Cơn Biển Động Đại Sóng Thần Nam Á

 

 

ĐTC GPII: sứ điệp gửi những người gặp nạn biển động sóng thần

 

Cùng với việc đặc phái ĐTGM Paul Cordes, chủ tịch Hội Đồng ‘Đồng Tâm  - Cor Unum’ của Tòa Thánh đã thay ngài đến thăm vùng gặp nạn này, ĐTC GPII đã qua vị hồng y này gửi cho những người gặp nạn ở đây một sứ điệp như sau:

 

Kính gửi ĐHY Paul Josef Cordes

Chủ Tịch Hội Đồng “Cor Unum” của Tòa Thánh.

 

Sự tàn phá khủng khiếp và việc mất mát mạng sống bởi trận động đất và sóng biển mới đây ở Đông Nam Á đã được tiếp nối bằng một cảnh ngập tràn cảm thông đặc biệt khắp thế giới, cùng với cuộc vận động cứu trợ nhân đạo ào ạt. Tôi hết sức cám ơn về những nỗ lực của Hội Đồng “Cor Unum” của Tòa Thánh cũng như của các cơ quan bác ái Công giáo quốc tế trong việc góp phần vào vấn đề hỗ trợ các dân tộc gặp tại họa thiên nhiên to tát này.

 

Đức Hồng Y lên đường đến viếng thăm vùng này, xin chuyển mối quan tâm và tình liên kết nguyện cầu của tôi tới tất cả những ai gặp thảm cảnh này cùng hậu quả tai hại của nó. Đặc biệt là tôi hợp với những người Công giáo đồng đạo cũng như với tất cả mọi tín đồ phó dâng các nạn nhân của tai họa kinh hoàng này cho tình thương vô biên của Thiên Chúa Toàn Năng, và xin ơn an ủi thần linh đổ xuống trên những ai bị thương tích, sầu khổ và vô gia cư.

 

Tôi nguyện cầu để tình đoàn kết của anh chị em chúng ta khắp thế giới sẽ trở thành một mạch nguồn phấn khởi, kiên tâm và hy vọng cho hết mọi người trong đại cuộc tái thiết trước mắt. Tôi cũng xin các tín đồ thuộc các đạo khác nhau hãy cùng hoạt động để mang lại ủi an và trợ giúp cho những ai đang cần. Chớ gì tai ương này, nhờ ơn Chúa, dẫn cá nhân, các dân tộc và các quốc gia đến mộït tương lai quảng đại hơn, hợp tác với nhau hơn và hiệp nhất hơn trong việc phục vụ công ích.

 

Trong khi tôi nêu cao ánh sáng Phúc Âm cho tất cả mọi người, tôi cũng muốn bày tỏ niềm hy vọng thiết tha của tôi là cộng đồng Kitô hữu sẽ được dẫn đến chỗ tin tưởng sâu xa hơn nữa vào sự quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa và hiệp nhất gắn bó hơn nữa với Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm khổ đau và phục sinh của Người.

 

Tôi kêu xin các tặng ân khôn ngoan và sức mạnh thần linh ban xuống cho các vị thẩm quyền dân sự cùng tất cả những ai tham gia vào nỗ lực hỗ trợ. Tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh như bảo chứng ân sủng và bình an trong Chúa cho Huynh yêu dấu và cho tất cả hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân ở những cộng đồng huynh sẽ viếng thăm.

 

Tại Vatican ngày 22/1/2005

 

Gioan Phaolô II

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 30/1/2005

 

Theo tin CNN ngày Thứ Tư 19/1/2004 thì Bộ Y Tế Nam Dương mới cho biết con số tử vong của nước này tăng gấp đôi trước đây, tức lên tới 166.320 người, bởi thế, tổng số tử vong trong cơn biển động sóng thần Nam Á này lên đến 212.000. Số tiền cứu trợ từ ccá chính phủ và cơ quan không phải chính quyền là 4 tỉ Mỹ kim.

Thiên Chúa toàn thiện.... tại sao sự dữ

Ba Bài Học từ Thiên Tai Biển Động Nam Á liên quan đến Vấn Nạn “Thiên Chúa ở đâu…?”


