nhiều thần ô uế là thắng.
 

 

 

Chúa Nhật III
 


Tung Lưới Bắt Cá

 


PHÚC ÂM: Mc 1:14-20


“Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giaœng Tin Mừng nước Thiên Chúa, Người nói: “Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm”. Đang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thaœ lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu baœo các ông: “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trơœ thành những keœ chài lưới người”. Lập tức các ông boœ lưới theo Người. Đi xa hơn một chút nữa, Người thấy Giacôbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Hai ông boœ cha là Giêbêđê ơœ lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người.

Hướng Dẫn:

Qua những gì được Phúc Âm trình thuật ở Chúa Nhật I và II Thường Niên vừa rồi, Chúa Giêsu mới chỉ đóng vai thụ động, ở chỗ được Chúa Cha chứng thực và được Gioan Tẩy Giả giới thiệu, chứ chưa chính thức chủ động như được Phúc Âm thuật lại trong Chúa Nhật Thứ Ba tuần này. Qua bài Phúc Âm của Thánh Ký Marcô cho Chúa Nhật Thứ Ba Thường Niên chu kỳ Năm B tuần này, Chúa Giêsu bắt đầu chủ động thi hành sứ vụ thiên sai của mình bằng hai việc, công bố sứ điệp và tuyển gọi môn đệ.

Trong việc tuyển gọi môn đệ, chúng ta thấy Chúa Giêsu kêu gọi hai cặp anh em làm nghề đánh cá là Anrê-Simon và Giacôbê-Gioan, và Chúa hứa sẽ làm cho họ “trở thành những tay chài lưới con người ta”, tức làm cho các tông đồ bắt cá là con người. Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi tung lưới bắt cá sau đây.

Sinh Hoạt:

1. Mỗi nhóm cử ra 4 người đóng vai “chài lưới người”.

2. Mỗi người cầm trong tay một nắm giấy vụn và bốn người đứng ở bốn góc quay vào những người đang còn xếp hàng.

3. Khi nghe người điều khiển trò chơi đóng vai Chúa Giêsu hô “hãy thả lưới đánh cá”, bốn người đứng bốn góc này liền tung nắm giấy vụn trong tay của mình về phía đám đông bên trên đầu của họ.

4. Tất cả những người còn trong hàng ngũ đóng vai cá đều đứng im, đầu cúi xuống và lắc đi lắc lại như cá đang bơi lội.

5. Khi nghe hiệu lệnh thì tất cả mọi người đóng vai cá giữ nguyên thế cúi đầu của mình, để người điều khiển trò chơi xem những ai trên đầu có giấy vụn.

6. Người điều khiển trò chơi sẽ đếm tất cả những mảnh giấy vụn trên đầu những người đóng vai cá, xem nhóm tông đồ này bắt được bao nhiêu để so sánh với nhóm khác.

7. Một là chơi từng nhóm 4 tông đồ một như trên, hai là chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm cử ra một người đóng vai tông đồ, cầm trong tay nắm giấy vụn có mầu khác nhau, để khi kiểm lại mới biết được mỗi tông đồ bắt được bao nhiêu cá.

8. Người đóng vai tông đồ của nhóm nào có mầu giấy vụn của mình rơi trúng đầu của nhiều người đóng vai cá nhất là người thắng, tức làm tông đồ đắc lực nhất.

 


 

Chúa Nhật II

 


Hội Ngộ Thần Linh
 


Phúc Âm


Tin Mừng của Chúa Giêsu theo Thánh Gioan.


Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ cuœa ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoaœnh mặt lại, thấy họ đi theo mình, thì nói với họ: “Các ngươi tìm gì?”. Họ thưa với Người: “Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ơœ đâu?”. Người đáp: “Hãy đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Người ơœ, và ơœ lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười. Anrê, em ông Simon Phêrô, một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô”. Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: “Ngươi là Simon con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá”.

