TÌNH HÌNH THẾ GIỚI 2006

 

 

 

“Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Phái Đoàn Ngoại Giao của Quốc Đô Vatican ngày 8/1/2007

 

Thưa Quí Vị Lãnh Sự,

Quí Vị Nữ Nam,

 

Hôm nay tôi hân hoan đón tiếp quí vị ở nơi đây để thực hiện nghi thức truyền thống trao đổi lời chào chúc  đầu năm. Mặc dù nó là một biến cố hằng năm nhưng nó vẫn không phải là những gì thuần nghi thức; trái lại, nó là một cơ hội để củng cố niềm hy vọng của chúng ta và để kiên cường việc quyết tâm của chúng ta trong việc phục vụ hòa bình cũng như việc phát triển cho cá nhân con người cùng các dân tộc.

 

Trước hết tôi xin cám ơn Ông Lãnh Sự Trưởng Đoàn Giovanni Galassi về những lời lẽ tốt đẹp ngỏ cùng tôi thay cho quí vị. Tôi cũng xin gửi lời chào đặc biệt tới các vị Lãnh Sự hiện diện lần đầu tiên trong cuộc gặp gỡ này. Tôi xin gửi lời chúc thân ái tốt đẹp nhất đến tất cả quí vị và hứa cầu nguyện cho quí vị để năm 2007 sẽ là năm mang lại hạnh phúc và bình an cho quí vị và gia đình quí vị, cho nhân viên của quí vị và cho tất cả mọi dân nước cùng thành phần lãnh đạo của họ.

 

Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết.

 

“Các vấn đề quan tâm”

 

Trong số những vấn đề chính yếu, làm sao chúng ta lại không nghĩ tới hằng bao nhiêu triệu người, nhất là nữ giới và trẻ em, đang thiếu nước nôi, lương thực, hay nơi cư trú chứ? Cái ô nhục của tình trạng đói khổ càng ngày càng tệ hơn là những gì bất khả chấp trong một thế giới có những nguồn lợi, kiến thức và phương tiện sẵn trong tay để có thể chấm dứt nó. Nó thôi thúc chúng ta hãy thay đổi lối sống của mình, nó nhắc nhở chúng ta về nhu cầu khẩn trương trong việc loại trừ đi những căn nguyên cấu kết gây ra việc lệch lạc trong lãnh vực kinh tế toàn cầu, và chỉnh đốn lại những kiểu mẫu tăng trưởng dường như không có khả năng bảo đảm được vấn đề tôn trọng môi trường cùng với vấn đề phát triển nhân bản trọn vẹn, cả hiện nay lẫn mai này. Một lần nữa, tôi mời gọi các vị lãnh đạo các quốc gia giầu thịnh nhất hãy thực hiện những bước tiến cần thiết để bảo đảm là các quốc gia nghèo khổ, thường lại là những nơi dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể gặt hái được lợi ích từ hoa trái của những sản vật thực sự thuộc về họ. Theo chiều hướng ấy, việc trì trệ thi hành những quyết tâm được cộng đồng quốc tế đồng lòng trong mấy năm gần đây là một nguyên do quan tâm khác. Bởi vậy mới cần phải hy vọng rằng những gì được thương thảo về mậu dịch ở ‘Bàn Tròn Phát Triển Doha’ của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới sẽ được tái diễn, và tiến trình hủy nợ cùng giảm nợ cho các quốc gia bần cùng nhất sẽ được tiếp tục và tăng tốc. Đồng thời, những tiến trình này cũng không được đặt điều kiện đòi phải điều chỉnh về cơ cấu kẻo gây thiệt hại cho thành phần dân chúng yếu kém nhất.

 

Cũng thế, trong lãnh vực giải giới, những triệu chứng của một thứ khủng hoảng tràn lan đang gia tăng, liên quan tới những khó khăn trong các cuộc thương thuyết về những thứ khí giới qui ước cũng như các loại vũ khí đại công phá, và liên quan cả tới việc gia tăng chi phí quân sự toàn cầu nữa. Cần phải có một nhãn quan toàn cầu và nhìn xa trông rộng đối với các vấn đề an ninh – đang được tăng bội bởi nạn khủng bố, một nạn cần phải hoàn toàn lên án. 