Theo tờ bán nguyệt san Civiltà Cattolica, một tờ báo được ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano kiểm duyệt bài vở trước khi cho phổ biến, trong số mới nhất đã nêu lên ba bài học qua thiên tai biển động sóng thần Nam Á vừa rồi, bài học thứ nhất là việc cẩn trọng của loài người, bài học thứ hai là nhu cầu liên đới kết đoàn và nhu cầu cần phải hoán cải. Ba bài học này xuất phát từ câu trả lời cho vấn nạn “Thiên Chúa ở đâu nơi tất cả những sự ấy?”

“Trước hết, cần phải nói rằng cho rằng những thiên tai là việc Thiên Chúa trừng phạt vì tội lỗi loài người là một sai lầm, một sai lầm tỏ ra nghi vấn đối với một vị Thiên Chúa được Chúa Giêsu mạc khải trong Phúc Âm.

“Thiên Chúa là một Người Cha quan phòng chăm sóc cho tất cả mọi con cái của Ngài, Đấng thứ tha tội lỗi của họ; nhất là Ngài chăm sóc cho người nghèo khổ, cho những kẻ hèn mọn, chứ không bỏ rơi những ai chịu khổ đau.

“Việc Ngài Quan Phòng là ở chỗ Ngài có thể làm cho con người sự lành thậm chí từ những tình trạng đau thương và thê thảm nhất trong đó có những biến cố thiên nhiên khốc liệt xẩy ra cho họ, cũng như từ nỗi hèn yếu và thiếu khôn ngoan của họ.

“Cách thức diễn tiến sự kiện này là một mầu nhiệm cả thể đối với chúng ta, song chính vì Thiên Chúa là Đấng tốt lành thiện hảo mà chúng ta nghĩ rằng Ngài không để cho những biến cố đau thương và thê lương này xẩy ra nếu Ngài không thể và không có ý định mang đến cho con người sự lành từ sự dữ. Bằng tình thương mến của một người cha, Thiên Chúa gần gũi với từng đứa con của mình và cứu độ họ cho Vương Quốc của Ngài”.

Từ nhận thức như thế, ba bài học được rút ra như sau:

Thứ nhất, thảm họa này “cần phải là những gì nhắc nhở chúng ta về điều kiện cẩn trọng là điều kiện cần cho sự sống của con người phát triển trên trái đất”.

Sự kiện này khiến con người phải tránh khuynh hướng chủ trương theo “cảm quan kiêu hãnh về quyền lực toàn năng được một số gieo trồng vào thế giới ngày nay khi tin tưởng rằng con người, bằng những khả năng mãnh liệt của tiến bộ khoa học, có thể khắc chế được những quyền lực của sự dữ tiêu diệt tình trạng phúc hạnh, sức khỏe và sự sống của con người”.

Bài học thứ hai đó là tai họa Á Châu ấy “cần phải trở thành một lời kêu gọi liên đới kết đoàn. Vấn đề chính yếu của các quốc gia bị nạn biển động sóng thần đó là vấn đề tái thiết. Tiếc thay, khoa học và kỹ thuật đã không ngả theo chiều hướng này. Chỉ cần nghĩ đến một tổng số tiền khổng lồ có thể góp phần vào việc nuôi dưỡng và giáo dục hằng triệu con người bị chết đói, cũng như vào việc chữa trị những bệnh nạn, như Hội Chứng Liệt Kháng, một hội chứng có nguy cơ hủy diệt cả một châu lục như Phi Châu, tuy nhiên, số tiền khổng lồ ấy lại được phung phí vào việc nghiên cứu và tạo nên các thứ khí giới sát hại kinh hoàng hơn như thể những lò vũ khí nguyên tử đã có trong tay, những lò nguyên tử có thể tiêu diện trái đất này rất nhiều lần, vẫn là những gì chưa đủ”.

Bài học thứ ba đó là “hoán cải”, bằng cách trích lại lời của Chúa Giêsu ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 13 câu 4-5, câu Người trả lời về tin tức liên quan đến tai nạn chết chóc gây ra bởi tháp Siloe.


