Cuộc Họp Thượng Đỉnh
kỷ niệm 60 Năm Liên Hiệp Quốc
kết thúc với một thành quả đáng tiếc
Cuộc họp thượng đỉnh mừng kỷ niệm 60 Năm thành lập Liên Hiệp Quốc này đã diễn ra ở Nữu Ước 3 ngày, từ Thứ Tư 14 đến Thứ Sáu 16/9/2005. Đây là cuộc họp đông nhất các nhà lãnh đạo quốc gia (tổng thống hay quốc vương) và chính phủ (thủ tướng), với tất cả 191 vị, đến từ 151 quốc gia trên thế giới thuộc phần tử của tổ chức quốc tế này.
Cuộc thượng nghị, vào lúc 10 giờ đêm Thứ Sáu 16/9, khi mà chỉ còn khoảng không còn một nửa tham dự viên, tân Chủ Tịch Tổng Hội Đồng là Jan Eliasson người Thụy Điển, đã lên tiếng xin lỗi các nhóm chờ được phát biểu một cách trễ muộn không còn đông đủ như trước.
Sau 3 ngày hội họp, ngoại trừ quốc gia duy nhất không phát biểu trước Tổng Hội Đồng là Syria, cuộc thượng nghị lịch sử này đã kết thúc với một bản văn kiện dài 35 trang, thôi thúc các chính phủ cố gắng đạt đến những mục tiêu của mình trong việc chống nghèo, và thiết lập một ủy ban trong việc giúp cho các quốc gia đi từ chiến tranh tới hòa bình.
Các vị lãnh đạo ca ngợi bản văn kiện ấy như là một bước đầu tiên tiến đến chỗ nhanh chóng cải tổ Liên Hiệp Quốc và giúp thành phần nghèo khổ trên thế giới. Thế nhưng, họ cũng thường lấy làm tiếc xót về những gì đã không được bàn đến, như vấn đề giải giới, vấn đề cải tổ Hội Đồng Bảo An LHQ, và những chi tiết cho một dự án thay thế Ủy Ban Nhân Quyền bị mất uy tín bằng một tân hội đồng nhân quyền.
Trong thời gian của cuộc thượng nghị này, hiếm thấy những cuộc giao tiếp giữa các quốc gia Ả Rập và Do Thái là quốc gia được ca ngợi về việc triệt thoái khỏi giải Gaza vừa rồi. Nhiều quốc gia đã ký một bản tân hiệp ước để ngăn ngừa nạn khủng bố nguyên tử.
Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush, hai năm trước đã đặt vấn đề giá trị và hiệu năng của LHQ, lại tỏ ra hết sức ủng hộ tổ chức này. Tuy nhiên, vị lãnh đạo Mỹ quốc này được ca ngợi vì đã thay đổi chủ trương trong vấn đề chống khủng bố, ở chỗ, trước đây ông chủ trương chống khủng bố bằng quân sự, như trường hợp ở A Phú Hãn và Iraq, nay cho rằng chính vì nghèo khổ, nên kêu gọi các vị lãnh đạo thế giới hãy hủy bỏ tất cả những thứ quan thuế và bao cấp để phát triển thịnh vượng và cơ hội cho các quốc gia đang gặp khó khăn.
Điều đáng tiếc là thay vì chấp thuận bản dự án hoàn toàn của ông Tổng Thư Ký LHQ Annan về việc giải quyết những thách đố của tân thiên kỷ, thì họ lại trình bày một văn kiện dài 35 trang, một bản văn kiện tiêu biểu cho một mẫu số chung đồng ý thấp nhất sau nhiều tháng thương luận. Thế nhưng, đại đa số các quốc gia đã chấp nhận bản văn kiện cuối cùng này, vì cho tới ngày áp cuộc thượng nghị, những vấn đề khác nhau vẫn còn khá sâu đậm đến nỗi không nắm chắc được là sẽ đi đến chỗ thỏa thuận với nhau.
Điểm chính yếu của cuộc thượng đỉnh này là thôi thúc việc áp dụng những mục tiêu của LHQ được thỏa thuận với nhau từ cuộc họp thượng đỉnh năm 2000, một mục tiêu nhắm đến chỗ giảm 50% tình trạng nghèo khổ trên thế giới vào năm 2015 là hạn chót, thế nhưng, nếu các vị lãnh đạo không gia tăng nỗ lực của mình thì mục tiêu giảm nghèo ấy sẽ phải kéo dài tới năm 2150, như vị trưởng ban Tổ Chức Lương Nông ở Rôma là Jacques Diouf nhận định.
Thật vậy, theo vị tổng thư ký của Caritas là Duncan MacLaren, người ký vào bản công báo của tổ chức này về cuộc thượng nghị của LHQ, đã cho biết nhận định như sau:
“Việc bất mãn này gần như không chất chứa nỗi sầu thương sâu xa. Chúng tôi tin rằng chúng ta đã bị mất đi một cơ hội rất may. Một số quốc gia, do Hiệp Chủng Quốc dẫn đầu, đã vận động thành công việc loại trừ việc bàn luận đến những mục tiêu ấy. Cho dù các mục tiêu giảm nghèo ngàn năm MDG của LHQ trong bản tuyên ngôn 35 trang – một văn kiện được long trọng công nhận vào hôm Thứ Sáu – Hiệp Chủng Quốc muốn loại trừ đi khỏi bản văn kiện này bất cứ một chi tiết nào về việc quyết tâm đặc biệt về tài chính từ các quốc gia phát triển…
“Chúng ta cống hiến một sứ điệp gì đây cho cả hằng triệu triệu người nghèo ở mọi nơi trên thế giới là những người đặt niềm hy vọng của mình vào cuộc thượng nghị này? Hậu quả sẽ xẩy ra như thế nào đây từ thái độ lờ mờ này đối với thành phần vô sản giờ đây lại lên tiếng trách móc đối với tình trạng bạo lực bùng nổ trong một thế giới bất cần?
