NHỮNG CUỘC NỔI LOẠN

 

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch theo tín liệu CNN

 

Nổi Loạn tại Pháp Quốc, Nam Mỹ Châu và Úc Đại Lợi

 

Năm 2005 là một năm dường như có nhiều biến động nhất từ trước đến nay, cả về thiên tai lẫn nhân tai. Thiên tai thì có bão lụt khắp nơi trên thế giới từ cuối tháng 8 sang tới tháng 11, có trận động đất khủng khiếp ở Pakistan trong tháng 10, có lở đất ở Trung Mỹ Châu cũng trong Tháng 10, có dịch cúm gà bắt đầu lan sang Âu Châu cũng vào tháng 10. Về nhân tai, cũng trong Tháng 10, lại xẩy ra bạo loạn ở Thánh Địa, rồi việc Iran đòi xóa tên nước Do Thái trên bản đồ thế giới, và sang đầu Tháng 11, hai cuộc nổi loạn đã diễn ra, một ở Pháp quốc và một ở Nam Mỹ.

 

Tại Pháp Quốc

 

 

Năm đêm liền, lực lượng cảnh sát đã phải chiến đấu với thành phần giới trẻ ném đá ở ngoại ô Thành Phố Ba Lê là Clichy-sous-Bois, rồi sau đó tình trạng nổi loạn này đã lan sang các khu vực ngoại ô khác.

 

Cuộc nổi loạn bắt đầu bùng lên từ 2 cái chết của hai thanh thiếu niên, khi hai em này chạy cho khỏi lưu đạn cay của cảnh sát tung ra ở một đền thờ lân cận trong thời gian cầu nguyện.

 

Khu ngoại ô Clichy ở phía đông bắc Ba Lê, đầy những người Hồi giáo sinh sống trong cảnh nghèo nàn, nơi được các viên chức địa phương cho biết là nghèo nhất Pháp quốc.

 

Khoảng 60% dân cư ở đây là người di dân, bị kỳ thị và thất nghiệp (khoảng 25%), gấp đôi tình trạng thất nghiệp trung bình ở toàn quốc.

 

Một tham vấn viên tự nguyên của giới trẻ là Mark Naduad cho biết: “Ở đây không có các hãng sản xuất. Không ai có việc làm gì cả. Không có những trung tâm tìm việc. Khi quí vị đi tìm việc mà nói rằng quí vị ở đây quí vị sẽ không được nhận vào làm”.

 

Một phần tử thuộc hội đồng thành phố là Didier Ostra đồng ý rằng cần phải thực hiện một điều gì đó, bằng không tình hình này sẽ bừng lên không thể chế ngự được nữa: “Nếu không có gì đổi thay nó sẽ bùng phát. Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ, sau những gì đã xẩy ra ở đây cũng như ở các thành phố khác, sẽ nhận ra rằng cần phải thay đổi chính sách”.

 

Cuộc nổi loạn gây ra bởi thành phần giới trẻ, trong số đó có nhiều người là Hồi giáo gốc Bắc Phi hay Phi Châu da đen, là vì tình trạng họ chán nản trước vấn đề thất nghiệp cao và thiếu cơ hội về kinh tế.

 

Đúng thế, trong khi chính phủ không biết có nhận ra tình trạng cần phải chỉnh đốn này hay chăng, hay nhận ra có nhất định thực hiện hay chăng, thì phải chăng không còn cứu vãn được tình thế nữa, đã muộn rồi, cuộc âm ỉ khủng hoảng về dân sự và xã hội ở đây, từ cuộc nổi dậy bất ngờ ở khu vực được cho rằng nghèo nhất Pháp quốc đó, đã tiếp tục lan tràn sang các thành phố phụ cận khác thuộc thủ đô Balê, dữ dội và khủng khiếp đến độ giới trẻ dùng đuốc châm lửa đốt cháy các dinh thự và cả hằng trăm chiếc xe. Cuộc nổi loạn tiếp tục cho tới sáng sớm Thứ Bảy 5/11/2005. 

 

Trong số 152 chiếc xe bị đốt cháy trên toàn quốc, gần một nửa xẩy ra tại vùng phụ cận Balê, với khoảng một tá hay hơn bị đốt cháy ở từng vùng nổi tiếng như Strasbourg ở phía đông nước Pháp, Rennes ở phía tây, và Toulouse ở phía tây nam Pháp quốc. Ở vùng ngoại ô Balê là Val d’Oise, vào chiều tối Thứ Sáu đã có 10 chiếc xe bị đốt, cùng với 2 dinh thự và một tiệm bánh, và ở Seine-Saint-Denis có hai nhà kho bị đốt phá. Đêm Thứ Năm 3/11 rạng sáng Thứ Sáu 4/11 cuộc nổi loạn cũng xẩy ra cả ở Rouen miền bắc Pháp quốc, Dijon miền đông và Marseille miền nam.

 

Cũng tại khu vực Seine-Saint-Denis này, nơi có hai thanh thiếu niên bị chết đầu tiên bởi lưu đạn cay của cảnh sát, từ đó cuộc nổi loạn bùng lên dữ dội, cho dù có lúc lực lượng cảnh sát lên tới 1300 nhân viên, nhưng vẫn không thể dẹp nổi.

 

Các vị lãnh đạo tôn giáo ủng hộ nỗ lực của chính quyền trong việc làm giảm bớt những căng thẳng xẩy ra. Những vị lãnh đạo thuộc Công giáo, Tin lành và Hồi giáo này. Họ dự tính thực hiện một cuộc diễn hành thầm lặng vào Thứ Bảy ở Aulnay-sous-Bois là một trong những vùng ngoại ô bạo loạn nhất.

 

Chiều tối hôm Thứ Sáu, Thủ Tướng Dominique de Villepin đã gặp khoảng 15 giới trẻ ở những vùng phụ cận sôi động nhất để bàn đến những đường lối phục hồi tình thế.

 

Anyss, 18 tuổi, năm cuối cùng ở Trung Học Seine-Saint-Denis, cho biết sau cuộc họp này là: “Tôi nghĩ rằng ông ấy cảm nhận được cuộc họp này và muốn biết những điều gì đó. Đó là một sáng kiến rất hay, ông ấy thực sự muốn tìm cách giải quyết vấn đề”.

 

Cho đến Chúa Nhật 6/11/2005, cuộc nổi loạn này đã lan vào thủ đô Balê cùng các cộng đồng nghỉ mát vùng Địa Trung Hải, như Cannes và Nice, đến nỗi, lực lượng cảnh sát đã phải sử dụng đến các trực thăng bay trên bầu trời Balê và các vùng khác để khám phá và chặn đứng những cuộc đập phá.

