HẬU CHIẾN IRAQ:

TỪ KHI CÓ CHÍNH PHỦ LÂM THỜI

 

Tình Hình Iraq: trước ngày tuyển cử 30/1/2005 cho một tân Iraq dân chủ

Theo lịch trình tiến đến một Tân Iraq theo chế độ tự do dân chủ, sau khi bản hiến pháp đã được soạn thảo và ban hành vào ngày 8/3/2004, và sau khi một chính phủ lâm thời tuyên thệ nhậm chức và ra mắt vào ngày 1/6/2004, nhân dân Iraq sẽ thực hiện một cuộc tuyển cử vào ngày 30/1/2005 để lập một hội đồng quốc gia chuyển tiếp 275 vị. Cơ Quan Tín Liệu Á Châu đã phỏng vấn ĐGM Louis Sako giáo phận Kirkuk để tìm hiểu tình hình Iraq ngay trước biến cố tuyển cử, và vị giám mục tuyên bố “Trong bài giảng Thánh Lễ, chúng tôi kêu gọi dân chúng đi bỏ phiếu” này đã cho biết như sau:

Vấn:     Những cuộc tuyển cử vào ngày 30/1/2005 có mang lại ý nghĩa hay chăng, cho dù có xẩy ra những hạn chế gây ra bởi tình trạng bạo động đang diễn tiến?   

Đáp:    Có chứ, vì chính phủ hiện tại là chính phủ lâm thời, thế nhưng sau những cuộc tuyển cử này, chính phủ sẽ là thành quả của việc dân cử. Nhân dân Iraq có cơ hội để chọn các vị lãnh đạo của mình, những vị họ ưa thích.

Những cuộc tuyển cử này là điều cả thể và mới mẻ. Không hề có chuyện như thế này xẩy ra trong 50 năm qua: trước hết, là vì những cuộc đụng độ và nổi loạn, rồi sau đó là 35 năm độc tài trị.

Chưa hề có vấn đề tự do ngôn luận. Thế nhưng giờ đây điều gì cũng có thể: Nếu có những con người và những đảng phái tỏ ra tranh cãi và đụng độ là vì họ được tự do làm điều ấy.

Giờ đây nhân dân Iraq cần phải biết bàn luận theo cung cách dân sự. Thế nhưng, nhân dân Iraq chưa bao giờ được huấn luyện để đồng chung sống cả; họ luôn sống giữa bạo động: ba cuộc chiến tranh, 1 chế độ độc tài, 13 năm cấm vận. Đó là lý do tại sao tự do không được sử dụng một cách hữu trách và đã gây ra những thứ rắc rối trục trặc.

Vấn:     Có bao nhiều người sẽ đi bầu vào Chúa Nhật tới đây?

Đáp:    Truyền hình cho biết là 80%. Dĩ nhiên, có những người run sợ vì những đe dọa, thế nhưng, tôi xin nói rằng để chiếm được tình trạng bình thường hóa thì cần phải đáp ứng điều kiện của nó, và điều kiện này là tiến trình tuyển cử vậy. Tôi có thể nói rằng nhiều người sẽ đi bầu vào Chúa Nhật này.
 
Vấn:     Những cuộc tuyển cử ở Iraq không có gì là hào hứng lắm ở Tây phương và với truyền thông Tây phương. Đức Cha nghĩ về việc ngờ vực này ra sao?

Đáp:    Mới hôm qua đây Đức Giáo Hoàng đã xin truyền thông giúp dân chúng hiểu được thực tại của các sự vật. Truyền thông là cả một vấn đề lớn ở Iraq: rất nhiều điều gian dối và khiêu khích đang được soạn thảo và tung ra phổ biến.

Chỉ cần nghĩ đến dài al-Jazeera và al-Arabiya là những đài đang xuyên tạc rất nhiều đến độ hoàn toàn cuồng tín, thậm chí cả đến chính các vị lãnh đạo Hồi giáo Iraq cũng phải lên án.

Những đài truyền hình này đang tiếp tục làm bừng lên bạo động tấn công những người Hoa Kỳ, thậm chí cả những người Iraq. Họ đang trộn lẫn khủng bố và chống cưỡng lại với nhau, thế nhưng, đối với tôi hai hành động này hoàn toàn khác nhau.

Chống cưỡng là một điều gì đó cao quí; song 2 ngày trước đây có một chiếc xe hơi nổ tung ở một đám cưới làm 20 người chết. Bởi vậy tôi mới đặt vấn đề: phải chăng đó là chống cưỡng? 20 nạn nhân đó là người Iraq, những con người nam nữ vô tội: Phải chăng đó là hành động chống cưỡng? Phải chăng việc tấn công một nhà thờ hay một đền thờ là hành động chống cưỡng?
 
Vấn:     ĐTGM Casmoussa TGP Mosul đã bị bắt cóc tuần vừa rồi, và khi được thả ra, ngài đã yêu cầu Hoa Kỳ rút lui. Đức Cha nghĩ sao về điều này?

Đáp:    Tôi nghĩ rằng ĐTGM Casmoussa đã nói những gì ngài đã làm vì ngài nghĩ đến trường hợp của ngài ở Mosul là nơi phần đông theo Hồi giáo phái Sunni, một thành phố hầu như hoàn toàn chống lại người Hoa Kỳ.

Thế nhưng, nếu người Hoa Kỳ ra khỏi Iraq hôm nay thì sẽ xẩy ra một cuộc nội chiến giữa những người Kurds, Ả Rập, phái Hồi giáo Sunnis, phái Hồi giáo Shiites, những người Hồi giáo, những người Kitô giáo. Đây là điều rõ ràng.

Vì lý do đó, tốt hơn người Hoa Kỳ đừng rời Iraq bay giờ. Chẳng mấy chốc sẽ có một tân chính phủ cho đất nước này; một lực lượng quân đội và cảnh sát đang được thành hình. Một dự án canh tân đang được tiến hành từng bước chứ không phải là thành quả của một thứ ma thuật.

Hoa Kỳ cần phải ở lại cho đến khi nhân dân Iraq có thể điều khiển quốc gia này. Hiện nay, họ không thể làm điều này được, vì chưa có được những cơ cấu cần thiết đâu vào đó.
 
Vấn:     Đâu là những điều thuận lợi cho Kitô hữu Iraq?

Đáp:    Tình hình khác nhau nơi mỗi thành phố. Tình hình rất ư là khó khăn ở Mosul vì những người Hồi giáo phái Sunni chiếm đa số quần chúng. Và chống lại các cuộc tuyển cử, vì họ đã bị mất quyền lực sau khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ.

Ở Mosul ai cũng có thể bắt cóc để đòi tiền hay để trả đũa. Không có cảnh sát hay an ninh. Thế nhưng, ở Baghdad, ở Basra, ở miền nam, cũng như ở Kirkuk đây, ở Kurdistan, tình hình lại bình thường.

Những vấn đề chính yếu xẩy ra những những miền giáo phái Sunny. Toàn thể nhân dân Iraq đều biết rằng Kitô hữu là một phần thiết yếu của xã hội Iraq. Họ là một phần thuộc gia sản Iraq và lịch sử của quốc gia này.

Vấn:     Kitô hữu đang sửa soạn cho cuộc tuyển cử này ra sao?

Đáp:    Chúng tôi đã nói về cuộc tuyển cử này trong Lễ và xin Kitô hữu hãy đi bầu phiếu.

Hôm trước ở Kirkuk đây, các vị đại diện thuộc các giáo hội khác nhau đã đồng ký vào một bản tuyên cáo  chung khuyến khích Kitô hữu bầu cử. Chúng tôi đã gửi bản tuyên cáo này cho vị thị trưởng và những vị đại diện lâm thời; bản tuyên cáo ấy đã được nồng nhiệt đón nhận.

Bản tuyên cáo ấy là lời kêu gọi nhân dân Iraq hãy đến các trạm bầu phiếu, vì việc bầu phiếu là “một nhiệm vụ quốc gia và tôn giáo để góp phần vào việc hạ sinh một tân Iraq cho mọi người: một Iraq có thể phát triển một cách sinh động”.

Bản tuyên cáo không đề cập đến vấn đề ứng cử viên này hay ứng cử viên khác. Chúng tôi nói với dân chúng hãy đi bầu phiếu vì cho dù tình hình không được vẹn toàn cho lắm, cuộc tuyển cử vẫn là việc quan trọng tiến đến một nền dân chủ và tự do.
 Việc tuyển cử là con đường chính đáng cho một xã hội có khả năng tiến bộ. Có những phần tử Kitô giáo ứng cử cho cả cuộc tuyển cử ở miền và Hội Đồng Quốc Gia. Các chính trị gia Kitô giáo cũng là thành phần của các đảng phái khác, chẳng hạn như các đảng phái người Kurd

Vấn:     Kitô hữu sẽ bầu phiếu cho ai?

Đáp:    Chúng tôi nói rằng hãy bầu phiếu cho những ai có khả năng điều hành xứ sở một cách chính trực và dân chủ. Kitô hữu sẽ bầu phiếu theo lương tâm của họ.

Điều mới mẻ là ở chỗ Kitô hữu sẽ không vắng mặt, họ sẽ ở đó, và điều này làm vươn lên một niềm hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn. Giáo Hội cần phải giúp dân chúng hãy ở lại, thúc đẩy họ hãy tham gia vào việc tái thiết, khuyến khích cuộc đối thoại về sắc tộc và văn hóa.
 
Vấn:     Đức Cha có muốn nói với độc giả của cơ quan Tín Vụ Á Châu về một Iraq phải như thế nào hay chăng?

Đáp:    Hiện nay có nhiều tự do. Nhiều tờ nhật báo được phát hành và nhiều cuộc bàn luận về chính trị diễn ra. Nhà cửa đang được xây cất; việc làm cũng có đó.

Ở Kirkuk đây, cũng như ở Baghdad, dân chúng đi ra ngoài đến nửa đêm. Đúng thế: Người ta bị giết vì tiền bạc hay bởi những lý do chính trị.

Thế nhưng, quí vị biết rằng trước đây (dưới thời Saddam), các gia đình không thể mua được một chiếc xe hơi, vì nó quá ư là mắc mỏ mà chỉ có một số ít mới kham nổi thôi? Hiện nay thì mọi người đều có một chiếc, cho đến độ chúng tôi phải giữ ở các nhà chứa xe vì quá nhiều xe trên đường lộ!

Vấn:     Tây phương có thể làm gì để bảo đảm việc tuyển cử được xứng hợp?

Đáp:    Hãy khuyến khích dân chúng đi bầu và bỏ ngoài tai tất cả những thứ tin tức xấu chỉ gây tai hại. Truyền hình loan tin nhanh chóng về những cuộc tấn công hay một cuộc sát hại nào đó, thế nhưng khi xẩy ra những điều tốt lành, những điều này xẩy ra rất nhiều, họ lại chẳng đề cập đến gì cả.

Những sự việc ở mọi nơi trong nước Iraq không xẩy ra xấu như ở Mosul là quê quán của tôi: các sự việc xẩy ra hầu như bình thường ở 80% xứ sở này.

Ngoài ra những người Hồi giáo thuộc phái Sunni cũng cần phải được khuyến khích đi bầu phiếu, vì phó mặc cho tiến trình chính trị là những gì chỉ làm tăng thêm mất mát thua thiệt mà thôi. Điều quan trọng là họ tiếp tục tranh đấu, theo cung cách về chính trị và dân chủ, cho một xã hội dân sự mang lại cho nhân dân Iraq được hoan hưởng tự do hơn.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch cuộc phỏng vấn trên đây từ tài liệu của Zenit phổ biến ngày 26/1/2005)

 

Cảm Nhận của ĐTGM Iraq ở Mosul bị bắt cóc và được thả ra

Hôm Thứ Hai, 17/1/2005, ĐTGM Basile Georges Casmoussa, 66 tuổi, TGP Mosul, miền bắc Iraq, nơi có 35 ngàn tín hữu Công giáo theo lễ nghi Syria do ngài làm chủ chăn từ năm 1999, đã bị một nhóm người võ trang bắt cóc và đòi 200 ngàn Mỹ kim tiền chuộc.

ĐTGM Emmanuel III Delly, vị thượng phụ giáo chủ Công giáo lễ nghi Chaldean ở thủ đô Baghdad đã cho Cơ Quan Tín Vụ Truyền Giáo biết rằng “Chúng tôi không biết ai chủ mưu vụ bắt cóc này và thực sự chúng tôi không biết ai là người chịu trách nhiệm về vụ bắt cóc một linh mục lễ nghi Chaldean mấy ngày trước đây, giam giữ trong vòng 24 tiếng rồi thả ra. Vấn đề chính ở đây là Iraq đang ở trong tình trạng hỗn loạn”. Vị TGM này kêu gọi tín hữu thế giới hãy cầu nguyện xin ơn “hòa bình cho xứ sở tử đạo của chúng tôi”.

Hôm Thứ Ba 18/1/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh là Joaquín Navarro Valls đã phổ biến lời công bố chính thức của Tòa Thánh ngay sau khi nhận được tin từ nguồn tin Công giáo ở Iraq về việc vị TGM bị bắt cóc đã được thả ra: “Đức Thánh Cha đã được báo tin ngay tức khắc và Ngài đã tạ ơn Thiên Chúa về thành quả tốt đẹp của biến động này. Không có vấn đề phải trả tiền chuộc. Việc bắt cóc này đã gây ra rất nhiều kinh ngạc vì vị TGM này đều được mến chuộng bởi cả những người Kitô hữu lẫn những người Hồi giáo”.

Về phần chính nạn nhân đương sự, sau khi được thả ra đã cho cơ quan Tín Liệu Á Châu hay như sau:

Vấn:    Làm thế nào ĐTGM đã bị bắt cóc?


Đáp:     Tôi đi thăm một gia đình ở một trong các vùng lân cận của thành phố. Khi tôi rời nhà vào khoảng 5 giờ 10 chiều thì bị 1 chiếc xe chặn đường, rồi những người đàn ông võ trang đã bắt tôi đẩy vào một chiếc xe hơi.

Tôi đã trải qua một đêm ở nơi họ giam giữ tôi, sau đó, vào buổi sáng, chúng tôi đã nói chuyện với nhau. Họ nói với tôi rằng Vatican và một số cơ quan tín vụ đã tường trình về việc biến mất của tôi. Bấy giờ tôi mới nhận thấy rằng việc tôi bị bắt cóc là một sự trùng hợp.

Khi họ nhận ra tôi là ai thì mọi sự đã thay đổi và họ thả tôi ra vào khoảng 12 giờ 30 trưa. Sau đó, tôi đã đi tắc xi về. Thành phần bắt giữ tôi đối xử với tôi tử tế.

Vấn:     ĐTGM có sợ hãi hay tin tưởng trong những giờ khắc bị giam giữ như thế?

Đáp:     Trong trường hợp như thế, quí vị chỉ nghĩ đến cái nguy hại mà thôi. Tôi bình tĩnh và đến việc tôi có thể tận số. Tạ ơn Chúa, tôi đã sẵn sàng.