Tòa Thánh trước Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Cứu Trợ Nạn Nhân Biển Động Sóng Thần Nam Á

Hôm Thứ Ba 18/1/2005, Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã trình bày quan điểm của Tòa Thánh trước đại hội của Tổng Hội Đồng về Khoản 39 liên quan tới đề tài Tăng Cường Việc Liên Hiệp Quốc Điều Hợp Vấn Đề Hỗ Trợ Nhân Đạo và Cứu Trợ Thảm Họa, Bao Gồm Cả Việc Hỗ Trợ Đặc Biệt Về Kinh Tế.

Đề cập tới thiên tai biển động sóng thần Nam Á vào tuần lễ cuối năm 2004 vừa rồi, ĐTGM đại diện Tòa Thánh đã bày tỏ “niềm cảm thương sâu xa nhất với những quốc gia trong cuộc. Ngay từ khi bắt đầu việc khẩn cứu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bày tỏ niềm cảm thương sâu xa nhất. Ngài đã thúc đẩy các cơ quan của Giáo Hội Công giáo hành động, bằng một cử chỉ liên đới chân chính với tất cả mọi người không trừ ai ở từng xứ sở gặp thảm trạng kinh khủng này”.

“Các tổ chức của Giáo Hội Công giáo và các Vị Đại Diện của Đức Thánh Cha hiện diện ở các quốc gia gặp nạn đã rat ay hoành động ngay tức khắc. Trướ chết, họ đã phân phát lương thực và quần áo cùng nơi cư trú cho thành phần dân chúng gặp nạn. Thảm thay, vấn đề hiển nhiên đó là nhóm người bị hoạn nạn nhất là các trẻ em, với con số 50 ngàn em bị cuốn trôi đi, song cũng còn cả chục ngàn em bị mồ côi cha mẹ. Đó là lý do chúng tôi chú trọng tới những cách thức giúp đỡ cho những trẻ em còn sống sót ở những vùng bị hoạn nạn nhất.

“Hợp tác với Hội Đồng Đồng Tâm của Tòa Thánh, một danh sách dài các cơ quan Công giáo đang sử dụng các khoản ngân quĩ gây được trên khắp thế giới lên đến gần 5 trăm triệu Mỹ kim, một số được chi phí ngay cho việc cứu trợ khẩn cấp và số còn lại cho những dự án dài hạn được thực hiện bởi các cơ cấu địa phương của chúng tôi. Ảnh hưởng kinh hoàng của quyền lực thiên nhiên… kêu gọi một đáp ứng ngoại thường như nhau từ thành phần các dân tộc cũng như các chính phủ trên toàn thế giới… Việc bày tỏ mau lẹ và cụ thể của tình liên đới toàn cầu này chắc chắn là một dấu hiệu lịch duyệt căn bản của các dân tộc trên thế giới.

“Các quốc gia trên thế giới cần phải chiếm lấy cơ hội này… Đại biểu tôi tha thiết hy vọng rằng năm nay sẽ là một năm tình đoàn kết trở thành đặc điểm của hoạt trình chính trị”.

An aerial photo shows damages caused by tsunami in Banda Aceh, Indonesia from the USS Abraham Lincoln Carrier Strike Group.

Hình ảnh ở Banda Aceh Nam Dương

Riêng Nam Dương thôi số tử vong lên tới 104 ngàn!

This extended Kumari family of 30 people, who lived together in several houses clustered together, lost fourteen family members in the Indian Ocean tsunami.

Gia đình 30 người sống trong một chùm nhà ở sát nhau đã chết hết 14 người

A tsunami victim cries on his mother's shoulder in a camp at the eastern coastal village of Panichchankeni, Sri Lanka.

Tính đến Thứ Sáu 7/1/2005, Hội Caritas của Công Giáo đã quyên được trên 42.5 triệu Mỹ kim để cứu trợ nạn nhân biển động đại sóng thần Nam Á.

Những ai muốn gửi cho Đức Giáo Hoàng phần đóng góp cứu trợ của mình có thể trực tiếp gửi cho Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm “Cor Unum”, nhất là bằng Đồng Âu từ các quốc gia Âu Châu, theo những chi tiết sau đây:

 Pontifical Council Cor Unum
 Account No. 603035
 Bank: Banco Posta, Poste Italiane S.p.A.
 Address: Viale Europa, 175
 I-00144 Rome, Italy
 International Bank Code (IBAN): IT20 S 07601 03200 000000 603035
 Cause: "Emergency in Asia"


Xin đề tên và địa chỉ.