Hướng dẫn:

Chúa Nhật tuần này, niên lịch phụng vụ của Giáo Hội bước vào tuần thứ hai của Mùa Thường Niên, một mùa phụng vụ được chia làm hai phần, phần sau Mùa Giáng Sinh và phần sau Mùa Phục Sinh. Chính vì theo ngay sau Mùa Giáng Sinh, ý nghĩa phụng vụ của mùa thường niên phần đầu này gắn liền với Mùa Giáng Sinh. Ở chỗ, Chúa Giêsu tiếp tục việc tỏ mình ra cho dân Do Thái. Đó là lý do chúng ta thấy, ngay sau biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa tuần trước mở màn cho Mùa Thường Niên, mở màn cho việc Chúa Giêsu bắt đầu công khai tỏ mình ra nơi dân Do Thái, Giáo Hội đã không đọc ngay đến bài Phúc Âm về biến cố Chúa Giêsu chay tịnh trong hoang địa 40 đêm ngày ở tuần này, một biến cố xẩy ra ngay sau khi Người Chịu Phép Rửa, như được bộ ba Phúc Âm Nhất Lãm ghi nhận, mà là một bài Phúc Âm khác, bài Phúc Âm của Thánh Gioan, bài Phúc Âm trình thuật về cuộc hội ngộ sơ khởi giữa Chúa Giêsu và những người đầu tiên muốn tìm đến với Người.

Trong bài Phúc Âm hôm nay, vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao hai môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả không hỏi tên Chúa là gì hay Người là ai mà là hỏi chỗ Người ở đâu, rồi sau khi đã đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người thì nhận ra Người là Đấng Thiên Sai? Vậy Chúa Giêsu ở đâu, làm gì và nói gì đã làm cho hai người môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cuối cùng phải tuyên xưng rằng “Chúng tôi đã gặp được Đấng Thiên Sai”? Bởi thế, hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt trò chơi Hội Ngộ Thần Linh.

Sinh Hoạt:

1. Mỗi nhóm cử ra 3 người, một đóng vai Chúa Giêsu và hai đóng vai môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả. Người quản trò đóng vai Gioan Tẩy Giả.

2. Những người đóng vai Chúa Giêsu sẽ làm một dấu hiệu nào đó để hai người đóng vai môn đệ thuộc nhóm mình có thể đến với mình, “đến mà xem”, và gặp được mình. Mỗi nhóm bảo cho nhau biết dấu hiệu để nhận ra nhau này, chẳng hạn vỗ tay, thổi sáo miệng, ho hắng v.v. nhưng không lên tiếng nói.

3. Người quản trò tách biệt ba người mỗi nhóm này ra ba nơi khác nhau. Sau đó người quản trò nói mọi người sửa soạn và hô lên “Đó là Chiên Thiên Chúa”.

4. Sau khi nghe thấy thế, hai người đóng vai môn đệ của mỗi nhóm liền cố gắng lắng nghe dấu hiệu của người đóng vai Chúa Giêsu thuộc nhóm mình để có thể “đến mà xem” và gặp được người này. Nhóm thắng là nhóm có ba người gặp nhau nhanh nhất.

 

 

 

Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

 

 

“Naøy laø Con Ta yeâu daáu”

 

Phuùc AÂm 

 

Tin Mừng của Chúa Giêsu theo Thánh Marcô (1:9-11)


Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: “Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần”. Và đã xẩy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nagiarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bỏi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”.

 

Hướng dẫn:

Bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy những điều sau đây. Thứ nhất, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Thần Linh qua hình ảnh chim câu, Ngôi Con qua hình ảnh một con người, và Thiên Chúa qua tiếng nói phát ra từ trời. Thứ hai, Thiên Chúa Ba Ngôi lần đầu tiên tỏ mình ra (được biểu hiệu qua hình ảnh “mở ra” của “các tầng trời”) chỉ sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa (ở chỗ khi “Chúa Giêsu lên khỏi nước”). Thứ ba, con người Giêsu muốn Gioan làm phép rửa cho mình để Người có thể tỏ mình ra Người là Con Thiên Chúa; và Thiên Chúa đã chứng nhận con người Giêsu này thực sự là Con Thiên Chúa qua Thần Linh của Ngài “ngự xuống… đậu trên Người”. Thư bốn, trong số những người Do Thái bấy giờ đến xin Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho có Chúa Giêsu, nhưng mọi người không biết Người cho đến khi Gioan nhận ra Người, nhất là cho đến khi Người được Thiên Chúa chứng nhận. Vậy, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt Lời Chúa bằng trò chơi “Này là Con Ta yêu dấu”.

Sinh Hoạt:


Để có thể biết ai là “Con Ta yêu dấu”, xin tất cả bịt mắt (trừ người đầu hàng) và xếp hàng ngang trước trưởng đóng vai Gioan Tẩy Giả, đầu cúi xuống (cử chỉ tỏ lòng ăn năn thống hối), hai tay để lên vai của nhau (cử chỉ chứng tỏ dân Do Thái kéo nhau đến với Gioan Tẩy Giả vì tưởng thánh nhân là Đức Kitô), rồi cả đoàn từ từ tiến lên ngang qua mặt vai Gioan Tẩy Giả để lãnh nhận phép rửa của thánh nhân.

