TÌNH HÌNH THẾ GIỚI 2003

 

Theo thông lệ hằng năm, thường vào tuần lễ thứ hai của tân niên, (năm 2002 vào ngày Thứ Hai mùng 10/1, năm 2003 vào ngày Thứ Hai 13/1/2003, và năm nay 2004 vào ngày Thứ Hai 12/1) Phái Đoàn Ngoại Giao Các Nước Tại Tòa Thánh đến chúc xuân ĐTC GPII, vị thủ lãnh của Quốc Đô Vatican, và được Ngài chúc lại. Như mọi năm, ĐTC đã cùng họ ôn lại tổng quan Tình Hình Thế Giới trong một năm qua, nhưng bao giờ Ngài cũng nêu lên nhận định của mình về tình hình thế giới này và kêu gọi cộng đồng thế giới cùng nhau xây dựng hòa bình theo tinh thần và chiều hướng của Sứ Điệp Hòa Bình đầu năm của Ngài.


Trọng kính Các Ngài,
Quí Tôn Vị Nữ Nam,

Tôi bao giờ cũng lấy làm vui được gặp gỡ quí vị vào lúc mở màn cho một tân niên nhân dịp chúc mừng nhau theo truyền thống này. Tôi đặc biệt cám ơn những lời chúc tốt đẹp được vị đại diện quí vị là Ngài Lãnh Sự Giovanni Galassi gửi đến Tôi. Tôi chân thành cám ơn những cảm mến cao quí của quí vị cũng như việc quí vị hằng ngày tha thiết quan tâm tới sinh hoạt của Tòa Thánh chúng tôi. Qua con người của quí vị, Tôi cảm thấy gần gũi với nhân dân mà quí vị là đại diện. Tất cả mọi người chắc chắn được hưởng lời nguyện cầu và lòng cảm mến của vì Giáo Hoàng này, người muốn mời gọi họ hãy liên kết khả năng và tài nguyên để cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình và thịnh vượng chung!

Cơ hội này cũng cho Tôi cơ hội thuận lợi để cùng quí vị nhìn thoáng qua thế giới đúng như nó đang được hình thành bởi những con người nam nữ của thời đại này.

Việc cử hành Lễ Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta về lòng nhân ái của Thiên Chúa đối với nhân loại, lòng nhân ái được biểu lộ nơi Đức Giêsu, và một lần nữa vẫn còn vang vọng một sứ điệp Bêlem vẫn mới mẻ là: “Bình an dưới thế cho người Chúa yêu!”.

Sứ điệp này một lần nữa được gửi đến chúng ta năm nay trong khi nhiều người tiếp tục phải trải qua các hậu quả của những cuộc tranh đấu võ trang, chịu đựng nghèo khổ, trở thành những nạn nhân của các thứ bất công xấu xa hay của những thứ dịch khó có thể chế ngự. Ngài lãnh Sự Galassi đã lập lại những điều này một cách chính xác như tất cả chúng ta đều nhận thấy như ông. Về phần mình, Tôi xin chia sẻ với quí vị bốn xác tín đã làm Tôi hết sức suy nghĩ và nguyện cầu trong dịp đầu năm 2004 này.

1. Hòa bình bị đe dọa hơn bao giờ hết

Hòa bình đã bị đổ vỡ vào những tháng gần đây bởi những biến cố xẩy ra ở Trung Đông, một miền đất, một lần nữa, lại hiện lên như là một miền đất của xung khắc và chiến loạn.

Nhiều việc làm được Tòa Thánh thực hiện để ngăn tránh cuộc xung đột đau thương đừng xẩy ra ở Iraq là những gì đã quá rõ. Vấn đề quan trọng hôm nay đó là vấn đề cộng đồng quốc tế giúp cho những người Iraq đã được thoát khỏi một chế độ đán áp họ, để họ có thể lại tiếp tục làm chủ xứ sở của mình, củng cố chủ quyền của họ, quyết định thể chế chính trị và kinh tế một cách dân chủ theo lòng họ mong ước, và để Iraq trở lại làm một phần tử có ưu thế trong cộng đồng quốc tế.

Việc thiếu nhất tâm nơi vấn đề của Do Thái và Palestine tiếp tục là một yếu tố thường xuyên bất ổn cho toàn vùng đất này, chưa kể đến những đau khổ khôn xiết giáng xuống trên nhân chúng Do Thái và Palestine. Tôi sẽ không thôi lập lại với các vị lãnh đạo hai quốc gia này là giải pháp võ lực, việc bên này sử dụng nạn khủng bố còn bên kia thì trả đũa, việc hạ nhục đối phương, việc tuyên truyền thù hận chẳng dẫn đi đến đâu cả. Chỉ khi nào biết tôn trọng những ước vọng hợp lý của nhau, khi nào ngồi lại thương thảo với nhau, và khi nào cộng đồng thế giới thực hiện việc dấn thân cụ thể mới có thể bắt đầu giải quyết được vấn đề. Một thứ hòa bình chân thực và bền vững không thể nào trở thành một thứ thuần quân bằng giữa các lực lượng trong cuộc; hoà bình trước hết là hoa trái của hành động luân lý và pháp lý.