Tôi liên lỉ cầu nguyện. Tôi phó mình hoàn toàn cho Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng. Sáng ấy tôi đã cầu nguyện cho những ai tôi cảm thấy rằng họ đang cầu nguyện cho tôi.

Vấn:     Những người Hồi giáo ở Mosul đã phản ứng ra sao đối với việc ĐTGM bị bắt cóc rồi được thả ra?

Đáp:     Các người bạn Hồi giáo đã gọi điện thoại chúc mừng tôi trở về. Tôi có những người bạn trong số những vị có tên tuổi Hồi giáo của thành phố này và tôi biết nhiều người khác nữa.

Vấn:     ĐTGM giải thích thế nào về vụ bắt cóc của mình?

Đáp:     Tôi không nghĩ rằng đây là vấn đề chống lại Kitô hữu. Tôi nghĩ rằng đó là vấn đề cần phải thực hiện để làm sao đẩy người Mỹ ra khỏi xứ sở này. Không có một vị thế chung nào giữa thành phần Kitô hữu Iraq và thành phần xâm chiếm cả.

Vấn:     Một số người nói rằng những điều như thế chưa từng xẩy ra dưới thời Saddam Hussein, lúc mà Kitô hữu được tự do và tôn trọng.

Đáp:     Không thể nào so sánh được. Dưới thời Saddam có tình trạng an ninh nhưng cũng có nhiều thứ bất công. Những gì chúng tôi muốn bây giờ là an ninh để đi về bằng an và yên tâm.

Vấn:     Phải chăng những cuộc tuyển cử sẽ mở màn cho cuộc phục hưng Iraq?

Đáp:     Chúng tôi hy vọng như thế, nhưng chỉ khi nào có một đổi thay lớn nơi tình hình an ninh là những gì hiện nay thiếu hụt ở một số vùng.

Vấn:     Cộng đồng quốc tế, nhất là Âu Châu, có thể làm gì để giúp Iraq?

Đáp:     Họ có thể làm áp lực Hiệp Chủng Quốc cải tiến lại chính sách của Hiệp Chủng Quốc đối với Iraq và nhân dân Iraq, cũng như đặt thời hạn rút quân khỏi Iraq.

 

 

Kitô Hữu Công Giáo ở Iraq bị tấn công


Hôm Thứ Ba 7/12/2004, những kẻ tấn công đã vào nhà thờ Công Giáo lễ nghi Armenia ở vùng lân cận Wihda thuộc phía đông của thành phố. Theo các chứng nhân trình thuật thì những tay này đã tống một nhân viên an ninh và hai người khác đang ở đó bấy giờ ra ngoài, rồi cho nổ hai trái bom.


Khoảng 4:30 chiều, một nhóm bốn năm người võ trang đã xông vào dinh của vị giám mục Công Giáo theo lễ nghi Chaldean ở bên hữu ngạn Sông Tigris. Bấy giờ ĐTGM Paulos Faraj Rahho, 62 tuổi đang đi công tác mục vụ, chỉ có một linh mục duy nhất còn ở đó bấy giờ là cha Raghid Aziz Kara, người đã cho cơ quan AsiaNews biết rằng sau khi đuổi ngài ra khỏi tòa giám mục, những tay tấn công đặt chất nổ. Vị linh mục này nghe thấy 3 tiếng nổ và thấy tòa nhà bốc cháy.


Nhà Thờ Thanh Tẩy gần đó, nhà thờ cũng được những người Hồi Giáo tôn kính vì bức tượng Đức Mẹ nổi tiếng của nhà thờ này lại không hề bị tấn công. Cảnh sát đang điều tra nội vụ.


ĐTGM Fernando Filoni, khâm sứ tòa thánh ở Baghdad đã nói với cơ quan AsiaNews rằng những cuộc tấn công vào tòa giám mục cũng như vào nhà thờ Công Giáo Armenia là “những hành động trầm trọng và đê hèn phạm đến những biểu tượng và cơ cấu Kitô Giáo bất khả tự vệ”. Vị khâm sư ùtòa thánh này còn cho bietá nhà thờ Armenia ấy “đã được dự tính khai trương vào ngày Lễ Giáng Sinh”. Cuộc tấn công phạm đến nhà thờ ấy cho thấy “những kẻ khủng bố ít tôn trọng dân chúng và các nơi thánh ra sao. Ngài còn tiết lộ cho biết tòa giám mục ở Mosul này đã từng bị đe dọa tấn công “Hôm nay đã thực sự xẩy ra”.


Về hành động của Hoa Kỳ ở Fallujah, ĐTGM này nói rằng thành phần khủng bố tuyên bố là “họ sẽ phá hủy một nhà thờ bù vào một đền thờ bị tấn công. Thế nhưng, tất cả những hành động ấy phát xuất từ một thứ bạo động gây tàn bạo hơn đặc biệt nhắm vào thành phần bất khả tự vệ”.


Nghe tin này, ngày hôm sau, Lễ Mẹ Vô Nhiễm, 8/12/2004, sau khi nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC GP II đã lên tiếng như sau:


“Chiều hôm qua, ở Mosul, Iraq, một nhà thờ Công Giáo Armenia và dinh của đức giám mục lễ nghi Chaldean đã bị phá hủy. Tinh thần của tôi cảm thấy gắn bó với tín hữu đang bị chấn động bởi cuộc tấn công này, và xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Vị Trinh Nữ Vô Nhiễm, cho nhân dân yêu dấu Iraq cuối cùng được thấy một thời gian hòa giải và bình an.
 

 

ĐTC GPII với vị Tân Lãnh Sự Iraq về Quyền Tự Do Tôn Giáo


Hôm Thứ Hai 15/11/2004, ĐTC GPII đã tiếp vị tân lãnh sự của Iraq là ông Albert Edward Ismail Yelda trong dịp ông trình ủy nhiệm thư với vai trò tân lãnh sự của nước ông với Tòa Thánh Vatican. Trong bài diễn từ của mình, ĐTC GPII đã nói với ông đặc biệt về quyền tự do tôn giáo như sau.


Thưa Ông Lãnh Sự,


Tôi hân hạnh gửi lời chào mừng nồng nhiệt tới ông qua việc chấp nhận Thư Ủy Nhiệm chỉ định ông làm Lãnh Sự Ngoại Lệ và Toàn Quyền của Cộng Hòa Iraq với Tòa Thánh. Tôi cám ơn ông về những lời chào chúc tốt đẹp từ Tổng Thống Sheikh Ghazi Ajeel Al-Yawar chuyển đến tôi qua ông, và tôi xin chúc cho các vị thẩm quyền và nhân dân Iraq của xứ sở ông được mọi sự tốt đẹp. Qua sự hiện diện của vị Khâm Sứ Tòa Thánh, tôi vẫn tiếp tục được cận kề với nhân dân Iraq thân yêu từ khi bắt đầu xẩy ra giai đoạn xung đột này. Tôi xin ông làm ơn cho họ biết rằng tôi luôn quan tâm tới nhiều nạn nhân của khủng bố và bạo lực. Tôi nguyện cầu để họ tránh được tình trạng khổ đau hơn nữa và lãnh nhận việc hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức nhân đạo quốc tế.


Nền văn hóa cổ kính của nước ông đã từng được diễn tả là “cái nôi văn minh” và được vinh dự về sự hiện diện của Kitô hữu ngay từ đầu của Kitô Giáo. Thật vậy, nó đã là một tấm gương tốt đẹp về nhiều cách thức cho thấy những tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau có thể sống trong an bình và hòa hợp. Tôi hết sức hy vọng rằng trong khi Iraq đang tiến tới việc hiện thực chế độ dân chủ thì những mốc điểm lịch sử này của Iraq sẽ lại trở thành một phần thiết yếu của xã hội.


Ông Lãnh Sự đã nói đến tầm quan trọng của việc bảo vệ phẩm giá cho hết mọi người. Cái thiết yếu cho vấn đề này đó là qui tắc về luật pháp được chính quyền nắm giữ như là một yếu tố toàn vẹn. Việc bảo trì nguyên tắc nống cốt này là căn bản cho bất cứ một xã hội tân tiến nào muốn thực sự tìm cách bảo toàn và cổ võ công ích. Để làm trọn công việc này, việc cần phải rõ ràng phân biệt giữa lãnh vực dân sự và tôn giáo giúp cho mỗi một lãnh vực hành sử các trách nhiệm xứng hợp của mình một cách hiệu nghiệm, bằng một lòng tương kính và với quyền tự do trọn vẹn theo lương tâm. Tội hy vọng rằng nhân dân Iraq sẽ tiếp tục cổ võ truyền thống lâu đời tỏ ra khopan dung của mình, bao giờ cũng nhìn nhận quyền tự do thờ phượng và dạy đạo. Một khi những quyền lợi căn bản ấy được bảo vệ bởi việc lập pháp bình thường và trở thành một yếu tố bền vững trong cơ cấu sinh động của xã hội thì chúng làm cho tất cả mọi người công dân, bất kể niềm tin hay hội viên tôn giáo nào, có thể góp phần xứng hợp của mình vào việc xây dựng Iraq. Có thế xứ sở ấy mới có thể tỏ bày cho thấy những niềm xác tín về đạo giáo được toàn dân nắm giữ chặt chẽ qua việc thiết lập một xã hội thực sự đạo hạnh và công chính. Tôi có thể bảo đảm với ông Lãnh Sự rằng toàn thể Giáo Hội Công Giáo, nhất là các Kitô Hữu Chaldean đang hiện diện tại xứ sở của ông từ thời các Vị Tông Đồ, dấn thân để hỗ trợ nhân dân của ông trong việc thiết dựng một quốc gia an bình hơn và bền vững hơn.


Iraq hiện nay đang quằn quại trăn trở trong tiến tiền khó khăn của việc chuyển tiếp từ một chế độ chuyên chế sang việc hình thành một Quốc Gia dân chủ tôn trọng phẩm giá con người và cho tất cả mọi người công dân được hưởng quyền bình đẳng. Nền dân chủ đích thực có thể thực hiện được “chỉ ở trong một Quốc Gia được cai trị bằng Luật Lệ”, và cần phải có “những điều kiện cần thiết để thăng tiến cá nhân qua việc giáo dục và huấn luyện theo những lý tưởng chân thực, … cũng như qua việc tạo lập các cơ cấu của vấn đề tham dự và chia sẻ trách nhiệm” (cf. Encyclical Letter "Centesimus Annus," 46). Trong khi ông đang sửa soạn cho nhân dân của mình lãnh nhận công việc tuyển chọn những con người nam nữ sẽ dẫn dắt Iraq mai hậu, tôi khuyến khích chính phủ đương đại, qua những nỗ lực của mình, hãy bảo đảm là những cuộc tuyển cử này được thực hiện một cách công bằng và minh bạch, cống hiến cho tất cả mọi người công dân hợp lệ có cơ hội như nhau nơi quyền lợi dân chủ họ được khích lệ thi hành.


Cuộc chiến đấu để thắng vượt những thách đố gây ra bởi tình trạng nghèo khổ, thất nghiệp và bạo loạn cũng là những gì hiện nay Iraq cần phải đương đầu. Chớ gì chính phủ của ông không ngừng làm việc để ổn định những tranh cãi và xung khắc bằng việc đối thoại và thương thảo, chỉ sử dụng đến lực lượng quân đội như là một biện pháp cuối cùng. Cũng thế, Quốc Gia này cần phải, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, cổ võ việc tương kiến và tương nhượng nơi những nhóm sắc tộc và tôn giáo khác nhau của mình. Điều này giúp cho nhân dân của miền đất ấy kiến tạo được một môi trường chẳng những dấn thân cho công lý và hòa bình mà còn có khả năng duy trì được việc phát triển cần thiết về kinh tế cũng như việc phát triển trọn vẹn cho phúc hạnh của người công dân của ông cũng như cho chính xứ sở ấy. Những con người nam nữ có thể cùng nhau loại trừ những nguyên nhân chia rẽ và xung khắc về xã hội cũng như về văn hóa, “bằng việc giảng dạy sự cao cả và phẩm giá của con người, và bằng việc lan truyền này một cảm quan sáng tỏ hơn về sự duy nhất của gia đình nhân loại” (Message for the 2002 World Day of Peace, 12).


Ông Lãnh Sự, tôi tin tưởng rằng sứ vụ của ông sẽ củng cố những mối thắt kết của việc hiểu biết và hợp tác giữa nước Cộng Hòa Iraq và Tòa Thánh. Xin hãy tin tưởng rằng các văn phòng khác nhau của Tòa Thánh Rôma bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ ông trong việc thi hành những nhiệm vụ cao cả của ông. Tôi thân ái xin muôn vàn phép lành của Thiên Chúa Toàn Năng đổ xuống trên ông và trên nhân dân của ông.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 15/11/2004

 

ĐTC GPII với Thủ Tướng lâm thời Iraq về bạo loạn và dân chủ ở Iraq


Hôm Thứ Năm 4/11/2004, ĐTC GPII đã tiếp vị thủ tướng lâm thời của Iraq là ông Ayad Allawi, 59 tuổi, một tín đồ Hồi Giáo theo phái Shiite, nhậm chức ngày 28/6/2004, là một chuyên viên thần kinh và thương gia sống ở hải ngoại thời cựu tổng thống Sadam Hussein. Trong cuộc gặp gỡ này, ĐTC GPII đã lên án tình trạng bạo loạn ngông cuồng hiện nay ở Iraq và phấn khích việc thiết lập chế độ dân chủ ở quốc gia này, đặc biệt việc tôn trọng tự do tôn giáo của thành phần thiểu số, nhất là của Kitô hữu. Ngỏ lời với ông cùng phái đoàn tùy tùng của ông, ĐTC nói:


“Tôi hân hạnh đón tiếp ông đến thăm Vatican và tôi hứa tiếp tục gắn bó với nhân dân Iraq đang bị thử thách đau thương bởi những cơn cuộc khổ ải trong những năm này.


“Tôi cầu xin để tất cả mọi nạn nhân của khủng bố và của bạo lực ngông cuồng, cho gia đình họ cũng như cho tất cả những ai quảng đại dấn thân hoạt động cho việc tái thiết xứ sở của quí vị.


“Tôi muốn phấn khích các nỗ lực đã được nhân dân Iraq thực hiện để thiết lập những cơ cấu dân chủ là những gì thực sự tiêu biểu và dấn thân bênh vực quyền lợi của tất cả mọi người, hoàn toàn tôn trọng tính cách đa dạng của sắc tộc và tôn giáo, những yếu tố đã luôn là nguồn mạch làm phong phú xứ sở của quí vị.


“Tôi tin tưởng rằng cộng đồng Kitô hữu, hiện diện ở Iraq từ thời các vị tông đồ, sẽ thực hiện việc đóng góp của mình vào việc phát triển nền dân chủ cũng như vào việc xây dựng một tương lai hòa bình ở miền này”.