Vai Gioan Tẩy Giả đứng ở trong một vòng tròn rộng (biểu hiệu cho con sông Jordan), và làm phép rửa cho dân chúng sắp hàng kéo đến với mình, bằng cách đổ nước hay đặt tay lên đầu từng người, trong khi đó, một trưởng từ từ đọc bài Phúc Âm hôm nay trên đây một cách đều đặn.

Nếu ai lãnh nhận phép rửa xong, vừa bước chân ra khỏi vòng tròn mà nghe thấy đọc đến chỗ “Này là Con Ta yếu dấu” thì người đó là Chúa Giêsu, dù người đó là một đoàn sinh nữ, vì đây chỉ là một trò chơi, hơn nữa, mọi người đều là hiện thân của Người và đều là con cái của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu.

Trò chơi có thể được tiếp tục cho đến khi vai Chúa Giêsu rơi trúng một đoàn sinh nam. Trò chơi này nên chơi theo từng ngành.


 

 

Mùa Vọng Và Giáng Sinh Năm B

 

 

 

Chúa Nhật Lễ Hiển Linh

 

“Hài vương của dân Do Thái ở đâu?”

Phúc Âm (Mathêu 2:1-12):
 

“Sau khi Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem xứ Giuđêa trong triều đại vua Hêrôđê, có các nhà chiêm tinh gia từ đông phương đến Giêrusalem mà hỏi rằng: ‘Hài vương của dân Do Thái ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người mọc lên nên đến để bái thờ Người’… ‘Ở Bêlem xứ Giuđêa’… Hêrôđê gọi các vị chiêm tinh gia đến để tìm hiểu r giờ giấc xuất hiện của ngôi sao. Đoạn giục họ đi Bêlem mà rằng: ‘Các khanh hãy đi xem con trẻ này ra sao. Khi đã biết được gì rồi thì hãy về cho trẫm biết với để trẫm cùng đến triều bái người”. Họ lên đường… Ngôi sao mà họ đã thấy đi trước họ cho đến chỗ con trẻ ở thì dừng lại. Họ vui mừng thấy ngôi sao, và khi tiến vào nhà, họ thấy con trẻ đang ở với mẹ của mình. Họ phục xuống bái kính Người. Đoạn mở hòm quà ra, dâng cho Người những tặng vật là vàng, nhũ hương và mộc dược”.

Hướng dẫn:

Bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy những điều sau đây. Thứ nhất, thông biết Thánh Kinh chưa chắc đã nhận biết Chúa, như trường hợp của dân Do Thái biết Chúa Kitô sinh ra ở đâu, song chẳng những không đến thờ lạy Người mà lại còn đi sát hại Người nữa. Thứ hai, con người thiện tâm có thể nhận ra Thiên Chúa qua các hiện tượng thiên nhiên, như các nhà chiêm tinh gia hôm nay từ ở phương đông xa xôi, không hề biết đến mạc khải thần linh như dân Do Thái, đã nhận ra dấu lạ mà tìm đến với Thiên Chúa. Thứ ba, khoa học tự nhiên không phản nghịch lại với đức tin, trái lại, nó dẫn đến đức tin nữa là đàng khác, như trường hợp các chiêm tinh gia đã nhờ kiến thức khoa học chiêm tinh của mình mà có đức tin, mà tìm đến với Tạo Hóa. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chơi trò “Hài vương của dân Do Thái ở đâu?”

Trò Chơi:

Nếu chơi chung đoàn thì các đoàn sinh nam ngành Nghĩa đóng vai các chiêm tinh gia, các đoàn sinh nữ ngành Nghĩa đóng vai ngôi sao lạ hướng dẫn đến điạ điểm của Hài Nhi Giêsu, bằng cách ra hiệu bằng tay, nhưng không được nói; các đoàn sinh nữ ngành Thiếu đóng vai Đức Mẹ và các đoàn sinh nam ngành Ấu đóng vai Hài Nhi Giêsu, nhưng tất cả mọi đoàn sinh còn lại của hai ngành Thiếu và Ấu này đều ngồi chung một chỗ với nhau. Vai Hài Vương Giêsu ở giữa. Vai Đức Mẹ ngồi ở bên phải vai Hài Vương Giêsu. Ở đây không có vai Thánh Giuse, vì Thánh Giuse không được kể đến trong bài Phúc Âm hôm nay. Các Trưởng đóng vai làm chướng ngại vật bằng chính bản thân mình hay đặt các thứ chướng ngại vật trên đường đi.

