TỪ SAU CUỘC TUYỂN CỬ 30/1/2005
Iraq Trưng Cầu Dân Ý bản Hiến Pháp Dân Chủ
Bản Hiến Pháp mới của Iraq: Mối quan tâm của Kitô hữu ở đất nước này
Một Iraq: đầy Biến Loạn và Chết Chóc
Ngày Kỷ Niệm Đệ Nhị Chu Niên Chiến Tranh Iraq
ĐTC GPII Thương Tiếc viên chức tình báo Ý bị Lực Lượng Hoa Kỳ bắn chết
Cuộc Khủng Bố Tự Vẫn Sát Hại 125 Nhân Mạng ở Iraq
Thành quả của việc tuyển cử dân chủ ở Iraq
Một Tân Iraq mở màn: "Hôm nay đây tôi bỏ phiếu cho hòa bình”.
Iraq Trưng Cầu Dân Ý bản Hiến Pháp Dân Chủ
|
Theo tiến trình dân chủ hóa Iraq, một cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra vào hôm Thứ Bảy 15/10/2005. Và nếu cuộc trung cầu dân ý này thành công, đến ngày 15/12. tức 2 tháng sau, Iraq sẽ có một cuộc tổng tuyển cử. Sau đó, tiểu ban Hội Đồng Toàn Quốc sẽ tài thẩm định bản hiến pháp với hạn chót phải xong là ngày 15/4/2006, rồi tiếp theo là việc điều chính hiến pháp, hạn cuối phải xong là ngày 15/6/2006. Cuối cùng là một cuộc trưng cầu dân ý khác về bản hiến pháp được thử nghiệm rồi được điều chỉnh này.
Thế nhưng, để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên trong lịch sử Iraq này, ngay tuần lễ trước đó đã xẩy ra rất nhiều cuộc khủng bố tấn công, đến nỗi, lực lượng an ninh của cả Iraq lẫn linh minh đã phải tận lực canh phòng và làm việc (nhất là ở các trạm phiếu) mới bảo đảm được cuộc trưng cầu dân ý lịch sử chưa từng có này, tuy không thoát được một số cuộc tấn công xẩy ra nhưng không có gì trầm trọng
Tổng Thống Jalal Talabani và Thủ Tướng Ibrahim al-Jaafari là những vị bỏ phiếu đầu tiên. Trong số 26 triệu dân, có 15.5 triệu là hợp lệ để bỏ phiếu.
|
Tuy việc kiểm phiếu đang được diễn tiến nhưng người ta tiên đoán là sự việc sẽ xẩy ra tốt đẹp, tức là dân chúng sẽ chấp thuận bản hiến pháp, vì phái Hồi giáo đông nhất ở Iraq là Sunni đã bỏ không chống đối nữa từ hôm Thứ Tư 12/10/2005, bởi hội đồng chuyển tiếp đồng ý sẽ cứu xét đến những thứ thay đổi trong cơ cấu khi thực hiện cuộc tổng tuyển cử vào tháng 12/2005 tới đây.
Nhóm Hồi giáo Ả Rập Sunni đã chống lại các khoản cho những vùng của nhóm Hồi giáo Shiites ở miền nam cũng như các vùng của người Kurdish ở miền bắc quyền tự lập hơn. Họ cũng chống lại các khoản loại trừ những yếu tố của Đảng Baath của Phái Sunni dưới thời nhà cựu độc tài Saddam Hussein.
Bản hiến pháp sẽ bất thành hiệu nếu nó bị bác bỏ bởi ít là hai phần ba cử tri ở tối thiểu 18 tỉnh hạt của quốc gia này. Nếu các nhóm Ả Rập Hồi Giáo Sunni chống lại bản văn kiện này thì có thể bản hiến pháp sẽ không được chấp thuận nếu 4 tỉnh hạt phần đông là người Hồi giáo Sunni cư trú bỏ phiếu chống. Ngược lại, nếu bản hiến pháp được chấp thuận, thì nhân dân Iraq sẽ tiến tới chỗ tổng tuyển cử vào tháng 12 để chọn ra một chính phủ không tạm thời như giai đoạn chuyển tiếp nữa, nhờ đó, lực lượng liên minh có thể rút khỏi Iraq.
|
Cả hai phe phò và chống bản hiến pháp đều có những lời lẽ trên truyền hình chẳng hạn như: “Chúng ta hãy bỏ phiếu cho một tương lai tốt đẹp hơn, chứ không phải là một quá khứ hãi sợ”; “Chúng ta hãy bỏ phiếu cho sức mạnh của chúng ta chứ không phải nỗi yếu hèn của chúng ta”; “Hãy chống lại cuộc xâm chiếm bằng việc bỏ phiếu chống bản hiến pháp này”.
Nhóm chống bản hiến pháp phàn nàn rằng dân chúng Iraq đã không có đủ cơ hội để thẩm định bản hiến pháp phức tạp, vì có nhiều người mới nhận được bản hiến pháp này mấy ngày trước đây thôi. Có một số lãnh đạo nhóm Sunni chống bản hiến pháp cho rằng bản hiến pháp này là kết quả của thành phần lãnh đạo nhóm Shiites quá thân thiện với nước Iran láng giềng oơ gần vùng nhóm Shiites cư trú.
Cuộc trưng cầu dân ý này có liên hệ tới các mục tiêu của ba nhóm ở đất nước này: nhóm thứ nhất là phong trào do Hoa Kỳ điều hướng mong muốn thấy có được một Iraq dân chủ, nhóm thứ hai là những bè phái về sắc tộc và tôn giáo tranh giành quyền lực chính trị, và nhóm thứ ba là nhóm khởi loạn sử dụng những chiến thuật khủng bố để phát động chủ nghĩa bảo thủ Hồi giáo.
|
Thành quả của cuộc trưng cầu dân ý này một là tích cực hai là tiêu cực. Nếu tiêu cực thì có thể là dấu hiệu tốt, bằng nếu tích cực, nghĩa là bản hiến pháp được chấp thuận hợp lệ, thì, một là, theo Salih al-Mutlag, người lãnh đạo liên minh 10 phái Sunni, “sẽ có 3 nước ở Iraq: một miền chính phủ cực Hồi giáo Shiite ở miền nam, một chính quyền cực đoan Sunni ở trung Iraq, và một chính quyền vô chủ nghĩa ở miền bắc (ám chỉ miềm của người Kurdish)”; hai là dẫn đến tình trạng bạo loạn chiến tranh hơn nữa, như ước đoán của Michael Rubin, một phân tích chính sách ở Trung Đông, “vì nó cho thấy rằng thành phần Ả Rập Sunni vận động một cuộc bỏ phiếu mà vẫn bị thua như thường, do đó, họ có thể cảm thấy càng bị tước đoạt quyền lợi của họ hơn”.
