Bắc Hàn: Nguy Cơ Nguyên Tử

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, dịch theo tài liệu của CNN

 

xin xem cả

 

Lực Lượng Vũ Khí Nguyên Tử Trên Thế Giới

 

Iran: Các Thứ Vũ Khí Đại Công Phá

 

 

 

Nhận định của thoidiemmaria: Lịch sử thế giới không bao giờ hoàn toàn lắng đọng. Nó luôn biến động, không chỗ này thì chỗ khác. Điển hình là Biến Cố Cộng Sản Đông Âu tự động sụp đổ một cách bất ngờ và nhanh chóng vào cuối năm 1989 vừa làm cho cả thế giới cảm thấy hân hoan hớn hở thì nhân loại lại bắt đầu quan tâm đến Bão Chiến Sa Mạc (Desert Storm) hay Cuộc Khủng Hoảng Vùng Vịnh Ba Tư (Persian Gulf crisis) gây ra do việc Iraq tấn công Kuwait ngày 2/8/1990.

 

Cũng thế, mở màn cho năm 2005, sau thiên tai biển động sóng thần Nam Á xẩy ra vào cuối năm 2004 ngày 26/12 thế giới vừa vui mừng về hai cuộc bầu cử dân chủ ở thế giới Ả Rập Hồi giáo vốn theo chế độ chuyên chế, một của nhân dân Palestine ở Thánh Địa vào ngày 9/1 và một của nhân dân Iraq vào ngày 30/1, thì lại bắt đầu lo âu về việc Bắc Hàn lần đầu tiên vào ngày Thứ Năm 10/2/2005 đã chính thức công khai công nhận mình có vũ khí nguyên tử.

 

Thật ra, hôm Thứ Năm 10/2/2004 là ngày Bắc Hàn chính thức tuyên bố mình có nguyên tử lực, chứ thế giới đã nghi ngờ Bắc Hàn có nguyên tử lực cả hơn 10 năm nay. Tài liệu của mạng điện toán toàn cầu CNN đã liệt kê những dữ kiện liên quan đến tình hình Bắc Hàn có nguyên tử lực như sau. Trước hết là lược sử biên niên diễn tiến tình trạng nguyên tử lực ở Bắc Hàn. Sau nữa là phản ứng của những phần tử trong cuộc là Bắc Hàn, nam hàn, Nhật Bản, Trung Hoa, Hoa Kỳ và Nga Sô.

 

Lược sử biên niên diễn tiến tình trạng nguyên tử lực ở Bắc Hàn

 

1993: Bắc Hàn tuyên bố ngưng Hiệp Ước Thôi Leo Thang Nguyên Tử và đã khiến thế giới nghi ngờ nước này đang chế tạo nguyên tử. Nhưng sau đó nước này đã loại bỏ quyết định của mình.

 

1994: Bắc Hàn và Hoa Kỳ ký hiệp ước: Bắc Hàn hứa ngưng rồi dần dần hủy bỏ chương trình chế tạo các thứ vũ khí nguyên tử để được thế giới viện trợ trong việc xây cất hai lò phản ứng cung cấp nguyên tử lực.

 

1998: Hoa Kỳ và Bắc Hàn bắt đầu nói chuyện ở Pyongyang về việc Bắc Hàn hình như đang kiến thiết một hầm cơ sở nguyên tử lực dưới lòng đất. Hoa Kỳ yêu cầu thực hiện việc thanh tra kiểm soát.

 

1999: Vào tháng 5, Nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng William Perry viếng thăm Bắc Hàn và cho biết Hoa Kỳ muốn thực hiện việc giải giới Bắc Hàn; ngày 13/9, Bắc Hàn hứa ngưng việc thử loại phi đạn tầm xa, ngày 17/9, Tổng Thống Bill Clinton nới tay thắt chặt về kinh tế với Bắc Hàn; Tháng 12, một nhóm quyền lực thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo ký một hợp đồng 4 tỉ 6 để Tây phương thực hiện hai lò phản ứng nguyên tử lực sản xuất thủy điện ở Bắc Hàn.

 

2000: Bắc Hàn đe dọa tái thực hiện chương trình nguyên tử lực nếu Hoa Thịnh Đốn không bồi thường cho việc mất điện gây ra bởi những trì hoãn xây cất các lò nguyên tử lực ở Bắc Hàn.

 

2001: Vào tháng 6, Bắc Hàn cảnh báo là họ sẽ xét lại việc ngưng thử phi đạn nếu chính phủ Bush không tài thực hiện những liên hệ nhắm đến việc bình thường hóa vấn đề ngoại giao; vào tháng 7, Bộ Nội Vụ tường trình việc Bắc Hàn tự động chế tạo phi đạn tầm xa; vào tháng 12, Tổng Thống Bush cảnh giác Iraq và Bắc Hàn rằng họ sẽ “phải chịu trách nhiệm” về việc họ chế tạo các thứ vũ khí đại công phá “được dùng để khủng bố các quốc gia”. 

 

2002: Ngày 29/1, trong bài ngỏ cùng quốc dân hằng năm của mình, Tổng Thống Bush gọi Bắc Hàn, Iran và Iraq là một “trục gian ác” (axis of evil): “Bằng việc tìm kiếm các thứ vũ khí đại công phá, những chế độ này gây nên một mối nguy hiểm càng trầm trọng hơn”; vào tháng 10, chính phủ Bush cho biết rằng Pyongyang đã công nhận đang ngầm chế tạo vũ khí nguyên tử, vi phạm tới hòa ước 1994, các viên chức Bắc Hàn đã công nhận sự kiện này sau khi bị các viên chức Hoa Kỳ hạch hỏi với những chứng cớ hiển nhiên; vào tháng 11, Mỹ, Nhật và Nam Hàn ngưng cung cấp dầu hỏa cho Bắc Hàn theo hiệp ước 1994; vào tháng 12, Bắc Hàn tháo gỡ các thứ niêm phong và máy chụp của Cơ Quan Nguyên Tử Lực Thế Giới IAEA ở những cơ sở nguyên tử lực của mình và tẩy chay thành phần thanh tra viên vũ khí nguyên tử của cơ quan này.