 

Đối với những cuộc khủng hoảng về nhân đạo, chúng ta cần phải nhận định rằng các tổ chức đương đầu với những cuộc khủng hoảng ấy cần phải được nâng đỡ ủng hộ nhiều hơn nữa, nhờ đó họ có thể được trang bị để thực hiện việc bảo vệ và trợ giúp cho thành phần nạn nhân. Một quan tâm khác cũng đang lù lù hiện lên bao rộng hơn bao giờ hết đó là mối quan tâm về việc con người di chuyển, ở chỗ, hằng bao nhiêu triệu con người nam nữ cảm thấy bị bắt buộc phải rời bỏ nhà cửa hay mảnh đất quê hương của mình vì bạo lực  hay để tìm kiếm những điều kiện sống xư ng với nhân phẩm hơn. Thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng có thể dùng võ lực để ngăn chặn hay kiểm soát việc di dân. Việc di dân và các vấn đề gây ra việc di dân là những gì cần phải được giải quyết một cách nhân đạo, theo công lý và lòng cảm thương.

 

Ngoài ra, làm sao chúng ta lại không cảm thấy như được báo động trước các cuộc tấn công sự sống chứ, từ lúc nó được thụ thai cho tới lúc nó tự nhiên  qua đi? Những cuộc tấn công như thế thậm chí không buông tha cả những miền đất có một nền văn hóa truyền thống vốn tỏ ra tôn trọng sự sống, chẳng hạn như Phi Châu, nơi đang có nỗ lực tầm thường hóa vấn đề phá thai một cách gian manh, cả qua Nghị Định Thư Maputo và qua Dự Án Tác Hành được Các Vị Bộ Trưởng Y Tế thuộc Khối Hiệp Nhất Phi Châu chấp nhận – sau đó ít lâu được trình cho Thượng Nghị Các Vị Lãnh Đạo Quốc Gia và Lãnh Đạo Chính Quyền. Cũng thế, cũng đang có những mối đe dọa gia tăng đối với việc phối hợp tự nhiên của gia đình được căn cứ vào hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, cũng như đang có những nỗ lực muốn tương đối hóa nó bằng việc làm cho nó ở vào cùng một vị thế như những hình thức kết hợp khác hoàn toàn dị biệt. Tất cả những điều ấy là những gì vi phạm và giúp vào việc làm lung lay gia đình bằng việc vuì dập đi bản chất chuyên biệt của nó và vai trò xã hội đặc thù của nó. Những hình thức khác tấn công sự sống đôi khi được thực hiện nhân danh việc nghiên cứu khoa học. Đang gia tăng một nhận thức cho rằng việc nghiên cứu chỉ tùy thuộc vào các thứ luật tùy nó chọn cho mình, và nó chỉ bị giới hạn bởi khả năng riêng của nó mà thôi. Đó là trường hợp, chẳng hạn như trong những nỗ lực muốn hợp thức hóa việc tạo sinh sao bản con người vì các mục đích được cho có tính cách trị liệu. 

 

“Những Yếu Tố Tích Cực”

 

Việc tổng quan ôn lại các vấn đề cần quan tâm này không được phân tâm chúng ta khỏi những yếu tố tích cực đánh dấu thời đại tân tiến này. Tôi cần phải đề cập đến trước hết là việc gia tăng ý thức về tầm quan trọng của vấn đề đối thoại giữa các nền văn hóa và giữa các tôn giáo. Đây là một nhu cầu sống còn, đặc biệt là trước những thách đố tất cả chúng ta đang phải đương đầu đối diện liên quan tới gia đình và xã hội. Ngoài ra, tôi muốn chú trọng tới nhiều khởi động trong lãnh vực này nhắm mục đích xây dựng những nền tảng chung cho việc chung sống hợp hòa.

