TRUNG ĐÔNG: XUNG ĐỘT GIỮA DO THÁI VÀ LEBANON

 

 

Tòa Thánh Lên Án Bạo Động ở Trung Đông

 

Thứ Sáu 14/7/2006, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano đã tuyên bố những lời sau đây trên đài phát thanh Vatican:

 

“Chúng tôi nhận được tin tức thật là lo âu xẩy ra ở Trung Đông.

 

“Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và tất cả mọi cộng tác viên của ngài đang hết sức theo dõi những diễn tiến thê thảm mới xẩy ra có nguy cơ gây ra một cuộc xung đột có ảnh hưởng ở tầm mức quốc tế.

 

“Như trong quá khứ, Tòa Thánh cũng lên án cả bên gây ra những cuộc khủng bố tấn công lẫn bên thực hiện những cuộc trả đũa về quân sự. Thật vậy, quyền tự vệ của một Quốc Gia không châm chước cho nó việc tôn trọng các qui chuẩn về luật lệ quốc tế, nhất là liên quan tới vấn đề bảo vệ thành phần dân sự.

 

“Tòa Thánh đặc biệt cảm thấy tiếc về cuộc tấn công Lebanon, một quốc gia tự do và tự trị, và bày tỏ sự gần gũi của mình với những ai chịu đựng thật nhiều để bênh vực nền độc lập của họ.

 

“Một lần nữa, hiển nhiên là chỉ có một con đường duy nhất xứng hợp với nền văn minh của chúng ta đó là việc thành thực đối thoại giữa đôi bên đối chọi nhau”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 14/7/2006

 

 

Xung Khắc giữa Lebanon và Do Thái: Diễn tiến kéo dài gần 40 năm

 

Thật vậy, Cuộc Chiến Tranh giữa Khối Ả Rập và Do Thái năm 1967, và Cuộc Thanh Trừng Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO) của Jordan năm 1970 sau khi tổ chức này muốn lật đổ Vua Hussein, đã đẩy một số đông người tị nạn Palestine đến Lebanon, trong số đó có Yasser Arafat và PLO. Sau đây là diễn tiến các biến cố quan trọng trong mối liên hệ giữa Do Thái, Lebanon và người Palestine từ đó đến cuộc tấn công mới nhất, xẩy ra với cuộc phản ứng dữ dội của Do Thái hôm Thứ Sáu 14/7/2006.

 

12/1968:  Các đặc công Do Thái tấn công Phi Trường Quốc Tế Beirut ngày 28/12/1968, gây thiệt hại hay phá hủy trên một tá máy bay để trả thù cuộc tấn công một chiếc máy bay dân sực của Do Thái ở phi trường Nhã Điển, Hy Lạp. Hai người Palestines bị gán tội trong cuộc tấn công những người Nhã Điển làm cho một hành khách Do Thái thiệt mạng.

 

11/1969:  Tổng tư lệnh quân đội Labanon là Emile Bustani và Arafat ký một hiệp ước ở Cairô nhìn nhận ‘cuộc cách mạng của Palestine’ và cho phép những người Palestine ở Lebanon ‘tham gia vào cuộc chiến đấu bằng võ trang mà không tác hại cho chủ quyền và an ninh của Lebanon’. Bản hiệp ước này có công hiệu gần 20 năm, cho đến khi Lebanon hủy bỏ nó vào tháng 5/1987.

 

1970-1971:  Đương đầu với cuộc chiến đấu ở Jordan với cả ngàn người bị thiệt mạng, PLO chuyển trụ sở của mình tới Labanon là nơi nó thực hiện các cuộc đột kích Do Thái. Một nhóm khủng bố Palestine dính dáng với PLO được hình thành. Tên của nhóm này là ‘Tháng Chín Đen’ – một danh xưng ám chỉ  cuộc trừng trị thẳng tay của người Jordan đối với người Palestine vào Tháng Chín năm 1970.

 

1972:   Nhóm Tháng Chín Đen tấn công đội Do Thái tham dự Thế Vận Hội ở Munich, Đức quốc. Sau một cuộc đối chọi làm cho một huấn luyện viên và một thể thao viên bỏ mạng, thành phần khủng bố bắt 9 thể thao viên Do Thái làm con tin, đòi Do Thái phải thả các tù nhân Palestine để đổi lại các con tin của Do Thái. Do Thái chối từ, và một cuộc bắn nhau giữa thành phần tấn công và chính quyền Tây Đức gây cho tất cả 9 con tin, 4 tay khủng bố và 1 cảnh sát chết.

 

4/1973:  Các biệt kích Do Thái – ăn mặc như nữ giới và được lãnh đạo bởi Thủ Tướng Do Thái Ehud Barak – sát hại 3 vị lãnh đạo PLO ở Beirut.

 

1975:  Nội chiến bùng nổ ở Lebanon, đào hầm chôn thành phần Palestine và đám dân quân Labanon theo Palestine chống lại dân quân Kitô hữu của Lebanon. Cuộc chiến này kéo dài gần 15 năm, chính thức kết thúc vào năm 1990.

 

1976:  Syria gửi thành phần quân đội giữ hòa bình trong những tháng đầu của cuộc nội chiến để giúp chấm dứt cuộc nội chiến này. Đám quân này ở đó gần 30 năm, cho đến tháng 4/2005.

 

3/1978:  Một cuộc tấn công của PLO vào một chiếc xe buýt ở bắc Do Thái khiến cho quân đội Do Thái buộc phải chuyển tới Labanon để đẩy PLO trở về khỏi vùng biên giới. Do Thái rút khỏi sau khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về việc lực lượng Do Thái phải rút quân lập tức. Dưới quyền lãnh đạo của quân đội Labanon là Saad Haddad, một liên minh của Do Thái, một ‘vùng an ninh’ rộng 12 dặm được thiết lập để bảo vệ lãnh thổ của Do Thái khỏi những cuộc tấn công vượt biên giới.

 

9/1978:  Hiệp Định Camp David, được môi giới bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, dẫn tới một hiệp ước hòa bình giữa Do Thái và Ai Cập. Những hiệp định này đặt nền tảng cho một hiệp định tương tự giữa Do Thái và Lebanon cũng như những nước láng giềng Ả Rập khác.

 

17/7/1981:  Lực lượng Do Thái dội bom các tổng hành dinh PLO ở West Beirut, sát hại trên 300 thường dân. Cuộc tấn công dẫn đến một cuộc đình chiến giữa Do Thái, PLO, và Syria bấy giờ đang có quân đội ở Lebanon.

 

1982:  Cuộc đình chiến kéo dài tới 6/6/1982, khi Do Thái xâm chiếm Lebanon với quân số khoảng 60 ngàn để tiêu diệt PLO, sau cuộc ám sát vị lãnh sự của Do Thái ở Britain. Arafat và PLO tẩu thoát sang Lebanon vào tháng 8 và định cư ở Tunis cho đến khi chuyển tới Gaza vào năm 1994.

 

Vị tổng thống Lebanon được Do Thái ủng hộ là Bashir Gemayel bị ám sát ngày 14/9 ngay trước khi nhậm chức. Quân đội Do Thái tiến vào Tây Beirut một ngày sau đó, để rồi ngày hôm sau, gần 800 tị nạn Palestine bị thảm sát bởi tay của các dân quân Kitô hữu Lebanon ở các trại tị nạn Sabra và Shatila. Do Thái bị tố cáo là chẳng làm gì để ngăn ngừa hay ngăn cản cuộc thảm sát này.

 

Hezbollah, một nhóm dân quân Hồi Giáo phái Shiite, nổi lên như một lực lượng ở Beirut, ở Bekaa Valley và miền nam Lebanon. Được Iran bảo trợ, theo kiểu mẫu Vệ Binh Cách Mạng của Iran và được Syria nâng đỡ, nhóm Hezbollah muốn thiết lập một quốc gia Hồi Giáo Shiite ở Lebanon và đẩy những thành phần thân Tây Phương như Do Thái và Hoa Kỳ ra khỏi miền này.

 

18/4/1983:  Một cuộc tấn công tự sát do nhóm Hezbollah thực hiện vào Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Tay Beirut sát hại 63 người, một dấu báo cho thấy trước các cuộc tấn công sau này chống lại Hoa Kỳ và những kẻ thân Tây Phương.

 

17/5/1983:  Lebanon và Do Thái ký một bản hiệp ước được Hoa Kỳ làm môi giới, ấn định các khoản về việc Do Thái rút khỏi Lebanon, ra điều kiện cho việc rút quân của Syria. Syria chống lại bản hiệp ước này.

 

23/10/1983:  Một cuộc nổ bom tự sát của Hezbollah làm nổ tung các tổng hành dinh của những lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ và Pháp ở Beirut, sát hại 298 người, trong đó có 241 Hải Quân Hoa Kỳ cùng với các nhân viên quân sự khác. Quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Lebanon sau đó ít tháng.

 

18/1/1984:   Viện Trưởng Đại Học Hoa Kỳ ở Beirut là Malcolm Kerr bị ám sát chết.

 

3/1984:  Bị áp lực gia tăng từ Syria, Lebanon đã hủy bỏ hiệp ước hòa bình ngày 17/5/1983.

 

20/9/1984:  Khu vực Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Tây Beirut bị dội bom làm 23 người chết.

 

6/1985:  Do Thái rút khỏi hầu hết Lebanon nhưng vẫn kiểm soát vùng an ninh rộng 12 dặm ở miền nam. Họ ở đó cho tới 5/2000.

 

1990:  Cuộc nội chiến 15 năm ở Lebanon chính thức kết thúc.

 

7/1993:  Do Thái tấn công miền nam Lebanon trong một cuộc hành quân dài cả tuần lễ với mục đích chấm dứt các cuộc tấn công của nhóm Hezbollah vào các tỉnh của Do Thái.

 

4/1996:  Trận chiến 16 ngày diễn ra giữa Do Thái và các dân quân nhóm Hezbollah, gây cho 137 người thiệt mạng, hầu hết là thường dân Lebanon.  

 

5/2000:  Quân đội Do Thái rút khỏi miền nam Lebanon, và Liên Hiệp Quốc thiết lập ‘Thanh Tuyến – Blue Line’ như một giới tuyến giữa hai xứ sở này.

 

9/2003:  Các máy bay chiến đấu của Do Thái đánh vào miền nam của Lebanon để trả đũa cho các đầu đạn bắn hạ máy bay của nhóm Hazbollah tấn công những máy bay của Do Thái ở trong vùng ấy.

 

10/2003:  Do Thái và Lebanon bắn nhau ở miền đất tranh giành là Shebaa Farms.

 

14/2/2005:  Nguyên Thủ Tướng Lebanon là Rafik Hariri bị ám sát. Syria bị áp lực phải rút quân quốc còn lại khỏi Lebanon và việc này đã xẩy ra vào tháng 4 cùng năm.

 

7/2006:  Nhóm dân quân Hezbollah tiến vào Do Thái, giết 3 quân nhân Do Thái và bắt cóc 2 quân nhân khác để đòi trao đổi tù binh, một đòi hỏi bị Do Thái bác bỏ. Năm quân nhân Do Thái khác lại bị phục kích chết. Do Thái trả đũa bằng một cuộc phong tỏa hải quân và dội bom hằng trăm mục tiêu ở Lebanon, bao gồm cả phi trường Beirut và các tổng hành dinh của Hezbollah ở miền nam Beirut. Nhóm Hezbollah phản công bằng những cuộc tấn công rocket vào các thành phố bắc Do Thái. Cuộc đụng độ này xẩy ra làm cho cả hằng tá người dân Lebanon bị chết, và trùng với cuộc hành quân của Do Thái hai tuần lễ ở Gaza để trả đũa việc nhóm dân quân Palestine bắt cóc một quân nhân Do Thái.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của CNN phổ biến ngày 14/7/2006, bài “Timeline: Decades of conflict in Lebanon, Israel 

 

 

Cuộc Xung Đột giữa Do Thái và Lebanon

 

Theo tường thuật của CNN qua bài Israeli warplanes hit Beirut suburb, Israeli ships, planes renew Beirut airport attacks Hezbollah ready for 'war on every level' ngày 14/7, Israel pounds Beirut after Haifa hit by rockets và Israel strikes back after Haifa attacked ngày 16/7, thì diễn tiến của cuộc xung đột xẩy ra giữa Do Thái và Lebanon như sau.