Còn những phần đóng góp theo hệ thống tiền tệ khác xin theo những chi tiết dưới đây:

 Pontifical Council Cor Unum
 Account No. 101010
 Bank: Banca di Roma
 International Bank Code (IBAN): IT93 J 03002 05008 000000 101010
 SWIFT Code: BROMITR1204
 Cause: "Emergency in Asia"

 

Sau đây là hình ảnh ở Banda Aceh Nam Dương

trước và sau cơn biển động đại sóng thần Nam Á

se.asia.quake.01.05.05.gif

Trên đây là bản đồ ghi nhận 12 nơi bị ảnh hưởng cơn biển động đại sóng thần ngày 26/12/2004

Việt Nam sát Thái Lan nhưng thuộc vùng Thái Bình Dương nên thoát nạn Ấn Độ Dương này

U.N. taking over relief effort

 

Hôm Thứ Năm 30/12/2004,

một người đàn ông Thái Lan đang đi ở bên ngoài 1 ngôi chùa Phật giáo gần Takuapa,

nơi có cả hằng ngàn tử thi đang được bó nằm ở đó

 

Tổng kết con số tử vong trong cơn biển động đại sóng thần ở Nam Á và tổng số ngân khoản cứu trợ

Hôm Thứ Ba 4/1/2004, CNN đã cho biết các viên chức cứu trợ đang làm việc thẩm lượng con số tử vong từ ngày 26/12/2004 bởi cơn biển động đại sóng thần Nam Á đã sát hại dân chúng của hơn 11 quốc gia trong vùng. Tổng số tử vong là 155.405 người và còn có thể tăng hơn nữa. Con số này được phổ biến bởi các viên chức trong chính quyền các nước hay các cơ quan có thẩm quyền, như sau: 

Quốc Gia

Tử vong

Mất tích

Nam Dương

94.081

3.598

Sri Lanka

< 46.000

< 14.000

Ấn Độ

9.575

5.918 và 5.801 ở các hải đảo Andaman và Nicobar

Thái Lan

5.187

3.810

Somalia

114 theo LHQ

 

Maldives

81

26

Mã Lai

66

6

Myanmar

59

3

Tanzania

10 theo LHQ

 

Bangladesh

2 theo LHQ

 

Kenya

1

 

Seychelles

?

 

Khách du lịch thuộc các quốc gia ở ngoài vùng bị nạn

Úc Đại Lợi

12

107 + 950

Áo

6

500

Bỉ

6

 

Hiệp Vương Quốc

41

159

Gia Nã Đại

4

13 + 74

Trung Hoa

13

29

Czech Republic

1

7

Đan Mạch

7

 

Phần Lan

5

214

Pháp

22

18 bị thương

Đức

60

<1000

Do Thái

4

6

Ý

20

436

Nhật

8

 

Netherlands

6

30 + 150

Tân Tây Lan

2

64

Na Uy

16

88

Singapore

9

12

Nam Hàn

11

 

Thụy Điển

52

702 + 1.201

Thụy Sĩ

23

 

Đài Loan

3

45

Hoa Kỳ

16

 

Cứu Trợ về Tài Chính

Nước

Ngân khoản

Tính theo đầu người dân

Na Uy

180 triệu Mỹ kim

$39.50

Đan Mạch

76

14

Nhật

500

3.93

Hoa Kỳ

350

1.19

 

Vấn đề tha nợ nần quốc tế cho các quốc gia gặp nạn

Thượng Nghị G-8 (8 quốc gia giầu nhất thế giới: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Gia Nã Đại), do thủ tướng Đức Schroeder hôm Thứ Năm 29/12/2004 gợi ý, có thể bàn đến ở Luân Đôn vầ những ngày 4-5/2/2004 về vấn đề tha nợ nần quốc tế cho các quốc gia gặp nạn biển động đại sóng thần cuối năm 2004 ở Nam Á Châu. Năm 2002, Nam Dương nợ 132 tỉ Mỹ kim, Ấn Độ 104 tỉ, Thái Lan 59 tỉ, Sri Lanka 10 tỉ, Mã Lai 48 tỉ, Somalia 2.7 tỉ, Maldives 270 tỉ. Năm 2003 Sri Lanka, Nam Dương và Thái Lan đã trả 20 tỉ, mà tổng số nợ của các nước bị nạn này lên đến 300 tỉ.

