THỔ NHỈ KỲ XƯA VÀ NAY
(Lm. Anphong Trần Đức Phương)
Thổ Nhỉ Kỳ ngày nay có tên chính thức là Nước Cộng Hòa Thổ Nhỉ Kỳ: có Tổng Thống (Ahmet Necdet Sezer), Thủ Tướng (Recep Tayyip Erdogan) và Quốc Hội. Thủ đô là Ankara. Theo tài liệu báo chí, dân số của Thồ Nhỉ Kỳ hiện nay khỏang 72 triệu; trong đó 80% là người Thổ, 20% là sắc dân Kurk. Ngòai ra còn có khỏang một triệu người di dân “tị nạn” từ các nước chung quanh đến. Ngôn ngữ chính là tiếng Thổ, nhưng cũng có sắc dân nói tiếng Kurk, tiếng Àrập, tiếng Armenia, và tiếng Hy Lạp. Về tôn giáo thì hầu hết là Hồi Giáo (99.80%) (đa số là phái Sunni); một số là Do Thái Giáo; Chính Thống Giáo có khỏang 5.000 tín hữu (có 150 triệu tín hữu Chính Thống Giáo trên tòan thế giới). Công Giáo có 32.000 tín hữu (phần nhiều sống tại Istanbul). Theo hiến pháp Thổ, quyền tự do tôn giáo được tôn trọng; tuy nhiên, theo báo chí, những sắc tộc và tôn giáo thiểu số thường gặp khó khăn trong sinh họat hàng ngày, và thực hành tín ngưởng của mình. Các người làm các công tác tôn giáo từ nước ngòai vào cũng gặp khó khăn khi xin Giấy Nhập Cảnh.
Thổ Nhỉ Kỳ có hình thể như một hình vuông. Diện tích tổng cộng là 814.578 km2; trong đó 790.200 km2 là thuộc Á Châu (phía Đông) và 24.378 km2 là thuộc Âu Châu (phía Tây). Nhìn trên Bản đồ Thế Giới, TNK nằm giửa ngã ba Á Châu và Âu Châu; băng qua biển Địa Trung Hải là Phi Châu. Phía Bắc là biển Hắc Hải; phía Nam là Địa Trung Hải. Phía Đông tiếp giáp Georgia (trước thuộc Liên Bang Sô Viết), Armenia, và Iran. Phía Tây giáp Bulgarie và Hy Lạp.
TNK đã có một lịch sử lâu dài tử khi còn nằm trong lảnh thổ của Đế Quốc Byzance. Trải qua những biến cố khác nhau của lịch sử, đến năm 1453, những người Thổ chiếm và thiết lập Đế Quốc Hồi Giáo Ottamans, thủ đô là Istanbul (đổi tên tử Constantinople). Đến năm 1923, cuộc cách mạng do MUSTAFA KEMAL (1881-1938) lảnh đạo đã lật đổ chế độ Ottamans và thiết lập CỘNG HÒA THỔ NHỈ KỲ và đã biến nước TNK trở nên có tính cách dân chủ và tự do hơn; đồng thời nhờ Ông mà cuộc cài tổ và tái thiết TNK được tiến rất nhanh. Vì thế ngày nay TNK tôn vinh Ông là “Người Cha của những người TNK”. TNK đã được gia nhập Liên Hiệp Quốc từ năm 1945; là thành viên của NATO từ năm 1952; và đang hy vọng được gia nhập EU. Ngày cách mạng 19/10/1923 là ngày chính thức thành lập nước Cộng Hòa Thổ Nhỉ Kỳ và được mừng là ngày Quốc Khánh.
TNK cũng nổi tiếng về công ngiệp làm thảm đẹp không kém gì thảm “Ba Tư”. Có một thời TNK cũng nổi tiếng về có nhiều ngựa đẹp, nhất là ở vùng Cappadocia xưa. Chử Cappadocia có ngĩa “Đất ngựa đẹp”. Nói đến ngựa chúng ta cũng nhớ đến câu chuyện “Ngựa Thành Troie”. Troie là một thành cổ xưa cũng thuộc TNK .
Nói đến TNK , chúng ta cũng nhớ đến “Ông Già Noel”. Ông Già Noel được gọi là “Santa Claus” chính là tên gọi của Thánh Nichola; vì trong tiếng Đức “Nichola” là “Klaus”. Thánh Nichola sống vào thế kỷ IV và là Giám Mục thành Myra, nay thuộc Thổ Nhỉ Kỳ. Theo truyền thuyết Ngài là người hay làm “phép lạ” để cứu những người gặp hòan cảnh khó khăn. Đến thế kỷ thứ IX, dân chúng người Đức đặc tên cho Ngài “Người Xuất Hiện Buổi Chiều trước Lễ Giáng Sinh!” có tên là “Santa Claus”. Đến thế kỷ XI, dân chúng lại coi Ngài như một Ông Già chuyên môn đi phát kẹo cho trẻ em vào buổi chiều Đại Lễ Giáng Sinh.