 

2003: Vào ngày 10/1, Bắc Hàn rút lui khỏi Hiệp Ước Thôi Leo Thang Nguyên Tử. Ngày 5/2, cơ quan tín vụ chính thức của Bắc Hàn cho biết nước này đã tái hoạt động ở các cơ sở nguyên tử lực. Ngày 12/2, Hội Đồng 35 phần tử Quản Trị Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế IAEA (International Atomic Energy Agency) tuyên bố Bắc Hàn vi phạm những việc bảo toàn về nguyên tử lực, cần phải được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc xét xử. Ngày 24/2, Bắc Hàn thử bắn một phi đan tầm xa cỡ từ đất liền ra ngoài tầu thủy vào vùng biển giữa Quần Đảo Đại Hàn và Nhật Bản. Ngày 26/2, Hoa Kỳ cho biết Bắc Hàn đã tái hoạt động ở lò phản ứng nguyên tử lực 5 magawatt ở Yongbyon. Tháng 3, Bắc Hàn thử bắn một phi đạn cỡ từ đất liền ra biển khơi hạ tầu thủy vào vùng biển Nhật Bản. Tháng 8, Hoa Kỳ, Bắc Hàn, Nam Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản và Nga Sô gặp nhau để nói chuyện về nội vụ nguyên tử lực ở Bắc Hàn.

 

2004: Tháng 2, Sáu quốc gia lại gặp nhau để giải quyết vấn đề nguyên tử Bắc Hàn nhưng không khả quan là bao, ngoài việc đồng ý gặp lại nhau một lần nữa. Tháng 6, sáu quốc gia này lại gặp nhau như đã ướ chẹn. Tháng 8, Bắc Hàn nói họ sẽ không tham dự các cuộc họp sửa soạn cho cuộc họp thượng đỉnh của 6 quốc gia vào tháng 9; Bắc Hàn đồng ý thôi chế tạo nguyên tử để được viện trợ, được giảm kinh tế phạt và khỏi bị liệt vào danh sách các quốc gia bảo trợ cho nạn khủng bố; Hoa Kỳ muốn Bắc Hàn cho biết tất cả mọi hoạt động nguyên tử lực của họ và phải để quốc tế thanh tra vũ khí. Tháng 9, cuộc hẹn hò giữa 6 quốc gia bị đình trễ vô hạn định vì Hoa Kỳ và Bắc Hàn trách cứ nhau về tình trạng bế tắc.

 

2005: Ngày 10/2, Ngoại Trưởng Bắc Hàn tuyên bố là “Hiệp Chủng Quốc tiết lộ việc họ cố gắng lật đổ guồng máy chính trị ở Cộng Hòa Nhân Dân Dân Chủ Đại Hàn DPRK (Democratic People's Republic of Korea) bằng bất cứ giá nào, đe dọa nó bằng một cái gậy đập nguyên tử. Điều này buộc chúng tôi phải sử dụng đường lối bồi đắp lò chế tạo các thứ vũ khí nguyên tử để bảo vệ ý hệ, chế độ, tự do và dân chủ được nhân dân DPRK chọn lựa”. Trong cuộc điện đàm giữa Nội Trưởng Hoa Kỳ Rica, người đã gặp Ngoại Trưởng Nam Hàn Ban Ki-Moon cũng trong ngày hôm Thứ Hai 14/2/2005, và Ngoại Trưởng Trung Cộng Li Zhaoxing, vị ngoại trưởng Trung Cộng đã hứa với nội trưởng Hoa Kỳ rằng ông sẽ liên lạc với chính phủ Bắc Hàn cùng các quốc gia trong cuộc về vấn đề thương thảo.

 

Đây là lần đầu tiên Bắc Hàn tự động chính thức tuyên bố là họ có các thứ vũ khí nguyên tử lực. Bắc Hàn cũng cho biết họ không tham dự những cuộc gặp gỡ với 5 quốc gia trong cuộc như trước đây. Tuy nhiên, Bắc Hàn muốn nói chuyện tay đôi với Hoa Kỳ mà thôi, trong khi Hoa Kỳ cương quyết không chấp nhận đòi hỏi này và muốn cả 6 quốc gia cùng nhau giải quyết vấn đề. Ngày 11/2, đại sứ của Bắc Hàn ở LHQ là Han Sung Ryol cho một tờ nhật báo Nam Hàn biết rằng Bắc Hàn chỉ tham dự cuộc họp 6 quốc gia sau khi nói chuyện tay đôi với Hoa Kỳ mà thôi. Trong bài nói chuyện với quốc dân hằng năm của mình hôm 2/2, Tổng Thống Bush đã hạ giọng, so với bài nói chuyện với quốc dân năm 2002 gán cho Bắc Hàn thuộc vào “trục gian ác” với Iran và Iraq, cho biết Washington “đang hoạt động sát cánh với các chính quyền ở Á Châu để thuyết phục Bắc Hàn loại bỏ những tham vọng nguyên tử lực của họ”. Thế nhưng, Pyongyang quật lại bài nói của tổng thống Mỹ, cho rằng âm mưu quỉ quái của Hoa Kỳ muốn biến thế giới thành “một biển lửa chiến tranh”.

 

Phản ứng của thành phần trong cuộc: Bắc Hàn, Nam Hàn, Nhật, Tầu, Mỹ và Nga.

 

Bắc Hàn:

 

Người ta vẫn chưa biết rõ động lực nào đã thúc đẩy Bắc Hàn theo đuổi những tham vọng chế tạo các thứ vũ khí nguyên tử, một là để phòng vệ những cuộc tấn công hay là muốn cố ý sử dụng nó như là một thứ mặc cả cho vấn đề viện trợ của quốc tế. (Hình bên là Tổng Thống Kim Jong II)

 

 

Nam Hàn: Nam Hàn dân số đông hơn gấp đôi Bắc Hàn và kinh tế thịnh vượng gấp 20 lần Bắc Hàn. Hai miền nam bắc này vẫn kình địch nhau sau khi không ký thỏa ước từ khi Bắc Hàn bị xâm chiếm vào năm 1950. Mặc dù nghèo khổ, Bắc Hàn là một quốc gia có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới so với dân số, gấp đôi quân số so với Nam Hàn. Tổng Thống  Roh Moo-hyun (hình bên) đã cố gắng để cải tiến liên hệ với Bắc Hàn nhưng lại lưỡng lự trong việc đi ngược lại với Hoa Kỳ về vấn đề Bắc Hàn.