 

 

 

 

Những người lính đang đổ cả đống thi thể bị nạn biển động sóng thần hôm Chúa Nhật

vào một cái hố mồ hổ lốn hôm Thứ Tư 29/12/2004 ở Banda Aceh, Nam Dương

 

 

Những tình nguyện viên đang bỏ các thi thể vào quan tài để sửa soạn hỏa táng

hôm Thứ Ba 28/12/2004 gần Takuapa Thái Lan

 

Tưởng Nhớ Nguyện Cầu

 

Sau khi nguyện Kinh Truyền Tin Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1/2005, ĐTC GPII nhớ đến cuộc thiên tai ở Nam Á Châu liên quan đến riêng tình đoàn kết đồng loại và hoạt động cứu trợ như sau: 

Ngoài ra, sau khi hát “Te Deum” trong giờ Kinh Phụng Vụ tối áp Lễ Mẹ Thiên Chúa 31/12/2004 ở Đền Thờ Thánh Phêrô, vào nửa đêm, ĐTC đã dâng lễ riêng tại nguyện đường của ngài để cầu cho nạn nhân của thiên tai biển động sóng thần, như được văn phòng báo chí tòa thánh cho biết:

ĐTC GPII trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Chúa Hiển Linh 2/1/2005:

Tsunami aid tops $2 billion

Thứ Bảy 1/1/2005 - Con số tử vong: 155.000

U.N.: Toll approaches 150,000

Thứ Sáu 31/12/2004 - Con số tử vong: 135.000

Tsunami death toll tops 118,000

Thứ Năm 30/12/2004 - Con số tử vong: 115.000

Indian children survivors of Sunday's tsuanmi hold paper plates to receive their share of breakfast at a relief centre in Cuddalore, India.

Thứ Tư 29/12/2004 - Con số tử vong: 80.000

Displaced people struggle for food packets distributed at a relief camp in Nagapattinam some 350 kmS south of Madras.

Thứ Ba 28/12/2004 - Con số tử vong: 45.000

Indian tsunami survivors receive rice at a relief camp in Madras, after the area was hit by a tsunami on Sunday.

Thứ Hai 27/12/2004 - Con số tử vong: 25.000

Tsunami survivors scramble for water supplies as they are unloaded from an aid truck in Karaitivu on Sri Lanka's east coast.

Diễn Tiến Biến Cố Thiên tai

Một trận động đất kinh khủng nhất thế giới với chấn động 9 độ trong vòng hơn 40 năm qua ở dưới lòng Ấn Độ Dương ngoài duyên hải phía tây đảo Sumatra nước Nam Dương, gây ra những cơn bão sóng thần tàn phá tan tành những làng mạc cùng với các khu du lịch ven bờ biển trong một khoảng cách 4 ngàn dặm hay 7 ngàn cây số, ở một số quốc gia thuộc miền Nam Á và Đông Nam Á.

Vào lúc 7 giờ sáng ngày Chúa Nhật 26/12/2004, một trận động đất ở chấn động 9 độ đã xẩy ra khoảng 100 dặm cách duyên hải phía tây đảo Sumatra nước Nam Dương. Trận động đất này là trận động đất lớn nhất kể từ ngày 28/3/1964, trận động đất tại Prince William Sound ở Alaska. Nó là trận động đất lớn thứ tư kể từ khi bắt đầu có những ghi nhận về mức độ chấn động năm 1899, mức chấn động của nó bằng trận động đất tại Kamchatka Nga Sô. Ba trận động đất ở mức chấn động cao độ hơn, thứ nhất ngày 22/5/1960 ở Chili với 9.5, năm 1964 với 9.2, và ngày 9/3/1957 ở Đảo Andreanof Alaska với 9.1. Cả 3 trận động đất này, cũng như trận động đất ở Kamchatka, đều gây nên những cơn biển động sóng thần.

Những cơn bão sóng thần này di chuyển nhanh đến 600 dặm một giờ ở những chỗ nước sâu nhất, nhưng đến gần bờ thì chậm lại, cho đến khi chạm bờ thì còn khoảng độ từ 30 đến 40 dặm 1 giờ.