 

Cũng thật là hợp thời đúng lúc để nhận thấy có một ý thức đang gia tăng nơi cộng đồng thế giới về những thách đồ khổng lồ trong thời đại của chún g ta, và những nỗ lực được thực hiện để biến đổi ý thức này thành hành động cụ thể. Trong nội bộ Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, Hội Đồng Nhân Quyền được thiết lập năm ngoái, hy vọng rằng cơ quan này sẽ tập trung hoạt động của mình v ào việc bênh vực và cổ võ các quyền  lợi căn bản của con người, nhất là quyền sống và quyền tự do tôn giáo. Nói đến Liên Hiệp Quốc, tôi cảm thấy cần phải tri ân cảm tạ nhắc tới Ông Kofi Annan về công việc thành đạt trong thời gian giữ vai trò làm Tổng Thư Ký của ông. Tôi cũng xin gửi lời chúc  tốt đẹp nhất tới vị thừa kế ông là Ban Ki-moon, vị mới đây đã đảm nhận trách vụ mới của mình.  

 

Trong lãnh vực phát triển, có những khởi động khác nhau đã được thực hiện, những việc được Tòa Thánh không thôi tiếp tục ủng hộ nâng đỡ, đồng thời lập lại rằng những dự phóng ấy không phải là những gì thay thế cho việc quyết tâm của các quốc gia phát triển trong việc cống hiến .7% tổng sản lượng quốc gia của mình cho vấn đề cứu trợ quốc tế. Một yếu tố quan trọng khác trong cuộc tranh đấu tổng hợp để loại trừ nghèo khổ, ngoài vấn đề cứu trợ – một vấn đề người ta chỉ có thể hy vọng là sẽ gia tăng – đó là vấn đề ý thức hơn nữa về nhu cầu cần phải chiến đấu với tình trạng băng hoại và cổ võ việc quan trị tốt đep. Chúng ta cũng cần phải phấn khích và tiếp tục thực hiện những nỗ lực từng được thực hiện trong việc bảo đảm các thứ nhân quyền cho cá nhân con người cũng như cho các dân tộc, để bảo vệ một cách hữu hiệu hơn các thành phần dân sự.

 

“Tình hình chính trị” ở Phi Châu

 

Về vấn đề tình hình chính trị ở các châu lục khác nhau, chúng ta lại càng thấy lý do cần phải quan tâm hơn cùng với những lý do hy vọng. Thoạt tiên chúng ta nhận thấy rằng hòa bình là những gì thường mỏng dòn và thậm chí còn bị châm biếm mỉa mai khinh thường nữa. Chúng ta không thể quên được Phi Châu. Thảm cảnh Dafur vẫn tiếp diễn và đang lan tới các vùng biên giới của Chad và Cộng Hòa Trung Phi. Cộng đồng thế giới đã dường như cảm thấy bất lực cả gần 4 năm nay, bất chấp những khởi động nhằm mục đích giải vây cho các thành phần dân chúng đang gặp khốn khổ và đạt tới một giải pháp về chính trị. Chỉ có thực hiện việc chủ động hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc, Khối Hiệp Nhất Phi Châu, các chính quyền và những đảng phái quan tâm mới làm cho những phương pháp ấy đạt được thành quả mà thôi. Tôi mời tất cả những ai trong cuộc hãy cương quyết hành động: chúng ta không thể chấp nhận có quá nhiều người vô tội tiếp tục chịu khổ và chết đi như thế.