 

 

Tầu: Ngay từ Chiến Tranh Hàn Quốc vào đầu thập niên 1950, quân đội Trung Cộng đã một trong số ít đồng minh sát cánh với quân lực Bắc Hàn chiến đấu chống Hoa Kỳ. Quốc gia điều hành các cuộc nói chuyện 6 quốc gia trong cuộc liên quan đến vấn đề nguyên tử Bắc Hàn này là quốc gia cung cấp nhiều nhất cho chế độ Kim Jong II Bắc Hàn về thực phẩm và dầu hỏa. Thế nhưng, vì cũng giao thương với thế giới nữa, Trung Cộng mỗi ngày một quan tâm hơn về những diễn tiến nguyên tử ở Bắc Hàn. Bắc Hàn đang được coi là mối đe dọa an ninh cho vùng này cũng như nguy hiểm cho bang giao giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. (Hình bên là Tổng Thống Hu Jintao).
 
 

Nhật: Như Hiệp Chủng Quốc, Nhật Bản yêu cầu Pyongyang loại bỏ việc chế tạo các thứ vũ khí hạch nhân. Bắc Hàn đã phóng đi những làn sóng điện giật ngang qua miền này vào năm 1998 khi thử bắn một phi đạn tầm xa bay trên hải đảo chính của Nhật Bản, khiến cho Nhật Bản phải gia tốc nỗ lực kiến thiết một hệ thống phòng vệ phi đạn tầm xa. Trong quá khứ, Nhật đã nói rằng họ sẽ không bình thường hóa liên hệ với Bắc Hàn hay cấp viện trợ cho Bắc Hàn, trừ phi giải quyết vấn đề liên quan tới việc thám viên Bắc Hàn trong thập niên 1970 và 1980 đã bắt cóc những công dân của Nhật. (Hình bên là Thủ Tướng Junichiro Koizumi)

 

 

Nga: Nga Sô viện trợ nhỏ giọt cho Bắc Hàn và không mang đến bàn thương thảo gì lắm ngoài mối liên hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo Kim Jong II cô thế. Thế nhưng, quân đội của Nga Sô cũng như những quan tâm về an ninh trong vùng ở biên giới phía đông của nó lại dính dáng tới những tham vọng về nguyên tự lực của Bắc Hàn. Nga Sô cũng che đậy những tham vọng về kinh tế trong một vùng có thể được tăng bổ bởi một Quần Đảo Hàn Quốc hòa hợp sống chung. (Hình bên là Tổng Thống Vladimir Putin)

 

 

Mỹ: Tổng Thống Bush đồng ý với Tổng Thống Nam Hàn về vấn đề mau tái họp 6 quốc gia trong cuộc để giải quyết vấn đề nguyên tử Bắc Hàn. Sau ba lần họp bàn với ít thành quả vào năm 2003, Bắc Hàn đã không chịu cuộc họp thứ tư vào tháng 9/2004, viện lẽ Hoa Kỳ có chính sách “thù hằn”. Vào tháng 2/2005, Bắc Hàn loan báo ý định không tham gia hội bàn nữa, vì các thứ vũ khí là “để tự vệ trong việc đương đầu với chính sách bị lật tẩy của chính phủ Bush muốn cô lập hóa và triệt tiêu” chính phủ Bắc Hàn. Trong quá khứ Hoa Kỳ phản đối yêu cầu của Bắc Hàn muốn nói chuyện tay đôi về vấn đề nguyên tử. (Hình bên là Tổng Thống George Bush)

 

 

Những dữ kiện về Bắc Hàn

 

Bắc Hàn là một trong những quốc gia kín mật và chuyên chế nhất thế giới, với một nền kinh tế mang những tính cách khốc liệt sau nhiều thập niên quản thủ sai lầm.

 

Sau Thế Chiến Thứ II, quần đảo Đại Hàn cũng gọi là Triều Tiên, như Việt Nam, bị chia đôi, với miền bắc do Cộng Sản cai trị và miền nam theo đường lối Tây phương.

 

Bắc Hàn được gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Dân Chủ Đại Hàn DPRK (Democratic People's Republic of Korea), một chính thể được thành lập như là một chính phủ xã hội chuyên chế từ năm 1948. Tổng Thống Kim Jong II đã lãnh đạo Bắc Hàn từ năm 1994, kế vị cha mình là Kim II Sung, nhà lãnh đạo tiên khởi của Bắc Hàn. Bắc Hàn lệ thuộc rất nhiều vào việc viện trợ quốc tế để nuôi dân cũng như cần nhiên liệu dầu hỏa cho một quân lực hằng triệu người.

 

Hội Đồng Dân Chúng Tối Cao đóng vai trò như ngành lập pháp của quốc gia và Pháp Viện Trung Ương đóng vai trò như ngành tư pháp. Đảng Lao Động Hàn Dân là đảng nắm vai trò chủ chốt của quốc gia. Bắc Hàn có một đặc phái thường trực ở Liên Hiệp Quốc nhưng không có đại diện ngoại giao ở Hiệp Chủng Quốc.

 

Dân số vào tháng 7/2003 là 22.5 triệu. Thủ đô là Pyongyang. Đa số theo Phật giáo và Khổng giáo. Tổng Sản Lượng hằng năm vào năm 2002 là 22.26 tỉ Mỹ kim.

 

Quân lực Bắc Hàn bao gồm cả bộ binh, thủy quân và không quân, với 1.08 triệu người đang tại ngũ và 4.7 triệu trừ bị. Những chi phí về quân lực chiếm 31.3% tổng sản lượng hằng năm của Bắc Hàn, biến Bắc Hàn thành một quốc gia quân phiệt nhất thế giới. Gần ¼ thành phần công dân phục vụ quân lực một cách nào đó.

 

Bắc Hàn được cho rằng có một chương trình chế tạo nhiều thứ vũ khí hóa chất. Một bản tường trình của Liên Hiệp Các Khoa Học Gia Hoa Kỳ cho biết Bắc Hàn dự trữ hóa chất ít là từ 180-250 tấn các thứ tác nhân được dự trữ làm vũ khí. Bắc Hàn cũng được cho biết là theo đuổi chương trình chế tạo các thứ vũ khí sinh trùng, đặt căn cứ ở Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Hàn Viện Y Học. Chương trình chết tạo này chưa nhiều như chương trình chế tạo các thứ vũ khí hóa chất.

Nguyên Tử Bắc Hàn – Lại Đàm Phán nhưng Vẫn Giằng Co

 

Hôm Thứ Ba, 13/9/2005, cuộc đàm phán 6 bên (Tầu, Nga, Nhật, Mỹ, Nam và Bắc Hàn) về vấn đề nguyên tử của Bắc Hàn đã được tái diễn (lần thứ tư, từ năm 2003), nhưng bị đình trệ từ năm ngoái và sau khi đã tái họp với nhau 13 ngày liền cho tới đầu tháng 8 vừa rồi, tại thủ đô Bắc Kinh Trung Hoa. Tuy nhiên, tình hình lần này vẫn không có gì khá hơn trước, vì Bắc Hàn cương quyết giữ ý định sử dụng nguyên tử cho mục đích hòa bình chứ không phải chiến tranh, trong khi đó, theo kinh nghiệm, Hoa Kỳ vẫn tỏ ra e ngại và nghi ngờ lòng thành của Bắc Hàn.