 

Khi cuộc bạo động giữa người Do Thái và Lebanon sát hại mấy chục người Lebanon và 10 người Do Thái bước sang ngày thứ ba thì vào sáng sớm Thứ Sáu 14/7/2006 các chiếc máy bay chiến đấu của Do Thái đã dội bom ở miền nam Beirut là địa điểm của các văn phòng của nhóm Hezbollah cùng các lãnh đạo của nhóm này.

 

Cuộc dội bom này nhắm vào cả hằng trăm địa điểm của Lebanon, trong đó có cả phi trường Beirut, vì theo Do Thái thì phi trường là nơi chuyển giao vũ khí cùng các thứ tiếp vận cho nhóm Hezbollah. Cho dù nhóm này không thuộc thành phần chính phủ Lebanon, nhưng cũng giữ 23 trong số 128 ghế tại Quốc Hội và được Syria và Iran ủng hộ. Do Thái qui trách cho chính phủ Lebanon về biến cố này.

 

Trước đó, Do Thái đã rải truyền đơn thông báo cùng dân chúng hãy tránh xa các văn phòng của nhóm ấy ở vùng sẽ bị dội bom, vì họ cho là tay lãnh đạo của nhóm này là Sheik Hassan Nasrallah đang sống ở đó.

 

Vào hôm Thứ Năm trước đó, nhóm hiếu chiến Hezbollah đã bắn hằng tá pháo đạn vào miền bắc Do Thái, trúng hải cảng vùng bắc thành phố Haifa, một địa điểm xa nhất những pháo đạn của Hezbollah bắn tới. Thật ra cuộc bạo động bắt đầu từ Thứ Tư 12/7, khi lực lượng Hezbollah xâm nhập lãnh thổ Do Thái, giết 3 quân nhân Do Thái và bắt cóc 2 quân nhân khác.

 

Từ cuộc đột kích ấy, có thêm 5 quân nhân Do Thái bị sát hại cùng với 2 thường dân Do Thái, hai quân nhân Lebanon và 45 thường dân Lebanon.

 

Cũng vào hôm Thứ Sáu, Lebanon đã lên tiếng kêu gọi đình chiến khi Do Thái tái diễn cuộc tấn công phi trường quốc tế Beruit và phi đạn của nhóm Hazbollah tấn công vào miền nam Do Thái. Từ cuộc đụng độ hôm Thứ Tư, Do Thái tấn công các vị trí của Hezbollah ở miền nam Lebanon đã giết tối thiểu là 62 người Lebanon, trong đó có hai quân nhân, và gây thương tích cho 166 người khác. Còn cuộc tấn công của Hezbollah vào miền bắc Do Thái cũng đã sát hại 2 quân nhân Do Thái và gây thương tích cho 100 thường dân Do Thái.

 

Thủy quân của Do Thái tiếp tục phong tỏa các hải cảng của Lebanon là Tripoli, Sidon và Tyre. Không quân Do Thái, sau một đêm đã phá hủy các cây cầu và đường xá dẫn đến những văn phòng của nhóm này. Thậm chí các tổng hành dinh của nhóm này cũng bị dội bom. Hai tiền đồn của nhóm cũng vậy, một kho chứa vũ khí cùng 3 trặm xăng ở miền nam Sidon.

 

Nhóm Hezbollah sẵn sàng ‘mở cuộc chiến’ chống lại Do Thái và thành phần cảm tử của họ sẽ nhắm tấn công các hạm đội của Do Thái. Hậu quả là một chiếc tầu của Do Thái ở ngoài bờ biển Lebanon đã bị bắn bởi hai phi đạn, nhưng không gây ra án mạng, chỉ bị cháy và kéo về Do Thái.

 

Ngoài ra, nhóm Hezbollah còn bắn ào ạt các phi đạn vào ít là 6 tỉnh thuộc miền bắc Do Thái là Camiel, Nahariya, Safed, Hatzor, Meron và Pqui’in.

 

Suốt 3 ngày Thứ Sáu đến Chúa Nhật, máy bay chiến đấu của Do Thái dội bom Beirut và các mục tiêu khác quanh Lebanon. Hậu quả là có ít nhất 100 người Lebanon thiệt mạng và 13 người Do Thái tử thương.

 

Thứ Bảy, Do Thái tuyên bố tình trạng nguy kịch ở vùng bắc Galilêa, bằng cách đóng cửa các trường học, các tiệm bán đồ và các nhà hàng là nơi nhóm Hezbollah nhắm bắn phi đạn ngay từ đầu cuộc bạo động. Do Thái thề sẽ giải phóng hai quân nhân bị nhóm Hezbollah bắt cóc.

 

Một phi đạn bắn vào thành phố Haifa sát hại 8 người Do Thái, nên mấy tiếng sau chiến đấu cơ Do Thái đã dội bom ở các vùng ngoại ô Beirut vào Chúa Nhật. Cho tới Chúa Nhật đã có 108 người Lebanon bị chết và 286 bị thương bởi cuộc xung đột này. Phần Do Thái có 12 quân nhân và 12 thường dân bị thiệt mạng từ hôm Thứ Tư 12/7/2006. Kể từ Thứ Tư, nhóm Hezbollah đã bắn trên 450 phi đạn vào Do Thái.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tóm dịch theo CNN 

 

 

Đức Thánh Cha ấn định Ngày Cầu Nguyện Và Thống Hối cho Hòa Bình ở Trung Đông: Chúa Nhật 23/7/2006

 

Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã được chỉ định phổ biến thông báo sau đây:

 

“Đức Thánh Cha đang hết sức quan tâm theo dõi những số mệnh của tất cả mọi người trong cuộc và đã công bố Chúa Nhật này, 23/7, là một ngày đặc biệt để cầu nguyện và thống hối, kêu gọi các vị mục tử và tín hữu thuộc tất cả mọi Giáo Hội riêng, cũng như tất cả mọi tín đồ trên thế giới, hãy nài xin Thiên Chúa ban tặng ân hòa bình quí báu.

 

“Đức Thánh Cha đặc biệt hy vọng rằng những lời nguyện cầu sẽ được dâng lên Chúa để xin cho việc ngưng chiến ngay giữa đôi bên, cho việc mở rộng những phương tiện nhân đạo để giúp đỡ những người khổ đau, và cho những việc thương thảo hữu lý và hữu trách bắt đầu để chấm dứt những tình trạng bất công khách quan đang xẩy ra ở miền đất ấy; như đã được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc đến trong buổi Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật vừa rồi, 16/7.

 

“Thực ra, những người Lebanon có quyền mong cho xứ sở mình có được những gì là nguyên vẹn và chủ quyền, những người Do Thái có quyền sống hòa bình nơi Quốc Gia của họ, và những người Palestine cũng có quyền có được một quê hương tự do và tự chủ.

 

“Trong lúc sầu thương này, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các tổ chức bác ái hãy giúp đỡ tất cả mọi người đang gặp nạn bởi cuộc xung đột tàn bạo này”.

 

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 20/7/2006

 

 

 

Lebanon: Ngoại Kiều và Dân Chúng tán loạn di tản như một Việt Nam vào những tháng ngày trước quốc nạn 1975

 

Theo CNN, qua các bài viết Westerners flee Lebanon any way they can ngày 18/7/2006 và Lebanese lost in shuffle of exodus ngày 19/7, thì cuộc di tản thành phần ngoại kiều Tây Phương khỏi một Lebanon chiến tranh tàn khốc tăng nhanh vào hôm Thứ Ba, khi các chính phủ của họ tiến đến chỗ đưa dân của mình đi đến nơi an toàn, bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, trong khi đó một đám dân hoàn toàn bị quên sót là dân chúng Labanon.

 

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là việc di tản không được tiến hành nhanh cho đủ. Vì cuộc chiến giữa đôi bên đã biến nhiều phần đất của Lebanon, bao gồm cả thủ đô Beirut, thành những vùng chiến tranh. Tất cả mọi quốc gia, như Pháp, Anh, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Chí Lợi v.v. có kiều dân của mình đã tìm đủ mọi cách, cả tầu thủy lẫn máy bay, để thoát khỏi Lebanon, bắt đầu vào ngày thứ bảy xẩy ra cuộc chiến với con số thiệt mạng lên tới 183 người.

 

Riêng số kiều dân Hoa Kỳ ở Lebanon là 25 ngàn người, trong đó nhiều người có hai quốc tịch, nhưng vào ngày Thứ Hai, 17/7, chỉ còn 70 còn lại đất nước Lebanon mà thôi. Một quốc gia đã từng bỏ ra 300 tỉ Mỹ Kim vào cuộc chiến ở Iraq làm sao lại không thể rat ay cứu kiều dân của mình ở Lebanon của mình được chứ.

 

Kiều dân Úc Đại Lợi ở Lebanon cũng lên tới 24 ngàn người, trong đó nhiều người có hai quốc tịch, chưa do tản khỏi Lebanon nhiều như kiều dân Mỹ, trái lại, chừng 400 kiều dân nước này còn kẹt ở miền nam đang than phiền là họ thiếu cả nước nôi lẫn lương thực. Cho tới lúc này mới chỉ có 300 người (cùng với 100 kiều dân khác quốc tịch) đi tầu Canada tới Thổ Nhĩ Kỳ, và 170 người đi xe buýt sang Jordan. Còn 40 ngàn kiều dân Canada, trong đó có 8 đã bị chết và 6 bị trọng thương.

 

Cách thủ đô đầy khói lửa Beruit khoảng 50 cây số có cả ngàn ngàn người tị nạn Lebanon chen chúc sống ở khu vận động trường ở Damascô Syria hôm Thứ Tư, 19/7/2006. Còn nhiều ngàn người khác đang cố gắng trốn thoát khỏi những vùng của nhóm dân quân Hezbollah bị Do Thái tấn công để chẳng hạn đến các vùng an toàn ở miền bắc hay đông nước Syria. Những đường phố lớn giữa Beirut và Đamascô, việc di chuyển tăng lên gấp 20 lần bình thường, làm kẹt cứng ở khu vực biên giới.

 

(Có thể so sánh như cảnh di tản ở Lebanon lần này, của cả ngoại kiều lẫn nhân dân bản quốc, chẳng khác gì như cảnh dân chúng của thành phố Houston chạy bão lụt vào cuối tháng 9/2005 vửa qua, hay cảnh dân Việt Nam chạy nạn cộng sản ở Việt Nam năm 1975 từ miền trung về miền nam vào tháng 3, nhất là vào những ngày cuối cùng cuối tháng 4 đen).

 

Nhiều người dân Lebanon cố gắng vượt thoát sang Syria song cũng chẳng biết tương lai của mình sẽ ra sao, chỉ biết là trước mắt cần phải thoát thân mà thôi. Theo tin tức cho biết đã có cả nửa triệu dân Lebanon bị phân tán khắp nơi.

 

Ở khu vực vận động trường Đamascô, có một người mẹ tên là Lela, an ủi đứa con gái đang khóc của mình vì không có nước uống nhiều giờ, và bà đã nói rằng: “Tôi không tẩu thoát. Tôi đến để cứu đám con của tôi. Để thấy chúng loon lên và gửi chúng đi chiến đấu với đám Do Thái”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, lược dịch theo CNN
 

 

Cuộc Bàn Luận về vấn đề tình hình Trung Đông không đạt được một thỏa ước đình chiến ngay

 

Theo CNN qua bài Mideast talks fail to reach cease-fire agreement ngày Thứ Tư 26/7/2006, thì cuộc bàn luận ở Rôma hôm Thứ Tư cùng ngày giữa những nhân vật trọng yếu về Trung Đông liên quan tới dự án chấm dứt cuộc chiến tranh 15 ngày ở Lebanon đã không đạt được thỏa ước đình chiến lập tức.

