THÁNH ÐỊA: ÐI VỀ ÐÂU?
2004
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
viết và dịch theo tin tức liên tục của CNN và Zenit.
“Lời Kêu Gọi Tất Cả Mọi Người Tin Tưởng: Hãy Viếng Thăm Thánh Địa”
Các vị đại diện tất cả giáo hội ở Thánh Địa đã cùng nhau lên tiếng kêu gọi Kitô hữu hành hương Thánh Địa qua bản tuyên cáo “Lời Kêu Gọi Tất Cả Mọi Người Tin Tưởng: Hãy Viếng Thăm Thánh Địa”, với mục đích là để ngăn chặn việc bỏ Thánh Địa ra đi vì tình hình an ninh căng thẳng ở đây ở hai phe Do Thái và Palestine.
Lời kêu gọi này được ký tên bởi những vị sau đây: Cha Pierbattista Pizzaballa, Bảo Quản Viên Thánh Địa; Đại diện Đức Thánh Cha ĐTGM Pietro Sambi, các vị đại diện Chính Thống Giáo Hy lạp và Nga, các giáo phái và giáo hội Tin Lành và Armenia. Đây là lần đầu tiên thành phần đại diện các giáo hội Kitô giáo ở Thánh Địa mới có một bản tuyên cáo chung như thế này.
Để ủng hộ bản tuyên cáo này, ông bộ trưởng du lịch Do Thái là Gideon Ezra đã cho thấy con số thụt xuống từ thành phần hành hương Thánh Địa do vấn đề an ninh. Chẳng hạn, trong năm 2000, Kitô hữu chiếm 60% trong số 2.6 triệu khách du lịch ở Thánh Địa, thế mà trong năm 2004 chỉ còn 29%.
Cha Pizzaballa đã âm vang câu nói nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII là “Có nhiều điều chia rẽ Kitô hữu, nhưng có nhiều điều hiệp nhất chúng ta hơn”, và vị linh mục này chứng tỏ: “Thánh địa là một trong những điều ấy”.
ĐTGM Sambi đề cập đến khách hành hương đến các Nơi Thánh như là một thời gian “vui sướng và thăng hóa tinh thần”, thành phần góp phần vào việc phấn khởi cho cả về mặt tinh thần lẫn vật chất cho các cộng đồng Kitô hữu nhỏ bé ở đó, bởi nhiều Kitô hữu sống về dịch vụ du lịch. Ngoài ra, khách hành hương còn tạo nên “một bầu khí an bình” là những gì có thế góp phần “làm giảm bớt tình hình căng thẳng về chính trị giữa những người Do Thái và Palestine”.
Bản tuyên cáo cũng than tiếc về cuộc ra đi của những người Kitô hữu ở đây. Ngày nay họ chỉ còn 1.5% dân số ở Thánh Địa mà thôi: “Cùng với cuộc bỏ đi của Kitô hữu, nhân sinh quan của Kitô Giáo liên quan đến việc tôn trọng con người và sự sống con người cũng biến mất luôn, ở một vùng đất mà những giá trị này đang tỏ tường suy thoái”.
Bản văn cũng than tiếc về thái độ bất động của “các chính phủ Tây Phương Kitô giáo”, một thái độ “phát xuất từ một thứ quan điểm sai lạc về quyền tự do tôn giáo và có thể bởi chiều hướng trần thế quá trớn”, đã quên đi việc hỗ trợ Kitô hữu và giúp đỡ những người Palestine chỉ vì những động lực thuần ý hệ và chính trị.
Kitô Hữu ở Palestine quan tâm về tương lai của mình sau cái chết của nhà lãnh tụ Palestine Yasser Arafat
Trong khi cuộc an táng lãnh tụ Palestine Yasser Arafat đang được cử hành ở Mukata Ramallah thì Kitô hữu ở các khu vực Palestine lại tỏ ra quan tâm về tương lai của mình.
Ông Graziano Motta, thông tín viên ở Thánh Địa của Đài Phát Thanh Vatican cũng như của tờ nhật báo Ý Avvenire, cho biết: “Là một thiểu số nhỏ, 50 ngàn trong số trên 3 triệu người Hồi Giáo, cái chết của tổng thống Thẩm Quyền Quốc Gia Palestine đã xẩy ra vào lúc các cơ cấu chính trị, quản trị và cảnh sát thường tỏ ra kỳ thị họ”.
“Họ liên tục bị thành phần kích động Hồi Giáo gây áp lực và vẫn từng bị bắt phải tuyên xưng trung thành với intifada. Thường xẩy ra những trường hợp những người Hồi Giáo chiếm đoạt nhà cửa và đất đai của những người Công Giáo, và chính quyền lại ít khi can thiệp vào những hành động bạo lực phạm đến những người nữ trẻ hay phạm đến đức tin Kitô giáo”.
Trong một số trường hợp, Vị Thượng Phụ Giáo Chủ Latinh ở Giêrusalem là Michel Sabbah, dẫn đầu phái đoàn của tòa thành tham dự lễ nghi an táng của nhà lãnh tụ Arafat, đích thân xin nhà lãnh tụ quá cố can thiệp vào những vụ hiếp đáp này, và đã thiết lập với vị lãnh đạo quá cố ấy “một mối liên hệ thân tình và trực tiếp”.
Vị thượng phủ giáo chủ Latinh này đã nói trên Đài Phát Thanh Vatican hôm Thứ Năm 11/11/2004 rằng: “Có những trường hợp ông ta đã can thiệp vào một số những tranh luận giữa những người Kitô hữu và Hồi giáo, nhất là ở vùng Bêlem, cống hiến việc giải quyết và hàn gắn những mối liên hệ”. Tuy nhiên, không phải lúc nào vị thượng phụ này cũng thành công, vì đôi khi lãnh tụ Arafat không thể tin được việc tuân phục của thành phần bộ hạ của ông.
“Ông Arafat đã để lại cho Kitô hữu, đặc biệt cho những người Công Giáo, một gia sản tiêu cực mập mờ và khả dĩ liên quan đến những mối liên hệ dài hạn với thực thể quốc gia. Coi những người Kitô hữu là một phần của thực thể chính trị xã hội Ả Rập trong việc tranh đấu giành độc lập, ông đã cố gắng cho họ tham gia bao nhiêu có thể, nâng mảnh đất Palestine lên thành Thánh Địa bởi có những nơi thánh đối với cả những người Hồi Giáo và Kitô Giáo, thế nhưng không hề đề cập tới những người Do Thái.
“Ông đã không thèm để ý tới, trên thực tế ông đã tẩy chay, dự thảo biến những nơi thánh ở Giêrusalem thành một nơi đặc biệt cho cả người Do Thái, Kitô Giáo và Hồi Giáo. Nhân danh Hồi Giáo, ông đã mạnh mẽ cho rằng Palestine hoàn toàn có chủ quyền đối với Thành Thánh (Al-Quds) này.
Người thông tín viên trên đây ghi nhận là nhà lãnh tụ này “đã phê chuẩn bản thảo Hiến Chương Hiến Pháp cho quốc gia Palestine tương lai là bản văn kiện không để ý tới tính chất lâu đời và đa diện (mà ông nói rằng ông phát động) trong việc công nhận tính chất của người Hồi Giáo.
“Đó là những gì tương phản khả dĩ với những quyết tâm được đề cập tới trong Thỏa Ước Căn Bản giữa Tòa Thánh và Tổ Chức Giải Phóng Palestine năm 2000, một thỏa ước ông cổ võ để bắt chước bản Thỏa Ước Nồng Cốt năm 1993 giữa Tòa Thánh và Do Thái”. Thỏa Ước này “xác nhận tính cách bình đẳng của tất cả mọi người công dân, bất kể tín ngưỡng của họ, và tôn trọng quyền tự do tôn giáo và lương tâm của họ”.
ĐTC GPII và Tòa Thánh về Cái Chết của Vị Lãnh Tụ Palestine Yasser Arafat
Nhận được tin qua đời của nhà lãnh tụ Palestine Yasser Arafat 75 tuổi, qua ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, ĐTC GPII đã gửi điện tín vào sáng Thứ Năm 11/11/2004, Ngày Thương Phế Binh tại Hoa Kỳ, phân ưu của Ngài đến chủ tịch Hội Đồng Lập Pháp Palestine là ông Rawhi Fattuh.
“Vào giờ khắc buồn thương của việc qua đời của Tổng Thống Yasser Arafat, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đặc biệt liên kết với gia đình của người quá cố, với các vị Thẩm Quyền cũng như với Nhân Dân Palestine. Trong khi ký thác linh hồn của ông cho bàn tay của Thiên Chúa Tòan Tăng và Thương Xót, Đức Thánh Cha xin Vua Bình An để ngôi sao sáng của sự hòa hợp sớm chiếu soi Đất Thánh và hai Dân Tộc cư ngụ ở đó có thể sống hòa hợp với nhau như hai quốc gia độc lập và chủ quyền”.
Cũng vào ngày hôm nay, vị giám đốc của văn phòng báo chí tòa thánh là Joaquin Navarro-Valls cũng đã phát biểu những lời lẽ sau đây với phóng viên báo chí:
“Tòa Thánh liên kết với niềm đau của nhân dân Palestine về cái chết của Tổng Thống Yasser Arafat. Ông là một vị lãnh đạo rất uy tín yêu thương nhân dân của mình và tìm cách dẫn họ đến tình trạng độc lập quốc gia. Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn của người quá cố tiếng tăm này vào tình thương của Ngài và ban hòa bình cho Thánh Địa, với hai Quốc Gia độc lập và chủ quyền, hoàn toàn hòa giải với nhau”.
ĐGH GPII và Tổng Thống Yasser Arafat đã gặp nhau tất cả là 12 lần trong giáo triều 26 năm của ĐTC. Vị tổng thống này đã được tiếp đón 11 lần ở Vatican, lần đầu tiên ngày 15/9/1982 và lần cuối cùng ngày 30/10/2001. Vị tổng thống này và ĐTC đã gặp nhau ở Bêlem dịp ĐTC hành hương Thánh Địa vào tháng 3/2000.
Ông đã gặp ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano năm 1996, với ĐTGM hiện nay làm Hồng Y Jean Louis Tauran, bí thư của văn phòng Liên Hệ Các Quốc Gia (năm 1994 ở Tunisia và 1995 ở Gaza), và ĐHY Pio Laghi năm 2001 ở Thánh Địa.
Vào ngày 25/10/1994, Tòa Thánh đã công bố là Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO: Palestine Liberation Organization) và Tòa Thánh trao đổi đại diện với nhau “để tạo những cơ hội tiếp tục phát triển những mối tương liên, hiểu biết và hợp tác… Bởi thế, Tổ Chức Giải Phóng Palestine sẽ mở một văn phòng đại diện ở Tòa Thánh với vị giám đốc riêng của mình. Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Tunisia sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với các vị lãnh đạo của Tổ Chức Giải Phóng Palestine”.
Vào ngày 15/2/2000, ĐTC GPII đã tiếp tổng thống Arafat và phái đoàn đại biểu đến để ký Hiệp Ước Căn Bản giữa Tòa Thánh và Tổ Chức Giải Phóng Palestine, liên quan tới những vấn đề pháp lý của Giáo Hội Công Giáo ở lãnh thổ Palestine. Trong dịp này vị lãnh đạo tổ chức Palestine đã mời ĐTC viếng thăm Bêlem.