Kết quả cuộc kiểm phiếu hôm Thứ Ba 25/10/2005 của cuộc trưng cầu dân ý Iraq ngày 15/10/2005 cho thấy dân chúng đã chấp thuận bản hiến pháp, với 78% trong số 9.8 triệu cử tri (tức có 63% cử tri hợp lệ đi bầu). Như thế là nhân dân Iraq sẽ tiếp tục tiến trình hình thành chế độ dân chủ của họ, với cuộc tổng tuyển cử vào tháng 12/2005 tới đây.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu và tín liệu của CNN ngày 14-15 và 25/10/2005
Bản Hiến Pháp mới của Iraq: Mối quan tâm của Kitô hữu ở đất nước này
Trong cuộc gặp gỡ tổng thống và thủ tướng Iraq ngày 18/9/2005, Đức Thượng Phụ Emmanuel III Delly thuộc lễ nghi Chaldeans đã yêu cầu điều chỉnh bản hiến pháp, một văn kiện sẽ được trưng cầu dân ý vào ngày 15/10/2005 tới đây nhưng lại là bản văn kiện bị hội đồng giám mục Công giáo Iraq gồm 12 vị cho rằng mâu thuẫn về quyền lợi tôn giáo của các nhóm thiểu số trong đất nước này.
Những vị giáo chủ thuộc các Giáo Hội lễ nghi Chaldean, Armenia, Latinh và Assyria này ca tụng Khoản 2.1 (b) và 2.2 là những khoản bênh vực tự do cùng các quyền lợi tôn giáo, nhưng tấn công Khoản 2.1 viết rằng: “Không một luật nào có thể được thông qua nghịch với các qui luật nghiễm nhiên của Hồi giáo”.
Bản tuyên ngôn của các vị giám mục đã kết luận như thế này: “Hội đồng giám mục bày tỏ mối quan tâm và lo sợ nghiêm trọng… về Khoản 2.1 (a). Khoản này mở rộng đường nẻo cho việc thông qua các luật lệ bất công với thành phần không phải là người Hồi giáo. Hội đồng này yêu cầu khoản ấy cần phải được tu chính hay bỏ đi”.
Khi trao bản tuyên bố này cho Cơ Quan Quốc Tế Trợ Giúp Giáo Hội Túng Thiếu, ĐGM Phụ Tá Andreas Abouna ở Baghdad đã nói rằng:
“Chúng tôi chắc chắn là không phản đối sự kiện là ở Iraq Hồi giáo là tôn giáo của quốc gia. Chúng tôi biết rằng đa số dân chúng ở Iraq là người Hồi giáo, nhưng vấn đề ở đây là bản hiến pháp không rõ ràng. Có những chỗ trong bản hiến pháp này tốt đẹp nhưng còn những chỗ khác thì sao? Chẳng hạn, phụ nữ Kitô giáo có buộc phải che mặt hay chăng?”
Một Iraq: đầy Biến Loạn và Chết Chóc
Chết Chóc
|
Đoàn người hành hương cả triệu người đến đền thờ Kadhimiya trong thủ đô Baghdad là nơi họ tưởng niệm cuộc tử đạo của Moussa al-Khadem, một nhân vật lừng danh trong lịch sử Hồi giáo phái Shiite. Khi đoàn người hành hương đang chen chúc nhau ở cây cầu al-A'imma trên Sông Tigris River thì vang lên một tiếng kêu báo động có kẻ ôm bom tự sát trong số những người đang tham dự cuộc tưởng niệm ấy, làm cho mọi người hốt hoảng xô nhau bỏ chạy đè dẵm cả lên nhau.
Theo cảnh sát cho biết thì có 965 người bị chết chìm và bị dẵm chết và 810 người khác bị thương trong cuộc xô lấn trên cây cầu ở phía bắc thủ đô Baghdad này.
|
Gia đình các nạn nhân đã thực hiện một cuộc diễn hành tang chế hôm Thứ Tư 31/8/2005 qua các đường phố của thủ đô Baghdad cũng như ở thánh đô giáo phái Shiite thuộc tỉnh Najaf.
Thủ Tướng Ibrahim al-Jaafari đã đến viếng thăm thành phần nạn nhân thương tích tại các nhà thương. Chính quyền công bố toàn quốc để tang thương tiếc ba ngày và cho biết gia đình nạn nhân tử vong sẽ được bồi thường 2 ngàn Mỹ kim mỗi người.
Thật vậy, người ta không thể nào không hốt hoảng khi nghe thấy tiếng báo động đột xuất như thế. Bởi vì, sự kiện ôm bom tự sát ở Iraq là những gì quá quen thuộc và nhất định có thể xẩy ra, nhất là ở những nơi đông đảo. Ngoài ra, trước khi xẩy ra biến nạn vô cùng đáng tiếc này, cách đó 3 tiếng đồ hồ, một cuộc tấn công bằng đạn cối của thành phần phiến quân cũng đã xẩy ra gần ngôi đền thờ này, gây thiệt mạng cho 7 người và làm thương tích 36 người.
|
Sau cuộc tán loạn tử vong thê thảm hôm Thứ Tư
31/8/2005 trên đây tại Iraq, ĐTC Biển Đức XVI đã gửi một điện văn qua văn
phòng Quốc Vụ Khanh đến ĐTGM Fernando Filoni, khâm sứ tòa thánh ở Iraq, để,
ngoài việc tỏ lòng phân ưu cùng gia đình các nạn nhân tử vong và nguyện cầu
cho họ, ngài còn kêu gọi “tất cả mọi tín hữu tin tưởng vào một Vị Thiên Chúa
duy nhất hãy tỏ ra xót xa về tất cả mọi thứ bạo lực và hãy cộng tác trong việc
mang lại hòa hợp cho một mảnh đất Iraq đau thương”.
Tổng số thiệt mạng bên lực lượng liên minh tại Iraq, kể từ ngày khai
chiến với Iraq là ngày 19/3/2003, sau hai năm rưỡi, đã lên đến trên 2000 quân
nhân, trong đó có trên 1.800 là quân nhân Hoa Kỳ, chưa kể cả hằng ngàn ngàn
thương binh khác.
|
Tính đến ngày 1/9/2005, tổng số quân nhân thiệt mạng bên lực lượng liên minh là 2.074 người, trong đó có 1.882 là Hoa Kỳ, 93 Hiệp Vương Quốc, 13 Bulgaria, 1 Dane, 2 Hòa Lan, 2 Estonia, 1 Hungaria, 26 Ý, 1 Kazakh, 1 Latvia, 17 Balan, 1 Salvador, 3 Slovak, 11 Tây Ban Nha, 2 Thái Lan, và 18 Ukrainia. Riêng Hoa Kỳ, theo Ngũ Giác Đài, có 14.120 quân nhân Mỹ bị thương.
Hôm Thứ Năm 1/9/2005, chính quyền Iraq đã treo cổ 3 người bị án sát nhân và hiếp dâm. Đây là lần đầu tiên xẩy ra một cuộc hành xử tử hình như thế kể từ sau chế độ Saddam Hussein sụp đổ hai năm rưỡi trước đây. Việc hành sử tử hình này là để ngăn chặn tội ác đang nổi lên dữ dội giữa những cuộc ôm bom tự sát và bắt cóc cùng nổi loạn làm lũng đoạn xã hội Iraq từ cuộc xâm chiếm của Hoa Kỳ năm 2003.
Biến loạn
|
Vị giáo sĩ Shiite là Muqtada al-Sadr kêu gọi thành phần ủng hộ mình hôm Thứ Năm 1/9/2005 hãy chấm dứt các cuộc đụng độ với thành phần phản loạn cùng giáo phái để những cuộc đàm đạo bị ngăn trở về bản hiến pháp mới được tiến hành.