 

Theo phát ngôn viên của cảnh sát là Patrick Hamon thì cho đến sáng sớm Chúa Nhật, đã có trên 2000 chiếc xe bị đốt cháy (riêng ở Balê có 13 chiếc bị đốt), 193 người bị giam nhốt và một số cảnh sát cùng nhân viên chữa lửa bị thương sau đêm thứ 10 của cuộc nổi loạn toàn quốc này. Ở Normandy có 5 nhân viên cảnh sát và 3 nhân viên chữa lửa bị thương, và có 2 trường học, 1 bưu điện, 1 trung tâm buốn bán và 50 chiếc xe bị đốt phá, cũng theo vị phát ngôn viên trên. Ở Lille bắc Pháp quốc có 1 trung tâm giữ trẻ bị đốt phá, và ở Grigny miền nam Pháp quốc có 2 trường học bị đốt phá. Một trung tâm văn hóa ở trung tâm thành phố Nantes cũng bị đốt phá.

 

Hôm Thứ Bảy, Thủ Tướng Pháp thực hiện các cuộc gặp gỡ đặc biệt và thành phần công dân (khoảng 3 ngàn người) đã tham dự cuộc diễn hành thầm lặng để cố gắng làm dịu bớt hay lắng đọng cuộc nổi loạn.

 

Trước cuộc nổi loạn đã liên tục tiếp diễn và càng ngày càng lan tràn sau 10 ngày như thế, từ ngày 27/10, ở ngoại ổ Balê là Clichy-sous-Bois, dân chúng địa phương trách cảnh sát đã làm thiệt mạng 2 thanh thiếu niên gốc Phi Châu.

 

Cuộc đốt phá đã lan tràn khoảng 20 cộng đồng phần đông là người di dân và Hồi giáo, thành phần từng phải sống trong cảnh bần cùng, thất nghiệp và kỳ thị.

 

Vị phát ngôn viên của cảnh sát trên đây là Hamon đã cho cơ quan Associated Press biết rằng thành phần đốt phá tránh né những nơi có đông lực lượng cảnh sát và đi đến những vùng ít bị kiểm soát hơn.

 

“Họ rất di động, bằng xe hơi hay bằng những chiếc xe đứng chạy (scooters)… rất khó để chiến đấu với họ. Hầu hết là giới trẻ, rất là trẻ, chúng tôi thậm chí thấy những em thiếu niên”.

 

Cũng theo vị phát ngôn viên này thì họ không có vấn đề điều hợp giữa các nhóm khác nhau ở các vùng khác nhau. Thế nhưng, trong các băng đảng, họ thông đạt cho nhau bằng điện thoại lưu động hay điện thư: “Họ tổ chức lấy, sắp xếp các cuộc họp v.v.”

 

Đêm Thứ Bảy có 300 người bị giam giữ. Riêng nửa đêm Chúa Nhật về sáng Thứ Hai, một viên chức thuộc bộ Nội Vụ cho biết đã có 528 chiếc xe bị đốt phá, và 95 người bị giam giữ trên toàn quốc, 34 cảnh sát viên bị thương tích, trong đó có hai người trầm trọng. Cũng theo viên chức này thì từ ngày 27/10, tổng số xe bị bị đốt cháy là 3.460 chiếc.

 

Các nhóm Hồi giáo Pháp quốc phổ biến những lời chống lại cuộc bạo động này. Khối Chư Tổ Chức Hồi Giáo Pháp Quốc UOIF (Union of French Islamic Organizations) cũng lên án tình trạng hỗn loạn và phá hoại gây ra bởi cấ cuộc nổi loạn này.

 

Khi cuộc nổi loạn đốt phá lan tràn đến các vùng Nước Pháp và trung tâm thủ đô Balê thì Tổng Thống Pháp Chirac hôm Chúa Nhật 6/11/2005 khi nói với quốc dân, sau cuộc họp khẩn với các phần tử cao cấp trong nội các của ông, đã thề là sẽ thẳng tay trừng trị những tay thủ phạm:

 

“Ưu tiên trên hết đó là việc tái thiết an ninh và trật tự công cộng. Luật lệ phải có hiệu lực tuyệt đối, và cộng hòa này nhất định phải mạnh hơn những kẻ gieo rắc bạo lực và sợ hãi. Những con người ấy sẽ bị bắt giữ, phân xử và trừng trị”.

 

Vị tổng thống này cũng muốn giải quyết những gì được một số quan sát viên cho là nguyên nhân gây ra cuộc nổi loạn ấy, đó là tình trạng thất nghiệp cao đến mức 50% nơi thành phần giới trẻ di dân nghèo ở quốc gia này và việc kỳ thị phạm tới họ nữa.

 

Phần Giáo Hội Công Giáo, lợi dụng dịp này, đã lên tiếng kêu gọi hãy suy nghĩ về căn nguyên gây ra cuộc bạo động làm rung động cả các trung tâm thành phố của quốc gia. ĐTGM Jean-Pierre Ricard, TGM Bordeaux kiêm chủ tịch hội đồng giám mục Pháp đang họp ở Lộ Đức, đã phổ biến một bản văn bày tỏ mối quan tâm của các vị giám mục “trước những hành động bạo lực và phá hoại”:

 

“Các nhóm giới trẻ về đêm đương đầu với các lực lượng pháp luật và gây lo âu sợ hãi. Những hình ảnh của truyền thông về các biến cố này đã gây một ảnh hưởng mãnh liệt nơi quần chúng và tạo nên mối ngờ vực mất tin tưởng nơi những thành phần khác nhau trong dân chúng. Chúng ta cần phải tự hỏi mình những cuộc cuồng phong bạo động này có thể gây nguy hiểm ra sao nơi các thành phần dân chúng rộng lớn của chúng ta”.

 

“Thường được đề tới tới là tình trạng thành thị hóa mới đây, những khó khăn về công ăn việc làm đối với giới trẻ, và tình trạng bất ổn của đời sống gia đình. Thế nhưng, chúng tôi tin tưởng rằng việc dẹp loạn và gây kích thích sợ hãi chung không phải là câu giải đáp cho mức độ căng thẳng trầm trọng nơi xã hội của chúng ta”.

 

Bản văn kết luận là “cần phải cởi mở với các tân thế hệ này, thành phần thường thiếu hy vọng, thiếu tương lai tự do, thiếu phẩm giá và không được người tôn trọng”. 

 

Nổi Loạn Ở Pháp như dịch cúm gà lan sang các quốc gia lân bang

 

Pháp đã bắt đầu lắng dịu vụ nổi loạn kể từ khi chính phủ thẳng tay ra lệnh giới nghiêm từ hôm Thứ Tư 8/11/2005. Đêm Thứ Bảy rạng Chúa Nhật 12-13/11/2005, số xe bị đốt phá đã giảm xuống từ 502 đêm hôm trước còn 374,  và số người bị bắt qua đêm là 212. Tổng số xe bị đốt phá sau đêm thứ 18 này là 8.400 chiếc và 2.600 người bị bắt giữ.