Hành Hương Thánh Địa là việc quan trọng đối với Kitô Hữu sống ở đó
Theo Zenit phổ biến ngày 2/11/2004, Vị đại diện Tòa Thánh ở Giêrusalem là ĐTGM Pietro Sambi đã cắt nghĩa về tình hình ở Thánh Địa cho một nhóm ký giả Tây Ban Nha đến Giêrusalem hành hương, và cho biết nhận định của mình là việc tái hành hương Thánh Địa sẽ giúp vào việc chấm dứt tình trạng xuất hành của thành phần Kitô hữu sống ở Thánh Địa. Tại sao? Sau đây là những gì ngài nêu lên:
“Thành phần Kitô hữu sống ở Thánh Địa là một thành phần thiểu số nhỏ, chỉ độ khoảng 2% dân số. Họ tự cảm thấy là một thiểu số trước đại đa số người Do Thái cũng như đại đa số người Hồi Giáo. Khi bắt đầu xẩy ra cuộc intifada lần thứ hai, các người Do Thái trên thế giới đã tự tổ chức việc giúp đỡ thành phần Do Thái sống ở đây. Những người Hồi Giáo ở Vùng Vịnh cũng như ở các vùng khác trên thế giới cũng đã tự tổ chức để giúp cho những người Hồi Giáo sống ở đây. Thành phần Kitô Hữu đã biến mất và ií người Kitô hữu còn lại đã cảm thấy bị an hem mình bỏ rơi”.
“Việc viện trợ đến từ các nơi trên thế giới, nhờ đó mới có thể giúp cho các học đường tồn tại, và các trung tâm y khoa mới tiếp tục cung cấp dịch vụ, thế nhưng vẫn còn thiếu một vấn đề, đó là sự hiện diện của các Kitô hữu.
“Này, tôi đâu có lo sợ cho những nơi thánh. Để nói một cách trắng trợn hơn tức là những nơi thánh mang lại rất nhiều tiền bạc cho xứ sở này và là những nơi sẽ được tôn trọng. Thế nhưng, những nơi thánh ấy phải là những nơi sống động, những nơi giúp con người sống, nên cần có một cộng đồng chung quanh những nơi thánh này biết tin tưởng, mến yêu và hy vọng. Không có cộng đồng ấy, các nơi thánh này sẽ trở thành những bảo tàng viện lạnh giá và không còn là nơi của sự sống nữa.
“Các cuộc hành hương là đường lối trọn vẹn nhất để giúp cho thành phần Kitô hữu địa phương, cho Giáo Hội Mẹ Giêrusalem cũng như cho Đất Thánh.
“Trước hết, đó là một sự giúp đỡ về tinh thần, về tâm lý và về nhân bản. Thành phần Kitô hữu ở đây nhìn những người hành hương hơn là những người hành hương nhìn họ, và sự hiện diện này của những người hành hương làm cho họ nói rằng: Này chúng tôi ít ỏi, thế nhưng hãy nhìn xem biết bao nhiêu là anh chị em từ nhiều phần đất trên thế giới tới đây. Chúng ta tất cả đều là thành phần của một đại gia đình, gia đình môn đệ Chúa Kitô. Đó là một thứ giúp đỡ về luân lý và nhân bản thuộc lãnh vực thứ nhất.“Ngoài ra, còn có sự giúp đỡ về vật chất nữa, vì đa số Kitô hữu ở Thánh Địa chuyên môn về việc phục vụ những người hành hương, như chuyên chở, hướng dẫn, khách sạn, nhà hàng, quán kỷ vật v.v. Những người hành hương cũng giúp đỡ cho cả các gia đình Kitô hữu địa phương nữa vậy”.
Cũng theo Zenit phổ biến ngày 4/11/2004, bộ trưởng an ninh và du lịch của Do Thái là Gideon Ezra, trong cuộc gặp gỡ thành phần ký giả Tây Ban Nha nhân dịp hành hương của hội đồng giám mục Tây Ban Nha trên đây, đã lên tiếng kêu gọi Kitô hữu hãy tái thực hiện những cuộc hành hương Thánh Địa để “giúp vào việc hòa bình”.Vị bộ trưởng này đã nhắc lại rằng ĐTC GPII “đã kêu gọi tất cả mọi Kitô Hữu Công Giáo trên thế giới hãy đến viếng thăm Thánh Địa”, và “một trong những lý do chính khiến vị Giáo Hoàng này kêu gọi như thế là vì tình hình của cộng đồng Công Giáo ở Thánh Địa thực sự cần được giúp đỡ”.
Theo ông, “với tư cách là những phần tử thuộc quốc gia Do Thái, chúng tôi hoan hô bất cứ phương tiện giúp đỡ nào cho cộng đồng này. Vì đối với chúng tôi thì đó là vấn đề rất quan trọng để cộng đồng này chẳng những không biến mất mà còn được kiên cường, vì qua những năm vừa rồi, con số người Công Giáo đã bị giảm sút rất nhiều, nhất là ở Bêlem”.
Về tình hình Kitô hữu ở Bêlem, vị bộ trưởng này cho biết: “Chúng tôi lấy làm vui mừng để có thể trở về với tình trạng trước tháng 9/2000 là lúc mà việc di chuyển giữa Bêlam và Giêrusalem hoàn toàn dễ dàng qua lại. Thế nhưng, từ lúc ấy, những cuộc viếng thăm không đáng chấp nhận lắm của thành phần khủng bố đã đưa đến tình trạng hiện thời.
“Càng nhiều khách hành hương thì càng có nhiều cơ hội làm ăn, càng được tự do di chuyển nhiều hơn, càng phát triển kinh tế cho cà người Palestine lẫn Do Thái”.
Tòa Thánh với Liên Hiệp Quốc về “Cơ Quan Cứu Trợ Và Tác Vụ Của Liên Hiệp Quốc Lo Cho Những Người Tị Nạn Ở Cận Đông”.
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Hai 1/11/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước Ủy Ban thứ bốn của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về: “Cơ Quan Cứu Trợ Và Tác Vụ Của Liên Hiệp Quốc Lo Cho Những Người Tị Nạn Ở Cận Đông”. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.
Thưa Ông Trưởng Ban,
Đại biểu tôi đây xin được bắt đầu bằng việc bày tỏ lòng biết ơn của mình về Bản Tường Trình của Tổng Ủy Viên Cơ Quan Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Cứu Trợ Và Hoạt Động Cho Thành Phần Tị Nạn Palestine Ở Cận Đông, cũng như về hoạt động của chính cơ quan này trong năm qua.
Đối những người chúng ta theo dõi vấn đề này thì đều việc hài lòng về vấn đề này là tất cả những gì quá hiển nhiên. Chúng ta trở lại với cuộc diễn đàn này một lần nữa để kiểm điểm lại việc cung cấp các dịch vụ nhân bản giữa một tình trạng quay cuồng bất tận của bạo loạn và khủng bố, của quân hành và phản động, thực sự là một chuỗi những hận thù trả đũa càng gây thêm bạo loạn. Ở vào giai đoạn này, Cơ Quan Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Cứu Trợ Và Hoạt Động Cho Thành Phần Tị Nạn Palestine Ở Cận Đông (UNRWA) cùng với nhiều cơ quan khác, bao gồm cả Cơ Quan Truyền Giáo Của Tòa Thánh Cho Palestine, nhờ lòng quảng đại của cộng đồng quốc tế, đang cung cấp các dịch vụ cho thành phần tị nạn mà trong các trường hợp bình thường thuộc về trách nhiệm của các thẩm quyền địa phương.
Việc thực tế phân tích tình trạng này cho thấy rằng có nhiều ngôn từ về việc xây dựng hòa bình nhưng lại ít ý muốn chính trị tỏ ra muốn giải quyết những vấn đề khác biệt. Thái độ lưỡng lự của cộng đồng quốc tế trong việc thách đố vai trò lãnh đạo của người Do Thái cũng như Palestine ngồi lại thương thảo với nhau một cách chân thành đã khiến cho Lộ Trình Hòa Bình chưa được thực hiện.
Thiếu những cuộc thương thảo rất cần thiết như thế sẽ không có các cơ hội để hòa giải, để thứ tha, để dung hợp hay để cộng tác, về tất cả những điều kiện tiên quyết cho một nền hòa bình bền bỉ ở vùng này. Việc đả thông là những gì thiết yếu để mang đôi bên lại với nhau ở những gì khác biệt. Không thể nào một chính sách tiếp tục phân rẽ lại có thể góp phần hòa bình được cả. UNRWA cùng với các cơ quan nhân đạo khác cần phải tiếp tục cung cấp những dịch vụ cho thành phần tị nạn ở một môi trường tiêu cực như thế.
Thưa Ông Trưởng Ban, đại biểu tôi đây hết sức ý thức được những khó khăn của UNRWA trong việc cung cấp những dịch vụ ý nghĩa cho thành phần tị nạn bị ảnh hưởng quá bất lợi bởi “cuộc chiến bất tuyên chiến” này. Cơ quan Truyền Giáo Của Tòa Thánh Cho Palestine, hợp với các cơ quan Công Giáo hợp tác viên khắp Hoa Kỳ và Âu Châu, trong 55 năm qua vẫn còn đang phục vụ cũng thành phần tị nạn khổ đau này, bằng việc giải quyết các vấn đề về thất nghiệp, về phương tiện giáo dục cũng như về các dịch vụ y khoa.
Để phục hồi phẩm giá của thành phần thất nghiệp trong vùng này, cơ quan của Tòa Thánh đây khởi xướng những chương trình gia tăng lao động để cung cấp cho họ việc làm ý nghĩa. Nhờ những dự án ở đô thị những chương trình này phục hồi và cải tạo cơ sở hạ tầng thường bị hư hoại bởi tình trạng bạo loạn và xung đột võ trang. Những chương trình này cũng giúp vào việc củng cố cho cả các cơ cấu địa phương nữa.
Thưa Ông Trưởng Ban, đại biểu tôi đây hy vọng rằng bất cứ giải pháp nào cần phải có để giải quyết vấn đề đa diện này cũng cần phải được bao gồm cả vấn đề thành thánh Giêrusalem. Theo chiều hướng của nhiều vụ bất trắc bạo loạn xẩy ra cùng với cái khó khăn trong việc tự do di chuyển gây ra bởi Bức Tường rào cản, với những trạm kiểm soát và giờ giới nghiêm, Tòa Thánh xin lập lại lời kêu gọi của mình về “những điều khoản được quốc tế bảo đảm cho việc làm sao bảo toàn được vấn đề tự do tôn giáo và lương tâm của cư dân ở đây, cũng như vấn đề di chuyển thường xuyên, tự do không bị cản trở tới các nơi thánh của tín hữu thuộc mọi tôn giáo và quốc tịch” (A/RES/ES-10/2). Giêrusalem, thành thánh, là một gia sản chung của thế giới tín ngưỡng và bất cứ ai nắm quyền quản thủ thành thánh này đều mang trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế. Việc quản trị thành thánh này không được coi là một vấn đề thuần túy đối với thẩm quyền này hay thẩm quyền nọ.
Những mức độ bạo loạn hiện nay đã khiến cho thành phần hành hương lánh xa Thánh Địa, gây ra những sát phạt về kinh tế trầm trọng hơn bao giờ hết trên tất cả mọi thành phần ở trong miền này, ngoài việc ngăn cản quyền lợi của dân chúng từ khắp nơi trên thế giới đến viếng thăm và nguyện cầu ở các địa điểm tôn giáo. Đại biểu tôi đặc biệt ghi nhận rằng thành phần dân chúng địa phương không luôn được tự do lui tới các đền thánh và nơi thánh.
Thưa ông Trưởng Ban, Lộ Trình Hòa Bình được phác họa chưa mang lại hòa bình cho miền đất này. Khi chúng ta chú ý tới tình trạng bạo loạn đang diễn tiến, tình trạng khủng hoảng về kinh tế, những hạn chế về việc di chuyển và vấn đề không dễ dàng lui tới với các nơi thánh, thì chẳng có gì là lạ khi nhiều người cảm thấy bắt buộc phải vĩnh viễn rời bỏ miền đất này. Thật là đau lòng khi thấy một mảnh đất đã một thời được chất chứa sứ điệp yêu thương, sự sống, huynh đệ và an bình, được nhiều người gọi là Thánh Địa, vào những lúc này đây lại tung ra trước mắt thế giới một sứ điệp khác hẳn, một sứ điệp của chia rẽ, hủy diệt và chết chóc.