 

Trong cuộc phỏng vấn rất hiếm có với CNN tháng vừa rồi ở thủ đô Bắc Hàn, đặc sứ của Bắc Hàn là Kim, người kiêm chức vụ phó ngoại trưởng, đã lập lại việc Bắc Hàn chối bỏ vấn đề thực hiện chương trình hạch nhân:

 

“Chúng tôi không có bất cứ một chương trình chế tạo vũ khí hạch nhân nào cả, thế nhưng, trong tương lai, nếu có bất cứ chứng cớ nào cần phải được làm sáng tỏ chúng tôi hết sức sẵn sàng làm như thế”.

 

Vị này cho biết Bắc Hàn theo đuổi các chương trình hạch nhân vì mục đích hòa bình mà thôi và sẵn sàng chấp nhận vấn đề “kiểm soát chặt chẽ” các cơ sở nguyên tử của mình bởi các cơ quan như Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế.

 

“Vì chúng tôi giải quyết vấn đề nguyên tử chúng tôi sẵn sàng trở lại với Hiệp Ước Thôi Leo Thang Nguyên Tử NPT (nuclear non-proliferation treaty) và hoàn toàn tuân theo những thứ canh chừng của IAEA”. Trong quá khứ, Bắc Hàn đã loại trừ thành phần thanh tra ra khỏi xứ sở của mình vào tháng 12/2002, và loại bỏ NPT vào tháng sau đó.

 

“Nếu ai đó lo ngại đến các hoạt động nguyên tử lực khả dĩ của chúng tôi có thể dẫn đến chỗ chế tạo ra các thứ vũ khí nguyên tử từ những hoạt động của lò phản ứng nguyên tử thủy điện, thì chúng tôi có thể để cho các hoạt động đó dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Chính Hoa Kỳ có thể trực tiếp tham dự hay Hoa Kỳ có thể chọn một quốc gia nào họ tin tưởng để làm điều ấy. Đây là một qui chế rất thích hợp theo chiều hướng của tình hình kinh tế nơi đất nước của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi không thể nhường bước về lãnh vực này”.

 

Vị này, bấy giờ, đã cho biết rằng Bắc Hàn cẩn thận lưu ý tới cung cách hòa giải gần đây của chính phủ Bush và hy vọng có một thái độ vừa chân thành vừa như ăn thua cho cuộc đàm phán lần này. Họ cảnh giác là bất cứ nỗ lực nào của Hoa Kỳ trong việc thay đổi chế độ ở Bắc Hàn đều bị thất bại mà thôi.

 

Hôm Th Tư, 14/9/2005, sau khi từng quốc gia (trong 5 không kể chính Bắc Hàn) gặp riêng phái đoàn đại diện của Bắc Hàn, vị phụ tá Bộ Nội Vụ là Christopher Hill cho biết là “đôi bên chẳng đạt kết quả là bao nhiêu”.

 

Hôm Thứ Năm, sau khi rời khách sạn để đi gặp phái đoàn đại biểu Bắc Hàn, vị này còn cho biết: “Hãy xem chúng ta hôm nay có thể làm gì khá hơn hôm qua chút nào chăng”.

 

Cuộc đàm phán này đã được tái diễn từ hôm Thứ Ba 13/9, sau 5 tuần lễ tạm ngưng. Cuộc thượng lượng là Bắc Hàn sẽ nhận được những bảo đảm về viện trợ kinh tế và an ninh từ Hoa Kỳ cùng với điện lực miễn phí từ Nam hàn, ngược lại, Bắc Hàn phải bãi bỏ chương trình chế tạo vũ khí hạch nhân. Bắc Hàn đã xin một lò phản ứng nguyên tự lực điện nước, một loại được tin rằng khó có thể được biến thành phương tiện chế tạo vũ khí nguyên tử.

 

Thật ra Bắc Hàn đã có 2 lò nguyên tử như vậy từ năm 1994 khi đồng ý với Hoa Kỳ là sẽ bỏ ý định chế tạo vũ khí nguyên tử. Thế nhưng, dự án đó đã bị ngăn trở vào cuối năm 2002 khi Bắc Hàn thú nhận mình có những dự án chế tạo những loại vũ khí này, vi phạm tới hiệp ước trước kia với Hoa Kỳ.

 

Lần này Hoa Kỳ không muốn tái lại lầm lẫn đã gây ra dưới thời Clinton năm 1994 nữa. Ông Hill nhận định hôm Thứ Tư rằng Bắc Hàn đã theo đuổi dự án chế tạo vũ khí nguyên tử cả 25 năm nay, “không một bóng đèn nào đã được bật lên như là thành quả của lò phản ứng nguyên tử lực ở Bắc Hàn hết”.

 

Sang đến ngày đàm phán thứ tư, 16/9/2005, mà vấn đề cũng chưa được giải quyết, tức vẫn còn bị bế tắc, vì Bắc Hàn vẫn nhất định không chịu bỏ ý định theo đuổi chương trình hạch nhân nếu vấn đề yêu cầu của họ là lò phản ứng nguyên tử điện nước không được thỏa đáng, cho dù Nam Hàn có cống hiến cho Bắc Hàn miễn phí nguồn điện lực 2000 megawatts. Hoa Kỳ cũng nhất định không chấp nhận điều Bắc Hàn yêu cầu ấy.

 

Bà ngoại trưởng Hoa Kỳ là Condoleezza Rice đã bày tỏ phản ứng về phía Hoa Kỳ trong cuộc phỏng vấn với New York Post như sau: “Quí vị biết rằng chúng tôi vẫn không ngồi yên đâu, chúng tôi đang thực hiện những biện pháp chống leo thang vũ khí nguyên tử là những biện pháp giúp bảo vệ chúng ta. Tổng thống đã ký một hành lệnh, như quí vị còn nhớ, trong việc ngăn chặn những tài trợ và một số những thực thể được chúng ta tin rằng liên quan tới vấn đề buôn bán thứ leo thang này”.