 

Tuy nhiên, ảnh hưởng của cuộc nổi loạn này đã lan sang các nước lân bang, chẳng hạn như ở Bỉ, một nước ở phía đông bắc Pháp quốc, theo chính phủ Bỉ quốc cho biết vào hôm Chúa Nhật 13/11/2005, thì đêm tệ hại nhất của nước này trong một tuần lễ xẩy ra các cuộc tấn công những chiếc xe, đó là đêm Thứ Bảy rạng sáng Chúa Nhật 12-13/11/2005, đã có 29 chiếc xe, chiếc vận tải và chiếc xe buýt bị đốt phá khắp nước. Giới trẻ ở thành phố Rotterdam Hòa Lan cũng đốt phá 4 chiếc xe trong vòng 1 đêm. 50 người đã bị giam giữ đêm hôm ấy.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, theo CNN ngày 2-6/10/2005

Pháp quyết liệt thẳng tay chống những cuộc nổi loạn đang tung hoành khắp chốn và quyết định thực hiện chương trình cải cách xã hội

 

Năm 2005 là một năm dường như có nhiều biến động nhất từ trước đến nay, cả về thiên tai lẫn nhân tai. Thiên tai thì có bão lụt khắp nơi trên thế giới từ cuối tháng 8 sang tới tháng 11, có trận động đất khủng khiếp ở Pakistan trong tháng 10, có lở đất ở Trung Mỹ Châu cũng trong Tháng 10, có dịch cúm gà bắt đầu lan sang Âu Châu cũng vào tháng 10. Về nhân tai, cũng trong Tháng 10, lại xẩy ra bạo loạn ở Thánh Địa, rồi việc Iran đòi xóa tên nước Do Thái trên bản đồ thế giới, và sang đầu Tháng 11, hai cuộc nổi loạn đã diễn ra, một ở Pháp quốc và một ở Nam Mỹ.

 

Thứ Hai, 7/11/2005, Thủ Tướng Pháp Dominique de Villepin, trong cuộc phỏng vấn riêng với đài truyền hình TF1, đã nói rằng để đương đầu với cuộc nổi loạn càng ngày càng trở nên dữ dội và lan tràn này, chính phủ sẽ gia tăng lực lượng cảnh sát và sẽ thực hiện những việc chưa từng có là cho phép các thị trưởng được quyền ban hành lệnh giới nghiêm địa phương.

 

Những lời tuyên bố này của Thủ Tướng Pháp xẩy ra vào chính ngày có một thiệt mạng đầu tiên xẩy ra cho một người đàn ông 61 tuổi tên là Jean Jacques Le Chenadec, một cư dân ở Stains vùng ngoại ô Balê thuộc miền Seine-Saint Dennis, người bị chết vì thương tích gây ra ngoài khu chung cư của ông đêm hôm Thứ Sáu, và đã bị hôn mê khi nhập bệnh viện.

 

Vị Thủ Tướng Pháp cho biết “chính quyền phản ứng mạnh mẽ”, và cho biết đêm Thứ Hai có 8 ngàn cảnh sát viên tuần hành và làm việc cùng với lực lượng trừ bị của 1.500 nhân viên nữa sẽ được sử dụng để dập tắt cuộc bạo loạn này.  

 

Ông nói rằng cho đến bấy giờ đã có 1.200 người bị giam giữ. Ông qui trách một số trong cuộc bạo loạn này cho “những tổ chức tội ác”, song nói rằng nhiều cuộc bạo loạn này được thực hiện bởi “những băng đảng của những con người rất trẻ”, thành phần cảm thấy mình bị kỳ thị và sống trụy lạc.

 

Ngoài ra, theo ông, theo khoản luật 1955 thì các nhà lãnh đạo thành phố có thể “áp dụng việc giới nghiêm để bảo đảm tình trạng an bình và lắng đọng”.

 

Ông nhận định là giới trẻ ở Pháp, có 57 ngàn người thuộc thành phần thất nghiệp dài hạn, họ là những người “cần phải cống hiến niềm hy vọng cho họ”.

 

Ông cho biết chính phủ có một dự án tam điểm: Điểm thứ nhất đó là cho các vị thị trưởng thêm quyền hạn để họ “có quyền phục hồi trật tự”.

 

Ngoài ra, ông nói, cần phải cung cấp việc huấn luyện để ở vào năm 14 tuổi trẻ em nào không còn muốn tiếp tục đi học nữa thì có thể tìm việc làm: “Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể gặp gỡ họ, thẩm định hoàn cảnh của họ, và trong vòng 3 tháng cống hiến một hợp đồng huấn luyện. Mọi người đều phải tìm kiếm một giải đáp nào đó”.

 

Ông không nghĩ rằng cuộc nổi loạn này là do lỗi của chính quyền đối với Hồi giáo và luật của Pháp cấm nữ giới Hồi giáo đội khăn ở trong các trường công: “Chúng ta không được bỏ qua điểm cuối cùng ở đây là vấn đề kỳ thị. Chúng ta phải chiến đấu chống lại kỳ thị. Hành vị cử chỉ của mọi người cần phải đổi thay… Chúng ta cần phải là một nền cộng hòa cởi mở, nơi tỏ ra tôn trọng hết mọi người”.

 

Ông cũng cho biết rằng ông đã nói chuyện với gia đình của hai em thiếu niên nạn nhân bị chết, biến cố đã khởi đầu cuộc nổi loạn, và hứa là sẽ thực hiện một cuộc điều tra minh bạch đàng hoàng xem sao. Nhưng ông cũng xác nhận là đền thờ hồi giáo ở gần đó không hề bị cảnh sát tấn công.

 

Cuộc nổi loạn ở Pháp đã lan sang cả hải ngoại thuộc Âu Châu. Nguyên hôm Thứ Hai, 7/11/2005, đã có 5 chiếc xe bị đốt cháy ở cả Brussels Bỉ quốc và Bá Linh Đức quốc. Cảnh sát đang điều tra xem có phải là bởi ảnh hưởng của cuộc nổi loạn ở Pháp hay chăng.

 

Theo vị cảnh sát trưởng toàn nước Pháp cho biết thì nửa đêm về sáng ngày Chúa Nhật sang Thứ Hai là đêm xe cộ bị tàn phá nhiều nhất, với 1.408 chiếc ở 247 tỉnh, nâng tổng số xe bị đốt sau 11 ngày nổi loạn lên 4.300 chiếc. Phát ngôn viên cảnh sát toàn nước Pháp là Patrick Hamon cho biết đã có 10 cảnh sát viên bị thương, hai người đã được đưa vào bệnh viện nhưng không nguy hiểm tới tính mạng. 

 

Úc Châu, Áo quốc, Hiệp Vương Quốc, Đức và Hung Gia Lợi khuyên công dân của mình cẩn thận hành xử ở Pháp, và các nước này hợp với Hoa Kỳ và Nga cảnh giác thành phần du lịch hãy tránh xa những vùng bị bạo loạn gây ra bởi nạn dịch nổi loạn đốt phá liên tục gần hai tuần lễ này.