 

Tình hình tại Horn ở Phi Châu gần đây đã trở nên trầm trọng hơn, với những hận thù lại tái diễn cùng với việc quốc tế hóa cuộc xung đột này. Trong khi kêu gọi tất cả mọi phía hãy bỏ khí giới xuống và hãy tiến đến chỗ thương thảo với nhau, tôi cần phải gợi nhớ đến Nữ Tu Leonella Sgorbati, người đã cuộc đời của mình để phục vụ thành phần bất hạnh nhất, và đã nguyện cầu xin ơn tha thứ cho những kẻ sát hại mình. Chớ gì gương sáng của nữ tu và chứng từ của vị nữ tu này tác động tất cả những ai thực sự tìm kiếm sự thiện cho Samalia. Đối với Uganda, chúng ta cần phải nguyện cầu cho việc tiến bộ nơi các cuộc thương thảo giữa các phe phái, để mau chóng tiến đến chỗ kết thúc cuộc xung đột dã man tàn bạo đã từng thậm chí chứng kiến thấy nhiều trẻ em bị ghi danh và buộc phải làm lính. Điều này cũng sẽ giúp cho nhiều người phân tán c ó thể trở về nhà và sống lại cuộc đời xứng đáng. Việc đóng góp của các vị lãnh đạo tôn giáo và việc bổ nhiệm mới đây một Đại Diện của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là những gì cho thấy trước tốt đẹp. Tôi xin lập lại: chúng ta không được quên Phi Châu đang đầy những trường hợp chiến tranh và căng thẳng. Chúng ta cần phải nhớ rằng chỉ thực hiện những cuộc thương thảo giữa các thành phâà đóng vai chính khác nhau mới có thể mở đường cho một cuộc ổn định chính đáng đối với các cuộc xung đột, và cho thấy một thoáng tiến bộ hướng tới việc thiết lập một nền hòa bình bền vững.

 

Miền Đại Hồ đã từng xẩy ra nhiều máu đổ qua nhiều năm với những cuộc chiến tranh tàn bạo. Những diễn tiến tích cực mới đây đang được hào hứng và hy vọng hoan nghênh đón nhận, nhất là việc kết thúc một giai đoạn chuyển tiếp về chính trị ở Burundi, và mới đây hơn, ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Tuy nhiên, những quốc gia này cần phải tự quyết tâm phục hồi nhiệm vụ xứng hợp  cho qui tắc luật lệ, để giải giới thành phần chủ chiến và giúp cho xã hội có thể phát triển. Ở Rwanda, tôi cầu xin để tiền trình lâu dài của việc hòa giải quốc gia sau cuộc diệt chủng cuối cùng đạt được thành quả trong công lý, nhưng trong cả chân lý và thứ tha nữa. Hội Nghị Quốc Tế về Vùng Đại Hồ, với sự tham dự của một đại biểu từ Tòa Thánh và các vị đại diện thuộc nhiều hội đồng Giám Mục quốc gia và theo vùng Trung Phi và Đông Phi, là những gì có thể cho thấy một thoáng những tia hy vọng mới lóe lên. Sau hết, tôi xin  đề cập tới Ivory Coast, tha thiết xin các phe đang lâm chiến hãy tạo nên một bầu khí tin tưởng nhau có thể dẫn tới chỗ giải giới và hòa bình. Và tôi xin nói tới Nam Phi: nơi những xứ sở ở miền này, hằng bao nhiêu triệu con người đang bị đẩy vào một tình trạng đầy tổn thương đang la hoảng kêu gọi cộng đồng thế giới chú tâm và nâng đỡ.

 

Trong số những dấu hiệu tích cực giành cho Phi Châu đó là lòng ước mong của cộng đồng thế giới muốn tiếp tục chú tâm tới châu lục này. Cũng thế, việc củng cố các cơ cấu tổ chức ở Châu Phi theo châu và theo miền là những gì chứng tỏ lòng mong ước của các quốc gia trong cuộc muốn đảm nhận trách nhiệm của mình hơn nữa đối với thân mệnh của riêng họ. Ngoài ra, chún g ta cần phải tỏ lòng trân kính trước  thái độ đáng ca ngợi của những con người muốn cương quyết dấn thân mọi ngày theo chiều hướng ấy để phát động những dự phóng góp phần vào việc phát triển và tổ chức đời sống kin h tế và xã hội.