Thật vậy, Thứ Năm 1/9/2005 là ngày cuối cùng được quốc hội cho gia hạn thêm 72 tiếng đồng hồ từ đêm Thứ Hai 29/8/2005 để quyết định về bản hiến pháp mới của quốc gia này. Sở dĩ biến cố này bị gián đoạn là vì thành phần Ả Rập giáo phái Sunni đã chặn mất 1 phiếu về bản hiến pháp này, bản hiến pháp đã được các nhà thương thảo thuộc dân Kurdish và giáo phái Shiite chấp nhận.
Mặc dù kêu gọi trấn an giáo phái của mình, vị giáo sĩ này vẫn không quên được vụ thành phần phản loạn trong giáo phái của ông ra tay đốt phá văn phòng của ông ở Najaf và vụ 4 ủng hộ nhân của ông bị sát hại cùng hôm Thứ Tư 31/8/2005. Tuy nhiên, vì ích chung, ông cần phải làm như thế vào “giai đoạn quan trọng và khó khăn này”. Ông đã nói với các phóng viên báo chí tại nhà của ông ở Najaf như thế này:
“Tôi kêu gọi tất cả mọi tín đồ hãy ngưng đổ máu những người Hồi giáo và hãy trở về nhà của mình… Tôi xin các tín đồ đừng tấn công thành phần dân chúng vô tội cũng như đừng bị mắc mưu của người Mỹ đang muốn chia rẽ chúng ta. Chúng ta đang băng qua một giai đoạn quan trọng và một tiến trình chính trị”.
Trong cuộc họp báo Thứ Năm 1/9, ông al-Sadr đã chỉ trích chính phủ do giáo phái Shiite của ông lãnh đạo:
“Những gì chúng tôi muốn đó là tiếng nói của dân chúng cần phải được vang to hơn là tiếng của chính phủ”
Ông cũng phê bình những phần trong bản hiến pháp, cho rằng nó không đủ mạnh mẽ để chống lại đảng Baath của Saddam Hussein. Ông cũng tấn công cả chính sách liên bang là chính sách cũng bị thành phần Ả Rập Sunni bác bỏ: “Chúng tôi bác bỏ chính sách liên bang và nếu Người Mỹ có mưu đồ thì không được cố gắng áp dụng những mưu đồ ấy”.
Vị giáo sĩ trẻ này là con trai thứ 30 của một giáo sĩ nổi tiếng được cho là chế độ Saddam Hussein đã sát hại. Vị giáo sĩ trẻ này là một trong thành phần giáo phái Shiite mạnh miệng nhất chống lại việc Hoa Kỳ hiện diện tại Iraq. Từ tháng 4/2004, ông đã dẫn đầu hai cuộc nổi dậy chống lại các lực lượng Hoa Kỳ sau khi các thẩm quyền xâm chiếm đóng cửa tờ nhật báo của ông, giam nhốt các trợ tá chính của ông và gán tội ám sát cho ông về một giáo sĩ phản loạn ở Najaf.
Về phần Kitô giáo, Vị Thượng Phụ lễ nghi Chaldean là Emmanual III Delly ở thủ đô Baghdad đã kêu gọi các quốc gia ngoại bang hãy làm áp lực để thay đổi bản hiến pháp được soạn thảo, nhất là vì nó nhắm đến chỗ đề cao vai trò chủ chốt của luật Hồi giáo. Vị giáo chủ đại diện cho 70% trong số 800 ngàn Kitô hữu ở xứ sở này đã nói với cơ quan tín vụ SIR của các vị giám mục Ý hôm Thứ Năm 1/9/2005 rằng:
“Chúng tôi không hài lòng cho lắm, cho dù nó có nói lên một bước tiến đối với xứ sở này. Chúng tôi sẽ gặp phải khó khăn vì có một số điều khoản trong bản thảo được chấp thuận ấy”, nhất là bản thảo viết rằng Shariah, luật Hồi giáo, là ‘nguồn duy nhất’ của luật lệ ở Iraq, và không có thứ luật lệ nào có thể phản lại với các qui luật của Hồi giáo”.
Có thể xẩy ra trường hợp là “ai muốn mở một tiệm rượu bị bác bỏ đơn cho phép vì nó ngược lại với luật Hồi giáo. Và ai là người sẽ quyết định là điều ấy ngược lại với Hồi giáo đây? Chỉ có vị quan tòa người Hồi giáo mà thôi”.
“Tôi kêu gọi các vị lãnh đạo thẩm quyền ngoại quốc và Tòa Thánh hãy làm áp lực để tu chính những khoản luật ấy và để bảo đảm quyền lợi cho tất cả mọi người”.
ĐTGM Baghdad, Jean Benjamin Sleiman, trong buổi nói chuyện với Đài Phát Thanh Vatican hôm Thứ Sáu 2/9/2005, đã cảnh giác “rất có nguy cơ” xẩy ra nội chiến, bởi vì, tình hình hiện nay cho thấy hai giáo phái Hồi giáo là Shiite và Sunni đang chiến đấu về bản hiến pháp sau này:
“Chúng tôi đang bị biến loạn rất nhiều. Chúng tôi thực sự là sống trong một xứ sở vô pháp luật. Nhiều thực thể tưởng rằng đã bị triệt tiêu ai ngờ lại tái xuất hiện một cách mãnh liệt, chẳng hạn như chủ nghĩa bộ tộc và chủ nghĩa cuồng tín.
“Ngày nay chúng là những thực thể thật sự là mạnh mẽ. Chúng tôi vẫn còn ở trong tình trạng biến động rất nhiều, nhưng có lẽ lời này chưa diễn tả thảm trạng diễn ra hằng ngày về tình hình ấy.
“Những thứ xao động được bừng lên thực sự bởi bạo động là những gì tôi không dám nói là ‘mù quáng’, vì nó dường như được tính toán rất kỹ lưỡng, và vì thế, mới là những gì quái ác”.
Theo ngài, rất có nguy cơ xẩy ra nội chiến, “thế nhưng, tôi nghĩ rằng nhiều vị lãnh đạo chính trị đã biết được điều này và đang làm mọi sự có thể để tránh lánh.
“Cần phải có một nỗ lực mới để giúp cho nhân dân này hòa giải với chính mình, với quá khứ của nó, với những vấn đề của nó, và cần phải phấn khích một nền văn hóa mới và một tâm thức mới”.
Vị giáo chủ này còn nhận định là vấn đề dân chủ “có thể sẽ sớm xẩy ra, nhưng nó cũng có thể chẳng bao giờ có. Tôi nghĩ rằng vấn đề dân chủ là một vấn đề ở ngoài bản hiến pháp, ngoài chính những việc tuyển cử. Dân chủ là một thể hiện chính trị của một thứ triết lý, một thứ nhân loại học, một thứ văn hóa, và tôi nghĩ cần phải tiến tục thực hiện thêm nhiều nỗ lực hơn nữa.
“Có những người không muốn dân chủ, không phải là vì họ chống lại nó như thế, mà là vì họ chống lại những ai đang thiết lập nó.