Tôi có thể đề cập tới những căng thẳng và những cuộc xung đột khác, nhất là ở Phi Châu. Ảnh hưởng của các tình hình này trên dân chúng thật là thảm khốc. Hậu quả của bạo lực còn phải kể đến tình trạng bần cùng hóa và hư hoại hóa guồng máy cơ cấu, khiến cả quốc gia rơi vào tình trạng chán chường thất vọng. Người ta cũng phải nghĩ tới sự nguy hiểm vẫn còn gây ra do việc sản xuất và mua bán các thứ vũ khí, những thứ tiếp tục cung cấp cho những miền đang ở trong tình trạng nguy hiểm này.

Sáng nay, Tôi muốn đặc biệt kính nhớ đến ĐTGM Michael Courtney, vị khâm xứ tòa thánh ở Burundi mới bị sát hại. Như tất cả mọi vị khâm xứ cũng như tất cả mọi vị lãnh sự, ngài trước hết muốn phục vụ hòa bình và đối thoại. Tôi nghiêng mình trước việc ngài, vì thừa tác vụ giáo phẩm của mình cũng như vì việc ngoại giao của mình, đã can đảm và quan tâm nâng đỡ nhân dân Burundia theo đường lối của họ tiến tới hòa bình và tình huynh đệ tốt đẹp hơn. Cũng thế, Tôi nhớ tới Ông Sergio Viera de Mello, đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc ở Iraq bị sát hại trong một cuộc tấn công trong khi ông đang thi hành sứ vụ của mình. Tôi cũng nhớ tới tất cả mọi phần tử của phái đoàn ngoại giao, trong năm qua, đã bị thiệt mạng hay phải chịu khổ đau vì sứ vụ của họ.

Và làm sao người ta lại không đề cập tới nạn khủng bố quốc tế là những gì, trong khi gieo rắc sợ hãi, hận thù và cuồng tín, đang thất kính với tất cả những căn nguyên được nó tìm cách phục vụ? Tôi chỉ xin nói rằng hết mọi văn minh đích danh đều bao hàm việc dứt khoát loại trừ những dính dáng tới bạo lực. Đó là lý do Tôi muốn nói cùng cả một hội trường có những vị ngoại giao đoàn đây là chúng ta không thể nào khoanh tay chấp nhận một cách thụ động để cho bạo lực bắt hòa bình làm con tin được!

Vấn đề khẩn trương hơn bao giờ hết là hãy trở về với một thứ an ninh chung hiệu nghiệm hơn là thứ an ninh thuộc về vị thế và vai trò xứng hợp với Liên Hiệp Quốc. Hơn bao giờ hết cần phải học những bài học thuộc quá khứ xưa kia và mới đây. Tóm lại, một điều tỏ tường là chiến tranh không thể nào giải quyết được những thứ xung khắc giữa các dân tộc!

2.     Đức tin là quyền lực xây dựng hòa bình

Mặc dù nhân danh Giáo Hội Công Giáo Tôi sẽ lên tiếng nói ở đây, song Tôi biết rằng các anh chị em Kitô hữu khác cùng với tín đồ thuộc các tôn giáo khác cũng coi mình là những chứng nhân của một Vị Thiên Chúa của công lý và hòa bình.

Khi chúng ta tin rằng hết mọi con người đều nhận được từ Tạo Hóa một phẩm vị đặc thù, rằng mỗi một người trong chúng ta là chủ thể của những thứ quyền lợi và quyền tự do bất khả nhượng, rằng việc phục vụ người khác là lớn lên về nhân tính, và nhất là khi người ta cho mình là môn đệ của Đấng đã phán: ‘Cứ dấu này mà tất cả mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày, đó là các con yêu thương nhau’ (Jn 13:35), người ta mới có thể rõ ràng hiểu được cái chính yếu biểu hiện cho các cộng đồng tín hữu trong việc xây dựng một thế giới bình an thái hòa.

Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo cố gắng thực hiện tất cả những gương mẫu của mình về mối hiệp nhất và tính cách đại đồng, tất cả mọi chứng từ của nhiều vị thánh đã tỏ ra yêu thương kẻ thù của mình cũng như của nhiều con người nam nữ thuộc lãnh vực chính trị đã tìm thấy nơi Phúc Âm lòng can đảm để sống đức bác ái trong những cuộc xung khắc. Ở đâu hòa bình gặp thách đố ở đó Kitô hữu minh chứng bằng lời nói và việc làm rằng hoa bình là những gì khả dĩ. Đó là ý nghĩa về những cuộc can thiệp của Tòa Thánh vào những cuộc tranh luận quốc tế như quí vị đã quá biết.

