Lebanon: “Những Ngày Lịch Sử Cuối Cùng”?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, cảm nhận, tổng hợp và tuyển dịch
Do Thái và Trung Đông: Dấu Chỉ Thời Đại?
Tại Lebanon, trong bài nói của mình vào ngày 11/5/1997, Đức Gioan Phaolô II đã phát biểu một câu nói đã làm cho người viết khi vừa đọc thấy liền cảm thấy hết sức rùng mình, và giờ đây, trước tình hình xung đột đang dữ dội xẩy ra gần một tháng trời, giữa lực lượng quân sự Do Thái và nhóm dân quân Hezbollah ở Lebanon, chợt nhớ lại những lời này, tôi càng cảm thấy câu nói ấy có tính chất ‘dấu chỉ thời đại’ làm sao ấy. Câu nói đó là:
· “Tất cả chúng ta đang sống trong Mùa Vọng của những ngày lịch sử cuối cùng, và tất cả chúng ta đang nỗ lực sửa soạn đón Chúa Kitô đến để thiết dựng vương quốc của Thiên Chúa đã được Người loan báo - We are all living in the Advent of the last days of history, and all trying to prepare for the coming of Christ, to build the kingdom of God which he proclaimed” (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 14/5/1997, trang 2).
Phải chăng những diễn tiến xung đột đang xẩy ra đặc biệt ở Lebanon cũng như tại Iraq nói riêng, và ở toàn bộ Trung Đông nói chung, một vùng đất bao gồm Phi Châu và nhất là Á Châu (với các quốc gia Phi Châu như Ai Cập và Sudan; Á Châu như Thổ Nhĩ Kỳ, Cyprus, Lebanon, Do Thái, Jordan, Iraq, Iran, Saudi Arabia, Kuwait, Oman, Qatar, Syria, United Arab Emirates, Yemen Sana và Yemen Aden), cả hai nơi đều liên quan tới dân nước Do Thái, một thành phần mà cuối cùng sẽ được Giavê đoái thương ra tay cứu độ (x Rm 11:25-26), là ‘dấu chỉ thời đại’ cho thấy “Tất cả chúng ta đang sống trong Mùa Vọng của những ngày lịch sử cuối cùng?
Không ai có thể quả quyết rằng thực sự “Tất cả chúng ta đang sống trong Mùa Vọng của những ngày lịch sử cuối cùng?” Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hơn bao giờ hết, tình hình Trung Đông đang càng ngày càng căng thẳng, một tình hình căng thẳng càng ngày càng trầm trọng và lan rộng, hầu như không có một thẩm quyền quốc tế nào có thể can thiệp và giải quyết nổi. Điển hình nhất là ở Palestine từ năm 2000, và ở Lebanon từ ngày 12/7/2006.
Thế nhưng, tại sao lại có chuyện xẩy ra cuộc xung đột gay go dữ dội hình như bất khả chấm dứt từ đầu thế kỷ 20, giữa Do Thái và các nước trong vùng thuộc Khối Ả Rập Hồi Giáo nói chung, và giữa Do Thái với các nhóm dân quân khét tiếng khủng bố nói riêng, như nhóm Hamas ở Palestine và nhóm Hezbollah ở Lebanon?
Tình Hình Căng Thẳng giữa Do Thái và Các Nước Ả Rập Hồi Giáo ở Trung Đông
Nhìn tổng lược thì vùng đất Trung Đông và lịch sử Trung Đông là một vùng đất giằng co và giành giật ngay từ đầu. Diễn tiến có thể tóm gọn như sau:
1000 BC - Vương Quốc Do Thái: Vào cuối thiên kỷ thứ hai trước Chúa Kitô Giáng Sinh, Moisen dẫn dân Do Thái ra khỏi nước Ai Cập để đến “Đất Hứa” là Canaan. Vào đầu thế kỷ 12 BC, miền này đã bị dân du mục Philistines chiếm cứ khoảng 150 năm. Có những lúc người Hy Lạp và Rôma đã gọi miền này là “Đất của Người Philistines” và tên gọi Palestine được phát xuất từ đó. Dân Do Thái đã thành lập vương quốc của mình dưới thời vua Saolê vào khoảng năm 1020 BC. Đền thờ Giêrusalem được xây cất và hoàn thành vào đời vua thứ ba của vương quốc Do Thái là Solomon. Đến độ năm 950, tức sau đời vua Solomon, thì vương quốc Do Thái trở thành hai nước: nước Israel có thủ đô là Samaria, và nước Giuđa có thủ đô là Giêrusalem.
312 AD - Kitô Giáo và Thánh Địa: Qua các thế kỷ, Palestine bị các đế quốc cai trị, như đế quốc Ba Tư, Babylon, Assyria, Hy Lạp và Rôma; đế quốc cuối cùng kéo dài tới cả thời của Chúa Giêsu. Vào năm 312 sau Chúa Kitô Giáng Sinh, Hoàng Đế Rôma Constantine trở lại Kitô giáo, và Giêrusalem trở thành mục tiêu hành hương của Kitô hữu. Truyền thống cho rằng Chúa Giêsu bị đóng đanh và chôn táng ở địa điểm Ngôi Thánh Đường Mồ Thánh ở Giêrusalem bây giờ.
691 – Ngôi Đền Hồi Giáo ở Giêrusalem: Những người Ả Rập Hồi Giáo, dưới quyền lãnh đạo của Umar đã chiếm Palestine vào năm 640, và vào năm 691 đã xây cất một trong những đền thờ linh thánh nhất của Hồi Giáo ở đó là Ngôi Vòm Đá, ngay ở vị trí của Ngôi Đền Do Thái đã được vua Solomon xây cất ở Giêrusalem trước kia. Địa điểm này được chọn để xây đền thờ Hồi Giáo vì chỗ ấy được tin rằng là nơi tiên tri Mohammed về trời.
1516 – Đế Quốc Ottomans: Mảnh đất Thánh Địa tranh chấp giữa Do Thái và Palestine này được chấm dứt vào năm 1291 khi đám nô lệ hiếu chiến Mamluks nổi dậy lất đổ những nhà cầm quyền Ai Cập và thiết lập triều đại trong vòng 260 năm ở Trung Đông. Sau đó, họ bị những người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman lật đổ và chiếm Palestine gần 300 năm.
1882 – 1897 –
Phong Trào Quốc
Gia:
Để
phản
ứng trước
tình trạng
càng ngày càng tăng
về
việc
chống
lại
giống
dân Semitism (cả
Do Thái lẫn
Ả Rập)
ở Âu Châu
vào cuối
thế
kỷ
19, một
số
người
Do Thái Âu Châu có uy thế
đã thành
lập
một
phong trào gọi
là Zionism (Do Thái Phục
Quốc)
với
mục
đích
để tái
thiết
quê hương
Do Thái
ở
Palestine. Trong những
năm
trước
Thế
Chiến
I (1914-1918), những
nhà Phục
Quốc
Do Thái thiết
lập
được 12
thuộc
địa
ở
Palestine giữa
một
thành phần
dân chúng hầu
hết
là
Ả
Rập
và Hồi
Giáo. Nhiều
cuộc
định cư
của
người
Do Thái
đã
xẩy
ra
ở
phần
đất mua
được từ
những
người
Ả Rập.
Phong trào quốc
gia bấy
giờ
cũng
bắt
đầu nổi
lên
để
chống
lại
việc
thống
trị
của
người
Thổ
Nhĩ
Kỳ.
1917 – Arhtur J. Balfour: Sau Thế Chiến I, Hiệp Vương Quốc (United Kingdom of Great Britain) kiểm soát Palestine và chấp nhận tư tưởng của Bộ Trưởng Ngoại Giao Arthur J. Balfour về “một ngôi nhà quốc gia” cho những người Do Thái. Hiệp Vương Quốc cũng hứa tôn trọng quyền lợi của những người không phải là Do Thái ở miền ấy, và cho phép các vị lãnh đạo Ả Rập được quyền tự trị. Tuy nhiên, chính vì thế mới có chuyện hiểu lầm tai hại là những người Ả Rập tưởng Palestine là một quốc gia độc lập của người Ả Rập là những gì không đúng với ý định của Hiệp Vương Quốc.
1920 – Đụng độ vũ khí: Hiệp Vương Quốc Anh bắt đầu cai trị Palestine năm 1920. Họ tuyên bố sẽ thiết lập một quê hương cho người Do Thái ở vùng này, thế nhưng quê hương này sẽ hiện diện ở Palestine và không bao gồm toàn xứ sở ấy. Bởi thế đã xẩy ra ngay trong năm nay những cuộc nổi loạn của người Ả Rập chống lại phong trào Phục Quốc Do Thái, và năm 1929, một cuộc tranh chấp về Bức Tường Than Khóc đã châm mồi cho cuộc nổi loạn nữa của người Ả Rập và gây nên một cuộc triệu tập Thánh Chiến Hồi Giáo. Kết quả là những người Do Thái bắt đầu tự vệ và cả hai bên gây ra những cuộc khủng bố tấn công nhau.
1937 –
Đức
Quốc
Xã Nazi:
Cuộc
nổi
dậy
của
Đức
Quốc
Xã
ở
Âu Châu
đã
tăng
sức
cho phong trào Phục
Quốc
Do Thái, và Hiệp
Vương
Quốc
đã tăng
con số
di dân Do Thái về
Palestine từ
5 ngàn vào năm
1932 lên 62 ngàn vào 3 năm
sau
đó.