 

“Tình hình chính trị” Mỹ Châu

 

Chuyến tông du của tôi thực hiện vào tháng 5 tới đây ở Ba Tây sẽ cống hiến cho tôi một cơ hội để tôi chú tâm tới xứ sở lớn lao này, một xứ sở đang vui mừng chờ đợi tôi, cũng như tới toàn Mỹ Châu Latinh và  Caribbean. Tình trạng cải tiến cho thấy qua một số những dấu chỉ về kinh tế, việc quyết tâm c hiến đấu với nạn buôn thuốc phiện và tình trạng băng hoại, những tiến trình khác nhau của vấn đề hội nhập, những nỗ lực cải tiến đường lối giáo dục, việc chiến đấu với nạn thất nghiệp và việc giảm thiểu những thứ bất quân bình trong vấn đề phân phối số tổng lợi tức – đó là tất cả những dấu hiệu cần phải được nhận định một cách mãn nguyện. Nếu những diễn tiến ấy được củng cố kiên cường thì chúng mới có thể thực hiện việc đóng góp quan trọng trong vấn đề thắng vượt tình trạng nghèo khổ đang ảnh hưởng tới phần đông dân chúng, cũng như trong vấn đề gia tăng tình trạng bền vững của các cơ cấu tổ chức. Theo chiều hướng của các cuộc bầu cử diễn ra năm ngoái ở một số quốc gia, cần phải nhấn mạnh rằng chế độ dân chủ được kêu gọi để chú trọng tới những khát vọng của toàn thể thành phần công dân, và được kêu gọi để cổ võ việc tôn trọng hơn đối với tất cả mọi yếu tố của xã hội, theo các nguyên tắc của tình liên đới, của sự phụ trợ và của công lý. Tuy  nhiên, việc hành sử dân chủ không được trở thành một thứ độc đoán của tương đối chủ nghĩa, bằng cách đề ra những mẫu thức nhân loại học không xứng hợp với bản tính và phẩm vị của con người.

 

Tôi đặc biệt chú trọng tới một số quốc gia riêng – đáng kể là Colombia, nơi xẩy ra một cuộc xung đột nội bộ lâu dài đã gây ra một cuộc khủng hoảng về nhân đạo, cách riêng nếu quan tâm tới thành phần dân chúng bị phân tán. Cần phải thực hiện hết mọi nỗ lực để mang lại hòa bình cho xứ sở này, trả về cho các gia đình những người thân yêu của họ đã từng bị bắt cóc, bao gồm cả những ai lôi cuốn vướng mắc vào cuộc chiến đấu võ trang ấy. Chúng ta cũng chú ý tới Cuba. Khi vang lên niềm hy vọng là tất cả mọi cư dân của nước này có thể hiện thực những khát vọng hợp lý của họ, trong mối quan tâm về công ích, tôi muốn lập lại lời kêu gọi của vị Tiền Nhhiệm khả kính của tôi, đó là: ‘Cuba hãy hướng mình về thế giới và thế giới hãy hướng mình về Cuba’. Việc hướng về nhau với các quốc gia khác là những gì duy nhất có thể mang lại thiện ích cho tất cả mọi người trong cuộc. Không xa cho lắm, đó là nhân dân Haiti vẫn tiếp tục sống trong một cảnh thật nghèo khổ bị bửa vây bởi bạo động. Tôi cầu nguyện để việc quan tâm của cộng đồng quốc tế – được biểu lộ trong số nhiều điều khác của các hội đồng thành phần tặng viên diễn ra trong năm 2006 – sẽ là những gì dẫn tới việc củng cố các cơ cấu tổ chức, và sẽ giúp cho dân chúng có thể trở thành những kiến trúc viên cho việc phát triển của riêng mình, trong một bầu khí hòa giải và hòa hợp.