3.     Tôn giáo trong xã hội: việc hiện hữu và đối thoại

Các cộng đồng tín hữu hiện hữu trong tất cả mọi xã hội như là một biểu hiện cho chiều kích tín ngưỡng của con người. Bởi thế, các tín hữu có lý để mong muốn được tham dự vào cuộc đối thoại trao đổi công cộng. Tiếc thay, dầu sao cũng phải công nhận là không phải bao giờ cũng xẩy ra như thế. Chúng ta là những nhân chứng, trong những thời gian gần đây, tại một số quốc gia ở Âu Châu, thấy có một thái độ có thể tác hại cho việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo cần phải có. Mặc dù cả thế giới đều đồng ý vấn đề tôn trọng cảm quan tôn giáo của cá nhân, vẫn không có vấn đề tôn trọng ở biến cố tôn giáo, tức là ở chiều kích xã hội của tôn giáo, khi người ta quên đi những quyết tâm đã tỏ ra chấp nhận theo chiều hướng của những gì bấy giờ được gọi là “Hội Nghị về Vấn Đề Hợp Tác và An Ninh ở Âu Châu”.

Vấn đề thường được nại vào nguyên tắc của chủ nghĩa trần thế là những gì tự nó hợp lý nếu được hiểu như một thứ phân biệt giữa cộng đồng chính trị với các tôn giáo (x Gaudium et Spes, 76). Thế nhưng, việc phân biệt này không có nghĩa là vô thức! Chủ nghĩa trần thế không phải là chủ nghĩa phi giáo hội! Nó chính là vấn đề quốc gia tôn trọng tất cả mọi niềm tin, bảo đảm việc tự do thờ phượng và tâm linh, tự do hoạt động văn hóa và bác ái của các cộng đồng tín hữu.

Trong một xã hội đa dạng thì chủ nghĩa trần thế là vấn đề đả thông giữa các truyền thống linh thiêng khác nhau với quốc gia dân tộc. Mối liên hệ giữa giáo hội và quốc gia có thể và phải giành chỗ cho việc trân trọng đối thoại trao đổi, một cuộc đối thoại trao đổi truyền đạt các kinh nghiệm cùng với các giá trị tốt đẹp cho tương lai của quốc gia. Cuộc đối thoại lành mạnh giữa quốc gia với các giáo hội – không phải là với các luồng tư tưởng mà là với các phần tử – chắc chắn sẽ thuận lợi cho việc phát triển toàn vẹn của con người cũng như cho tình trạngỉ hòa hợp của xã hội.

Cái khó khăn trong việc chấp nhận yếu tố tôn giáo nơi sinh hoạt quần chúng đã được chứng thực một cách điển hình nơi trường hợp tranh luận gần đây về các thứ căn gốc Kitô giáo của Âu Châu. Một số người đã đọc lại lịch sử qua lăng kính của những ý hệ hẹp hòi, quên đi những gì Kitô giáo đã đóng góp vào văn hóa cùng các cơ cấu của châu lục này: đó là phẩm vị con người, là quyền tự do, là cảm quan về toàn cầu, về học đường và đại học đường, về những hoạt động liên đới kết đoàn. Vấn đề là ở chỗ, ngoài các truyền thống tôn giáo khác, Âu Châu đã được thiết lập cùng một lúc với việc lục địa này được truyền bá phúc âm hóa. Theo đức công bằng, cũng cần phải nhắc lại là, mới ở vào khoảng thời gian ngắn trước đây, thành phần Kitô hữu, trong việc cổ võ tự do và các quyền lợi của con người, đã đóng góp vào việc biến đổi êm đẹp những chế độ độc tài cũng như vào việc vãn hồi nền dân chủ ở Trung Âu và Đông Âu.

4.     Tất cả mọi Kitô hữu đều có trách nhiệm đối với hòa bình và mối hiệp nhất gia đình nhân loại

Quí vị biết rằng việc dấn thân đại kết là một trong những gì được giáo triều của Tôi chú trọng. Thật vậy, Tôi tin rằng, nếu các Kitô hữu có thể thắng vượt những thứ chia rẽ của mình thì thế giới này sẽ trở thành đoàn kết hơn. Bởi thế, Tôi bao giờ cũng thích có những cuộc hội họp và những bản tuyên ngôn chung, vì Tôi thấy nơi mỗi một thứ này một điển hình và là một kích tố cho mối hiệp nhất của gia đình nhân loại.