ĐTC đã gặp riêng ông 10 phút trước cuộc triều kiến chung của phái đoàn ông. Ông đã giới thiệu vợ ông là Thana Allawi, vị bộ trưởng hoạch định và phát triển Mahdi Hafedh; bộ trưởng nhân quyền Bikhtiar Amin, và bộ trưởng nội vụ Wael Al Fadel. Sau cuộc gặp gỡ ĐTC, phái đoàn Iraq này đã gặp ĐHY quốc vụ khanh Angelo Sodano, ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư Tòa Thánh đặc trách liên hệ các quốc gia; Đức Ông Pietro Parolin, phó bí thư của văn phòng liên hệ này, cùng hai viên chức khác của văn phòng quốc vụ khanh là các Đức Ông Franco Coppola và Joseph Murphy.


Trong cuộc họp báo trước khi đến Vatican, và sau khi gặp thủ tướng Ý Silvio Berlusconi, vị thủ tướng Iraq đã kêu gọi các chính phủ chưa dấn thân giúp Iraq tái thiết hãy thực hiện việc này:


“Tôi ngỏ lời cùng các quốc gia vẫn đang là những khách bàng quang trước tình hình Iraq hãy xây dựng một Iraq tốt đẹp hơn, một xứ sở quyết tâm trở lại với cộng đồng quốc tế và mang cộng đồng quốc tế về lại với mình”.

 

ĐTC GPII cầu nguyện cho Iraq: Tình Hình Kitô Hữu Iraq Hiện Tại và Tương Lai  

Trước khi kết thúc buổi triều kiến chung hằng tuần hôm này, Thứ Tư 27/10/2004, với 20 ngàn người ở Quảng Trường Thánh Phêrô trong mưa gió ướt át, ĐTC GPII đã bày tỏ lòng Ngài luôn để ý tới nhân dân Iraq như sau:

“Hằng ngày Tôi nguyện cầu cho nhân dân Iraq thân yêu đang cố gắng tái thiết các cơ cấu cho xứ sở của họ. Tôi cũng mời gọi Kitô hữu hãy tiếp tục quảng đại góp phần cần thiết của mình cho việc hòa giải các tâm can con người”.

Ngài đã cho biết Ngài “thông cảm với nỗi sầu thương của các gia đình nạn nhân cũng như với những khổ đau của thành phần bị bắt làm con tin và tất cả những ai vô tội trở thành mồi ngon cho cái dã man mù quáng của nạn khủng bố”.

Có cả trăm người dân Iraq và khoảng 20 ngoại kiều đã bị bắt cóc. Ít là 37 con tin ngoại quốc đã bị sát hại trong những tháng qua.

Trong khi đó, tại Iraq, Elias, một người trẻ Iraq ở thủ đô Baghdad, đã cho cơ quan Fides của Vatican đặc trách về các việc truyền giáo hải ngoại biết về tình hình sống đạo và hành đạo ở Iraq hiện nay như sau.

“Những người Kitô hữu Iraq buộc phải cử hành Thánh Lễ ở dưới hầm nhà thờ. Họ liên tục sống trong lo sợ bị sát hại. Chúng tôi không thể rời nhà vì đường xá đầy nguy hiểm. Ngày đêm lúc nào cũng có mìn nổ và đại pháo do nhóm khởi nghĩa tấn công vào người Hoa Kỳ cũng như vào tất cả những ai làm việc với chính phủ”.

Theo những gì được con người trẻ này diễn tả thì tại Iraq hiện nay đang có “một cuộc nội chiến thực sự” với đầy những chết chóc hằng ngày xẩy ra cho “cảnh sát, quân nhân và thường dân Iraq”.

“Khi một trong những người Kitô hữu chúng tôi rời nhà thì không ai biết được họ có bằng an và lành mạnh trở về nhà hay chăng. Gia đình Kitô hữu lo sợ cho con cái và nữ giới của mình. Đó là lý do nhiều gia đình đã đào thoát khỏi xứ sở. Sau cuộc tấn công đầu tiên vào các nhà thờ ở Baghdad, có hơn 4 ngàn gia đình Kitô hữu đã đào thoát sang Syria và Jordan. Số tín hữu khác nói rằng họ muốn ở lại và không sợ chết. Trong lịch sử Iraq đã từng có những cuộc sát hại cộng đồng Kitô Giáo rồi. Vào năm 1915, ở thành phố Kitô Giáo là Mardine thuộc miền bắc nước này, đã xẩy ra một cuộc thanh lọc chủng tộc thực sự. Quí ông bà của tôi đã sống ở đó. Vào khoảng 1950, Kitô hữu đã trải 1ua những cuộc bách hại khác và ngày nay thứ lịch sử thê thảm này đang được tái diễn”.

Thật thế, vào ngày 1/8/2004, có 6 nhà thờ bị tấn công, 4 ở thủ đô Baghdad và 2 ở Mosul, với 17 người bị thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Vào ngày 16/10 cùng năm, 5 nhà thờ nữa ở Baghdad bị nổ bom.

“Giáo dân Kitô hữu chúng tôi còn bị đe dọa vì chúng tôi thường đi nhà thờ để giúp các vị linh mục. Hôm nay đây chúng tôi cử hành Thánh Lễ như các Kitô hữu thời sơ khai, ở dưới hầm nhà thờ, với một con số ít tín hữu can trường. Chúng tôi đang sống trong những hang toại đạo tân thời”.

Elias đã mạnh mẽ kêu gọi cộng đồng thế giới và Giáo Hội hoàn vũ hãy làm “một điều gì đó để giải quyết tình trạng bất khả chịu đựng này cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn hòa bình và yên hàn mà thôi!”

“Những tay cực thủ Hồi Giáo ,uốn tẩy chay chúng tôi ra khỏi Iraq vì họ nói rằng Iraq là mảnh đất của người Hồi Giáo. Họ khinh bỉ gọi chúng tôi là ‘thành phần thập tự quân’. Những nhóm cực đoan lôi kéo tín đồ Hồi Giáo khác và họ thường được thúc đẩy bởi những vị lãnh đạo của họ. Tôi tin rằng 80% thành phần thông thạo Hồi Giáo là những tay thuyết giảng hận thù đầy cực thủ. Tình trạng này rất ư là trầm trọng. Nếu tiếp tục chiều hướng này thì thảm thay Iraq chẳng mấy chốc sẽ chẳng còn người Kitô hữu”.

Kitô giáo ở Iraq thuộc về nhóm theo lễ nghi Assyrian-Chaldean, là nhóm chủng tộc đông thứ ba ở Iraq, sau nhóm người Ả Rập và người Kurds. Tổng số Kitô hữu là 800 ngàn người, chiếm 3% tổng số dân. Trong số Kitô hữu có Công Giáo và Chính Thống Giáo, Kitô hữu theo lể nghi Chaldean đã hiệp với với Giáo Hội Công Giáo Rôma chiếm 70%.
 

 

 

Các Nhà Thờ Ở Iraq Bị Tấn Công: Lo Sợ và Kêu Gọi


Sáng Thứ Bảy 16/10/2004, 5 nhà thờ bị nổ bom ở thủ đô Baghdad khiến lo sợ tràn ngập cộng đồng dân Chúa ở đây, đến nỗi làm cho một số người không dám đi lễ Chúa Nhật nữa.


Thật ra nạn tấn công nhà thờ này đã xẩy ra từ Tháng 8/2004, khi 4 nhà thờ ở Baghdad và 1 ở Mosul bị tấn công, làm cho một số bị chết và mấy chục người bị thương.


Theo cơ quan truyền giáo Fides thì kể từ 10/4/2003 đã có tới 88 Kitô hữu bị sát hại ở đây. Vì tình trạng bạo loạn và mất an ninh, Công Đồng Giáo Hội Chaldean được tổ chức vào tuần này ở thủ đô Baghdad đã bị đình hoàn lại. Quyết định này đã được thực hiện trước khi xẩy ra vụ tấn công vào 5 nhà thờ Hôm Thứ Bảy vừa qua.


Vị đại diện Giáo Hội Chaldean ở Rôma là cha Philip Najim đã nói với cơ quan AsiaNews rằng: “Rõ ràng là những cuộc tấn công ấy được thực hiện là để ngăn cản Kitô hữu thuộc mọi lễ nghi tham dự những cử hành tôn giáo Chúa Nhật”. Vị linh mục này cho rằng những cuộc tấn công này gây ra bởi “những lực lượng tối tăm từ hải ngoại; họ không phải là người Iraq. Những người Iraq Hồi Giáo không tấn công anh chị em Kitô Hữu của họ”.


Trên đường phố các thứ giấy tờ phản Kitô giáo đã được tung ra: “Cút đi Kitô hữu; cut ra khỏi Iraq”.


Một em học sinh Kitô hữu là Bushra đã cho cơ quan AsiaNews biết rằng vị giám đốc trường của em đã bị những tay khủng bố Hồi Giáo đe dọa rằng ông không được để cho nữ học sinh đến trường mà không đội khăn.


Trong chương trình “Hasad al yawn” được đài truyền hình Al-Jazeera trình chiếu, Giáo Trưởng Mohammed Bashar Al Fayyaadh đã tấn công Kitô hữu là không lên tiếng kết án các cuộc tấn công của người Hoa Kỳ vào những đền thờ ở Ramadi phía Tây Iraq.


Trong cuộc phỏng vấn với cơ quan AsiaNews, Đức Thượng Phụ Chaldean Công Giáo là Emmanuel Delly đã kêu gọi: “Iraq là quê hương của chúng ta, xứ sở của chúng ta. Tại sao chúng ta lại bỏ đi chứ? Tại sao chúng ta lại ra đi?”.


Vị thượng phụ này cũng nhận định rằng các tay khủng bố tấn công cả các đền thờ Hồi Giáo nữa, bởi đó, “chúng ta cần phải hợp tác để xây dựng hòa bình và phúc hạnh cho xứ sở của chúng ta”.


Kitô hữu ở Iraq có khoảng 3% dân số, với 800 ngàn người, trong đó, Kitô hữu theo lễ nghi Chaldean hiệp nhất với Rôma chiếm 70%.

 

Hai Nữ Con Tin Ý đã được thả ra và đến triều kiến ĐTC GPII

Simona Torretta và Simona Pari, cả hai đều 29 tuổi, đã được chào mừng khi về tới Rôma hôm Thứ Ba 28/9/2004 sau 3 tuần bị bắt cóc (từ ngày 7/9/2004) làm con tin ở Iraq. Torretta ở Iraq được ít là 1 năm, còn Pari mới đến Iraq mấy tháng trước đây. Cả hai đều tình nguyện làm việc cho dự án liên quan tới tổ chức UNICEF trong việc tái thiết các học đường.

ĐTC tỏ ra hết sức vui mừng về tin hai phụ nữ tình nguyện viên bị bắt cóc và bị hăm dọa ám sát chết nếu chính phủ Ý không rút hết quân ra khỏi Iraq, đã được thả ra. Hôm Thứ Ba 28/9/2004, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là tiến sĩ Joaquín Navarro Valls đã cho biết: “Đức Giáo Hoàng hết sức vui mừng nhận được tin về việc giải phóng cho hai nữ tình nguyện viên Ý. Ngài cũng nghĩ đến các gia đình, và cùng với họ và với tất cả mọi người thiện chí, tạ ơn Thiên Chúa vì nghĩa cử nhân loại này”.

Italians freed, Frenchmen to be released

Hôm Thứ Hai 5/10/2004, hai người nữ này đã xin triều kiến ĐTC để tỏ lòng tạ ơn Ngài. Khi gặp họ, Ngài đã nói với họ rằng “Tạ ơn Chúa các con đã được cứu”.

Sau cuộc triều kiến này, hai cô nói với Đài Truyền Thanh và Truyền Hình Ý Quốc (RAI) là họ hầu như quì suốt buổi triều kiến này. Torretta đã tâu ĐTC rằng: “Chúng con xin cám ơn ĐTC, vì chúng con biết rằng ĐTC đã rất gần gũi chúng con trong thời gian ấy, trong những ngày chúng con bị giam nhốt. Chúng con tri ân cảm tạ Đức Thánh Cha”.

 

Thủ Tướng Tony Blair với Chiến Tranh Iraq

Theo tin tức của CNN ngày 28/9/2004 thì trong cuộc họp hằng năm của phe đảng trị ruling Labour Party tại một khu trù mật ở Brighton thuộc miền nam Anh Quốc, Thủ Tướng Tony Blair 51 tuổi đã cố gắng chèo chống chủ trương tấn công Iraq của mình.

Thật vậy, bài diễn văn của vị thủ tướng phò chiến tranh này đã khó khăn lắm mới có thể mở đầu được bởi những tiếng hò la của thành phần phản chiến: “Tay ông dính đầy máu”. Đáp lại, ông đã trả lời: “Không sao thưa quí vị. Quí vị có thể chống đối. Chúng ta cần phải biết ơn vì chúng ta đang sống trong một nền dân chủ nên quí vị mới có thể chống đối”. Tuy nhiên, vị thủ tướng này tiếp: “chứng cớ về việc Saddam thực sự có các thứ vũ khí sinh chất và hóa học đại công phá… đã là những gì sai lầm. Tôi nhìn nhận điều đó và chấp nhận vấn đề này. Tôi chỉ muốn nêu lên rằng, chứng cớ này đều được toàn thể cộng đồng quốc tế đồng ý như thế, ít ra không phải vì Saddam đã sử dụng các thứ vũ khi ấy đối với nhân dân của mình và các nước láng giềng. Vấn đề ở đây là tôi có thể xin lỗi về tín liệu xẩy ra không đúng, thế nhưng tôi không thể ít là một cách chân thành xin lỗi về việc lật đổ Saddam. Thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn một khi Saddam ở trong tù hay không còn nắm trong tay quyền lực nữa”.

Câu cuối cùng của vị thủ tướng này cũng giống hệt như câu của tổng thống Bush lên tiếng sau nhận định của vị tổng thư ký LHQ mới đây về vấn đề chiến tranh Iraq là bất hợp pháp.

 

Những Kitô Hữu bị sát hại ở Iraq để ngăn cản việc tái thiết Iraq


Hôm thứ hai 27/9/2004, có 9 nhân viên làm việc, trong đó có 6 Kitô hữu trẻ trung thuộc lễ nghi Chaldean, đã bị sát hại ở thủ đô Baghdad, vì tội hợp tác với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nguồn tin này đã được ĐGM phụ tá Tòa Thượng Phụ Chaldean là Shlemon Warduni xác định với Đài Phát Thanh Vatican.


Vị giám mục này cho biết, theo quan điểm của ngài, đó không phải là một cuộc tấn công Kitô hữu: “Tôi nghĩ rằng họ bị giết chỉ vì họ là thành phần nhân viên lao công. Nhiều nhóm không muốn bất cứ ai làm việc. Nhưng làm sao dân chúng có thể sống mà không làm việc đây? Dân chúng sợ đi ra ngoài và con số đến nhà thờ đang bị sút giảm đi. Một số nhà thờ đã bắt đầu những chương trình về giáo lý; có những nhà thờ không sợ người của mình bị bắt cóc đi. Cũng khó có thể qui tụ giới trẻ lại. Chúng tôi sẽ thấy những gì xẩy ra cho các học đường khi những lớp học chưa bắt đầu mở”.