Sợ
rằng
những
người
Do Thái sẽ
nắm
quyền
kiểm
soát, những
người
Ả Rập
đã bắt
đấu thực
hiện
một
loạt
tấn
công và tẩy
chay. Một
ủy ban của
Hiệp
Vương
Quốc
dự
định là
Palestine phải
được phân
chia thành nước
Do Thái,
Ả
Rập
và Hiệp
Vương
Quốc,
một
điều
đã
được
thành phần
Phục
Quốc
Do Thái
ưng
thuận
không cần
suy nghĩ.
Thế
nhưng
những
người
Ả Rập
bác bỏ
tư
tưởng
này, cương
quyết
chống
lại
dự
án thành lập
một
quốc
gia Do Thái. Trong vòng 12 năm,
từ
1933
đến
1945, thời
gian tế
thần
(Holocaust) dân Do Thái, Adolf Hitler của
Đức Quốc
đã bách hại
những
người
Do Thái và các
đám
dân thiểu
số.
Đức Quốc
Xã
đã
sát hại
khoảng
6 triệu
người
Do Thái trong khoảng
thời
gian
ấy.
1939-1947 - Thế Chiến Thứ Hai: Các người Do Thái tị nạn từ cuộc bách hại để Tế Thần ở Âu Châu đã đổ về Palestine vào thời Thế Chiến Thứ II (1939-1945), khiến cho việc thành lập một quốc gia Do Thái lại càng trở nên khẩn trương. Những người Ả Rập thành lập Hiệp Hội Ả Rập như là một lực lượng chống lại phong trào Phục Quốc Do Thái. Vào năm 1947, Hiệp Chủng Quốc đã bỏ phiếu để phân chia Palestine thành hai quốc gia Ả Rập và Do Thái, trong đó nước Do Thái chiếm 55% lãnh thổ bên phía tây sông Dược-Đăng (Jordan), còn Giêrusalem được ấn định là một khu vực quốc tế.
1948-1949 – Độc lập, chiến tranh và đình chiến: Bản tuyên ngôn của nhà lãnh đạo phong trào Phục Quốc Do Thái David Ben-Gurion ở Tel Aviv ngày 14/5/1948 công nhận Do Thái là một quốc gia độc lập đã châm mồi cho lực lượng đồng minh Ai Cập, Syria, Transjordan, Lebanon và Iraq thực hiện việc tấn công xâm chiếm nước Do Thái. Thế mà, sau 15 tháng, những người Do Thái chẳng những không bị thua mà còn nới rộng quyền lực của mình tới miền bắc Galilê và miền nam Negev. Việc đình chiến bảo đảm đã chia cắt Giêrusalem giữa Do Thái và Jordan, nhưng còn số mệnh của 400 ngàn người Ả Rập Palestine chạy loạn trong thời gian chiến tranh đang ở những lều trại gần biên giới không được giải quyết.
1956 – Cuộc chiến ở Sinai: Những cuộc săn bắt và nổi dậy giữa những người Ả Rập và Do Thái, cùng với việc Ai Cập chiếm Kinh Đào Suez đã khiến Do Thái xâm chiếm Đảo Sinai. Trong khi Pháp và Hiệp Vương Quốc kiểm soát kinh đào Suez thì Do Thái chiếm giải Gaza và Sharm el Sheikh ở mũi nhọn Đảo Sinai là chỗ kiểm soát ngõ ra vào Vịnh Aqaba và Ấn Độ Dương. Do Thái đã rút quân vào năm 1957 khi vịnh này được Liên Hiệp Quốc bảo toàn.
1959 – Al Fatah và PLO: Yasser Arafat và Abu Jihad (Khalil al-Wazir) thành lập Al Fatah, một từ ngữ viết tắt của Phong Trào Quốc Gia Giải Phóng Palestine (Palestine National Liberation Movement). Phong trào này phát triển nhanh chóng vào thập niên 1960 và trở thành một lực lượng lớn nhất và giầu nhất của phe Palestine. Vào năm 1969, Arafat trở thành chủ tịch của phong trào này PLO (Palestine Liberation Organization), một nhóm được thành lập từ năm 1964 như là một cái dù che chở cho những khối khác nhau đang tham chiến chống đánh Do Thái. Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu ban cho PLO vị thế làm quan sát viên ở Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/1974.
1967 – Cuộc chiến 6 ngày: Vào Tháng 5/1967, Ai Cập đóng Vịnh Aqaba không cho tầu bè của Do Thái đi lại, và bắt đầu vận động lực lượng tấn công Do Thái. Syria và Jordan cũng tiến đến chỗ tấn công Do Thái. Để đối đầu, Do Thái đã tấn công họ. Từ ngày 5/6, không quân Do Thái đã phá hủy các máy bay của Ai Cập còn ở trên mặt đất. Được yểm trợ bởi không lực trên trời, các đoàn xe tăng và bộ binh của Do Thái đã chiếm đảo Sinai 3 ngày. Ngoài ra, Do Thái cũng làm chủ cả vùng Cao Nguyên Golan, miền Tây Ngạn Sông Dược-Đăng, bao gồm cả Cổ Thành Giêrusalem (là nơi sau này Do Thái chiếm cứ), và giải Gaza. Cuộc chiến này đã được chấm dứt vào ngày 10/6, nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp.
1970 – PLO bị đẩy lui: Những cuộc đụng độ bằng những loại súng cối giữa Do Thái và Palestine ở Jordan, cùng với những cuộc không tặc do các tay hiếu chiến Palestine gây ra, đã khiến cho người ta sợ rằng Jordan có thể sẽ bị PLO chiếm cứ. Quân đội Jordan đã đẩy lui PLO ra khỏi xứ sở của họ vào năm 1971, và PLO tái định quân tại Lebanon. Vào Tháng 9/1972, một nhóm hiếu chiến được gọi là Tháng Chín Đen đã giết chết 11 lực sĩ Do Thái tại Thế Vận Hội ở Munich Đức Quốc.
1973 – Cuộc chiến tranh Yom Kippur: Ai Cập và Syria cùng nhau tấn công Do Thái vào ngày 6/10 năm này, ngày lễ Yom Kippur của Do Thái. Iraq cũng tham gia cuộc tấn công ấy, và các quốc gia Ả Rập khác ra tay hỗ trợ cuộc tấn công. Bị đánh bất ngờ, Do Thái đã mất mấy ngày để lấy lại thăng bằng, với số tử thương nặng nề, nhưng đã đẩy lui được lực lượng tấn công. Thậm chí Do Thái đã đẩy lực lượng Ai Cập sang bên kia Kinh Đào Suez và chiếm vùng tây ngạn kinh đào này. Do Thái cũng chiếm những vùng lớn của lãnh thổ Syria trước khi các lực lượng Ả Rập đồng ý ngừng chiến do Liên Hiệp Quốc sắp xếp. Qua một loạt hiệp ước năm 1974, Do Thái đã đồng ý rút lực lượng của họ khỏi kinh đào Suez về lại Sinai và tiến đến chỗ ngừng chiến với Syria. Thế nhưng, cuộc chiến này đã làm cho Do Thái trở thành một quyền lực chủ chốt trong vùng.
1979 – Những hiệp ước Camp David: Ai Cập và Do Thái đã ký một hiệp ước hòa bình vào ngày 26/3 chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh xẩy ra giữa họ trong 30 năm qua. Để đáp lại việc Ai Cập nhìn nhận Do Thái có quyền hiện hữu, Do Thái đã trả lại cho Ai Cập Đảo Sinai. Hai nước này còn chính thức thiết lập ngoại giao với nhau nữa.
1982 – Cuộc
chiến
ở
Lebanon:
Chỉ
sau ít tuần
rút khỏi
Sinai, những
chiếc
phản
lực
của
Do Thái
đã
dội
bom các thành trì của
PLO
ở
Beirut và miền
nam Lebanon bằng
những
cuộc
săn
đuổi
trả
đũa. Sau
đó ít lâu,
quân
đội
Do Thái
đã
xâm chiếm
Lebanon và bao vây Beirut
đang
lưỡng
lự
thương
thảo
với
PLO. Sau 10 tuần
lễ
hết
sức
trốn
tránh, PLO
đồng
ý rời
Beirut dưới
sự
bảo
vệ
của
một
lực
lượng
đa quốc
và tại
định quân
ở các quốc
gia
Ả
Rập
khác. Giai
đoạn
này
đã
làm lũng
đoạn
vai trò lãnh
đạo
của
PLO. Do Thái
đã
rút quân khỏi
hầu
hết
ở Lebanon
vào năm
1985, nhưng
tiếp
tục
giữ
một
giải
đất dọc
theo lãnh thổ
của
mình do họ
chiếm
cứ
vào năm
1978. Do Thái
đã
rút quân khỏi
miền
nam Lebanon vào tháng 5/2000.
1987 – Cách mạng Intifada: Sau 20 năm bị chiếm cứ, những người Palestine ở giải Gaza, vùng Tây Ngạn và Giêrusalem nổi loạn chống lại những người Do Thái. Những cuộc cách mạng này tiếp tục xẩy ra nhiều năm, và Yasser Arafat đã tuyên bố rằng PLO là chính phủ lưu vong của “Quốc Gia Palestine”. PLO chính thức công nhận quyền hiện hữu của Do Thái vào năm 1988. Tuy nhiên, trong những cuộc điều đình về hòa bình không có PLO.
1993 – Bắt tay hiệp định: Những cuộc điều đình bí mật ở Oslo, Na Uy, giữa Do Thái và PLO đã đưa đến việc nhìn nhận lẫn nhau, giới hạn phe Palestine tự trị ở Jericho và giải Gaza, và những khoản giành cho một hiệp ước vĩnh viễn trong việc giải quyết tình trạng giải Gaza và vùng tây Ngạn. Bản hiệp định này được ký ở Washington, và được đánh dấu lịch sử bằng cái bắt tay giữa Arafat và Thủ Tướng Do Thái Yitzhak Rabin. Rabin, Arafat và Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái Shimon Peres đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1994 về những nỗ lực của họ.