Vai các nhà chiêm tinh gia đứng cách một khoảng khá xa với nhóm đóng vai Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu. Khi nghe hiệu lệnh, các vai chiêm tinh gia liền giơ hai cánh tay ra phía trước, trên hai bàn tay xoè ngửa ra đang đỡ lấy một lễ vật để sẵn sàng hiến dâng cho Hài Vương Giêsu, và đồng thời ngẩng đầu lên trời như theo di kỹ lưỡng ngôi sao lạ kẻo lại bị lạc một lần nữa. Trong khi đó mỗi một Nghĩa nữ đóng vai ngôi sao lạ đi ngay bên mỗi vai chiêm tinh gia để chỉ đường.

Nếu vai chiêm tinh gia nào trên đường đi tìm Hài Vương Giêsu mà bị vấp ngã thì bị loại, hay làm rơi lễ vật xuống đất cũng bị loại, hoặc dẵm phải hay đá phải chướng ngại vật cũng bị loại. Tuy nhiên, khi đến được nơi Hài Vương Giêsu, vai chiêm tinh gia vẫn phải ngẩng đần lên như thường, cho đến khi ngôi sao biến đi, nghĩa là cho đến khi vai nữ đóng vai ngôi sao làm dấu hiệu cuối cùng cho biết đã đến nơi. Ngay lúc thấy dấu hiệu cuối cùng ấy, hài Vương Giêsu liền lên tiếng khóc và giơ hai tay lên múa may trước mặt, để vai chiêm tinh gia có thể biết chỗ trao quà tặng. Ai không trao quà chỗ là Hài Vương Giêsu thì cũng bị loại.
 

 

Chúa Nhật IV Mùa Vọng
 


Hoạt Cảnh Truyền Tin


PHÚC ÂM: Lc 1:26-38


“Nầy Trinh Nữ sẽ thụ thai và sẽ sinh một con trai”


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.


Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên Thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ơœ cùng trinh nữ. Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hoœi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên Thần liền thưa: Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Nầy trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacób và triều đại Người sẽ vô tận. Nhưng Maria thưa với Thiên Thần: Việc đó xaœy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam? Thiên Thần thưa: Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa. Và nầy, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son seœ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được. Maria liền thưa: Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền. Và Thiên Thần cáo biệt trinh nữ.


Phúc Âm của Chúa.


Hướng Dẫn


Bài Phúc Âm Thánh Luca cho Chúa Nhật III Mùa Vọng Năm B tuần này đã trình thuật biến cố truyền tin Lời Nhập Thể của Con Thiên Chúa nơi cung lòng trinh nữ Maria bởi quyền phép Đấng Tối Cao. Trong biến cố truyền tin này, chúng ta thấy Thiên Chúa tỏ Dự Án Thần Linh của mình ra cho Mẹ Maria biết. Tức là Ngài không bàn với Mẹ hay hỏi ý kiến của Mẹ về việc Lời Nhập Thể, nên hay chăng và như thế nào, mà là tỏ cho Mẹ biết Ngài đã quyết định việc Lời Nhập Thể và đã đến lúc Lời Nhập Thể rồi đấy, nhưng Mẹ là người nữ duy nhất trong cả loài người đã được Ngài từ đời đời tuyển chọn để làm Mẹ Lời Nhập Thể, vậy Mẹ có sẵn sàng đồng ý với Dự Án Thần Linh này hay chăng?

Qua trình thuật truyền tin, chúng ta thấy thái độ hết sức khiêm tốn, sáng suốt, dễ dạy, hoàn toàn phó thác đến liều lĩnh của Mẹ Maria. Vậy chúng ta hãy sinh hoạt một màn Hoạt Cảnh Truyền Tin để xem nhóm nào trình diễn hay nhất.

Trình Diễn

1. Mỗi nhóm cử ra hai người, một nam làm thiên thần truyền tin và một nữ làm Đức Mẹ nhận tin;

2. Người quản trò sẽ đọc những lời đối thoại giữa thiên thần và Đức Mẹ thứ tự như sau: 1) Kính mừng Maria đầy ơn phúc; 2) Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ; 3) Trinh Nữ sẽ thụ thai và hạ sinh Con Trai; 4) Quyền Phép Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Trinh Nữ; 5) Con Trẻ do Trinh Nữ sinh ra sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao.