 

Cuộc họp này chỉ kêu gọi một thỏa hiệp mà ít có hành động cụ thể để chấm dứt cuộc chiến, nhưng đã kêu gọi việc hình thành một lực lượng Liên Hiệp Quốc có thực quyền để giúp chính quyền Lebanon áp đặt vấn đề kiểm soát của mình ở miền nam Lebanon, và cũng đồng ý về việc trợ giúp nhân đạo cùng việc tái thiết. Thế nhưng, nếu không đình chiến ngay thì làm sao có thể viện trợ nhân đạo được, và dù có viện trợ được mà cứ đánh nhau thì việc viện trợ này sẽ kéo dài tới bao giờ và tốn kém biết bao, nhất là tính mạng của cả thành phần cứu trợ nữa. Thế mà Hoa Kỳ vẫn cứ khăng khăng một mình không chịu cùng với mọi thành phần tham dự ở Âu Châu và khối Ả Rập tiến đến vấn đề ngưng chiến ngay.

 

Vấn đề bất đồng ở đây giữa các vị lãnh đạo Âu Châu và Trung Đông với Hoa Kỳ là, trong khi các vị lãnh đạo không phải Hoa Kỳ, như Bộ Trưởng Ngoại Giao Ý Massimo D’Alema, và Thủ Tướng Lebanon Fouad Siniora, người diễn tả đất nước của ông đã ‘bị cắt thành từng mảnh’, chủ trương đình chiến ngay, thì Hoa Kỳ, qua bà ngoại trưởng Rica, lại chủ trương một dự án dài hạn, ở chỗ cần phải giải giới nhóm dân quân Hezbollah ở Lebanon là căn nguyên gây ra cuộc xung đột này, bằng không, cho dù có đình chiến thì nhóm dân quân được Mỹ xếp vào loại khủng bố này vẫn còn vũ khí trong tay, tức chưa diệt được tận gốc.

 

Cuộc bàn luận càng trở thành căng thẳng hơn nữa, một cuộc bàn luận với sự hiện diện của các quốc gia như Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, Khối Hiệp Nhất Âu Châu, các quốc gia Ả Rập như Ai Cập, Jordan và Saudi Arabia, cũng như Gia Nã Đại, Nga, Cyprus và Thổ Nhĩ Kỳ, trước cái chết của 4 quan sát viên quân đội Liên Hiệp Quốc trong một cuộc tấn công của Do Thái vào một đồn trú của Liên Hiệp Quốc, một biến cố được Do Thái cho là vô ý nhưng bị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cho rằng ‘rõ ràng là cố tình’.

 

Đối với các nhà lãnh đạo Âu Châu và Ả Rập thì thái độ của Hoa Kỳ có vẻ như muốn kéo dài thời gian, muốn câu giờ để Do Thái được dịp trả thù nhóm dân quân vẫn bị Hoa Kỳ xếp vào loại khủng bố như nhóm Hamas ở Palestine vậy, cũng là nhóm đã từng khủng bố tấn công Hoa Kỳ. Chẳng hạn như hai lần điển hình sau đây: Nhóm Hezbollah bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công tự sát, đầu tiên vào ngày 18/4/1983 ở Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Tây Beirut sát hại 63 người, một dấu báo cho thấy trước các cuộc tấn công sau này chống lại Hoa Kỳ và những kẻ thân Tây Phương. Lần thứ hai vào ngày 23/10/1983, cuộc nổ bom tự sát của Hezbollah đã làm nổ tung các tổng hành dinh của những lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ và Pháp ở Beirut, sát hại 298 người, trong đó có 241 Hải Quân Hoa Kỳ cùng với các nhân viên quân sự khác. Quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Lebanon sau đó ít tháng.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo CNN 

  

 

 

Diễn Tiến Từng Ngày Cuộc Xung Đột Do Thái và Dân Quân Hezbollah ở Lebanon

 

Theo tài liệu của CNN qua mục ‘day-by-day attacks”, sau đây là diễn tiến cuộc xung đột giữa Do Thái và Nhóm dân quân Hezbollah ở Lebanon.

 

Thứ Tư 12: Nhóm dân quân Hezbollah bắn một cặp phi đạn vào miền bắc Do Thái từ miền nam Lebanon, và thành phần hiếu chiến của nhóm này đã bắt cọc 2 quân nhân Do Thái trong cuộc tấn công dọc biên giới Lebanon giữa các tỉnh của Do Thái là Zar’it và Shtula. Tám quân nhân Do Thái bị tử trận trong cuộc đánh nhau hôm đó. Đáp lại, các lực lượng bộ binh, không quân và hải quân Do Thái tấn công ít là 8 cơ sở của nhóm này và 5 cây cầu ở miền nam Lebanon.

 

Thứ Năm 13: Các máy bay chiến đấu và pháo bính của Do Thái dội bom hằng trăm mục tiêu ở Lebanon, bao gồm cả phi trường quốc tế ở thủ đô Beruit và các phi trường quân sự ở Rijaq và Qulayaat. Nhóm Hezbollah bắn hằng tá phi đạn vào miền bắc Do Thái, trúng các thành phố Nahariya, Safed và Haifa. Do Thái thiết lập một cuộc phong tỏa hải quân ở Beirut và vào buổi tối lại tấn công  phi trường của thành phố này.

 

Thứ Sáu 14: Sau khi để cho một nửa tá máy bay cất cánh, Do Thái lại dội bom các phi đạo của phi trường Beruit lần thứ ba, cũng như một đường ham, hai cây cầu và một kho nhiên liệu gần đó. Các đơn vị hải quân tiếp tục pháo vào phi trường này và nới rộng việc phong tỏa của mình cả những thành phố cảng là Tripoli, Sidon và Tyre. Máy bay Do Thái tấn công một lò năng lượng ở miền nam thủ đô. Dọc theo biên giới của Do Thái và Lebanon, các Lực Lượng Phòng Vệ Do Thái (IDF: Israel Defense Forces) tấn công các vị trí của Hezbollah và các trạm nhiên liệu ở miền nam Sidon. Trở lại Beirut, IDF tấn công nhà của vị lãnh đạo nhóm Hezbollah là Hassan Nasrallah ở một trong nơi lân cận ở miền nam thành phố này. Nhóm Hezbollah tung ra các phi đạn vào một số tỉnh miền bắc Do Thái, trúng Carmiel, Nahriya, Safed, Hatzor, Meron, Pqui’in và Kiryat Shmona. Chiều Thứ Sáu, một cuộc tấn công phi đạn đã trúng một chiếc tầu chiến của Do Thái đậu ở ngoài duyên hải Lebanon.

 

Thứ Bảy 15: Do Thái dội bom các con đường và cây cầu chính khắp Lebanon, kể cả Nahrel Bared, Hermel, Debiyeh và Sarasand. Có ít là 15 người bị thiệt mạng trong cuộc dội bom của Do Thái trúng chiếc xe buýt cỡ nhỏ giữa Shamaa và Bayada. Những chiếc trực thăng nhắm vào các vị trí quân đội của Lebanon ở Sidon, Beirut, Jounieh, Jbeil và Batroun. Lực lượng không quân Do Thái tấn công một vùng được sử dụng để bắn các phi đạn gần Tyre và tiếp tục tấn công các tổng hành dinh của nhóm Hezbollah ở Beruit. Trái lại, nhóm này bắn 75 phi đạn suốt ngày khiến Nahariya và Tiberias gánh chịu sức nặng của cuộc tấn công này.

 

Chúa Nhật 16: Không quân Do Thái tấn công Tyre và Aytaroun. IDF tiếp tục tấn công Beirut vào một đài truyền thanh của nhóm Hezbollah và phi trường của thành phố này. Phi đạn của nhóm Hezbollah bắn trúng một trạm xe lửa ở Haifa, và các phi đạn khác bắn tới những tỉnh trên 25 dặm nam biên giới Do Thái với Lebanon. Những chiếc trực thăng hàng hải Hoa Kỳ đưa 21 người Mỹ từ Lebanon tới Cyprus.

 

Thứ Hai 17: Nhóm Hezbollah tấn công hàng loạt phi đạn vào ít là 9 tỉnh giữa Rosh Hanikra và Kiryat Shmona, kể cả Safed và Haifa. Trái lại Do Thái dội bom một doanh trại ở Abde và tấn công miền nam Lebanon. IDF cũng tấn công một xe vận tải chở các phi đạn ở Beruit, cùng các địa điểm khác ở thành phố này. Cầu hành không hải quân Hoa Kỳ mang 43 người Mỹ rời khỏi Lebanon.

 

Thứ Ba 18: Do Thái tấn công những khu quân sự của Lebanon, bao gồm cả doanh trại ở Jamhour, và các địa điểm khác ở nam Beruit. Nhóm Hezbollah bắn phi đạn vào Haifa, Akko và Nahariya dọc duyên hải bắc Do Thái. Các phi đạn cũng tấn công tới cả miền đật xa hơn là Safed, Hatzor và Carmiel. Buổi chiều phi đạn của Hazbollah tấn công Haifa một lần nữa.

 

Thứ Tư 19: Không quân Do Thái dội bom một lò than ở miền nam Beruit mà họ tin rằng được các lãnh đạo nhóm Hezbollah sử dụng. Các cuộc dội bom tiếp tục vào phi trường và IDF bắn phi đạn và nã pháo vào Tyre. Lực lượng bộ binh của Do Thái đụng độ với các tay chiến đấu quân của Hezbollah ở nam Lebanon, vượt biên giới từ Avivim. Các phi đạn của Hezbollah tấn công ít là 6 tỉnh miền bắc Do Thái, kể cả Haifa và Nazareth. Trên 1 ngàn người rời Beirut xuất ngoại bằng một chiếc tầu của chính phủ Hoa Kỳ. 

 

Thứ Năm 20: Do Thái tấn công các trại huấn luyện của Hazbollah khắp Lebanon và một đài truyền hình ở Beirut. Sang ngày thứ hai, các lực lượng đặc biệt đang tấn công trên đất liền các tay hiếu chiến Hezbollah ở miền nam Lebanon gần tỉnh Avivim biên giới Do Thái. Hezbollah bắn các phi đạn Katyusha vào các thành phố miền bắc Do Thái, trong đó có Tiberias và Carmiel. Khoảng 2.250 người Mỹ rời Lebanon trên những chiếc tầu và trực thăng của quân đội Hoa Kỳ.

 

Thứ Sáu 21: Hezbollah tấn công phi đạn vào các thành phố của Do Thái là Haifa, Meron, Safed, Yiron và Avivim. Do Thái tiếp tục nã pháo và dội bom ở miền nam Lebanon. Cuộc giao tranh giữa các lực lượng bộ binh Do Thái và Hezbollah tiếp tục xẩy ra ở Lebanon gần Maroun al-Ras và Marwahin. Theo quân đội Do Thái thì đã có 34 người Do Thái đã bị tử vong từ khi xẩy ra trận chiến.

 

Thứ Bảy 22: Các lực lượng bộ binh Do Thái tiến vào miền nam Lebanon và kiểm soát Maroun al-Ras. Do Thái dội bom vào các tháp truyền sóng ở Fatqa, Sanine, Torbol, Ehden, Fii và Niha, làm lũng đoạn truyền hình và điện thoại ở miền bắc Lebanon. Hazbollah bắn phi đạn vào Haifa, Safed, Nahariya, Carmiel và vùng quanh Avivim. Gần 4 ngàn người Hoa Kỳ từ Lebanon đến Cyprus.