Hỡi Kitô hữu, chúng ta có trách nhiệm đối với “Phúc Âm hòa bình” (Eph 6:15). Tất cả chúng ta có thể đóng góp một cách hữu hiệu vào việc tôn trọng sự sống, vào việc bảo toàn phẩm giá con người cùng với những quyền lợi bất khả nhượng của họ, vào việc bảo toàn đức công bằng xã hội cũng như vào việc bảo trì môi sinh. Hơn thế nữa, việc thực hành lối sống phúc âm khiến cho Kitô hữu có thể giúp đồng loại của mình chế ngự những thứ bản năng của họ, có thể bày tỏ những cử chỉ thông cảm và tha thứ, có thể cùng nhau đến giúp đỡ thánh phần túng thiếu. Thứ giá trị thiếu hụt, được trao cho quyền lực tác tạo hòa bình là những gì liên kết Kitô hữu, có thể ở ngay trong cộng đồng của họ, cũng như ở trong xã hội dân sự.

Tôi nói đến điều này không phải chỉ để nhắc nhở tất cả những ai kêu cầu Đức Kitô về nhu cầu khẩn trương cần phải dứt khoát thực hiện đường lối dẫn đến mối hiệp nhất theo ý của Đức Kitô, mà còn mong muốn các vị lãnh đạo thuộc các xã hội thấy được các nguồn gia sản Kitô giáo cùng với nguồn nhân lực đã sống gia sản này.

Về lãnh vực này, có thể trưng dẫn một thí dụ cụ thể, đó là việc giáo dục về hòa bình. Quí vị có thể nhận thấy những lời này đề tài của Sứ Điệp của Tôi cho ngày 1/1 năm nay. Theo ánh sáng của lý trí và đức tin, Giáo Hội nêu lên một thứ sư phạm về hòa bình để sửa soạn cho những thời điểm tốt đẹp hơn. Giáo Hội muốn cống hiến cho tất cả mọi người những thứ nghị lực thiêng liêng của mình, với lòng tin tưởng rằng “công bình cần phải được bác ái bổ khuyết” (đoạn số 10). Đây là những gì chúng tôi xin nêu lên cho tất cả mọi người thiện chí, vì “Kitô hữu chúng tôi cảm thấy, như là một đặc tính riêng của tôn giáo chúng tôi, nhiệm vụ cần phải đào luyện bản thân mình và người khác về hòa bình” (đoạn 3).

Đó là những ý tưởng Tôi muốn chia sẻ với quí vị Đấng Bậc, quí bà và quí ông, vào dịp đầu năm nay. Những tư tưởng ấy đã được thấu đáo trước máng cỏ, trước Chúa Giêsu là Đấng đã chia sẻ và yêu chuộng sự sống con người. Người tiếp tục là người đồng thời đối với mỗi một người trong chúng ta cũng như đối với mỗi một quốc gia được đại diện nơi đây. Tôi xin ký thác cho Thiên Chúa bằng lời nguyện cầu những dự án và việc thực hiện của họ, và Tôi xin cho quí vị, bản thân quí vị cùng với các người thân yêu của quí vị được hưởng muôn vàn phúc lành. Chúc quí vị một Tân Niên Phúc Hạnh!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 12/1/2004.
 

Nhận định của www.thoidiemmaria.net: Trong bài diễn từ đầu năm ngỏ với Phái Đoàn Ngoại Giao gần 200 quốc gia trên thế giới này, vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo Rôma đã nhấn mạnh đến 4 vấn đề chính yếu và quan trọng trong năm qua, đó là vấn đề Iraq liên quan đến Hoa Kỳ, vấn đề Thánh Địa giữa Do Thái và Palestine, vấn đề Khối Hiệp Nhất Âu Châu (một vấn đề Ngài đã đề cập đến từ bài Diễn Từ ngỏ với Phái Đoàn Ngoại Giáo năm ngoái cũng vào dịp đầu năm như thế này), và vấn đề Hiệp Nhất Kitô Giáo liên quan đến Hòa Bình Thế Giới.

Vấn đề Iraq liên quan đến Hoa Kỳ: Vấn đề quan trọng hôm nay đó là vấn đề cộng đồng quốc tế giúp cho những người Iraq đã được thoát khỏi một chế độ đán áp họ, để họ có thể lại tiếp tục làm chủ xứ sở của mình, củng cố chủ quyền của họ, quyết định thể chế chính trị và kinh tế một cách dân chủ theo lòng họ mong ước, và để Iraq trở lại làm một phần tử có ưu thế trong cộng đồng quốc tế”.

Phải chăng qua câu nói này ĐTC có ý nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần phải rút lui khỏi Iraq để cho họ làm chủ xứ sở của họ bằng việc nắm chủ quyền của họ và quyết định một cách dân chủ về thể chế chính trị và kinh tế của họ?