3. Nghe mỗi lời này, bên nam đóng vai thiên thần làm cử điệu theo từng lời sứ thần truyền tin; bên nữ đóng vai Đức Mẹ sẽ tỏ ra cử chỉ trước mỗi lời thiên sứ nói, như tỏ vẻ ngỡ ngàng ở lời thứ nhất và thứ hai, rồi tỏ ra thắc mắc sau lời thứ ba, sau đó tỏ ra đồng ý ở lời thứ bốn, sau hết tỏ ra ngây ngất ở lời thứ năm.

4. Các nhóm diễn cùng một lúc, hay diễn riêng từng nhóm một, nhóm trước, nhóm sau, để xem nhóm nào diễn hay nhất.

 

 

 

 

Chúa Nhật III Mùa Vọng
 


Chứng Từ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả
 


PHÚC ÂM: Joan 1:6-8, 19-28


“Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết”


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Có người đã được Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến như chứng nhân, để làm chứng về sự sáng, hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng nhưng ông chỉ làm chứng về sự sáng. Và đây là chứng củœa Gioan, khi những người Do Thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông: “Ông là ai?” Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng: “Tôi không phải là Đấng Kitô”. Họ liền hỏi: “Thế ông là gì? Ông có phải là Elia chăng?”. Gioan trả lời: “Tôi không phải là Elia”. — “Hay ông là một đấng tiên tri?”. Gioan đáp: “Không phải”. Họ liền bảo: “Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?”. Gioan đáp: “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo”. Và có những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai đến. Họ hỏi Gioan rằng: “Nếu ông không phải là Đức Kitô, cũng không phải là Elia, hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa”. Gioan trả lời: “Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi không biết. Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng đó đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người”. Việc này xẩy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.

 


Hướng Dẫn

Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho thấy việc Thánh Gioan Tẩy Giả trực tiếp làm chứng về mình và gián tiếp làm chứng cho Chúa Kitô là Đấng Đến Sau thánh nhân.

Thánh nhân đã trả lời 5 câu hỏi của những người được sai đến tìm hiểu về thân thế của ngài: câu thứ nhất thánh nhân có phải là Đấng Thiên Sai hay Đức Kitô; câu thứ hai thánh nhân có phải là tiên tri Êlia; câu thứ ba thánh nhân có phải là một vị tiên tri; câu thứ bốn thánh nhân là ai; và câu thứ năm thánh nhân tại sao làm phép rửa?

Thánh nhân đã trả lời không ở ba câu hỏi đầu, đã xác nhận mình ở câu hỏi thứ bốn, và đã giải thích ở câu hỏi thứ năm cuối cùng.

Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi chứng từ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả như sau.


Trò Chơi


1. Mỗi nhóm cử lên một người đóng vai Tiền Hô Gioan Tẩy Giả. Người quản trò hỏi tất cả những vị tiền hô này 5 câu hỏi vắn tắt như sau: “Kitô?”, “Êlia?”, “Tiên Tri?”, “Gioan” và “Phép Rửa?” Mỗi một nhóm cử lên một người kiểm soát đứng trước người đóng vai Tiền Hô Gioan tẩy Giả của nhóm khác, để kiểm xem người đóng vai Tiền Hô này có đáp lại đúng hay chăng?

2. Những người đóng vai Gioan Tẩy Giả sẽ đáp lại bằng lời nói cũng như cử động xứng hợp với mỗi câu hỏi như sau: nếu nghe thấy tên “Kitô?” thì phải đáp ba lần liền “không, không, không”; nếu nghe thấy tên “Êlia?” thì phải tỏ ý phủ nhận bằng hai cái lắc đầu liền, thay vì đáp bằng hai tiếng “không, không”; nếu nghe thấy tiếng “Tiên Tri?” thì phải đáp một lần “không”; nếu nghe thấy chính tên “Gioan” thì phải chắp hai tay vào miệng hú lên, vì Gioan trả lời “tôi là tiếng vang trong sa mạc”; và nếu nghe thấy đến việc làm “Phép Rửa” thì lấy tay chỉ về phía sau, ám chỉ thánh nhân đến trước làm phép rửa thống hối là để dọn đường cho Đấng Đến Sau.