 

Chúa Nhật 23: Ít là có 6 vụ dội bom của Do Thái ở Tyre, cách 20 phút một lần trong cuộc hành quân ban sáng. Máy bay tấn công một dinh thự ở Sidon được Do Thái cho là được nhóm Hezbollah sử dụng, và IDF tiếp tục tấn công các địa điểm ở miền nam Beruit. Hezbollah bắn ít là 60 phi đạn, trúng Haifa và các miền khác thuộc miền bắc Do Thái. Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Beruit cho biết từ ngày 16/7 đã có 11.260 người Hoa Kỳ rời Lebanon. IDF nói rằng có 31 người Do Thái bị giết từ khi bùng nổ cuộc chiến. Và theo các nguồn an ninh Lebanon, có ít là 271 người Lebanon đã tử vong.

 

Thứ Hai 24: Những phi đạn Katyusha của Hezbollah tấn công các tỉnh miền bắc Do Thái là Haifa, Tiberias, Kiryat Shmona, Maalot và Nahariya. Không quân Do Thái tấn công một địa điểm miền đông Sidon, Lebanon, nơi Do Thái cho rằng đã được Hezbollah sử dụng để làm nơi bắn phi đạn; Do Thái củng phá hủy các nhà cửa và xe cộ gần Tyre và 1 chiếc xe vận tải gần phi trường chính ở Beirut. Các lực lượng Do Thái và Hezbollah đụng độ dữ dội ở các tỉnh miền nam Lebanon là Maroun Al-Ras và Bint Jbeil. Ít là có 375 người, hầu hết là thường dân, đã bi chết ở Lebanon từ khi bắt đầu trận chiến, trong khi bên Do Thái có 39 trong đó có 22 quân nhân.

 

Thứ Ba 25: IDF nói rằng họ sẽ kiểm soát Bint Jbeil ở miền nam Lebanon. Do Thái bắt đầu dội bom vào những mục tiêu ở Tyre, Beirut và Nabatiye. Một cuộc dội bom của Do Thái trúng một đồn Liên Hiệp Quốc gần Khiyam trong các cuộc dội bom và nã pháo ở vùng này, khiến cho 4 quan sát viên của Liên Hiệp Quốc bị thiệt mạng. Hezbollah bắn gần 100 phi đạn vào miền bắc Do Thái, trúng Haifa, Carmiel, Kiryat Shmona, Nahariya và Meghar. Từ khi bắt đầu xẩy ra chiến trận, bên Lebanon đã có 392 người đã bị sát hại ở Lebanon, bên Do Thái có 41 người bị chết. Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Lebanon nói rằng có 12.600 người kiều dân Hoa Kỳ ra khỏi Lebanon từ lúc bắt đầu xẩy ra các cuộc di tản.

 

Thứ Tư 26/7: Hezbollah bắn trên 100 phi đạn vào miền bắc Do Thái, một số trúng hải cảng của thành phố Haifa. Các lực lượng bộ binh của Do Thái và Hezbollah đụng độ nhau ở Bint Jbeil và Maroun Al-Ras ở miền nam Lebanon. Một cuộc oanh kích của Do Thái hủy hoại một cao ốc 10 tầng ở Tyre, Lebanon, và một tháp đài truyền thông ở các doanh trại quân sự Lebanon phíc bắc thủ đô Beirut cũng bị dội bom nữa. Kế từ ngày 12/7 bùng nổ cuộc chiến, bên Do Thái có 50 nhân vong, trong đó có 31 quân nhân, còn bên Labanon có 398 người. Hoa Kỳ có 14 ngàn người đã di tản khỏi Lebanon từ khi bắt đầu có trào lưu chạy loạn ngày 16/7.

 

Thứ Năm 27/7: Do Thái tập trung tấn công vào miền nam Lebanon gần Maroun Al-Ras, Bint Jbeit và Yarun. Hezbollah bắn trên 150 phi đạn vào miền bắc Do Thái, một số bùng cháy ở Kiryat Shmona. Những phi đạn khác rơi gần Carmiel, Safed, Maalot và Shlomi. Bên Lebanon có 405 nhân mạng bị tử vong, bên Do Thái vẫn như hôm qua.

 

Thứ Sáu 28/7: Hezbollah bắt đầu bắn những phi đạn mạnh dữ nhất của mình từ khi bùng nổ cuộc chiến, nhắm vào tỉnh Afula của Do Thái. Trên 80 phi đạn bắn vào miền bắc Do Thái, một phi đạn trúng một bệnh viện, không gây thương tích nhưng làm hư hại nhà thương. Do Thái nhắm tấn công suốt đêm ít là 110 địa điểm của nhóm Hezbollah, sát hại 26 dân quân Hezbollah gần Bint Jbeil. Do Thái nói họ hạ được 200 người trong nhóm Hezbollah. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan kêu gọi một cuộc họp hôm nay, nhưng các quyền lực chính trên thế giới nói rằng không có một lực lượng nào có thể nhập cuộc cho tới khi cuộc chiến này ngưng lại và đôi bên đồng ý dàn quân. Bên Lebanon chết 421 người và bên Do Thái 52 người, trong đó có 33 quân nhân.

 

Thứ Bảy 29/7: Do Thái thực hiện 60 cuộc oanh tạc ở các địa điểm của Hezbollah. Các phi đạn của Do Thái bắn gần tới biên giới chính giữa Lebanon và Syria. Lực Lượng Lâm Thời của Liên Hiệp Quốc ở Lebanon cho biết có những cuộc đụng độ lớn xẩy ra dọc khu vực Lằn Biên Xanh giữa Do Thái và Lebanon. Hai nhân viên của LHQ bị thương bởi cuộc oanh tạc gần miền nam Lebanon. Do Thái cho biết đã hạ 200 dân quân Hezbollah từ đầu tới nay, hầu hết là quân nhân, còn Lebanon cho biết con số lên tới 400 người, và bên Do Thái bị chết là 52, hầu hết là quân nhân.

 

Chúa Nhật 30/7: Do Thái đồng ý ngưng oanh tạc ở miền nam Lebanon 48 tiếng đồng hồ để điều tra cuộc đột kích hôm nay đã sát hại 60 thường dân ở tỉnh Qana cũng như để dân cư ở vùng này có thể ra đi một cách an toàn. Hội Hồng Thập Tự cho biết cuộc đột kích của Do Thái vào tỉnh này đã phấhủy một dinh thự 4 tầng được dùng làm nơi cư trú cho thường dân Lebanon, trong số tử vong là 37 trẻ em theo chính quyền Lebanon hay 19 em theo Hội Hồng Thập Tự. Do Thái cho rằng đây là một lầm lỡ mà thôi, nhưng Lebanon cho đó là một tội ác chiến tranh và bãi bỏ cuộc nói chuyện với ngoại trưởng Hoa Kỳ Rice. Trước cuộc tấn công này đã có 421 người Lebanon bỏ mạng, và 51 người Do Thái chết.


Thứ Hai 31/7: Thủ Tướng Do Thái Ehud Olmert bác bỏ những lời kêu gọi ngưng bắn, và Hội Đồng Nội Các Do Thái đồng ý gia tăng cuộc tấn công trên đất. Do Thái tiếp tục thả bom và tỏ ra hối tiếc về việc bắn trúng một chiếc xe quân đội Labanon ở bên ngoài thành phố Tyre, Lebanon, gây cho 1 tùy tường bỏ mạng và 3 quân nhân bị thương. Hai phi đạn của nhóm dân quân Hezbollah bắn vào vùng gần Kiryat Shmona Do Thái, không gây thiệt mạng. Nhóm này cũng gây thương tích cho 3 quân nhân Do Thái gần Tayba, Lebanon. Bà Rica trở về Hoa Kỳ sau cuoọc nói chuyện ở Giêrusalem. Con số tử vong bên Lebanon lên tới 483 người. Hôm nay, bên Do Thái đã nêu điều kiện đình chiến như sau: 1- nhóm Hazbollah không bao giờ bén mảng tới vùng biên giới của Do Thái và Lebanon nữa; 2) Nhóm Hezbollah phải thả 2 quân nhân bị họ bắt từ ngày 12/7; 3) nhóm này cũng không được bắn phi đạn vào Do Thái nữa; 4) ngăn ngừa các nhóm dân quân ở Lebanon tái vũ trang phi đạn bởi Syria và Iran; 5) giải phóng Lebanon khỏi bị nhóm Hezbollah chi phối làm chủ.


Thứ Ba 1/8: Quân đội Do Thái dàn trận gần một tỉnh miền đông Lebanon là Baalbeck thuộc vùng Bakaa Valley gần Syria, một cuộc hành quân xa nhất từ khi xẩy ra cuộc chiến. Cuộc đụng độ giữa hai lực lượng Do Thái và Hezbollah xẩy ra quanh vùng Tayba và Aita Al-Shaab ở miền nam Lebanon và biên giới Do Thái tỉnh Metulla. Nhóm Hezbollah gia tăng bắn phi đạn từ các miền bắc của Litani River Lebanon, khoảng 20 dặm (32 cây số) tử biên giới. Tử vong bên Lebanon là 557 cả thường dân lẫn quân nhân, và có 2.128 người bị thương, còn bên Do Thái có 54 người chết, trong đó có 19 thường dân bị trúng phi đạn của Hezbollah.

 

Thứ Tư 2/8: Nhóm Hezbollah bắn 215 phi đạn vào miền bắc Do Thái, một số lượng chưa bao giờ có trong một ngày, sát hại chỉ 1 thường dân. Các thành phố khắp miền bắc Do Thái đều bị bắn, bao gồm cả vùng thượng Galilêa. Một trái phi đạn cũng rơi vào vùng Tây Ngạn thuộc khu vực của người Palestine, đánh dấu địa điểm xa nhất phi đạn có thể bắn tới. Trái lại, 10 người bị chết trong một cuộc đột kích của Do Thái vào nhà thương Baalbeck được cho là một tổng hành dinh của nhóm dân quân khủng bố này. Một cuợc oanh tạc của Do Thái sát hại 1 quân nhân Lebanon ở Iqlim Al Tufa. Một quân nhân Do Thái bị tử trận ở Aita Al-Shaab. Cho tới ngày thứ 22 của cuộc xung đột này, số tử vong bên Lebanon là 603 và bên Do Thái là 56.  

 

Thứ Năm 3/8: 230 phi đạn của nhóm dân quân Hezbollah bắn vào miền bắc Do Thái đã sát hại 8 thường dân Do Thái. Do Thái thả bom ở các vùng phụ cận của miền nam thủ đô Beruit, với 120 cuộc oanh tạc thâu đêm. Trong cuộc đụng độ bộ binh, mỗi bên có 4 người bị tử trận. Cho tới hôm nay, bên Lebanon bị chết 644 người và bên Do Thái 68 người trong đó có 27 thường dân.

 

Thứ Sáu 4/8: Ở Qaa, một cuộc oanh tạc của Do Thái sát hại trên 20 người, trong đó có cả các người công dân Syria, tại một địa điểm bán rau cỏ trái cây. Các lực lượng Do Thái tấn công các vùng phụ cận thuộc miền nam thủ đô Beruit và dội bom các đường lộ bên ngoài phía bắc của thủ đô này, sát hại 3 người. Trái lại, nhóm dân quân Hezbollah bắn trên 200 phi đạn sang Do Thái, tới tận Hadera, địa điểm xa nhất ở Do Thái từ khi xẩy ra cuộc xung đột. Nhưng không gây tử vong. Tuy nhiên, 1 trái phi đạn trúng Mghar đã giết hại một mạng người. Cho tới hôm nay, bên Lebanon bị tử vong là 675 và bên Do Thái là 71, trong đó có 44 quân nhân.