1994 – Cuộc tàn sát và rút lui: Vào tháng Hai năm này, một tay Do Thái cực đoan đã giết 39 người Palestine khi họ đang cầu nguyện ở một đền thờ vùng Tây Ngạn. Tình hình căng thẳng tăng lên. Tuy nhiên, vào tháng Năm, Do Thái đã rút lui khỏi Jericho ở vùng Tây Ngạn và khỏi giải Gaza. Vào tháng Bảy, Arafat tiến vào giải Gaza và đã bắt các phần tử của Thẩm Quyền Palestine phải thề hứa, thành phần kiểm soát việc giáo dục và văn hóa, tình trạng an sinh xã hội, du lịch, sức khỏe và thuế má.
1995 – Cuộc ám sát Rabin: Vào tháng Chín, Rabin và Peres đã ký một thỏa ước cho phe Palestine được nới rộng quyền tự trị ở vùng Tây Ngạn cũng như cho Thẩm Quyền Palestine được quyền kiểm soát sáu tỉnh lớn ở Tây Ngạn. Rabin đã bị ám sát ở một cuộc xuống đường hòa bình hai tháng sau đó bởi một sinh viên luật Do Thái có liên hệ với những tay cực đoan khuynh hữu.
1996 – Những cuộc bầu cử: Qua những cuộc bầu cử lần đầu tiên chưa bao giờ có của những người Palestine, Arafat đã được nhiệt liệt chọn bầu làm tổng thống của Thẩm Quyền Palestine. Còn bên phía Do Thái thì lại xẩy ra một vụ những tay Hồi Giáo cực đoan cho nổ bom một chiếc xe bus đầy người làm tử thương 25 mạng và gây thương tích cho hằng chục người trong cuộc bầu cử vị thủ tướng Do Thái. Vị lãnh đạo Đảng Likud là Benjamin Netanyahu đã thắng Perez khít khao. Netanyahu và Arafat đã thề hứa hoạt động để đi đến một thỏa ước hòa bình tối hậu. Chính quyền Do Thái sau đó trong cùng năm ấy đã quyết định chấm dứt cuộc ngưng xây cất nơi những vùng chiến đóng. Những cuộc đụng độ đã tiếp tục xẩy ra giữa những người Palestine và kiều dân Do Thái ở những vùng Do Thái chiếm đóng này.
1997 – Vấn đề trả đất, gia cư và Hamas: Tỉnh Hebron ở vùng Tây Ngạn được trả về cho quyền kiểm soát của người Palestine sau 30 năm dưới quyền của Do Thái. Thế nhưng Netanyahu đã phê chuẩn một dự án gia cư Do Thái mới rộng lớn ở phía đông Giêrusalem. Cuộc bạo động bùng nổ. Trong số những cuộc bạo động này quan trọng nhất là vụ ôm bom tự tử tại một khu chợ ngoài trời ở Giêrusalem, sát hại 15 mạng và gây thương tích cho 170 người. Một nhóm Palestine cực đoan đã bắt Hamas phải chịu trách nhiệm về vụ ấy, và Nội Các Do Thái nhấn mạnh là việc điều đình hòa bình chỉ có thể tiếp tục chỉ khi nào chấm dứt các cuộc khủng bố tấn công mà thôi.
1998 – Hòa
ước Wye
Mills:
Sau cả
năm
trời
thương
thảo
tắt
nghẽn
hầu
như
không
đi
đến
đâu và một
cuộc
họp
căng
thẳng
21 tiếng
đồng hồ
được phối
kết
bởi
tổng
thống
Bill Clinton, Netanyahu và Arafat
đã
ký một
bản
điều
đình
land-for-peace ngày 23/10 tại
Wye Mills
ở
tiểu
bang maryland. Bản
điều
đình này
kêu gọi
chấm
dứt
các cuộc
khủng
bố,
tái phối
trí quân
đội
Do Thái, chuyển
14.2% phần
đất thuộc
vùng Tây Ngạn
cho phe Palestine, mở
những
lối
đi an
toàn cho người
Palestine giữa
giải
Gaza và vùng Tây Ngạn,
thả
750 người
Palestine khỏi
ngục
tù của
phe Do Thái và mở
một
phi trường
cho người
Palestine
ở
Gaza.
1999 – Ehud Barak: Trong cuảc bầu cử thủ tướng Do Thái vào Tháng Năm, Ehud Barak thuộc Đảng Lao Động Ôn Hòa đã thắng Netanyahu khít khao. Do Thái đã thả 200 tù nhân Palestine và bắt đầu chuyển vùng đất Tây Ngạn cho thẩm quyền Palestine theo bản điều đình Wye Mills năm trước.
2000 – Cuộc
chiến
không lối
thoát tăng
thêm:
Tổng
thống
Clinton của
Hoa Kỳ
đã
điều
động một
cuộc
họp
thượng
đỉnh giữa
Barak và Arafat
ở
Camp David vào Tháng Bảy
cho hòa
ước
cuối
cùng
được
dự
định cùng
lắm
vào ngày 13/9. Thế
nhưng,
cuộc
điều
đình
đã chấm
dứt
sau 15 ngày, chẳng
có thỏa
ước gì với
nhau cả.
Arafat bác bỏ
lời
điều
đình của
Barak về
việc
cho Palestine kiểm
soát hầu
hết
chứ
không phải
tất
cả
lãnh thổ
bị
Do Thái chiếm
đóng từ
cuộc
Chiến
Tranh Sáu Ngày Năm
1967. Vào cuối
Tháng Chín, nhà lãnh
đạo
chống
nhóm khuynh hửu
Do Thái là Ariel Sharon
đã
dẫn
một
phái
đoàn
đại biểu
đến một
vị
trí
ở
Giêrusalem mà cả
Do Thái lẫn
Hồi
Giáo
đều
coi là linh thánh. Những
đám
đông
người
Palestine
ở
giải
Gaza và vùng Tây Ngạn
đã
bắt
đầu
tấn
công các lực
lượng
an ninh của
Do Thái sau chuyến
viếng
thăm
gây rắc
rối
này. Tình trạng
bạo
loạn
tiếp
tục
xẩy
ra
ở
cả
đôi bên.
Bị
mất
ủng hộ,
Barak
đã
từ
chức
vào Tháng 12, kêu gọi
một
cuộc
bầu
cử
thủ
tướng
vào tháng Hai 2001.
2001 – Sharon và tình trạng bạo động mới: Tổng thống Clinton mãn nhiệm kỳ vào tháng Giêng mà hai phe Do Thái và Palestine vẫn xung khắc nhau. Sau những tháng ngày leo thang bạo động giữa phe Palestine và Do Thái, vị lãnh đạo đảng Likud là Ariel Sharon đã thắng Ehud Barak khít khao vào ngày 6/2. Cuộc khủng bố tấn công Hoa Kỳ ngày 11/9 đã làm phát sinh một tiến trình hòa bình mới ở Trung Đông. Thế nhưng tình trạng bạo động lại bùng nổ vào tháng 12, sau những cuộc nổ bom ở Giêrusalem và ở thành phố Haifa ở miền bắc hải cảng Do Thái, làm cho 25 người Do Thái bị thiệt mạng cùng với 3 tay ôm bom tự sát. Những cuộc tấn công này đã khiến cho quân đội Do Thái phải nhắm những mục tiêu Palestine ở vùng Tây Ngạn và giải Gaza, và tình hình bạo loạn mới lại xẩy ra, gây cản trở cho tiến trình hòa bình một lần nữa.
2002 – Bạo Lực gia tăng bất chấp nỗ lực ngoại giao: Tình hình Trung Đông càng trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Các lực lượng Do Thái xâm chiếm các trại tị nạn của người Palestine để truy lùng những gì phe Do Thái gọi là những tay hiếu chiến, trong khi đó xẩy ra vô số cuộc ôm bom tự sát được thực hiện bởi các tổ chức Hamas, Islamic Jihad và Al A qsa Martyrs Brigades. Vua Saudi là Abdullah đã đưa ra một dự án hòa bình, trong đó phe Palestine phải nhìn nhận quyền lợi của phe Do Thái để đánh đổi những ranh giới đã bị phe Do Thái chiếm đóng trước năm 1967. Tứ Khối Trung Đông là Hiệp Chủng Quốc, Nga, Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Liên Hiệp Quốc sau đó đưa ra một dự án ba giai đoạn đề nghị thành lập một quốc gia Palestine và hòa ước tối hậu vào năm 2003. Thế nhưng các viên chức phe Palestine và Do Thái đều không tiến đến bất cứ một đồng ý nào chính yếu cả.
2003 – “Lộ Trình” tiến đến hòa bình ở Trung Đông: Cuộc cách mạng thứ hai tiếp tục xẩy ra với những cuộc ôm bom tự sát ở Tel Aviv và Haifa. Phe Do Thái trả đũa những tay khủng bố Palestine và những nhà của những tay ôm bom tự sát. Thủ Tướng Sharon tái đắc cử vào Tháng Giêng 2003. Đảng Lao Động chống đối không lấy được lòng dân chúng sau khi vị lãnh đạo của đảng này là Amram Mitzna vận động dự án rút các kiều dân Do Thái và các lính Do Thái khỏi Gaza và tái lập việc thương thảo với người Palestine, kể cả với Yasser Arafat.