3. Người quản trò có thể hạch hỏi lộn xộn chứ không cần theo thứ tự, để thử tài chú ý và đối đáp nhanh nhẹn chính xác của những người tham dự cuộc chơi.

4. Nhóm nào có người đại diện đóng vai Tiền Hô Gioan Tẩy Giả làm đúng hết ba lần như vậy thì thắng. Vì người ấy đóng đúng vai Gioan Tẩy Giả làm chứng về mình và cho Chúa Kitô, Đấng Đến Sau.

 

 

 

Chúa Nhật II Mùa Vọng
 


Tiền Hô Gioan Tẩy Giả

 


PHÚC ÂM: Mc 1:1-8
“Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.


Khơœi đầu Phúc âm cuœa Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Đây Ta sai Thiên Thần cuœa Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn đường Chúa, hãy sưœa đường Chúa cho ngay thẳng. Gioan Tẩy Giaœ xuất hiện trong hoang địa, rao giaœng phép rưœa sám hối cầu ơn tha tội. Dân caœ miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với Người, thú tội và chịu phép rưœa trong sông Giođan. Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giaœng rằng: “Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cơœi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rưœa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rưœa các ngươi trong Chúa Thánh Thần”.
Phúc Âm cuœa Chúa.


Hướng Dẫn

Nếu Mùa Vọng có 4 tuần, tượng trưng cho 4000 năm loài người mong đợi Đấng Cứu Thế, Vị được Thiên Chúa hứa hẹn ngay sau biến cố nguyên tội (x Gen 3:15), bao giờ cũng được mở đầu bằng việc Giáo Hội kêu gọi “tỉnh thức” đợi chờ Đấng Cứu Thế đến hay Chúa Kitô giáng sinh ở Chúa Nhật thứ nhất, và kết thúc Mùa Vọng ở Chúa Nhật thứ bốn bằng biến cố trực tiếp liên quan đến Mẹ của Đấng Cứu Thế (Năm A: biến cố báo mộng cho Thánh Giuse về việc Mẹ đã được thụ thai bởi Thánh Thần; Năm B: biến cố truyền tin Mẹ thụ thai Lời Nhập Thể; Năm C: biến cố Mẹ mang Lời Nhập Thể viếng thăm mẹ con Gioan Tẩy Giả), thì ở hai Chúa Nhật giữa, Chúa Nhật 2 và 3 của Mùa Vọng, Giáo Hội đã cho thấy vai trò Tiền Hô dọn đường của Thánh Gioan Tẩy Giả cho một Đấng Đến Sau ngài.

Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã dọn đường cho Đấng Thiên Sai là Đức Kitô đến chẳng những bằng sứ vụ làm phép rửa thống hối cho dân Do Thái mà còn bằng chính đời sống và sứ điệp của ngài nữa. Bởi vì, nếu dân không kính phục ngài họ sẽ không đến với ngài và ngài sẽ không thể dọn lòng họ hướng về Chúa Kitô là Đấng Đến Sau ngài. Vậy Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trước hết đã dọn lòng cho dân bằng chính đời sống khổ hạnh của ngài, một đời sống rất hợp với sứ vụ làm phép rửa thống hối của ngài. Chính con người khổ hạnh của thánh nhân, mặc áo lông lạc đà, bụng thắt giây da, ăn châu chấu và mật ong rừng mới xứng đáng là con người kêu gọi dân chúng ăn năn thống hối và thực sự đã thu hút dân chúng. Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả.


Trò Chơi

1. Người quản trò sửa soạn sẵn có mấy thùng (tùy theo có mấy nhóm chơi) có đủ thứ đồ cho một Tiền Hô Gioan Tẩy Giả như bài Phúc Âm kể đến, như áo lông lạc đà, giây thắt lưng bằng da, châu chấu và mật ong rừng.

2. Tuy nhiên, trong mỗi thùng đồ này còn có nhiều thứ áo khác không phải bằng lông lạc đà, giây thắt lưng không phải bằng da, đồ ăn không phải châu chấu và đồ uống không phải mật ong.

3. Chỉ có người quản trò mới biết được đâu là những thứ chính thức của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, vì những thứ duy nhất ấy đã được đánh dấu đặc biệt.

4. Mỗi nhóm cử ra một người đóng vai Gioan Tẩy Giả và khi nghe hiệu lệnh thì cố gắng chọn trong thùng đồ giành riêng cho nhóm mình các thứ đồ trong thùng, mặc áo vào, đạo giây thắt lưng, tay phải cầm châu chấu, tay phải cầm mật ong.