 

Vị thương lượng viên của Mỹ là Christopher Hill cũng cho biết là: “Chỉ trong mấy ngày vừa qua, họ đã quay về với một quan niệm hoàn toàn mới mẻ. Đó là một lò phản ứng điện nước. Bởi vậy chúng ta mới thực sự có vấn đề”.

 

Nếu lần đàm phán này không xong, thì Hoa Kỳ có thể sẽ mang vấn đề ra Hội Đồng Bảo An LHQ và yêu cầu cơ quan này phải thực hiện việc chế tài. Trung Hoa chống lại việc làm ấy, và Bắc Hàn cho biết những việc chế tài ấy là những gì tương đương với chiến tranh.

 

 

 

Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về nhận định “cuộc thi đua võ trang đang trên đà phát triển”

Đức Ông Leo Boccardi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Tư 22/9/2004, đã trình bày quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế (IAEA: International Atomic Energy Agency) về nhận định “cuộc thi đua võ trang đang trên đà phát triển”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.

Thưa Ông Chủ Tịch,

Nhân danh phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh, tôi xin chúc mừng ông về việc ông được chọn lạm chủ tịch Tổng Hội Nghị lần thứ 48 này và tôi hứa cùng ông và văn phòng làm việc của ông là đại biểu tôi đây sẽ hoàn toàn ủng hộ để giúp cho hội nghị này thành đạt.

Thoáng nhìn vào một số hoạt động được thực hiện trong năm 2003 chúng ta thấy rõ ràng là lãnh vực hoạt động của cơ quan này vẫn tiếp tục được nới rộng. Với vai trò lãnh đạo không tầm thường của Ông Tổng Giám Đốc ElBaradei cùng với việc dấn thân của tất cả văn phòng làm việc của ông, IAEA đã có thể đáp ứng một cách hiệu nghiệm trước nhiều thách đố thuộc toàn thể lãnh vực hoạt động của cơ quan này, chẳng hạn như việc ngăn ngừa cuộc thi đua vũ khí nguyên tử, việc cải tiến và củng cố tình trạng an ninh nguyên tử, và việc giúp tăng tiến cách thức sử dụng kỹ thuật nguyên tử an toàn vào vấn đề phát triển khả thủ, nhờ đó, nó đã góp phần chuyên biệt của mình vào những mục tiêu hòa bình và thịnh vượng trên thế giới vậy.

Thưa Ông Chủ Tịch,

Những hoạt động bạo lực gần đây đã tác hại ở Nga Sô cũng như ở các phần đất khác trên thế giới đã trầm trọng phạm đến toàn thể nhân loại. Những việc khủng bố tiếp tục vi phạm đến phẩm vị con người và thành phần vô tội đã làm cho tất cả mọi người chú trọng tới nhu cầu cần phải đương đầu với các căn nguyên gây ra những hình thức man di mọi rợ tân thời như thế để giải quyết chúng cho có hiệu nghiệm. Chúng ta cũng phải tiếp tục tin tưởng vào việc đối thoại như là những gì thiết yếu để thiết lập hòa bình và an ninh.

Những đe dọa liên tục xẩy ra cho hòa bình và tình trạng ổn định vì việc leo thang của các thứ vũ khí đại công phá, cũng như vì những vấn đề khẩn trương về nhân đạo và môi trường, đòi chúng ta phải có những đáp ứng mạnh mẽ và bao rộng. Ông Tổng Giám Đốc ElBaradei mới đây không lâu đã tuyên bố rằng: “Chúng ta cũng phải bắt đầu phải nói lên những căn nguyên sâu xa của tình trạng mất an nình. Ở những miền hằng xẩy ra cuộc xung đột lâu đời như Trung Đông, Nam Phi và Bán Đảo Hàn Quốc, thì không thể nào thoát được vấn đề tìm kiếm các thứ vũ khí đại công phá, dù không bao giờ chính đáng, bao lâu chúng ta thiếu những giải pháp cải tổ lại cái yếu kém về tình trạng an ninh”. Việc đáp ứng của cộng đồng quốc tế cần phải là một đáp ứng trọn vẹn, bao gồm vấn đề an ninh, đoàn kết và bênh vực sự sống con người.

Chúng ta đã được cảnh giác trong những thập niên khác nhau là vấn đề leo thang vũ khí nguyên tử đang trên đà tăng phát và có những quốc gia theo đuổi một cách bất hợp pháp việc chiếm hữu những thứ vũ khí đại công phá. Vấn đề còn nguy hiểm ở chỗ những tay khủng bố sẽ tìm cách có được những chất liệu và kỹ thuật của các thứ vũ khí đại công phá này. Thế nên, chúng ta cần đồng ý với nhau về một số những phương sách để bảo đảm không để tiếp tục “thương vụ bình thường” về nguyên tử. Bản Hiệp Ước Không Thi Đua Võ Trang (NPT: Non-Proliferation Treaty) đã góp phần cho nền hòa bình và an ninh quốc tế, nhưng vẫn còn nhiều điều cần phải được hoàn tất, và cộng đồng quốc tế cần phải hoạt động cực lực hơn nữa để làm giảm bớt đi những nguy cơ leo thang nguyên tử, cũng như phát triển một dự trù xứng hợp hơn với các thực tại của thế kỷ 21. Cần phải kiểm soát kỹ hơn việc xuất cảng chất liệu nguyên tử cũng như việc hoàn vũ hóa hệ thống kiểm soát xuất cảng này. Như thế, cần phải trao cho những thanh tra viên nhiều thẩm quyền hơn, như rõ ràng cho thấy trong việc khám phá mới đây về một thị trường buôn bán bất hợp pháp chất liệu và máy móc nguyên tử.

Về tình hình Trung Đông, đại biểu tôi cũng quan tâm đến những dấu hiệu gia tăng về tình trạng bất an ninh gây ra bởi cuộc chiền tranh đang diễn tiến ở Iraq cũng như những liên quan về an ninh đối với toàn vùng này cùng với cuộc xung đột bất ổn định ở Thánh Địa. Tôn trọng những ước vọng hợp lý của cả đôi bên, nhưng vấn đề ngồi lại thương thảo với nhau cùng với việc cụ thể dấn thân của cộng đồng quốc tế mới là những gì có thể dẫn đến một giải quyết khả chấp đối với tất cả mọi người. Bởi thế, tất cả mọi quốc gia trong vùng và cộng đồng quốc tế cần phải bắt đầu một cuộc trao đổi nghiêm cẩn để tạo cho Trung Đông thành một vùng phi các thứ vũ khí đại công phá. Việc làm này, cùng với những hạn chế về vấn đề võ trang qui ước và vấn đề an ninh thích đáng cùng với những đường lối xây đắp lòng tin tưởng, mới là những gì góp phần vào việc thiết lập hòa bình ở vùng ấy. Chương Trình Hợp Tác Về Kỹ Thuật của Cơ Quan đây là một trong những dụng cụ chính yếu để chuyển khoa học và kỹ thuật nguyên tử sang cho các quốc gia hội viên hầu cổ võ việc phát triển về xã hội và kinh tế. Những sáng kiến của cơ quan này, khi được đáp ứng những nhu cầu của các quốc gia thụ nhận cũng như của những cộng tác viên thuộc những quốc gia thụ nhận ấy căn cứ vào những ưu tiên của quốc gia, mới là những gì giúp vào việc chống nghèo, và nhờ đó mới có thể góp phần giải quyết một cách êm đẹp hơn nữa những vấn đề hệ trọng đang gây khó dễ cho nhân loại.