Cơn biển động sóng thần ở Chí Lợi năm 1960 đã tàn sát 5 ngàn 7 trăm mạng người và cơn biển động sóng thần Prince William Sound chỉ sát hại 125 mạng sống, còn hai cơn biển động sóng thần còn lại không tác hại ai hết.

Trận động đất sát hại nhiều nhất được ghi nhận từ năm 1900 xẩy ra vào ngày 27/7/1976 ở Tangshan nước Trung Hoa với mức chấn động 7.5 độ, với con số thiệt mạng lên tới 655 ngàn người. Tuy nhiên, nếu tính trước năm 1900 thì cũng tại Trung Hoa, còn một trận động đất sát hại hơn thế nữa xẩy ra vào ngày 23/1/1556, tại Shansi, sát hại 830 ngàn người.

Con số cao nhất gây ra bởi cơn biển động sóng thần kể từ năm 1900 xẩy ra vào ngày 28/12/1908 ở Messina Ý quốc với mức chấn động 7.2, sát hại từ 70 đến 100 ngàn người. Tuy nhiên, cơn biển động sóng thần dữ dội hơn nữa (không gây ra bởi việc chuyển nước dưới lòng biển mà là bởi những trận lụt kèm theo sóng thần) xẩy ra vào năm 1991 ở Bangladesh sát hại gần 140 ngàn người.

Nếu hai trận động đất trên đất liền gây chết chóc nhiều nhất tại Trung Hoa thì cũng theo lịch sử, so sánh với cơn biển động sóng thần ở Messina Ý và ở Bangladesh, thì hai cơn biển động sóng thần chết chóc đừng hàng thứ hai và thứ tư đã xẩy ra tại Nam Dương. Cơn biển động sóng thần ngày 26/12/2004 này, theo ước tính có thể lên tới trên 100 ngàn người, kể cả những người sẽ chết bị bệnh tật sau đó, bởi xác rữa, nước độc, ruồi muỗi, cá chết v.v. Còn cơn biển động sóng thần khác tại Nam Dương xẩy ra vào ngày 27/8/1883, gây ra do vụ phun núi lửa Krakatau, sát hại 36 ngàn người ở hai đảo Java và Sumatra.

Có lẽ nơi chịu nhiều cơn biển động sóng thần nhất là Nhật Bản. Con số nhân mạng bị tiêu diệt bởi biến cố thiên tai này từ năm 684 là 66 ngàn người, trong đó, cơn biển động sóng thần mạnh nhất xẩy ra vào năm 1896 sát hại 27 ngàn người ở đảo Honshu, khi dân chúng đang mừng lễ trên đường phố. Qua các thế kỷ, Nam Dương cũng bị thiệt mất 50 ngàn mạng sống bởi 30 cơn biển động sóng thần.

Sau đây là những cơn biển động sóng thần đáng kể được lịch sử ghi nhận:

Ngày 16/81976, gây ra bởi trận động đất ở Mindinao Phi Luật Tân, sát hại từ 5 tới 8 ngàn người ở miền Moro Gulf.

Ngày 28/3/1964, gây ra bởi trận động đất ở chấn động 8.4 độ, tàn phá miền đông nam Alaska, Đảo Vancouver, British Columbia, và các tiểu bang Hoa Kỳ Washington, California và Hawaii, với trên 120 người chết. Nơi bị nặng nhất là Crescent City, California, sóng cao tới 20 bộ, sát hại 11 người ở đây. Ngoài ra, những nơi bị ảnh hưởng nặng khác ở California là San Francisco Bay, và các hải cảng ở Los Angeles and Long Beach.

Ngày 22/5/1960, bởi trận động đất lớn nhất thế kỷ 20, ở mức chấn động 8.6 độ, ngoài khơi trung nam nước Chí Lợi, sát hại 2.300 người Chí Lợi, đồng thời cũng gây thiệt hại cho nguồn nước ở Hilo Hawaii, giết chết 61 người ở đây.

Ngày 4/11/1952, một trận động đất xẩy ra ở ngoài khơi Quần Đảo Kamchatka Nga sô, gây thietả hại cho quần đảo này, các Hải Đảo Kuril cùng những vùng Viễn Đông khác của Nga, ảnh hưởng đến cả Hawaii, Peru và Chí Lợi.