Giáo Hội lễ nghi Chaldean đang hoạt động cho việc thả những con tin ở Iraq ra, nhất là hai phụ nữ tình nguyện viên người Ý, những người đang giúp cho các trẻ em Iraq ở thủ đô Baghdad.


“Hằng trăm người đã bị bắt cóc với giá chuộc phải trả từ giữa 10 đến 20, 50 chục ngàn Mỹ kim mỗi đầu người”.


Từ khi chiến tranh chính thức xẩy ra ở Iraq một năm rưỡi trước đây (3/2003), có hơn 80 Kitô hữu bị chết trong tay những kẻ khủng bố Hồi Giáo, trong đó có 20 người bị cheat vào tháng 9/2004, và trong 20 người này có 2 người bị lấy thủ cấp. Trong tháng 8/2004, một số nhà thờ đã trở thành những mục tiêu tấn công của những cuộc khủng bố.

 

 

Iraq: Thời Chuyển Tiếp Bạo Loạn Dã Man ... Bất Hợp Pháp

Một mạng điện toán toàn cầu Hồi Giáo hôm Thứ Hai 20/9/2004 có một băng hình cho thấy một con tin Hoa Kỳ bị các phần tử của nhóm Abu Musab al-Zarqawi lấy đầu. Nhóm này đã ra hạn 24 tiếng đồng hồ phải thả các phụ nữ Hồi Giáo ra khỏi các nhà tù Iraq bằng không các con tin khác sẽ bị sát hại, mà một trong số những người con tin này là người Hoa Kỳ, Eugene Armstrong.

 

U.S. hostage beheaded


Trước cuộc lấy đầu người con tin Hoa Kỳ này là vụ ám sát hai giáo sĩ Iraq thuộc giáo phái Hồi Giáo Sunni và đều ở trong Tiểu Ban của Những Học Giả Hồi Giáo Sunni, một nhóm góp phần vào việc điều đình để thả các con tin ra. Hai vị này là Sheik Hazim al-Zaidi, một giáo trưởng phái Sunni ở đền thờ al-Sajjad Baghdad, và vị kia là Sheik Mohammed Jado’ou bị nhóm võ trang súng ống bắn cheat khi rời đền thờ al-Kwather thuộc vùng tây nam thủ đô Baghdad.


Đài truyền hình bằng tiếng Ả Rập Al-Jazeera hôm Thứ Bảy 18/9/2004 cho trình chiếu một băng hình cho thấy những tay bắt cóc hăm dọa sẽ giết 10 nhân viên Thổ Nhĩ Kỳ làm việc cho một công ty Thổ nếu chủ hãng của công ty này không rời Iraq nội trong vòng 3 ngày. Công ty này hôm Thứ Hai 20/9 cho biết họ không hề dính dáng đến các công ty của Hoa Kỳ.


Trước một tình thế Iraq chuyển tiếp đầy bạo loạn dã man này, qua cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Luân Đôn BBC hôm Thứ Tư 15/9/2004, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan rằng quyết định của Hoa Kỳ tấn công Iraq không có sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là một quyết định “bất hợp pháp”: “Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không thấy một thứ chiến tranh kiểu Iraq khác qua một thời gian dài, một thứ chiến tranh không được chuẩn nhận của Liên Hiệp Quốc và được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế”.

 

annan


Bản Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc cho phép các quốc gia ra quân với sự đồng thuận của Hội Đồng Bảo An, như trường hợp trong thời Chiến Tranh Đại Hàn và Chiến Tranh Vùng Vịnh năm 1991. Áp dụng vào trường hợp chiến tranh Iraq, ông Tổng Thư Ký LHQ cho biết: “Nếu Hiệp Chủng Quốc và các nước khác vượt rào Hội Đồng Bảo An và đơn phương rat ay là họ không tuân hợp với Bản Hiến Chương này”.


Khi được hỏi 3 lần là nếu thiếu sự chuẩn nhận của hội đồng này trong việc ra quân thì có phải là bất hợp pháp hay chăng, ông đã lên tiếng: “Theo quan điểm của chúng tôi và quan điểm của Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc thì đó là việc bất hợp pháp”.


Để đáp lại nhận định khách quan của ông TTK LHQ về vấn đề bất hợp pháp của việc Hoa Kỳ và liên minh đơn phương tấn công Iraq bất chấp sự đồng ý của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Năm 16/9/2004, Thủ Tướng Tony Blair của Hiệp Vương Quốc biện minh rằng lực lượng của ông đã ra quân hợp pháp vì vị tổng biện lý Lord Goldsmith đã phán quyết như vậy, căn cứ vào ba quyết định của Liên Hiệp Quốc cho phép sử dụng võ lực chống lại chế độ của Saddam Hussein.


Phần Tổng Thống Bush, cũng trong cùng ngày Thứ Năm, khi đang vận động tranh cử tổng thống ở Minnesota, đã tỏ ra không phản đối gì về lời nhận định của ông TTK LHQ, song vẫn tỏ ra không hối hận gì về việc quyết định của mình: “Tôi đã hy vọng rằng vấn đề ngoại giao sẽ thành tựu. Biết được những gì tôi được biết hôm nay đây, cho dù chúng ta không tìm thấy các thứ vũ khí chúng ta tưởng có ở đó, tôi cũng vẫn quyết định như thế. Hoa Kỳ và thế giới an toàn hơn khi Saddam Hussein ngồi trong tù”.


Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi, người từng ủng hộ cuộc xâm chiếm này, không lên tiếng gì hết. Thủ Tướng Úc Đại Lợi John Howard, nhân vật gửi quân sang Iraq ủng hộ Hoa Kỳ và lực lượng liên minh, vẫn cho là “hợp pháp”.


Phần Pháp và Đức là 2 quốc gia phản chiến trước đây đã từ chối tái diễn cảnh phân ly liên minh Đại Tây Dương. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Pháp là Herve Ladsous đã nói rằng: “Chúng tôi đã được dịp bấy giờ bày tỏ rất rõ ràng rồi”.


Phần Tây Ban Nha, một quốc gia ủng hộ Hoa Kỳ ngay sau Hiệp Vương Quốc, và là quốc gia cũng đã rút quân khỏi Iraq đã lên tiếng qua phát ngôn viên của chính phủ này là ông Javier Valenzuela: “Chúng tôi không lấy làm bỡ ngỡ trước những lời nhận định của ông Anna. Đó là những gì Tây Ban Nha đã nói và đó là lý do chúng tôi đã rút quân đội của chúng tôi về”.


Riêng tại Hoa Kỳ, theo mạng điện toán CNN, phổ biến ngày Thứ Sáu 17/9/2004, thì CNN nhận được các nguồn tin cho hay đã có một Bản Thẩm Định Tình Báo Quốc Gia dài 50 trang được gửi đến Tòa Bạch Ốc hồi Tháng 7/2004 cảnh giác về tình hình Iraq, khá lắm thì “ổn định một cách bấp bênh” và tệ nhất thì sẽ xẩy ra một cuộc nội chiến. Tuy nhiên, chính phủ Bush vẫn tiếp tục công khai cho rằng Hoa Kỳ đang đạt được những tiến triển khả quan ở Iraq, căn cứ vào lời Tổng Thống Bush nói hôm Thứ Năm là “tự do đang diễn tiến” ở Iraq. Bản thẩm định tình báo trên đây nêu lên các vấn đề trầm trọng liên quan đến khả năng đi đến giải quyết chính trị trong vòng vào năm tới hay hai năm tới đây, vì “kinh nghiệm hạn hẹp của chính quyền đại biểu” và tình hình “lịch sử bạo động” ở nước này.

 

Chính Phủ Ý khẩn trương tìm cách giải cứu hai con tin của mình bị nhóm khủng bố Iraq bắt cóc sắp tới giờ hành quyết

Thứ Sáu 10/9/2004, Tổng Thống lâm thời Iraq là Ghazi al-Yawer đã đến Ý để nói chuyện với Tổng Thống Ý là Carlo Azeglio Ciampi rồi sau đó với Thủ Tướng Ý Berlusconi về vấn đề giải cứu hai nữ con tin của Ý là Simona Torretta and Simona Pari làm việc cứu trợ bị bắt cóc ở Baghdad để làm áp lực chính phủ Ý là chính phủ, theo lời được phổ biến trên mạng điện toán của nhóm tự xưng mình là “thành phần ủng hộ al-Zawahri” và tự nhận đã bắt cóc hai nữ nhân Ý này, đã giúp cho lính Mỹ nay đọa tù nhân Iraq, và muốn họ phải thả hết các phụ nữ Iraq bị nhốt ở trong các ngục tù Iraq ra, cũng như phải rút 2700 quân Ý ra khỏi Iraq

Ít là có 7 người Ý đã bị bắt cóc từ Tháng 4/2004, trong đó 2 người vừa bị sát hại. Chính phủ Ý đã gửi đặc sứ đến Trung Đông để gặp gỡ các viên chức và các nhóm nữ giới trong việc vận động cứu giúp hai con tin Ý bị bắt cóc khi đang làm việc tại văn phòng cứu trợ các trẻ em Iraq của cơ quan “Một Cây Cầu nối với…” hôm Thứ Ba 7/9/2004 ấy.

Hôm Thứ Năm, ở Rôma, Ngoại Trưởng Ý Franco Frattini đã gặp các lãnh sự của các quốc gia thuộc Khối Liên Hiệp Ả Rập. Ngoài ra, hôm Thứ Hai, 13/9, vị ngoại trưởng này còn đến Kuwait gặp chính quyền ở đây và các viên chức tôn giáo. Chính quyền ở Rôma nói rằng họ đang cật lực làm việc để giải cứu 2 nữ nhân viên cứu trợ này, vì tháng vừa rồi Thủ Tướng Silvio Berlusconi đã bị trách là không làm hết sức để cứu phóng viên Enzo Baldoni bị nhóm bắt cóc sát hại.

Văn phòng bộ ngoại vụ phổ biến tờ công báo “Ngoại trưởng Fattini sẽ thực hiện một sứ vụ ở Vùng Vịnh vào những giờ khắc tới đây. Ông sẽ lập lại lời kêu gọi đoàn kết và tôn trọng sự sống của thành phần thường dân vô tội dấn thân phục vụ nhân dân Iraq”. Lời công bố này được phổ biến sau mấy tiếng xẩy ra lời tuyên bố trên mạng điện toán toàn cầu của nhóm bắt cóc cho biết: “Chúng tôi sẽ gia hạn thêm 24 tiếng nữa kể từ khi phổ biến lời công bố này, sau đó, nếu chúng tôi không thấy lính Ý rút khỏi Iraq chúng tôi sẽ hành quyết theo ấn định”. Lời công bố đề ngày 12/9 này được ký bởi Tổ Chức Thánh Chiến Hồi Giáo.

 

 

Vãn Hồi Tình Hình Tôn Giáo Phản Động

 

Hôm Thứ Năm 26/8/2004, cuộc điều đình và thượng lượng của Đại Tôn Ayatollah Ali al-Sistani, vị đã đến Najaf vào chính hôm Thứ Năm này, với vị giáo sĩ bạo động phái Hồi Giáo Shiite là Muqtada al-Sadr ở một ngôi nhà trong tỉnh Najaf đã tiến đến chỗ đồng ý không truy tố vị này về việc sát hại hầu có thể mang lại an ninh cho tỉnh Najaf ba tuần lễ bạo loạn.

Bộ trưởng nội vụ về quân sự là ông Kasim Daoud đã cho biết: “Muqtada al-Sadr được tự do đi đến bất cứ nơi nào ông muốn… Ông được tự do như bất cứ một người công dân Iraq nào”.

Vị giáo sĩ này đã bị chính quyền Iraq truy lùng vì ông liên quan đến vụ ám sát giáo sĩ đối phương là Majeed Al-Khoei vào hồi Tháng Tư năm 2003, khi vị giáo sĩ đối phương này từ nơi lưu đầy trở về Iraq vào những ngày cuối cùng của biến cố lãnh tụ Saddam Hussein bị lực lượng Hoa Kỳ lật đổ. Ông là vị giáo sĩ từng được trông đợi thôi thúc thành phần Hồi Giáo phái Shiite hợp tác với cuộc xâm chiếm, bởi đó ông đã bị sát hại bởi một nhóm hỗn dân thuộc phe ủng hộ giáo sĩ al-Sadr tại Đền Thờ Giáo Trưởng Ali ở Najaf.

Theo bộ trưởng Daoud thì dân quân của giáo sĩ phản động al-Sadr cần phải rời đền thờ này trước 10 giờ sáng ngày hôm sau Thứ Sáu, 27/8/2004.

Những điểm được đồng ý nơi cuộc điều đình để vãn hồi an ninh này được tóm gọn như sau:

• Các lực lượng đa quốc phải rời cả hai thành phố để cho các lực lượng địa phương giữ an ninh.
• Najaf và Kufa là những thành phố phi vũ khí.
• Nạn nhân của cuộc bạo động này cần phải được bồi thường.
• Cần phải tổ chức những cuộc tuyển cử hợp pháp.

Hôm Thứ Sáu, 28/8/2004, Quân Đội Mehdi của giáo sĩ bạo động Muqtada al-Sadr và lực lượng an ninh Iraq đã bắt đầu trao đổi tù binh với nhau.
 

Tường trình của bộ y tế Iraq cho biết có 110 người bị tử nạn và 501 người bị thương ở Najaf, Kufa trong 24 tiếng đồng hồ bắt đầu từ hôm Thứ Năm 26/8/2004 ở đền thờ Kufa, nơi tập trung của những người xuống đường kêu gọi hòa bình, những người đã bị bắn bằng súng cối và súng thường khi họ tiến từ Kufa đến Najaf. Cũng trong giai đoạn này, ở những nơi khác còn có 18 người bị chết, 3 ở Hilla, 8 ở Diwaniya và 7 ở Baghdad.

Ông bộ trưởng nội vụ đặc trách quân đội là Kasim Daoud cho biết chính phủ đã thiết lập một hội đồng để tái thiết Najaf và sửa chữa những hư hại ở vùng lân cận Kufa. Dân chúng di tản khỏi nơi xẩy ra cuộc đụng độ cũng bắt đầu trở về khi nhóm nhân viên đến thu dọn hiện trường.


Trước 10 giờ sáng ngày Thứ Sáu là hạn chót dân quân Mehdi phải rời khỏi ngôi đền họ tử thủ, giáo sĩ al-Sadr đã kêu gọi họ nộp vũ khí và ra khỏi ngôi đền thờ. Phát ngôn viên nói qua hệ thống phóng thanh của đền thờ này những lời thư của vị giáo sĩ lãnh đạo là: “Các người hãy làm như thế để họ khỏi kết án các người và họ không kết án tôi”.


 

Tòa Thánh Với Tình Hình Kitô Hữu Tại Iraq nói riêng và nhân dân Iraq nói chung


Một viên chức trong chính quyền Iraq là ông Pascale Icho Warda, bộ trưởng tản cư và di dân đã cho biết có khoảng 40 ngàn Kitô hữu đã rời bỏ Iraq “vì tình trạng bất an ninh và những cuộc tấn công gần đây vào các nhà thờ ở Bagdad và Mosul hai tuần trước đây”. Hậu quả của những cuộc tấn công này (4 ở Baghdad và 2 ở Mosul) làm cho 10 người tử thương và 50 người bị thương vào đầu tháng 8/2004. Kitô hữu có 700 ngàn người trong tổng số 24 triệu dân Iraq.