Gia đình của các dân nước cần phải thách thức tất cả mọi diễn viên còn quan tâm đến việc tái lập những nỗ lực của họ trong việc mang lại hòa bình cho miền đất ấy. Chỉ có nền hòa bình chân chính và bền vững, chứ không phải bị áp đặt mà là được bảo toàn bằng việc thương thảo, mới làm mãn nguyện những khát mong hợp lý của tất cả mọi dân tộc ở vùng đất này thôi. Một thành quả như thế lệ thuộc rất nhiều vào việc can đảm sẵn sàng của những ai hữu trách trong việc tỏ ra những thái độ giải hòa mới là những gì thuận hợp với các đòi hỏi của công lý.
Xin cám ơn Ông Trưởng Ban.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 2/11/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Tòa Án Công Pháp Quốc Tế Liên Hiệp Quốc phán quyết về vấn đề Bức Tường Rào Cản Khủng Bố của Do Thái là bất hợp pháp.
Thứ Sáu 9/7/2004, tại Hague, tòa án này đã thúc giục Do Thái hãy hủy bỏ bức tường rào cản này đi ở những vùng đất do họ chiếm đóng. Vì bức tường rào cản này vi phạm đến quyền lợi của dân Palestine.
Án lệnh tuy không có hiệu lực áp buộc phải làm của tòa án quốc tế công pháp này cũng thấy rằng Do Thái buộc phải trả lại những vùng đất họ đã tịch thâu và phải bồi thường thiệt hại do bức tường rào cản này gây ra cho các nhà cửa, khu thương mại và ruộng vườn của dân Palestine.
Bức tường rào cản này dài 425 dặm, đã được xây dựng từ năm 2002. Ở một số nơi nó chỉ là hàng rào, và ở các nơi khác nó là một bức tường ximăng cốt sắt.
Tòa án này nói rằng mặc dù Do Thái có quyền bảo vệ dân chúng của mình, song vẫn không có đủ chứng cớ thuyết phục là bức tường rào cản khủng bố này cần thiết để đạt được “những mục tiêu về an ninh”.
Tòa án phán quyết là bức tường rào cản này vi phạm “trầm trọng” đến một số quyền lợi của những người Palestine sống ở West Bank, và “tạo nên những vi phạm mà Do Thái buộc phải tuân giữ theo luật nhân đạo quốc tế”. Tóm lại, án lệnh kết luận là luật lệ quốc tế buộc Do Thái chẳng những phải ngưng việc xây bức tường rào cản này mà còn phải hủy bỏ công trình hiện tại nữa.
Vị trưởng ban điều đình bên Palestine là Saeb Erakat đã nói với CNN rằng: “Tòa án này kêu gọi các quốc gia đừng giúp đỡ, đừng nói năng, đừng nhìn nhận những điều Do Thái đang tạo nên bởi bức tường này. Gọi nó là hàng rào, gọi nó là bức tường, gọi nó là ngăn chặn, là gì gì đi nữa, tôi không cần biết. Sự thật đó là Do Thái đang lợi dụng cơ hội hiện nay để xây cất bức tường này, nhờ đó họ có thể tịch thu đất đai và tạo ra những qui chế về lãnh thổ bằng những quyết định cuối cùng độc đoán hơn là điều đình”.
Nhà lãnh đạo thẩm quyền Palestine là Yasser Arafat đã nói ý kiến của tòa án này là “một chiến thắng cho nhân dân của chúng tôi, cho tất cả những dân tộc tự do và hãnh diện cũng như cho hết mọi phong trào tự do trên thế giới”.
Bộ Trưởng Tài Chính của Do Thái là Benjamin Netanyahu cũng cho CNN biết rằng: “Đây là mảnh đất tranh cãi, chứ không phải của người Palestine, hay chúng tôi đòi sở hữu quyền chung”. Ông cho rằng vấn đề sở hữu quyền chung này cần phải được giải quyết bằng “cuộc thượng lượng về chính trị”. Thế nhưng, ông cho biết, “những người Palestine không phải là thành phần đồng bạn hòa bình, vì Yasser Arafat, thay vì đến hội thảo thương luận êm đẹp thì lại tung ra những tay khủng bố. Bởi thế tôi nghĩ rằng đó là những gì cần phải giải quyết để chúng tôi có một đồng bạn chính trị thực sự, và tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có được như thế”.
Tòa án quốc tế này được thiết lập từ năm 1946, một cơ cấu pháp lý của Liên Hiệp Quốc để giải quyết những tranh luận và xung khắc giữa các quốc gia. Do Thái đã chiếm vùng tây Ngạn từ nước Jordan và Gaza từ Ai Cập trtong trận chiến 6 ngày năm 1967, và sau đó bắt đầu xây cất các khu vực định cư cho người Do Thái ở hai vùng đất chiếm đóng này.
Có khoảng 230 ngàn người Do Thái sống ở các vùng định cư Tây Ngạn, và 7.500 người ở Giải Gaza.
Ngày 30/6/2004, cũng tòa án này đã phán quyết rằng phần bức tường rào cản đang được xây cất cần phải được tái định hướng để tránh vi phạm đến đời sống của 35 ngàn người Palestine. Bởi vì tòa này xem xét khoảng hàng rào dài 25 dặm (40 cây số) và tuyên bố rằng chính phủ Do Thái phải vẽ lại 19 dặm (30 cây số) của bức tường rào cản này hướng về phía tây và tây bắc Giêrusalem. Tòa án này đã can thiệp vào vụ này từ 3/2004.
Bộ Nội Các Do Thái chấp thuận dự án của Thủ Tướng Sharon
Cuộc bỏ phiếu của Hội Đồng Nội Các Do Thái đã được thực hiện sau 9 tiếng đồng hồ bàn cãi, với số phiếu vừa đủ để thông qua là 14-7.
Sau cuộc bỏ phiếu này một chút, Thủ Tướng Sharon đã tuyên bố: “Việc thoái bộ đã được mở đường. Hôm nay chính phủ đã quyết định rằng, vào cuối năm 2005, Do Thái sẽ bỏ Giải Gaza và 4 khu dân cư lẻ loi ở Samaria”.
Thủ Tướng Sharon nói rằng việc thoái bộ này là việc cần thiết vì Thẩm Quyền Palestine đã thất bại trong việc kiểm soát những cuộc tấn công dân Do Thái và vì tiến trình ngoại giao đang ở trong “tình trạng bí tắc”.
Bên Palestine lại phê bình ý định thoái bộ của Do Thái, cho rằng đó là một nỗ lực để mưu đồ những cuộc thương thảo cần thiết trong Lộ Trình hòa bình Trung Đông do khối tứ tượng là Hiệp Chủng Quốc, Nga, Liên Hiệp Quốc và Khối Hiệp Nhất Âu Châu phác họa.
Do Thái đã chiếm vùng Tây Ngạn từ Jordan và Gaza từ Ai Cập vào năm 1967 trong Cuộc Chiến 6 Ngày và bắt đầu đến định cư ở những vùng này sau đó ít lâu. Hiện nay có 230 ngàn người Do Thái đang ở những khu vực dân cư ở vùng Tây Ngạn, và 7.500 người ở Giải Gaza.
Dự án của Thủ Tướng Sharon bị đình hoãn
Hôm Chúa Nhật 30/5/2004, Thủ Tướng Sharon đã cho biết ông cho nội các của ông thêm một tuần nữa để bàn đến dự án được điều chỉnh của ông trong việc rút các lực lượng Do Thái và dân cư Do Thái khỏi những phần đất ở Giải Gaza và vùng Tây Ngạn.
Thật vậy, sau cuộc họp 7 tiếng đồng hồ vào cùng ngày Chúa Nhật 30/5, 23 phần tử thuộc bộ nội các Do Thái, một cuộc họp đã xẩy ra những trao đổi nẩy lửa giữa Thủ Tướng Sharon và Bộ Trưởng Tài Chính Benjamin Netanyahu, cuối cùng đã không đi đến quyết định nào về dự án của Thủ Tướng, vị đổ cho bộ trưởng tài chính cũng là nguyên thủ tướng Do Thái đã vận động chống dự án của ông.
Nếu dự án của ông được bộ nội các chấp thuận, ông sẽ trình lên quốc hội. Theo truyền thông cho biết, Thủ Tướng Sharon cho rằng dự án ban đầu của ông đã bị cuộc trưng cầu dân ý của đảng Likud ông phủ quyết hôm 2/5/2004 là một lầm lẫn. Theo tờ nhật báo Haaretz thì Thủ Tướng Sharon dọa là sẽ cách chức những ai trong bộ nội các của ông tỏ ra không ủng hộ dự án điều chỉnh của ông. Theo ông thì từ từ dự án của ông cũng được chấp thuận. Theo dư luận quần chúng qua những cuộc thăm dò được thực hiện mấy lần trong ít tháng gần đây thì đa số dân chúng đều ủng hộ dự án của vị thủ tướng này trong việc rút khỏi Gaza. Nếu ông không qua mặt được đảng của mình, ông sẽ trình lên tổng thống và kêu gọi thực hiện một cuộc tổng bỏ phiếu về dự án của ông. Tuy nhiên, ông đương kim Tổng Trưởng Tài Chính cũng là cựu thủ tướng cũng có thể vận động đa số nhân viên quốc hội ủng hộ mình và xin tổng thống cho lập một bộ nội các mới.
Thủ Tướng Sharon nói với tờ nhật báo trên đây rằng: “Quí vị tất cả đều biết tôi rồi, quí vị biết rằng một khi tôi chiến đấu cho một điều gì xác thực và đúng đắc thì tôi thực hiện cho tới cùng. Tôi sẽ làm như thế đối với vấn đề rút khỏi Gaza và một số ít cư dân ở Samaria. Đó là vấn đề cần thiết đối với Do Thái cũng như cho việc phát triển liên tục của nó, và đó là những gì sẽ được thực hiện”.
Hai phe Do Thái và Palestine cùng biểu tình
Thật vậy, vào chính ngày Thứ Bảy 15/5/2004, kỷ niệm ngày Do Thái lập quốc (15/5/1948), ngày đối với phe Palestine là một “thảm họa”, cả hai bên Do Thái và Palestine đều xuống đường biểu tình ở Quảng Trường Rabin thủ đô Aviv.
Con số bên Do Thái tham dự mong được lên đến cả trăm ngàn, bằng con số biểu tình vào Tháng 1/2004 chống dự án buông tha của Thủ Tướng Sharon. Dự án của vị thủ tướng này đã đình chỉ trong hai tuần vừa qua vì bị đảng Likud của ông bãi chống, hy vọng dự án nguyên vẹn không cần điều chỉnh này sẽ được hội đồng nội các cứu xét vào cuối tháng 5/2004.
Đoàn biểu tình này diễn ra là để tỏ ra ủng hộ dự án của vị thủ tướng ấy. Trong số ủng hộ viên có cả cựu thủ tướng Shimon Peres, lãnh đạo Đảng lao Động chống đối, cũng đã lên tiếng ở cuộc biểu tình này, khi bày tỏ nhận định của mình về dự án mà ông cho rằng sẽ góp phần củng cố Do Thái và cống hiến cho xứ sở Do Thái có những ranh giới khả tự vệ hơn. Trái lại, những người chống đối lại cho rằng dự án này chỉ làm cớ cho nạn khủng bố thừa thắng xông lên mà thôi.
Tối hôm Chúa Nhật 23/5/2004, Thủ Tướng Sharon đã tuyên bố ông sẽ đưa dự án được điều chỉnh của ông cho bộ nội các bỏ phiếu vào tuần tới.
Dự án đầu tiên của vị thủ tướng này là di chuyển tất cả quân đội Do Thái và kiều dân Do Thái khỏi Giải Gaza và giải tỏa bốn khu dân cư và đồn bót ở miền bắc Tây Ngạn vào năm 2005.