2004 – Palestine: khủng bố lắng dịu; Do Thái: bức tường rào cản: Hôm Thứ Hai 22/3/2004, mấy chục ngàn người đã tràn ngập đường phố Gaza City để đưa đám ma nhà sáng lập phái Hamas là Sheikh Ahmed Yassin, người bị Do Thái sát hại vào buổi sáng cùng ngày, vị sáng lập viên kiêm lãnh đạo tinh thần cho nhóm khủng bố Hamas được thành lập từ năm 1987. Chính quyền Palestine tuyên bố 3 ngày thương khóc nhân vật là biểu tượng chống Do Thái này. Sau khi vị lãnh tụ của phái Hamas bạo động nhất Palestine bị hạ sát, bên Palestine tự nhiên ít có những hành động khủng bố tấn công Do Thái một cách ào ạt như trước. Thứ Sáu 9/7/2004, tại Hague, tòa án này đã thúc giục Do Thái hãy hủy bỏ bức tường rào cản này đi ở những vùng đất do họ chiếm đóng. Vì bức tường rào cản này vi phạm đến quyền lợi của dân Palestine. Bức tường rào cản này dài 425 dặm, đã được xây dựng từ năm 2002. Ở một số nơi nó chỉ là hàng rào, và ở các nơi khác nó là một bức tường ximăng cốt sắt. Tòa án này nói rằng mặc dù Do Thái có quyền bảo vệ dân chúng của mình, song vẫn không có đủ chứng cớ thuyết phục là bức tường rào cản khủng bố này cần thiết để đạt được “những mục tiêu về an ninh”. Tóm lại, án lệnh kết luận là luật lệ quốc tế buộc Do Thái chẳng những phải ngưng việc xây bức tường rào cản này mà còn phải hủy bỏ công trình hiện tại nữa. Nhà lãnh tụ Palestine là Yasser Arafat 75 tuổi, qua đời vào sáng Thứ Năm 11/11/2004.
2005 – Palestine: ký kết thỏa ứớc; Do Thái: thực hiện thỏa ước: Thật thế, đầu năm 2005 mở ra một chân trời rất rạng ngời cho Thánh Địa khi hai vị lãnh đạo cao cấp của Do Thái là Sharon và tân Tổng Thống Thẩm Quyền Palestine là Abbas gặp nhau vào ngày 8/2/2005, với những lời tuyên ngôn ngưng chiến và quyết tâm tiến tới hòa bình giữa đôi bên. Hôm Thứ Hai 21/2/2005, ngay sau ngày Bộ Nội Các chấp thuận dự án giải tỏa các vùng dân cư Do Thái ở trên phần đất Palestine Gaza và Tây Ngạn từ năm 1967, Do Thái đã thực sự chính thức trả tự do cho 500 tù nhân Palestine. Thế rồi, bên Do Thái, bất chấp những chống đối nội bộ, cũng đã thực hiện lời hứa quyết rút kui khỏi giải Gaza vào ngày 11-12/9/2005, sau 38 năm chiếm đóng khu vực này, tức từ sau Trận Chiến 7 Ngày năm 1967. Thế nhưng, tiến trình hòa bình như hy vọng đã vươn lên từ đầu năm 2005 sau 8 tháng lầm lì chậm bước đã bắt đầu bị khựng lại vào chiều hôm Thứ Tư 26/10/2005, khi nhóm Thánh Chiến Hồi Giáo tự nhận mình đã thực hiện cuộc tự sát khủng bố tấn công vào một khu chợ trời, 40 dặm hay 64 cây số ở miền bắc thủ đô Tel Aviv, gây thiệt mạng cho 5 người Do Thái, và làm 28 người bị thương, trong đó có 6 người trọng thương.
2006 – Palestine: một chính trường mới: Vào chính thời điểm, Thứ Tư 25/1/2006, Giáo Hoàng Biển Đức XVI ban hành Thông Điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì tại Trung Đông đã diễn ra một cuộc tuyển cử quốc hội, và vào ngày Thứ Năm, 26/1/2006, bầu trời Trung Đông chấn động vì kết quả cho thấy xuất hiện một đảng phát chủ trương bạo động giành được trong tay quyền lực chính trị ở ngay vùng đất vốn đã nóng bỏng suốt cả nửa thế kỷ 20 vừa qua, nhất là từ đầu thiên kỷ thứ ba Kitô giáo. Thật vậy, Đảng Fatah, một đảng nắm quyền hạn từ khi thành lập Thẩm Quyền Palestine là năm 1965, đảng được nhà lãnh đạo Palestine đầu tiên là Arafat sáng lập cho tới khi ông qua đời vào tháng 11/2004, giờ đây đã hết thời. Đảng Hamas là đảng đã tẩy chay cuộc bầu cử năm 1996, trong lần bầu cử đầu năm 2006 này, đã lợi dụng tâm trạng bất mãn đang lan tràn trong dân chúng về những gì bị coi là băng hoại của Thẩm Quyền Palestine và nội bộ đảng Fatah, cùng với tình trạng bất lực của chính quyền trong việc giải quyết vấn đề cho dân chúng Palestine, đã đáng trúng tim đen dân chúng, thành phần muốn thử thay đổi xem tình hình có sáng sủa hơn không.
Tình Trạng Xung Đột giữa Do Thái và Nhóm Dân Quân Hồi Giáo Hezbollah ở Lebanon
Thật vậy, Cuộc Chiến Tranh giữa Khối Ả Rập và Do Thái năm 1967, và Cuộc Thanh Trừng Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO) của Jordan năm 1970, sau khi tổ chức này muốn lật đổ Vua Hussein, đã đẩy một số đông người tị nạn Palestine đến Lebanon, trong số đó có Arafat và Tổ Chức Giải Phóng Palestine.
Vào tháng 11/1969, tổng tư lệnh quân đội Labanon là Emile Bustani và Arafat ký một hiệp ước ở Cairô nhìn nhận ‘cuộc cách mạng của Palestine’ và cho phép những người Palestine ở Lebanon ‘tham gia vào cuộc chiến đấu bằng võ trang mà không tác hại cho chủ quyền và an ninh của Lebanon’. Bản hiệp ước này có công hiệu gần 20 năm, cho đến khi Lebanon hủy bỏ nó vào tháng 5/1987.
Vào thời khoảng 1970-1971, vì đương đầu với cuộc chiến đấu ở Jordan với cả ngàn người bị thiệt mạng, Tổ Chức Giải Phóng Palestine chuyển trụ sở của mình tới Labanon để có thể thực hiện các cuộc đột kích Do Thái. Một nhóm khủng bố Palestine dính dáng với Tổ Chức Giải Phóng Palestine được hình thành. Tên của nhóm này là ‘Tháng Chín Đen’ – một danh xưng ám chỉ cuộc trừng trị thẳng tay của người Jordan đối với người Palestine vào Tháng Chín năm 1970.
Vào năm 1972, Nhóm Tháng Chín Đen tấn công đội Do Thái tham dự Thế Vận Hội ở Munich, Đức quốc. Sau một cuộc đối chọi làm cho một huấn luyện viên và một thể thao viên bỏ mạng, thành phần khủng bố bắt 9 thể thao viên Do Thái làm con tin, đòi Do Thái phải thả các tù nhân Palestine để đổi lại các con tin của Do Thái. Do Thái chối từ, và một cuộc bắn nhau giữa thành phần tấn công và chính quyền Tây Đức gây cho tất cả 9 con tin, 4 tay khủng bố và 1 cảnh sát chết.
Vào ngày 17/7/1981, lực lượng Do Thái dội bom các tổng hành dinh Tổ Chức Giải Phóng Palestine ở West Beirut, sát hại trên 300 thường dân. Cuộc tấn công dẫn đến một cuộc đình chiến giữa Do Thái, Tổ Chức Giải Phóng Palestine, và Syria bấy giờ đang có quân đội ở Lebanon. Cuộc đình chiến kéo dài tới 6/6/1982, khi Do Thái xâm chiếm Lebanon với quân số khoảng 60 ngàn để tiêu diệt Tổ Chức Giải Phóng Palestine, sau cuộc ám sát vị lãnh sự của Do Thái ở Britain. Arafat và Tổ Chức Giải Phóng Palestine tẩu thoát sang Lebanon vào tháng 8 và định cư ở Tunis cho đến khi chuyển tới Gaza vào năm 1994.
Vào thời điểm này, một nhóm dân quân Hồi Giáo phái Shiite là Hezbollah nổi lên như một lực lượng ở Beirut, ở Bekaa Valley và miền nam Lebanon. Được Iran bảo trợ, theo kiểu mẫu Vệ Binh Cách Mạng của Iran, và được Syria nâng đỡ, nhóm Hezbollah muốn thiết lập một quốc gia Hồi Giáo Shiite ở Lebanon và đẩy những thành phần thân Tây Phương như Do Thái và Hoa Kỳ ra khỏi miền này.
Nhóm Hezbollah bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công tự sát, đầu tiên vào ngày 18/4/1983 ở Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Tây Beirut sát hại 63 người, một dấu báo cho thấy trước các cuộc tấn công sau này chống lại Hoa Kỳ và những kẻ thân Tây Phương. Lần thứ hai vào ngày 23/10/1983, cuộc nổ bom tự sát của Hezbollah đã làm nổ tung các tổng hành dinh của những lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ và Pháp ở Beirut, sát hại 298 người, trong đó có 241 Hải Quân Hoa Kỳ cùng với các nhân viên quân sự khác. Quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Lebanon sau đó ít tháng.
Vào tháng 7/1993, Do Thái tấn công miền nam Lebanon trong một cuộc hành quân dài cả tuần lễ với mục đích chấm dứt các cuộc tấn công của nhóm Hezbollah vào các tỉnh của Do Thái. Tháng 4/1996 xẩy ra một trận chiến 16 ngày giữa Do Thái và các dân quân nhóm Hezbollah, gây cho 137 người thiệt mạng, hầu hết là thường dân Lebanon. Tháng 9/2003, các máy bay chiến đấu của Do Thái đánh vào miền nam của Lebanon để trả đũa cho các đầu đạn bắn hạ máy bay của nhóm Hazbollah tấn công những máy bay của Do Thái ở trong vùng ấy.