 

Bởi thế, sau đêm thứ 12 kể từ khi xẩy ra biến cố này, Bộ Nội Các của Pháp đã chấp thuận những biện pháp khẩn cấp cho cảnh sát thêm quyền hạn và các viên chức địa phương được quyền ra lệnh giới nghiêm ở những cộng đồng đang có cơ nguy nổi loạn. Và lệnh giới nghiêm có thể được bắt đầu từ Đêm Thứ Ba rạng Thứ Tư ngày 8-9/11/2005. Cảnh sát có thể ập vô lục soát các chỗ hồ nghi chứa vũ khí. Và những biện pháp khẩn cấp này được phép kéo dài trong vòng 12 ngày.

 

Thật vậy, Tổng Thống Pháp là Chirac đã triệu tập một phiên họp với Bộ Nội Các hôm Thứ Ba 8/11 để cứu xét khoản luật 1955 là khoản cho phép ra lệnh giới nghiêm. Khoản luật này được thông qua trước đây để ngăn chặn cuộc tranh đấu của Algeria muồn giành độc lập.

 

Cảnh sát cho cơ quan thông tín AP biết rằng cho dù đã có lệnh giới nghiêm ở một số nơi vào đêm Thứ Hai rạng Thứ Ba 7-8/11, con số xe cộ bị đốt phá vẫn xẩy ra không kém đêm hôm trước, với 1.173 chiếc xe ở 226 tỉnh. Nếu đêm có 1.408 chiếc xe bị đốt  có 395 người bị giam giữ thì đêm có 1.173 chiếc bị đốt phá có 330 người bị nhốt. Tổng số người bị bắt giữ là 1.500, trong đó có 600 bị giam nhốt và 100 người bị tống ngục.

 

Trong bài diễn văn ngỏ cùng Hội Đồng Quốc Gia là quốc hội Pháp, Thủ Tướng de Villepin đã nhìn nhận rằng cuộc nổi loạn này gây ra bởi việc Pháp đã không cung cấp hy vọng cho hằng ngàn ngàn giới trẻ, hầu hết là công dân Pháp, trẻ em thuộc thành phần di dân Hồi giáo từ miền bắc Phi Châu. Theo ông, qua bài nói được chia làm hai phần, phần đầu về biện pháp dẹp loạn, và phần hai về việc cải cách xã hội liên quan tới vấn đề chống lại tình trạng kỳ thị trong nước:

 

“Vấn đề ở đây là nền cộng hóa của chúng ta và kiểu mẫu hội nhập của chúng ta là những gì được xây dựng trên việc nhìn nhận tất cả mọi người công dân đều bình đẳng. Cần phải lấy làm ưu tiên việc chống lại tất cả mọi thứ kỳ thị, vì nó làm cho cộng đồng của chúng ta phải trả một giá đắt đỏ. Quốc gia sẽ phải tỏ ra mạnh mẽ và công bằng. Chúng ta sẽ bảo đảm trật tự công cộng cho mỗi một người công dân của chúng ta”.

 

Ông cho biết có 9.500 cảnh sát viên, kể cả lực lượng trừ bị, đã được vận dụng để thực hiện mục tiêu “bảo đảm trật tự công cộng cho mỗi một người công dân của chúng ta” ấy, trước cuộc nổi loạn đã lan ttràn đến trên 200 tỉnh ở nước Pháp.

 

Về vấn đề giải quyết liên quan tới xã hội, vị thủ tướng này cho biết chính phủ sẽ chi tiêu 30 tỉ Đồng Âu cho các vùng nổi loạn, nhắm vào việc giúp thành phần giới trẻ, để cung cấp việc làm cho 1.5 triệu người thuộc 239 nơi cần nhất. Mức thất nghiệp trung bình ở Pháp là 10%, có nơi lên tới 40%. Số tiên khổng lồ này được chi tiêu cho thành phần 14 tuổi không muốn đi học nữa để học nghề song cũng để trở lại học đường, đồng thời số tiền này cũng được dùng vào việc cung cấp 100 ngàn học bổng, hay việc giúp cho học sinh dễ dàng hóa vấn đề vào các trường đại học.

 

Một cơ quan được thành lập mang tên là “cơ quan cấu kết xã hội” sẽ đi đến các vùng nổi loạn, trực tiếp làm việc với các thị trưởng và viên chức địa phương, và cung cấp các chương trìnmh liên quan tới những vấn đề nóng bỏng như thất nghiệp và kỳ thị. Ngoài ra, các hiệp hội địa phương cũng nhận được 100 ngàn Đồng Âu để thực hiện những chương trình cải cách xã hội theo chiều hướng của chính phủ nói tới đây.

 

Dù lệnh giới nghiêm được ban hành và áp dụng ở khắp nơi, thế mà đêm Thứ Ba rạng Thứ Tư 8-9/11/2005, vẫn có 600 chiếc xe bị đốt phá.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 7-8/11/2005

 

 

Cuộc Nổi Loạn ở Pháp: đã từ từ được vãn hồi, Quốc Hội phê chuẩn biện pháp dẹp loạn và ĐTGM Paris lên tiếng...

 

Bộ Trưởng nội vụ Nicholas Sarkozy đã truyền treo sự vụ lệnh của 8 cảnh sát viên để chờ điều tra về việc hai người trong họ bị tố cáo là đánh đập một thiếu niên ở vùng ngoại ô Balê là Clichy-Sous-Bois và 6 người còn lại đứng nhìn. Bệnh lý của người trẻ này cho biết là em bị bầm dập mặt mũi và chân phải.

 

Lệnh này được ban ra khi Tổng Thống Pháp Chirac nhìn nhận rằng Pháp quốc cần phải ra sức hơn nữa để giải quyết các vấn đề gây ra 14 đêm nổi loạn liền:

 

“Bởi vậy đã đến lúc ra tay tái thiết trật tự công cộng, và đó là ưu tiên của tôi… Thế nhưng điều này hiển nhiên cũng không ngăn cản chúng ta khỏi việc ý thức là chúng ta có vấn đề, và vấn đề này có thể được phân tích bằng những từ ngữ đơn giản là sự công bằng về các cơ hội, vấn đề tôn trọng dân chúng, tôn trọng tất cả mọi người dân của nước cộng hòa này. Dĩ nhiên chúng tôi sẽ, ở vào ngay lúc trật tự công cộng được vãn hồi, chúng tôi cần phải rút tỉa lấy tất cả mọi hậu quả từ cuộc khủng hoảng này và phải đầy can đảm và sáng suốt để làm điều ấy”.

 

Vào Ngày Thứ Năm 10/11/2005, cuộc nổi loạn đã lắng xuống (với 482 chiếc xe bị đốt phá, kém hơn đêm hôm trước với 617 chiếc), khi chính phủ cương quyết ra tay tái thiết trật tự công cộng và đe dọa sẽ trục xuất bất cứ người ngoại quốc nào bị tố cáo là tham gia cuộc nổi loạn. Đên Thứ Tư rạng Thứ Năm cũng có 203 người bắt giữ, và 1 cảnh sát bị thương. Tổng số những người bị giam giữ trong 14 ngày qua là 2000 người.