Vấn đề Thánh Địa giữa Do Thái và Palestine: “Việc thiếu quyết tâm nơi vấn đề của Do Thái và Palestine tiếp tục là một yếu tố thường xuyên gây bất ổn cho toàn vùng đất này, chưa kể đến những đau khổ khôn xiết giáng xuống trên nhân chúng Do Thái và Palestine. Tôi sẽ không thôi lập lại với các vị lãnh đạo hai quốc gia này là giải pháp võ lực, việc bên này sử dụng nạn khủng bố còn bên kia thì trả đũa, việc hạ nhục đối phương, việc tuyên truyền thù hận chẳng dẫn đi đến đâu cả. Chỉ khi nào biết tôn trọng những ước vọng hợp lý của nhau, khi nào ngồi lại thương thảo với nhau, và khi nào cộng đồng thế giới thực hiện việc dấn thân cụ thể mới có thể bắt đầu giải quyết được vấn đề. Một thứ hòa bình chân thực và bền vững không thể nào trở thành một thứ thuần quân bằng giữa các lực lượng trong cuộc; hoà bình trước hết là hoa trái của hành động luân lý và pháp lý”.

Ở đây ĐTC nhận định lý do tại sao hai phe Do Thái và Palestine vẫn chưa thể nào và không thể nào giải quyết được tình trạng xung khắc và xung đột trường kỳ với nhau, là vì họ “thiếu quyết tâm”. Bởi thế, ĐTC đề nghị riêng họ hãy tôn trọng ước vọng hợp lý của nhau bằng việc ngồi lại thương thảo với nhau, thay vì hành động khúng bố tấn công và tấn công khủng bố nhau, và chung cộng đồng thế giới cũng phải thực hiện những dấn thân cụ thể để giúp họ nữa mới được. Theo Ngài, “hoà bình trước hết là hoa trái của hành động luân lý và pháp lý”, chứ không phải ở tại tình trạng lực lượng quân sự giữa đôi bên trong cuộc.

Vấn đề Khối Hiệp Nhất Âu Châu:Cái khó khăn trong việc chấp nhận yếu tố tôn giáo nơi sinh hoạt quần chúng đã được chứng thực một cách điển hình nơi trường hợp tranh luận gần đây về các thứ căn gốc Kitô giáo của Âu Châu. Một số người đã đọc lại lịch sử qua lăng kính của những ý hệ hẹp hòi, quên đi những gì Kitô giáo đã đóng góp vào văn hóa cùng các cơ cấu của châu lục này: đó là phẩm vị con người, là quyền tự do, là cảm quan về toàn cầu, về học đường và đại học đường, về những hoạt động liên đới kết đoàn. Vấn đề là ở chỗ, ngoài các truyền thống tôn giáo khác, Âu Châu đã được thiết lập cùng một lúc với việc lục địa này được truyền bá phúc âm hóa. Theo đức công bằng, cũng cần phải nhắc lại là, mới ở vào khoảng thời gian ngắn trước đây, thành phần Kitô hữu, trong việc cổ võ tự do và các quyền lợi của con người, đã đóng góp vào việc biến đổi êm đẹp những chế độ độc tài cũng như vào việc vãn hồi nền dân chủ ở Trung Âu và Đông Âu”.

Cũng như trong bài diễn từ năm ngoái trong dịp đầu năm như thế này với Phái Đoàn Ngoại Giao liên hệ với Tòa Thánh, ĐTC đã cương quyết giữ vững lập trường của mình về tình trạng Âu Châu hầu như muốn phủ nhận căn gốc Kitô giáo làm nên văn hóa và thể chế của mình. Trong bài diễn từ năm nay, Ngài đã nêu lên lý do tại sao Khối Hiệp Nhất Âu Châu nói chung (nhất là Pháp nói riêng, trưởng nữ của Giáo Hội) đã viện dẫn để nhất định không chịu chấp nhận căn gốc Kitô giáo của mình, đó là vì họ chủ trương thực hiện chủ nghĩa trần tyhế, phân biệt thần quyền ra khỏi thế quyền. Tuy nhiên, Ngài đã nhận định và phân tích chủ nghĩa trần thế của họ như sau:

Vấn đề thường được nại vào nguyên tắc của chủ nghĩa trần thế là những gì tự nó hợp lý nếu được hiểu như một thứ phân biệt giữa cộng đồng chính trị với các tôn giáo (x Gaudium et Spes, 76). Thế nhưng, việc phân biệt này không có nghĩa là vô thức! Chủ nghĩa trần thế không phải là chủ nghĩa phi giáo hội! Nó chính là vấn đề quốc gia tôn trọng tất cả mọi niềm tin, bảo đảm việc tự do thờ phượng và tâm linh, tự do hoạt động văn hóa và bác ái của các cộng đồng tín hữu. Trong một xã hội đa dạng thì chủ nghĩa trần thế là vấn đề đả thông giữa các truyền thống linh thiêng khác nhau với quốc gia dân tộc. Mối liên hệ giữa giáo hội và quốc gia có thể và phải giành chỗ cho việc trân trọng đối thoại trao đổi, một cuộc đối thoại trao đổi truyền đạt các kinh nghiệm cùng với các giá trị tốt đẹp cho tương lai của quốc gia. Cuộc đối thoại lành mạnh giữa quốc gia với các giáo hội – không phải là với các luồng tư tưởng mà là với các phần tử – chắc chắn sẽ thuận lợi cho việc phát triển toàn vẹn của con người cũng như cho tình trạng hòa hợp của xã hội”.

Vấn đề Hiệp Nhất Kitô Giáo liên quan đến Hòa Bình Thế Giới:Hỡi Kitô hữu, chúng ta có trách nhiệm đối với ‘Phúc Âm hòa bình’ (Eph 6:15). Tất cả chúng ta có thể đóng góp một cách hữu hiệu vào việc tôn trọng sự sống, vào việc bảo toàn phẩm giá con người cùng với những quyền lợi bất khả nhượng của họ, vào việc bảo toàn đức công bằng xã hội cũng như vào việc bảo trì môi sinh. Hơn thế nữa, việc thực hành lối sống phúc âm khiến cho Kitô hữu có thể giúp đồng loại của mình chế ngự những thứ bản năng của họ, có thể bày tỏ những cử chỉ thông cảm và tha thứ, có thể cùng nhau đến giúp đỡ thánh phần túng thiếu. Thứ giá trị thiếu hụt, được trao cho quyền lực tác tạo hòa bình là những gì liên kết Kitô hữu, có thể ở ngay trong cộng đồng của họ, cũng như ở trong xã hội dân sự”.

Đây là lần đầu tiên trong các bài diễn từ ngỏ với Phái Đoàn Ngoại Giáo thế giới với Tòa Thánh ĐTC đã nhấn mạnh đến vai trò của Kitô hữu trong sứ vụ xây dựng hòa bình thế giới. Đó là lý do Ngài đã hết sức chú trọng đến tình trạng hiệp nhất Kitô giáo trong giáo triều của Ngài. Thật vậy, nếu “các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14) thì thế gian tăm tối là vì thiếu ánh sáng thế gian, thiếu gương sáng của Kitô hữu. Chủ trương này của Ngài đã được Ngài nói rõ với giới trẻ Bulgaria chiều Chúa Nhật 26/5/2002 là “Quí bạn trẻ thân mến, quí bạn đừng bao giờ quên rằng một khi đấu bột không dậy men, thì không phải là do lỗi của đấu bột mà là của men. Khi ngôi nhà bị tối tăm tức là ánh sáng đã bị tắt mất. Thế nên, ‘các con hãy chiếu sáng trước mắt con người để họ nhìn thấy các việc lành của các con mà tôn vinh Cha các con trên trời’ (Mt 5:16)” (đoạn 6). Đó là lý do, Ngài đã thẳng thắn tuyên bố với cả thế giới được đại diện bởi Phái Đoàn Ngoại Giao với Tòa Thánh là:

Thật vậy, Tôi tin rằng, nếu các Kitô hữu có thể thắng vượt những thứ chia rẽ của mình thì thế giới này sẽ trở thành đoàn kết hơn”.

 

www.tinmungsusong.org (số 175 - 18/1/2004) Áp Dụng Sống Ðạo

Trong bài diễn từ đầu năm ngỏ với Phái Đoàn Ngoại Giao gần 200 quốc gia trên thế giới này, vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo Rôma đã nhấn mạnh đến 4 vấn đề chính yếu và quan trọng trong năm qua, đó là vấn đề Iraq liên quan đến Hoa Kỳ, vấn đề Thánh Địa giữa Do Thái và Palestine, vấn đề Khối Hiệp Nhất Âu Châu (một vấn đề Ngài đã đề cập đến từ bài Diễn Từ ngỏ với Phái Đoàn Ngoại Giáo năm ngoái cũng vào dịp đầu năm như thế này), và vấn đề Hiệp Nhất Kitô Giáo liên quan đến Hòa Bình Thế Giới. Tuy đây là một bài diễn từ với thành phần chính trị, nhưng Đức Thánh Cha, với tư cách là vị lãnh đạo tinh thần của một Vương Quốc tuy ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian này đã khéo léo đem vùi chút men luân lý Phúc Âm vào đống bột chính trị ngoại giao này. Bởi vì, con người sống không nguyên bởi bánh kinh tế, chính trị và xã hội mà còn sống bởi những gì phát xuất từ miệng lưỡi thần linh là mạc khải, đức tin và luân thường đạo lý nữa.