 

Thứ Bảy 5/8: Hội Đồng Bảo An LHQ đồng ý soạn thảo một bản quyết nghị kêu gọi chấm dứt bạo lực và vĩnh viễn đình chiến với những giải pháp dài hạn. Hy vọng tuần tới sẽ có kết quả. Nhóm dân quân Hezbollah bắn 170 phi đạn sang Do Thái, khiến 3 thường dân Do Thái bị chết ở phía tây Galilêa, và 11 người bị thương ở Haifa và Kiryat Shmona. Một cuộc tấn công của Do Thái vào địa điểm bắn phi đạn của nhóm dân quân Hezbollah ở một dinh thự cư trú ở Tyre, sát hại mấy dân quân của nhóm này và làm bị thương 8 quân nhân Do Thái. Lebanon đã có 686 người chết, hầu hết là thường dân, còn bên Do Thái có 78 nhân mạng bị tử vong, trong đó có 33 thường dân và 45 quân nhân.

Chúa Nhật 6: Nhóm Hezbollah bắn hơn 180 quả hỏa đạn sang miền bắc Do Thái. 12 quân nhân Do Thái bị tử trận gần Kfar Giladi. Một dân quân Hezbollah bị bắt và được cho là thuộc số bắt cóc hai quân nhân Do Thái hôm 12/7. Do Thái tiếp tục oanh tạc các tỉnh miền nam Lebanon cũng như những mục tiêu gần Tyre và các vùng phụ cận thuộc nam bộ thủ đô Beirut. Các lực lượng bộ binh đụng trận ở Tayba, Miskaf và Odaise. Cho tới nay có 706 người Lebanon tử vong và 95 người Do Thái bị chết. 

Thứ Hai 7: Quân đội Do Thái oanh tạc al-Ghassaniye, Houla và các miền quanh Tyre thuộc miền nam Lebanon. Gần thủ đô Beirut, một cuộc tấn công vào một vùng phụ cận nam Beirut sát hại 15 người. Nhóm Hezbollah bắn ít là 140 hỏa đạn sang Do Thái, vào các tỉnh Shlomi, Kirat Shmona và Safed, cũng như vào những cánh đồng gần Tiberias và các tỉnh khác. Một số quân nhân Do Thái tử trận trong các cuộc bộ chiến ở các tỉnh Lebanon là Bint Jbeil và Debel. Số tử vong của Do Thái tăng lên 97 người, trong đó có 35 thường dân, bên Lebanon có 715 người chết, hầu hết là thường dân.

Thứ Ba 8: Do Thái thực hiện 80 cuộc oanh tạc suốt đêm, nhắm vào các dinh thự, đường xá cùng các nơi bắn phi đạn. Cuộc tấn công vào tỉnh Ghaziye ở Lebanon sát hại 8 thường dân. Nhóm Hezbollah có 7 người bị chết và 5 bị bắt ở Al Mansouri, Bint Jbeit, Ramiya và Shihin. Do Thái có 1 quân nhân chết ở Debel. Nhóm Hezbollah bắn khoảng 145 quả hỏa đạn sang miền bắc Do Thái, vào các thành phố Safed, Kiryat Shmona và Maalat, gây thui7ơng tích cho 2 thường dân. Tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, các đại biểu thuộc phái đoàn Liên Minh Ả Rập muốn bản thảo quyết nghị do Hoa Kỳ và Pháp soạn bao gồm cả việc lực lượng Do Thái rút quân khỏi Lebanon. Lebanon cho tới nay đã tử vong 781 mạng còn bên Do Thái là 98 người. 

Thứ Tư 9: Hezbollah bắn ít là 160 pháo đạn sang Do Thái, một số rơi gần Beit Shean và một số vào miền đông Jenin ở vùng Tây Ngạn. Do Thái thực hiện các cuộc oanh tạc ở Sidon, Mashghara, một con đường dẫn tới Al-Qaa và ở miền Nabatiye, chưa kể Tyre và một vùng phụ cận miền nam Beirut cũng bị. Hội Đồng Nội Các Do Thái chấp nhận nới rộng cuộc tấn công trên bộ vào các tỉnh miền nam Lebanon đánh nhóm dân quân Hezbollah. Do Thái tăng tổng số tử vong lên 120 và bên Lebanon với con số bị chết là 827.

Thứ Năm 10: Một phi đạn của nhóm Herbollah làm thiệt mạng 2 thường dân Do Thái ở Deir al Assad. Một số phi đạn trong 136 trái do nhóm Hezbollah bắn vào Kriot, gần Haifa. Do Thái tiếp tục oanh tạc các cơ sở truyền thông ở thủ đô Beirut và miền bắc thủ đô Beirut. Quân đội Do Thái chiếm đóng một khu quân sự của Lebanon ở Marjeyoun, với 1 quân nhân tử vong, và đụng độ với nhóm Hezbollah ở Khiyam. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đẩy mạnh Hội Đồng Bảo An chấp thuận dự án chấm dứt các cuộc đánh nhau vào cuối tuần. Lebannon tử vong cho tới hôm nay là 834 người, và bên Do Thái là 123.

Thứ Sáu 11: Các cuộc oanh tạc của Do Thái tấn công một đoàn tuần tiểu quân đội Lebanon đi hộ tống 1000 chiếc xe thường dân rời Marijeyoun, sát hại ít là 4 thường dân. Do Thái tiếp tục oanh tạc và bắn phá hải quân gần Tyre. Do Thái oanh tạc trúng Akkar và một cái cầu gần Abboudiyeh ở miền bắc Lebanon, và Sharkeya, Nameriya và Al Najareya ở miền nam Lebanon. Lực lượng Do Thái và Hezbollah đụng độ ở Rashaf. Hezbollah bắn 150 pháo đạn sang miền bắc Do Thái, 7 trái rơi vào các thành phố, gây thương tích cho ít là 10 người. Hội Đồng Bảo An LHQ đồng thanh chấp thuận quyết nghị 1701 chấm dứt cuộc chiến giữa Do Thái và Hezbollah ở Lebanon, một cuộc chiến gây phân tán 915 ngàn người. Bên Lebanon tử vong 861 và bên Do Thái là 125.

Thứ Bảy 12: Cuộc chiến tiếp tục xẩy ra giữa Do Thái và Hezbollah, vì quyết nghị 1701 chỉ có hiệu lực từ 8 giờ sáng Thứ Hai 14/8/2006 mà thôi. Hội Đồng Nội Các Lebanon đã đồng thanh chấp thuận ngay quyết nghị này. Quân đội Do Thái nới rộng cuộc tấn công bằng đường bộ vào những nơi xa nhất ở Lebanon. 24 quân nhân Do Thái tử vong, một con số chưa từng có trong cuộc chiến này. Bên Hezbollah có ít là 10 dân quân bị tử nạn. Con số tử vong bên Lebanon là 880, chưa kể 3.529 người bị thương, còn bên Do Thái có 92 quân nhân bị thiệt mạng và 40 thường dân bị chết, chưa kể cả ngàn người bị thương.

Chúa Nhật 13: Khoảng 250 trái phi đạn của nhóm Hezbollah bắn sang miền bắc Do Thái, vào các tỉnh Safed, Shiomi và Haifa, sát hại 1 thường dân. Do Thái oanh tạc các tỉnh Lebanon là Ali al-Nahri và Brital, chưa kể các mục tiêu ở miền nam thủ đô Beirut, sát hại ít là 11 người. Một cuộc oanh tạc của Do Thái ở gần Tyre đã làm mất điện hầu hết cả thành phố. Hội Đồng Nội Các Do Thái chấp thuận quyết nghị của Hội Đồng bảo An hôm Thứ Sáu vừa rồi. Tính cho tới ngày thứ 33 của cuộc chiến thì bên Lebanon có 890 người bị thiệt mạng, và bên Do Thái có 146 người bị chết.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

 

Quan Sát Viên Tòa Thánh Nhận Định Về Hội Nghị Quốc Tế Cho Lebanon Ở Rôma để Giải Quyết Tình Hình Trung Đông giữa Do Thái và Nhóm Hezbollah

 

Sáng Thứ Năm, 27/7/2006, Đài Phát Thanh Vatican của Tòa Thánh đã phỏng vấn ĐTGM Giovanni Lajolo, đặc trách văn phòng Liên Hệ Chư Quốc của Tòa Thánh, về vấn đề Hội Nghị Quốc Tế Cho Lebanon được tổ chức tại Rôma hôm trước, Thứ Tư 26/7/2006, mà ngài tham dự như một quan sát viên.

 

Theo vị quan sát viên này của Tòa Thánh, trước hết, ‘có tính cách tích cực’ ở chỗ, có thể cấp tốc tổ chức được một hội nghị quốc tế như thế, và ở chỗ, ‘hội nghị chú trọng tới các nhu cầu khẩn trương nhất hiện nay’. Về vấn đề thành quả cuối cùng, một thành quả mà nhiều người cho rằng không được như ý, ngài nhận định rằng: “thật ra niềm trông đợi của quần chúng thì cao, song đối với thành phần hiểu biết những khó khăn thì có thể nói rằng thành quả khả quan’.

 

Vị quan sát viên của Tòa Thánh cho biết thêm về những thành quả này như sau. Trước hết, ‘sự kiện là các quốc gia từ các nơi khác nhau trên thế giới … đến với nhau khi ý thức được tính cách trầm trọng của những gì đang xẩy ra ở Lebanon, tái khẳng định việc xứ sở này cần phải tái chiếm hữu hoàn toàn chủ quyền của nó sớm bao nhiêu có thể’, và ‘những các quốc gia ấy tỏ ra quyết tâm giúp đỡ xứ sở này’.

 

Ngài cũng đề cập tới ‘yêu cầu thành lập một lực lượng quốc tế dưới quyền của Liên Hiệp Quốc, để hỗ trợ quân đội bình thường của Lebanon trong những vấn đề an ninh’, cũng như ‘việc dấn thân cung cấp vấn đề cứu trợ nhân đạo cấp thời cho dân chúng Lebanon, cùng với bảo đảm việc hỗ trợ tái thiết bằng cách kêu gọi một hội nghị giành cho các Quốc Gia ủng hộ bảo trợ’.

 

Sau hết, ngài cũng nhấn mạnh tới việc dấn thân của thành phần tham dự viên trong việc ‘luôn giữ liên lạc  đối với những tiến triển hơn nữa nơi vấn đề cộng đồng quốc tế can thiệp vào Lebanon’.

 

Đối với cảm quan thất vọng về thành quả của hội nghị quốc tế này, theo vị quan sát viên đây, có thể gây ra, trước hết, ‘bởi sự kiện là không có vấn đề ngưng ngay tình trạng hận thù. Thành phần tham dự không đạt được việc đồng tâm nhất trí về vấn đề này, vì có một số xứ sở chủ trương là một lời kêu gọi như thế sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, và vì vấn đề lại cảm thấy cần phải thực tế hơn khi tỏ ra quyết tâm muốn có được một cuộc ngưng chiến ngay’, một quyết tâm, ‘thực sự là có thể cần phải được bảo trì’.

 

Một vấn đề khác nơi hội nghị quốc tế này, như vị quan sát viên của Tòa Thánh cho biết, đó là hội nghị tập trung vào ‘việc kêu gọi Do Thái hãy thực hiện việc tự hạn chế hết sức. Tự bản chất của nó thì lời kêu gọi này không thể nào tránh được tính cách mập mờ nào đó, trong khi đó thì việc tôn trọng thành phần dân sự vô tội là một nhiệm vụ thực sự bó buộc phải làm’.

 

Đức Tổng Giám Mục Lajolo cũng xác nhận là vị Thủ Tướng của Lebanon là Fouad Siniora, ‘đã có cơ hội để bày tỏ một cách trọn vẹn bản chất thê thảm về tình hình xứ sở của ông, và trình bày dự án của ông về việc giải quyết lập tức tối hậu đối với cuộc xung đột với Do Thái. Ông cũng đã thấy được và thêm phấn khởi trước những nỗ lực tích cực của cộng đồng quốc tế trong việc giúp đỡ nhân dân Lebanon, trong việc chấm dứt tình trạng xung đột này và trong việc củng cố vấn đề kiểm soát của chính quyền nước ông đối với xứ sở này’.