Dự án điều chỉnh của ông sẽ được hội đồng nội các và quốc hội Do Thái biểu quyết, theo nhật báo Haaretz là việc rút khỏi những vùng dân cư Do Thái ở Giải Gaza trong vòng 4 giai đoạn, cùng với việc rút khỏi một số vùng dân cư cô lập nhỏ ở Tây Ngạn. Hội Đồng Nội Các và Quốc Hội cần phải chuẩn nhận từng giai đoạn một.
Bên Palestine thì bất chấp bản dự án của Thủ Tướng Do Thái có được chấp nhận hay chăng, vấn đề quan trọng là phải triệt để thi hành “lộ trình” hòa bình đã được phe tứ tượng (Hiệp Chủng Quốc, Khối Hiệp Nhất Âu Châu, Nga Sô và Liên Hiệp Quốc) phác họa liên quan đến việc thành lập quốc gia Palestine vào năm 2005.
Vì ngày Thứ Bảy ấy cũng là ngày lập quốc của Do Thái 56 năm trước đây, bên Palestine cũng xuống đường biểu tình nhân ngày đối với họ là “thảm họa” này. Họ đặt những tấm hình của Tổng Thống Bush, Thủ Tướng Sharon và Thủ Tướng Tony Blair lên trên đầu của các người nộm. Một người bịt mặt dí súng vào người nộm mang đầu của Thủ Tướng Sharon.
Nhà Lãnh Đạo bên Palkestine là Arafat đã trích một câu trong Sách Koran kêu gọi dân chúng hãy vận dụng sức mạnh để “chống nạn khủng bố nơi kẻ thù của anh em… nếu họ muốn hòa bình thì chúng ta hãy sống hòa bình”.
Hai cuộc xuống đường biểu tình này xẩy ra sau cuộc bạo loạn tái bùng nổ từ khi vị sáng lập kiêm lãnh đạo nhóm chiến đấu quân khủng bố Hamas bị bên Do Thái ám sát, một cuộc tái bùng nổ vào tuần trước khiến chop mỗi bên đều bị vong mạng, bên Do Thái mất 13 và bên Palestine mất 31 (toàn là những tay thuộc các tổ chức khủng bố Palestine như Hamas, Fatah và Thánh Chiến Hồi Giáo Palestine).
Tòa Thánh với Tình Hình Trung Đông, Thánh Địa và Iraq.
Hôm Thứ Bảy 24/4/2004, tại Venice Ý quốc, trong dịp khánh thành trung Tâm Học Hỏi Chung Marcianum, ĐHY Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh được phóng viên báo chí hỏi nhận định về lời Thủ Tướng Do Thái Sharon tuyên bố hôm Thứ Sáu 23/4 liên quan đến việc đe dọa mạng sống lãnh tụ Palestine Arafat, ngài đã trả lời như sau: “Căn cứ vào khoản luật lệ quốc tế nào để thực hiện một hành động như thế nhỉ?”
Không biết lời tuyên bố của Thủ Tướng Do Thái Sharon có phải là chiều hướng thừa thắng xông lên của bên Do Thái hay chăng. Vì sau khi hạ sát lãnh tụ của phái Hamas bạo động nhất Palestine mới đây, bên Palestine tự nhiên hầu như co rúm mình lại, ở chỗ ít có những hành động khủng bố tấn công Do Thái một cách ào ạt như trước đây. Tuy nhiên, cũng vào ngày Thứ Bảy xẩy ra cuộc chất vấn vị HY Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh này, Phó Thủ Tướng Do Thái Ehud Olmert và hai vị bộ trưởng khác đã cho biết rằng Thủ Tướng Sharon đã không có những dự tính trực tiếp thanh toán lãnh tụ Arafat.
ĐHY cho biết tiếp: “Các quốc gia đã thiết lập những luật lệ ngay cả trong thời chiến. Văn minh của chúng ta phải là thứ văn minh thăng tiến chứ không phải là thứ văn minh thoái bộ. Luật pháp ở miền ấy ngày nay ra sao? Có những giải pháp của Liên Hiệp Quốc họ cần phải thực hiện. Chúng ta không được quên những giải pháp ấy. Nếu chúng ta muốn có luật pháp thì chúng ta hãy bắt đầu từ đó. Chúng ta không được có hai biện pháp tương đương nhau. Luật lệ quốc tế đều có hiệu lực đối với cả Ý quốc, Iraq, Do Thái lẫn Palestine”.
Trong một nhận định chính thức ngày 22/3/2004, vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh là Joaquín Navarro-Valls đã lên án vụ ám sát các nhân vật bị lực lượng Do Thái nhắm tới, như nhà sáng lập kiêm lãnh tụ phái Hamas Sheikh Ahmed Yassin.
Về tình hình Iraq, ĐHY cho biết hiện nay “là thời điểm cho tình đoàn kết. Làm sao người ta lại không cảm thấy gần gũi với những con người ấy? Đây là thời điểm cần phải giúp đỡ Iraq. Làm sao Giáo Hội có thể quên được sứ vụ này của mình chứ? Tất cả mọi phong trào… sinh viên, trí thức, lao công, cần phải phất cờ đoàn kết. Tôi nói điều này bằng cả tấm lòng thiết tha kêu gọi của tôi. Liên Hiệp Quốc cần phải thì hành nhiệm vụ của mình. Thế nhưng, vấn đề ở đây là Liên Hiệp Quốc chỉ là lý thuyết. Nó lệ thuộc vào những gì 191 quốc gia muốn trở thành một phần tử của nó, nhất là vào những gì các quốc gia thuộc Hội Đồng Bảo An muốn, vì hội đồng này thực sự là cơ cấu có quyền quyết định. Nếu quốc gia này hay quốc gia nọ không chịu hợp tác bằng quyền phủ quyết của mình thì các quốc gia ấy phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Quyền phủ quyết tự nó là một cái gì đó vô lý. Nó cần phải được loại bỏ như là hoa trái của giai đoạn hậu chiến này. Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh quyền phủ quyết này có thể hữu dụng, nhưng ngày nay nó đã lỗi thời. Bởi thế, thay vì nói về Liên Hiệp Quốc, tôi muốn nói đến các quốc gia hội viên của Liên Hiệp Quốc”.
Về vai trò của Liên Hiệp Quốc ở Iraq, ĐHY cho biết: “Chúng ta hãy để cho các chuyên viên về khoa kỹ thuật học quyết định. Tòa Thánh không thể pha mình vào lãnh vực kỹ thuật thực tiễn. Có nhiều dấu hiệu hy vọng xuất hiện ở chân trời. Dường như có nhiều ánh sáng đang tỏ hiện. Chúng ta hãy hy vọng rằng các đại quốc gia của chúng ta, phong phú về văn minh như thế, sẽ tìm được giải pháp cho tình hình này, và Âu Châu và Hiệp Chủng Quốc có nhiệm vụ phải giúp đỡ Iraq”.
Trong khi đó, đức giám mục Shlemon Warduni thuộc Tòa Thượng Phụ Lễ Nghi Chaldean hôm Chúa Nhật 25/4/2004 đã lên tiếng qua tờ nhật báo Ý Il Corriere della Sera kêu gọi các quốc gia thuộc lực lượng liên minh đừng theo Tây Ban Nha bỏ Iraq kẻo tình hình trở thành nguy hại hơn nữa: “Chúng tôi đã tỏ ra phản chiến ngay từ đầu, thế nhưng giờ đây vấn đề quan trọng là những quân đội ngoại quốc cần phải ở lại Iraq. Nếu họ bỏ mặc chúng tôi tình hình sẽ trở thành tệ hại hơn nữa. Nó sẽ là một thảm họa nếu Rôma theo gương xấu của Maní. Trường hợp những người Ý bị bắt cóc chỉ là một chút đỉnh của tảng băng đá mà thôi. Hơn một năm trời qua cả hằng ngàn người Iraq đã bị bắt cóc: để tống tiền, để trả thù chính trị hay vì trăm ngàn lý do khác. Nói cho cùng thi thiểu số Công Giáo đã từng là một mục tiêu thiệt hại nhất. Đó là lý do quân đội linh minh lại càng phải ở lại. Cần phải thiết lập trật tự, phải tái thiết an ninh. Thật là một thảm cảnh khi phải đương đầu với những điều kiện của các tay bắt cóc”.Thánh Địa Bốc Hỏa: Do Thái ám sát, Palestine quyết tử, quốc tế phản ứng, Giáo Hội chủ trương
Hôm Thứ Hai 22/3/2004, mấy chục ngàn người đã tràn ngập đường phố Gaza City để đưa đám ma nhà sáng lập phái Hamas là Sheikh Ahmed Yassin, người bị Do Thái sát hại vào buổi sáng cùng ngày. Sự vụ xẩy ra là khi vị sáng lập viên này cùng với 7 người khác rời khỏi đền thờ với một nhóm người khác thì bị trực thăng Do Thái bắn hạ. Tất cả có 8 tử nạn và 16 bị thương, trong đó có cả đứa con trai của vị này. Nhà sáng lập viên kiêm lãnh đạo tinh thần cho nhóm khủng bố Hamas này thành lập nhóm này từ năm 1987 và là người ngồi trong xe lăn vì bị bại liệt hạ tầng thân thể. Chính quyền Palestine tuyên bố 3 ngày thương khóc nhân vật là biểu tượng chống Do Thái này.
Những người đưa đám tang phất cờ Palestine và những cờ của các nhóm chiến đấu quân khác nhau. Những tay cầm súng giận dữ bắn chỉ thiên và thề sẽ trả thù Do Thái. Họ hô hoán: “Hamas không chết”.
Các Lực Lượng Phòng Vệ Do Thái (IDF: Israel Defense Forces) đã lên tiếng sau vụ tấn công này như sau: “Sáng nay, trong cuộc hành quân ở phía bắc Giải Gaza, IDF đã nhắm một chiếc xe chở lãnh tụ của tổ chức khủng bố Hamas, Sheikh Ahmed Yassin và những người trợ tá của ông. Yassin, trước trách nhiệm của nhiều cuộc khủng bố đẫm máu gây chết chóc cho nhiều thường dân, cả Do Thái lẫn ngoại quốc, đã bị giết chết trong cuộc tấn công này”.
Tại Nữu Ước, Hội Đồng Bảo An đã họp kín về vụ này. Phe Palestine muốn hội đồng này phải phổ biến một bản lên án việc sát hại ấy. Thế nhưng Thủ Tướng Do Thái Ariel Sharon sau cuộc họp nội các đã ngỏ lời cám ơn lực lượng an ninh Do Thái về việc hành quân hữu hiệu này và tuyên bố: “cuộc chiến chống khủng bố vẫn chưa xong. Tôi tưởng rằng tất cả quí vị đều biết về cái quá khứ đẫm máu và hận thù của tên đại sát nhân này, một trong những kẻ thù tệ hại nhất của Do Thái. Bản chất ý hệ của con người này là bản chất của một tên sát nhân sát hại người Do Thái bất cứ chỗ nào và hủy diệt đất nước Do Thái. Nhân dịp này tôi xin cám ơn cơ cấu an ninh cùng tất cả mọi lực lượng của cơ cấu này về việc làm sáng nay”.Izzedine al Qassam, thuộc ngành quân lực của nhóm Hamas, người đã từng nhận trách nhiệm về các cuộc khủng bố tấn công thường dân và quân nhân Do Thái, đã lên tiếng đe dọa những cuộc trả đũa như sau: “Hỡi những tên ái quốc Do Thái, các ngươi đã khiến cho Sheikh bị tử đạo thì chúng ta sẽ làm cho các người phải chịu một cái chết tàn bạo nơi mọi thành phố và trên mọi nẻo đường. Những tên ái quốc Do Thái chẳng mấy chốc sẽ thấy, chứ không phải nghe thấy, phản ứng của chúng ta, nếu Chúa muốn. Ai quyết định ra tay sát hại Yassin là quyết định sát hại hằng trăm kẻ ái quốc Do Thái Zionists”.