Vì là điểm giao lưu thuận lợi giữa Đông và Tây, giữa Á Châu và Âu Châu, TTNK đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của Đế Quốc Rôma xưa, của lịch sử Thế Giới và của Giáo Hội Công Giáo. TNK đã được coi là cây cầu lịch sử nối liền Phương Đông và Phương Tây. Thánh Phaolồ đã từng đi qua và sống ở những vùng thuộc Thổ Nhỉ Kỳ ngày nay ; đặc biệt là hai thành phố Ephêsô và Capadocia.
Thành phố cổ ÊPHÊSÔ đã đổ nát và nay là một trong những nơi khảo cổ nổi tiếng nhất thế giới. Thời Đế Quốc Rôma, Êphêsô là một thành phố đông dân cư và là trung tâm thương mại rất thịnh vượng, nằm trên bờ biển Egée; cũng là nơi có một Cộng Đòan tín hữu Công Giáo rất thịnh vượng. Có nhiều người Hy Lạp và Do Thái cư ngụ ở đây. Thánh Phaolô trong cuộc hành trình truyền giáo III đã đi qua đây và ở lại khỏang 2 năm (theo Sách Công Vụ Tông Đồ 19, 10) hoặc 3 năm (CVTĐ 20, 31) (khỏang năm 54-57) và thành lập Giáo Đòan Êphêsô; sau đó Ngài từ giả Giáo Đòan Êphêsô vào dịp Lễ Ngủ Tuần (1Côrintô 16,8) vì phải lên đường trở về Giêrusalem (CVTĐ 19,21 và 20, 17-22). Trong thời gian cư ngụ tại Êphêsô, Thánh Phaolô đã viết “Thư I gửi Tín Hữu Corintô” (I Cor 16, 8). Thánh Phaolô cũng viết một lá thơ “Gửi Tín Hữu Êphêsô” mà theo truyền thống thì Ngài đã viết thơ này khi bị giam giử tại Rôma (61-63). Tại Êphêsô, Thánh Phaolô gặp một tín hữu Do Thái là Ông Apôlô. Là một người có tài hùng biện và thông thạo Kinh Thánh, Ông đã cộng tác nhiệt thành với Thánh Phaolô trong việc rao giảng Đạo Thánh Chúa (CVTĐ 18, 24…).
Theo truyền thống, thì Thánh Gioan Tông Đồ Thánh Sử cũng sống những năm vào cuối đời tại Êphêsô (Đảo Patmos) và qua đời và được an táng ở đây (khỏang năm 100). Cũng theo truyền thống, Ngài đã viết Sách Tin Mừng IV tại đây (theo Thánh Irênê) . Sách Khải Huyền cũng được viết tại Êphêsô do Thánh Gioan hoặc do nhóm môn đệ của Ngài , va Thành Êphêsô là thành phố đầu tiên được nêu lên trong 7 thành đã được nói đến trong Sách Khải Huyền (Kh 2, 1…). Căn cứ vào lời Chúa Giêsu trên Thánh Giá đã trao phó Mẹ Maria cho Thánh Gioan (Tin Mừng Gioan 19, 27), nên cũng theo truyền thống thì Mẹ Maria đã theo Thánh Gioan và sống những năm cuối đời tại Êphêsô . Êphêsô cũng là một trong những trung tâm sinh họat Kytô giáo rất mạnh trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội. Một Công Đồng Chung quan trọng của Giáo Hội đã họp tại đây vào năm 431. Các Đức Giám Mục trên tòan thế giới về đây để họp Công đồng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Trinh Nữ Maria, chống lại bè rối Nestorie và đã cùng tuyên xưng Tín Điều “Đức Mẹ Mẹ Thiên Chúa”. Hòang Đế Justinian (527-565) đã xây một Nhà Thờ vĩ đại ở dây, gọi là Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Gioan Tông Đồ, trên một địa điểm mà lúc đó đã được các tín hữu coi là nơi an táng Thánh Gioan Tông Đồ , và là nơi hành hương rất phồn thịnh suốt thời thượng cổ. Ngày nay Thánh đườn cũng đả bị đổ nát và vẫn được càc nhà khảo cổ đến khảo sát.