 

Trong cuộc gặp gỡ tối hôm qua với vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh là Angelo Sodano, vị thủ tướng của Lebanon ‘hết lòng cảm kích bày tỏ việc đích thân Đức Thánh Cha và Tòa Thánh đã lên tiếng khi theo dõi cuộc xung đột đang xâu xé Lebanon, và ông xin hãy tiếp tục hỗ trợ quốc gia của ông trên cầu trường quốc tế. Ông cũng nhắc lại những lời của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị đã xác định Lebanon chẳng những là một xứ sở mà còn là ‘một sứ giả’ cho tất cả mọi dân tộc trong việc hòa hợp chung sống giữa các tôn giáo và niềm tin khác nhau trong cùng một Quốc Gia’.

 

Vị đặc trách văn phong Liên Hệ Chư Quốc của Tòa Thánh xác nhận rằng, theo dõi cuộc hội nghị quốc tế ở Rôma ấy, ‘Tòa Thánh vẫn thiên về việc ngưng ngay tức khắc việc hận thù. Những vấn đề được bàn luận thì nhiều và cực kỳ phức tạp, và chính vì thế mà tất cả đã không thể nào giải quyết chung với nhau được. Trong khi chú ý tới bức tranh chung và việc giải quyết tổng quát đạt được, các vấn đề cần phải được giải quyết từng phần (per partes), bắt đầu là những vấn đề có thể giải quyết ngay.

 

“Chủ trương của những ai muốn rằng các điều kiện cần phải có đã nhờ đó bất cứ thỏa hiệp ngưng bắn nào mới không bị tái vi phạm, hiển nhiên là một chủ trương duy thực mà thôi, vì những điều kiện ấy có thể và cần phải được thiết lập bằng phương tiện khác với việc sát hại thành phần dân chúng vô tội.

 

“Đức Giáo Hoàng gắn bó với những thành phần ấy, thành phần nạn nhân của cuộc xung khắc và của cuộc xung đột xa lạ đối với họ. Đức Biển Đức XVI nguyện cầu, và cùng với ngài toàn thể Giáo Hội, cho ngày hòa bình xẩy ra hôm nay đây chứ không phải ngày mai. Ngài cầu xin Thiên Chúa và kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị. Đức Giáo Hoàng đang khóc thương với hết mọi người mẹ về con cái của các bà, với tất cả những ai đang khóc thương những người thân yêu của họ. Việc đình chỉ lập tức những hận thù là điều khả thể, bởi thế cũng là điều cần thiết vậy’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 27/7/2006

 

 

Do Thái Giáo là đạo không công nhận Chúa Kitô có thể thực hiện được việc Thứ Tha của Kitô Giáo và như Kitô Giáo hay chăng?

 

Theo người dịch bài này thì, tình hình Trung Đông cho thấy, từ khi bị diệt chủng 6 triệu người ở Âu Châu bởi Đức Quốc Xã Nazi vào Thế Chiến Thứ II 1945, và từ khi được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia năm 1948, người Do Thái hầu như không bao giờ tự động tấn công anh chị em Ả Rập thuộc các quốc gia trung vùng của mình, mà chỉ phản ứng bằng cách trả đũa theo đường lối mắt đền mắt răng đền răng thôi, khi bị tấn công bới các quốc gia khối Ả Rập, (như cuộc chiến 6 ngày năm 1967), và các cuộc khủng bố sau này, như bởi Nhóm Hamas ở Palestine và bởi Nhóm Hezbollah ở Lebanon.

 

Cũng cần phải thông cảm với họ là, theo tự nhiên, nếu cứ nhịn nhường thì các quốc gia Ả Rập nói chung và các nhóm khủng bố nói trên sẽ tấn công xâm chiếm lãnh thổ mới được thành lập của họ. Bởi đó, theo nguyên tắc, họ được quyền tự vệ, thế nhưng, thực tế cho thấy, họ đã phản ứng có vẻ quá mạnh tay, sử dụng tất cả bạo lựïc để tiêu diệt cho bằng được các lực lượng khủng bố họ, lại còn nhờ các cuộc phản công chiếm cứ những vùng đất đai của đối phương nữa, chẳng hạn những mảnh đất họ vừa mới trả lại cho dân Palestine ở Thánh Địa năm vừa rồi.

 

Cha Millán, giáo sư phân khoa thần học ở Giáo Hoàng Học Viện Comillas ở Ma Ní, trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, đã cho biết nhận định của ngài về Do Thái Giáo như sau: “Do Thái Giáo tân tiến đã tuân giữ một số đặc tính chính yếu của vấn đề thứ tha mà Kitô hữu chúng ta – vào những lúc nào đó và một cách nào đó, cho dù có ý hướng tốt nhất chăng nữa – có khuynh hướng coi thường”. Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn lý thú này.

 

Vấn:    Cha có thể cắt nghĩa quan niệm của Do Thái về vấn đề thứ tha được chăng?

 

Đáp:   Trước hết, cần phải nói rằng quan niệm thứ tha là một quan niệm rất hệ trọng, không phải chỉ đối với Do Thái giáo thôi, mà còn đối với tất cả mọi tôn giáo nữa. Hơn thế, nó là một cảm nghiệm thiết yếu đến nỗi, dù có được hiểu biết hay bị hiểu lầm, nó cũng hiện diện nơi hết mọi diễn đạt về văn hóa, nơi cuộc tranh luận về chính trị, trong đời sống gia đình v.v.

 

Theo Do Thái Giáo thì vấn đề thứ tha được quan niệm một cách tương tự như những gì Kitô hữu chúng ta thực hành – chúng ta đã không thừa hưởng một cách vô ích từ họ ý nghĩ về việc thứ tha trong số nhiều điều khác.

 

Có lẽ – và điều này là những gì tôi thường nói tới – Do Thái Giáo tân tiến đã từng giữ những tính chất thiết yếu của vấn đề thứ tha mà Kitô hữu chúng ta –một cách nào đó có những lúc, cho dù có ý hướng tốt mấy đi nữa – có khuynh hướng coi thường.

 

Bởi thế, tôi tin rằng những tư tưởng gia như Vladimir Jankelevitch hay những cảm nghiệm như được ghi nhận bởi Simon Wiesenthal trong tác phẩm của ông là ‘The Sunflower’ có thế là những gì giúp chúng ta nghĩ lại ý niệm về thứ tha, một ý niệm đôi khi được nói tới về thần học và giáo lý.

 

Vấn:    Cha có nghĩ rằng Kitô Giáo – nói đúng hơn Kitô hữu – đã loại trừ quan niệm về việc hoán cải và quan niệm thứ tha đã trở thành một thứ gì đó ‘về pháp lý’ thì phải?

 

Đáp:   Tôi không nghĩ như thế. Thành phần tín hữu giữ đức tin một cách bình thường thì thường chú trọng nghe đến vấn đề hoán cải và thứ tha.

 

Những gì có thể vẫn từng xẩy ra, ít là ở một số hoàn cảnh nào đó, đó là bằng việc rao giảng một Vị Thiên Chúa nhân hậu từ bi, một vị Thiên Chúa không thể nào khác hơn là thế, chúng ta đã quên rằng việc thứ tha nghĩa là việc ‘trở về’ cùng Thiên Chúa, là việc hoán cải – việc Thiên Chúa không tuôn xuống sự thứ tha và không phân phối sự tha thứ một cách bừa bãi.

 

Thiên Chúa luôn tha thứ và Ngài thứ tha hết mọi sự. Không một tội lỗi nào quá to đến nỗi không thể thứ tha và đến nỗi Thiên Chúa không muốn thứ tha, thế nhưng chỉ có những ai muốn được thứ tha và điều này bao gồm một chuỗi những yếu tố như ước muốn sửa chữa liên quan tới những sự dữ có thể vấp phạm, tới chân thành thống hối, và tới việc thận trọng chăm chú tới những nạn nhân do lỗi lầm của chúng ta gây ra v.v. Nếu không vậy thì việc thứ tha trở thành một cái gì khác.

 

Dĩ nhiên, tất cả những điều này có thể hiểu được khi chúng ta nói về tội lỗi theo nghĩa mạnh; bằng không việc bàn luận này trở thành một bức tranh biếm họa. Có lẽ việc coi thường quan niệm về sự thứ tha xuất phát từ việc chúng ta coi thường quan niệm về tội lỗi. Bất cứ điều gì được gọi là tội lỗi thì kết cục không còn thật sự bị coi là tội lỗi nữa. 

 

Vấn:    Một số thần học gia và mục tử nói đến một ‘cuộc khủng hoảng’ về việc xưng tội. Cuộc khủng hoảng này có đang xẩy ra hay chăng? Đâu là nguyên do của nó?

 

Đáp:   Thực sự là có như thế, song cũng có những nhóm Kitô hữu, cộng đồng Kitô hữu, phong trào Kitô hữu  v.v. có những chiều hướng rất khác nhau vẫn bao gồm yếu tố này trong cuộc hành trình của họ cũng như trong cuộc sống đức tin của họ. Tuy nhiên, nói chung, cuộc khủng hoảng này hiện đang xẩy ra.

 

Những lý do thì rất khác nhau và rất phức tạp: từ tình trạng mất ý thức tội lỗi trong xã hội của chúng ta […], đến tình trạng mất những giá trị và các cứ điểm luân lý, cùng với một ác cảm nào đó và tình trạng thiếu cảm nhận bí tích này nơi chương trình mục vụ và nơi việc thực hành Kitô giáo.

 

Có lẽ cũng gây ảnh hưởng nữa đó là việc coi thường hóa những gì chúng ta đã nói tới trước đây. Khi việc thứ tha được ban phát một cách quen thói, ít có ý nghĩa, không mang lại thành quả cho đời sống thực tế v.v., thì nó đi tới chỗ trở thành một điều gì đó tầm thường, và thường thành phần tín hữu có cảm nghiệm đức tin mạnh mẻ đã loại bỏ việc thực hành này.

 

Cũng thế, tình trạng suy yếu về phụng vụ và biểu hiệu của bí tích này hiện nay là một cái gì đâm rễ sâu xa, bất chấp có những nỗ lực của lễ nghi thống hối mới năm 1974… Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh là, các căn nguyên thì rất ư là phức tạp.

 

Vấn:    Phải chăng lời thỉnh nguyện thứ tha của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về những lầm lỗi gây ra bởi Kitô hữu trong lịch sử đặc biệt đối với người Do Thái là những gì khít khao với quan niệm về ‘việc hoán cải’?

 

Đáp:   Tôi tin rằng cử chỉ của Đức Gioan Phaolô II là một cử chỉ hết sức cao cả và chúng ta cần phải mất nhiều thế kỷ mới cảm nhận được nó một cách thích đáng.

 

Thật sự là có một số Kitô hữu lấy làm bất mãn, và thậm chí có những người phàn nàn rằng không ai lại đi xin lỗi cả, chỉ có Kitô hữu chúng ta mới nhìn nhận lỗi lầm của mình thôi – chúc tụng Chúa! Nhờ việc xin tha thứ, không ai làm mất đi vị thể hay phẩm giá hết – trái lại là đằng khác.

 

Cử chỉ này cũng chẳng bao hàm việc tiêu cực nhìn lại 2000 năm lịch sử một cách nào đó. Trước hết, cuộc đại hỷ mừng kỷ niệm 200 năm lịch sử là một tác động tạ ơn về tất cả những gì Giáo Hội đã lãnh nhận trong giòng năm tháng cũng như về những gì Giáo Hội đã cống hiến cho thế giới, mà còn bao gồm cả những bất trung lớn lao, những lỗi lầm liên lỉ, việc bỏ bê xao lãng đáng than trách, và đó là lý do vị Giáo Hoàng này, nhân danh toàn thể Giáo Hội, đã xin Chúa thứ tha.

 

Tôi nghĩ rằng bất cứ ai thuộc truyền thống tôn giáo khác, nếu thấy cử chỉ này của Đức Gioan Phaolô II mà không mang thành kiến gì, đều nhìn thấy một cái gì đó tuyệt vời và hy vọng nơi nó.