Người kế vị tạm thời cho vai trò của sáng lập viên vừa qua đời này là Rantisi, như được nói đến trong bức thư cho là của vị sáng lập. Nhân vật kế vị này từng là một bác sĩ nhi đồng và là một tay chiến đấu lâu năm. Ông bị cả lực lượng Do Thái lẫn Palestine giam nhốt. Do Thái đã cố sát hại ông vào Tháng 6/2003. Ông nói thông thạo Anh ngữ và đã từng đại diện cho tổ chức cực thủ Hồi giáo trước truyền thông quốc tế.
Sau ngày xẩy ra án mạng, màn điện toán toàn cầu Palestine đã phổ biến một bức thư cho là của vị sáng lập nhóm Hamas kêu gọi thế giới Ả Rập ủng hộ cuộc chiến chống Do Thái về cả kinh tế lẫn quân sự. Bức thư này việt gửi cho cuộc họp thượng đỉnh của Liên Hiệp Ả Rập trong tháng này. Bức thư đã được CNN chuyển dịch từ tiếng Ả Rập sang Anh ngữ như sau:
“Palestine là một mảnh đất Hồi giáo và Ả Rập. Những tên ái quốc Do Thái đã đánh cắp nó từ tay của chúng tôi bằng quyền lực của vũ khí và chúng tôi sẽ lấy lại nó cũng chỉ bằng quyền lực của vũ khí.
“Nó là một mảnh đất linh thánh của Hồi giáo. Chúng ta không được bỏ đi một tấc đất Palestine nào, mặc dù hiện nay chúng ta không có quyền lực cần thiết để giải phóng nó.
“Việc kẻ thù của Thiên Chúa cho cuộc thánh chiến của chúng ta như là một thứ khủng bố thì đó là một việc đại bất công. Chúng tôi hy vọng rằng cuộc họp thượng đỉnh này sẽ có một chủ trương rõ ràng và dứt khoát trong việc nâng đỡ dân tộc của chúng tôi.
“Nhân dân của chúng tôi cần nâng đỡ về kinh tế để củng cố việc chúng tôi chống cự lại những tên Do Thái gian ác đã hủy hoại đời sống và đánh cắp những kho tàng của chúng tôi. Nhân dân của chúng tôi cũng cần nâng đỡ cả về quân sự nữa, cũng như nâng đỡ về an ninh, truyền thông, luân lý, ngoại giao, để giúp chúng tôi tiếp tục cuộc thánh chiến và chúng tôi mong cuộc họp thượng đỉnh này chiếm đạt được tất cả những điều ấy, nếu Chúa muốn”.
Trong khi cả cộng đồng thế giới lên án hành động sát nhân của Do Thái trong vụ giết chết vị sáng lập nhóm Hamas thì Hoa Kỳ không hề lên án mà chỉ nói là làm như thế gây trở ngại cho tiến trình hòa bình.
Thủ Tướng Palestine Ahmed Qorei: “Cuộc họp hội đồng nội các của Palestine mạnh mẽ lên án cuộc sát hại này, và hội đồng quyết định sẽ đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An LHQ”.
Ông Hasan Rahman, đại diện Palestine ở LHQ: “Thật là hết sức buồn cười khi cho rằng một con người không thấy được gì, không nghe được gì và là một người ngồi trên xe lăn lại có thể gây đe dọa cho một quyền lực quân sự lớn nhất Trung Đông và là một trong những lực lượng lớn nhất thế giới. Thật là không thể nào hiểu nổi”.
Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak: “Những gì xẩy ra tàn bạo hơn người ta tưởng tượng và không thể nào hiểu nổi… Nó hủy hoại tất cả mọi nỗ lực của tiến trình hòa bình. Điều này sẽ gây ra phản ứng khắp Trung Đông chứ không phải chỉ ở đó mà thôi”.Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan: “Tôi lên án cuộc cố ý sát hại Sheikh Yassin. Những hành động như thế chẳng những trái với công pháp quốc tế mà còn chẳng giúp ích gì cho việc tìm kiếm giải pháp hòa bình. Tôi kêu gọi tất cả mọi người ở miền này hãy bình tĩnh và tránh gây thêm căng thẳng”.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Khối Hiệp Nhất Âu Châu Javier Solana: “Chủ trương của Khối Hiệp Nhất Âu Châu vẫn nhất trí trong việc lên án những thứ sát hại. Trong trường hợp đặc biệt này tôi nghĩ cần phải lên án mạnh mẽ hơn nữa. Những loại hoành động này không giúp gì hết cho việc tạo điều kiện hòa bình, những điều kiện đối thoại cần thiết trong lúc này đây”.
Ngoại Trưởng Hiệp Vương Quốc Jack Straw: “Chúng tôi hiểu được nhu cầu tối hậu của Do Thái trong việc tự vệ, nhưng … cần phải làm như thế trong giới hạn của công pháp quốc tế… những việc cố tình sát hại này đi ra ngoài công pháp quốc tế”.
Ngoại Trưởng Pháp Dominique de Villepin: “Pháp lên án những hành động sát hại Sheikh Yassin. Ở vào thời điểm cần phải vận động để tái bắt đầu thực hiện tiến trình hòa bình thì những hành động ấy chỉ có thể đổ thêm dầu vào lửa bạo lực mà thôi”.
Ông Asma Khader, phát ngôn viên chính phủ Jordan: “Chúng tôi lên án tội ác này và chúng tôi thấy được một chướng ngại thật sự cho tất cả mọi ý muốn và nỗ lực chính trị trong việc chiếm được một nền hòa bình khả thủ, toàn vẹn và chân chính cho tất cả mọi người ở miền đất này”.
Giáo sĩ phái Hồi Giáo Shitte ở Iraq Moqtada al-Sadr: “Là những người Hồi Giáo, chúng ta hãy nắm tay nhau với anh em của chúng ta ở Palestine. Và chúng ta hãy nói với họ rằng chúng ta sẵn sàng cung ứng tất cả mọi hình thức trợ giúp, dù là luân lý hay thể lý”. Có khoảng 1 ngàn người tụ họp lại ở miền tây bắc thủ đô Baghdad để phản đối hành động sát hại của Do Thái. Cuộc xuống đường này thoạt tiên bất bạo động rồi thành bạo động và bị cảnh sát dẹp.
Cũng cùng ngày xẩy ra sự vụ này, để trả lời cho các phóng viên báo chí chất vấn về biến cố này, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Joaquin Navarro-Valls đã lên tiếng như sau:
“Tòa Thánh cùng với cộng đồng thế giới phàn nàn về hành động bạo lực bất khả biện minh theo bất cứ luật lệ của Quốc Gia nào ấy.
“Chủ trương và cảm thức của Tòa Thánh đã được rõ ràng biểu lộ nơi những lời của ĐTC ngỏ cùng phái đoàn ngoại giao với Tòa Thánh hôm 12/1/2004 vừa rồi khi Ngài lập lại rằng ‘với những vị lãnh đạo của hai dân tộc này là Do Thái và Palestine thì việc sử dụng vũ khí, việc dùng phương pháp khủng bố và các cách thức trả thù khác, để hạ nhục đối phương của mình, cùng với việc tuyên truyền thù hận, đều chẳng dẫn tới đâu cả. Chỉ khi nào biết tôn trọng những ước vọng hợp pháp của nhau, chỉ bao giờ trở lại bàn thương thảo và cộng đồng thế giới thực hiện những cuộc dấn thân cụ thể mới dẫn đến việc bắt đầu giải quyết vần đề mà thôi.
“Nền hòa bình chân thực và bền vững không thể nào lại chỉ là hoa trái thuần túy của việc biểu diễn sức mạnh: ‘trước hết nó là hoa trái của hành động luân lý và pháp lý’”.
Do Thái trước Tòa Án Quốc Tế LHQ về việc thiết dựng các thứ rào cản khủng bố của họ
Theo đúng hạn định, Tòa Công Pháp Quốc Tế Liên Hiệp Quốc này ở Hòa Lan hôm Thứ Hai 23/2/2004 đã xử vụ Palestine tố cáo việc thiết dựng các thứ rào cản của Do Thái là bất hợp pháp. Bên Do Thái cho là tòa án này không có thẩm quyền xử việc họ làm, vả lại việc họ làm là vì để ngăn chặn nạn khủng bố của Palestine. Điển hình là mới ngày hôm trước, Chúa Nhật 22/2, Palestine lại tự sát khủng bố ở 1 trạm xe buýt làm thiệt mạng 8 người và gây thương tích cho 50 người. Đảng Al Aqsa Martyrs Brigades phát xuất từ phong trào Fatah của nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat đã lên tiếng nhận trách nhiệm về hành động khủng bố tấn công ấy.
Ngoài ra, hôm Thứ Tư 18/2 Do Thái cũng đã thâu hồi giới hạn về vấn đề thăm viếng của thành phần hành hương đến những khu vực thuộc quyền kiểm soát của Palestine, như ở Giải Gaza, ở Giudea và Samaria. Với lệnh thu hồi này, các phái đoàn hành hương được thăm viếng Giudea và Samaria, miễn là tuân giữ các qui định vốn có. Tuy nhiên, Giải Gaza vẫn không được đề cập tới trong bản thông báo ấy, vì là nơi mới xẩy ra những vụ khủng bố tấn công.
Tòa Công Pháp Quốc Tế LHQ này được thành lập từ năm 1946 để xử các vụ tranh cãi giữa các quốc gia. Về vụ Do Thái và Palestine lần này, bên Palestine tố bên Do Thái là những thiết dựng rào cản khủng bố của Do Thái đã lấn vào các phần đất của Palestine chứ không theo đúng ranh giới của Do Thái ở vùng Tây Ngạn trước Cuộc Chiến Sáu Ngày 1967. Ông Nasser al-Kidwa, quan sát viên của Palestine ở Liên Hiệp Quốc, đã vội lên án việc làm của Do Thái như sau:
”Bức tường này không phải là về vấn đề an ninh. Nó nhắm đến việc củng cố việc chiếm đóng và việc thực sự muốn sát nhập những miền đất rộng lớn của Palestine. Nếu hoàn tất, bức tường này sẽ lưu lại cho dân chúng Palestine chỉ còn một nửa vùng Tây Ngạn bị cô lập, những vùng đất lọt vào giữa các vách ngăn cách nhau. Nó làm cho việc giải quyết trở thành bất khả trên thực tế về vấn đề xung khắc giữa hai nước Do Thái và Palestine.
Hôm Thứ Tư 18/2 Tiểu Ban Hồng Thập Tự Quốc tế đã cho biết việc thiết dựng những thứ rào cản của Do Thái lấn vào các vùng đất của Palestine là vi phạm đến luật nhân đạo quốc tế. Do Thái đã bắt đầu phá gỡ một khoảng rào cản (chừng 5 dặm hay 8 cây số) ở vùng Tây Ngạn cô lập hóa tỉnh Baka al-Sharqiya của 7 ngàn người Palestine.
Cuộc điều trần hay xử án này kéo dài trong vòng 3 ngày. Tuy nhiên, như đã tỏ thái độ, Do Thái đã không đến tham dự cuộc điều trần. Có 43 quốc gia tỏ ra đồng ý với lập luận của Do Thái cho rằng Tòa Án Công Pháp LHQ không có thẩm quyền xử vụ này. Các viên chức Do Thái không nghĩ rằng tòa án này đã nghiêm chỉnh cứu xét vấn đề của bên họ. Tuy nhiên, họ cũng đã nộp giấy tờ nói rằng những thứ rào cản chỉ là tạm thời để ngăn chặn khủng bố mà thôi. Việc làm của Do Thái hiện nay trong việc chống khủng bố tấn công của Palestine tương tự như việc chính phủ Ngô Đình Diệm, theo chính sách của cố vấn Ngô Đình Nhu, đã thiết lập các thứ hàng rào ấp chiến lược để chiến đấu với nạn du kích tấn công do phong trào giải phóng Miền Nam của Việt Cộng thực hiện vậy.