Hai thành phố GALAT và CAPPADOCIA đều là những thành phố cổ, củng đã đổ nát, ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhỉ Kỳ, và cũng là những địa điểm khảo cổ quan trọng . Thánh Phaolô trong những cuộc hành trình truyền giáo cũng đã đi qua Galát ( TDCV 18,23). Thánh Phaolô đã thành lập Giáo Đòan Galat và viết lá thư “Gửi Tín Hữu Galat”. Cappadocia cũng là trung tâm họat động mạnh của Giáo Hội các thế kỷ đầu; thời đó Cappadocia đã là nơi có nhiều tín hữu và sinh họat Đạo Thánh Chúa rất mạnh. Bây giờ còn ghi lại dấu vết rất nhiều những Nhà Dòng, nhà Nguyện làm sâu vào các hốc đá. Rải rác khắp các thung lũng ở đây có tới 200 Nhà Thờ cổ chạm trổ nghệ thật rất đẹp. Nơi đây các nhà khảo cổ cũng khám phá ra những “đường hầm trú ẩn” sâu dưới đất; đó là nơi các tín hữu đã trú ẩn trong thời gian bị bách hại. Cappadocia cũng là quê hương của nhiều vị Thánh. Đặc biệt là Thánh Basilio Cả (Basil the Great) và Thánh Gregorio Nazian, Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh. Cà hai đều sống vào thế kỷ thứ IV. Thánh Basiliô qua đời vào năm 379, là vị Thánh đã có công rất nhiều để bảo vệ Đức tin, nhất là về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và Mầu Nhiệm Nhập Thể chống lại Bè rối Arians. Ngài cũng nổi tiếng về sự can đảm để bảo vệ những người nghèo khó và bảo vệ tính cách độc lập của Giáo Hội đối với thế quyền. Thánh Gregorio Nazian cũng nổi tiếng là nhà Thần học lớn và cũng họat động nhiều trong công cuộc cải tổ xã hội để giúp nâng cao đời sống của dân nghèo. Ngài đã từng là Tổng Giám Mục Constantinople vào thời kỳ Giáo hội đang phải chống lại Giáo Lý sai lầm của bè rối Arians, Ngài đã được bầu làm chủ tọa Công Đồng Constantinople I (381). Thánh Gregorio Nazian qua đời vào khỏang năm 390.
Constantinople là một thành phố có từ thế kỷ VII ( trứơc Công nguyên) và có tên là Byzance đã được Hòang Đế Constantin I xây dựng lại từ năm 324-330, thiết lập Hòang Cung và đổi tên là Constantinople và là thủ đô của Đế Quốc Byzance. Đây cũng là một hải cảng phồn thịnh, nằm trên bờ biển Hắc Hải, và là nơi giao lưu văn hóa quan trọng giữa Đông và Tây. Rồi trở thành một trung tâm họat động chính trị, thương mại, văn hóa và tôn giáo rất mạnh mẻ. Ngày nay Hải Cảng này (nay đã được đổi tên là Istanbul) vẫn rất phồn thịnh và vẫn là nơi giao lưu văn hóa giữa hai luồng Văn hóa Á Châu và Âu Châu. Đã có 4 Công Đồng Chung họp ở đây: Constantinople I (381), II (553), III (680-681), IV (869-870). Constantinople cũng là trung tâm họat động lớn của Giáo Hội Công Gíao. Đã có 4 Công Đồng Chung họp ở đây: Constantinople I (381), II (553), III (68o-81), IV (869-70). Constantinople đã ghi dấu vết cuộc sống của nhiều Thánh lớn của Giáo Hội. Thánh Gregorio Nazian đã từng làm Tổng Gíam Mục ở đây vào thế kỷ IV. Thánh Gioan Kim Khẩu (344-407) Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh, củng đã từng làm Tổng Gíam Mục ở đây cho đến khi triều đình lúc đó bắt đi lưu đày vào năm 403. Nổi tiếng là một nhà giảng thuyết đạo đức và tài ba nên được đặt tên là “Kim khẩu”. Ngài cũng thẳng thắn chống lại sự xa hoa của thời đại và bênh vực người nghèo khó nên bị triều đình lúc đó ghét và bắt đi lưu đày. Thánh Gregoro Nazian cũng là Tổng Gíam Mục Constantinople (như đã nói ở trên). Nơi đây cũng ghi dấu Đức Giáo Hoàng Benedictô XV (sinh năm 1854, làm Giáo Hòang từ 1914-1922), là vị Giáo Hòang nổi tiếng về nhửng họat động cho Hòa Bình Thế Giới. Người TNK rất mến thương Ngài, vì Ngài đã làm nhiều nhà thương cho TNK và trong Thế Chiến thứ I, Ngài đã dùng đường lối ngọai giao để cứu những tù nhân người TNK. Năm 1921, khi khánh thành bức tượng lớn của Ngài tại Istanbul, rất nhiều người Hồi Giáo đã đến tham dự. ĐGH Gioan XXIII (sinh năm 1881; làm Giáo Hòang từ 1958 cho đến khi qua đời 1963), người đã có công hiện đại hóa Giáo Hội và mở Cộng Đồng Vatican II (1962-1965), đã từng làm Sứ Thần Tòa Thánh tại TNK 10 năm , và rất được nhiều ngừơi TNK thương mến, nên được gọi là “người bạn tốt của TNK”. Khi Hồi Giáo chiếm TNK vào năm 1453 và thiết lập Đế Quốc Hồi Giáo Ottomans, liền đổi tên Constantinople thành Istanbul và trở thành Thủ Đô của Đế Quốc Ottomans. Đến năm 1923, khi nhà cách mạng Mustafa Kemal thiết lập chính thể Cộng Hòa TNK , ông rời thủ đô về Ankara như hiện nay. Tuy nhiên, Istanbul vẫn là một hải cảng phồn thịnh , một trung tâm thương mại quan trọng . nơi sinh họat mạnh mẽ về văn hóa, tôn giáo; củng vẩn là nơi nối kết hai nền văn minh Á Châu và Âu Châu.