 

Hôm Thứ Hai 14/11/2005, Tổng Thống Pháp là Chirac đã xin Quốc Hội gia tăng thêm quyền lực khẩn cấp 3 tháng nữa để dẹp yên cuộc nổi loạn đã gây ra tai hại nặng nề. Quốc Hội bỏ phiếu vào Thứ Ba 15/11/2005.

 

Theo ông thì “những diễn biến này cho thấy một tình trạng hết sức phiền toái. Nó là một cuộc khủng hoảng về ý nghĩa, một cuộc khủng hoảng về các cứ điểm và một cuộc khủng hoảng về căn tính”.

 

Mạc dù cuộc nổi loạn đã giảm xuống từ khi chính phủ địa phương ban lệnh giới nghiêm, nhưng đêm Chúa Nhật rạng Thứ Hai 13-14/11/2005, vẫn có 248 chiếc xe bị đốt phá, 115 người bị giam giữ (tăng tổng số người bị giam giữ từ đầu lên tới 2.767).

 

Một thiếu niên nam 16 tuổi chỉ cho biết tên là Ali nói rằng: “Chính quyền không tỏ ra nghiêm trọng. Họ không làm đủ những gì cần thiết cho chúng tôi… Chúng tôi không có một rạp hát thích hợp, chẳng có gì hết. Không gì sẽ thay đổi đâu”.

 

Đêm Thứ Hai rạng Thứ Ba 14-15/11/2005, cuộc nổi loạn vẫn còn tiếp diễn, với 215 chiếc xe bị đốt phá, nâng tổng số xe bị đốt phá từ đầu tới nay là 8.500 chiếc và 100 dinh thự công cộng bị đốt phá. Vấn đề là tại sao chính phủ đã cho địa phương quyền được ra lệnh giới nghiêm mà nổi loạn vẫn còn tiếp tục xẩy ra là vì nhiều nơi không áp dụng luật này.

 

Sáng Thứ Ba 15/11/2005, Hạ Viện Pháp 346/148 đã chấp thuận dự luật được Thủ Tướng Dominique de Villepin soạn thảo để kéo dài quyền hạn khẩn cấp cho các vùng ngoại ô bạo loạn thêm 3 tháng nữa để hoàn toàn dẹp yên cuộc nổi loạn này. Thượng Viện sẽ bàn và bỏ phiếu vào Thứ Tư 16/11/2005.

 

Thứ Tư 16/11/2005, Thượng Viện Pháp đã thông qua những gì được Hạ Viện chấp thuận hôm qua về vấn đề gia tăng thêm thời gian 3 tháng để thẳng tay chế ngự cuộc nổi loạn vẫn còn đang diễn ra tại Pháp từ ngày 27/10/2005. Đạo luật này sẽ có công hiệu kể từ ngày 21/11/2005.

 

ĐTGM Paris là André Vingt-Trois 63 tuổi ở Ba Lê chia sẻ về cuộc nổi loạn ở Paris khi ngài tin rằng xã hội Pháp cần phải tìm cách thực hiện “những cuộc điều giải mới” để giải quyết làn sóng nổi loạn mới đây đang càn quyét đất nước này.

 

“Chúng ta không được đầu với những việc làm đáng trách cứ của một hạng dân chúng; không có thành phần đại diện cho những nhóm người này để chúng ta có thể ngồi xuống bàn giải vấn đề”. Ngài nói cùng Hội Nghị Quốc Tế về Việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa, một biến cố sẽ được bế mạc ở Lisbon vào Chúa Nhật 20/11/2005.

 

Bởi thế mà cần phải “phát động những cuộc điều giải”. Mục tiêu này “không phải là việc làm của cảnh sát” mà của những thực thể trung gian, như các nhà thờ, hiệp hội và hoạt động xã hội.

 

“Nếu chúng ta cảm thấy cần phải ban hành luật giới nghiêm để con em của chúng ta không ra đường về đêm, thì có nghĩa là có những người không làm việc của mình một cách ngon lành”.

 

Vị TGM này đã than rằng công quyền có khuynh hướng chối bỏ “không cho Kitô giáo có được một chỗ đứng công cộng” cũng như không cho Hồi giáo một chỗ đứng tương tự.

 

“Tôi không thể chấp nhận quan điểm xã hội học nói đến cuộc đụng độ của văn minh”, trái lại, theo ngài tin tưởng thì người Kitô hữu và Hồi hữu có thể “phát động được việc đổi thay”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 15/11/2005 và CNN (kèm hình ảnh) ngày 13+14+16/11/2005

 

 

“Hồi Giáo tại Âu Châu”: một cuộc cách mạng âm thầm … liên quan tới cuộc nổi dậy ở Pháp?

 

Giáo sư thần học Jose Marales ở Đại Học Navarre, người đã từng nghiên cứu về ảnh hưởng của Hồi giáo ở Âu Châu, và vừa được Eunsa xuất bản tác phẩm “Musulmanes en Europa” (Hồi Giáo ở Âu Châu) của ông. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, ông cho biết “cuộc cách mạng âm thầm” của Hồi giáo ở châu lục này đã bùng nổ ở cuộc nổi dậy ở Pháp quốc từ ngày 27/10/2005 kéo dài cho tới khi Zenit phổ biến bài phỏng vấn hôm 7/11/2005 vẫn chưa chấm dứt mà còn lại càng dữ dội hơn nữa, đến  nỗi chính phủ phải ra lệnh giới nghiêm.

 

Vấn:     Những người Âu Châu, đặc biệt là những người Tây Ban Nha, “không nghĩ là có được một mối liên hệ chân thành khả dĩ giữa những người Hồi giáo và Tây phương”. Đây là một khẳng định mãnh liệt. Ông có thể nào nói mạnh hơn thế nữa chăng?

 

Đáp:    Tôi nói một cách tổng quát nên cũng có những trường hợp trừ. Những người Hồi giáo được coi như thành phần thuộc về một thế giới văn hóa khác và là người có một cảm nhận khác với chúng ta liên quan tới những vấn đề quan trọng đối với việc tổ chức về đời sống cũng như việc cùng nhau chung sống.

 

Khi tôi nói rằng “mối liên hệ chân thành” là tôi có ý nói tới một mối liên hệ cá biệt có một chiều sâu nào đó cũng như tới một cộng đồng hướng tới “chân trời hiện hữu”.

 

Nhiều người Âu Châu chúng ta có những người bạn Hồi giáo tuyệt vời, rất trung tín và thật sự là mến thương. Ngoài ra, những người bạn ấy cần phải được hội nhập vì những lý do công ăn việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế, vấn đề nhà cửa, vấn đề học hành cho con cái của họ v.v.

 

Thế nhưng, tự mình, họ thường không đồng hóa, tức là, họ không trở thành một phần tử cần thiết và chủ động của xã hội. Họ hội nhập theo đòi hỏi thực tiễn song sống ở một biệt khu của mình.