Các đại diện của một số quốc gia và tổ chức có ý định lên tiếng trước tòa án vào những ngày tới đây để hỗ trợ cho chủ trương của Palestine. Chính hôm Thứ Hai là ngày mở đầu đã có nước Algeria, Saudi Arabia và Nam Phi lên tiếng.Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Do Thái là ông Daniel Shek cũng đã lên tiếng bênh vực cho việc làm của Do Thái trong việc thiết dựng những thứ rào cản này như sau: “Hầu hết những gì đã được nói về hàng rào cản an ninh này, một hàng rào cản khủng bố, ở Do Thái đều là những gì hoàn toàn không có nền tảng. Hàng rào cản này là một biện pháp bất vi phạm, không gây chết chóc, tự vệ, bất lay chuyển và tạm thời mà tôi cần phải thêm rằng có hiệu nghiệm rất nhiều. Nếu chúng tôi có hàng rào cản này ở chung quanh Giêrusalem hôm qua chúng tôi đã không phải chôn táng 8 đứa nhỏ của chúng tôi hôm nay”.
Ở bên ngoài ngôi tòa án ở Hague, những người Do Thái đã cho đậu một chiếc xe buýt đã bị Palestine dùng bom hủy hoại hôm Tháng Giêng vừa rồi, sát hại 11 người. Nhiều ngàn người Do Thái đã xuống đường, họ cầm những bức hình chết chóc do khủng bố Palestine gây ra. Ngược lại, đám người Palestine cũng xuống đường, trong số đó có những nông gia nói rằng việc Do Thái làm đã chiếm mất đất đai ruộng vườn của họ. Do Thái đã bồi thường cho những nông gia bị mất rộng đất ấy nhưng họ không nhận vì cho rằng nếu nhận là họ công nhận việc làm của Do Thái.
Nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Do Thái là Miri Eisin đã cho CNN biết rằng chính phủ của chị đã tháo phá hàng rào cản ở một số nơi sau khi nói chuyện với những người Palestine. Theo chị, việc thiệt dựng những thứ rào cản này “theo chiều hướng an ninh, chứ không dính dáng gì tới một thứ bức tường chính trị cả”. Chị nói đã không có những thứ bom nỗ ở những thành phố gần bức tường rào cản đã được thiết dựng này. “Bức tường này sẽ không ngăn cản được tất cả mọi kẻ khủng bố lọt vào, nhưng nó rất hiệu nghiệm trong việc gây khó khăn cho những tay ôm bom tự sát len lỏi vô… Chúng tôi đang cố gắng để cứu nhiều mạng sống”.
Phán quyết của Tòa Công Pháp Quốc Tế LHQ là những gì không buộc phải tuân hành, nhưng những người Palestine cho rằng phán quyết ấy sẽ dẫn đến chỗ làm cho quốc tế chấp nhận việc chống lại hành động của Do Thái, cũng như làm cho thế giới thấy được rằng những lý lẽ của Palestine là đúng.
Do Thái tẩy chay việc điều trần ở Công Pháp Viện Quốc Tế ở Netherlands về những bức tường rào cản chống khủng bố
Thứ Năm 12/2/2004, văn phòng Thủ Tướng Sharon cho biết họ sẽ tẩy chay việc ra điều trần với tòa án quốc tế này vào ngày 23/2/2004, vì lời than phiền của bên Palestine về bức tường rào cản này được Tổng Hội Đồng LHQ gửi đến cho tòa án này. Theo văn phòng thủ tướng Do Thái thì “tiểu ban các bộ do thủ tướng Ariel Sharon lãnh đạo quyết định là Do Thái đã công bố đầy đủ hôm 30/1 là tòa án này không đủ thẩm quyền xét xử vấn đề của bức rào cản khủng bố ấy là những gì thuộc về quyền lợi tự vệ căn bản của Do Thái”.
Bức tường rào cản khủng bố này được chính phủ Do Thái bắt đầu xây dựng từ năm 2002, tức khoảng hai năm sau cuộc tái bùng nổ bạo động giữa Do Thái và Palestine ở Tây Ngạn và Gaza. Ở một số nơi, hàng rào này được truyền điện bằng giây kẽm gai. Có nơi là một bức tường xi măng kiên cố. Nếu hoàn thành như dự tính ban đầu thì bức tường rào cản này dài 217 dặm (350 cây số), với chi phí lên tới 200 triệu Mỹ kim. Lộ trình của bức tường rào cản này kéo dài từ bắc xuống nam, phần nhiều ở bên trong Lằn Xanh (Green Line), tức ở biên giới trước năm 1967 giữa Do Thái và Tây Ngạn, một vùng biên giới là phần đất của Jordan thời Cuộc Chiến Sáu Ngày, và ăn sâu vào nhiều chỗ ở vùng Tây Ngạn. Ngoài ra, nó cũng cắt nhiều ruông đất và thôn làng của người Palestine, ở một số nơi đã khiến cho dân Palestine bắt buộc phải leo qua các những chỗ hổng để mua bán và thăm viếng gia đình.
Vào Tháng 10/2003, Tổng Hội Đồng LHQ yêu cầu Do Thái ngưnụng lại việc làm này và hủy bỏ những gì đã xây cất. Một tháng sau, Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan đã phổ biến một bản tường trình hết sức chỉ trích bức tường rào cản này, cho rằng Do Thái “không tuân hợp những gì LHQ yêu cầu. Vào Tháng 12 cùng năm, tổng hội đồng LHQ đã gửi bản giải pháp cho tòa án công pháp quốc tế. Hoa Kỳ mạnh mẽ chống lại bản giải pháp của tổng hội đồng LHQ, cho rằng bản giải pháp này phản lại với lộ trình hòa bình được LHQ, US, Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Nga phác họa.
Việc tái định cư và bức tường rào cản
Thủ Tướng Sharon “ra lệnh hoạch định” việc tái định thế ở Gaza. Thật vậy, hôm Thứ Hai 2/2/2004, vị thủ tướng này đã nói với tờ nhật báo Ha’aretz rằng ông đã truyền lệnh phác họa để tháo gỡ những việc định cư của người Do Thái ở Gaza.
“Ý định của tôi là thực hiện một cuộc giải tỏa, xin lỗi, một cuộc tái định thế của những thứ định cư gây cho chúng tôi những rắc rối, cũng như của những nơi chúng tôi sẽ không muốn làm nơi định cư sau cùng, như những khu định cư ở Gaza”.
Ông nói: “Chúng tôi đang nói chuyện với một dân số 7.500 người. Đây không phải là vấn đề đơn giản. Chúng tôi đang nói tới cả ngàn cây số vuông của nhà cửa, hãng xưởng và các thứ cây cối. Dân chúng đã ở đó tới đời thứ ba. Điều đầu tiên là xin họ đồng ý, là tiến tới chỗ thỏa thuận với các dân cư… Tôi đang hoạt động với ý nghĩ là trong tương lai sẽ không còn người Do Thái ở Gaza”.
Tuy nhiên, các dân cư Do Thái ở đó liền bác bỏ dự án của vị thủ tướng này. Ông Bentzi Lieberman, chủ tịch Hội Đồng Các Cộng Đồng Do Thái ở Judea, Samaria và Gaza, đã nói với Đài Phát Thanh Do Thái rằng việc di chuyển này “chỉ làm cho nạn khủng bố càng lên nước mà thôi”.
Đảng Lao Động đối phương cũng ngờ vực về dự án của Thủ Tướng Sharon. Ông Ofir Pine thuộc đảng này đã nói với tờ Jerusalem Post rằng: “Sharon đã nói cả ngàn lần là ông ta có ý định giải tỏa các thứ định cư, song ông vẫn chưa thực hiện được một nơi nào”.
Vị Trưởng Ban Thương Thảo Palestine là Saeb Erakat đã nói với CNN rằng “nếu Sharon thực sự có ý rút khỏi Gaza thì họ sẽ không thấy một người Palestine nào cản trở đường đi nước bước của ông ta. Chúng tôi hy vọng rằng đây không phải là một thứ thủ đoạn PR. Chính phủ Do Thái và Sharon phải chọn giữa định cư và hòa bình. Họ không thể nào bắt cá hai tay được”.
Thủ Tướng Sharon nói với tờ nhật báo Ha’aretz rằng: “điều này cần phải thực hiện với sự đồng ý và ủng hộ của Hoa Kỳ. Chúng tôi cần họ nâng đỡ”. Ông cho biết Do Thái chưa bàn đến vấn đề tài trợ cho những thứ tái định thế với người Hoa Kỳ: “Chúng tôi sẽ bàn chuyện này với họ”. Ông cũng cho biết ông sẵn sàng thương thảo, có điều kiện, với những người Palestine về các khoản “lộ trình” hòa bình đã được phe tứ tượng quốc tế phác họa.
Trong những tháng gần đây, Thủ Tướng Sharon cũng nói rằng nếu những người Palestine không chấm dứt bạo lực và ngồi vào bàn thảo luận thì Do Thái sẽ đơn phương ra tay để phân tách Do Thái ra khỏi Tây Ngạn và Gaza. Dự án đơn phương này là việc hoàn thành một bức rào cản giữa Do Thái và Tây Ngạn. Gaza đã bị phân biệt khỏi Do Thái bởi bức tường rào cản, nhưng quân đội Do Thái vẫn ở miền này để canh giữ cho các khu định cư của người Do Thái.
Tối Cao Pháp Viện Do Thái, hôm Thứ Hai 9/2/2004, đã nghe thỉnh nguyện thư của hai nhóm quyền lợi lập luận rằng bất cứ kiến taọo nào ở miền đất chiếm đóng đều bất hợp pháp và bức tường rào cản là những gì vi phạm nhân quyền vì làm lũng đoạn đời sống của hằng ngàn người Palestine. Vị luật sư Michael Sfarad của Trung Tâm Bênh Vực Cá Nhân nói trước khi cuộc điều trần xẩy ra là “chúng tôi chấp nhận quốc gia có quyền bao bọc mình bằng hành rào kẽm gai nếu muốn nhưng chỉ ở trên phần lãnh thổ của mình mà thôi”.
Một viên chức cao cấp Palestine hôm Thứ Hai 9/2/2004 cho biết rằng chính phủ Yasser Arafat đang cứu xét vấn đề tuyên bố thành một quốc gia độc lập nếu Do Thái cố gắng áp đặt vấn đề biên giới với Palestine. Quốc gia Palestine này bao gồm vùng Tây Ngạn, Giải Gaza và phía đông Giêrusalem.
Những người Palestine nói rằng nếu Do Thái muốn thực hiện một bức tường rào cản thì nó phải thực hiện trên phần đất Do Thái có trước khi chiếm vùng Tây Ngạn trong Trận Chiến Trung Đông 1967. Cuối Tháng 2/2004 Tòa Công Lý Quốc Tế ở Hague sẽ phân xử vụ này.
Thánh Địa lại bùng lên cơn lốc khủng bố tấn công và tấn công khủng bố
Sau một thời gian lắng dịu bạo động, ngoại trừ tình trạng vẫn căng thẳng về tình hình an ninh liên quan đến việc thiết dựng bức tường rào cản của Do Thái để ngăn chặn trào lưu khủng bố của Palestine, tuần vừa rồi lại tái diễn cảnh Palestine khủng bố tấn công hôm Thứ Năm 28/1/2004, và Do Thái tấn công khủng bố từ Thứ Sáu 29/1 kéo dài cho đến Chúa Nhật 1/2/2004.