“Bởi thế, có những vấn đề chính trị quốc nội và quốc tế, thế nhưng cái bối cảnh về xã hội và nhân chủng học thực sự là những gì cần phải tái cứu xét vậy”.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, theo CNN và Zenit
Ngày Kỷ
Niệm Đệ Nhị Chu Niên Chiến Tranh Iraq
|
Vào ngày 19/3/2003, lực
lượng Hoa Kỳ, sau khi gạt Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sang một bên, đã đơn
phương tấn công Iraq, lấy lý để tước đoạt các thứ vũ khí đại công phá của nước
này, những gì rất nguy hiểm nếu ở trong tay nhà lãnh đạo độc tài tàn ác Saddam
Hussein. Thế nhưng, dù có lật được nhà lãnh tụ và bắt được ông ta đi nữa, vấn
đề là chẳng thấy các thứ vũ khí đại công phá đâu, cho dù đã hết sức lùng kiếm.
Hôm Thứ Bảy, 19/3/2005, ngày kỷ niệm đúng hai năm Hoa Kỳ đơn phương tấn công
Iraq, trong khi tại Iraq những cuộc khủng bố tấn công vẫn đang tiếp diễn càng
ngày càng bạo loạn và chết chóc, thì nhiều cuộc xuống đường chống chiến tranh
đã diễn ra tại Âu Châu cũng như tại chính Hoa Kỳ.
|
Tổng Thống Bush đã lên
tiếng qua bài phát thanh hằng tuần của ông để bênh vực lập trường xâm chiếm
nhằm để lật đổ Saddam Hussein và đang nỗ lực thiết lập một nền dân chủ cho
quốc gia này: “Hiện nay, nhờ chúng ta hành động mà chính phủ Iraq không còn là
một mối đe dọa cho thế giới hay cho dân chúng của họ nữa”.
Thế nhưng, trên khắp thế giới, nhiều cuộc xuống đường chống lại cuộc xâm chiếm
của Hoa Kỳ một cuộc xâm chiếm theo họ đã gây ra máu đổ vô ích và là một cuộc
xâm chiếm cũng không tìm thấy những thứ vũ khí đại công phá (một lý do chính
cho cuộc xâm chiếm ấy). Những cuộc xuống đường này xẩy ra ở những nơi như
Tokyo Nhật Bản, Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ, Athens Hy Lạp, Stockholm Thụy Điển và
Luân Đôn Anh quốc.
|
Ở Hiệp Vương Quốc
(United Kingdoms), cảnh sát nói có khoảng 45 ngàn người xuống đường tham dự
cuộc diễn hành từ Công Viên Hyde ở Luân Đôn, băng ngang qua Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ
và đến Công Trường Trafalgar: “Chúng ta đã đẩy nhân dân Iraq vào tình trạng
hỗn loạn này, chúng ta cần phải giúp họ thoát khỏi tình trạng ấy”, một người
xuống đường 29 tuổi tên Kit MacLean đã cho biết như thế.
|
Lực lượng an ninh đã
xiết chặt ở ngoài tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Luân Đôn. Hai cựu quân nhân Hiệp Vương
Quốc đã đặt ở ngoài tòa lãnh sự một cái quan tài bằng giấy bồi mang những hàng
chữ “100 ngàn người chết”. Thành phần diễn hành hát rằng “George Bush, Chú
Sam, Iraq sẽ trở thành một Việt Nam khác của ông đó”.
Một số người lại lo rằng Bush có thể đang có dự án thực hiện một cuộc chiến
tranh khác ở Trung Đông hay ở một nơi nào đó. Bên cạnh một tấm bảng có hình
ông Bush có hai xừng ma quỉ, có những tấm bảng khác với hàng chữ như “Sau Iraq
tới Iran? Syria? Cuba?” “Hãy Ngăn Chặn Con Người này lại”.
|
Ở thành phố Adana miền
nam Thổ Nhĩ Kỳ, địa điểm cho một căn cứ quân sự Thổ nhường cho các lực lượng
Hoa Kỳ sử dụng, thành phần xuống đường đã đặt một vòng hoa mầu đen ở trước tòa
lãnh sự Hoa Kỳ để tỏ dấu chống chiến tranh. Ở Istanbul, cũng nước Thổ Nhĩ Kỳ,
khoảng 15 ngàn người diễn hành ở quanh vùng Kadikoy để chống loại việc hiện
diện Hoa Kỳ ở Iraq: “Bush Tên Giết Người hãy cút đi”, một tấm biển viết như
thế. Có hai người mặc y phục quân nhân Hoa Kỳ đang giả vờ đối xử tàn bạo với
một người khác ăn mặc kiểu tù binh, một cảnh tượng biêu giễu các vụ bạo hành
tù nhân của quân nhân Hoa Kỳ.
|
Ở Thụy Điển, khoảng 300
người chống chiến tranh đến đầy công trường Sergel trong khu phố Stockholm,
hát hò: “Hoa Kỳ, hãy ra khỏi Iraq!” Một em thiếu nữ 15 tuổi là Linn Majuri,
một phần tử của tổ chức môi sinh Trẻ Xanh đã nói ở Stockholm rằng “Tôi nghĩ là
cần phải tỏ ra cho thấy rằng chúng ta vẫn quan tâm đến vấn đề này”. Em thiếu
nữ này cầm một bảng chữ “Bỏ Bush chứ đừng bỏ bom”. Em nói: “Dân chúng đã trở
nên ơ hờ về vấn đề này rồi, nó không còn là những gì họ vừa đi vừa nghĩ tới
mỗi ngày nữa”.
Những người diễn hành ở Rôma, với ca nhạc cùng với các biển ngữ, đã kêu gọi
rút quân đội Ý khỏi Iraq. Một biểu ngữ mang hàng chữ: “Iraq cho nhân dân
Iraq!”
|
Ở Oslo, Na Uy, có khoảng
400 người tụ họp nhau ở công trường Jernbane để yêu cầu 10 viên chức Na Uy
đang ở Baghdad phải được hồi hương. Trước đây Na Uy cũng đã rút 150 lính của
mình về nước. Ingrid Fiskaa, người làm đầu của nhóm Fredsinitiativet hoạt động
cho hòa bình tổ chức biến cố này cho biết “Càng ngày chúng ta càng cảm thấy
bối rối vì chúng ta đang thuộc về ‘khối liên minh của thành phần chí nguyện’
trong khi nhiều quốc gia khác đang rút lui.
Ở Tây Ban Nha các cuộc xuống đường cũng đã xẩy ra ở 9 thành phố khác nhau, bao
gồm cả Ma Ní, Barcelona và khu trù mật Basque bên bờ biển San Sebastian
Tuy nhiên, không ở đâu có những cuộc xuống đường lớn bằng những cuộc xuống
đường vào Tháng 2/2003, trước khi cuộc chiến xẩy ra, lúc có cả hằng triệu
người diễn hành ở các thành phố trên khắp thế giới để yêu cầu Tổng Thống
George Bush và đồng minh của ông ta đừng tấn công Iraq.
ĐTC GPII Thương Tiếc viên
chức tình báo Ý bị Lực Lượng Hoa Kỳ bắn chết
|
Ông Nicola Calipari, một viên chức tình báo
Ý đã bị lực lượng quân đội Hoa Kỳ bắn chết trong đoàn xe hộ tống nữ ký giả Ý
bị bắt cóc và được thả ra trên đường ra phi trường đưa nữ ký giả này bay về Ý.