 

Hôm 2/8, ĐTC GPII đã gửi điệp văn cho ĐTGM Emmanuel III Delly, thượng phụ ở Babylon thuộc lễ nghi Chaldeans và là chủ tịch hội đồng giám mục Công Giáo Iraq, với những lời lẽ như sau: “Trong lúc thử thách này, tinh thần của Tôi gần gũi với Giáo Hội và xã hội Iraq, và Tôi lập lại mối liên kết gắn bó chân thành của Tôi với các vị mục tử và tín hữu”. Ngài hứa nguyện cầu và “liên lỉ dấn thân” để “bầu khí hòa bình và hòa giải được thiết lập nơi quê hương dấu yêu này sớm bao nhiêu có thể”.


Ngoài ra, Tòa Thánh đã công khai cho biết Tòa Thánh sẵn sàng điều đình để giải quyết vấn đề Najaf, thành thánh của phái Hồi Giáo Shiite ở Iraq.


Thật vậy, hôm Thứ Hai 16/8/2004, trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Ý là GR RAI, ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano đã cho biết rằng “nếu được yêu cầu, Đức Giáo Hoàng sẽ cho phép thực hiện vai trò điều đình này”. Theo vịHồng Y này thì “mục tiêu đó là làm sao cho tất cả mọi phía ngồi xuống nói chuyện với nhau”.


“Tất cả nỗ lực của ĐGH và của Tòa Thánh đó là nỗ lực điều đình, mặc dù không phải bao giờ cũng theo nghĩa về kỹ thuật, một điều đình theo luật lệ quốc tế, một điều đình chỉ có thể do quốc gia yêu cầu”.


“Thế nhưng vẫn có một kiểu điều đình khác gần hơn với những gì chúng ta có thể gọi là ‘vai trò thiện chí’. Nó là một hành động cụ thể của việc điều đình, nhắm mục đích khuyến khích cho mọi phe nói chuyện với nhau. Chúng tôi bao giờ cũng sẵn sàng thực hiện hành động này. Đức Giáo Hoàng chắc chắn không do dự về vấn đề ấy… Những hành động sát hại cứ xẩy ra trong những tháng này là những gì hổ ngươi cho Hồi Giáo cũng như cho nhân dân Iraq cao quí. Chúng tôi kêu gọi hãy tôn trọng đặc tính linh thánh của thành phố này, đồng thời chúng tôi cũng lên án tất cả mọi hình thức bạo động”.

 

Vị giáo sĩ cấp tiến của phái Hồi Giáo Shiite là Muqtada al-Sadr và khoảng 800 nam nhân đã tử thủ trong ngôi đền của vị Trưởng Giáo Ali Ben Taleb từ hôm Chúa Nhật 15/8/2004. Đó là lúc lực lượng Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ của cảnh sát Iraq, thực hiện một cuộc tấn công vào những cơ sở chính của thành phần dân quân ở Najaf, khoảng 200 cây số (hay 125 dặm) về phíc nam của thủ đô Baghdad.


Hội Đồng Quốc Gia Iraq kêu gọi Muqtada al-Sadr hãy từ bỏ cuộc chiến đấu này. Tòa Thánh cũng kêu gọi vị giáo sĩ này hãy tỏ ra thiện chí hòa bình. Đó là lý do trong ngày Thứ Ba 17/8/2004, phát ngôn viên của vị giáo sĩ này ở Najaf là Ajmed al-Shaibany đã nói: “Chúng tôi vui mừng nhận được ý kiến của Đức Giáo Hoàng ở Vatican, nên chúng tôi xin ngài hãy can thiệp để giải quyết tình trạng khủng hoảng này”.


Cha Ciro Benedettini, phụ tá giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, đã xác nhận rằng: “Tòa Thánh bao giờ cũng sẵn sàng hỗ trợ đôi bên hầu họ có thể nói chuyện và trao đổi với nhau, miễn là họ thực sự có ý muốn thực hiện những đường lối hòa bình để giải quyết những thứ xung khắc”.


“Như được thấy thì vị khâm sứ tòa thánh ở Baghdad trước hết đang theo dõi tình hình diễn tiến và vị Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican tiếp tục liên lạc với cả vị khâm sứ lẫn vị thượng phụ lễ nghi Chaldean cùng hội đồng giám mục nước này”.


Đức Khâm Sứ Tòa Thánh ở Baghdad là ĐTGM Fernando Filoni nói với thông tấn AsiaNews rằng hiện nay “không thể tiên đoán được gì hết; cần phải chờ xem những gì sẽ xẩy ra thôi. Nếu (giáo sĩ al-Sadr) tỏ thiện chí muốn tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này thì chúng ta phải chấp nhận nó, nhưng thật là luống công vô ích tiên đoán này nọ cho đến khi vị này làm sáng tỏ ý đồ thực sự của mình”.

 

Vị khâm sứ tòa thánh ở Iraq là ĐTGM Fernando Filoni này cũng đã nhận định về lời loan báo của ông bộ trưởng Tản Cư và Di Dân Pascale Isho Wardo về 40 ngàn Kitô hữu đã rời bỏ Iraq từ đầu Tháng 8/2004 bởi những cuộc tấn công vào các nhà thờ của họ. Ngài đã cho hãng thông tấn AsiaNews biết rằng:


“Tôi không thể thừa nhận hay phủ nhận con số ấy, thế nhưng chúng có lẽ thật sự là cao đó. Những cuộc nghiên cứu ở đây được thẩm lượng theo các gia đình chứ không phải theo cá nhân. Chúng tôi biết rằng có những gia đình ra đi lìa bỏ nhà cửa và công ăn việc làm của họ. Các vị linh mục coi xứ cũng nói cho chúng tôi biết rằng các gia đình thuộc giáo xứ của các vị cũng đang bỏ đi, nhưng chúng tôi không biết rằng con số ấy có hợp với sự thật hay chăng”.


Theo vị khâm sứ này thì cuộc xung đột ở Iraq ảnh hưởng tới toàn thể dân chúng, “chứ không riêng gì Kitô hữu. Điều đầu tiên cần phải hy vọng đó là cơ hội tái thiết lập cuộc sống chung và tình trạng an ninh hơn nữa cho tất cả thành phần dân sự. Một yếu tố khác cũng không được coi thường đó là nhu cầu công ăn việc làm để có thể mưu sinh cho gia đình”. Vấn đề chính đó là làm sao để mọi giới nhập cuộc ở Iraq bảo đảm được tình trạng củng cố và yên hàn: “Nếu bắt đầu muốn thì mọi sự mới dễ dàng thành đạt”.

 

Các vị chủ tịch của Tiểu Ban Giao Liên Hồi Giáo Và Công Giáo, giáo sư Hamid Bin Ahmad Al-Rifaie, chủ tịch Diễn Đàn Đối Thoại Hồi Giáo Quốc Tế trụ sở ở Saudi Arabia, và ĐTGM Michael Fitzgerald, chủ tịch Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn, đã ban hành một “Công Báo Chung Về Tình Hình Ở Iraq” sau 4 cuộc tấn công vào các nhà thờ Kitô giáo ở Baghdad và hai cuộc tấn công ở Mosul trong đầu Tháng 8/2004, những cuộc tấn công gây thiệt mạng cho 10 người và bị thương cho 50 người.


“Chúng tôi mạnh mẽ lên án… những hành động khủng bố tiếp tục tệ hại diễn ra ở Iraq và là những hành động liên quan đến thành phần dân sự.


“Chúng tôi đặc biệt lên án những cuộc tấn công tự sát ở những nơi có những địa điểm thờ phượng, phạm đến cả những người Hồi Giáo và Kitô Hữu tập trung để làm việc phụng thờ.


“Những hành động bạo lực mù quáng như thế phạm đến danh thánh của Thiên Chúa cũng như đến đạo giáo đích thực. Chúng cho thấy cả một sự hiểu lầm về lịch sử và văn hóa của xứ sở bị thử thách xâu xé này. Chúng là một mối đe dọa trầm trọng cho việc chung sống hòa bình cũng như cho việc phát triển xuôi chảy của xã hội Iraq.


“Chúng tôi thành thực hy vọng rằng, nhờ ơn trợ giúp của Thiên Chúa Toàn Năng và Nhân Hậu, nhân dân Iraq cuối cùng có thể hoan hưởng tặng ân hòa bình, trong một bầu không khí tương kính và hợp tác thực sự nơi tất cả mọi người công dân thuộc bất cứ truyền thống tôn giáo nào của mình”.

 

story.mehdi.fighter.jpg

Thành phần dân quân trung thành với giáo sĩ al-Sadr đã ra mặt đương đầu với lực lượng Hoa Kỳ và Iraq ở Najaf từ ngày 5/8/2004. Hôm Thứ Ba, 17/8, máy bay Hoa Kỳ đã dội bom một nghĩa trang lớn gần thành Najaf trong cuộc chiến đấu càng leo thang với nhóm dân quân này.


Hôm Thứ Tư 18/8, vị giáo sĩ này tuyên bố thành phần dân quân của ông sẽ rời Đền Giáo Trưởng Ali, sau khi nhận được lời đe dọa của chính quyền Iraq về việc “giải phóng” khu thánh ở Najaf. Thật thế, trong một bức thư gửi từ văn phòng của mình ở Baghdad, vị giáo sĩ này cho biết ông đồng ý với những đòi hỏi tối Thứ Ba 17/8 của phái đoàn đại biểu thuộc Hội Đồng Quốc Gia Iraq là ông cùng lực lượng của ông phải rời ngôi đền này, giải tỏa Quân Đội Mehdi của ông và “tham dự vào tiến trình chính trị chính thức”.


Những vị đại biểu của hội đồng đến họp ở thủ đô Baghdad tỏ ra vui mừng nhận được bức thư hồi báo này, tuy nhiên, vấn đề liền được đặt ra là bao giờ mới là hạn chót để nhóm này rút quân. Bức thư này chỉ xẩy ra sau khi Bộ Trưởng Quốc Phòng của chính phủ lâm thời Iraq là Hazem Sha’alan cho biết chính quyền đã sẵn sàng thực hiện một cuộc hành quân để “giải phóng đền thờ này” cũng như để tái chiếm Najaf “cho khỏi bọn đánh mướn”. Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nói tiếng Ả Rập Al-Arabiya, vị bộ trưởng này cho biết lính Iraq sẽ càn quyét thành này bằng một “trận chiến quyết liệt”.


Tổng số thiệt mạng của Hoa Kỳ từ đầu tới 18/8/2004 lên tới 946, và Hiệp Vương Quốc mất 65 mạng.

 

77 dead in Najaf mosque battle

Tuy nhiên, tin tức mới nhất cho biết, đêm Thứ Năm 19/6/2004 rạng ngày Thứ Sáu 20/8/2004 đã xẩy ra một trận đụng độ nẩy lửa. Hậu quả theo bộ y tế cho biết có 77 người bị thiệt mạng (trong đó có 6 cảnh sát viên) và 70 bị thương. Vị giáo sĩ tử thủ bên trong Ðền của Giáo Trưởng Ali không chịu điều đình với lệnh tối hậu của chính phủ lâm thời, mà chỉ muốn nói chuyện với phái đoàn đại biểu của Hội Ðồng Quốc Gia Iraq mà thôi. Có cả nhiều ngàn dân quân của vị giáo sĩ này tử thủ trong ngôi đền ấy, bao gồm cả đàn bà con nít, nhiều người tỏ ra hân hoan vui sướng. Những phóng viên báo chí lọt được vào trong ngôi đền này được Mehdi Army của vị giáo sĩ niềm nở chào đón và cho biết "Chúng tôi sẽ không chịu buông súng!".

 


 

Nhận Định của một Vị Giáo Quyền Công Giáo về Tình Hình Lạc Quan ở Iraq


Đức Giám Mục Rabban Al-Qas lễ nghi Chaldean ở Amadiyah nhận định về tình hình Iraq hiện nay đang đặt nền tảng cho việc tái thiết quốc gia này.


Trong cuộc viếng thăm Ý Quốc để tìm viện trợ cho việc tái thiết Iraq, vị giám mục này chứng tỏ cho thấy là Trường Quốc Tế ở giáo phận của mình là một dấu hiệu phục sinh của đất nước Iraq.


Đó là một trường nói tiếng Anh đầu tiên được mở ra sau khi Saddam Hussein sụp đổ. Nó đang được xây để dạy cho 500 học sinh, “Kitô Giáo và Hồi Giáo, người Yazidis và người Ả Rập”, và được phác họa để “cung cấp cho giới trẻ thuộc những thôn làng lân cận có chỗ trú học”.


“Trường học của chúng tôi là một nỗ lực để tăng cường việc giáo dục về khoa học, bằng cách thắng vượt những trở ngại và kiểm soát của chế độ Saddam cũ. Đó cũng là một thứ tân Iraq. Mục đích của chúng tôi là cung cấp giáo dục miễn phí cho tất cả mọi người, đặt niềm hy vọng của chúng tôi trong bàn tay Chúa cũng như bàn tay của thành phần thiện chí”.


Trong cuộc phỏng vấn với AsiaNews, vị giám mục này cho biết, “từ ngày 28/6 tình hình của chúng tôi đã thay đổi. Chúng tôi đã có một tân chính phủ dưới quyền bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Tôi không đồng ý với những ai nghĩ rằng ‘việc xâm chiếm đã chấm dứt’.


“Tôi tin rằng những gì người Hoa Kỳ đã làm thực sự là một cuộc giải phóng, giải phóng Iraq. Nhờ đó mới có một tân Iraq.


“Báo chí Tây Phương đã tỏ ra bất công với Iraq. Nó chỉ chú trọng đến mặt tối của vấn đề, đến nạn khủng bố, sát hại, xe bom, những hình ảnh lấy đầu rùng rợn.


“Một số còn đi xa đến nỗi cho rằng cuộc bạo động là chính đáng vì nó nhắm đến những kẻ xâm chiếm. Tiếc thay, thành phần thường dân lại là những người phải trả một giá cao, thành phần Hồi Giáo và Kitô Hữu làm việc cho người Hoa Kỳ hay thấy mình rơi vào một chỗ không đúng lúc khi xẩy ra những vụ xe nổ”.


Đối với vị giám mục này thì việc chống trả “phải nhắm đến việc bênh vực quyền lợi của dân chúng, chứ không phải sát hại họ. Nếu quí vị đánh và giết đồng bào nam nữ của mình là quí vị không phải là kẻ chiến đấu để chống cự; quí vị là một kẻ tiêu diệt, là một tay cưu mang sự chết.


“Báo chí đã có một cái nhìn thoái bộ, chú trọng đến mặt tiêu cực của tình hình, không bao giờ nói về những điều tích cực được Hội Đồng Lâm Thời trước đây thực hiện cũng như được chính phủ lâm thời hiện nay đang làm.