Thật vậy, sáng Thứ Năm, vào lúc 8 giờ 45 địa phương, tuần vừa rồi, cuộc khủng bố tấn công của một người Palestine ôm bom tự sát xẩy ra ở Azza Street, gần tư gia của Thủ Tướng Sharon, cũng như gần Cafe Moment, nơi cũng đã xẩy ra một vụ khủng bố khác vào Tháng 3/2002 sát hại 11 người và làm nhiều người bị thương. Theo nguồn tin của Palestine thì kẻ ôm bom tự sát để khủng bố tấn công này là một cảnh sát viên ở Bêlem. Cuộc khủng bố làm nổ tung chiếc xe buýt số 19 đi từ nhà thương Hadassa Ein Karem ở Giêrusalem, đã gây thiệt mạng cho ít là 11 người và gây thương tích cho 45 người. Theo nguồn tin từ bên Palestine thì cảnh sát viên khủng bố này tên là Ali Ja’ara đã để lại chúc thư cho phái Al Aqsa Martyrs Brigades, một nhóm chiến đấu quân của phong trào Fatah, nói rằng động lực thúc đẩy ông thực hiện cuộc khủng bố tấn công là “để trả thù cho những cuộc tàn sát” Do Thái đã ra tay ở Gaza.
Vụ khủng bố tấn công này càng làm cho phe Do Thái kiên quyết thực hiện bức tường rào cản khủng bố của mình. Một trong những viên chức của Do Thái là ông Gold đã cho biết: “Chỉ khi nào hoàn thành bức tường rào cản an ninh của Do Thái, một bức tường bị một số người cố gắng ngăn chặn, dựa vào LHQ và Tòa Án Công Lý Quốc Tế, cuối cùng mới cung cấp an ninh cho người Do Thái khỏi bị những thứ tấn công như thế này”.
Đối với phe Palestine thì việc xây bức tường rào cản an ninh chống khủng bố là một thứ chộp giật đất đai của Palestine, một việc sẽ đực Tòa Án Công Lý Quốc Tế ở The Hague, Hòa Lan, phán quyết về tính cách hợp pháp của nó vào tháng tới. Trong khi đó, cố vấn tối cao của Thủ Tướng Sharon là Ra’annan Gissin đã nhận định về cuộc khủng bố tấn công vừa rồi như sau: “Cuộc khủng bố tấn công rùng rợn này là chứng cớ tối hậu cho thấy rằng không ai trên thế giới này có quyền lợi hay thẩm quyền về luân lý để bảo chúng tôi về cách thức và bằng đường lối nào chúng tôi cần phải bênh vực quyền sống của những công dân đất nước chúng tôi”.
Còn bên Palestine, qua trưởng ban điều đình Saeb Erakat, vừa lên án cuộc khủng bố tấn công vừa trách khéo Do Thái rằng: “Hôm nay điều này đã chứng tỏ cho thấy rằng câu giải đáp về vấn đề an ninh của Do Thái sẽ không đạt được ở những bức tường, những cuộc định cư, những cuộc xâm nhập và việc chiếm đóng”.
Để trả đũa cuộc khủng bố tấn công này, cũng như để thanh trừng các tay khủng bố, vào hôm sau, Thứ Sáu, 29/1/2004, lực lượng Do Thái đã tiến vào West Bank và Gaza, hạ sát 3 người được lực lượng này cho là những tay khủng bố. Ngoài ra, vào sáng sớm Thứ Bảy, 30/1, lực lượng này còn bắt 3 người tình nghi khủng bố khác và lục soát từng nhà trước khi rút lui. Ngoài ra, lực lượng Do Thái còn phá hủy ngôi nhà của cảnh sát viên khủng bố tấn công hôm Thứ Năm vừa rồi, ngụ ý là để “báo cho những tay ôm bom khủng bố và đồng bọn của họ biết rằng bất cứ ai tham gia vào những hoạt động khủng bố đều phải trả giá”.
Ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan lên tiếng là “Một lần nữa, tôi kêu gọi cả những người Do Thái lẫn Palestine hãy thắng vượt những cảm giác giận dữ và thù hằn, dù là tự nhiên, và hãy dồn nghị lực của mình vào việc điều đình thương lượng về một nền hòa bình thật sự và bền vững làm cho hai dân tộc sống bên nhau, một dân tộc ở trong quốc gia của mình”.
Sáng Chúa Nhật 1/2/2004, lực lượng Do Thái xâm nhập Jericho là một tỉnh thuộc West Bank, đụng độ với những người Palestine trước khi san bằng bìn h địa một ngôi nhà và hạ sát một phần tử của phái Al Aqsa Martyrs Brigades. Lần cuối cùng Do Thái tiến vào Jericho là tháng 7/2003. Ngôi nhà bị lực lượng Do Thái san bằng bình địa đây là nơi, theo phe Do Thái cho biết, có một số người Palestine võ trang, trong đó có một người đang bị họ truy lùng. Hai bên đã bắn nhau. Hai người đã lọt ra khỏi ngôi nhà và đã bị bắn thương. Còn người bị truy lùng không chịu ra đầu hàng sau khi được kêu gọi nên phe Do Thái đã phải hủy hoại ngôi nhà và tìm thấy xác của người ấy.
Tình Hình Thánh Địa: Lắng Dịu Bạo Lực Nhưng Căng Thẳng An Ninh
Hôm Chúa Nhật 18/1/2004, Thủ Tướng Do Thái Sharon đã gặp nội các của mình và cho biết ông đã “đích thân thị sát” các vấn đề về bức rào ngăn cản Do Thái đang kiến thiết sẽ gây trục trặc cho việc sinh sống thường nhật của dân Palestine. Vị thủ tường này cho biết như thế này:
“Chúng ta không phải là đang về việc thay đổi lộ trình của hàng rào này, và cũng sẽ không có vấn đề thay đổi do yêu cầu của bên Palestine hay LHQ, kể cả của Tòa Án đi nữa. Việc bàn đi tính lại này chỉ xẩy ra vì những cứu xét thuộc nội bộ của bên Do Thái mà thôi
“Thật là tuyệt vời để ngăn chận nạn khủng bố thế nhưng hoàn toàn không thỏa đáng được tất cả mọi vấn đề liên hệ đến việc gây thiệt hại cho phẩm chất nơi đời sống người Palestine. Tôi đích thân thị sát các vấn đề gây nên bởi việc thực hiện bức rào cản này và hiểu được những lời phàn nàn về việc làm này; có thể cần phải nghĩ thêm đến việc có thể thay đổi lộ trình để giảm bớt những gì tai hại trong việc thực hiện bức rào cản này mà lại không hại gì đến vấn đề an ninh”.
Một lý do nữa khiến vị thủ tướng này xét lại lộ trình kiến thiết công trình rào cản khủng bố này có liên quan đến luật pháp theo như vị Tổng Luật Sư Xử Lý Arbel cho ông biết khi “đề cập đến những trục trặc về pháp lý trong việc bênh vực chủ trương của Do Thái trước Thượng Pháp Đình Công Lý về một số vấn đề liên quan đến lộ trình của bức rào cản này”. Bởi thế, qua một lời tuyên bố của văn phòng thủ tướng thì: “đây là một chủ trương pháp lý nội bộ cần phải được cẩn thận cứu xét và tôi sẽ làm điều này. Nếu vì lý do nhân đạo và nội bộ Do Thái quyết định thay đổi lộ trình thì dĩ nhiên đơn vị đặc nhiệm này (được thành lập cũng vào cùng ngày với cuộc họp nội các này) sẽ thích ứng theo các ý kiến chuyên muôn liên quan đến các thứ thay đổi”.
Bức Tường Rào Cản Gây Trở Ngại Ở Bêlem
Các nữ tu coi sóc Bệnh Viện Nhi Đồng Bác Ái ở đây đã kêu gọi chú trọng tới tình trạng khó khăn hằng ngày gây ra bởi bức tường an ninh của Do Thái cho nhân dân Palestine.
Sơ Babriella Mina đã phổ biến trong tuần này trên một trang điện toán của các cộng đồng tu sĩ những khốn khó các Nữ Tu Padua thuộc hội dòng Elizabethan Phanxicô ở đó gặp phải như sau:
“Từ Bệnh Viện Nhi Đồng được xây cất tại một nơi thuận lợi ở Bêlem, gần Mộ Bà Rachel, ngay biên giới giữa Do Thái và Palestine, hằng ngày chúng tôi thấy có những đổi thay từ từ và cảm thấy có một bầu không khí lạ đang bao trùm thành phố này. Có một số gia đình ở ngay vào giữa lộ trình của bức tường rào cản, hoàn toàn bị cô lập, không được hưởng những dịch vụ bình thường như trước trừ khi có phép của Do Thái.
“Trước bệnh viện của chúng tôi, giữa những ngọn đồi bị phân mảnh, trên phần đất được dân chúng Bêlem chiếm hữu, là một đường giây thép gai bắt điện được thị sát bởi những ống kính chụp ảnh, những bộ phận nhậy báo: chính ở nơi này đã ngăn cản bất cứ một cố gắng nào muốn đến gần khu vực cư trú của dân Do Thái ở Abu Ghneim được xây trên phần đất của Palestine.
“Một xa lộ đang ở trong giai đoạn kiến thiết, một con đường giành riêng cho người Do Thái, trên phần đất của Palestine, ởần đất Bêlem. Tỉnh của Samiha, một tỉnh lận cận chúng tôi, tỉnh của một thày giáo ở trường dạy các y tá tại Bệnh Viện Nhi Đồng, đang có nguy cơ bị càn quyét để lấy chỗ cho xa lột này.
“Chỉ cần đến từ hướng Bêlem là bị hồ nghi khủng bố rồi. Đôi khi chúng tôi (thành phần nữ tu) buộc phải đợi hằng tiếng rưỡi đồng hồ hay hơn… giống như tất cả mọi người khác, để băng qua biên giới là nơi đưa chúng tôi đến con đường lên Giêrusalem. Chúng tôi chỉ có thể tiến lên khi những người lính làm hiệu cho chúng tôi đi. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất nhẫn nào họ bắt chúng tôi phải chờ lâu hơn nữa.
“Cách độ một ít thước chúng tôi thấy một hàng người trẻ quay mặt vô tường giang tay ra: Họ là những người muốn rời Bêlem để đi tìm việc làm, nhưng để đi như thế họ cần phải có phép đặc biệt của Do Thái, và Do Thái chỉ cho rất ít người lớn tuổi những phép tắc như thế”.
Thành Phần Hành Hương Gặp Trở Ngại Mới Ở Thánh Địa
Theo Zenit ngày Thứ Sáu 23/1/2004 thì AsiaNews, một cơ quan của Viện Giáo Hoàng Về Truyền Giáo Hải Ngoại, tường trình rằng các nhân viên biên giới Do Thái đã phát một tờ giấy bằng cả tiếng Anh và Ả Rập cho những người du lịch đến Do Thái và Palestine, với nội dung như thế này: “XIN CHÀO MỪNG QUÍ VỊ ĐẾN NƯỚC DO THÁI. Đường vào những lãnh địa dưới quyền kiểm soát của Thẩm Quyền Palestine, ở Giải Gaza, Judea và Samaria… đều bị cấm nếu không được pháp bằng văn tự trước”.
Những miền bị cấm này gồm có Bêlem, Jericho, Emmaus và Qumran, những địa điểm truyền thống của thành phần hành hương Kitô giáo.
Thẩm quyền Do Thái hứa sẽ trả lời về việc xin phép này trong vòng 5 ngày làm việc. Thế nhưng, chỉ có giấy phép do Văn Phòng Liên Hệ Ngoại Quốc của chính phủ Do Thái mới hợp lệ.
Những ai dám liều mình đi vào những vùng đất đầy bạo động này mà không có phép của Do Thái thì bị trừng phạt nặng, chẳng hạn “bị trục xuất và không được cấp giấy nhập cảnh vào Do Thái nữa trong tương lai”.