Ngày 31/1/1906, một cơn biển động sóng thần tấn công miền duy6n hải nước Ecuador và Colombia, nhận chìm cả một nửa Tumaco của nước Colombia, và cuốn đi gần nửa hải đảo, sát hại từ 500 đến 1 ngàn rưởi người.

Ngày 13/8/1868, một cơn sóng thần tấn công Chí Lợi, cuốn trôi các tầu bè tới cả 3 dặm vào nội địa Arica, với con số chết chóc lên đến trên 25 ngàn người.

Ngày 2/4/1868, một cơn biển động sóng thần đã tấn công tràn ngập cả những ngọn cây dừa cao ngất, làm thiệt 81 mạng người ở Hawaii.

Cơn biển động sóng thần hôm Chúa Nhật 26/12/2004 đáng lẽ gây ra thiệt hại ít hơn, nếu hệ thống kiểm soát báo động từ 3 tới 14 tiếng trước khi biến cố thiên tai xẩy ra được sử dụng.

Hệ thống kiểm soát và báo động quốc tế được bắt đầu từ năm 1965, một năm sau cơn biển động sóng thần ở mức chấn động 9.2 độ xẩy ra tại Alaska năm 1964. Hệ thống này được điều khiển bởi Ban Quản Trị Đại Dương Và Khí Hậu Toàn Quốc Hoa Kỳ. Các quốc gia phần tử gồm có tất cả các quốc gia dọc Thái Bình Dương ở Bắc Mỹ Châu, Á Châu và Nam Mỹ Châu, cũng như các Hải Đảo Thái Bình Dương, Ý Đại Lợi và Tân Tây Lan. Nó cũng bao gồm cả Pháp quốc là nước đang làm chủ một số hải đảo Thái Bình Dương, và Nga.

Tuy nhiên, Ấn Độ và Sri Lanka không phải là phần tử của tổ chức kiểm soát báo động các cơn biển động sóng thần này. Ấn Độ không gia nhập vì ít khi bị các cơn biển động sóng thần. Còn Nam Dương thì không có tiền mua máy móc quá ư đắt đỏ. Thái Lan thuộc về tổ chức này nhưng vùng duyên hải phía tây là nơi xẩy ra thiên tai hôm Chúa Nhật vừa rồi, với con số thiệt mạng cả mấy trăm người, lại không có các bộ phận báo động được gắn vào các thứ phao thả ngoài khơi.

Tính cho tới ngày Thứ Năm 30/12/2004, nguyên Nam Dương thôi, con số thiệt mạng được tường gần lên tới gần 80 ngàn người. Sri Lanka xác nhận 24.673 thiệt mạng. Ở Nam Ấn Độ từ hôm Thứ Ba đã vượt số 8 ngàn rưỡi thiệt mạng và ở hai hải đảo Andaman và Nicobar có 4 ngàn thiệt mạng. Thái Lan với 3 ngàn thiệt mạng, trong đó có 700 người ngoại quốc, ngoài ra còn mất tích 4,265 người, trong đó có 1.500 người Thụy Điển. Ngoài ra, thành phần ngoại quốc còn được cho biết con số thiệt mạng hiện nay là 100 người và 3.381 mất tích, những ngưiờ thuộc các quốc gia Áo quốc, Bỉ, Britain, Thụy Điển, Croatia, Czech Republic, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Netherlans, Na Uy, Ba Lan, Romania, Nga, Đan Mạch, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ. Tóm lại, người ta ước lượng con số thiệt mạng sẽ lên đến 120 ngàn người.

Vào lúc kết thúc buổi triều kiến chung hằng tuần, Thứ Tư 29/12/2004, ĐTC GPII kêu gọi hướng về anh chị em nạn nhân thiên tai Nam Á như sau:

“Tin tức từ Á Châu cho chúng ta biết hơn về mức độ của thảm họa đặc biệt đang hoành hành ở các nước Ấn Độ, Nam Dương, Sri Lanka và Thái Lan. Cộng đồng thế giới và nhiều tổ chức nhân đạo đã mau mắn sát cánh ra tay cứu trợ. Nhiều cơ quan từ thiện của Giáo Hội cũng đang làm như thế. Trong tinh thần Giáng Sinh của những ngày này, tôi mời gọi tất cả mọi tín hữu thiện tâm hãy quảng đại đóng góp vào công việc cao cả bày tỏ tình đoàn kết liên đới với những dân nước này, thành phần đang bị thử thách dữ dội như thế và đương đầu với nguy cơ bệnh hoạn. Tôi nguyện ở bên họ bằng lời cầu và lòng cảm mến, nhất là với những ai bị thương tích và mất nhà cửa, tôi xin dâng hiến muôn vàn nạn nhân bị mất mạnh sống mình cho tình thương của Thiên Chúa”.