“Không ai chứng tỏ cho thấy rằng, mặc dù xẩy ra cuộc biến động về chính trị, những bất ổn và thiếu an ninh, các trường học vẫn được mở cửa lại” và “một năm học bình thường được chấm dứt như người ta mong đợi”.


“Dưới thời Saddam chỉ có nghèo nàn mà thôi. Giờ đây nền kinh tế đang từ từ được phục hồi nhờ những gì chính quyền và những người Hoa Kỳ đang làm. Những khu vực xây cất mới đang được mở ra, việc kiến thiết mới đang diễn tiến. Tất cả những điều ấy đang xẩy ra bất kể những cuộc khủng bố tấn công. Biết bao nhiêu người đã đổ máu để dấn thân cho việc tái thiết Iraq? Ý, Nhật, Pháp, Mỹ, Đại Hàn.


“Không ai nói đến việc tái hoạt động của các khu vực năng lực, của những giếng dầu, của những chương trình canh nông, của những con lộ”, đấy là chưa kể đến “150 tờ nhật báo hằng ngày ở nước này.


“Tây Âu và thành phần cầu an bị mù lòa trước những gì đang xẩy ra ở xứ sở chúng tôi. Có một cái gì mới lạ đang nẩy sinh ở đây, đó là một nền dân chủ, mới mẻ, nhưng có thật và cần sự giúp đỡ. Giờ đây không còn lý để từ chối giúp đỡ chúng tôi nữa. Trước kia có thể cho rằng mọi sự đều ở dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ. Giờ đây đã có việc Liên Hiệp Quốc quyết định và quyền lực lại đang ở trong tay của chính phủ Iraq.


“Cộng đồng quốc tế cần phải làm việc với chúng tôi một cách hòa hợp để nới rộng những mối liên hệ chặt chẽ về chính trị và thương mại của chúng tôi.


“Kitô hữu chúng tôi muốn sống như là những người công dân trọn vẹn trong một nước Iraq trần thế. Vì lý do ấy chúng tôi đang tỏ ra ủng hộ bản tân Hiến Pháp của Iraq. Giáo phái Hồi Giáo Shiites cũng đồng lòng với chúng tôi.


“Đại đa số người thuộc giáo phái Hồi Giáo Shiites, bao gồm cả các những đại học giả Iraq, đều không muốn một thứ chính quyền theo kiểu Iran. Chỉ có một trong 4 người thuảc giáo phái Hồi Giáo Shiite là một có một quốc gia được cai trị bởi một vị thủ lãnh cao tuổi, theo kiểu chính phủ giáo sĩ


“Giáo Hội Công Giáo cần phải thẳng thắn và không mập mờ. Giáo Hội cần phải chủ động và phán đoán những điều như chúng xẩy ra. Là Kitô Hữu, chúng ta không được trở thành công dân hạnh hai; chúng tôi là một phần và là một khối của quốc gia. Ngày nay chúng tôi cần phải sống như là những người Iraq, làm việc với chính phủ, và hoạt động trong tự do.


“Dưới thời Saddam, đã có những luật lệ đối xử Kitô hữu cách bất công. Tuy nhiên chúng tôi đã nín thinh, tội nghiệp cho chính mình cũng như cho thân phận thành phần thiểu số. Chẳng hạn, mặc dù con cái đợc sinh bởi một người mẹ Kitô giáo vẫn tự động được coi là người Hồi Giáo, chúng tôi đã không lên tiếng nói gì cả. Khi những học đường của chúng tôi bị tịch thu, chúng tôi vẫn nhẫn nại chịu đựng và giảng dạy trong các nhà thờ. Đó là một thời gian cao điểm để gọi những gì là xấu, xấu, và những gì là tốt, là tốt.


“Vấn đề khẩn trương nhất đó là việc chúng ta làm chứng, không những bằng ngôn từ mà còn bằng việc làm, bằng việc sống căn tính Kitô giáo và thể hiện những giá trị Kitô giáo”.

 

Tình Hình về những Con Tin của các Quốc Gia bị Khủng Bố bắt giữ và đe dọa ở Iraq
 

Cơ quan thông tấn tiếng Ả Rập Al-Jazeera hôm Thứ Năm 15/7/2004 đã tường trình là những tay bắt cóc một con tin người Ai Cập là Muhammad al-Gharabawi đã ra lệnh cho chủ nhân của người con tin này là Faisal al-Nahait Transport Company 48 tiếng đồng hồ phải rời khỏi Iraq. Đây là lời đe dọa thứ hai đối với người nhân viên Ai Cập ấy. Hôm 13/7, nhóm âm mưu bắt cóc này đã đe dọa sẽ lấy đầu nhân viên ấy trừ phi hãng của người tài xế 8 năm của hãng này rời khỏi Iraq trong vòng 72 tiếng đồng hồ. Hãng của người tài xế ở vào tuổi ngũ tuần này đã đồng ý như thế để cứu mạng sống nhân viên của mình. Sở dĩ người tài xế này bị bắt cóc để làm áp lực đối với hãng của ông ta là vì, theo nhóm bắt cóc được mệnh danh là “cuộc chống cự hợp lý của người Iraq” này, thì bất cứ ai cộng tác với lực lượng liên minh ở Iraq đều “sẽ không được đối xử đàng hoàng, vì họ được coi như là những kẻ phản bội làm việc cho những tay xâm chiếm vô thần”. Đó là lý do người tài xế Al-Gharabawi bị bắt cóc đang khi chở dầu hỏa cho lực lượng Hoa Kỳ.

Ngày Thứ Sáu 16/7/2004, hãng của người tài xế Ai Cập này lên tiếng là họ sẽ tuân theo điều yêu cầu của nhóm bắt cóc trong việc rút khỏi Iraq. Trong lời phát biểu của hãng này được thông tấn Reuters phổ biến thì “tất cả mọi chiếc xe cộ của chúng tôi đã được đem ra khỏi Iraq từ Thứ Tư 14/7 để bảo đảm an toàn cho con tin”.

Để chống lại với những nhóm khủng bố loạn quân này, Thủ Tướng Lâm Thời Ayad Allawi hôm Thứ Năm đã cho biết chính phủ của ông sẽ hình thành một cơ quan tình báo nhằm mục đích “tận diệt” các nhóm khủng bố. Ông còn cho biết ông đã xin 6 quốc gia là Ai Cập, Morocco, Oman, Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh gửi quân đội tới quốc gia của ông giúp Iraq chống lại các thứ loạn quân.
 

Một tài xế xe vận tải khác người Phi Luật Tân là Angelo de la Cruz 46 tuổi đã được cùng đài truyền hình Al-Jazeera cho biết người tài xế này gửi lời nhắn cho tổng thống Phi Luật Tân là Gloria Macapagal Arroyo để cám ơn bà đã quyết định rút quân. Theo đài truyền hình này thì ông ta “đã gửi lời nhắn nhủ vợ con và gia đình rằng ông ta không còn mặc y phục mầu vàng nữa, ông đã mặc quần áo bình thường khi xuất hiện trên TV, và ông xin gia đình ‘xin hãy chờ tôi vì tôi đang trở về với các người”. Thế nhưng, nhóm bắt giữ ông ta cho biết ông sẽ không được thả ra cho tới khi người lính Phi Luật Tân cuối cùng rời khỏi Iraq. Hôm Thứ Bảy 17/7, tướng Jovito Talparan lãnh đạo lực lượng Phi Luật Tân và 10 nhân viên đã rời Iraq đến Kuwaitt và về tới thủ đô Manilla vào ngày Chúa Nhật. Lực lượng nhóm Phi Luật Tân nguyên thủy chỉ có 51 người hoàn toàn có tính cách nhân đạo. Đầu tiên chính phủ Phi hứa rời Iraq vào ngày 20/8 nhưng nhóm bắt cóc muốn sớm hơn 1 tháng, tức vào 20/7.

Trong cuộc họp báo cũng vào cùng ngày Thứ Năm, Thủ Tướng Chính Phủ Lâm Thời Iraq Ayad Allawi cho biết rằng ông đã nói chuyện với Arroyo và xin bà hãy “xét lại” việc rút lui này, vì “chúng ta không thể đầu hàng nạn khủng bố”. Các viên chức Hoa Kỳ cũng tỏ ra khinh dể quyết định ấy, cho rằng làm như thế là tỏ cho nhóm khủng bố thấy được một dấu hiệu không đúng.
 

Cũng vào ngày Thứ Năm 15/7/2004 này, một thi thể mất đầu được vớt lên từ Sông Tigris, 30 dặm phía bắc thành phố Tikrit, có thể là một trong hai tài xế vận tải người Bulgaria bị nhóm chiến đấu quân bắt giữ, vì vóc dáng và quần áo của thi thể mất đầu này giống như hình ảnh đã được nhóm bắt cóc phổ biến cho truyền thông trước đó. Hai nhân viên người Bulgaria này là Georgi Lazov 30 tuổi và Ivailo Kepov 32 tuổi đang lái những chiếc xe vận tải chuyển các chiếc xe hơi đến tỉnh Mosul thuộc miền bắc nước Iraq và bị bắt cóc vào ngày 27/6/2004. Cơ quan thông tấn trên đây cho biết nhóm Unification và Thánh Chiến Quân đã công nhận ra tay sát hại. Nhóm này, nhận mình là trung thần của nhà lãnh đạo loạn quân Abu Musab al-Zarqawi, cũng công nhận là đã lấy đầu thương gia Hoa Kỳ Nicholas Berg và người thông dịch viên Nam Hàn Kim Sun-il. Chính phủ Bulgaria, hoàn toàn ngược với chính phủ Phi Luật Tân, với 470 quân ở thành phố Karbala trung tâm Iraq, nhất định không rút quân, bất chấp lời đe dọa của nhóm khủng bố. Trong bản tuyên cáo của Tổng Thống Georgi Parvanov, Thủ Tướng Simeon Saxe-Coburg và quốc hội, người ta đọc thấy như sau: “Bulgaria phải tiếp tục hỗ trợ Iraq và việc tái kiến thiết của nước này, việc bền vững và việc phát triển về dân chủ của nó. Cuộc chiến đấu để bênh vực những giá trị phổ quát chống lại nạn cuồng tín cần phải liên tục, can trường và chịu đựng”.
 

 

Vấn đề tình báo Hoa Kỳ đối với căn nguyên gây ra chiến tranh Iraq.
 

Hôm Thứ Sáu 9/7/2004, bản tường trình dài 511 trang của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Hoa Kỳ được phổ biến hôm nay cho thấy rằng những thẩm lượng của CIA trước cuộc chiến Iraq về các thứ vũ khí đại công phá quá đáng.

Ông chủ tịch của tiểu ban này là Pat Roberts, R-Kansas, cho biết rằng những tình báo ở đằng sau cuộc xâm chiếm Iraq được căn cứ vào những thẩm lượng “vô lý và hầu hết không được hỗ trợ bởi những thứ tình báo sẵn có”.

“Trước khi xẩy ra cuộc chiến, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ đã nói với tổng thống cũng như với Quốc Hội và quần chúng rằng Saddam Hussein chất chứa những thứ vũ khí hóa chất và sinh trùng mà nếu không kiểm soát thì có thể sẽ xẩy ra chiến tranh nguyên tử trong thập niên này. Hôm nay chúng tôi thấy rằng những thẩm lượng này là những gì sai lầm”.

Thượng Nghị Sĩ Jay Rockefeller, vị lãnh đạo Đảng Dân Chủ và đồng chủ tịch trong ủy ban 18 người này cho biết rằng những “tín liệu sai lạc” này đã được dùng làm bàn đạp tiến đến cuộc tấn công Iraq. Vị thượng nghị sĩ Dân Chủ West Virginia này bày tỏ rằng: “Chúng tôi ở Quốc Hội sẽ không cho phép chiến tranh này bằng 75 phiếu nếu chúng tôi biết được những gì chúng tôi biết được hiện nay. Cho đến vụ 911, chính quyền của chúng ta đã không liên kết các điểm tình báo lại với nhau. Ở Iraq, chúng ta lại càng phải đấm ngực hơn nữa vì chính những điểm tình báo này chẳng hề có”.


Vị chủ tịch của ủy ban này có nêu lên một số vấn đề trong Bản Thẩm Định Tình Báo Quốc Gia Tháng 10/2002 chứng tỏ cho thấy những gì “quá đáng” hay “không được hỗ trợ bởi tình báo sẵn có” như ông đã khẳng định. Trong số những điều này là việc cho rằng Iraq đã tái thiết những chương trình nguyên tử lực, có những thứ khí giới đại công phá v.v. Ngoài ra, vị chủ tịch này còn cho biết cộng đồng tình báo đã không “giải thích một cách xác đáng và đầy đủ những mập mờ bên trong những phán đoán ấy trong Bản Thẩm Lượng Tình Báo Quốc Gia Tháng 10/2002 cho những nhà lập pháp”.

Ông Rockefeller cảm thấy quan tâm là “những thảm bại về tình báo” này sẽ ám ảnh nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ “đối với các thế hệ tới đây. Uy tín của chúng ta bị giảm sút. Vị thế của chúng ta trên thế giới chưa bao giờ xuống thấp như vậy. Chúng ta đã gây ra mối hận thù sâu xa đối với người Hoa Kỳ nơi thế giới Hồi Giáo và ngày càng tăng. Hậu quả trực tiếp đó là quốc gia của chúng ta ngày nay bị tổn thương chưa từng có hơn cả trước đây”.

Tuy nhiên về vấn đề áp lực chính trị đối với cộng đồng tình báo thì hai vị đồng chủ tịch này hơi khác nhau. Ông Robert thì cho rằng “tiểu ban không thấy một chứng cớ nào cho thấy việc nhận định sai lầm hay quá đáng của cộng đồng tình báo về những khả năng chế tạo các thứ vũ khí đại công phá của Iraq là hậu quả của chính trị hay bị áp lực”.

Tuy chấp nhận bản tường trình nhưng ông Rockefeller lại chủ trương ngược lại thế này: “Tất cả chúng ta ở trong phòng này đã theo dõi vấn đề – cả những người khác nữa, đều rõ ràng thấy rằng họ (những viên chức cao cấp của chính phủ Bush công khai nói đi nói lại một cách mạnh mẽ) quyết tâm tiến đến cuộc chiến tranh này”.

 

 

Nhà Lãnh Đạo Saddam Hussein trước Công Lý của Tân Thẩm Quyền Lâm Thời Iraq
 

Ngay sau ngày 30/6/2004, ngày được ấn định trao trả chủ quyền cho Iraq, đúng hơn, sau 3 ngày (từ 28/6) nhận được chủ quyền, việc quan trọng đầu tiên tân chính phủ lâm thời Iraq thực hiện đó là xét xử vụ nhà lãnh tụ của chế độ cũ Saddam Hussein.

Nhà lãnh tụ này trông gầy gò và thểu não, nhưng có những lúc trở nên năng động và hiếu chiến khi cần. Khi được vị thẩm phán hỏi tên, hai lần ông đã trả lời rằng: “Tôi là Saddam Hussein, tổng thống của Iraq”.