 

“Tình hình chính trị” Á Châu

 

Lục địa Á Châu bao gồm những xứ sở có đặc tính rất đông dân số và phát triển khả quan về kinh tế. Tôi đang nghĩ tới Trung Hoa và Ấn Độ, những xứ sở đang mau chóng lan triển, và tôi hy vọng rằng việc hiện diện gia tăng của họ trên khấu trường quốc tế sẽ mang lại những thiện ích cho dân chúng riêng của họ và cho cả các quốc gia khác nữa. Cũng thế, tôi nguyện cầu cho Việt Nam, khi nhớ lại việc  nước này vừa mới gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới. Tôi nghĩ đến các cộng đồng Kitô hữu. Ở hầu hết các quốc gia Á Châu, họ thường là những cộng đồng tuy nhỏ nhưng sinh động, với niềm ước mong hợp lý được sống và hành động trong một bầu khí tự do tôn giáo. Đây không phải chỉ là một thứ quyền nguyên sơ mà còn là một điều kiện giúp họ có thể góp phần vào việc tiến  bộ về vật chất lẫn tinh thần cho xã hội, và trở thành những mạch nguồn nối kết và hòa hợp.

 

Ở Đông Timor, Giáo Hội Công Giáo muốn tiếp tục góp phần của mình, nhất là về lãnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và hòa giải quốc gia. Cuộc khủng hoảng chính trị mà Quốc Gia trẻ trung này trải qua cùng với các quốc gia khác trong vùng, cho thấy một thứ mong manh làm sao ấy nơi các tiến trình dân chủ hóa. Những căn nguyên nguy hiểm cho tình trạng căng thẳng là những gì đang lấp ló ở Bán Đảo Triều Tiên. Cần phải theo đuổi trong bối cảnh của các cuộc thương thuyết mục đích của việc hòa giải nhân dân Triều Tiên và việc bảo trì Bán Đảo này như là một vùng phi nguyên tử – một việc sẽ mang lại thiện ích cho toàn vùng ấy. Cần phải tránh đi những cử chỉ có thể gây hòa hoãn các cuộc nói chuyện, và cũng cần tránh đi việc căn cứ vào những thành quả của các cử chỉ ấy như là điều kiện cần thiết cho viện trợ nhân đạo nhắm tới những thành phần yếu kém nhất của nhân dân Bắc Triều Tiên.

 

Tôi muốn chú ý tới hai quốc gia Á Châu khác cũng cần phải quan tâm. Ở A Phú Hãn, trong những tháng gần đây, chúng ta chỉ có thể lấy làm xót xa trước tình trạng gia tăng đáng kể về bạo lực và các cuộc khủng bố tấn công. Tình trạng khiến cho lối thoát cuộc khủng hoảng ấy càng trở nên khó khăn hơn, và nó là những gì đè nặng trên dân chúng địa phương. Ở Sri Lanka, việc thất bại của các cuộc thương thảo ở Geneva giữa Chính Phủ và Phong Trào Tamil đã đưa đến tình trạng gia tăng hóa cuộc xung đột, gây ra đầy những khổ đau cho thành phần dân sự. Chỉ có đường lối đối thoại mới là những gì có thể bảo đảm cho một tương lai tốt đẹp hơn và vững chắc hơn cho tất cả mọi người mà thôi.

 