Tháng 7/2006, nhóm dân quân Hezbollah tiến vào Do Thái, giết 3 quân nhân Do Thái và bắt cóc 2 quân nhân khác để đòi trao đổi tù binh, một đòi hỏi bị Do Thái bác bỏ. Năm quân nhân Do Thái khác lại bị phục kích chết. Do Thái trả đũa bằng một cuộc phong tỏa hải quân và dội bom hằng trăm mục tiêu ở Lebanon, bao gồm cả phi trường Beirut và các tổng hành dinh của Hezbollah ở miền nam Beirut. Nhóm Hezbollah phản công bằng những cuộc tấn công hỏa đạn và phi đạn tầm xa vào các thành phố bắc Do Thái. Cho tới nay cuộc chiến kéo dài cả tháng trời, với cả gần ngàn mạng người Lebanon bị tử vong, và cả một nước Lebanon trở thành biến loạn và chạy loạn chẳng khác gì một Việt Nam cuối Tháng Tư Đen 1975.
Sau cùng, vào 8 giờ sáng Thứ Hai 14/7, sau 33 ngày xung đột, hai bên đã đồng ý ngưng chiến theo quyết nghị 1701 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc từ hôm Thứ Sáu 11/7/2006. Hậu quả của gần 4000 phi đạn do nhóm dân quân Hezbollah ở Lebanon bắn phản công và trên 100 cuộc oanh tạc của Do Thái trả đũa, cùng với các cuộc bộ chiến, đã gây thiệt mạng cho 114 quân nhân và 53 thường dân Do Thái, và 890 người bên Lebanon, trong đó có 530 dân quân Hezbollah, cùng gây thương tích cho 865 người Do Thái và 3.529 người Lebanon, chưa kể làm cho 300 ngàn người Lebanon trở thành tị nạn.
Giáo Hội Công Giáo: Ngày Cầu Nguyện và Thống Hối Cho Hòa Bình Trung Đông
Trước tình hình khẩn trương xẩy ra ở Lebanon như thế, cả quốc tế và Tòa Thánh Vatican đã cố gắng thực hiện những gì có thể để can thiệp.
Thật vậy, về phía Giáo Hội Công Giáo, hôm 20/7, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã được chỉ định phổ biến thông báo sau đây:
“Đức Thánh Cha đang hết sức quan tâm theo dõi những số mệnh của tất cả mọi người trong cuộc, và đã công bố Chúa Nhật 23/7 là một ngày đặc biệt để cầu nguyện và thống hối, kêu gọi các vị mục tử và tín hữu thuộc tất cả mọi Giáo Hội riêng, cũng như tất cả mọi tín đồ trên thế giới, hãy nài xin Thiên Chúa ban tặng ân hòa bình quí báu.
“Đức Thánh Cha đặc biệt hy vọng rằng những lời nguyện cầu sẽ được dâng lên Chúa để xin cho việc ngưng chiến ngay giữa đôi bên, cho việc mở rộng những phương tiện nhân đạo để giúp đỡ những người khổ đau, và cho những việc thương thảo hữu lý và hữu trách được bắt đầu để chấm dứt những tình trạng bất công khách quan đang xẩy ra ở miền đất ấy; những gì đã được ngài nhắc đến trong buổi Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 16/7.
“Thực ra, những người Lebanon có quyền mong cho xứ sở họ chiếm được những gì là nguyên vẹn và chủ quyền, những người Do Thái có quyền sống hòa bình nơi Quốc Gia của họ, và những người Palestine cũng có quyền có được một quê hương tự do và tự chủ. Trong lúc sầu thương này, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các tổ chức bác ái hãy giúp đỡ tất cả mọi người đang gặp nạn bởi cuộc xung đột tàn bạo này”.
Chúa Nhật XVI, 23/7/2006, ngày Nguyện Cầu và Thống Hối cho Hòa Bình Trung Đông, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói và làm như sau. Trước hết, Trong bài Huấn Từ Truyền Tin cho chính Chúa Nhật 23/7 này, ngài đã nói như thế này:
“Tôi hết sức muốn lập lại lời kêu gọi này với đôi bên đang xung đột nhau trong việc chấp nhận việc ngưng bắn ngay tức khắc, và hãy cho phép thực hiện việc viện trợ nhân đạo, nhờ đó, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, tìm cách bắt đầu thực hiện những cuộc thương thảo với nhau.
“Tôi xin lợi dụng dịp này để tái khẳng định quyền lợi của nhân dân Lebanon được có một xứ sở nguyên vẹn và chủ quyền, quyền lợi của nhân dân Israel được sống trong hòa bình nơi đất nước của mình, và quyền lợi của nhân dân Palestine được có một quê hương tự do và chủ quyền.
“Ngoài ra, tôi đặc biệt cảm thấy gắn bó với thành phần dân chúng không thể tự vệ, bị ảnh hưởng một cách bất công trong một cuộc xung đột mà họ chỉ là nạn nhân: cả những người dân ở Galilêa, bị bắt buộc phải sống trong các chỗ nương trú, cũng như đại đa số người dân Lebanon, thành phần đã hơn một lần chứng kiến xứ sở của mình bị tàn phá, và đành phải bỏ lại tất cả để sống còn ở một nơi khác.
“Tôi dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu đau thương, xin cho ước nguyện hòa bình của đại đa số dân chúng sớm được hiện thực, nhờ việc dấn thân chung của những ai hữu trách. Tôi cũng xin lập lại lời kêu gọi của tôi với tất cả mọi tổ chức bác ái hãy biểu lộ một cách đặc biệt tình đoàn kết với những thành phần ấy”.
Ngoài ra, ngài còn làm một việc trong ngày Nguyện Cầu và Thống Hối cho Hòa Bình Trung Đông, đó là, vào lúc 5 giờ 30 chiều cùng ngày, ngài đã đến nhà thờ Saint George nhỏ, cách chỗ ngài đang nghỉ mát thuộc vùng núi Alps Ý quốc mấy cây số, và sau phần Lời Chúa, ngài kêu gọi hãy giải quyết tình hình Trung Đông theo đường lối Kitô Giáo như sau:
“Tôi chỉ muốn cống hiến mấy lời ngắn ngủi để suy niệm về bài đọc chúng ta đã nghe. Trước bối cảnh của tình trạng thảm thương ở Trung Đông, chúng ta thấy cảm kích trước nhãn quan cái đẹp được Thánh Phaolô trình bày (x Eph 2:13-18): Chúa Kitô là hòa bình của chúng ta. Người đã hòa giải người Do Thái với dân ngoại, liên kết họ vào Thân Thể của Người. Người đã chế ngự được sự thù hằn bằng Thân Thể của Người trên cây thập tự giá. Với cái chết của mình, Người đã chế ngự được sự thù hằn và đã liên kết tất cả chúng ta trong bình an của Người.
“Tuy nhiên, còn hơn vẻ đẹp của cái nhãn quan này nữa, chúng ta cảm thấy ngỡ ngàng trước cái tương phản về thực tại chúng ta đang trải qua và chứng kiến. Thoạt tiên, chúng ta chỉ có thể cầu xin Chúa rằng: ‘Thế nhưng, lạy Chúa, vị tông đồ của Chúa đang nói gì với chúng con vậy: Họ đạ được hòa giải rồi ư?’ Thực tế chúng ta lại thấy họ chẳng giải hoà gì cả…. Vẫn còn xẩy ra chiến tranh giữa những người Kitô hữu, tín đồ Hồi giáo, và Do Thái; và vẫn còn có những người khác xúi bẩy chiến tranh làm cho tất cả tiếp tục đầy những hận thù, bạo lực. Vậy thì đâu là hiệu năng của việc Chúa hy hiến? Đâu là thứ bình an được vị tông đồ của Chúa nói với chúng con trong lịch sử?
“Con người chúng ta không thể nào giải mã được mầu nhiệm của lịch sử, mầu nhiệm về cái quyền tự do của con người ‘không chấp nhận’ hòa bình của Thiên Chúa. Chúng ta không thể giải mã được tất cả mầu nhiệm về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người, mầu nhiệm về tác động của Ngài và việc đáp ứng của chúng ta. Chúng ta cần phải chấp nhận mầu nhiệm ấy. Tuy nhiên, có những yếu tố của việc đáp ứng được Chúa cống hiến cho chúng ta.
“Yếu tố thứ nhất đó là sự hòa giải này của Chúa, hy tế này của Người, không phải là những gì vô hiệu năng. Thực tại cao cả về mối hiệp thông của Giáo Hội hoàn vũ, của tất cả mọi dân tộc, đó là cơ cấu Hiệp Thông Thánh Thể, một hiệp thông vượt lên trên các biên giới văn hóa, văn minh, dân tộc và thời điểm.
Cuộc hiệp thông này hiện hữu; những ‘hải đảo bình an’ này hiện hữu nơi Thân Thể của Chúa Kitô. Những hải đảo đó hiện hữu. Và những quyền lực hòa bình hiện hữu trên thế giới này. Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử, chúng ta có thể thấy các vị đại thánh về bác ái, những vị đã từng tạo nên ‘những ốc đảo’ an bình này của Thiên Chúa trên thế giới, những vị tái thắp sáng lên ngọn đèn của mình, và có thể hòa giải cùng tái tạo hòa bình. Các vị tử đạo hiện hữu là thành phần chịu khổ với Chúa Kitô; các vị đã cống hiến chứng từ hòa bình ấy, chứng từ của tình yêu thương ngăn chặn bạo lực.
“Và, khi thấy rằng thực tại hòa bình này hiện hữu, mặc dù thực tại khác vẫn cứ dai dẳng, chúng ta có thể suy niệm sâu xa hơn nữa về sứ điệp của bức thư Thánh Phaolô gửi cho Kitô hữu Êphêsô. Chúa đã chiến thắng trên cây thập tự giá. Người đã không thắng bằng một đế quốc mới, bằng một quyền lực mạnh hơn những quyền lực khác, có khả năng tiêu diệt chúng; Người đã không chiến thắng theo kiểu cách con người, như chúng ta tưởng, bằng một đế quốc này mạnh hơn đế quốc kia. Người đã chiến thắng bằng một tình yêu thương có thể tử vong.
“Đó là cách chiến thắng mới của Thiên Chúa, ở chỗ, Ngài không chống lại bạo động bằng thứ bạo động dữ dội hơn. Ngài chống lại bạo động hoàn toàn ngược lại, ỡ chỗ, bằng tình yêu thương cho đến cùng, đến thập giá của Ngài. Đó là đường lối chiến thắng khiêm hạ của Thiên Chúa: ở chỗ, bằng tình yêu của mình – và chỉ nhờ đó mới có thể – Ngài giới hạn bạo lực. Đó là đường lối chiến thắng có vẻ quá chậm đối với chúng ta, thế nhưng đó là đường lối chân thật để chiến thắng sự dữ, chế ngự bạo lực, và chúng ta cần phải tin tưởng đường lối khống chế này của Thiên Chúa.
“Tin tưởng nghĩa là chủ động tham dự vào tình yêu thần linh ấy, tham dự vào nỗ lực bình an hóa này, theo chiều hướng với những gì được Chúa Kitô nói rằng: ‘Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, vì họ con cái của Thiên Chúa’. Chúng ta cần phải, trong tầm tay của mình, mang tình yêu của chúng ta đến với tất cả những ai đang khổ đau, biết rằng Vị Thẩm Phán của Cuộc Chung Thẩm đồng hóa mình với những ai chịu khổ đau.
“Bởi thế, những gì chúng ta làm cho những ai khổ đau là chúng ta làm cho Vị Thẩm Phán Cuối Cùng của cuộc đời chúng ta. Đó là điều hệ trọng, ở chỗ, vào lúc này đây chúng ta có thể mang cuộc chiến thắng của Người vào thế giới, chủ động tham dự vào việc bác ái của Người. Ngày nay, trong một thế giới đa văn hóa và đa tôn giáo, nhiều người đã cố gắng nói rằng: ‘Về vấn đề hòa bình trên thế giới giữa các tôn giáo và văn hóa thì tốt hơn đừng nói quá nhiều về đặc tính đặc biệt của Kitô Giáo, tức là về Chúa Giêsu, về Giáo Hội, và về các bí tích. Hãy hài lòng với những gì chung chung vậy thôi…’
“Thế nhưng, nó lại là những gì không đúng. Chính vào lúc này đây, , lúc mà danh Chúa bị lạm dụng hết sức, chúng ta cần đến một Vị Thiên Chúa là Đấng chiến thắng trên thập tự giá, Đấng không chiến thắng bằng bạo lực, mà bằng yêu thương. Chính vào lúc này đây, chúng ta cần đến dung nhan của Chúa Kitô để biết được chân dung của Thiên Chúa, nhờ đó mới có thể mang mối hòa giải và áng sáng cho thế giới. Đó là lý do, cùng với tình yêu, với sứ điệp của tình yêu, chúng ta cũng cần đến chứng từ của Vị Thiên Chúa này, đến cuộc Thiên Chúa chiến thắng của Thiên Chúa, chỉ bằng sự bất bạo động của thập giá Người.
“Như thế, chúng ta trở về với khởi điểm. Những gì chúng ta có thể làm đó là chứng từ yêu thương, chứng từ đức tin, và nhất là kêu lên cùng Thiên Chúa rằng: Chúng ta chỉ còn biết nguyện cầu! Chúng ta tin tưởng rằng Cha của chúng ta nghe thấy tiếng kêu của con cái Ngài. Trong Thánh Lễ này, khi chúng ta dọn lòng rước lễ, để lãnh nhận Mình Thánh Chúa Kitô là những gì liên kết chúng ta, chúng ta hãy cùng với Giáo Hội mà nguyện cầu rằng: ‘Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi mọi sự dữ và ban hòa bình cho chúng con vào những ngày tháng của chúng con đây’. Chớ gì đây là lời cầu của chúng ta trong lúc này đây: “Xin giải thoát chúng con khỏi tất cả mọi sự dữ và ban cho chúng con hòa bình’, không phải là ngày mai hay ngày mốt: Lạy Chúa, xin ban hòa bình cho chúng con hôm nay đây. Amen".
Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva, ngỏ lời cùng khóa họp đặc biệt của Hội Đồng Nhân Quyền về tình hình Lebanon, hôm 11/8/2006.
Kính Ông Chủ Tịch,
"1. Một lần nữa việc vi phạm nhân quyền đã dẫn tới tình trạng bất an và xung đột ở Lebanon và vùng Trung Đông trong một cái vòngt lẩn quẩn tiếp tục làm lũng đoạn cuộc chung sống thuận hòa. Tòa Thánh tin tưởng rằng cái vòng lẩn quẩn này có thể bị phá hủy, nếu lý trí, thiện chí, việc tin tưởng nơi người khác, việc áp dụng những quyết tâm, và việc hợp tác giữa các đồng bạn hữu trách là những gì nắm phần chủ yếu.
"Bước đầu tiên tức thời của một phương sách về đạo lý như thế, hợp với các tiêu chuẩn lề luật quốc tế, đòi phải ngưng bắn ngay, trước hết để giúp và bảo vệ thành phần dân sự cùng với các quyền lợi căn bản của con người.
"2. Cuộc bạo động trong những tuần lễ này đang hủy hoại đi một kiểu mẫu hứa hẹn nơi tính chất đề huề vui tươi của quốc gia, một tính chất có được qua nhiều thế kỷ, những tháng năm cái đa nguyên của các cộng đồng, thậm chí cái kiểu mẫu hứa hẹn của những niềm xác tín tôn giáo rất khác nhau, biết rằng chỉ có một cách thức duy nhất để sống trong an bình và an ninh, cũng như để sử dụng các nguồn nhân bản và tính cách đa dạng của con người một cách sáng tạo, đó là việc đối thoại và gắn bó hợp tác với nhau. Toàn thể vùng này có thể được lợi ích bởi việc áp dụng thi hành kiểu mẫu này một cách thành quả và nhờ đó mở ra một chân trời hy vọng.
"3. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong khi tái khẳng định rằng hòa bình là một tặng ân của Thiên Chúa, đã từng kêu gọi thực hiện một cuộc ngưng bắn ngay, để mở đường cho việc cứu trợ nhân đạo trong việc giúp đỡ thành phần khổ đau là thành phần có quyền sống, ăn uống, sức khỏe, nước nôi, nhà cửa, giờ đây là một ưu tiên, cũng như để bắt đầu ngay những cuộc thương lượng hữu lý và hữu trách để cuối cùng chấm dứt những trường hợp khách quan bất công đang xẩy ra ở vùng đất này.
"4. Bản Tuyên Ngôn Chung về Các Nhân Quyền nhắc nhở chúng ta rằng hòa bình là điều kiện căn bản cho việc tôn trọng và hoan hưởng tất cả mọi thứ quyền lợi của con người. Theo ý nghĩa này thì nhân dân Lebanon có quyền hưởng tính cách nguyên vẹn và chủ quyền của quốc gia mình; dân chúng Do Thái có quyền sống an bình nơi quốc gia của họ; và nhân dân Palestine có quyền có được một quê hương tự do và chủ quyền.
"5. Trước thảm kịch hiện nay ở Trung Đông, cộng đồng quốc tế không thể tỏ ra thái độ dửng dưng hay trung dung. Tuy nhiên, những giải quyết không thể bị ứng biến trước cái ý định muốn xâm chiếm của bất cứ bên nào. Và luật lệ không bao giờ được tiến đến chỗ thành quả đạt được chỉ bởi nguyên võ lực. Điều này sẽ đưa đến việc hủy hoại văn minh, việc thảm bại của luật lệ quốc tế, và là một trường hợp điển hình tai hại cho các miền đất khác trong vùng này và thực sự là cho cả thế giới.
"Tóm lại,
thưa Ông Chủ Tịch, Tòa Thánh hết sức tin tưởng rằng không có một giải quyết
chính đáng và lâu bền này có thể đạt tới bằng việc sử dụng khủng bố hay xung đột
võ khí, mà chỉ có vấn đề đối thoại là đường lối duy nhất dẫn đến hòa bình cũng
như dẫn tới việc bảo toàn nhân quyền vậy".
Hôm Thứ Hai, 14/8, ngài đã gặp tổng thống Lebanon, gặp vị chủ tịch của Hội Đồng Chư Bộ Trưởng, vị phó chủ tịch Hội Đồng Cao Cấp Giáo Phái Hồi Giáo Shiite, và vị thượng phụ của Kitô hữu theo lễ nghi Maronite, đồng thời ngài cũng viếng thăm những trụ sở chính của Hội Bác Ái Caritas Lebanon. Sáng Thứ Ba, ngài đã chủ tế Thánh Lễ trọng kính Đức Mẹ Mông Triệu ở Đền Thánh Mẫu Đức Bà Lebanon ở Harissa, với sự tham dự của Đức Hồng Y Pierre Nasrallah Sfeir, Thượng Phụ ở Antioch thuộc lễ nghi Maronites. Buổi chiều cùng ngày, ngài đã đến viếng thăm những người tị nạn ở Haret Sakher, và gặp Đức Aram I giáo chủ Công Giáo Armenia.