“Giáo Hội Hoàn Vũ Liên Kết với Giáo Hội ở Thánh Địa”
Các vị giám mục thuộc hai châu lục này sẽ gặp nhau tại Bêlem và Giêrusalem tuần này về chủ đề “Giáo Hội Hoàn Vũ Liên Kết với Giáo Hội ở Thánh Địa”. Các hội đồng giám mục Canada, Hoa Kỳ, Anh và Wales, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ sẽ gửi các vị giám mục tới tham dự cuộc họp này. Chủ hội của cuộc gặp gỡ này là Đức Thượng Phụ lễ nghi Latinh Michel Sabbah ở Giêrusalem cùng với Hội Đồng Giám Mục Công Giáo ở Thánh Địa.
Ủy Ban Các Hội Đồng Giám Mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu, Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu (CCEE: Council of European Bishops' Conferences), và Mỹ Châu Latinh Caritas cũng sẽ có đại diện tham dự. Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales điều hợp cuộc gặp gỡ từ Thứ Hai đến hết Thứ Năm này (12-15/1/2004).
Về phía hội đồng giám mục Hoa Kỳ sẽ có ĐGM chủ tịch Wilton Gregory; về phía Canada có vị chủ tịch của hội đồng nước này là ĐTGM Brendan O’Brien; và về phiá hội đồng giám mục Anh và Wales có phó chủ tịch của hội đồng là ĐTGM Patrick Kelly ở Liverpool và về phía CCEE có 1 vị đại diện.
Mở đầu cuộc họp của các vị giám mục Âu Châu và Mỹ Châu, hôm Thứ Hai 12/1/2004, Giáo Hội ở Thánh Địa đã kêu gọi tất cả mọi giáo hội trên thế giới hãy giúp vào việc cổ võ hòa giải.
Đức Thượng Phụ Michel Sabbah ở Giêrusalem nói rằng Thánh Địa “chẳng những là một cảnh tượng của một cuộc xung khắc về chính trị giữa những người Palestine và Do Thái”, mà còn là “một mảnh đất của Kitô hữu”, bởi thế, “các giáo hội trên thế giới có trách nhiệm phải xác nhận tính chất Kitô giáo này của mảnh đất này, bằng việc hiện diện qua nhiều cách, bằng những cuộc hành hương, bằng việc hòa giải và tôn trọng con người nói chung. Những gì thực sự đòi hỏi các giáo hội trên thế giới không phải là ngả về phe bên này hay bên kia mà là giúp vào việc hòa giải, vì việc hòa giải hai dân tộc này cũng là cách tốt nhất để giúp cho việc Kitô giáo hiện diện ở mảnh đất này”.
Đức Thượng Phụ còn nhấn mạnh đến việc xin giấy thông hành và cư trú cho các viên chức Giáo Hội ở Thánh Địa đã trở nên khó khăn liên quan đến “việc tự do di chuyển đối với viên chức của các Giáo Hội khác nhau của chúng ta. Đó là vấn đề quyền tự do tôn giáo, một vấn đề tự do đi lại ở Thánh Địa là những gì cho phép các Giáo Hội, theo Hiệp Ước Căn Bản giữa Tòa Thánh và Nước Do Thái, được tự do tiếp tục ở Thánh Địa với tất cả viên chức, dù là tu sĩ hay giáo dân. Những cuộc họp này quan trọng để củng cố mối hiệp thông với nhau của chúng ta cũng như để tìm kiếm sự hỗ trợ và niềm hy vọng”.
Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, khâm sứ Tòa Thánh ở Thánh Địa, đã bày tỏ nỗi lo ngại là bức tường an ninh của Do Thái đang xây sẽ băng ngang qua mảnh đất của người Công giáo. Vị khâm sứ này đã nhắc lại lời “Đức Giáo Hoàng nói rằng Thánh Địa không cần đến những bức tường ngăn cách mà là những cây nối nối”. Tuy nhiên, ngài cũng thấy được một tia hy vọng ở chỗ “tôn giáo tích cực ở Thánh Địa, và đó là một dấu hiệu hy vọng”.
Sư Huynh Vincent Malham, viện trưởng Đại Học Bêlem, trường trình là học đường, nơi có 34% Kitô hữu, đã bị đóng của trên cả 10 lần trong vòng 30 năm qua: “Khoảng 3 năm trước đây, tòa nhà chúng tôi đang ở bị ba phi đạn lớn bắn vào. Khi có những người Tây Phương đến, trong ba năm qua chúng tôi không có nhiều lắm, dân chúng ở đây đã nhận thấy như vậy. Việc hiện diện của quí vị rất ư là quan trọng. Tôi cầu xin cho nó là một dấu hiệu hy vọng cho dân chúng ở Thánh Địa này”.
ĐGM Wilton Gregory, chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, nói rằng ngài đã yêu cầu Tổng Thống Bush hỗ trợ “lộ trình” hòa bình, và đã cùng với đồng bạn của mình vận động có một cuộc họp với vị tổng thống này về Thánh Địa.
Sau 4 ngày gặp nhau ở Bêlem và Giêrusalem, các vị giám mục đã kết thúc bằng lời kêu gọi như sau:
“Không Phải là Những Bức Tường Chắn mà là Những Cây Cầu Nối”
1. Chúng tôi là những Giám Mục Công Giáo ở Âu Châu và toàn Mỹ Châu, đến đây để bày tỏ tình đoàn kết Công Giáo khắp thế giới với Giáo Hội ở Thánh Địa. Đây là lần thứ ba trong nhiều năm chúng tôi đã đến bằng tình hữu nghị với cả nhân dân Do Thái lẫn Palestine, với Kitô hữu, Do Thái lẫn Hồi giáo. Chúng tôi đã thấy bạo lực cả hai cộng đồng này phải trải qua, đó là cuộc tấn công những người Do Thái ở Gaza và cuộc trừng phạt chung các người công dân Palestine. Chúng tôi xin phân ưu về những cái chết xẩy ra trong thời gian chúng tôi ở đây, cũng như xin xác định việc chúng tôi phản đối tất cả mọi thứ đổ máu.
Chúng tôi đã nghe thấy ước vọng mong muốn hòa bình, công lý và hòa giải giữa cả đôi bên Do Thái và Palestine. Chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc xót nhận thấy cái thiếu hụt về ý chí chính trị, chẳng những nơi miền đất này mà còn nơi cả cộng đồng thế giới nữa trong việc hoạt động cho một cuộc ổn định êm đẹp. Bởi thế chúng tôi kêu gọi tất cả mọi vị lãnh đạo chính trị của chúng tôi hãy đáp ứng ước vọng hòa bình là những gì nhân dân ở Thánh Địa này sâu xa ấp ủ trong lòng.
2. “Chúng tôi lao nhọc và nỗ lực, vì chúng tôi đặt hết niềm hy vọng của mình nơi Vị Thiên Chúa hằng sống” (1Tim 4:10).
Chúng tôi đã chứng kiến thấy nhiều dấu hiệu hy vọng trong thời gian ngắn ngủi chúng tôi ở Thánh Địa. Trong số những dấu hiệu hy vọng này là lòng quảng đại đối với Giáo Hội hoàn vũ và những việc thể hiện tình đoàn kết của các Kitô hữu ở Do Thái cũng như ở các nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, hy vọng hơn hết là sức sống và việc dấn thân của chính Giáo Hội ở Thánh Địa, bao gồm cả các mối liên hệ huynh đệ giữa các vị lãnh đạo Kitô giáo.
Chúng tôi chúc mừng Hội Đồng Các Đấng Bản Quyền Công Giáo ở Thánh Địa, cùng với tất cả mọi Kitô hữu ở Thánh Địa hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo, về việc áp dụng một cách thành công Công Hội của mình, cũng như chúc mừng các tổ chức cứu trợ Công Giáo đã từng hoạt động rất vất vả để điều hợp những nỗ lực của mình và dồn nỗ lực của mình vào việc hỗ trợ tất cả mọi dân tộc ở Thánh Địa.
3. “Thánh Địa không cần đến những bức tường ngăn mà là những chiếc cầu nối!” theo lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngày 16/11/2003.
Chúng tôi đã thấy hậu quả tàn hại của bức tường đang được xây dựng ngang qua đất đai và nhà cửa của các cộng đồng Palestine. Việc này dường như trở thành một thứ kiến tạo vĩnh viễn, phân chia các gia đình, cô lập hóa vườn ruộng của họ cũng như hoàn cảnh sinh sống của họ, và phân cách các tổ chức tôn giáo. Chúng tôi đã có một kinh nghiệm về cái chán nản và nhục nhã phải chịu đựng mỗi ngày của những người Palestine ở những trạm kiểm soát, ngăn chặn không cho họ trợ cấp cho gia đình họ, đi đến bệnh viện, đi làm việc, đi học hành và đi thăm họ hàng.
Chúng tôi phàn nàn về sự kiện là, mặc dù đã có những cải tiến rõ ràng, có một số linh mục, chủng sinh, nữ tu, nam tu và giáo dân bị từ chối hay bị làm khó dễ trong việc xin giấy thông hành và phép cư ngụ để học hỏi và hoạt động ở Do Thái cũng như ở những phần đất của người Palestine. Những điều này tạo nên những thứ ngăn trở thật sự đối với khả năng của Giáo Hội trong việc thực hiện sứ mệnh phục vụ dân chúng ở Thánh Địa. Sự kiện này thật là đáng tiếc vì Nước Do Thái và Tòa Thánh vừa đánh dấu 10 năm ký kết Hiệp Ước Căn Bản.
Chúng tôi cũng quan tâm đến những thông báo thành văn do thẩm quyền Do Thái trao cho những người hành hương đến Thánh Địa, gây khó dễ cho việc họ viếng thăm những miền thuộc quyền kiểm soát của Thẩm Quyền Palestine, bao gồm nhiều Nơi Thánh của Kitô giáo.
4. “’Lạy Thày, Thày hiện đang ở đâu?’ ‘Hãy đến mà xem!’” (Jn 1:38-39).
Chúng tôi đã thấy được niềm hy vọng nơi việc tăng số tuy nhỏ nhưng đáng kể của những người hành hương đến những Nơi Thánh. Chúng tôi hy vọng rằng cuộc hành trình của chúng tôi sẽ là một gương mẫu và là thứ khích lệ cho Kitô hữu đồng đạo của mình trong việc đến mà xem nơi Chúa Giêsu Kitô đã sống. Việc hành trình và là một kẻ lữ hành là dấu hiệu của hy vọng và của tình đoàn kết đối với Kitô hữu ở Thánh Địa, là một nhắc nhở về sự hiện diện của Giáo Hội sống động này, Giáo Hội Mẹ, và là một chứng từ hòa bình hòa giải ở miền đất quá khổ đau vì xung khắc.
Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi tín đồ thân hữu hãy làm chứng cho chân lý của sứ điệp được ngỏ với Kitô hữu ở Thánh Địa trong những ngày này là “Anh chị em không lẻ loi một mình đâu!”
+ Brendan O'Brien
Archbishop of St John's Newfoundland and President, Canadian Bishops' Conference
+ Wilton D. Gregory
Bishop of Belleville and President, United States Conference of Catholic Bishops
+ Patrick Kelly
Archbishop of Liverpool and Vice President, Catholic Bishops' Conference of England & Wales (Delegate, Council of European Bishops' Conferences)
+ Bernard-Nicolas Aubertin
Bishop of Chartres, French Bishops' Conference
+ Lucien Daloz
Archbishop Emeritus of Besanẫon, French Bishops' Conference
+ Reinhard Marx
Bishop of Trier, German Bishops' Conference
+ Joan Enric Vives
Bishop of Urgell and co-Prince of Andorra, Spanish Bishops' Conference
+ William Kenney
Auxiliary Bishop of Stockholm, Scandinavian Bishops' Conference and
Commission of the Bishops' Conferences of the European Community (COMECE)
+ Pierre Bủrcher
Auxiliary Bishop of Lausanne, Swiss Bishops' Conference
+ Gregorio Rosa Chavez,
President, Caritas Latin America
Mgr Piergiuseppe Vachelli
Undersecretary, Italian Bishops' Conference