Vấn:     Ông có coi Hồi giáo Âu Châu năng động và cởi mở hơn là ở các quốc gia chính gốc của tôn giáo nay àay chăng?

 

Đáp:    Cón quá sớm để nói đến điều này. Nó là một tiến trình đang diễn tiến và chúng ta không thể biết nó sẽ xoay vần ra sao hết.

 

Sự kiện đó là, hiện nay, Hồi giáo ở Âu Châu là một tấm vi thạch khảm của các thứ thái độ, trào lưu, phái nhóm và giáo phái đang cố gắng để chiếm được quyền lực và ảnh hưởng trên tín đồ Hồi giáo sống ở chân lục này.

 

Vào lúc này đây thì chưa có dấu hiệu nào cho người ta thấy về một Hồi giáo Âu Châu năng động và cởi mở hơn là ở chính các nguyên quốc của tôn giáo này.

 

Chắc chắn là có những cá nhân cởi mở hơn nhưng ít có ảnh hưởng trên tập thể Hồi giáo là tập thể tuân giữ các thứ luật lệ về xã hội học một cách cứng cỏi hơn và chuyển hóa một cách chậm rãi không thể tưởng tượng nổi.  

Vấn:     Ông nói xa xa tới một số đáng kể thành phần ở Âu Châu trở lại theo Hồi giáo. Đâu là lý do cho thấy cái thu hút này của Hồi giáo?

 

Đáp:    Tôi không nghĩ rằng tôi đã nói ở đâu là con số “trở lại” Hồi giáo từ những người Âu Châu là con số đáng kể.

 

Trái lại, tôi đã cố gắng làm giảm nhẹ tầm quan trọng của hiện tượng về những người không nhiều thì ít gắn bó với Hồi giáo, và tôi nói rằng nó là một biến cố không đáng kể, một biến cố được phóng đại đáng kể vì những động lực sâu xa thầm kín và theo ý hệ.

 

Nó là một hiện tượng bên lề gây ra bởi không nhiếu thì ít cuộc khủng hoảng của Giáo Hội ở Âu Châu. Tôi nghĩ rằng hai chương của cuốn sách bàn về vấn đề này đã dẫn giải nó một cách rõ ràng. 


Vấn:     Những người Hồi giáo chê Kitô hữu có một đức tin “yếu kém”. Ông có nghĩ rằng điều này làm cho tín hữu Kitô giáo bừng tỉnh hay chăng?

 

Đáp:    Những người Hồi giáo biết rất ít về Kitô giáo, cũng như họ thường biết chút xíu về tôn giáo của họ vậy, ngoại trừ một số đáng kính nể.

 

Chắc chắn là họ có lý khi nói rằng Kitô hữu chúng ta có một đức tin yếu kém ở vào thời điểm lịch sử này đây. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ tỉnh giấc trước lời khuyên được những người Hồi hữu cống hiến cho chúng ta như thế hay là chính họ cảm nhận được về những người Kitô hữu.

 

Nói chung, họ nhìn chúng ta bằng con mắt oán hận, vì chúng ta thuộc về một nền văn minh làm chủ về kinh tế và chính trị.

 

Dĩ nhiên là có thể xẩy ra việc giao tiếp với Hồi giáo sẽ làm cho nhiều Kitô hữu tăng thêm cảm quan về căn tính truyền bá phúc âm hóa của họ và nhận thức rằng họ là những kho tàng của một thứ Mạc Khải không bởi con người tượng tượng ra.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/11/2005

 

 

 

Tại Nam Mỹ

 

 

Nếu cuộc nổi loạn ở Pháp xẩy ra là vì cả lý do xã hội và kinh tế, thì cuộc nổi loạn ở Nam Mỹ Châu xẩy ran gay sau đó cũng liên quan đến vấn đề kinh tế, chống lại cuộc Thượng Nghị Mỹ Châu 34 quốc gia hai ngày Thứ Sáu 4 và Thứ Bảy 5/11/2005 ở Mar Del Plata Á Căn Đình.

 

Cuộc nổi loạn ở Nam Mỹ Châu, có thể nói, được bắt đầu từ Cuba, nước cộng sản duy nhất ở Mỹ Châu, cũng là nước bị cấm không được tham dự cuộc thượng nghị này. Có khoảng hơn 300 dân Cuba, hôm Thứ Năm 3/11, đã tập trung ở thành phố ven biển là nơi sẽ diễn tiến cuộc thượng nghị này.

 

Phát ngôn viên của nhóm người Cuba này là Ricardo Alarcon, cùng với những ca sĩ nổi tiếng và một lực sĩ hàng đầu của Cuba, đã lên tiếng như sau: “Cho dù họ có mời chúng tôi đi nữa, chúng tôi cũng sẽ không đến tham dự đâu… Những gì họ đã từng hoạch định là những gì những người Hoa Kỳ gọi là ‘cơ hội lên ảnh’”.

 

Mục đích của thành phần xuống đường này là để ngăn cản các viên chức Hoa Kỳ sử dụng cuộc Thượng Nghị Mỹ Châu lần thứ tư này như là một thứ đòn bẩy để tái tấu những cuộc đàm luận về hiệp định Vùng Tự Do Giao Thương Mỹ Châu, một hiệp định tìm cách tạo nên một vùng tự do giao thương kéo dài từ Alaska tới đầu mỏm Nam Mỹ Châu.

 

Silvio Rodriguez, một ca sĩ nổi tiếng khắp Châu Mỹ Latinh, một ca sĩ lừng danh với loại nhạc ballad được gọi là trova tương tự như nhạc dân ca Hoa Kỳ, nói với đám đông Cuba reo hò rằng anh ta đến Á Căn Đình không phải là một ca sĩ mà là một “người công dân của trái đất này” để chống lại chính phủ Hoa Kỳ: “Tôi chống lại những thành phần trộm cắp và sát nhân này, thành phần muốn chiếm lấy thế giới bằng giá đói khổ, thảm cảnh và nô lệ của kẻ khác”.

 

Ngoài ra có nhà lực sĩ nhẩy cao nổi tiếng của Cuba là Jaview Sotomayor, người lực sĩ nhẩy cao phá kỷ lục thế giới năm 1993, người tuyên bố rằng chỉ chống ông Bush thôi chứ không chống nhân dân Hoa Kỳ: “Này, một trong những lý do tôi thậm chí tiếp tục nhẩy cao là vì tôi sợ thấy lực sĩ nhẩy cao của Hoa Kỳ là Dwight Stones”.

 

Julio Martines, 37 tuổi, giám đốc trung tâm tiêu thụ của giới trẻ ở Havana đến Á Căn Đình tham dự “Thượng Nghị Dân Chúng” cho biết là việc hiện diện của những người Cuba ở nơi diễn ra Cuộc Thượng Nghị Mỹ Châu lần thứ tư này cũng là để liên kết với Tổng Thống Venezuela là Hugo Chavez, một chính khách vẫn tỏ thái độ chỉ trích Hoa Kỳ, vị tổng thống dự tính sẽ dùng biến cố này để chống lại chủ nghĩa tư bản và phát động cuộc cách mạng “Boliviarian” của ông.