Sau đây là những lời phát biểu của ngài hôm Thứ Tư 16/8, trước khi ngài lên đường trở về sau thời gian 3 ngày thi hành nhiệm vụ của vị đặc sứ giáo hoàng.
“Tôi đến Lebanon để cử hành lễ Mẹ Maria Mông Triệu, nhân danh Giáo Hoàng Biển Đức XVI cầu nguyện cho hòa bình ở Lebanon và Trung Đông.
“Cuộc viếng thăm của tôi trùng hợp với những giờ phút đầu tiên của cuộc ngưng bắn, một điều đã cần phải mất nhiều thời gian và nghị lực và là những gì chúng ta hy vọng sẽ chân thực và lớn lao. Cuộc ngưng bắn cần phải giúp cho việc tất cả mọi lực lượng hòa bình có thể giải quân. Chúng ta phải cám ơn những ai, thuộc các cấp độ quốc gia và quốc tế khác nhau, đã kế hoạch mở ra một cách lâu dài một con đường có thể áp dụng ở mức độ tất cả mọi người sát cánh dấn thân thực hiện, ở chỗ không ai có thể đứng về một phía cả.
“Con đường này, lâu dài và gian nan, trước hết, cũng là một con đường linh thiêng nữa. Không một nỗ lực nào sẽ kéo dài nổi nếu nó không được hỗ trợ bởi sự bình an của những tinh thần và các cõi lòng. Chúng đã nguyện xin điều này cùng Đức Bà Harissa, và nhân dân Lebanon đã hiểu được nó rõ ràng, khi họ bất chấp những khó khăn đông đảo tuốn đến.
“Chỉ khi nào thuần phục ý muốn của Thiên Chúa mới giúp chúng ta có thể bẻ gẫy cái lý lẽ của sự dữ bửa vây con người, một sự dự được đánh dấu bằng việc bạo động mù quáng và tự sát. Qua những cuộc gặp gỡ giữa tôi với các vị thẩm quyền tôn giáo và chính trị, tôi có thể chứng thực rằng những người Kitô hữu và Hồi hữu đang sẵn sàng làm mọi sự có thể để cùng nhau tái thiết xứ sở bị thương tích này. Bình an không phải chỉ là việc bóp nghẹt những ai đã đánh nhau. Nó là một sự cổ võ nguyên tuyền của một gia đình thực sự tin rằng tất cả mọi phần tử của mình đều là huynh đệ, vì họ được Thiên Chúa yêu thương cùng một cách thế như nhau.
Tôi nghĩ rất nhiều tới thành phần bị phân tán ở miền nam Lebanon, những người đang cố gắng – thường bằng lệ rơi – để tìm lại nhà cửa ruộng vườn của mình. Tôi xin tất cả mọi tổ chức chính quyền và ngoài chính quyền đừng thôi song hãy gia tăng việc cứu trợ cần thiết trong một thời gian lâu dài.
Tôi có thể bảo đảm là Đức Giáo Hoàng tiếp tục chú ý rất nhiều tới những khổ đau và nhu cầu, cả về tinh thần lẫn vật chất, của tất cả mọi người dân Labanon.
Giờ đây, các thứ vũ khí đã im hơi lặng tiếng, Lebanon mới có thể cho thấy rằng con tim của mình luôn đập nhịp hiệp nhất quê hương và nhịp hòa bình giữa các dân tộc vậy.
Hội Nghị Quốc Tế Rôma Về Tình Trạng Khủng Hoảng ở Lebanon
Hôm Thứ Tư 26/7/2007, hội nghị quốc tế 15 quốc gia ở Rôma về tình hình khủng hoảng ở Lebanon giữa Do Thái và nhóm dân quân Hezbollah, dù đã thất bại trong việc yêu cầu hai bên phải đình chiến tức khắc, nhưng cũng mang lại một số thành quả khả quan. Với tư cách là quan sát viên tham dự hội nghị quốc tế này, vị đại diện của Tòa Thánh là Đức Tổng Giám Mục Giovanni Lajolo, đặc trách văn phòng Liên Hệ Chư Quốc của Tòa Thánh, đã cho biết như thế khi được Đài Phát Thanh Vatican phỏng vấn vào Thứ Năm 27/7/2006, nguyên văn như sau.
Vấn: Hội nghị quốc tế về Lebanon đã được diễn ra hôm qua, theo sáng kiến của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Ý Quốc, với sự tham dự của Nhóm Chính Yếu về Lebanon cùng các quốc gia khác. Văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã loan báo là có một phái đoàn đại biểu được đức tổng giám mục dẫn đầu tới tham dự với tư cách là quan sát viên. Ngài có thể giải thích điều này hay chăng?
Đáp: Như đã biết đó, Tòa Thánh chú trọng tực tiếp tới tình trạng hòa bình ở Trung Đông, như Tòa Thánh đã chứng tỏ cho thấy một số lần.
Hôm qua, nhận được lời mời của Hiệp Chủng Quốc và Ý Quốc, Tòa Thánh đã đến tham dự với tư cách là quan sát viên; tự bản chất của mình thì đây là vai trò Tòa Thánh thường tham dự vào các tổ chức quốc tế vậy.
Vấn: Ngài nghĩ thế nào về hội nghị này?
Đáp: Dĩ nhiên là nó có tính cách tích cực vì nó đã được triệu tập nhanh như thế theo sáng kiến của chính phủ Ý Quốc, và nó chú trọng tới những nhu cầu khẩn trương nhất của lúc này đây.
Vấn: Những đúc kết trong bản tuyên ngôn của hai vị đồng chủ tọa là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Condoleeoãa Rice, và bộ trưởng ngoại giao Ý Quốc Massimo D’Alema, đã được cho rằng không thỏa đáng. Ý kiến của ngài như thế nào?
Đáp: Đúng thế, quần chúng thực sự mong đợi rất nhiều, thế nhưng, đối với người biết chuyện hiểu được những khó khăn thì có thể nói rằng thành quả gặt được khả quan. Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh đến những khía cạnh tích cực:
Thứ nhất đó là sự kiện các quốc gia ở các miền khác nhau trên thế giới, từ Canada đến Nga, qui tụ lại vì ý thức được tầm mức hệ trọng của những gì đang xẩy ra ở Lebanon, tái xác nhận rằng xứ sở này cần phải được lấy lại hoàn toàn chủ quyền sớm bao nhiêu có thể, và các quốc gia ấy đã quyết tâm ra tay trợ giúp xứ sở này.
Thứ hai là việc yêu cầu thành lập một lực lượng quốc tế theo lệnh của Liên Hiệp Quốc, để hỗ trợ cho quân đội bình thường của Lebanon trong các vấn đề về an ninh.
Thứ ba là việc quyết tâm cung cấp vấn đề cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho dân chúng Lebanon và bảo đảm việc nâng đỡ tái thiết bằng việc triệu tập một hội nghị các quốc gia hiến tặng. Một vài quốc gia tham dự đã hứa cung cấp vấn đề cứu trợ đáng kể, cho dù vẫn còn chưa đủ để giải quyết những nhu cầu khổng lồ ở xứ sở này.
Thứ bốn đó là, sau khi hội nghị chính thức bế mạc, các tham dự viên vẫn tích cực liên tục bàn tới những vấn đề xa xôi hơn nữa mà cộng đồng quốc tế có thể can thiệp vào Lebanon.
Vấn: Thế nhưng, cảm quan bất mãn này do đâu mà có?
Đáp: Trước hết, bởi sự kiện là không có một yêu cầu nào đối với việc ngưng ngay những cuộc đánh nhau. Thành phần tham dự viên không đồng tâm nhất trí về điều yêu cầu nào, vì một số quốc gia chủ trương rằng một lời kêu gọi như thế sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Vấn đề ở đây là cần phải thực tiễn hơn trong việc bày tỏ việc quyết tâm đạt tới ngay vấn đề đình chỉ những thứ hận thù, một quyết tâm thực sự là có thể giữ.
Một vấn đề trục trặc khác nữa đó là sự kiện hội nghị này chỉ lên tiếng kêu gọi Do Thái hết sức kiềm chế mà thôi. Tự mình, lời kêu gọi này có tính cách mập mờ làm sao ấy, vì việc tôn trọng thành phần dân sự vô tội là một nhiệm vụ chính đáng và bắt buộc.
Vấn: Chính quyền Lebanon nghĩ thế nào?
Đáp: Một đàng thì Thủ Tướng Fouad Siniora có cơ hội để trình bày một cách tường tận bản chất thê thảm của tình hình xứ sở cũng như cho thấy dự án của ông trong việc giải quyết tức thời và dứt khoát cuộc xung đột với Do Thái. Đàng khác, ông cũng chứng kiến thấy và cảm thấy phấn khởi hơn trước các nỗ lực tích cực đang được cộng đồng quốc tế thực hiện để giúp nhân dân Lebanon, để chấm dứt cuộc xung đột này và để củng cố việc chính quyền ông kiểm soát xứ sở ấy.
Tối hôm qua, Thủ Tướng Siniora, được bộ trưởng ngoại giao Fauzi Salloukh hộ tống, xin được gặp vị quốc vụ khanh của Tòa Thánh Vatican và tôi.
Ông đã bày tỏ lòng biết ơn sâu xa về việc làm của cá nhân Đức Thánh Cha cũng như của Tòa Thánh trong việc theo dõi cuộc xung đột đang làm xâu xé Lebanon, và ông yêu cầu hãy tiếp tục nâng đỡ xứ sở của ông trên đấu trường quốc tế.