Đó là lý do chúng ta thấy trong bài diễn từ đầu năm với phái đoàn ngoại giao gần 200 quốc gia với Tòa Thánh Vatican hay với Giáo Hội Công Giáo Rôma, Đức Thánh Cha của chúng ta đã nhắc đến một số nguyên tắc luân lý và sống đạo mà con người nói chung và Kitô hữu nói riêng cần phải ý thức và áp dụng thực hành mới đúng như ý muốn của Thiên Chúa, tức mới “Vinh danh Thiên Chúa trên trời”, để rồi từ đó mới gặt hái được thành quả là “Bình an dưới thế cho người Chúa thương”. Đọc kỹ bài diễn từ này, chúng ta thấy có hai điểm sống đạo liên quan riêng tới Kitô hữu, đó là vấn đề quí chuộng căn gốc Kitô giáo của mình và vấn đề hiệp nhất Kitô giáo để xây dựng gia đình nhân loại.

Trước hết, về vấn đề quí chuộng căn gốc Kitô giáo của mình, ĐTC đã nhận định như thế này:

Cái khó khăn trong việc chấp nhận yếu tố tôn giáo nơi sinh hoạt quần chúng đã được chứng thực một cách điển hình nơi trường hợp tranh luận gần đây về các thứ căn gốc Kitô giáo của Âu Châu. Một số người đã đọc lại lịch sử qua lăng kính của những ý hệ hẹp hòi, quên đi những gì Kitô giáo đã đóng góp vào văn hóa cùng các cơ cấu của châu lục này: đó là phẩm vị con người, là quyền tự do, là cảm quan về toàn cầu, về học đường và đại học đường, về những hoạt động liên đới kết đoàn. Vấn đề là ở chỗ, ngoài các truyền thống tôn giáo khác, Âu Châu đã được thiết lập cùng một lúc với việc lục địa này được truyền bá phúc âm hóa. Theo đức công bằng, cũng cần phải nhắc lại là, mới ở vào khoảng thời gian ngắn trước đây, thành phần Kitô hữu, trong việc cổ võ tự do và các quyền lợi của con người, đã đóng góp vào việc biến đổi êm đẹp những chế độ độc tài cũng như vào việc vãn hồi nền dân chủ ở Trung Âu và Đông Âu”.

Trong bài diễn từ năm nay, Ngài đã nêu lên lý do tại sao Khối Hiệp Nhất Âu Châu nói chung (nhất là Pháp nói riêng, trưởng nữ của Giáo Hội) đã viện dẫn để nhất định không chịu chấp nhận căn gốc Kitô giáo của mình, đó là vì họ chủ trương thực hiện chủ nghĩa trần thế, phân biệt thần quyền ra khỏi thế quyền. Tuy nhiên, Ngài đã nhận định và phân tích chủ nghĩa trần thế của họ như sau:

Vấn đề thường được nại vào nguyên tắc của chủ nghĩa trần thế là những gì tự nó hợp lý nếu được hiểu như một thứ phân biệt giữa cộng đồng chính trị với các tôn giáo (x Gaudium et Spes, 76). Thế nhưng, việc phân biệt này không có nghĩa là vô thức! Chủ nghĩa trần thế không phải là chủ nghĩa phi giáo hội! Nó chính là vấn đề quốc gia tôn trọng tất cả mọi niềm tin, bảo đảm việc tự do thờ phượng và tâm linh, tự do hoạt động văn hóa và bác ái của các cộng đồng tín hữu. Trong một xã hội đa dạng thì chủ nghĩa trần thế là vấn đề đả thông giữa các truyền thống linh thiêng khác nhau với quốc gia dân tộc. Mối liên hệ giữa giáo hội và quốc gia có thể và phải giành chỗ cho việc trân trọng đối thoại trao đổi, một cuộc đối thoại trao đổi truyền đạt các kinh nghiệm cùng với các giá trị tốt đẹp cho tương lai của quốc gia. Cuộc đối thoại lành mạnh giữa quốc gia với các giáo hội – không phải là với các luồng tư tưởng mà là với các phần tử – chắc chắn sẽ thuận lợi cho việc phát triển toàn vẹn của con người cũng như cho tình trạng hòa hợp của xã hội”.