Một vài địa điểm khác đáng lưu ý: VIỆN BẢO TÀNG HAGIA SOPHIA : trước là Vương Cung Thánh Đường Hagia Sophia (Holy Wisdom) được xây dựng do Hòang Đế Justinian vào năm 537. Là một Thánh Đường được coi là một kiến trúc đồ sộ và đẹp nhất của Đế Quốc Byzantine; vòm Thánh Đường rất đồ sộ, chiều cao vươn lên gần 200 feet và rộng 102 feet. ĐGH Gioan Phaolô II đã lên viếng nơi này khi Ngài thăm viếng TNK vao nam 1979. Duc đương kim Gíao Hoàng Bênêdicto XVI củng đến thăm nơi này trong chuyến viếng thăm TNK tháng 11 (2006) vừa qua. Khi người Hồi Giáo chiếm TNK vào thế kỷ XV đã đổi thành Hội Đường Hồi Giáo. Sau cuộc Cách Mạng do Mustapha Kemal lãnh đạo, chính quyền TNK đã lấy lại ngôi đền này và đổi thành Viện Bảo Tàng từ năm 1935.
NGÔI NHÀ MẸ MARIA: ở gần Ephesus, thuộc miền núi, là một ngôi nhà nhỏ bằng gổ, trên chân đồi, có nhiều cây cối che khuất, được dân chúng tin là nơi Mẹ Maria đã sống những năm cuối đời dưới sự săn sóc của Thánh Gioan Tông Đồ; vì khi bị treo trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã trao phó Mẹ Maria cho Thánh Gioan (PÂ Gioan 16, 27). Ngày nay “Ngôi Nhà Đức Maria” mỗi năm được hàng ngàn người đến kính viếng và cầu nguyện; ngòai các tín hữu Công Giáo còn có đông người Hồi Giáo, Chính Thống Giáo và khách du lịch ở các nơi đến thăm; cũng có những người Việt Nam khi đi du ngọan bằng tàu (cruise), khi ghé qua Ephesus, cũng đến kính viếng “Nhà Đức Mẹ”. Địa điểm này đã được tìm ra từ cuối thế kỷ 19 căn cứ vào những “thị kiến” của Chân phứơc Anne Catherine Emmerich mà đả được Thi sỉ Clemens Brentano ghi lại trong nhửng cuốn sách ông đả xuất bản sau khi bà đả qua đời (nam 1824). Dù ông Clemens nói là chỉ làm việc như một thư ký để ghi lại nhửng thị kiến đó ; nhưng Giáo Hội không công nhận tính càch đích thực của nhửng điều ghi trong nhửng cuốn sách đó vì có nhiều nghi ván. Hơn nửa , nử tu đả được tuyên phong “Chân Phứơc” vì căn cứ vào đời sóng thánh thiện chứ không phải vào nhửng thị kiến đả được kể lại.Theo tường thuật thì Chân phước Catherine là người Đúc , thường ốm đau nằm liệt dường, hầu như không “biết chử”, và chưa bao giờ ra khỏi nứơc Đức (Hy vọng có dịp chúng tôi sẻ viết đầy đủ hơn về điểm này).
Sau khi đã đọc “ Thổ Nhỉ Kỳ Xưa Và Nay”, xin mời quý vị đọc tiếp bài “Một Cuộc Thăm Viếng Lịch Sử”. Nếu muốn biết thêm về nước Thổ Nhỉ Kỳ, mời quý vị vào: www.Turkish Embassy.org – Republic of Turkey.