5. Ai làm xong thì đứng hướng về phía dân chúng tuyên bố: “Có một Đấng quyền năng hơn tôi đến sau tôi; tôi không đáng cởi giây giầy cho Người”.

6. Đợi cho tới khi tất cả xong, người quản trò sẽ đi khám xem các vị tiền hô này có ăn mặc và cầm đồ ăn uống đúng các đồ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả hay chăng, và nếu đúng như vậy thì có nói đúng câu tuyên bố rên đây hay chăng.

7. Nhóm nào ăn mặc cũng như cầm đồ ăn uống và nói chính xác nhất câu tuyên bố của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trước nhất thì thắng.

 

 

 

Chúa Nhật I Mùa Vọng

 


Giữ Cửa

 


PHÚC ÂM: Mc 13:33-37

 

“Chúng con hãy tỉnh thức, vì chúng con không biết lúc nào chuœ nhà trơœ về”


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.


Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào. Ví như người đi phương xa, để nhà cưœa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn dặn người giữ cưœa lo tỉnh thức. Vậy chúng con hãy tỉnh thức, vì chúng con không biết lúc nào chuœ nhà trơœ về, hoặc là chiều tối, hoặc là nưœa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng, keœo khi ông trơœ về thình lình, bắt gặp chúng con đang nguœ. Điều Ta baœo cho chúng con, thì Ta baœo cho tất caœ mọi người là hãy tỉnh thức.

Phúc Âm cuœa Chúa.


Hướng Dẫn

Thế là chúng ta bắt đầu vào một năm phụng vụ mới, mở đầu là Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng tuần này. Nếu hai tuần cuối cùng của Phụng Niên trước Lễ Chúa Kitô Vua, Giáo Hội đã hướng con cái mình về Chúa Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang, với những bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu, để kêu gọi thành phần môn đệ Chúa Kitô hãy tỉnh thức chờ Người đến vào lúc không ai ngờ nhất, thì tuần này, để dọn mừng, đúng hơn để cử hành biến cố Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất, Giáo Hội đã chọn bài Phúc Âm theo Thánh Marcô, cũng nhắm đến chủ đề hãy tỉnh thức chờ đợi, để nhờ đó có thể nhận ra Người, đúng hơn có thể cảm nghiệm được Người, Đấng thực sự đã đến rồi và đang là Emmanuel ở giữa chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể, như lời Người hứa trước khi về trời: “Thày sẽ luôn mãi ở cùng các con cho đến tận thế” (Mt 28:20).

Vấn đề tỉnh thức, theo bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng này, được nhấn mạnh nơi vai trò của người giữ cửa. Bởi vì, giữ cửa chẳng những để không cho kẻ trộm vào lấy mất những của quí được chủ trao cho những người trong nhà, mà nhất là còn để mở cửa ngay cho chủ khi chủ trở về. Vậy chúng ta hãy sinh hoạt trò chơi giữ cửa như sau.

Sinh Hoạt

Mỗi đội đứng thẳng theo hàng dọc. Người đứng ở đầu hàng đóng vai người canh cửa, những người trong hàng làm sao để có thể gắn bó với người đứng ở đầu hàng. Nhưng người đứng ở đầu hàng bị bịt mắt lại, vì người này không biết được lúc nào chủ về. Những người trong hàng được mở mắt tượng trưng cho việc họ đi sinh lợi cho chủ về những gì chủ trao phó họ.

Những người đứng ở đầu hàng của mỗi đội nắm tay nhau quây thành một vòng tròn và quay mặt ra phía ngoài vòng tròn. Những người trong hàng ở đứng sau lưng họ và đứng ở trong vòng tròn này.

Những người đứng ở đầu hàng phải làm sao canh cửa để thành phần kitô giả không lọt vào nhà mình được song Chúa Kitô vào được. Cửa của mỗi đoàn là ở bên tay phải của người giữ cửa của mỗi đoàn. Các người giữ cửa có thể vung cánh tay liên tục để ngăn chặn không cho kitô giả lọt vô, nhưng đôi khi ngừng lại một chút để Chúa Kitô có thể đi qua, nhưng coi chừng lúc dừng lại rất nguy hiểm này. Cái khó của trò chơi này là ở chỗ đó. Nếu khó quá có thể không cần bịt mắt người canh cửa nữa.