Trong buổi điều trần sơ khởi 30 phút, nhà lãnh tụ này bị tố cáo tất cả 7 điều, đó là việc sát hại các nhân vật tôn giáo vào năm 1974, việc sát hại người Kurds bằng hơi độc ở Halabja năm 1988, việc sát hại bộ tộc Barzani người Kurd, việc sát hại những phần tử thuộc các đảng chính trị trong 30 năm qua, việc vận động “Anfal” 1986-1988 để hất người Kurds đi, việc đàn áp các cuộc nổi dậy vào năm 1991 của những người Kurds và Hồi Giáo phái Shiites, và cuộc xâm chiếm nước Kuwait năm 1990.
 

Khi quan tòa hỏi ông có hiểu quyền lợi của ông và ông được quyền tham vấn hay chăng, nhà lãnh tụ này chỉ ngón tay hỏi tòa án này thuộc pháp quyền của ai.

Về vấn đề xâm chiếm Kuwait, nhà lãnh tụ chế độ cũ hạch lại quan tòa rằng: “Làm sao ông lại có thể nói như thế? Tôi đã làm điều này vì nhân dân Iraq… làm sao ông lại bênh vực những con chó ấy” (tức những người Kuwait). Vị quan tòa đã khiển trách lời lẽ của bị can này.

Theo nhà cựu lãnh tụ thì Kuwait đã cố gắng hạ giá dầu và biến người Iraq thành những kẻ bần cùng và biến phụ nữ Iraq thành những con điếm. “Đó là tất cả vở kịch” được Tổng Thống Bush, nhân vật bị nhà lãnh tụ này gọi là tên tội ác, bày tạo ra để tái thắng cử. Nhà lãnh tụ Saddam Hussein nói lời này trong khi nhìn quanh phòng xử bằng một nụ cười khinh khỉnh. Tổng Thống Bush không có phản ứng gì về lời tố cáo này.

Về vấn đề sát hại ngươiụi Kurds bằng hơi độc, nhà lãnh tụ này nói với vị quan tòa như sau: “Tôi đã nghe về vấn đề này ở những bản tường trình trên truyền hình, cho rằng việc này đã xẩy ra trong thời cai trị của Tổng Thống Saddam Hussein”.

Theo các khoa học gia quốc tế thì vào Tháng 3/1988, những chiếc máy bay Iraq đã dội bom tỉnh Halabja ở miền bắc Iraq, khiến hơn 5 ngàn người bị sát hại trong cuộc tấn công được sử dụng hơi độc này.


Về tước hiệu tổng thống của mình, nhà cựu lãnh tụ này nói không ai có thẩm quyền tước đoạt nó nếu ông bị tố cáo phạm những tội ác ấy đang khi hành sự: “Tôi được nhân dân Iraq tuyển chọn. Việc xâm chiếm không thể tước được quyền này của tôi” (cuộc xâm chiếm của Hoa Kỳ).

Mỗi một lần muốn nói, nhà lãnh sự này đề tỏ ra tôn trọng bằng lời “xin làm ơn” và tỏ cử chỉ bằng tay muốn nói. Nhà lãnh tụ này không chịu ký các văn bản tòa án viết rằng ông hiểu biết những gì xẩy ra ở tòa. Ông không có đại diện pháp lý trong cuộc điều trần này.

Phản ứng của dân chúng trước phiên tòa sơ khởi này bất đồng nhất. Nhiều người yêu cầu hành sử ông ta, một số lại cho rằng ông không đáng được xử. Những người khác lại cho rằng chưa đến lúc xử. Một số ít lại tỏ ra bênh vực nhà cựu lãnh tụ độc tài này. Sau đây là 4 thái độ được đề cập đến trên đây:

“Saddam phải được tống vào cũi sắt ở sở thú, để cho tất cả mọi người dân Iraq có thể đến mà xem” (Khaled Mohammed, 28, nói với bạn bè ở một quán cà phê).

“Một con người như vậy không đáng được xử. Đứng trước vành móng ngựa là một vinh dự mà ông ta không đáng được hưởng” (Rahman Aziz, 27, chủ tiệm bán CD và băng cassette).

“Đây chưa phải là lúc. Đúng thế, ông ta cần phải được mang ra trước công lý. Thế nhưng xứ sở này đã có quá nhiều vấn đề khác hiện nay cần phải cải đổi trước đã” (Mohammed Mahdi, xem truyền hình với các đồng nghiệp của mình ở một khách sạn).

“Ít ra Saddam cũng đã cho chúng ta được an ninh. Chúng ta chẳng thấy gì là tốt lành nơi những người Hoa Kỳ cả. Ông ta biết cách cai trị Iraq. Ông đã cướp mất các quyền lợi của chúng ta, nhưng chúng ta và phụ nữ của chúng ta vẫn có thể sống an tòan trên đường phố. Ông ta đã hành sử những ai hiện nay đang được CIA giúp phá hoại đất nước của chúng ta” (Khaled Moufak, 21, một cựu quân nhân sống ở Baghdad).

Một số người, như Khailil Jumaa, một nhân viên làm ở một khách sạn ở Baghdad, cho rằng thời của nhà lãnh tụ này đã qua rồi: “Tất cả những gì tôi có thể nói đó là Saddam đã bị vứt vào thùng rác của lịch sử”.

 

 

 

Tòa Thánh gửi điện văn chúc mừng tân chính phủ lâm thời Iraq được chuyển nhượng chủ quyền


Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh Angelo Sodano đã nhân danh Đức Thánh Cha gửi một điện văn chúc mừng đến Tổng Thống Iraq Sheikh Ghazi Ajeel Al-Yawar trong ngày tân chính phủ lâm thời của ông được chuyển nhượng chủ quyền, như sau:


“Trong dịp vui mừng chuyển nhượng quyền bính cho Chính Phủ Lâm Thời Quốc Gia Iraq, Đức Thánh Cha gửi đến Tổng Thống cùng đồng bào thuộc xứ sở của Tổng Thống lời chúc mừng thân ái của Người. Người nguyện xin cho những niềm hy vọng hòa bình, tự do và thịnh vượng của nhân dân Iraq sớm được toại nguyện trong dịp mở ra một trang sử mới trong đời sống của đất nước này. Đức Thánh Cha luôn luôn hết lòng quan tâm đến nhân dân đau khổ Iraq. Người đã bày tỏ lòng Người gắn bó với họ vào nhiều dịp, không phải chỉ qua sự hiện diện liên lỉ giữa họ vị Khâm Sứ Tòa Thánh đại diện của Ngài. Giờ đây, nhân dịp thi hành chức vụ Tổng Thống của Ngài, Giáo Hội Công Giáo khắp thế giới hoàn toàn ủng hộ và phấn khích ông trong việc xây dựng một tân Iraq. Xứ sở cao quí của ông, đã từng là nhà của Abraham, giờ đây là nhà cho sự phong phú của các truyền thống đức tin. Đức Thánh Cha tin tưởng rằng tất cả mọi nhóm tôn giáo trong xứ sở này có thể góp tiếng nói và đóng vai trò xứng hợp của họ trong việc hình thành một tân xã hội dấn thân cho tự do thật sự của lương tâm, cho công lý của tất cả mọi người cũng như cho việc đối thoại ôn hòa. Hứa cầu nguyện cho Ngài cũng như cho toàn thể nhân dân Iraq, Đức Thánh Cha xin Thiên Chúa Toàn Năng ban xuống trên ông muôn vàn ân phúc”.


Những sứ điệp tương tự cũng được ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh gửi đến cho Thủ Tướng Iraq Iyad Allawi, và được ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư Văn Phòng Liên Hệ Các Quốc Gia gửi đến cho Bộ Trưởng Ngoại Giáo Hoshyar Zebari.

 

Chính phủ lâm thời Iraq đã tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Hai 28/6/2004, lúc 10 giờ 26 phút sáng (giờ địa phương), khi vị quản nhiệm Hoa Kỳ L. Paul Bremer trao cho Thủ Tướng Iraq Ayad Allawi văn bản chuyển nhượng được bọc bằng da. Ông Paul đã đọc những lời quan trọng trong bản bàn giao này là:

“Như được công nhận trong quyết định 1546 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thì Thẩm Quyền Liên Minh Tạm Thời sẽ hết vào ngày 28/6, ngày việc chiếm đóng sẽ chấm dứt và chính phủ lâm thời Iraq sẽ thay cho nhân dân Iraq lãnh trách nhiệm thi hành trọn chủ quyền. Tôi hoan hô những bước tiến của người Iraq trong việc ở vào một vị thế bình đẳng và danh dự xứng đáng giữa các quốc gia tự do trên thế giới. Chân thành, L. Paul Bremer, Mãn Quản Nhiệm Viên Thẩm Quyền Liên Minh Tạm Thời”.

Như thế, việc chuyển nhượng này đã xẩy ra sau khi Liên Hiệp Quốc trao trả chủ quyền cho nước này hai ngày trước hạn định 30/6/2004.
 

Sau đó một chút, một lễ nghi tuyên thệ ngắn được diễn ra, trước loạt cờ Iraq dọc theo bức tường phòng, Thủ Tướng Allawi và tân nội các đặt tay trên Sách Koran thề hứa sẽ phục vụ một cách thành thực và không thiên vị.

Vị tân Thủ Tướng đã ngỏ lời trong buổi tuyên thệ nhậm chức này. Ông cho rằng mối hiệp nhất quốc gia là “một nhiệm vụ thánh”, và kêu gọi cộng đồng quốc tế, kể cả các nước Ả Rập, “hãy cùng nhau làm việc để giải quyết các vấn đề trong vùng một cách văn minh. Chúng tôi sẽ không quên ai đứng về phía chúng tôi cũng như ai chống lại chúng tôi”. Ở đây ông có ý nói đến thành phần phiến loạn muốn lật đổ tân chính phủ lâm thời của ông. “Việc chuyển từ tình trạng độc quyền sang một xã hội dân sự (là) một công việc trọng yếu” cần phải nhiều năm mới thực hiện được.
 

Được hỏi là tại sao vấn đề chuyển nhượng quyền bính xẩy ra trước hai ngày, một viên chức trong tân chính phủ đã trả lời là đó là do tân thủ tướng yêu cầu vì “các vấn đề hằng ngày” và những vị lãnh đạo Iraq sẵn sàng ra tay chống bạo lực. Một trong những công việc chính của tân chính phủ lâm thời này là vấn đề phiến loạn bạo động.
 

Một số người Iraq cho biến cố này chỉ là những gì vô nghĩa bao lâu quân đội Hoa Kỳ vẫn còn chiếm đóng xứ sở của họ, còn những người khác thì cho rằng đây là một hướng đi đúng. Cũng thế, trong khi đa số các quốc gia Ả Rập ủng hộ việc chuyển nhượng chủ quyền này, thì hầu hết các báo chí của các nước này cảnh giác rằng còn nhiều vấn đề cần phải cấp thời tu chính.
 

Vào chính ngày 30/6/2004, ngày hạn cho vấn đề trao trả chủ quyền Iraq, tân chính phủ lâm thời Iraq chính thức nắm quyền canh giữ nhà lãnh tụ Saddam Hussein và 11 người khác thuộc chế độ cũ. Những nhân vật này là Abd Hmood Mahmoud, Aziz Saleh al-Numan, Ali Hassan al-Majid, Barazan Ibrahim al-Hassan, Kamal Mustafa Abdallah Sultan Tikriti, Muhammed Hamza al-Zubaidi, Sabir Abdul Aziz Al-Douri, Sultan Hashim Ahmad, Taha Yasseen Ramadhan, Tariq Aziz and Watban Ibrahim al-Hassan. Còn một viên chức cao cấp thuộc cựu chế độ nữa hiện không bị giam giữ như 12 người kia, chẳng hạn như Izzat Ibrahim al-Duri, cũng sẽ bị xử vắng mặt.

 

ĐGM Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng về trách nhiệm của Hoa Kỳ ở Iraq

Trong một tuyên cáo phổ biến hôm Thứ Ba 22/6/2004, ĐGM Wilton Gregory đã cho biết Hiệp Chủng Quốc đang phải đương đầu với những thử thách gay go ở Iraq trong việc hoàn tất “những trách nhiệm hệ trọng về luân lý” của mình trong vấn đề giúp tái thiết đất nước này. Ngoài ra, vị giám mục chủ tịch này còn cho biết cuộc chiến tranh và việc chiếm đóng của Hoa Kỳ đã làm phát sinh “những vấn đề nồng cốt về vai trò của Hiệp Chủng Quốc trên thế giới: “Là một lực lượng chiếm đóng chính ở Iraq, Hiệp Chủng Quốc giờ đây có trách nhiệm thực hiện những nỗ lực dài hạn trong việc giúp cho nhân dân Iraq xây dựng một nước Iraq vững bền, đa diện, dân chủ và thịnh vượng. Tiếc thay, không có cách nào dễ dàng hay nhanh chóng để chiếm đạt những mục đích này”.

ĐGM Gregory cũng nhắc lại một số trường hợp trước đây, từ Tháng 9/2002 là thời điểm hội đồng giám mục đã nêu lên “những quan tâm hệ trọng về luân lý” về việc can thiệp ngăn ngừa bằng quân sự ở Iraq: “Những biến cố trong năm qua đã tái khẳng định những quan tâm về đạo lý này”.

Trong khi hoan hô những việc làm mới đây của Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, ĐGM Gregory cũng cho biết vai trò của Hiệp Chủng Quốc sau này trong các công việc trên thế giới cần phải tái kiểm xét. Vị giám mục chủ tịch này đặc biệt đề cập đến việc cần phải tìm những đường lối khác với kiểu chiến tranh ngăn ngừa trong việc đối đầu với những thách đố gây ra bởi nạn leo thang các thứ khí giới đại công phá và nạn khủng bố; trong việc tuân giữ triệt để những giới hạn về việc sử dụng lực lượng quân sự; cũng như trong việc củng cố Liên Hiệp Quốc và tôn trọng luật lệ quốc tế, kể cả những Hiệp Định Geneva.

“Đất nước của chúng ta không thể chấp nhận một thứ cắt nghĩa bi quan về luật lệ quốc tế, về việc bất khả tránh vấn đề sát hại thành phần dân sự hay việc lạm dụng quyền lợi của con người, hoặc quá cậy dựa vào những đáp ứng về quân sự để giải quyết vấn đề khủng bố toàn cầu”.

Liên Hiệp Quốc đồng loạt chấp thuận quyết nghị về Iraq

 

Hôm Thứ Ba 8/6/2004, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã đồng loạt chấp thuận quyết nghị về Iraq liên quan đến việc chuyển quyền vào ngày 30/6. Tuy nhiên, quyết nghị do Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc soạn thảo và điều chỉnh này đã được bàn cãi sôi nổi cả tuần, cho đến khi hai quốc gia phản chiến ngay từ đầu là Pháp và Đức tỏ dấu đồng ý từ chiều hôm trước.