Đại biểu tôi đây lấy làm mãn nguyện nhận thấy những nỗ lực đã được các quốc gia phần tử thực hiện để cải tiến chương trình và việc hợp tác, những gì được tỏ ra cho thấy nơi các phương tiện trở nên thuận lợi đối với vấn đề cải tiến những tình trạng kinh tế xã hội qua việc sử dụng kỹ thuật nguyên tử vào những mục đích hòa bình, mang lại thiện ích cho 110 quốc gia ở tất cả mọi lục địa. Để bảo đảm thành đạt, tất cả mọi quốc gia hội viên cần phải góp phần chung, nhờ đó tỏ ra việc họ dấn thân thắng vượt cái bất định chi phối ngân quĩ hợp tác về kỹ thuật.

Những kỹ thuật về nguyên tử và đồng vị càng ngày càng chứng tỏ hữu dụng trong việc phục vụ các nhu cầu của con người cũng như trong việc giải quyết những thách đố lớn lao, nhất là ở thế giới đang phát triển. Những hoạt động nghiên cứu cùng với các dự án hợp tác về kỹ thuật được thực hiện trong những năm gần đây hay vẫn còn đang diễn tiến là những gì tiếp tục trổ sinh những thành quả khả quan và cho thấy những đường lối mới mẻ trong việc khắc phục các thứ trục trặc ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của một phần đông dân chúng. Những nỗ lực của IAEA trong lãnh vực này thật là đáng kể và cần phải tiếp tục trong việc hợp tác và đồng lực hữu hiệu với các quốc gia thụ nhận.

Những áp dụng êm đẹp này đối với các thứ kỹ thuật về nguyên tử có thể góp phần đáng kể bằng nhiều cách thức vào việc đáp ứng những quan tâm khẩn trương nhất, chẳng hạn như việc điều hành những việc cung cấp nước uống, việc gặt hái mùa màng có một thu hoạch cải tiến hay có một độ mặn nhiều hơn ở các vùng khí hậu khô cằn, việc nhổ tận gốc rễ, một cách có lợi cho môi trường, những con sâu bọ truyền bệnh hay tác hại. Ngoài ra, những áp dụng của các kỹ thuật về nguyên tử này còn có thể được sử dụng một cách hữu hiệu trong việc nghiên cứu vấn đề dinh dưỡng trẻ em cũng như trong việc chẩn bệnh cùng trị bệnh. Đại biểu tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình về những gì đã đạt được nơi ngành y khoa nguyên tử nhờ sự giúp đỡ của IAEA. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều cần phải làm, và cơ quan này cần phải tiếp tục theo đuổi những nỗ lực đáng kể của mình nơi lãnh vực ấy.

Gần đây, cơ quan này, cùng với tổ chức WHO, còn chú ý tới một cuộc khủng hoảng lơ lửng khác đang ảnh hưởng tới cả hằng triệu triệu con người, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Con số bệnh nhân bị bệnh ung thư đang gia tăng khủng khiếp, trong khi đó, các phương tiện và dụng cụ chẩn bệnh và trị bệnh này lại rất eo hẹp, thậm chí thiếu thốn ở nhiều quốc gia. Gần 13% những nạn nhân tử vong trên khắp thế giới là do bị ung thư (hơn cả bị lao phổi, sốt rét và hội chứng liệt kháng cộng chung lại với nhau). Ngày nay lại càng có nhiều trường hợp ung thư mới mỗi năm ở các quốc gia đang phát triển hơn là ở những quốc gia kỹ nghệ hóa, và con số ung thư ở những nơi ấy sẽ tăng lên thật nhiều vào những thập niên tới đây.

Việc trị liệu bằng quang tuyến là một trong những trị liệu chính của bệnh ung thư, và trên 50% bệnh nhân được chẩn bệnh mắc chứng ung thư đã hưởng lợi ích từ loại trị liệu hoặc áp dụng nguyên như thế hay áp dụng cùng với việc giải phẫu và việc hóa trị liệu (chemotherapy). Tuy nhiên, ở thế giới đang phát triển, hơn một nữa bệnh nhân mắc chứng ung thư không có thể được trị liệu bằng quang tuyến ấy, vì thiếu máy móc thích hợp và thiếu nhân viên được huấn luyện đầy đủ chuyên môn về ngành vật lý bệnh học và y học.

Tòa Thánh cám ơn tất cả mọi hoạt động và nỗ lực của IAEA cũng như của các cộng sự viên của cơ quan này trong việc phác họa và nới rộng các chương trình kiểm soát ung thư, những chương trình bao gồm việc cung cấp dụng cụ máy móc và dụng cụ máy móc cần thiết cập nhật hóa, cũng như việc huấn luyện đầy đủ cho các bác sĩ y khoa, các nhà vật lý và các chuyên viên kỹ thuật, cùng với việc trao đổi tín liệu giá trị khắp thế giới. Một trong những công việc chính của IAEA từng làm đó là khai triển và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn cũng như các Mật Mã Về Việc Thực Hành liều lượng học quang tuyến y khoa. Cơ cấu tổ chức trên thế giới của các phòng thí nghiệm liều lượng học tiêu chuẩn, những phòng thí nghiệm đã được các cơ quan IAEA và WHO hỗ trợ nhiều năm, đang cung cấp những dịch vụ định cỡ cho các bệnh viện, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, để giúp phần phẩm chất cho những chương trình của các nước ấy.