Hôm Chúa Nhật, tức vào chính ngày xẩy ra thiên tai ấy, sau khi Nguyện Kinh Truyền Tin tại Quảng Trường Thánh Phêrô như thường lệ, ĐTC cũng đã kêu gọi cứu trợ các nạn nhân gặp thiên tai ở Nam Á như sau:

“Lễ Giáng Sinh đã nhốm buồn thương bởi tin tức từ Nam Á Châu cho biết về cuộc bão sóng biển động tấn công nước Nam Dương, liên quan đến cả các quốc gia khác, trong đó có Sri Lanka, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Mã Lai và Maldives. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của thảm cảnh khủng khiếp này. Chúng tôi chắc chắn gắn bó với những ai đang chịu khổ đau, và chúng tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế đang hoạt động để mang lại niềm ủi an cho những người dân bị hoạn nạn”.

Chiều Thứ Ba, 28/12/2004, Hội Đồng Giáo Hoàng “Cor Unum” đã phổ biến một bản công báo là ĐTC “đã chấp thuận đợt cứu trợ thứ nhất cho dân chúng thuộc các xứ sở bị động đất và bảo sóng dữ dội tấn công vùng Đông Nam Á Châu và một số phần đất ở Phi Châu. Nhân danh Đức Thánh Cha, phân bộ này đã cấp thới gửi cứu trợ đến Sri Lanka, Ấn Độ, Thái lan, Nam Dương và Somalia qua các vị đại diện tòa thành đương nhiệm.

“Trong Giáo Hội cũng như ở các phần đất khác trên thế giới đang đồng tâm nhất trí trong tình đoàn kết huynh đệ tỏ ra những việc đáp ứng cụ thể những lời kêu gọi của những thành phần dân chúng gặp nạn: Hội Đồng Giám Mục Ý quốc đã ủng hộ 3 triệu đồng Âu, tổ chức Bác Ái Caritas đã thu được tổng số hơn 2 triệu Mỹ kim. Một số chi nhánh của tổ chức Bác Ái Caritas (như Austria, Netherlands, United States) đã gửi những chuyên viên đến những miền này để giúp các chi nhánh Bác Ái Caritas quốc gia khác nhau. Ngoài ra, các Dịch Vụ Tị Nạn Dòng Tên cũng đang giúp đỡ các Giáo Hội địa phương.

“Cor Unum, phân bộ nhân danh Đức Giáo Hoàng theo dõi khít khao biến chuyển của biến cố này cũng như hoạt động của những tổ chức khác nhau trong Giáo Hội, kêu gọi tín hữu hãy quảng đại nâng đỡ, cá nhân cũng như đoàn thể, những nỗ lực của các Giáo Hội địa phương cũng như những tổ chức bác ái hiện nay để có thể bắt đầu thực hiện chương trình phục hồi cho dân chúng đang bị hoạn nạn dữ dội bởi thiên tai tàn hại này.

“Những ai muốn đóng góp với những nỗ lực của Tòa Thánh bằng một cử chỉ đoàn kết đối với anh chị em Á Châu bất hạnh của chúng ta có thể thực hiện việc này bằng cách gửi ủng hộ cho trương mục số 603035 qua tên Pontifical Council Cor Unum, 00120, Vatican City, biệt chú cho ‘Cấp Cứu Á Châu’”.

 

Vùng bị ảnh hưởng (mầu Kaki)

Cường Độ Địa Chấn (mạnh nhẹ)

image

 

Hình Ảnh

 

Ấn Độ

 

Indian rescue workers cremate the body of a tsunami victim. Multinational force of aid workers, military aircraft and navy ships battled nightmarish logistical obstacles to deliver aid to millions.

 

Nam Dương

 

 

Shi Lanka

 

Mã Lai

 

 

Thái Lan