Quyết nghị được dung hòa để có thể đi đến chỗ đồng thanh chấp thuận đó là lực lượng đa quốc sẽ phục vụ “theo yêu cầu của chính phủ Iraq lâm thời tới đây” và lực lượng này có thể được yêu cầu ra đi bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khi còn ở Iraq, lực lượng này có thể sự dụng “tất cả mọi biện pháp cần thiết để góp phần vào việc bảo trì an ninh và ổn định”, sau 12 tháng sẽ kiểm điểm lại việc làm của lực lượng ấy.

Theo bản quyết nghị thì chính phủ Iraq lâm thời sau ngày 30/6/2004 sẽ phục vụ đất nước cho tới khi thực hiện những cuộc tuyển cử toàn quốc, vào ngày 31/12/2004 nếu có thể, bằng không vào ngày 31/1/2005.

Bản quyết nghị 1546 này chỉ được bầu bằng cách giơ tay mà thôi, chứ không phải bằng phiếu kín. Chủ Tịch đương kim của hội đồng này là Lauro Baja Phi Luật Tân đã tuyên bố: “Kết quả bỏ phiếu như sau: 15 phiếu thuận”.

Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Annan sau đó nói với các phóng viên báo chí là: “Tôi rất hoan hô thành quả này... Tôi tin rằng đây là một việc diễn tả thực sự cho thấy ý muốn của cộng đồng quốc tế, do Hội Đồng Bảo An lãnh đạo, muốn xích lại gần nhau sau những chia rẽ vào năm ngoái cũng như muốn giúp cho nhân dân Iraq lãnh trách nhiệm số phận chính trị của họ, trong hòa bình và tự do, với một chính quyền tự chủ”.

Từ Sea Land, nơi Thượng Nghị G8, hội nghị thượng đỉnh hằng năm của đệ nhất bát quốc tân tiến là Ý, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Gia Nã Đại, Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc, Tổng Thống Bush cho biết: “Cuộc bỏ phiếu… là một chiến thắng lớn đối với nhân dân Iraq. Cộng đồng quốc tế cho thấy họ kề vai sát cánh với nhân dân Iraq…. Người Hoa Kỳ mạnh mẽ ủng hộ ý hướng về một xã hội tự do giữa tình trạng hận thù và bất dung nhượng”.

Tổng Thống Putin cho rằng bản quyết nghị này là “một bước tiến quan trọng”. Cả Pháp và Đức rất gắn bó với nhau trong việc làm sáng tỏ những điểm mập mờ ở quyết nghị này.

Lãnh sự Đức ở Liên Hiệp Quốc là Gunter Pleuger cho biết: “Đức ủng hộ quyết nghị này như là một bước quan trọng tiến đến việc phục hồi tất cả chủ quyền của chính phủ Iraq lâm thời ở tất cả mọi lãnh vực thích đáng cũng như tiến đến việc chủ quyền của nhân dân Iraq”.

Lãnh sự Pháp là Jean-Marc de La Sabliere nhận định rằng những thương luận vừa qua là những gì “gay go” nhưng cơ chế của thế giới này đã lưu ý tới những quan tâm của Pháp Quốc: “Mối quan tâm chính của chúng tôi đã được cứu xét, và đó là lý do tại sao chúng tôi nghĩ rằng nó là một quyết nghị tốt đẹp”.

Lãnh sự Hoa Kỳ John Negroponte hoan hô quyết nghị như là một chốt điểm quan trọng và là “một thứ bày tỏ sống động việc ủng hộ của quốc tế” đối với chính quyền Iraq: “Quyết nghị 1546 xác định những công việc chính yếu về chính trị do Liên Hiệp Quốc đóng vai trò lãnh đạo và quan trọng trong việc hỗ trợ những nỗ lực của nhân dân Iraq. Bản quyết nghị này đã nói rõ ràng về chủ quyền của Iraq là những gì không bị phai mờ”.

Vị lãnh sự Trung Hoa Wang Guangya đã cho biết quyết nghị này như là “một then chốt đánh dấu việc chấm dứt quá khứ và mở màn cho tương lai”.

Vị lãnh sự Pakistan Munir Akram nhận định thế này: “Chúng tôi thấy quyết nghị này là một bước tiến rất quan trọng từ khi xẩy ra cuộc Chiến Vùng Vịnh đầu tiên hướng đến một thứ hoàn toàn bình thường hóa tình hình ở Iraq”.

Đặc sứ Hoa Kỳ Lakhdar Brahimi ở Iraq đã nói với hội đồng Iraq lâm thời hôm Thứ Hai trước đó là: “Những ngày tháng tới đây sẽ là một thách đố gay go cho tân chính phủ này, và việc giải quyết cho những thách đố hiện nay ở Iraq cần phải có cả nhiều năm chứ không phải nhiều tháng, để thắng vượt”. Vị này cũng cho Hội Đồng Liên Hệ Hải Ngoại ở Nữu Ước vào chính hôm Thứ Ba biết nhận định của ông về bản quyết nghị thế này là “tính cách quan trọng của bản quyết nghị này là thực sự bỏ đi ý niệm chiếm cứ là những gì tôi có thể nói đó là lý do cho nhiều sự khó khăn chúng ta đã phải trải qua từ cuộc giải phóng ngày 9/3/2003”.

Về vấn đề lực lượng đa quốc ở Iraq, ông Zebari cho biết: “Chúng tôi cần đến những lực lượng này. Đó là nhu cầu của nhân dân Iraq hơn là như cầu của người Hoa Kỳ hay của liên minh. Hậu quả sẽ là tình trạng thảm họa. Việc rút lui sẽ gây ra một thứ bỏ trống, và chúng tôi, những người Iraq chưa thể lấp đầy khoảng trống này. Sẽ là cơ hội xuất hiện một Saddam mới xuất hiện”.

 

story.zebari.file.jpg

Tân chính phủ lâm thời ở Iraq với Liên Hiệp Quốc và Quốc Nội

Ngay sau ngày Thứ Ba 1/6/2004, ngày các viên chức Iraq công bố tân chính phủ lâm thời của Iraq, hôm Thứ Tư 2/6/2004, vị đặc sứ của Liên Hiệp Quốc là ông Lakhdar Brahimi đã kêu gọi nhân dân Iraq hãy “cho chính phủ này cơ hội”.

Ông nói: “Giờ đây việc thành lập chính phủ đã được công bố, hoàn toàn tùy nhân dân Iraq có biết tự quyết xem đây có phải là một chính phủ tốt hay chăng và tốt như thế nào. Tôi tin rằng họ sẽ quyết định về điều này căn cứ vào những gì chính phủ này làm và nói trong thời gian ít tháng quan trọng tới đây”.

Tân chính phủ lâm thời này là để thay cho Hội Đồng Quản Trị lâm thời do lực lượng Hoa Kỳ cắt đặt, một hội đồng sẽ tiếp tục trách vụ cố vấn cho lực lượng Hoa Kỳ trong việc cai quản Iraq cho đến hạn kỳ 30/6/2004. Tân chính phủ lâm thời sẽ phụ trách hành sự cầm quyền từ sau ngày được hẹn trả chủ quyền cho Iraq là 30/6/2004 này cho đến khi tổ chức cuộc tuyển cử toàn dân vào Tháng Giêng 2005.

Vị đặc sứ LHQ trên đây cho biết rằng: “Cho dù có nỗ lực ra sao đi nữa, 30 chức vụ nội các này dù sao cũng không thể tiêu biểu cho hết mọi lãnh vực của xã hội Iraq, nhưng tôi tin rằng chính phủ này là một chính phủ hay nhất hiện nay chúng ta có thể có được”.

Một vấn đề quan trọng là vấn đề an ninh ở Iraq, trong bản thảo trước đây, không hề nói rõ ràng về vấn đề quyền hạn của lực lượng an ninh này, song bản ở bản thảo mới nhất được lực lượng liên minh Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc phác họa cho Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu quyết định (chjưa ấn định ngày), thì chính phủ lâm thời Iraq có quyền quyết định về vấn đề sử dụng quân sự.

Các quốc gia phần tử của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhận được bản thảo mới nhất này vào chính ngày Thứ Ba 1/6/2004, ngày công bố và ra mắt của tân chính phủ lâm thời Iraq. Tân ngoại trưởng lâm thời Iraq sẽ đến Nữu Ước vào Thứ Tư 2/6 và gặp Hội Đồng Bảo An LHQ hôm sau.
 

30 viên chức nội các thuộc tân chính phủ lâm thời này là:
Tổng Thống Sheikh Ghazi al-Yawar
2 Phó Tổng Thống Ibrahim Jafari al-Eshaiker và Rowsch Shaways
Thủ Tướng Iyad Allawi; Ngoại Trưởng Hoshyar Zebari
Bộ Trưởng Dầu Hỏa Thamir Ghadbhan
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hazem Shalan al-Khuzaei
Bộ Trưởng Nội Vụ Falah Hassan al-Naqib
Bộ Trưởng Công Lý Malik Dohan al-Hassan
Bộ Trưởng Nhân Quyền Bakhityar Amin
Bộ Trưởng Điện Lực Ayham al-Samarie
Bộ Trưởng Tài Chính Adil Abdel-Mahdi
Bộ Trưởng Y Tế Alaa Alwan
Bộ Trưởng Thông Tin Mohammed Ali Hakim
Bộ Trưởng Nhà Cửa Omar Farouk
Bộ Trưởng Công Vụ Nesreen Mustafa Berwari
Bộ Trưởng Khoa Học Và Kỹ Thuật Rashad Mandan Omar
Bộ Trưởng Hoạch Định Mahdi al-Hafidh
Bộ Trưởng Thương Mại Mohammed al-Joubri
Bộ Trưởng Thể Thao Và Giới Trẻ Ali Faik Alghaban
Bộ Trưởng Giao Thông Louei Hatim Sultan al-Aris
Bộ Trưởng Phố Thị Waeil Abdel-Latif
Bộ Trưởng Nữ Giới Vụ Nermin Othman
Bộ Trưởng Di Dân Và Tị Nạn Bascal Essue
Bộ Trưởng Dẫn Thủy Nhập Điền Abdul-Latif Rasheed
Bộ Trưởng Lao Động Leila Abdul-Latif
Bộ Trưởng Giáo Dục Sami Mudahfar
Bộ Trưởng Cao Học Tahir al-Bakaa
Bộ Trưởng Canh Nông Sawsan Sherif
Bộ Trưởng Văn Hóa Mufeed al-Jazaeri
Bộ Trưởng Kỹ Nghệ Hajim al-Hassani
3 Bộ Trưởng Nội Vụ Qassim Dawoud, Mahmoud Farhad Othman và Adnan al-Janabi
 

Tân tổng thống Al-Yawar 45 tuổi đã từng là vị lãnh đạo luân phiên hằng tháng của Hội Đồng Quản Trị lâm thời. Cựu ngoại trưởng Adnan Pachachi lúc đầu đã được đề nghị làm tổng thống nhưng ông đã từ chối vì lý do riêng. Trong nội các này có nhiều phần tử thuộc các nhóm khác nhau, như hai phó tổng thống, một thuộc nhóm Hồi Giáo Shiite (Ibrahim Jafari al-Eshaiker) và một thuộc Kurd (Rowsch Shaways), còn tổng thống thuộc phái Hồi Giáo Sunni.

Trong buổi ra mắt quốc dân đồng bào Iraq của mình, tân tổng thống Iraq đã phát biểu những lời lẽ như sau:

“Tôi hết sức vui mừng được gặp đồng bào vào ngày lịch sử hôm nay đây, ngày nước Irazq đang chứng kiến thấy việc hình thành và loan báo về chính phủ chuyển tiếp này cũng như việc chính phủ này lãnh nhận trách nhiệm của mình”.

Ông cũng tế nhị nhắc đến vấn đề an ninh nội bộ và xâm chiếm ngoại quốc bằng nhận định là Iraq không muốn ở dưới quyền chiếm đóng ngoại quốc nhưng lại cần đến sự giúp đỡ của đồng minh cũng như các nước láng giềng liên quan đến nạn khủng bố, trong khi đó chính phủ chuyển tiếp sẽ thiết lập một lực lượng võ bị cần thiết. Ông cũng đề cập đến những ưu tiên cần phải giải quyết đó là lợi tức của quân đội cũng như của tất cả mọi gia đình Iraq liên quan đến vấn đề thất nghiệp. Ông còn đề cập cả đến tình trạng thiếu thốn về điện nước. Ông không quên ca ngợi việc giúp đỡ của Hoa Kỳ. Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thống nhất quốc gia về phương diện chủng tộc cũng như tôn giáo, bao gồm những người Ả Rập thuộc phái Hồi Giáo Sunni và Shiite, người Kurds, những người Thổ Nhĩ Kỳ và Kitô Hữu Assyria. Ông nói rằng mục đích cần phải nhắm đến là một quốc gia văn minh hóa “trở thành một quốc gia không có sát nhân, tội ác và những tham vọng xấu xa”.

 

Iraq leaders get cleric's nod

Hôm Thứ Năm 3/6/2004, tại thành phố Najaf, vị lãnh đạo phái Hồi Giáo Shiite chiếm 60% dân số Iraq là Đại Giáo Trưởng Ayatollah Ali al-Sistani, trong một văn bản đã tỏ ra hài lòng về tân chính phủ Iraq lâm thời vừa ra mắt hôm Thứ Ba 1/6/2004.

Vị lãnh đạo tinh thần này mặc dù nhận định là tân chính phủ này thiếu việc tuyển cử “hợp lý”, “dầu sao cũng hy vọng rằng chính phủ này sẽ chứng tỏ hiệu năng và tính chất thanh liêm của nó, cũng như… việc nó quyết tâm thực hiện những việc lớn lao được ủy thác cho nó”.

Vị lãnh đạo tinh thần này nhấn mạnh đến 4 công việc chính cần tân chính phủ này thực hiện, đó là vấn đề an ninh, những dịch vụ căn bản cần thiết cho tất cả mọi người, quyết nghị mới của Liên Hiệp Quốc và việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bình vào đầu năm tới.

Về bản quyết nghị của Liên Hiệp Quốc, khi vị lãnh đạo tinh thần này tung ra văn thư về tân chính phủ thì ông tân ngoại trưởng Hoshyar Zebari hiện có mặt ở Nữu Ước để gặp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Ông đã nói với các phóng viên báo chí ký giả rằng: “Đây là một bản quyết nghị rất quan trọng đối với chúng tôi nên chắc chắn chúng tôi cần phải góp phần vào bản quyết nghị này”.

Ở Moscow, vị ngoại trưởng Nga là Yuri Fedotov cho biết bản thảo quyết nghị này “vẫn còn cần làm việc nhiều hơn nữa”. Vì theo ông, bản thảo ấy, bản thảo do lực lượng liên minh Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc đang chiếm đóng Iraq biên soạn, “thật sự có để ý tới một số nhận định được Nga và các phần tử khác thuộc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đề nghị, nhưng không phải là tất cả”.

Theo vị ngoại trưởng Ngà này thì một trong những vấn đề chính đó là việc nâng đỡ giành cho chính phủ Iraq lâm thời ở chính Iraq và vấn đề hợp pháp của chính phủ này về phương diện quốc tế.