 

Ông đang sử dụng các nguồn lợi từ các mỏ dầu hỏa khổng lồ của nước ông để tài trợ cho những hoạt động của chủ nghĩa xã hội trong một phong trào chính trị theo những chủ trương của vị anh hùng độc lập Nam Mỹ là Simon Bolivar.

 

Hôm Thứ Sáu, ngày bắt đầu cuộc Thượng Nghị Mỹ Châu, thành phần xuống đường đã đốt cháy một dinh thự, một ngân hàng, đốt cháy cờ Hoa Kỳ, và ném cảnh sát ở các đường phố thuộc khu vực biến cố này đang diễn ra. Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông. Nhóm biểu tình ở cách xa địa điểm Thượng Nghị Mỹ Châu khoảng 1 dặm.

 

Sáng cùng ngày, Tổng Thống Hugo Chavez đã dẫn đầu nhiều ngàn người xuống đường để chống lại các chính sách của Tổng Thống Bush. Tổng Thống Chavez, nhân vật được các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cho là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn ở bán cầu này, đã lên án những gì ông gọi là chế độ thực dân Hoa Kỳ, trong khi đó thành phần xuống đường chống lại chiến tranh Iraq của Hoa Kỳ cũng như chống lại những chính sách giao thương do Hoa Kỳ dẫn đầu đã gọi ông Bush là “fascist” và là “tên khủng bố”.

 

Tổng Thống Chavez đã hô hoán với đám đông hô la hò như thế này: “Các dân tộc ở Mỹ Châu đang nổi dậy một lần nữa, phản đối chế độ thực dân đế quốc, phản đối chế độ phát-xít, phản đối việc pha mình can thiệp, phản đối chết chóc”.

 

Cũng vào buổi sáng của ngày này, thành phần xuống đường nghênh đón một chuyến xe lửa mang một nhóm người đồng chí xuống đường đến từ Buenos Aires Á Căn Đình, trong đó có cả ứng cử viên hy vọng sẽ làm tổng thống nước Bolivia là Evo Marales. Hô hoán rằng “Fascist Bush! Ông là tay khủng bố!”, thành phần xuống đường này ùa tới chiếc xe lửa, bắt tay những người ở bên trong.

 

Cuộc xuống đường có tính cách nổi loạn đốt phá này chẳng những xẩy ra ở Á Căn Đình mà còn ở cả Uruguay hôm Thứ Sáu nữa.

 

Trong khi đó, trong cuộc Thượng Nghị Mỹ Châu, Tổng Thống Bush muốn thiết lập một vùng tự do giao thương kéo dài từ Canada tới Á Căn Đình, vì theo ông tất cả mọi quốc gia trong vùng đều có lợi về kinh tế. Thế nhưng, một số vị lãnh đạo bác bỏ quan điểm đó, cho rằng Hoa Kỳ sẽ lợi dụng các nước nhỏ, tất nhiên trong đó có Tổng Thống Venezuela Chavez: “Hôm nay chúng tôi chôn cất hiệp định tự do giao thương ở nơi  đây”.

 

Trước hình ảnh được trình chiếu trên truyền hình, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, trong cuộc phỏng vấn với CNN, đã bày tỏ cảm nhận rằng thế gí của Hoa Kỳ trên thế giới bị giảm thấp như trong thời gian của ông, và Hoa Kỳ đã bị mất đi uy tín, thẩm quyền và ảnh hưởng của mình ở Mỹ Châu Latinh. Tuy nhiên, ông vẫn không thể không bày tỏ nhận định của mình về Tổng Thống Chavez và cho rằng vị tổng thống này “mị dân”:

 

“Việc tấn công cá nhân một vị tổng thống (Bush) và những lên án Hoa Kỳ của Hugo Chavez nước Venezuela, theo tôi, hoàn toàn bất chính và không chấp nhận được. Chavez là một con người khó chơi mà bản thân tôi đã từng giao tiếp. Tôi biết được từ kinh nghiệm của tôi”.

 

Tuy nhiên, cũng vào chính ngày Thứ Sáu cuộc nổi loạn đang xẩy ra ở Á Căn Đình chống Thượng Nghị Mỹ Châu như thế, thì vị cựu tổng thống Hoa Kỳ thiên về đạo hạnh thuộc Đảng Dân Chủ này cũng thẳng thắn nhận định về chính phủ Bush nói chung và cá nhân Tổng Thống Bush nói riêng. Theo ông, “chắc chắn” là nhân dân Hoa Kỳ đã bị lừa đảo trong trận chiến Iraq, và chính sách của Tổng Thống Bush về chiến tranh “hoàn toàn xa biệt khỏi các chính sách của bất cứ vị tổng thống nào”.

 

Những nhận định này của cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã được đề cập tới trong tác phẩm mới nhất của ông mang tựa đề “Những Giá Trị Đang Gặp Nguy Hiểm Của Chúng Ta: Cuộc Khủng Hoảng Luân Lý Của Hoa Kỳ”. Một trong những nhận định khác trong tác phẩm này là việc chính phủ Bush quyết định tấn công Iraq bằng việc sử dụng “những qui trách sai lầm và bóp méo sau biến cố 9/11”, liên quan tới việc hủy hoại của các thứ vũ khí đại công phá, những gì không hề thấy ở Iraq.

 

Ông cũng cẩn thận đề cầp tới vấn đề là ông không biết tình báo của Hoa Kỳ đã dẫn giải sai lầm hay có ý bẻ cong sự thật, nhưng ông khen tặng thành phần đồng đảng Dân Chủ của ông ở Quốc Hội đã đẩy mạnh việc xem xét lại vấn đề ấy.

 

“Nếu cuộc điều tra này được tự nhiên tiến hành, như các người thuộc đảng dân Chủ đã cố gắng thực hiện ở Thượng Viện tới nay trên 18 tháng, thì chúng ta sẽ biết được những trường hợp nhân dân Hoa Kỳ – tôi nghĩ toàn thế giới nữa – đã bị đánh lừa về những gì đã diễn ra ở Iraq”.

 

Vị nguyên tổng thống Carter này còn cho biết chủ trương tấn công để ngăn ngừa trước đối với việc sử dụng các thứ vũ khí đại công phá có thể xẩy ra trong tương lai là một thứ chủ trương không xác thực khi chẳng có một mối lo ngại nào liên quan tới nền an ninh của Hoa Kỳ cả:

 

“Chúng ta thả bom, bắn phá và bắn phi đạn vào dân chúng của họ cho dù tình trạng an ninh của chúng ta không trực tiếp bị đe dọa. Điều này phản lại với luật lệ quốc tế. Nó cũng phản lại với hết mọi vị tổng thống đã từng từng cầm quyền ở xứ sở này trên 100 năm, cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa”.