Trung Đông cũng là căn nguyên cho mối quan ngại lớn. Đó là lý do tôi muốn viết một bức thư Giáng Sinh cho những người Công Giáo ở miền này, bày tỏ niềm gắn bó và sự gần gũi thiêng liêng của tôi với tất cả những người trong họ, và phấn khích họ hãy ở lại vùng này, vì tôi tin rằng chứng từ của họ sẽ là những gì trợ lực và hỗ trợ cho một tương lai hòa bình và huynh đệ. Tôi lập lại lời kêu gọi khẩn trương của tôi với tất cả mọi phía có liên quan tới bàn cờ chính trị phức tạp ở miền này, hy vọng thấy được sự củng cố từ những dấu hiệu tích cực được tỏ ra trong mấy tuần gần đây giữa những người Do Thái và Palestine. Tòa Thánh sẽ không bao giờ mệt mỏi khi cần phải lập lại rằng các giải pháp võ trang chẳng đạt được gì hết, như chúng ta đã thấy ở Lebanon vào mùa hè vừa qua. Thật vậy, tương lai của xứ sở này lệ thuộc vào việc hiệp nhất của tất cả mọi yếu tố của nó, cũng như vào những liên hệ huynh đệ giữa những phái nhóm tôn giáo và xã hội. Điều này sẽ tạo nên một sứ điệp hy vọng cho tất cả mọi người. Những giải pháp thiên vị hay đơn phương không còn là những gì khả dĩ. Để chấm dứt cuộc khủng hoảng này cũng như những khổ đau do nó gây ra trong dân chúng, cần phải có một chính sách toàn cầu, không loại trừ một ai khỏi cuộc tìm kiếm thực hiện một cuộc ổn định được thương thảo, chú trọng tới những thiện ích và khát vọng hợp lý của các dân tộc khác nhau trong cuộc. Đặc biệt là nhân dân Labanon có quyền thấy được tính cách nguyên tuyền và chủ quyền của xứ sợ họ được tôn trọng; nhân dân Do Thái có quyền sống bình an ở Quốc Gia của họ; những người Palestine có quyền có được một quê hương tự do và chủ quyền. Khi mà mỗi một thành phần dân chúng trong miền n ày thấy được rằng những niềm mong đợi của họ đưoơc quan tâm tới và vì thế cảm thấy ít bị đe dọa, thì bấy giờ việc tin tưởng lẫn nhau mới được củng cố. Niền tin tưởng này sẽ tăng trưởng nếu một quốc gia như Iran, nhất là đối với vấn đề liên quan tới chương trình nguyên tử của nước ấy, bằng lòng đồng ý đáp ứng những mối quan tâm hợp lý của cộng đồng quốc tế. Những bước tiến được thực hiện theo chiều hướng ấy chắc chắn sẽ giúp vào việc củng cố ổn định cho toàn miền, nhất là Iraq, chấm dứt cuộc bạo lực kinh hoàng đang làm biến dạng quốc  gia đổ máu này, và tạo cơ hội hoạt động cho việc tái thiết và hòa giải giữa tất cả mọi dân cử của nước này.

 

“Tình hình chính trị” Âu Châu

 

Ở Âu Châu, gần chúng ta hơn là hai quốc gia mới, Bulgaria và Romania,  những quốc gia có một truyền thống Kitô Giáo lâu đời, đã gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Để cử hành mừng kỷ niệm 50 năm Hiệp Định Rôma sắp tới, thật là thích hợp để suy nghĩ về Bản Hiệp Định Hiến Pháp này. Tôi hy vọng là những giá trị nồng cốt lấy phẩm giá con người làm nền tảng sẽ hoàn toàn được bảo vệ, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo nơi tất cả mọi chiều kích của nó và những quyền về cơ cấu tổ chức của các Giáo Hội. Cũng thế, người ta không thể coi thường bỏ qua gia sản Kitô Giáo bất khả phủ nhận của châu lục này, một gia sản đã góp phần lớn lao cho việc hình thành các quốc gia Âu Châu và các dân tộc Âu Châu. Cuộc mừng kỷ niệm 50 năm cuộc nổi dậy ở Budapest,  được cử hành vào Tháng 10 vừa rồi, đã là những gì nhắc nhở những biến cố thê thảm của thế kỷ 20, và nó nhắc nhở tất cả mọi người dân Âu Châu hãy xây dựng một tương lai phi áp bức và phi qui định về ý hệ, hãy thiết lập những mối liên hệ thân hữu và huynh đệ, và hãy tỏ ra quan tâm cùng liên đới với thành phần nghèo khổ và yếu kém. Cũng thế, cần phải thanh tẩy những thứ căng thẳng trong quá khứ, bằng việc cổ võ việc hòa giải ở mọi cấp độ, vì chỉ có điều này mới mở đường cho tương lại và mang lại hy vọng mà thôi. Tôi cũng kêu gọi tất cả những ai đang ở trên mảnh đất Âu Châu, thành phần bị thử thách trước nạn khủng bố, muốn chấm dứt hết mọi hoạt động như vậy: những thứ hành động này chỉ càng dẫn tới bạo lực và tạo nên sợ hãi nơi dân chúng – chúng chỉ là một ngõ cụt mà thôi. Và tôi cũng cần phải đề cập tới ‘những cuộc xung khắc đông lạnh’ khác nhau và những thứ căng thẳng ngày nay hằng tái diễn liên quan tới các nguồn năng lực, hy vọng rằng những thứ căng thẳng này sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và dứt khoát.