Cơ quan này hy vọng tiếp tục theo đuổi và củng cố tất cả mọi hoạt động quan trọng tức thời này. Việc cơ quan ấy mới bắt đầu Chương Trình Hoạt Động Cho Việc Trị Liệu Ung Thư (PACT: Program of Action for Cancer Therapy), một chương trình nhắm đến chỗ làm gia tăng khả năng của cơ quan ấy trong việc giúp cho các quốc gia hội viên thực hiện công việc trầm kha chống lại ung thư, cũng như nhắm đến chỗ thiết lập những trung tâm vùng chuyên môn về trị liệu quang tuyến, sẽ đạt được thành quả, nếu các quốc gia cũng như những tổ chức cống hiến quảng đại ủng hộ sáng kiến này.

Thưa Ông Chủ Tịch,

Những nỗ lực đáng kể của IAEA trong việc gia tăng tình trạng an toàn về nguyên tử và quang tuyến, trong việc vạch ra cho thấy những đường lối và những phương pháp an toàn để sử dụng những nguồn phóng xạ, cũng như trong việc giúp phục hồi những nguồn phóng xạ bị bỏ bê là những gì đóng góp quan trọng để làm giảm thiểu những thứ nguy hiểm và ngăn ngừa cái nguy hại gây ra cho quần chúng cũng như cho cá nhân. Cơ quan này đang chủ động dấn thân vào việc duy trì một nền văn hóa an toàn khi áp dụng các kỹ thuật về nguyên tử cũng như trong việc phân tử hóa chất phóng xạ, cần phải tiếp tục hoạt động của mình nơi lãnh vực này. Mức tiến bộ ở những cơ sở hạ tầng trong việc bảo vệ chất phóng xạ được cập nhật hóa nơi nhiều miền đất đã góp phần cho tình trạng an toàn hơn nữa và mang lại thiện ích thực sự, thế nhưng, mục đích này vẫn chưa đạt được, cần phải tiếp tục theo đuổi.

Ngoài ra, một công việc cam go khác đó là việc tăng bổ vấn đề an ninh của chất liệu nguyên tử cùng với bộ phận nguyên tử, một công việc vẫn còn là một mối quan tâm, cần phải có sự hợp tác hiệu nghiệm và thật nhiều giữa các tổ chức quốc tế và những quốc gia riêng.

Những hoạt động của cơ quan này đang vươn ra nhiều lãnh vực. Tuy nhiên, sự thành đạt của nó không thể khiến chúng ta lấy làm mãn nguyện. Chúng ta không thể cho rằng việc làm của chúng ta đã xong, nhưng chúng ta cần phải liên lỉ nỗ lực tiến đến đích điểm của mình.

Xin cám ơn ông chủ tịch.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 28/9/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)

 

 

Bắc Hàn: Cuộc Thử Nghiệm Vũ Khí Nguyên Tử thách thức riêng Hoa Kỳ và chung cộng đồng thế giới

 

Hôm Thứ Hai 9/10/2006, đúng như đã tuyên bố, Bắc Hàn đã bắn thử vũ khí nguyên tử. Theo bài Bush: N. Korea must face 'serious repercussions' , được mạng điện toán CNN phổ biến sáng ngày 11/10, thì vào hôm Thứ Tư, 11/10/2006, Tổng Thống Bush đã lên tiếng trong cuộc họp báo ở Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc như sau:

 

“Để đáp ứng những hành động của Bắc Hàn, chúng ta sẽ làm việc với đồng minh của mình ở miền đó cùng với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để bảo đảm có những việc phản ứng nghiêm trọng đối với chế độ Bình Nhưỡng. Cùng nhau chúng ta sẽ bảo đảm rằng Bắc Hàn hiểu được các hậu quả nếu nó tiếp tục đi theo con đường hiện nay của mình”.

 

Lời lẽ trên đây của Tổng Thống Bush diễn ra khi Bắc Hàn, cũng vào cùng ngày, đe dọa là bất cứ một áp lực nào xuất phát từ phía Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đều được coi như “việc tuyên bố chiến tranh”, như lời của phát ngôn viên thuộc bộ ngoại giao Bắc Hàn cho cơ quan thông tin KCNA biết.

 

Tổng Thống Bush cho biết ông sẽ cố gắng gia tăng nỗ lực ngoại giao và giúp vào việc bênh vực các đồng minh trong vùng, nhất là Nhật Bản và Nam Hàn: “Hiệp Chủng Quốc vẫn nỗ lực thực hiện chính sách ngoại giao. Hiệp Chủng Quốc cũng bảo trì tất cả mọi chọn lựa trong việc bênh vực cho các thân hữu của chúng ta cùng những quyền lợi của chúng ta ở miền đó chống lại những đe dọa từ phía Bắc Hàn”.

 

Trong bài “Bush: North Korea a 'threat to international peace'”, được mạng điện toán toàn cầu CNN phổ biến vào buổi tối cùng ngày trên đây, Tổng Thống Bush hứa bênh vực đồng minh cùng quyền lợi của Hoa Kỳ ở vùng đó, nhưng không sử dụng đến hành động quân sự, và kêu gọi Bắc Hàn hãy ngồi lại bàn hội nghị 6 nước như trước đây:

 

“Bắc Hàn một lần nữa đã quyết định phủ nhận cái viễn tượng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn… Trái lại, nó đã muốn làm gia tăng tình trạng căng thẳng ở miền này… Chúng ta sẽ không tấn công Bắc Hàn… Để giải quyết vấn đề theo tính cách ngoại giao thì cần phải có tiếng nói không phải chỉ nguyên của Hoa Kỳ nữa”.

 

Hoa Kỳ là nước dẫn đầu trong việc yêu cầu trừng phạt Bắc Hàn sau khi Bắc Hàn tuyên bố đã thử nguyên tử hôm Thứ Hai vừa rồi. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đang đặt vấn đề về việc soạn thảo bản quyết nghị này.

 

Trái lại, Bắc Hàn đã cho Cơ Quan Thông Tin Kyodo của Nhật Bản biết rằng những biện pháp thanh trừng sẽ là những gì ngăn cản Bình Nhưỡng tái trở lại bàn thương lượng sáu bên về chương trình nguyên tử của Bắc Hàn, một hội nghị đã bị tắc nghẽn từ năm trước. Chưa hết, Bắc Hàn còn đe dọa sẽ tiếp tục thử nguyên tử nếu Hoa Kỳ tiếp tục tỏ thái độ hận thù với Bình Nhưỡng. Còn nữa, bộ trưởng quốc phòng của Bắc Hàn là Yoon Kwang-ung sau đó còn cho biết Bắc Hàn sẽ mở rộng lò nguyên tử của mình để đối đầu với quốc gia láng giềng về khả năng trang bị nguyên tử của họ.