Sẽ có 4 người đóng vai kitô giả và 1 người đóng vai Chúa Kitô để tìm cách lọt vào vòng tròn. Đội nào để cho bất cứ một tên kitô giả nào lọt vào được bên trong dưới cánh tay phải của người canh cửa mà tên này không đụng trúng bất cứ cái gì thì thua, còn đoàn nào để cho Chúa Kitô vào được bên trong một cách êm ái, tức Người không đụng trúng người giữ cửa, thì thắng.

Còn đoàn nào có cả kitô giả lẫn Chúa Kitô lọt vào bên trong thì, nếu Chúa Kitô vào sau cũng thắng, vì Người đến xua tan bóng tối, còn kitô giả vào sau thì thua, vì bóng tối có thể lấn át ánh sáng.
 

 

Ý Thức Sinh Hoạt



Trong bất cứ một hành động nào, nhất là khi sinh hoạt vui chơi, chúng ta nên nhớ hai điều sau đây: về mặt tiêu cực: phải tránh khuynh hướng “chơi cho vui”, “ăn cho đã”; trái lại, về mặt tích cực, hãy gắng “vui chơi trong Chúa” v.v.

Tại sao phải tránh đừng “chơi cho vui” hay “ăn cho đã? Bởi vì, nếu “ăn cho đã”, chúng ta sẽ chỉ thích ăn như thứ junk foods hơn là những thứ “thuốc đắng dã tật”, những thứ bổ mà không ngon, thì “chơi cho vui” cũng vậy, chúng ta sẽ dễ đi đến chỗ tìm vui nơi những cái, những điều hay những việc hạ cấp: Chẳng hạn, càng nói những chuyện bậy bạ (về tình dục hay nói hành nói xấu nhau) mới càng vui, còn chuyện xây dựng và đạo đức không vui, không thèm nghe, vì không vui; hay làm sao chọc cho nhau tức mới vui.

Trái lại, nếu “vui chơi trong Chúa”, chúng ta sẽ không có những thái độ hay hành động tiêu cực, thậm chí tội lỗi như vậy. Một trong những dấu hiệu căn bản có thể chứng tỏ chúng ta “vui chơi trong Chúa”, đó là “thắng không kiêu bại không nản”, hay “ăn để mà sống” chứ không phải “sống để mà ăn”, nghĩa là ăn cả những thứ không ngon, không thích, ăn một cách điều độ, chứ không phải ngon thì ăn nhiều, còn dở, hay không hạp khẩu vị (chứ không phải có hại cho sức khỏe) thì ăn ít v.v.

Vậy làm sao có thể “vui chơi trong Chúa”?

Xin đề nghị một phương pháp, như tôi đã đề cập đến trong cuốn “Tông Đồ Giới Trẻ” trang 156-157, một cuốn sách cũng có một số trò chơi gợi ý chẳng những lành mạnh mà còn đạo đức nữa, đó là phương pháp đem đạo vào đời và đem đời về đạo. Trước hết, đem đạo vào đời tức là đem Lời Chúa vốn cao siêu trừu tượng vào những tác động vui chơi sinh hoạt cụ thể, nhờ đó, những tác động vui chơi sinh hoạt tự nhiên vốn vô thưởng vô phạt ấy, như đời về đạo, được mang một giá trị thần linh của Lời Chúa, tức được thánh hóa.

Do đó, tại sao chúng ta không lợi dụng sinh hoạt mỗi tuần vào Ngày Của Chúa để sinh hoạt vui chơi bằng chính Phụng Vụ Lời Chúa của tuần ấy. Chỉ cần đọc kỹ cả ba bài đọc của Chúa Nhật hằng tuần, suy niệm ý nghĩa của các bài đọc, tìm một ý tưởng chung hay một câu tiêu biểu nhất trong ba bài đọc để tìm cách diễn tả ý tưởng này hay câu văn ấy ra bằng một trò chơi sinh hoạt.
Sau đây là Trò Chơi Lời Chúa Hằng Tuần tôi xin được gợi ý trước để các Đoàn có thể sử dụng, nếu cần, mà còn dựa theo mẫu thức (format) và kiểu cách (way) đó để sáng tạo ra những trò chơi khác cho các tuần sau đó.

Xin Mẹ Maria đầy ơn phúc giúp Thiếu Nhi Fatima chúng ta nói riêng và giới trẻ nói chung luôn biết “vui chơi trong Chúa”: “Linh hồn ngợi khen Chúa, và thần trí tôi tôi hân hoan trong Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Luca 1:46-47).



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL