Hạnh-Phúc Hôn Nhân:

Người Tình Không Chân Dung

- Vũ Điệu Ân Tình Thành

 

Cho dù không chịu ký ly dị, theo chính sách cho phép ly dị đơn phương ở Mỹ, sau sáu tháng, việc ly dị cũng thành và có công hiệu.

Nhận được giấy bao của tòa về hiệu lực xin ly dị của vợ, Hạnh vô cùng tê tai. Đời sống văn minh ngày nay, bất cứ cái gì, kể cả tình nghĩa vợ chồng bất khả phân ly, cũng tạm bợ (temporary), cũng luôn ở trong tình trạng bị đe dọa (threaten) và bất an (not secured), cần phải có bảo hiểm (insurance), trừ bảo hiểm cho giáo ước hôn nhân là cái linh thiêng cao qúi nhất.

Mới cưới nhau được một năm, hai vợ chồng chưa có gì để chia, của cải hay con cái. Cho dù ly dị, hai vợ chồng, nếu đồng ý, họ vẫn có thể ở chung với nhau như một partner xe phòng. Không sống đời vợ chồng với nhau được thì thôi chứ không có kiểu "share phòng, share tình" như vậy. Phúc quyết định ở lại căn chung cư đang thuê, còn Hạnh dọn đi chỗ khác ở.

Lủi thủi thu đồ xong, chợt nhớ ra còn mấy thứ dầu sao cũng phải chia, chẳng hạn như, cuốn album hình và cuộn băng hình ngày thành hôn, cùng với một qua tặng treo trên tường có tên cả hai vợ chồng. Về qua tặng, Phúc sẵn sáng nhường cho Hạnh, về hình ảnh, Phúc muốn giữ lại hết, còn cuốn băng hình thì duplicate cho Hạnh lấy cuốn băng phụ.

Sự kiện Phúc muốn giữ hết hình ảnh của ngày thành hôn làm Hạnh suy nghĩ: nếu nàng muốn ly dị với mình, tại sao còn muốn giữ lại hình ảnh của cả hai đứa mà làm gì? Con người ta thường tự mâu thuẫn với mình và bị lẩn quẩn (confused) như vậy đấy!

Hạnh sẵn sáng nhường cho vợ, dù sao chàng vẫn còn thương vợ. Hạnh đâu có muốn ly dị nàng đâu. Để sáng cuốn băng hình ngày cưới của hai đứa, Hạnh muốn vừa sáng vừa ngồi tại nha của chàng và nàng để coi lại lần cuối trước khi thực sự chia tay nhau. Cuốn băng bắt đầu sáng với những hình ảnh sống động hiện lên diễn lại từ từ tất cả những tac động của vợ chồng chàng, từ lúc rước dâu, sáng thành lễ, đến tiệc cưới...


Rước Dâu: Nhận Thức Thiên Duyên

Hình ảnh và lời lẽ của ông anh đạo diễn (MC: Màster of Ceremony) mở màn nghi thức rước dâu bắt đầu hiện hình trên màn ảnh nhỏ.

"Kính thưa qúi vị trong gia đình, thân thuộc và thân hữu hai họ,

Ai trong chúng ta chắc cũng chân nhận rằng mọi sự đều do thiên định. Lập gia đình lại cang là một việc thiên định hơn hết. Bởi vì, nó chẳng những liên hệ đến cuộc sống riêng của từng gia đình mà còn đến chung cả xã hội nữa. Chúng ta có mặt ở đây lúc nay là để chứng nhận và cử hành mầu nhiệm thiên định nay, qua những nghi thức thành hôn.

Thế nhưng, thưa qúi vị, chúng ta sẽ cử hành những nghi thức thành hôn nay như thế nào? Như qúi vị qua biết, những nghi thức nay bao giờ cũng được cử hành theo những lễ nghi tôn giáo và theo truyền thống văn hoa của mỗi dân tộc.

Dân tộc người Thượng, còn theo chế độ mẫu hệ, nên người con gai Thượng đến tuổi lập gia đình có tục 'đi bắt chồng'. Còn dân tộc Việt Nam chúng ta, theo chế độ phụ hệ như hầu hết cac dân tộc trên thế giới hiện nay, nên người con trai Việt muốn lập gia đình mới có tục 'đi hỏi vợ', qua nghi thức Dạm Ngõ (tương tự như việc trai gai dating ỡ Mỹ bây giờ) và Đam Hỏi' và người con gai Việt mới có tục 'đi theo chồng' (ở Mỹ còn phải lấy tên họ của chồng nữa), qua nghi thức Rước Dâu, như chúng ta đang làm bây giờ đây.

Hôm nay, sau 3 năm quen nhau và 6 tháng hỏi nhau, thời gian cho Hạnh và Phúc tìm hiểu nhau kỹ hơn và chắc hơn, Hạnh vẫn cảm thấy sống không thể nào thiếu Phúc, và ngược lại, trước tình yêu say mê chân thành của Hạnh, Phúc cũng không thể nào 'say No'! Do đó, mới có ngày thiên định hôm nay, mà bây giờ là giây phút mở màn cho cuộc sống lứa đôi của Hạnh và Phúc, qua nghi thức Rước Dâu. Say đây tôi xin phép lược qua tiến trình Rước Dâu..."

Những lời mở đầu cho nghi thức Rước Dâu phát hình trên màn ảnh TV vừa xong, Phúc liền xuất hiện, đứng đằng sau lưng Hạnh, mắt nhìn vào hai nhân vật chính trong phim, qua những mục hai họ ngỏ lời với nhau, chú rể tiếp nhận cô dâu, hai họ chào nhận diện nhau, cha mẹ nhắn nhủ dâu rể, dâu rể chào nhận hai họ, hai họ cùng tham dự tiệc v.v. Hạnh nhớ nhất lời chúc của người anh trong lúc Hạnh cùng Phúc đi nhận họ và nhận qua của thân thuộc hai bên.

"Cac em thân mến, tất cả những gì thiết yếu cho đời sống hôn nhân, cac em đã được chỉ dẫn trong sau tháng tham dự khóa Dự Bị Hôn Nhân của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tổ chức, cũng như qua cac lời chỉ bảo của ông ba, cha mẹ, chú bac, cô dì v.v. Phần anh chị, anh chị chỉ xin hai em nhớ kỹ một điều. Đó là vợ chồng yêu thương nhau không phải là việc đi làm business, lời thì nhào vô đầu tư và cạnh tranh, lỗ thì khai bànkruptcy, ly dị. 60% tỷ lệ ly dị hiện nay tại Hoa Kỳ là phản ảnh tinh thần yêu thương vợ chồng theo kiểu cach và tinh thần làm ăn nay. Nếu làm ăn là kiếm lời thì yêu nhau nói chung và yêu thương vợ chồng nói riêng chính là chịu lỗ. Không chịu lỗ mà chỉ ham lợi trong đời sống yêu thương vợ chồng, thì chính lúc cần phải hy sinh và tha thứ mới thực tình và hết tình yêu thương nhau, người ta lại bỏ nhau..."

Gật gù, Hạnh thầm nghĩ: Phải, anh đã nói rất đúng "chính lúc cần yêu thương nhau thì người ta lại bỏ nhau", như nha em đối với em. Thế nhưng, em vẫn chưa hiểu tại sao "yêu thương là chịu lỗ", như trường hợp của em đây, mà vẫn không thấy lợi gì cả, trai lại, trong cái xã hội sặc mùi ca nhân chủ nghĩa có tính cach competition và championship, đến nỗi được hợp pháp hoa thành một quyền làm người, thì "chịu lỗ" như trường hợp của em chỉ chờ ngày khánh kiệt, ngày ly dị mà thôi!


Lễ Cưới: Kết Ước Hôn Nhân

Cuốn băng hình ngày thành hôn của Hạnh và Phúc tiếp tục trình chiếu trên màn ảnh TV. Đam cưới theo kiểu Mỹ, ông bố dẫn con gai mình từ dưới cuối nha thờ lên cung thành để trao cho chàng rể. Đam cưới của Hạnh, vì đã rước dâu rồi, nên, theo phép đời, kể như Phúc đã là vợ của chàng. Bởi thế, trong lễ cưới, hai vợ chồng chàng phải chính thức đi với nhau đến trước thành nhan Chúa, để được Ngài, qua Giáo Hội, thành hoa và chúc lành cho bằng Bí Tích Hôn Phối. Đang khi hai vợ chồng chàng từ dưới cuối nha thờ tiến lên cung thành, nơi vị chủ tế đứng chờ sẵn, thì cộng đoan quay xuống nghênh đón hai người lên, từ trên bục giảng phát ra những lời nhập lễ:

"Ngày xửa ngày xưa, xưa như trai đất, lúc mà thiên nhiên còn tinh nguyên mới mẻ như một mùa xuân muôn thuở, trong một vườn trai cây thơm ngon tươi tốt, giữa muông chim cầm thú hiền lành dễ thương, có trời cao chứng giam, một cặp trai gai trẻ trung, vẹn toan tai sắc và đức độ, đã chính thức thành hôn với nhau. Câu mà người con trai nói với người con gai bấy giờ để nhận nàng làm vợ, không ngờ, đã trở thành một câu nói thời danh cho đến ngày hôm nay, một mẫu ngôn cho mọi cuộc hôn nhân của tất cả những cặp trai gai muốn lập gia đình như họ. Câu nói bất hủ danh bất hư truyền đó là: 'Nàng là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi' (STK 2:23).

Thiên Chúa, Đấng đã kết nghĩa xe duyên cho đôi tân hôn đầu tiên nay, rất hai lòng về việc thành hôn của họ, một việc làm theo chức phận được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa của họ, 'có nam, có nữ' (STK 1:27), để họ có thể phản ảnh trung thực bản tính thần linh của 'Thiên Chúa là Tình Yêu' (1Gioan 4:8,16). Thế rồi, được Ngài chúc phúc, từ đó, con người đã 'sinh sôi nẩy nở làn tran khắp mặt đất' (STK 1:28). Cho tới ngày hôm nay, ngày thiên định cho một cặp nam nữ, trong số con chau 'đông như sao trời, như cat biển' (STK 22:17) của loai người, theo duyên số, gặp nhau, thương nhau, và sắp sửa long trọng lập lại lời hôn ước bất hủ của nguyên tổ, bằng một cach diễn tả thực tế hơn, để chấp nhận sống đời vợ chồng với nhau:

"Tôi, Giuse Tôn Vinh Hạnh, nhận em Maria Kiều Diễm Phúc làm vợ... Tôi, Maria Kiều Diễm Phúc, nhận anh Giuse Tôn Vinh Hạnh làm chồng... và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh/em ... mọi ngày suốt đời tôi" (Lời Đoan Nguyền trong nghi thức của Bí Tích Hôn Phối)

Để cử hành Bí Tích Hôn Nhân, theo Giáo Hội Công Giáo, chính đôi tân hôn sẽ là thừa tac viên cho mình. Chính vì thế, hôn nhân đối với họ là một cử hành mầu nhiệm yêu thương mà họ liên lỉ đồng tế trong đền thành gia đình và trên bàn thờ thân thể nên một của họ. Và cũng vì thế, cuộc sống hôn nhân của họ được bắt đầu bằng Thành Lễ và cử hành trong Thành Lễ, một 'mầu nhiệm thành', 'mầu nhiệm Đức Tin' được liên lỉ đồng tế bởi chính Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngưới, mà đôi tân hôn được kêu gọi để thông dự và hiện thực bằng chính hôn ước và đời sống hôn nhân của mình".

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, vị linh mục đồng bạn với Hạnh hồi hai đứa còn mặc quần thủng đũng, nhong nhong tắm mưa ngoai đường "mà không biết xấu hổ", diễn giảng về mầu nhiệm hôn nhân ngày trước mặt hai vợ chồng chàng:

"Trước nguyên tội, con người 'là một' và 'nên một'. Con người 'là một' khi nhận biết mình: 'Nàng là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi'. Con người 'nên một' sau khi đã nhận biết mình: 'Đó là lý do tại sao người nam bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ mình, và cả hai trở nên một thân thể' (STK 2:24).

Thế nhưng, ngày sau nguyên tội, con người đã 'không còn là một' và 'đã trở thành hai'. Con người đã 'không còn là một', khi họ 'nhận thấy mình trần truồng' (STK 3:7), lấy là vả che đi bộ phận 'khác phái' của mình. Con người 'đã trở thành hai', khi bị Chúa hạch hỏi về việc ăn cây Ngài cấm, đã tự ai chữa mình và đổ lỗi cho nhau: 'Người nữ mà Chúa cho ở với tôi, nàng đã đưa cho tôi trai cây ấy nên tôi mới ăn' (STK 3:12).

Do đó, theo Kitô giáo, hôn nhân là một tiến trình trở về tình trạng hiệp nhất nguyên thủy của 'con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa' (STK 9:6) 'có nam, có nữ'. Chính vì thế mà khi nhóm biệt phái hỏi Chúa Giêsu có được phép ly dị vợ mình không mà tại sao Moisen lại cho phép ly dị, Người đã lấy lại ý nghĩa nguyên thủy và gia trị đích thực của hôn nhân, một ý nghĩa và gia trị thần linh đã bị 'sự cứng lòng' (Mt 19:8) của con người tục hóa, ý nghĩa và gia trị mà 'ngày bàn đầu không có như vậy' (Mt 19:8).

Tuy nhiên, ý nghĩa nguyên thủy và gia trị đích thực của hôn nhân 'ngày bàn đầu' bị con người 'cứng lòng' tục hóa đã được phục hồi đến một mức độ siêu biệt hơn lúc 'bàn đầu' nữa, khi 'Ngôi Lời hóa thành nhục thể' (Gioan 1:14), cuộc nhiệm hôn giữa thần tính và nhân tính nơi ngôi vị Chúa Kitô. Chúa Kitô đã chẳng so sanh Nước Thiên Chúa như ông vua kia mở tiệc cưới cho con trai của mình đấy ư (x.Mt 22:2-13), mà Người chính là 'Chàng rể' (Mt 9:15). Nhất là khi 'Chàng rể' đa tình nay đã 'vì họ (Giáo Hội) mà tự hiến để họ được thành hóa trong chân lý' (Gioan 17:19).

Theo thành Pháolô, 'đó là một mầu nhiệm cao cả, mầu nhiệm về Chúa Kitô và Giáo Hội Người' (Eph 5:32), một mầu nhiệm làm nên nội dung cho hôn nhân Kitô giáo, mầu nhiệm cần phải được trung thực phản ảnh và sống động diễn đạt bằng chính đời sống hôn nhân của cac cặp vợ chồng Kitô hữu. Đó là lý do mà 'cac người chồng hãy yêu vợ mình như Chúa Kitô yêu Giáo Hội' (Eph 5:25) và 'như Giáo Hội phục tùng Chúa Kitô, cac người vợ cũng phải phục tùng chồng mình trong mọi sự như vậy" (Eph 5:24).

Thành lễ không phải là một cử hành 'mầu nhiệm cao cả, mầu nhiệm về Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngưới' hay sao? Trong việc dâng Thành Lễ, Giáo Hội đã không 'phục tùng Chúa Kitô' khi làm theo lệnh của Người là 'cac con hãy làm việc nay mà nhớ đến Thay' (Lc 22:19) đấy ư! 'Việc' mà Chúa Kitô truyền cho Giáo Hội làm để nhớ đến Ngưới đó không phải hay sao là 'việc' Ngưới yêu Giáo Hội 'đến cùng' (Gioan 13:1), 'việc' 'Người tự hiến cho Giáo Hội để thành hoa Giáo Hội, khi thành tẩy Giáo Hội trong nước bằng quyền năng của lời Người, mà dâng cho Người một Giáo Hội vinh quang, thành hảo, vô nhiễm, không một tì tích gì hết' (Eph 5:25-27).

Vì bản chất là phản ảnh và sứ mệnh là diễn đạt 'mầu nhiệm cao cả, mầu nhiệm về Chúa Kitô và Giáo Hội', mầu nhiệm được cử hành và hiện thực nơi phụng vụ Thành Lễ, mà đời sống vợ chồng Kitô hữu chính là một tiếp diễn hiến lễ đồng tế mầu nhiệm yêu thương..."

Lời giảng thâm thúy của vị linh mục trên màn ảnh nhỏ bị gián đoạn nơi tai của Hạnh bấy giờ, vì tiếng kéo ghế của Phúc ở đằng sau chàng. Quay lại, chàng thấy nàng lặng lẽ ngồi xuống, sau một lúc đứng mỏi chân để xem lại những hình ảnh thân yêu. Hạnh đứng lên đi phá nước uống cho cả chàng lẫn vợ:

- "Em uống chút nước cho đỡ khat..."

- "Cám ơn!" Phúc nhún vài nhìn về phía trước mặt...


Tiệc Cưới: Tân Hôn Khai Trương

Trên TV, cuộn băng hình đã trình chiếu đến phần tiệc cưới. Người ta đi ăn cưới bao giờ cũng đông hơn lễ cưới. Cang ngày người đi ăn cưới cho tiền nhiều hơn là cho qua. Hai vợ chồng chàng đã thay bộ đồ cưới tây phương trong lễ cưới, để mặc bộ đồ cưới quốc phục truyền thống trong tiệc cưới ngày từ đầu. Chương trình tiệc cưới của vợ chồng chàng ngoai ra cũng tương tự như cac tiệc cưới khác. Cũng khai mạc bằng mục nghênh đón cô dâu chú rể, giới thiệu gia đình thân thuộc hai họ, đại diện đôi bên ngỏ lời với quan khách, văn nghệ giúp vui, cô dâu chú rể đi chào quan khách từng bàn, cắt bánh cưới và sau cùng là mục dạ vũ tân hôn. Trong tiệc cưới nay, vui nhất là mục trắc nghiệm da thịt, nhớ nhất là lời chúc của một cô bạn thân của vợ, và tếu nhất là bức thư cắt bánh cưới.

Trong mục "trắc nghiệm da thịt", hai vợ chồng chàng là hai nhân vật chính giúp vui cho tiệc cưới. Nàng phải làm sao tìm ra đúng bàn tay của chồng mình, trong số bảy bàn tay con trai khác nhau, từng người một, được dẫn đến trước đôi mắt bị bịt của nàng. Còn chàng thì lại phải tìm cho ra đâu chính là đôi môi của vợ mình trong số bảy cặp môi son được in trên giấy trong khi mắt chàng bị bịt không thấy gì. Thế mà, cả hai vợ chồng chàng bấy giờ đã tìm ra nhau. Hoạt nào viên làm MC trong tiệc cưới đã phải khen hai vợ chồng chàng đã yêu nhau tới độ "mù quang", nhưng cũng nêu ra một nhận định là trong thời gian quen nhau, hai cô cậu đã sờ mó và hôn hít nhau nhiều, nên mới có kinh nghiệm để tìm ra "da thịt" của nhau dễ dang và chính xac như vậy. "Cái thằng chơi xỏ là thật", Tâm mỉm cười khi nghe thấy Phúc bật ra câu nói tự nhiên ấy.

Trong khi đi chào quan khách từng bàn, Hạnh và Phúc còn phải chịu một trận nữa, nhất là nơi bàn của nhóm bạn bè trẻ trung tinh nghịch. Họ bắt hai vợ chồng chàng, không được đụng tay vào, cùng nhau cắn chung một trai olive đỏ và phải đớp làm sao cho hết mà không được rơi xuống đất, hay phải làm sao cắn được con tôm treo lủng lẳng vào sợi giây của hai trai bong bóng từ từ bay lên giữa hai vợ chồng chàng v.v. Trẻ nghịch thì nghịch vậy chứ cũng thâm đao để. Một trong cô bạn thân của Phúc, sau tuồng thương khó của hai vợ chồng chàng, cậy mình là "gai ba con trông mòn con mắt" trang trọng đứng lên phán:

"Anh chị Hạnh-Phúc rất qúi thương, hạnh phúc hôn nhân chẳng khác nào như ánh sáng của một cây đèn dầu. Nó chỉ sáng khi đèn còn dầu, và sẽ tắt khi đèn hết dầu. Gia đình có thể ví như một cây đèn dầu. Dầu của ánh sáng hạnh phúc hôn nhân đây còn là gì khác ngoai tình yêu vợ chồng. Bao lâu anh chị còn yêu nhau thì hạnh phúc gia đình còn. Thế nhưng, vì dầu yêu thương là để được đốt cho lửa hạnh phúc, nên nó sẽ bị tiêu hào đi nhành chóng, nếu không để ý sẽ bị hết bất ngờ. Những lúc anh chị hy sinh đến mệt mỏi, thậm chí bị thiệt thòi vì nhau, thì chính lúc ấy là lúc ngọn lửa hạnh phúc của chung gia đình anh chị, trong đó tất nhiên có riêng anh/chị, đang thu hút và biến thể anh chị từ dầu tình yêu thành lửa hạnh phúc đấy anh chị ạ. Vậy chúng tôi xin mến chúc anh chị được "hạnh phúc là viên mãn yêu thương".

- "Cái con, không biết nó học triết lý lúc nào vậy nhỉ?", Phúc lại không cầm được mình.

Hạnh hào hứng nhào vô:

- "Coi đây, còn một màn để đời nữa".

Khi ấy trên TV, cuốn băng hình trình chiếu đến mục bắt đầu cắt bánh cưới. Tuy nhiên, xướng ngôn viên vừa tuyên bố cắt bánh cưới và mời cô dâu chú rể sửa soạn thì từ dưới có người đưa lên cho xướng ngôn viên một bức thư. Nhìn bao thư, thấy đề "express màil" với mấy chữ "xin mở ra đọc ngày lập tức khi nhận được thư nay". Xướng ngôn viên hỏi ý của cô dâu chú rể. Hai người lấy làm thắc mắc, liền nhìn nhau rồi chẳng ai bảo ai tự động gật đầu. Bức thư được xé ra và công bố:

"Hạnh, hôm nay là ngày vui nhất trong đời của mày. Dù có uất ức với mày mấy đi nữa, tao cũng đanh nuốt hận để mừng chúc mày. Tao 'mừng' mày, vì mày khù khờ mà chơi ngon lắm, đã lấy được Phúc là người tình lý tưởng của tao, người đẹp mà tao, dù có số đao hoa 'lắm mối' đi nữa, cũng không thể nào lọt được vào mắt xanh lè của nàng như mày. Bởi thế, tao 'chúc' mày, sau khi lấy được thần tượng của tao, đừng đặt nàng lên bàn thờ để mà cung kính, trai lại, hãy enjoy nàng cho xả làng. Tao chúc mày 'enjoy xả làng nàng' như thế không phải là muốn trả thù đời nàng cho bõ ghét đâu nghe! Cứ đọc tiếp rồi mày sẽ hiểu ý tao. Tao 'chúc' cho vợ chồng mày một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc xả làng: đêm nào cũng là đêm động phòng, và tuần nào cũng là tuần trăng mật!

Nghe lời chúc hôn của tao, chắc hai vợ chồng mày đang cười khúc khích hay nhúc nhích với nhau phải không? Nếu chúng mày cười sung sướng theo kiểu ngứa ngày thì được. Bằng nếu dám cười tao thì chúng mày hãy liệu hồn đấy. Tao cho chúng mày biết, kinh nghiệm đào hoa giang hồ của tao đã cho tao thực nghiệm đúng là 'lắm mối tối nằm không'. Nói như thế không có nghĩa là cho đến bây giờ tao vẫn 'độc thân bất đắc dĩ' đâu nhé. Thế nhưng, tao thực sự đã cố tìm lắp vào mật khu xương sườn cụt của tao bao nhiêu khúc rồi mà vẫn không có cái nào vừa cả, vẫn thấy thiếu hụt, chưa fulfill, chưa complete, như trường hợp chính thức của hai vợ chồng mày đêm nay.

Tuy nhiên, (chắc tao sắp say rồi đó), nếu đêm nay, vì một lý do nào đó, mày chợt khám phá ra chiếc xương sườn cụt của mày không vừa với mày, tức là nàng không phải là của mày, mày đã cầm nhầm của tao, (thảo nào tao tìm mãi cũng không có cái nào vừa), phải trả lại cho tao nghe chưa. Ngược lại, nếu qủa thật nàng đúng là 'xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi', 'perfect match', thì hãy ân cần và cẩn thận giữ lấy như 'là một' bản thân của mày. Bằng không, tao cam đoan với mày là mày sẽ không bao giờ tìm được một xương sườn cụt nào khác vừa và hợp với mày nữa đâu. Vì hôn nhân, theo quan niệm của một thằng ngoại giáo như tao, thật là một việc thiên định. Chính vì nó là một việc thiên định như thế mà đạo của mày mới có câu (mà mày đề trong thiệp cưới của mày đó): 'Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loai người không được phép phân ly' (Mt 19:6).

Nếu Thiên Chúa của mày đã thực sự kết hợp hai vợ chồng mày 'nên một', và cả hai vợ chồng mày cũng đã nhận ra điều đó, bằng hôn ước trên bàn thờ trước Đấng Tối Cao, thì trên thực tế, khỏi cần tao nói, khôn như chúng mày, chúng mày cũng tự biết phải làm sao để 'nên một' tức 'becoming one', và 'là một' tức 'being one'. 'Becoming one' và 'being one' như thế nào và ở chỗ nào chúng mày có biết không? Bây giờ là lúc chúng mày sắp cắt bánh cưới phải không? Vậy hãy nhìn vào bánh cưới và rượu cưới để bên cạnh nó, chúng mày sẽ thấy ý nghĩa và tinh thần của hôn nhân là 'nên một' và 'là một'.

Bánh cưới là tượng trưng cho một cái gì ngọt ngao, mềm mại' còn rượu cưới là tượng trưng cho cái gì nồng nàn, say mê. Với bản chất tượng trưng của mình, bánh cưới chính là tiêu biểu cho cô dâu và rượu cưới chính là tiêu biểu cho chú rể. Vậy, để 'becoming one' và 'being one', chồng phải trở nên mềm mại, ngọt ngao, cho dù có nhoe nhoét messy như tấm bánh bị phân chia, cũng như vợ phải trở nên nồng nàn, say mê, cho dù có cay đắng chua chát như chất rượu uống vào, để vợ chồng có thể ngon lành và say sưa thưởng thức nhau, và nhờ được tiêu biến trong nhau như của ăn và thức uống, cả hai sẽ thành máu huyết của nhau. Như thế không phải là nghệ thuật 'nên một' và 'là một' trong đời sống vợ chồng hay sao hả?"

Cuộn băng hình của ngày thành hôn tiếp tục trình chiếu. Nó không biết gì đến hai khán giả của nó bấy giờ không còn thiết tha theo dõi nó nữa. Họ đang ghi chặt lấy nhau: vợ nức nở trên vai chồng, chồng ngậm ngùi vuốt vuốt tóc vợ... Choang cả hai tay ôm trọn tấm thân ngọc nga của vợ trong lòng của mình, Hạnh chợt cảm thấy ngày bên cạnh ngực mình, chỗ cạnh sườn của mình là chính người vợ đang nép thân vào mình, thật đúng như lời Kinh Thành: "Nàng là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi".

- "Anh tưởng mình đã 'cầm nhầm' cái xương sườn cụt của hắn rồi chứ!"

Hạnh thỏ thẻ bên tai vợ. Trong khi đó, Phúc cứ úp mặt vào ngực chồng:

- "Đúng, anh qủa thực đã 'cầm nhầm' cái xương sườn cụt của người tình không chân dung của em!"

- "Ủa, thật hả cưng?"

Phúc đẩy ngực chồng ra, nhìn thẳng vào mặt chồng:

- "Thần tôi tự ai của em chứ còn ai!"

Cầm món qua cưới mà Phúc nhường cho mình đem đi vẫn để ở bên cạnh chưa kịp cho vào vali, Hạnh trao cho Phúc:

- "Thế thì món qua thành hôn nay lại được treo lên chỗ cũ..."
-
Hai vợ chồng chẳng ai bảo ai âm thầm nhìn kỹ lại nội dung của món qùa cưới được khắc trên một miếng kim loại mầu xanh dương dính vào tấm gỗ gụ, với những giòng Việt ngữ sắc nét mầu vàng nhũ:

Gia Đình Cao-Bùi hân hoan mừng chúc

Đôi Tân Hôn Giuse Tôn Vinh Hạnh và Maria Kiều Diễm Phúc
Thành hôn vào ngày áp lễ Thánh Gia 1993
"Hạnh Phúc là Viên Mãn Yêu Thương"

1. Hôn nhân do "Thiên Chúa là Tình Yêu" xe duyên kết nghĩa.
2. Bởi đó, một khi đã tự tình lấy nhau, không ai được phép phân ly.
3. Lấy nhau là chấp nhận hoan toan con người của nhau, dù tốt hay xấu.
4. Bởi đó, phải biết thông cảm, bù đắp và tha thứ cho nhau.
5. Lấy nhau là thề hứa yêu nhau trọn đời, không phải chỉ một thời.
6. Bởi đó, dù gian nàn khốn khó cũng không bao giờ bỏ nhau.
7. Lấy nhau không phải vì tình yêu đã viên mãn.
8. Bởi đó, tình yêu sẽ viên mãn khi hai vợ chồng biết 'nên một' và 'là một'.
9. Tình yêu từ "Thiên Chúa là Tình Yêu" phát xuất.
10. Bởi đó, chỉ yêu nhau như Thiên Chúa, hôn nhân mới hạnh phúc.

Trên TV, theo tiếng nhạc khiêu vũ kích động của tiệc cưới đang trình chiếu mục dạ vũ tân hôn, từng cặp một đang nhộn nhịp quay cuồng nhảy nhót, trong đó, có hai vợ chồng chàng. Hạnh âu yếm nhìn vợ:

- Với rượu cưới, chúng ta hớn hở dìu nhau theo điệu nhạc trần thế. Mà kết thúc là ly dị của ngày hôm nay. Phải chăng tình yêu hôn nhân của chúng ta như rượu cưới Cana đã chợt hết. Cũng mày, nhờ Mẹ Maria, Đấng mà chúng ta vẫn dâng gia đình của mình cho Người bằng câu than thở: 'Khiết Tâm Từ Mẫu Maria: Tổ Ấm của gia đình chúng con', hằng hiện diện giữa chúng ta như trong tiệc cưới Cana xưa đã kịp thời xin Chúa Giêsu Con Mẹ biến tình yêu tự nhiên của vợ chồng chúng ta thành một thứ rượu ngon hơn trước (x.Gioan 2:10), tức thành một thứ tình yêu siêu nhiên, tình yêu trọn hảo, để từ nay, chúng ta có thể say sưa dìu nhau theo Vũ Điệu Ân Tình Thành của 'Thiên Chúa là Tình Yêu'.

Phúc tiếp ứng lời chồng:

- Như thế có phải

"Vũ Điệu Ân Tình Thành" là:

1. Vợ chồng yêu nhau vì ai cũng là 'người của Chúa cho ở với mình' (STK 3:6,12).
2. Vợ chồng là 'người của Chúa' vì chính Ngài đã xe duyên kết nghĩa cho mình.
3. Vợ chồng yêu 'người của Chúa cho ở với mình' như thế chính là yêu Chúa.
4. Yêu Chúa phải yêu bằng tình yêu của chính Ngài mới có thể và mới xứng đang.
5. Yêu Thiên Chúa bằng tình yêu của chính Ngài là để Ngài yêu nhau trong mình.
6. Để Thiên Chúa yêu trong mình, vợ chồng sẽ trở thành hiện thân của tình yêu Ngài.
7. Vợ chồng trở thành hiện thân của tình yêu Thiên Chúa như Chúa Kitô và Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người 'nên một' (Gioan 17:22) .