ĐTC, qua ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, đã gửi một văn thư phân ưu cùng Cha
Maurizio Calipari, người anh em của nạn nhân và là một viên chức của Giáo
Hoàng Học Viện về Sự Sống kiêm giáo sư đạo lý sinh học của Regina Apostolorum
Pontifical University ở Rôma. Trong văn thư, ĐTC bày tỏ “việc gắn bó thiêng
liêng sâu xa” với gia đình họ Calipari, nhất là với bà mẹ, người vợ cùng hai
đứa con (1 gái 19 và 1 trai 13) của nạn nhân, người đã từng thương thuyết để
giải cứu hai con tin Ý bị giam giữ 3 tuần lễ và được trả tự do vào ngày
28/9/2004 là Simona Torretta và Simona Pari.
ĐGH đã ca ngợi “cử chỉ anh hùng” nạn nhân đã hiến mạng sống để cứu mạng sống
của nữ ký giả, một cử chỉ “được tác động bởi ý thức nghĩa vụ cùng các cảm quan
theo nhân đức Kitô giáo”. Ngài nói rằng ngài “dâng lời nguyện cầu tha thiết
cho linh hồn của ông”.
Cha Calipari đã làm phép xác cho người anh em ruột thịt của mình khi thi thể
được mang về tới Rôma. ĐTC đồng thời cũng gửi một điện tín đến Thủ Tướng Ý
Silvio Berlusconi để bày tỏ “việc hài lòng về công việc được ông và chính phủ
Ý thực hiện, cũng như tất cả những ai dấn thân hoạt động để mang lại thành quả
tốt đẹp từ cuộc bắt cóc tệ hại”.
Theo kết quả cuộc giảo nghiệm thi thể của nạn nhân thì ông bị bắn một phát vào
vào đầu và chết ngay tức khắc. Thi thể của ông được đặt ở Mộ Binh Sĩ Vô Danh ở
Rôma để dân chúng đến kính viếng và chờ được cả nước an táng vào Thứ Hai
7/3/2005. Tổng Thống Ý là Carlo Azeglio Ciampi nói rằng ông sẽ tưởng thưởng
Calipari huy chương vàng dũng cảm cho hành đồng anh hùng của ông.
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình La 7 Ý quốc, người nữ ký giả từ tình
trạng làm con tin của nhóm khủng bố Iraq đến trở thành nạn nhân của lực lượng
Hoa Kỳ là Giuliana Segrena cho biết “không hề có vấn đề chiếu sáng, không có
dấu hiệu nào cả”, và không phải ở trạm kiểm soát mà là “một toán đi tuần bắn
ngay khi họ chiếu đèn pha vào chúng tôi”.
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Sky TV, nữ ký giả này còn cho biết
thêm rằng “quí vị cảm thấy như mình bị bao trùm bởi một tràng đạn bắn từ một
chiếc xe tăng ở bên cạnh quí vị, không hề cho quí vị một báo hiệu sắp sửa bị
tấn công nào cả nếu chúng tôi không ngừng lại – điều này hoàn toàn không thể
nào chấp nhận được ngay cả trong những trường hợp bình thường, cho dù họ không
hề biết gì về việc chúng tôi có đó, về việc chúng tôi muốn đi qua chỗ đó vậy”.
|
Trong bài viết nhan đề “Sự Thật Của Tôi”,
được phổ biến trên tờ nhật báo của mình là Il Manifesto phát hành Chúa Nhật
6/3/2005, người nữ ký giả bị bắt cóc một tháng, từ ngày 4/2, rồi được thả ra
ngày 4/3 để rồi trên đường ra phi trường về nước đã bị bắn thương đã tường
thuật lại nội vụ là:
“Chúng tôi còn gần một kitômét” nữa là tới phi trường, nơi mà máy bay đang chờ
để đưa bà về Rôma, thì “bấy giờ… tôi chỉ nhớ đạn bắn. Lúc ấy cả một cơn mưa
đạn bắn tấn công chúng tôi, vĩnh viễn chấm dứt những lời nói vui vẻ mấy phút
trước đó. Người tài xế bắt đầu hô lên rằng chúng tôi là những người Ý. ‘Chúng
tôi là những người Ý, chúng tôi là những người Ý’. Nicola Calipari đã nhào
người về phía tôi để bảo vệ tôi và lập tức, tôi xin lập lại, lập tức tôi nghe
thấy hơi thở cuối cùng của ông lúc ông chết trên mình tôi. Tôi cảm thấy thân
mình bị đau đớn, tôi không biết nguyên do tại sao. Thế nhưng bấy giờ tôi nghĩ
ngay đến những điều thành phần bắt giữ tôi đã nói với tôi. Họ tuyên bố rằng họ
đã quyết định hoàn toàn thả tôi ra nhưng tôi phải cẩn thận, ‘những người Hoa
Kỳ không muốn bà trở về đâu’ Lúc họ nói với tôi tôi đã coi những lời ấy là
những gì bồng bột và có tính cách ý hệ … ”.
Ngoài ra, bà còn cho biết về thành phần bắt cóc bà như sau: “Đối với tôi,
thành phần bắt giữ tôi dường như là một nhóm người rất đạo đức, ở chỗ liên lỉ
nguyện cầu Kinh Koran. Thế nhưng, vào lúc thả tôi ra, kẻ tỏ ra đạo đức nhất và
là người thức dậy mỗi buổi sáng vào lúc 5 giờ để cầu nguyện đã đột ngột chúc
mừng tôi, bắt tay tôi, một cử chỉ bất thường đối với một tay thủ cựu Hồi giáo,
rồi hắn nói thêm ‘nếu bà biết điều thì bà sẽ được ra đi ngay bay giờ’”.
Hôm Thứ Bảy, 5/3/2005, tờ nhật báo Il Manifesto đã cáo buộc lực lượng Hoa Kỳ
vào tội “ám sát” Calipari, một viên chức tình báo Ý 50 tuổi này.
Ông Pierre Scolari, đồng bạn của nữ ký giả Sgrena cũng cho rằng sự vụ là những
gì xẩy ra có chủ ý: “Tôi hy vọng rằng chính phủ Ý làm một điều gì đó vì đây có
thể là một cuộc phục kích theo tôi nghĩ, hoặc chúng ta đang xử trí với những
tên đần độn hoặc những đứa con nít bị khủng bố bắn bừa vào bất cứ ai”.
Ngay từ ban đầu vấn đề chiến tranh Iraq vốn không được ủng hộ ở Ý. Biến cố xẩy
ra hôm Thứ Sáu 4/3/2005 vừa rồi làm chết một viên chức tình báo của Ý lại gây
thêm phẫn nộ cho quần chúng Ý, gây ra những cuộc xuống đường phản đối nữa.
Hằng ngàn người đã tuốn ra các đường phố Rôma mang theo các bảng hiệu lên án
chiến tranh và chính phủ Bush. Nữ ký giả Sgrena và tờ nhật báo của bà kịch
liệt phản chiến. Bà viết rằng bà đã nói đi nói lại với các kẻ bắt cóc bà về sự
kiện phản chiến này những họ không chịu thả bà ra.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, chuyển dịch theo tin tức của CNN ngày Chúa Nhật
6/3/2005)
Cuộc Khủng Bố Tự Vẫn Sát Hại 125 Nhân Mạng ở Iraq
|
Hôm Thứ Hai 28/2/2005, một cuộc tự vẫn khủng bố sát hại 125 nhân mạng ở Hilla, cách thủ đô Baghdad 60 dặm (hay 100 cây số) về phía nam, là nơi thành phần cảnh sát tân tuyển đang chờ đợi khám sức khỏe, một cuộc khủng bố kinh hoàng nhất kể từ giai đoạn hậu chiến Iraq. Cuộc khủng bố này còn gây thương tích cho hơn 150 người khác bởi một chiếc xe nổ bom ở bên ngoài văn phòng chính phủ.
Ngoài ra, một chiếc xe nổ bom thứ hai cùng ngày ở Musayyib, cách Hilla 15 dặm về phía bắc. Thành phần thường trở thành mục tiêu cho các cuộc khủng bố tấn công đó là thành phần cảnh sát tân tuyển và lực lượng an ninh Iraq. Hôm 4/9/2004 đã xẩy ra một cuộc khủng bố tấn công và đã sát hại 47 mạng cảnh sát tân tuyển.
Cuộc khủng bố tấn công gây thiệt mạng nhiều nhất sau cuộc khủng bố tấn công hôm Thứ Hai 28/2/2005 này là cuộc khủng bố tấn công ở Đền Thờ Giáo Trưởng Ali ở Najaf hôm 29/8/2003, sát hại 84 người, và ở Karbala hôm 2/3/2004 sát hại 85 mạng người.
Thành quả của việc tuyển cử dân chủ ở Iraq
Theo những nguồn tin cận kề với việc tuyển cử cho hay liên danh được đỡ đầu của Đại Tôn Ayatollah al-Sistani đang dẫn đầu trong cuộc kiểm phiếu ở miền nam đa số Hồi giáo phái Shiite, ở hạt tỉnh Diyala cũng như ở hải ngoại.
Con số cử tri đi bầu và thành quả hoàn toàn của cuộc tuyển cử này vẫn chưa được biết cho đến tuần tới, nếu không gì thay đổi. Thế nhưng, thành quả sơ khởi từ miền nam của thành phần Hồi giáo phái Shiite hôm Thứ Sáu 4/2/2005 cho biết miền này đã bầu cho Liên Minh Thống Nhất Iraq do vị đại tôn trên đây đỡ đầu, qua mặt hai liên minh Liệt Danh Iraq của vị thủ tướng lâm thời Ayad Allawi do Hoa Kỳ đỡ đầu.
Liên Minh Thống Nhất Iraq cũng thắng phiếu nơi thành phần cử tri Iraq vắng mặt đang sinh sống ở 14 quốc gia hải ngoại, như được Tổ Chức Quốc Tế Về Di Dân tổ chức cuộc bỏ phiếu này cho biết cũng vào hôm Thứ Sáu.
Abdel-Aziz al-Hakim, vị đứng đầu của liên danh đang thắng thế trong cuộc kiểm phiếu sơ khởi này đã sống nhiều năm lưu vong ở Iran, nơi ông đã tham gia phong trào lớn mạnh chống Saddam Hussein. Liên danh này có một số giáo sĩ trong đó, nhưng vị đứng đầu này cho biết nhóm của ông sẽ không sử dụng võ lực để buộc giữ luật Hồi giáo trên đất nước Iraq.
Trong khi đó, kết quả sơ khởi của việc kiểm phiếu ở hạt tỉnh Diyala cũng cho biết liên minh thống nhất Iraq hơn liên minh được Hoa Kỳ đỡ đầu 1 chút. Dân chúng ở đây có 40% theo phái Hồi giáo Sunni, 35 theo Shiite, 30 là người Kurt và 5 phần trăm còn là người Thổ Nhĩ Kỳ cùng các thành phần khác. Sở dĩ thành phần Hồi giáo Sunni nói chung ở Iraq tẩy chay việc tuyển cử dân chủ này, nhưng ở đây họ lại đi bầu là vì những vị lãnh đạo tôn giáo của phái này ở thủ đô Baghdad đã ban lệnh cho phép họ đi bầu. Tổng số cử tri đi bầu ở đây là 36% trong tổng số 614 ngàn cử tri hợp lệ. Kết quả cuộc bỏ phiếu ở đây cho thấy có 41.894 phiếu bầu cho liên minh thống nhất Iraq, 32.095 cho liên minh của thủ tướng lâm thời được Hoa Kỳ đỡ đầu, và 28.119 cho liên minh người Kurt.
Đảng của vị Tổng Thống Lâm Thời Sheik Ghazi al-Yawar chỉ nhận được có 5.167 phiếu.
Hôm Chúa
Nhật 13/2/2005, Ủy Ban Độc Lập Về Việc Tuyển Cử của Iraq đã loan báo rằng Liên
Danh Thống Nhất Iraq của giáo phái Hồi giáo Shiite đã thắng nhiều phiếu hôm bầu
cử 30/1. Vị phát ngôn viên của ủy ban này là Fareed Ayar cho biết: “Đây là một
cuộc tái sinh đối với Iraq, một Iraq tự do”.
Trong số 8.56 triệu phiếu, tức 58% số cử tri hợp lệ đi bầu (phái Hồi giáo Sunni
vốn bài chống cuộc bầu cử này cũng được 2% cử tri bỏ phiếu ở quận hạt Anbar bao
gồm những thành phố đông người thuộc giáo phái này, như Ramadi và Falluja), có
4.08 triệu bầu cho Liên Danh Thống Nhất Iraq UIA, 2.17 triệu cho các đảng phái
của người Kurdish và 1.17 cho Liên Danh Iraq của Thủ Tướng Lâm Thời Ayad Allawi
được Hoa Kỳ đỡ đầu. Như thế, UIA có được khoảng 130 ghế trong Hội Đồng Quốc Gia,
người Kurds có 70 ghế và Liên Danh Thủ Tướng lâm thời được 40 ghế.
Sau cuộc bầu cử Hội Đồng Quốc Gia, Iraq sẽ trải qua một thời gian chờ đợi để hội
đồng này soạn thảo một bản hiến pháp và chọn 1 vị tổng thống cùng 2 phó tổng
thống, đoạn tổng thống sẽ chọn thủ tướng. Bản hiến pháp phải được soạn xong cùng
lắm vào ngày 15/8 và nộp cho cuộc trưng cầu dân ý hạn chót vào ngày 15/10.
Phái Hồi giáo Shiites chiếm 60% dân số Iraq và là thành phần bị đàn áp bởi nhà
lãnh tụ phái Hồi giáo Sunni là Saddam Hussein. Những người Hồi giáo phái Sunni,
chiếm 20% dân số trong tổng số 25 triệu dân, coi thành quả cuộc bầu cử này là
bất hợp lệ.
Việc loan báo kết quả bỏ phiếu sở dĩ bị chậm trễ là vì một phiếu cần phải đếm
lại và một số khác được cho là bất hợp lệ. Hạn chót để nộp đơn khiếu nại về cuộc
tuyển cử này sẽ vào ngày Thứ Tư 16/2/2005. Nếu tất cả mọi vấn đề kêu ca phàn nàn
về cuộc bầu cử này được giải quyết ổn thỏa thì Ủy Ban Độc Lập Lo Bầu Cử vào ngày
hôm sau đó sẽ loan báo thành quả bầu cử là công nhận.