Vấn:    Cuộc Diệt Chủng Do Thái đã gây một ảnh hưởng nào nơi những người Do Thái giện đại hay chăng?

 

Đáp:   Jean Amery, một tư tưởng gia Do Thái đã viết nhiều về vấn đề này, nói rằng cảm nghiệm về cuộc Diệt Chủng Do Thái chẳng những là một Do Thái ‘shema’, mà còn là một thế giới ‘shema’ nữa. 

 

Toàn thế giới bàng hoàng trước những gì trải qua nơi cuộc Diệt Chủng Do Thái, một sự kiện có những tính chất đặc biệt như thế, ở chỗ không phân biệt cái chết nào hơn cái chết nào giữa người này với người khác.

 

Chẳng hạn, chúng ta hãy nhớ lại rằng đó là một cái chết có tổ chức, lạnh lùng và quan liêu, và là một cuộc bách hại không có cơ hội được giải cứu. Cho dù là người Do Thái cao ráo hay tóc hoe, cho dù họ là Kitô hữu, cho dù họ có liên hệ với Đảng Nazi, họ cũng chịu chung số phận bị tiêu diệt.

 

Cuộc Diệt Chủng Do Thái này phải làm cho tất cả chúng ta thận trọng hơn, sâu xa hơn nơi việc chúng ta phân tách về chính trị. Ngày nay, khi có rất nhiều câu chuyện nông cạn nơi thế giới chính trị, thì Cuộc Diệt Chủng Do Thái là một cú đấm liên lỉ vào lương tâm của chúng ta và là một cảnh giác bất khả tránh né về luân thường đạo lý.


Vấn:    Cha có nghĩ là Cuộc Diệt Chủng Do Thái này đã ảnh hưởng tới cuộc đối thoại giữa người Do Thái và Kitô hữu hay chăng? Nói chung thì những phản ứng ấy đã tiến tới mức độ nào rồi?

 

Đáp:   Đây là một vấn đề rất ư là tế nhị. Chúng ta đừng quên rằng Cuộc Diệt Chủng Do Thái xẩy ra ở các quốc gia Kitô Giáo, cho dù được thực hiện bởi một ý hệ mãnh liệt phản Kitô Giáo. Đằng khác, tâm tưởng của người Do Thái lại không đồng nhất. Không có vấn đề tâm tưởng chuyên biệt hay chính thức nơi người Do Thái.

 

Bởi thế, tôi nghĩ rằng Kitô hữu và Do Thái thiện chí đều nhìn thấy Cuộc Diệt Chủng Do Thái với cùng một tâm trạng bàng hoàng và kinh hoàng. Chúng ta cũng cần nhìn đến tương lai nữa. Đức Gioan Phaolô II là một vị Giáo Hoàng rất lạc quan về vấn đề này và Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng theo cùng chiều hướng ấy.

 

Nếu Kitô hữu tỏ ra mình là một tôn giáo khả kính và muốn đối thoại với tất cả mọi tôn giáo – không có nghĩa là tất cả mọi tôn giáo đều được chấp nhận một cách hòa đồng như nhau, nhất là ở một số trường hợp – ở trường hợp Do Thái Giáo thì điều này lại càng sáng tỏ hơn và dễ dàng hơn.

 

Mối liên hệ của chúng ta với Do Thái Giáo không phải chỉ là mối liên hệ tương kính giữa hai tôn giáo tương đương nhau. Còn hơn thế nữa, ở chỗ, Kitô Giáo mất đi ý nghĩa của mình nếu nó bỏ quên Do Thái Giáo. Mối liên hệ này đã được nhiều lần lập lại nơi câu nói của Đức Gioan Phaolô II ‘những người Do Thái là những người anh em tiền bối của chúng ta trong đức tin’, và câu nói này thực sự gồm tóm rất hay những gì chúng ta đang nói tới đây.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/7/2006

 

 

Những Huấn Từ Truyền Tin Kêu Gọi Hòa Bình Trung Đông của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Chúa Nhật XIII Thường Niên 2/7/2006

 

Tôi càng ngày càng quan tâm theo dõi những biến cố xẩy ra ở Iraq và Thánh Địa. Trước tình trạng một đàng thì xẩy ra bạo động một cách mù quáng gây ra những cuộc sát hại tàn ác, đàng khác, mối đe dọa gia tăng trầm trọng cuộc khủng hoảng trải qua mấy ngày vừa rồi này đã trở thành thậm chí thảm thương hơn nữa, cần phải có những gì là công lý, và việc thực hiện một cuộc dấn thân nghiêm trọng khả tín cho hòa bình, tiếc thay, lại không xẩy ra.

 

Bởi thế, tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy tin tưởng và kiên tâm nguyện cầu để Chúa soi sáng các tâm can và để không ai miễn chấp cho mình nhiệm vụ xây dựng một cuộc chung sống thuận hòa, bằng việc nhìn nhận nhau là anh em, bất kể quốc gia họ thuộc về.

 

Một cuộc họp thượng đỉnh quan trọng của các vị lãnh đạo tôn giáo, được tổ chức bởi Hội Đồng Liên Tôn Nga Sô, sẽ được tổ chức ở Moscow từ ngày 3 đến 5 tháng 7.

 

Theo lời mời của đức thượng phụ Moscow, Giáo Hội Công Giáo sẽ tham gia với một phái đoàn đại biểu của mình. Tôi muốn gửi lời chào thân ái tới đức thượng phụ Alexy II cùng tất cả mọi tham dự viên. Cuộc họp quan trọng này của rất nhiều người tiêu biểu của các tôn giáo trên thế giới cho thấy ước muốn chung trong việc cổ võ cuộc đối thoại giữa các nền văn minh cùng việc theo đuổi thực hiện một trật tự thế giới công chính và an bình hơn.

 

Tôi hy vọng rằng, nhờ việc chân thành dấn thân của tất cả mọi người, các lãnh vực sẽ được tìm thấy cho việc hữu hiệu hợp tác để giải quyết những thách đố ngày nay một cách tương kiến và tương kiến. Nơi trường hợp của các Kitô hữu, nó là vấn đề biết nhau sâu xa hơn nữa và cảm nhận nhau một cách hỗ tương, theo chiều kích về phẩm giá con người và định mệnh trường vĩnh của họ.

 

Bằng việc hứa nguyện cầu để xin Chúa ban cho cuộc họp của cuộc thượng nghị này thành đạt, tôi xin cho tất cả mọi anh chị em được dồi dào phép lành của trời cao.

 

Chúa Nhật XV Thường Niên 16/7/2006

 

Trong những ngày gần đây, tin tức ở Thánh Địa khiến cho tất cả chúng ta cảm thấy có những quan tâm mới và quan trọng, đặc biệt vì tình trạng lan tràn những hành động chiến tranh xẩy ra cũng ở Lebanon, và vì có nhiều nạn nhân thường dân trong dân chúng. Trọng tâm của những cuộc đối chọi dữ dội này, thảm thay, là những trường hợp khách quan vi phạm đến luật lệ và công lý. Thế nhưng, không một hành động khủng bố lẫn trả đũa nào là chính đáng cả, nhất là khi chúng bao gồm các hậu quả thê thảm gây ra cho thành phần dân sự. Việc sử dụng những đường lối giải quyết như thế, như kinh nghiệm nghiệt ngã cho thấy, chẳng đạt được những thành quả tích cực nào hết.

 

Hôm nay là ngày kính nhớ Đức Bà Carmêlô, một Núi ở Thánh Địa mà, chỉ cách Lebanon có mấy cây số, làm nổi bật thành phố Haifa ở Do Thái, một thành phố cũng mới bị nạn nữa. Chúng ta hãy cầu cùng Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, nài xin Thiên Chúa ban tặng ân hòa thuận sâu xa, đưa thành phần lãnh đạo chính trị về lại con đường lý trí, và hướng tới những cơ hội mới của việc đối thoại và hiệp ước. Theo chiều hướng ấy, tôi mời các Giáo Hội địa phương hãy dâng lời nguyện cầu đặc biệt cho hòa bình ở Thánh Địa cũng như cho toàn vùng Trung Đông.

 

Chúa Nhật XVI Thường Niên 23/7/2006

 

Thứ Năm vừa rồi, vì tình hình trở nên tồi tệ hơn ở Trung Đông, tôi đã kêu gọi ngày cầu nguyện và thống hối vào Chúa Nhật hôm nay, kêu gọi các vị mục tử, tín hữu và tất cả mọi người có tín ngưỡng hãy nài xin Thiên Chúa ban tặng ân hòa bình.

 

Tôi hết sức muốn lập lại lời kêu gọi này với đôi bên đang xung đột nhau trong việc chấp nhận việc ngưng bắn ngay tức khắc, và hãy cho phép thực hiện việc viện trợ nhân đạo, nhờ đó, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, tìm cách bắt đầu thực hiện những cuộc thương thảo với nhau.

 

Tôi xin lợi dụng dịp này để tái khẳng định quyền lợi của nhân dân Lebanon được có một xứ sở nguyên vẹn và chủ quyền, quyền lợi của nhân dân Israel được sống trong hòa bình nơi đất nước của mình, và quyền lợi của nhân dân Palestine được có một quê hương tự do và chủ quyền.

 

Ngoài ra, tôi đặc biệt cảm thấy gắn bó với thành phần dân chúng không thể tự vệ, bị ảnh hưởng một cách bất công trong một cuộc xung đột mà họ chỉ là nạn nhân: cả những người dân ở Galilêa, bị bắt buộc phải sống trong các chỗ nương trú, cũng như đại đa số người dân Lebanon, thành phần đã hơn một lần chứng kiến xứ sở của mình bị tàn phá, và đành phải bỏ lại tất cả để sống còn ở một nơi khác.

 

Tôi dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu đau thương, xin cho ước nguyện hòa bình của đại đa số dân chúng sớm được hiện thực, nhờ việc dấn thân chung của những ai hữu trách. Tôi cũng xin lập lại lời kêu gọi của tôi với tất cả mọi tổ chức bác ái hãy biểu lộ một cách đặc biệt tình đoàn kết với những thành phần ấy.

 

Chúa Nhật XVII Thường Niên 30/7/2006

 

Vào lúc này đây, tôi không thể không nghĩ đến tình hình, trầm trọng và thảm thương hơn bao giờ hết, đang diễn tiến ở Trung Đông, với cả hằng mấy trăm nhân mạng, nhiều người bị thương, một số khổng lồ những người vô gia cư và tụ nạn, nhà cửa, phố xá và hạ tầng cơ sở bị hủy hoại; trong khi đó hận thù và ý muốn trả đũa gia tăng nơi lòng của nhiều người.

 

Những sự kiện này rõ ràng chứng tỏ cho thấy rằng anh chị em không thể nào tái thiết lập công lý, thiết lập một trật tự mới và dựng xây hòa bình đích thực khi anh chị em sử dụng phương tiện bạo lực.

 

Hơn bao giờ hết, chúng ta thấy lời của Giáo Hội là những gì tiên tri và thực tế biết bao, khi Giáo Hội vạch ra đường lối liên quan đến sự thật, công lý, yêu thương và tự do (cf. encyclical "Pacem in Terris"), khi xẩy ra đủ mọi thứ chiến tranh và xung đột. Ngày nay nhân loại cũng cần phải vượt qua con đường này để đạt được hòa bình chân thực theo lòng mong ước.

 

Nhân danh Thiên Chúa, tôi kêu gọi tất cả những ai có trách nhiệm về cơn lốc bạo lực đây, xin đôi bên bỏ vũ khí xuống ngay lập tức! Tôi xin các vị lãnh đạo chính quyền và các tổ chức quốc tế vận dụng mọi nỗ lực để đạt được việc ngăn chận cần thiết những cuộc đánh nhau ấy, nhờ đó có thể bắt đầu xây dựng bằng việc đối thoại một hòa ước bền bỉ và vững chắc cho tất cả mọi dân tộc ở Trung Đông.