“Các tổ chức Caritas Quốc Tế kêu gọi tất cả mọi tổ chức phần tử của mình hãy tiếp tục tranh đấu để ép buộc các chính quyền tôn trọng quyết tâm của họ trong việc thực hiện các mục tiêu ngàn năm. Tình trạng nghèo khổ là những gì bất khả chấp về nhân bản không còn có lý do tồn tại nữa – chúng ta cần phải tiến đến chỗ đi làm lịch sử cho vấn đề nghèo khổ này”.
Những tường trình được phổ biến trước cuộc thượng nghị 2005 của LHQ đã cho thấy những tiến bộ được thực hiện và những khó khăn vẫn còn được các quốc gia đang phát triển đối phó. Thật vậy, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc Về Thương Mại Và Phát Triển UNCTAD (U.N. Conference on Trade and Development) đã phổ biến bản tường trình của mình mang tựa đề “Vấn Đề Thương Mại và Phát Triển 2005”.
Về phương diện tích cực, nền kinh tế thế giới tăng gần 4% vào năm 2004, việc phát triển này thậm chí tăng tới 6.5% ở các quốc gia phát triển, nhất là ở Trung Hoa và Ấn Độ. Vào năm 2005, các quốc gia phát triển có thể phát triển từ 5 đến 5.5%.
Về phương diện tiêu cực, cho dù ở Trung Hoa và Ấn Độ, hai quốc gia có thể đạt được mục tiêu ngàn năm vào đúng hẹn năm 2015, vẫn còn xa vời với đích điểm của LHQ vào hạn chót 2015. Bản tường trình cho biết khả năng mua bán theo sản lượng năm 2003 ở Trung Hoa khoảng 10% so với Hiệp Chủng Quốc, ở Ấn Độ còn thấp hơn thế nữa.
Một quan tâm khác nữa, đó là vấn đề gia tăng giá dầu, vào giữa tháng 7 là 58 Mỹ kim 1 thùng, gấp đôi thời khoảng giữa năm 2002. Các quốc gia đang phảt triển bị ảnh hưởng bởi giá dầu tăng này nhất vì họ cần nó để sản xuất cùng một số lượng sản phẩm hơn là ở những quốc gia có nền kinh tế tân tiến.
Chương Trình Phát Triển của LHQ hôm 7/9/2005 đã phổ biến Bản Tường Trình 2005 Về Vấn Đề Phát Triển Con Người. Theo bản tường trình này thì mấy năm qua thực sự thế giới đã có tiến bộ, ở chỗ giảm nghèo và chú ý nhiều hơn nữa tới việc cải tiến tình trạng ở các quốc gia phát triển.
Từ năm 1990, sự sống ở các nước phát triển đã gia tăng 2 năm vừa rồi. Hiện nay có 3 triệu trẻ em ít chết hơn hằng năm và 30 triệu trẻ em được đến trường học nhiều hơn trước. Ngoài ra còn có trên 130 triệu người thoát khỏi cảnh cực bần cùng.
Tuy nhiên, bản tường trình còn cho biết: “Cứ mỗi một tiếng đồng hồ có trên 1.200 trẻ em bị chết … đa số là vì lý do bị nghèo khổ”.
Bản tường trình so sánh những tương phản giữa giầu nghèo như sau: “1/5 nhân loại đang sống ở các quốc gia nhiều người chỉ dám tiêu 2 Mỹ kim mỗi ngày cho một ly cà phê sữa. 1/5 khác sống còn với số tiền dưới 1 Mỹ kim mỗi ngày và sống ở các quốc gia trẻ em chết đi vì thiếu một cái màn ngủ chống muỗi”.
Mức viện trợ cũng được gia tăng 4% mỗi năm kể từ sau Hội Nghị Tiền Tệ Năm 2001 Về Vấn Đề Tài Chính và Phát Triển – 12 tỉ Mỹ kim; các quốc gia phát triển chỉ cống hiến .25% tổng sản lượng của mình vào việc viện trợ này.
Tuy
nhiên, bản tường trình này nhận định so sánh thêm rằng hằng năm cần 7 tỉ Mỹ kim
cho thập niên tới để cung cấp cho 2.6 tỉ người có được cơ hội hưởng dùng nước
sạch, một số tiền ít hơn là những người Âu Châu tiêu xài mua nước hoa, và ít hơn
số tiền những người Mỹ tiêu xài vào việc giải phẫu chỉnh trang theo ý thích. Số
tiền ấy sẽ cứu được 4 ngàn sinh mạng mỗi ngày.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu của CNN và Zenit ngày 17/9/2005