“Thảm Kịch của Một Âu Châu Thiếu Vắng Chúa Kitô. Chủ Nghĩa Tương Đối Âu Châu nơi Cuộc Đụng Độ Các Nền Văn Hóa”

 

Vị giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Về Các Đạo Giáo Mới CESNUR (Center of Studies on New Religions) là Massimo Introvigne mới đây đã tung ra một cuốn sách, nhan đề ‘II Dramma dell’ Europa Senza Cristo. II Relativismo Europer nello Scontro delle Civiltà’ (Thảm Kịch của Một Âu Châu Thiếu Vắng Chúa Kitô. Chủ Nghĩa Tương Đối Âu Châu nơi Cuộc Đụng Độ Các Nền Văn Hóa), do Sugarco xuất bản bằng Ý ngữ. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, vị tác giả của khoảng 30 tác phẩm về thành phần thiểu số tôn giáo, đã chia sẻ thêm về ‘nỗi sợ hãi Chúa Kitô’ ở Âu Châu hiện nay, như sau:

 

Vấn:    Thảm kịch ở Âu Châu là một nhan đề có vẻ bi quan yếm thế sao đó. Phải chăng nó tệ đến nỗi thế?

 

Đáp:   Tôi không nghĩ nó là một nhan đề quá mạnh. Nhị vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI thậm chí đã sử dụng những diễn tả còn thảm thê hơn nữa kìa.

 

Đức Gioan Phaolô II đã sử dụng thành ngữ ‘cuộc tự sát về dân số ở Âu Châu’ và tác phẩm của tôi được thực sự mở đầu với đề tài này: Ở Âu Châu, con số trẻ em của mỗi cặp phối ngẫu (không kể các cặp vợ chồng di dân, bao gồm cả thành phần di dân đã thành công dân Âu Châu ở một số quốc gia như Pháp) ở dưới mức độ thay thế dân số theo bình thường và là những gì thường thấy nơi các nền văn minh đang hấp hối.

 

Sự kiện trẻ em không được sinh vào đời chẳng những là một vấn đề về kinh tế mà còn về vấn đề luân lý và đạo giáo nữa, và nó là dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng hy vọng đầy kinh hoàng. Một nền văn minh  chết đi là một nền văn minh mất đi niềm hy vọng.

 

Cuộc khủng hoảng về luân lý cũng được chứng thực nơi việc thực hành và lập pháp về các chủ đề như hôn nhân và việc nhận con nuôi cho các cặp đồng tính, như vấn đề triệt sinh an tử ở Hòa Lan và việc thí nghiệm các phôi thai nhân bào.

 

Sau hết, cũng có cả một cuộc khủng hoảng về cơ cấu ở Âu Châu nữa, một cuộc khủng hoảng không thành đạt trong vấn đề đồng ý về hầu hết mọi sự hay trong vấn đề cùng nhau lên tiếng chung. Khi những cơ cấu tổ chức này làm như thế, không phải về các đề tài thật là quan trọng, hay tệ hơn nữa, khi họ cố gắng áp đặt trên các quốc gia do dự một quan điểm tương đối về luân lý liên quan tới các vấn đề như phá thai, đạo lý sinh học và hôn nhân đồng tính.


Vấn:    Ông nói rằng nỗi sợ hãi Chúa Kitô là những gì tác hại Âu Châu. Thế nhưng có nhiều người Âu Châu không thể nào lại hãi sợ được vì họ thậm chí chẳng biết gì đến Chúa Kitô cả. Phải chăng tình trạng vô thức còn tệ hơn cả nỗi sợ hại hay khinh khi?

 

Đáp:   Thật ra tất cả mọi người Âu Châu đều biết Chúa Kitô. Chỉ cần đọc văn chương của quốc gia hay ra khỏi nhà để thấy những dấu hiệu Kitô giáo ở khắp nơi như các nguyện đường, các kỷ đài và các thánh đường.