 

Tôi kêu gọi tất cả mọi người thiện chí hãy tiếp tục và gia tăng việc chuyển hàng hóa viện trợ nhân đạo đeên cho những thành phần đang gặp khốn khó và thiếu thốn. Nhưng tôi đặc biệt xin hết mọi tâm hồn hãy tiếp tục dâng lời nguyện cầu hy vọng lên vị Thiên Chúa nhân lành và xót thương để Ngài ban hòa bình cho miền đấy ấy cũng như cho toàn thế giới.

 

Tôi xin phó thác lời khẩn cầu đau thương này cho việc chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ của Vua Hòa Bình và là Nữ Vương Hòa Bình, vị rất được sùng kính ở các quốc gia Trung Đông, nơi chúng ta hy vọng chẳng bao lâu sẽ thấy xẩy ra việc hòa giải được Chúa Giêsu cống hiến bằng Máu châu báu của Người.

 

Chúa Nhật XVIII Thường Niên 6/8/2006

 

Ở cả thời đại của chúng ta nữa, chúng ta cũng hết sức cần phải ra khỏi bóng tối tăm của sự dữ, cần phải cảm nghiệm được niềm vui của thành phần con cái sự sáng! Chớ gì Mẹ Maria, Vị chúng ta tưởng kính hôm qua một cách đặc biệt sùng mến nhân dịp lễ nhớ hằng năm Đền Thờ Đức Bà Cả được cung hiến, xin cho chúng ta được tặng ân này. Chớ gì Đức Trinh Nữ này cũng xin ban hòa bình cho các dân tộc ở Trung Đông đang bị chới với bởi cuộc chiến huynh đệ tương tàn! Chúng ta quá biết là hòa bình trước hết và trên hết là tặng ân của Thiên Chúa ban cần phải thiết tha van nài cầu nguyện, thế nhưng đồng thời chúng ta cũng cần nhớ rằng nó cũng là việc dấn thân của tất cả mọi con người thiện tâm. Chớ gì đừng có một ai lẫn tránh nhiệm vụ này!

 

Bởi thế, trước niềm đau thương nhận thấy rằng cho đến nay các tiếng nói yêu cầu thực hiện một cuộc ngưng chiến ngay ở miền đất bị giày vò ấy không được đáp ứng, tôi cảm thấy rất cần phải lập lại lời kêu gọi khẩn trương của mình về vấn đề này, xin mọi người hãy thực hiện một việc đóng góp hiệu nghiệm vào việc xây dựng một nền hòa bình chân chính và bền bỉ. Tôi xin ký thác lời kêu gọi mới này cho việc chuyển cầu của Rất Thánh Trinh Nữ Maria.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp

 

 

Về Tình Hình Lebanon

 

Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva, ngỏ lời cùng khóa họp đặc biệt của Hội Đồng Nhân Quyền về tình hình Lebanon, hôm 11/8/2006.

 

Kính Ông Chủ Tịch,

 

1.         Một lần nữa việc vi phạm nhân quyền đã dẫn tới tình trạng bất an và xung đột ở Lebanon và vùng Trung Đông trong một cái vòngt lẩn quẩn tiếp tục làm lũng đoạn cuộc chung sống thuận hòa. Tòa Thánh tin tưởng rằng cái vòng lẩn quẩn này có thể bị phá hủy, nếu lý trí, thiện chí, việc tin tưởng nơi người khác, việc áp dụng những quyết tâm, và việc hợp tác giữa các đồng bạn hữu trách là những gì nắm phần chủ yếu.

 

Bước đầu tiên tức thời của một phương sách về đạo lý như thế, hợp với các tiêu chuẩn lề luật quốc tế, đòi phải ngưng bắn ngay, trước hết để giúp và bảo vệ thành phần dân sự cùng với các quyền lợi căn bản của con người.

 

2.         Cuộc bạo động trong những tuần lễ này đang hủy hoại đi một kiểu mẫu hứa hẹn nơi tính chất đề huề vui tươi của quốc gia, một tính chất có được qua nhiều thế kỷ, những tháng năm cái đa nguyên của các cộng đồng, thậm chí cái kiểu mẫu hứa hẹn của những niềm xác tín tôn giáo rất khác nhau, biết rằng chỉ có một cách thức duy nhất để sống trong an bình và an ninh, cũng như để sử dụng các nguồn nhân bản và tính cách đa dạng của con người một cách sáng tạo, đó là việc đối thoại và gắn bó hợp tác với nhau. Toàn thể vùng này có thể được lợi ích bởi việc áp dụng thi hành kiểu mẫu này một cách thành quả và nhờ đó mở ra một chân trời hy vọng.

 

3.         Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong khi tái khẳng định rằng hòa bình là một tặng ân của Thiên Chúa, đã từng kêu gọi thực hiện một cuộc ngưng bắn ngay, để mở đường cho việc cứu trợ nhân đạo trong việc giúp đỡ thành phần khổ đau là thành phần có quyền sống, ăn uống, sức khỏe, nước nôi, nhà cửa, giờ đây là một ưu tiên, cũng như để bắt đầu ngay những cuộc thương lượng hữu lý và hữu trách để cuối cùng chấm dứt những trường hợp khách quan bất công đang xẩy ra ở vùng đất này.

 

4.         Bản Tuyên Ngôn Chung về Các Nhân Quyền nhắc nhở chúng ta rằng hòa bình là điều kiện căn bản cho việc tôn trọng và hoan hưởng tất cả mọi thứ quyền lợi của con người. Theo ý nghĩa này thì nhân dân Lebanon có quyền hưởng tính cách nguyên vẹn và chủ quyền của quốc gia mình; dân chúng Do Thái có quyền sống an bình nơi quốc gia của họ; và nhân dân Palestine có quyền có được một quê hương tự do và chủ quyền.

 

5.         Trước thảm kịch hiện nay ở Trung Đông, cộng đồng quốc tế không thể tỏ ra thái độ dửng dưng hay trung dung. Tuy nhiên, những giải quyết không thể bị ứng biến trước cái ý định muốn xâm chiếm của bất cứ bên nào. Và luật lệ không bao giờ được tiến đến chỗ thành quả đạt được chỉ bởi nguyên võ lực. Điều này sẽ đưa đến việc hủy hoại văn minh, việc thảm bại của luật lệ quốc tế, và là một trường hợp điển hình tai hại cho các miền đất khác trong vùng này và thực sự là cho cả thế giới.


Tóm lại, thưa Ông Chủ Tịch, Tòa Thánh hết sức tin tưởng rằng không có một giải quyết chính đáng và lâu bền này có thể đạt tới bằng việc sử dụng khủng bố hay xung đột võ khí, mà chỉ có vấn đề đối thoại là đường lối duy nhất dẫn đến hòa bình cũng như dẫn tới việc bảo toàn nhân quyền vậy.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/8/2006

 

 

 

Lời Phát Biểu Cuối Cùng của Vị Đặc Sứ Giáo Hoàng ở Lebanon

 

Vì tình hình xung đột xẩy ra hơn một tháng trời giữa Do Thái và nhóm dân quân Hezbollah ở Lebanon, vị giáo hoàng đương kim Biển Đức XVI của chúng ta đã gửi vị đặc sứ của ngài tới đất nước Lebanon, cũng cùng vị đặc sứ cũng đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sai đến Iraq gặp tổng thống Iraq để ngăn cản chiến cuộc Iraq xẩy ra trước hăm dọa của Hoa Kỳ, đó là Đức Hồng Y người Pháp hưu trí nguyên chủ tịch hội đồng công lý và hòa bình của Tòa Thánh Roger Etchegaray.

 

Hôm Thứ Hai, 14/8, ngài đã gặp tổng thống Lebanon, gặp vị chủ tịch của Hội Đồng Chư Bộ Trưởng, vị phó chủ tịch Hội Đồng Cao Cấp Giáo Phái Hồi Giáo Shiite, và vị thượng phụ của Kitô hữu theo lễ nghi Maronite, đồng thời ngài cũng viếng thăm những trụ sở chính của Hội Bác Ái Caritas Lebanon. Sáng Thứ Ba, ngài đã chủ tế Thánh Lễ trọng kính Đức Mẹ Mông Triệu ở Đền Thánh Mẫu Đức Bà Lebanon ở Harissa, với sự tham dự của Đức Hồng Y Pierre Nasrallah Sfeir, Thượng Phụ ở Antioch thuộc lễ nghi Maronites. Buổi chiều cùng ngày, ngài đã đến viếng thăm những người tị nạn ở Haret Sakher, và gặp Đức Aram I giáo chủ Công Giáo Armenia.

 

Sau đây là những lời phát biểu của ngài hôm Thứ Tư 16/8, trước khi ngài lên đường trở về sau thời gian 3 ngày thi hành nhiệm vụ của vị đặc sứ giáo hoàng.

 

“Tôi đến Lebanon để cử hành lễ Mẹ Maria Mông Triệu, nhân danh Giáo Hoàng Biển Đức XVI cầu nguyện cho hòa bình ở Lebanon và Trung Đông.

 

“Cuộc viếng thăm của tôi trùng hợp với những giờ phút đầu tiên của cuộc ngưng bắn, một điều đã cần phải mất nhiều thời gian và nghị lực và là những gì chúng ta hy vọng sẽ chân thực và lớn lao. Cuộc ngưng bắn cần phải giúp cho việc tất cả mọi lực lượng hòa bình có thể giải quân. Chúng ta phải cám ơn những ai, thuộc các cấp độ quốc gia và quốc tế khác nhau, đã kế hoạch mở ra một cách lâu dài một con đường có thể áp dụng ở mức độ tất cả mọi người sát cánh dấn thân thực hiện, ở chỗ không ai có thể đứng về một phía cả.

 

“Con đường này, lâu dài và gian nan, trước hết, cũng là một con đường linh thiêng nữa. Không một nỗ lực nào sẽ kéo dài nổi nếu nó không được hỗ trợ bởi sự bình an của những tinh thần và các cõi lòng. Chúng đã nguyện xin điều này cùng Đức Bà Harissa, và nhân dân Lebanon đã hiểu được nó rõ ràng, khi họ bất chấp những khó khăn đông đảo tuốn đến.

 

“Chỉ khi nào thuần phục ý muốn của Thiên Chúa mới giúp chúng ta có thể bẻ gẫy cái lý lẽ của sự dữ bửa vây con người, một sự dự được đánh dấu bằng việc bạo động mù quáng và tự sát. Qua những cuộc gặp gỡ giữa tôi với các vị thẩm quyền tôn giáo và chính trị, tôi có thể chứng thực rằng những người Kitô hữu và Hồi hữu đang sẵn sàng làm mọi sự có thể để cùng nhau tái thiết xứ sở bị thương tích này. Bình an không phải chỉ là việc bóp nghẹt những ai đã đánh nhau. Nó là một sự cổ võ nguyên tuyền của một gia đình thực sự tin rằng tất cả mọi phần tử của mình đều là huynh đệ, vì họ được Thiên Chúa yêu thương cùng một cách thế như nhau.

 

Tôi nghĩ rất nhiều tới thành phần bị phân tán ở miền nam Lebanon, những người đang cố gắng – thường bằng lệ rơi – để tìm lại nhà cửa ruộng vườn của mình. Tôi xin tất cả mọi tổ chức chính quyền và ngoài chính quyền đừng thôi song hãy gia tăng việc cứu trợ cần thiết trong một thời gian lâu dài.

 

Tôi có thể bảo đảm là Đức Giáo Hoàng tiếp tục chú ý rất nhiều tới những khổ đau và nhu cầu, cả về tinh thần lẫn vật chất, của tất cả mọi người dân Labanon.

 

Giờ đây, các thứ vũ khí đã im hơi lặng tiếng, Lebanon mới có thể cho thấy rằng con tim của mình luôn đập nhịp hiệp nhất quê hương và nhịp hòa bình giữa các dân tộc vậy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/8/2006