Một Tân Iraq mở màn: "Hôm nay đây tôi bỏ phiếu cho hòa bình”.
Người Iraq đầu tiên trên thế giới đi bầu là Shimon Haddad, vào Thứ Năm 27/1/2005 tại Úc Đại Lợi, nơi có 11 ngàn người Iraq ghi danh đi bầu trong số 280 ngàn người Iraq xuất ngoại ở 14 quốc gia trên thế giới. Con số dân chúng Iraq hải ngoại ghi danh đi bầu nhiều nhất là ở Iran, lên tới 50 ngàn người. Sở dĩ Haddad, một ngoại kiều sống ở Úc Đại Lợi 33 năm, có thể trở thành người Iraq đầu tiên đi bầu trên thế giới là vì múi giờ ở Úc Đại Lợi và vì ông là người điều hành trạm phiếu mở cửa lúc 7 giờ sáng (ông cần phải bầu trước giờ mở cửa để còn lo cho trạm phiếu sau đó).
Trong khi đó, tại Iraq, tình hình an ninh càng căng thẳng bởi những lời đe dọa của các nhóm nổi loạn, thành phần đang đe dọa tính mạng các nhân viên cảnh sát, những ứng cử viên hoặc cử tri viên.
Về việc kiểm soát và giữ an ninh cho cuộc bầu phiếu quan trọng này ở Iraq, bộ trưởng nội vụ Kasim Daoud hôm Thứ Năm 27/1/2005 đã cho các ký giả qua cuộc họp báo bằng hệ thống vệ tinh biết rằng từ Thứ Sáu 28 đến hết Thứ Hai 31/1/2005 sẽ có những cuộc giới nghiêm và hạn chế việc di chuyển xe cộ:
“Chúng tôi sẽ không cho phép các xe cộ trực tiếp tiến đến các trạm bầu phiếu. Xe cộ phải đậu cách xa những trạm phiếu”.
Thành phần dân sự cũng không được di chuyển từ tỉnh này đến thành khác, và cử tri không được mang vũ khí, cho dù được phép võ trang. Theo vị bộ trưởng nội vụ này thì thành phần phản loạn chính thức hoạt động ở 2 trong 18 vùng, đó là vùng Anbar và Nineveh, còn ngoài ra hầu như các nơi đều được an toàn. Ông cũng cho biết có hai nhóm phản động chính, đó là “nhóm Saddamists bao gồm những kẻ trung thành với chế độ Saddam; và nhóm những kẻ bảo thủ Hồi giáo”.
Ông bộ trưởng này cũng trách hai quốc gia láng giếng là Syria và Iran đã không rat ay hết sức để ngăn chặn các tay phản động sử dụng hai quốc gia này làm bàn đạp tấn công Iraq. Ông hy vọng rằng về lâu về dài nạn phản động này sẽ được dẹp yên bằng “việc cải tiến nền kinh tế, cống hiến cho các gia đình nguồn lợi tức bình thường… phục vụ về sức khỏe tốt đẹp, tình trạng an sinh xã hội, các thứ công ăn việc làm… một hệ thống giáo dục tốt đẹp”. Theo ông, sau cuộc bầu cử này, vấn đề cần phải làm ngay đó là huấn luyện các nhân viên an ninh và quân đội. Hiện nay lực lượng cảnh sát lên đến 90 ngàn và quân đội ở con số 55 ngàn, nhưng cần phải tăng số quân nhân lên 150 ngàn vào năm 2006.
Vị cố vấn an ninh quốc gia là Mowaffak al Rubaie nói rằng lực lượng đầu tiên bảo vệ thành phần cử tri bầu phiếu là quân đội và an ninh quốc gia, được hỗ trợ bởi lực lượng quân đội liên minh do Hoa Kỳ chỉ huy:
“Những tay khủng bố và thành phần (Abu Musab al-) Zarqawi cùng với những tay trung thành với Saddam sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những điều được họ gọi là ‘các cuộc tấn công ngoạn mục’ vào các lực lượng an ninh hay vào tiến trình chính trị của chúng tôi. Mục đích chính của họ là để trì hoãn việc tuyển cử, là hủy bỏ việc bầu phiếu, là phá đám tiến trình chính trị. Điều này sẽ không xẩy ra được đâu”.
|
Ngày lịch sử ở Iraq đã điểm. Cuộc tuyển cử đầu tiên hơn 50 năm qua đã được bắt đầu tại Iraq vào 7 giờ sáng ngày Chúa Nhật 30/1/2005 (tức 11 giờ đêm Thứ Bảy giờ Nữu Ước ở Hoa Kỳ), với 30 ngàn trạm phiếu trên toàn quốc. Ngày hôm trước, tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở thủ đô Baghdad bị phi đạn tấn công, làm hai người Mỹ vong mạng và 5 người khác bị thương. Ba trạm phiếu và 1 trạm cảnh sát ở bắc thủ đô Baghdad bị tấn công bằng súng, gây thương tích cho 5 thường dân và 3 cảnh sát viên. Theo tình báo Hoa Kỳ thì thành phần phản loạn có 150 chiếc xe bom và 250 bom tự sát đã được sẵn sàng bùng nổ.
Tổng Thống lâm thời Ghazi al-Yawer là một trong những người đầu tiên bỏ phiếu: “Tận đáy lòng, tôi cảm thấy rằng nhân dân Iraq xứng đáng có những cuộc tuyển cử tự do. Điều này sẽ là bước đầu tiên của chúng tôi tiến đến chỗ tham dự vào thế giới tự do cũng như tiến đến chỗ dân chủ mà nhân dân Iraq hãnh diện”.
Nguyên ở thủ đô Baghdad thôi có tới 15 ngàn quân nhân Mỹ đi tuần để canh chừng việc bỏ phiếu (chấm dứt vào lúc 5 giờ chiều địa phương (hay 9 giờ sáng ở Nữu Ước hoặc 12 giờ trưa ở California). Iraq có 12.4 triệu dân, sẽ bầu chọn 275 vị vào Hội Đồng Quốc Gia với phận sự chuyển tiếp, ở chỗ soạn thảo một bản tân hiến pháp và chọn 1 tân tổng thống cùng hai phó tổng thống, vị tổng thống sẽ chọn thủ tướng. Ngoài ra, dân chúng cũng chọn bầu các phần tử cho 18 hội đồng miền.
Đêm hôm Thứ Bảy, vấn đề an ninh được thực hiện một cách nghiêm ngặt, với việc hạn chế di chuyển và cấm xe cộ đi lại. Biên giới và không phận được đóng lại và giới nghiêm ban đêm.
Tổng kết cuộc bầu phiếu của kiều dân Iraq ở hải ngoại nơi 14 quốc gia, chỉ có
30% trong 280.300 người ghi danh đi bỏ phiếu, tức chỉ có 84.400 người. Trong
ba ngày bỏ phiếu (từ Thứ Năm tới hết Thứ Bảy) ở hải ngoại này, tại Hoa Kỳ,
ngày đầu tiên có 22% đi bỏ phiếu.