 

Tôi cầu nguyện để miền Balkan sẽ tiền đến chỗ ổn định hết sức ước trông, nhất là bằng việc hội nhập của các quốc gia trong cuộc vào những cơ  cấu của châu lục với sự hỗ trợ của cộng đồng thế giới. Việc thiết lập những mối liên hệ ngoại giao với Cộng Hóa Montenegro, một quốc gia mới đây đã gia nhập một cách êm đềm vào gia đình chư quốc, và Bản Hòa Ước  Căn Bản ký kết với Bosnia-Hercegovina là những dấu hiệu c ho thấy Tòa Thánh liên lỉ quan tâm tới vùng Balkan. Trong lúc đang tiến tới chỗ xác định tình trạng của nước Kosovo, Tòa Thánh yêu c ầu tất cả mọi người trong cuộc hãy nỗ lực một cách khôn ngoan nhìn xa trông rộng, một cách uyển chuyển và điều hòa, để có thể tìm được một giải pháp tôn trọn g các thứ quyền lợi cùng các niềm trông đợi hợp lý của tất cả mọi người.

 

Các tình hình tôi vừa đề cập tới là những gì tạo nên một thứ thách đố đụng chạm  tới tất cả chúng ta – một thách đố trong việc cổ võ và củng cố tất cả những yếu tố tích cực trên thế giới, và thắng vượt theo thiện chí, khôn ngoan và kiên trì, tất cả mọi nguyên do gây nên thương tổn, đê tiện và chết chóc. Chính nhờ biết tôn trọng con người mà hòa bình mới được cổ võ, và chính nhờ biết xây dựng hòa bình mà một chủ nghĩa nhân bản nguyên vẹn chân thực mới có nền tảng. Đó là nơi tôi tìm thấy câu trả lời cho mối quan tâm về một tương lai được rất nhiều người đương thời của chúng ta lên tiếng tranh đấu. Phải, tương lai này có thể là những gì bình an  thanh thản, nếu chúng ta cùng nhau hoạt động cho nhân loại. Con người, được dựng nên theo hình ảnh Thiên C húa, có một phẩm vị khôn sánh; con người, thành phần rất đáng yêu thương trước mắt Đấng Hóa Công đến nỗi Thiên Chúa đã không ngần ngại ban tặng Con của Ngài cho họ. Đó là mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả, một mầu nhiệm chúng ta vừa cử hành, và là mầu nhiệm tiếp tục lan tỏa bầu khí hân hoan trên cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay đây. Trong việc dấn thân phục vụ nhân loại và xây dựng hòa bình, Giáo Hội đứng về bên tất cả những ai thiện chí và sẵn sàng hợp tác một cách vô tư. Cùng nhau, mỗi người trong vị thế và tặng ân riêng biệt của mình, chúng ta hãy thực hiện việc xây dựng một chủ nghĩa nhân bản trọn vẹn là những gì một mình có thể bảo đảm cho một thế giới hòa bình, công chính và đoàn kết. Trong việc bày tỏ niềm hy vọng ấy, tôi cũng cầu cùng Chúa cho tất cả quí vị, cho gia đình của quí vị, cho nhân viên của quí vị và cho dân tộc được quí vị đại diện .

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican (trừ những tiểu đề được chính người dịch tự phân đặt theo ý tứ được chính tác giả bày tỏ)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20070108_diplomatic-corps_en.html