Ông cũng nhắc lại những lời của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị đã nhận định Lebanon chẳng những là một xứ sở mà còn là một “sứ giả” cho tất cả mọi dân tộc về cuộc chung sống êm ấm giữa các tôn giáo và niềm tin khác nhau trong cùng một quốc gia.
Đó là ơn gọi lịch sử của Lebanon, một ơn gọi cần phải được hiện thực. Tòa Thánh sẽ tiếp tục cống hiện tất cả mọi phương tiện trong tầm tay của mình để xứ sở này lại trở thành ‘khu vườn’ của Trung Đông, như nó đã từng là như thế trước đây.
Vấn: Với tư cách là quan sát viên, ngài có cơ hội để chia sẻ, ít là cách gián tiếp, vào những công việc của hội nghị này hay chăng?
Đáp: Một quan sát viên không có quyền phát biểu, và tôi cũng không được yêu cầu nói. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự hiện diện một cách thinh lặng của quan sát viên Tòa Thánh ở bàn họp các vị lãnh đạo và đại biểu có một tầm vóc quan trọng tỏ tường hiển nhiên.
Vấn: Sau cuộc họp này thì đâu là chủ trương của Tòa Thánh về vấn đề ấy?
Đáp: Tòa Thánh vẫn thiên về việc thôi ngay các cuộc đánh nhau. Các vấn đề được bàn luận thì nhiều và hết sức phức tạp, và chính vì thế không thể giải quyết tất cả cùng một lúc, trong khi vẫn chú trọng tới hình ảnh chung và việc giải quyết tổng quan là những gì cần phải đạt tới, những vấn đề cần phải giải quyết ‘per partes’, bắt đầu là những vấn đề có thể được giải quyết ngay.
Chủ trương của những ai cho rằng trước hết cần phải tạo được các điều kiện trước, nhờ đó bất cứ một thỏa ước đình chiến nào mới có bị tái vi phạm, thì chỉ là một chủ trương hiển nhiên thực tiễn, vì có thể và cần phải tạo nên những điều kiện ấy bằng phương tiện không phải là sát hại dân chúng vô tội.
Đức Biển Đức XVI gần gũi với những thành phần dân chúng này, những nạn nhân của các cuộc chạm trán và của một cuộc xung đột không liên quan gì tới họ. Đức Giáo Hoàng nguyện cầu, và cùng với ngài là toàn thể Giáo Hội, cho ngày hòa bình xuất hiện hôm nay đây chứ không phải ngày mai.
Ngài cầu xin Thiên Chúa và kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị. Ngài khóc với hết mọi người mẹ đang khóc thương con cái của các bà, với tất cả những ai khóc thương các người thân yêu của họ. Một cuộc ngưng ngay các cuộc đánh nhau là những gì khả dĩ, bởi thế là những gì cần thiết vậy.
Biệt chú: Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, vào ngày Thứ Sáu 11/7/2006, đã quyết nghị 1701 là hai bên Do Thái và Hezbollah chấm dứt chiến tranh vào 8 giờ sáng Thứ Hai 14/8/2005, một quyết nghị đã được Nội Các Lebanon nhất loạt chấp nhận ngay, còn Hội Đồng Nội Các Do Thái sau những cuộc tranh biện cũng đã chấp thuận vào Chúa Nhật 13/8. Theo quyết nghị này của Liên Hiệp Quốc thì quân đội Liên Hiệp Quốc ở trong vùng này sẽ tăng lên từ 2000 tới 15 ngàn, một lực lượng quân đội sẽ được tham gia bởi 15 ngàn quân nhân Lebanon, với nhiệm vụ bảo đảm là nhóm dân quân Hezbollah không được gây rối bất cứ nơi nào giữa biên giới Lebanon-Do Thái và Sông Litani; 2 quân nhân Do Thái bị nhóm dân quân này bắt làm con tin hôm 12/7, làm bùng nổ cuộc xung đột, phải được thả tự do; lực lượng Do Thái phải rút quân khỏi Lebanon sau khi quân đội Lebanon và Liên Hiệp Quốc thi hành sứ vụ của mình.
Dân Do Thái nhận biết Đấng Thiên Sai: Ra Sao và khi nào?
Tình hình Trung Đông dằng dai và căng thẳng giữa hai phe Palestine và Do Thái cho tới nay khiến cho người viết cứ suy nghĩ về hai câu Thánh Kinh, một câu liên quan đến phe Palestine Ả Rập và một câu liên quan đến phe Do Thái.
Câu Thánh Kinh (Cựu Ước) liên quan đến phe Palestine Ả Rập, đó là câu Thiên Sứ phán với người nữ tỳ Ai Cập Hagar về tương lai của đứa con trai Ishmael đang ở trong bụng chị bấy giờ, đứa trẻ chị sẽ sinh ra cho ông chủ Abram của chị vì bà chủ Sarai của chị bị bất hạnh hiếm muộn: “Nó chống lại mọi người và mọi người chống lại nó” (Gen 16:12). Tình hình an ninh trên thế giới hiện nay cho thấy nạn khủng bố trên thế giới phát xuất từ dân Ả Rập Hồi giáo, và thế giới cũng đang liên kết để chống lại nạn khủng bố gây ra bởi những con người thuộc dân này.
Câu Thánh Kinh (Tân Ước) liên quan đến phe Do Thái là câu Thánh Phaolô Tông Đồ khẳng định về số phận của dân ấy: “Phần dân Do Thái đã bị mù quáng cho tới khi đủ số Dân Ngoại, tới lúc ấy tất cả dân Do Thái sẽ được cứu độ” (Rm 11:25-26). Tình hình hiện nay cho thấy dân Do Thái dường như không cần mong đợi một Vị Cứu Tinh, Vị Thiên Sai nữa, vì họ không bị một quyền lực chính trị nào chi phối, như thời đế quốc Rôma, thời điểm xuất hiện nhân vật Giêsu Nazarét, trái lại, họ còn làm chủ tình hình Trung Đông nói riêng, nhất là, làm điêu đứng cả một thế giới Ả Rập Hồi giáo khổng lồ về địa dư và dân số gấp trăm ngàn lần họ.
Chúng ta không biết dân Do Thái sẽ được cứu độ bằng cách nào, chỉ biết rằng khi đủ số Dân Ngoại thì họ được cứu, thế thôi. Nhưng làm thế nào để biết được còn bao nhiêu Dân Ngoại cần phải trở về nữa mới đủ số, hay ngược lại, cứ khi nào thấy Dân Do Thái bắt đầu tỏ ra nhận biết Giêsu Nazarét là Chúa Kitô, là Đấng Thiên Sai, thì đó là dấu cho thấy đã đủ số Dân Ngoại. Tuy nhiên, trong khi mong chờ điềm trời cho thấy ứng nghiệm lời tiên báo của Thánh Phaolô về số phận của dân Do Thái, chúng ta hãy tiếp tục can thận theo dõi ‘những dấu chỉ thời đại’ nơi tình hình Trung Đông, một mảnh đất hữu thần và linh thánh nhưng liên lỉ xung khắc và trường kỳ xung đột.
Không biết cuối cùng Do Thái có làm chủ toàn cõi Trung Đông là mảnh đất dầu hỏa, nhờ đó bá chủ toàn cầu về kinh tế hay chăng? Theo lịch sử Cựu Ước của mình, thì dân Do Thái dường như chỉ trông đợi Vị Cứu Tinh khi họ bị đô hộ mà thôi, nhất là dưới thời của đế quốc Rôma, thời xuất hiện một nhân vật Thiên Sai mang danh Giêsu Nazarét. Vậy nếu họ có thể sử dụng quyền lực chính trị và quân sự để thống trị toàn cõi Trung Đông nói riêng, và trở thành bá chủ toàn cầu nói chung về phương diện kinh tế, thì liệu họ có còn trông đợi Đấng Thiên Sai nữa hay chăng?
Như thế, vì phần rỗi vô cùng quí giá và hệ trọng của thành phần được Ngài tuyển chọn, tức để làm cho dân mình có thể tiếp tục thiết tha trông đợi Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Tinh của họ, Thiên Chúa dám để cho họ bị thua bại trong cuộc chiến tranh ở Trung Đông, thậm chí để cho họ bị khối Chư Quốc Hồi Giáo Ả Rập rất hùng hậu trong vùng Trung Đông này vốn chướng tai gai mặt trước sự hiện diện của họ và muốn ăn tươi nuốt sống họ bất cứ lúc nào có thể, làm chủ họ. Đến nỗi, họ không còn ngóc đầu dậy được nữa, đành phải quay về với Giavê Thiên Chúa tối cao của mình, xin Ngài sai Đấng Cứu Tinh tới, vị Cứu Tinh đã thực sự được Thiên Chúa sai đến, nhưng lại là vị họ phủ nhận, vị vẫn đang sống nơi Giáo Hội của Ngài cho tới tận thế, vị mà qua Giáo Hội Công Giáo, nhờ nỗ lực Đại Kết Kitô Giáo, đã đưa Châu Lục Kitô Giáo là Âu Châu đến chỗ hoàn toàn hiệp nhất, để nhờ đó, Châu Lục Kittô Giáo này chẳng những có thể đương đầu với mà còn khống chế một lực lượng đã từng muốn xâm chiếm cả Âu Châu từ thế kỷ thứ 16, song đã bị thảm bại ở Lepantô năm 1572, trước thế giới Kitô Giáo Âu Châu, nhờ sự can thiệp nhiệm mầu của Đức Bà Thắng Trận vậy!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Ngày Thứ Hai 14/8/2006, Ngày Ngừng Chiến Cuộc Xung Đột 33 Ngày ở Lebanon