 

Nhật Bản đã tỏ ra thái độ tẩy chay Bắc Hàn, bằng cách cấm các thứ đồ nhập cảng của Bắc Hàn và cấm các tầu của Bắc Hàn vào các hải cảng của Nhật. Các người có quốc tịch Bắc Hàn cũng không được nhập cảnh Nhật. Vị tân thủ tướng Nhật là Shinzo Abe cho hãng thông tấn AP biết rằng:

 

“Nhật Bản đang lâm vào tình trạng tối ư nguy hiểm, nếu chúng ta cảm thấy rằng Bắc Hàn đã phát triển các thứ phi đạn tầm xa và các năng lực nguyên tử. Chúng ta không thể chấp nhận những hành động của Bắc Hàn nếu chúng ta cần phải bảo vệ sinh mạng của người Nhật và tài sản của họ. Những biện pháp này được thực hiện để bảo vệ hòa bình”.

 

Một viên chức Hoa Kỳ hôm Thứ Ba nói rằng Bắc Hàn đã cố gắng cho nổ bộ phận nguyên tử nhưng “bị hỏng làm sao đó”, nên vụ nổ tương đối là nhỏ. Viên chức này cũng cho biết Bắc Hàn đã thông báo cho chính quyền Trung Hoa biết trước cuộc thử nghiệm là việc thử nghiệm này liên quan tới một bộ phận nguyên tử nặng 4 tấn, một vụ nổ nhỏ so với những cuộc thử 15 tấn nguyên tử được Ấn Độ và Pakistan thực hiện vào năm 1998. Chính một nhà ngoại giao Bắc Hàn được dấu tên cũng công nhận là cuộc thử này xẩy ra nhỏ hơn Bắc Hàn mong tưởng, tờ nhật báo Nam Hàn là Hankyoreh đã tường trình như thế vào hôm Thứ Ba.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL  tổng hợp theo CNN

 

 

Quyết Nghị Của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về Trường Hợp Bắc Hàn Thử Nghiệm Nguyên Tử

 

Hôm Thứ Bảy 14/10/2006, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bao gồm 15 quốc gia hội viên đã đồng loạt phê chuẩn Nghị Quyết 1718 cấm thực hiện việc buôn bán giữa các quốc gia hội viên của LHQ với Bắc Hàn liên quan tới những máy móc dụng cụ và chất liệu có thể sử dụng vào các thứ vũ khí đại công phá.

 

Sau khi bản nghị quyết này được đồng loạt chấp thuận, đại diện Bắc Hàn là Pak Gil Yon đã nói rằng xứ sở của ông ta “hoàn toàn phủ nhận nghị quyết bất khả chính đáng này”, và thề rằng nếu Hiệp Chủng Quốc cứ gia tăng “việc khăng khăng gây áp lực trên Nhân Dân Dân Chủ của Nền Cộng Hòa Đại Hàn DPRK (Democratic Peoples of the Republic of Korea), thì DPRK sẽ tiếp tục có những phản ứng nghịch về thể lý, coi đó là một thứ tuyên chiến”. Sau khi nói như thế, vị này đã rời phòng họp.

 

Theo vị đại sứ của Hoa Kỳ ở LHQ là John Bolton thì bản Quyết Nghị 1718 này có những điểm chính yếu sau đây:

 

Cấm việc buôn bán với Bắc Hàn liên quan tới các thứ vũ khí đại công phá hay máy móc dụng cụ có mục đích quân sự cỡ lớn;

 

Ngăn chặn việc di chuyển của các viên chức chính phủ Bắc Hàn có liên quan tới những nỗ lực chế tạo các thứ vũ khí đại công phá;

 

Bao gồm cả việc cấm “những sản vật xa xỉ”;

 

Tấn công việc tài trợ các chương trình vũ khí bằng “các hoạt động tội ác như việc chuyển tiền, việc giả mạo và các thứ thuốc ngủ”;

 

“Áp đặt việc đòi buộc tất cả mọi quốc gia phần tử phải ra tay chống lại những hoạt động ấy và phải ngăn chận những tài sản của các thực thể cùng các cá nhân của Bắc Hàn”;

 

cung cấp một cơ cấu thanh tra để “bảo đảm việc tuân hợp những nghị khoản được căn cứ vào những gì hiện hữu của Hoạt Động Gia Tăng An Ninh”;

 

Đòi buộc Bắc Hàn không được thực hiện các việc thử nguyên tử hay bắn các đầu đạn tầm xa;

 

Đòi buộc Bắc Hàn phải hủy bỏ tất cả mọi chương trình vũ khí đại công phá. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo CNN ngày 15/10/2006 bài “Bolton: Ball is in North Korea's court”

 

 

 

Đức Hồng Y Đại Hàn Đón Mừng Giải Pháp Tốt Đẹp Về Nguyên  Tử Ở Bắc Hàn

 

ĐHY Nocholas Cheong Jin-Suk đón mừng thỏa hiệp ở Bắc Kinh giữa 6 nước (Mỹ, Nga, Tầu, Đài Loan, Nam Hàn và Bắc Hàn) được các viên chức của hội nghị hy vọng là giúp cho Bắc Hàn thực hiện  lời hứa chấm dứt chương trình nguyên tử của mình.

 

Theo thỏa ước  được ký kết ngày Thứ Ba 13/2/2007 thì Bắc Hàn sẽ đóng lò nguyên tử Yongbyon của mình trong vòng 60 ngày và cho thành phần thanh tra viên quốc tế đến xem xét tiến trình đóng cửa này, thay vào đó, họ được viện trợ năng lực.

 

Dự án dài hạn thì Bắc  Hàn sẽ nhận được trợ giúp về kinh tế, năng lực và nhân đạo đối với việc hoàn toàn chấm dứt các chương trình nguyên tử và thôi hoạt động tất cả các lò nguyên tử của mình.

 

Theo AsiaNews thì vị TGM thủ đô Seoul của Nam Hàn và là đại diện tông tòa ở Bình Nhưỡng nói rằng ngài “hân hoan đón mừng và lấy làm mãn nguyện về việc ký kết hiệp định về việc giải giới Bắc Hàn”, và ngỏ lời cám ơn các quốc gia đã góp phần  “vào việc ngăn chặn một tai họa thực sự đối với toàn thể nhân loại… một tai họa gây ra những hậu quả khôn lường. Chúng tôi cảm thấy mãn nguyện và cám ơn  Chúa về những gì thu gặt được này”. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/2/2007