Trong cuộc tuyển cử lịch sử này, khi
đến trạm phiếu, cử tri phải chọn trong bản danh sách 111 liên minh, đảng phái
và cá nhân, đại diện cho 8 ngàn ứng cử viên cho Hội Đồng Quốc Gia chuyển tiếp
gồm 275 vị. Danh sách ứng cử viên mãi tới sát ngày bỏ phiếu mới được tiết lộ
vì lý do an ninh cho họ trong những ngày trước đó.
Thành phần phản loạn đã thực hiện hơn một chục cuộc tấn công khắp Iraq vào
chính ngày Chúa Nhật bầu phiếu, sát hại ít là 25 người và gây thương tích cho
71 người. Có ít là 8 vụ ôm bom tự sát. Riêng ở thủ đô Baghdad có 8 vụ 6m bom
tự sát tấn công khiến 11 người chết và ít là 47 bị thương. Thành phần phản
loạn ở thủ đô đã tung ra những tờ truyền đơn trước đây tuyên bố rằng họ sẽ
“rửa đường phố Baghdad bằng máu của những người cử tri”. Có một lời tuyên bố
trên các mạng điện toán toàn cầu Hồi giáo, được công khai thừa nhận bởi nhóm
do Abu Musab al-Zarqawi lãnh đạo về những cuộc tấn công trong ngày bầu cử này
ở thủ đô Baghdad cũng như ở các nơi khác, với mục đích để “trêu ngươi những ai
đòi hỏi dân chủ”.
Tại tỉnh quê của cựu lãnh tụ Saddam Hussein là Tikrit các trạm phiếu hầu như
trống trơn không người. Còn trong toàn quốc chỗ nào cũng đông người chờ chực
để tới phiên bầu, dù bị kiểm soát ngặt nghèo phiền toái. Ở phía đông bắc tỉnh
Baquba, trong khi đứng xếp hàng dài để bỏ phiếu các cử tri còn vỗ tay ca hát
vui vẻ trước ống kính chụp ảnh nữa. Ở tỉnh miền nam Basra có tới 90 phần trăm
cử tri đầu phiếu.
Ở thành phố lớn thứ hai Iraq là Shi’ite Basra, hằng trăm cử tri nhẫn nại đứng
xếp hàng ở các trung tâm bầu phiếu. Một nam cử tri trẻ tuổi là Samir Khalil
lbrahim cho biết “Tôi không sợ. Đây giống như một ngày hội của toàn thể nhân
dân Iraq vậy”.
Samir Hassan, 32 tuổi, người bị mất 1 cẳng trong cuộc nổ bom xe vào Tháng
10/2004, đã nhất quyết đi bầu: “Tôi sẽ bò đến đây nếu cần. Tôi không muốn
những tay khủng bố sát hại những người Iraq khác như họ đã cố gắng giết chết
tôi. Hôm nay đây tôi bỏ phiếu cho hòa bình”.
Cũng tại đây, cô Jaida Hamza, trong bộ ý phục truyền thống kín người chùm cả
mặt đã lên tiếng cho biết: “Đây là một đám cưới đối với tất cả mọi người Iraq.
Tôi chúc mừng tất cả mọi người Iraq về quyền tự do và dân chủ mới lập của họ”.
Một trong những bất ngờ nhất là ở Mosul, một thành phố lẫn lộn người Ả Rập Hồi
giáo phái Sunniu và người Kurt, theo một viên chức quân đội Hoa Kỳ thì “cho
đến nay mọi sự diễn tiến thật là tốt đẹp, hơn dự tưởng rất nhiều”.
Thị trưởng thủ đô Baghdad là Alaa al-Tamimi đã nói với hãng thông tấn Reuters
bằng những lời phấn khởi hết sức cảm kích như sau: “Tôi không thể diễn tả được
những gì tôi thấy. Thật là không thể tưởng tượng nổi. Đây là một cuộc bầu
phiếu cho tương lai, cho con cháu, cho qui luật, cho nhân loại, cho yêu thương”.
Ông Sabah Kadim, một cố vấn cao cấp của Bộ Nội Vụ Iraq đã cho CNN biết về
thành phần khủng bố như thế này: “Chúng tôi đang có họ hôm nay đây, chúng tôi
đã có họ hôm qua và chúng tôi sẽ có họ mai này. Vấn đề khác nhau đó là nhân
dân Iraq đã tuyển chọn một một chính quyền hợp pháp còn mạnh mẽ hơn nữa để
giải quyết vấn đề với họ”.
Có hai đảng được cho là dẫn đầu cuoôc đầu phiếu này là Đảng Liên Minh Iraq
Hiệp Nhất và Đảng Liệt Danh Những Người Iraq. Đảng thứ nhất các ứng cử viên
hầu hết thuộc phái Hồi giáo Shiite được đỡ đầu bởi vị giáo sĩ thế giá Grand
Ayatollah Ali al-Sistani, và đảng thứ hai được cầm đầu bởi Allawi, nhân vật đã
trở thành bộ mặt của chính quyền Iraq sau khi chủ quyền được phục hồi vào
Tháng 6/2004 vừa rồi.
Sau đây là phản ứng của thế giới Ả Rập trước cuộc bầu cử dân chủ ở Iraq, một
tiến trình hầu như đi ngược lại với các chế độ độc quyền hiện hữu trong thế
giới từ trước đến nay. Hiện tượng này hình như tái diễn những gì đã xẩy ra sau
cuộc Cách Mạng Pháp 1789, một biến cố chính trị cũng là một cuộc cách mạnh
chính trị làm lung lay nền tảng và hệ thống cai trị theo chế độ quân chủ ở Âu
Châu bấy giờ. Sau đây là phản ứng từ các báo chí:
Tờ nhật báo Asharq Al-Awsat ở Luân Đôn đã gọi cuộc tuyển cử này là “một biến
cố lịch sử chưa từng có… Một cảnh tượng Iraq không giống như bất cứ một nơi
nào khác trong vùng này… Cuộc tuyển cử này sẽ trở thành một bài học cho các
quốc gia láng giềng trong vấn đề nắm quyền hành bằng việc bầu phiếu chứ không
phải là việc lật đổ”. Tờ báo này cũng phổ biến một bài có nhan đề “Dưới một
con mắt sợ hãi và dưới một con mắt hy vọng”.
Tờ nhật trình Al-Hayat cũng ở Luân Đôn có bài “Những Cuộc Tuyển Cử Vượt Ra
Ngoài Biên Cương Iraq”: “Dưới thời Saddam, những cuộc bầu cử chẳng có nghĩa gì
đối với người Iraq… Những thùng phiếu được sử dụng để lập lại lòng trung thành
với nhà lãnh đạo này… Từ ngữ ‘không’ chẳng thấy hiện hữu trong ngữ vựng Iraq.
Ai dám lên tiếng nói tiếng này sẽ bị tru diệt cùng với họ hàng và toàn gia tộc
của họ… Thật là không quá đáng khi nói hôm nay là ngày quyết liệt cho đất nước
Iraq và nhân dân Iraq. Bất chấp việc tẩy chay của phái Hồi giáo Sunni và tình
trạng liên tục bạo động, hôm nay là ngày đánh dấu nơi lịch sử Iraq”.
Tờ nhật báo Al-Ittihad ở Tiểu Vương Quốc Ả Rập Hiệp Nhất đăng bài có nhan đề
“Một Tân Iraq được sinh vào đời hôm nay đây”.