 

Cho tới khi kết thúc Thượng Nghị Mỹ Châu vào chiều tối Thứ Bảy 5/11/2005, chẳng có một nghị quyết nào được thực hiện về vấn đề ấn định vùng tự do giao thương hết. Theo vị Bộ Trưởng Ngoại Giao Á Căn Đình là Rafael Bielsa cho biết thì hội nghị được chia làm hai, một bên thì ủng hộ chính sách ấn định vùng tự do giao thương, một bên thì cho rằng cần phải chờ cho đến sau cuộc nói chuyện của Tổ Chức Giao Thương Thế Giới vào tháng 12/2005 tới đây.

 

Và cuộc thượng nghị này đã chấm dứt, sau khi đã kéo dài hơn 8 tiếng ngoài ấn định, khi Ba tây là nước lớn nhất trong vùng lên tiếng đề nghị dung hoà là nên dời lại cho đến sau Tổ Chức Giao Thương Thế Giới 12/2005 tới đây.

 

Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ và 27 quốc gia khác đồng ý bàn luận vấn đề này vào Tháng 4 tới, nhưng Ba Tây, Á Căn Đình, Uruguay, Paraguay và Venezuela chống lại. Cuộc nổi loạn yếu hơn vào Thứ Bảy, thậm chí yếu hơn cả cuộc xuống đường ở Canada trong Thượng Nghị Mỹ Châu năm 2001, nơi cảnh sát đã bắt giữ 400 người bấy giờ.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, theo CNN ngày 2-6/10/2005

 

Cuộc Bạo Loạn Chủng Tộc Ở Úc Đại Lợi giữa Da Trắng với Giới Trẻ Hồi Giáo Ả Rập người Labanon

 

Nếu cuộc nổi loạn ở Pháp kéo dài hơn nửa tháng, từ cuối Tháng 8 đến giữa Tháng 9/2005, một cuộc nổi loạn liên quan tới thành phần giới trẻ Hồi giáo ở ngoại ô Paris, thì cuộc nổi loạn ở Úc Đại Lợi, xẩy ra cũng tại vùng ngoại ô thủ đô Sydney, và cũng liên quan tới giới trẻ Hồi giáo, nhưng từ thành phần nam nhân da trắng Úc uất hận.

 

Diễn biến được bắt đầu từ cuộc đụng độ riêng tư giữa những người trẻ được cho là người Labanon tấn công hai nhân viên người Úc là tình nguyện viên đóng vai trò canh trực cứu nguy thành phần lướt sóng ở vịnh Cronulla. Thế rồi, vào tối Chúa Nhật 11/12/2005, có 5 ngàn nam nhân Úc đã tấn công giới trẻ được họ cho là giòng dõi Labanon. Để rồi, vào tối Thứ Hai, 12/12/2005, giới trẻ được cho là người Trung Đông đã sử dụng hằng chục chiếc xa hơi tấn công các cửa tiệm và xe cộ để trả đũa cuộc tấn công tối hôm trước. Bởi thế, tôi Thứ Ba 13/12/2005, một tối mưa rơi, đã có hằng trăm cảnh sát viên phong tỏa vùng vịnh ngoại ô Cronulla và lục soát cả hằng chục chiếc xe tình nghi.

 

Cơn giận dữ đối với các nhóm giới trẻ nam nhân ở Sydney bùng lên hôm Chúa Nhật là những gì đã được nung nấu nhiều năm, nhất là từ một cuộc hiếp dâm băng đảng kinh hoàng vào năm 2002. Kết quả là nhóm băng đảng Labanon, thành phần thực hiện cuộc hiếp dâm toàn gái da trắng Úc. Tên đầu đảng của nhóm này là Bilal Skaf đã bị kết án tù 55 năm, một bản án trầm trọng ngoại thường ở Úc.

 

Có hằng chục ngàn người thuộc chủng tộc Labanon, trong đó có 60% là Kitô hữu, sống ở Sydney, hầu hết ở trong những khu ổ chuột nghèo nàn cạnh khu thể thao Olympic của thành phố này. Khoảng 300 ngàn người Hồi giáo ở Úc Đại Lợi.

 

Tình trạng căng thẳng giữa giới trẻ thuộc chủng tộc Ả Rập và Trung Đông với người Úc trắng cũng làm tăng thêm những ác cảm đối đối với người Hồi giáo từ ngày 11/9/2001, ngày xẩy ra cuộc khủng bố tấn công Hoa Kỳ, và cuộc nổ bom tại Bali Nam Dương vào Tháng 10/2002, sát hại 202 người, trong đó có 88 người Úc và 6 ở Cronulla.

 

Để ngăn chặn cuộc nổi loạn này cho khỏi bùng lên mãnh liệt hơn và lan tràn hơn như ở Pháp, Thứ Năm này, thành phần lập pháp sẽ thông qua những luật cho phép nhân viên cảnh sát có thêm quyền hạn, kể cả quyền bắt các hộp đêm đóng cửa và ngăn chặn các đường nẻo ở các vùng ngoại ô.

 

Trong khi đó, đã xẩy ra các cuộc tấn công liên quan đến vụ nổi loạn từ hôm Chúa Nhật vừa rồi, đó là cuộc tấn công của 11 nam nhân da trắng đêm hôm Thứ Hai vào một gia đình Trung Đông ở thủ đô Perth tiểu bang Tây Úc, bằng việc ném trứng gà, la lối và đá vào cửa nhà xe của gia đình này; và cuộc tấn công một tài xế taxi Úc gốc Labanon là Hossein Kazemi tại Adelaide ở tiểu bang Nam Úc, làm người tài xế này bị thương bởi 1 cú đấm của hành khách hôm Thứ Ba.

 

Ở Gold Coast tiểu bang Queensland, những bản văn được tung ra nhắm vào những nhóm sắc dân kêu gọi tham dự cuộc biểu tình vào Chúa Nhật 18/12/2005. 

 

Đêm Thứ Ba, ở tiểu bang New South Wales có hơn 400 nhân viên cảnh sát đã giữ cho tình thế được yên ổn thâu đêm ở những vùng có thể xẩy ra biến loạn. Họ đã chặn và xem xét hằng trăm chiếc xe và đã bắt giữ 5 người mang vũ khí.

 

Tuy nhiên, nhân viên thẩm quyền đang điều tra xem vụ hỏa hoạn sáng sớm Thứ Tư ở sảnh đường nhà thờ Tin Lành trong vùng lân bang Sydney có đông đảo người Trung Đông có phải là biến cố dính dáng tới cuộc bất ổn hay chăng?

 

Cho tới nay đã có 40 người bị thương và 27 người bị bắt nhốt. Trong đó có 1 người bị tù, sau khi bị lãnh án hôm Thứ Ba với 4 tháng tù vị mang vũ khí tấn công ở nơi công cộng.

 

Cảnh sát đã triệu tập 1 phiên họp đêm Thứ Ba giữa các vị lãnh đạo của cộng đồng Labanon và thành phần đại diện ở Cronulla, và đôi bên đồng ý tìm cách giải quyết vấn đề.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 13-14/12/2005