Tóm lại, về vấn đề quí chuộng căn gốc Kitô giáo của mình, chúng ta thấy là một vấn đề rất quan trọng. Chính vì đa số Kitô hữu Âu Châu đã phủ nhận hay ơ hờ với gia sản Kitô giáo cao quí làm nên văn minh Âu Châu nói riêng và qua Âu Châu làm nên văn minh thế giới hiện nay nói chung, mà tự họ đã đi đến chỗ quay cuồng với nền văn hóa sự chết, đã gieo rắc nền văn hóa sự chết này khắp thế giới, như họ đã truyền bá phúc âm hóa văn hóa sự sống xưa kia khắp thế giới vậy. Giờ đây, thực tế cho thấy, ví mất gốc, họ đã đi đến chỗ, như cha Trần Văn Khoa cho biết trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi hôm 30/11/2003, là trong giáo xứ có 2500 giáo dân của cha chỉ có 50 người đi dự lễ Chúa Nhật hằng tuần nếu trời yên mây tạnh, bằng không con số này sẽ thụt xuống còn 30. Một lần nữa, chúng ta hãy cầu nguyện cho anh chị em Kitô hữu Công Giáo của chúng ta ở Âu Châu để cùng nhau chúng ta biết quí chuộng và sống căn gốc Kitô giáo của mình. Bởi vì, chỉ có Chúa Kitô và Phúc Âm của Người mới có thể cứu thế giới mà thôi.

Sang vấn đề thứ hai, vấn đề hiệp nhất Kitô giáo để xây dựng gia đình nhân loại, ĐTC đã kêu gọi như sau:

Hỡi Kitô hữu, chúng ta có trách nhiệm đối với ‘Phúc Âm hòa bình’ (Eph 6:15). Tất cả chúng ta có thể đóng góp một cách hữu hiệu vào việc tôn trọng sự sống, vào việc bảo toàn phẩm giá con người cùng với những quyền lợi bất khả nhượng của họ, vào việc bảo toàn đức công bằng xã hội cũng như vào việc bảo trì môi sinh. Hơn thế nữa, việc thực hành lối sống phúc âm khiến cho Kitô hữu có thể giúp đồng loại của mình chế ngự những thứ bản năng của họ, có thể bày tỏ những cử chỉ thông cảm và tha thứ, có thể cùng nhau đến giúp đỡ thánh phần túng thiếu. Thứ giá trị thiếu hụt, (ở đây ĐTC có ý nói đến tình trạng thiếu hụt tinh thần đoàn kết nơi Kitô hữu) được trao cho quyền lực tác tạo hòa bình là những gì liên kết Kitô hữu, có thể ở ngay trong cộng đồng của họ, cũng như ở trong xã hội dân sự”.

Đây là lần đầu tiên trong các bài diễn từ ngỏ với Phái Đoàn Ngoại Giáo thế giới với Tòa Thánh ĐTC đã nhấn mạnh đến vai trò của Kitô hữu trong sứ vụ xây dựng hòa bình thế giới một cách minh nhiên và thật là mãnh liệt. Đó là lý do Ngài đã hết sức chú trọng đến tình trạng hiệp nhất Kitô giáo trong giáo triều của Ngài. Thật vậy, nếu “các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14) thì thế gian tăm tối là vì thiếu ánh sáng thế gian, thiếu gương sáng của Kitô hữu. Chủ trương này của Ngài đã được Ngài nói rõ với giới trẻ Bulgaria chiều Chúa Nhật 26/5/2002 là “Quí bạn trẻ thân mến, quí bạn đừng bao giờ quên rằng một khi đấu bột không dậy men, thì không phải là do lỗi của đấu bột mà là của men. Khi ngôi nhà bị tối tăm tức là ánh sáng đã bị tắt mất. Thế nên, ‘các con hãy chiếu sáng trước mắt con người để họ nhìn thấy các việc lành của các con mà tôn vinh Cha các con trên trời’ (Mt 5:16)” (đoạn 6). Đó là lý do, Ngài đã thẳng thắn tuyên bố với cả thế giới được đại diện bởi Phái Đoàn Ngoại Giao với Tòa Thánh là:

Thật vậy, Tôi tin rằng, nếu các Kitô hữu có thể thắng vượt những thứ chia rẽ của mình thì thế giới này sẽ trở thành đoàn kết hơn”.

 

Chúng ta có chấp nhận được điều ĐTC xác tín và tuyên bố như thế hay chăng? Nếu không, tại sao chúng ta không thử xem có đúng không, bằng cách không tỏ ra những đố kị hay phát biểu những lời phê bình chỉ trích anh chị em Kitô hữu của mình, trái lại, hãy đoàn kết với nhau để phục vụ công ích xã hội. Nếu chúng ta công nhận điều ĐTC xác tín và tuyên bố là đúng, thì chúng ta đã thực sự hiệp nhất với anh chị em Kitô hữu của mình hay chưa? Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chúng ta đã có tinh thần hiệp nhất Kitô giáo đó là chúng ta đoàn kết yêu thương nhau trong chính cộng đồng hay cộng đoàn Công giáo của mình.