 

Những gì được một số người gọi là Christophobia đó là một thứ phủ nhận một cách ý thức gia sản này của Kitô Giáo, một nỗi sợ hãi đặc biệt về những đòi buộc luân lý chất chứa nơi việc sống đời Kitô hữu. Thật thế, hiện tượng như việc thành đạt của tác phẩm ‘The Da Vinci Code’ cũng cho thấy tình trạng hết sức thiếu hiểu biết về đạo giáo. Thế nhưng, như thế không có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô chưa được biết đến.

 

Người là ai thì được biết đến, nhưng các sự thật về đức tin thì lại chưa được hiểu biết – bao gồm cả việc nghiên cứu trần tục có tính cách hàn lâm về lịch sử – những sự thật liên quan tới Người, vì mối liên hệ với các cơ cấu của đạo đã bị mất đi, cũng như vì một bầu khí tương đối đã hình thành được Dan Brown cho là có thẩm quyền như một vị giám mục hay thậm chí như là một vị giáo sư đại học, có thể là một vị vô tín ngưỡng, thế nhưng lại là người biết được các nguồn lịch sử và không bao giờ chấp nhận những cái dị thường của cuốn ‘The Da Vinci Code’.

 

Vấn:    ‘Cái vốn liếng tôn giáo’ được ông đề cập tới trong cuốn sách của ông là gì?

 

Đáp:   Theo một trường phái xã hội học xuất phát ở Hoa Kỳ, một trường phái về kinh doanh về đạo giáo (religious economy), thì mỗi một người trong chúng ta đều có một ‘thứ vốn liếng tôn giáo’ (religious capital) là những gì được làm nên bởi những niềm tin có được từ thời chúng ta còn trẻ, những niềm tin tưởng mà thậm chí ngay cả sau khi chúng ra ruồng bỏ nó hay ghẻ lạnh với nó, thì vẫn còn một cái gì đó người ta không thể nào dễ dàng tách biệt.

 

Đó là lý do khi một người Âu Châu không hành đạo trở về với đạo giáo – một điều mà ngày nay cũng như 10 năm qua vẫn đang xẩy ra một cách thường xuyên hơn – họ có thể dễ dàng trở về với Kitô Giáo, hay có thể với những đường lối rất cách xa tính cách chính thống song vẫn giữ được những biểu hiệu và đường nét Kitô Giáo, chẳng hạn như với giáo phái Nhân Chứng Jehova, thay vì nhẩy sang Hồi Giáo hay Phật Giáo. 

 

Lý thuyết về việc kinh doanh về đạo giáo chủ trương rằng điều này xẩy ra vì có một khuynh hướng bảo trì cái vốn liếng tôn giáo nơi con người.

 

Những ai ở Âu Châu trở về với đạo Công Giáo, từ tình trạng không hành đạo hay tình trạng bất khả thần tri, hoặc trở thành Kitô hữu phái Pentecostal, hay thậm chí phái Chứng Nhân Jehova, vẫn giữ được theo 3 thí dụ tôi vừa nêu lên như một phần của cái ‘vốn đạo giáo’ đến với họ từ việc họ học đạo khi còn trẻ. Trái lại, những ai trở thành Phật tử hay Hồi hữu là thành phần cần phải bỏ đi – hầu hết – tất cả cái vốn liếng đạo giáo của họ và xây dựng một vốn liếng mới – hầu như – từ tình trạng hỗn tạp.

 

Đó là lý do, cho dù việc trở lại theo Hồi Giáo, hay thậm chí theo Phật Giáo, là những gì được các tờ nhật trình cho là càng đáng đưa lên mặt báo hơn nữa, thì đa số người dân Âu Châu – nhất là từ ngày 11/9/2001 là biến cố đã dẫn nhiều người đến chỗ vấn nạn về căn tính của họ – thành phần tái chú trọng tới tôn giáo càng dễ dàng trở về hơn và bằng một đường lối hấp dẫn hơn – theo quan điểm thống kê – với những đường lối Kitô Giáo hay ít là vẫn giữ được những yếu tố và những biểu hiệu Kitô Giáo.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/8/2006