“Các con sẽ nhận được quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con;

và các con sẽ làm chứng nhân cho Thày”

 

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Giới Trẻ XXIII 2008 ở Sydney Úc Đại Lại

 

 

Các bạn trẻ thân mến!

 

1.-        Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII

 

Tôi luôn hết sức hân  hoan nhớ đến  những dịp khác nhau chúng ta được cùng nhau gặp gỡ ở Cologne vào tháng 8/2005. Vào lúc kết thúc cuộc biểu lộ đức tin và lòng nhiệt thành bất khả quên vẫn còn in sâu vào tâm thần của tôi đây, tôi đã hẹn gặp lại các bạn vào cuộc gặp nhau lần tới được tổ chức ở Sydney năm 2008. Lần này sẽ là Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII và đề tài sẽ là “Các con sẽ nhận được quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con; và các con sẽ làm chứng nhân cho Thày”. Đề tài nồng cốt để sửa soạn tin h thần cho cuộc gặp gỡ của chúng ta ở Sydney là Thánh Linh và truyền giáo. Trong năm 2006 chúng ta đã chú trọng tới Thánh Linh như là Vị Thần Chân Lý. Giờ đây, trong năm 2007, chún g ta tìm cách hiểu biết sâu xa hơn về Vị Thần Yêu Thương này. Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta hướng về Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 bằng việc suy tư về Vị Thần Sức Mạnh và Chứng Từ là vị có thể ban cho chúng ta lòng can đảm để sống theo Phúc Âm và hiên ngang loan báo Phúc Âm. Bởi thế, mỗi một người trong các bạn trẻ cần phải – trong các cộng đồng của các bạn, và cùng với những ai có trách nhiệm giáo dục các bạn – suy tư về Vị Tác Nhân Chính Yếu của lịch sử cứu độ, tức là về Thánh Linh hay Thần Linh của Chúa Giêsu. Nhờ đó các bạn mới có thể đạt được những mục đích cao quí sau đây: nhận ra căn tính đích thực của Thần Linh, chính yếu là nhờ ở việc lắng nghe Lời Chúa được Mạc Khải trong Thánh Kinh; nhận thức rõ ràng được sự hiện diện liên tục chủ động trong đời sống của Giáo Hội, nhất là khi các bạn tái nhận thức được rằng Thánh Linh là “hồn sống”, là hơi thở sống của chính đời sống Kitô hữu, nơi các bí tích nhập môn Kitô giáo là Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể; nhờ đó lớn lên trong sự hiểu biết Chúa Giêsu, một kiến thức mỗi ngày một sâu xa hơn và hoan hỉ hơn, đồng thời đem Phúc Âm ra thực hành vào lúc bình minh của đệ tam thiên niên này. Nơi sứ điệp của tôi đây, tôi hân hoan cống hiến cho các bạn một toát lược để suy niệm hầu các bạn có thể đào sâu hơn trong năm sửa soạn này. Nhờ đó các bạn có thể thấy được đâu là phẩm chất của niềm tin các bạn nơi Thánh Linh, mới tái nhận thức được nó nếu nó đã bị mất mát đi, mới củng cố nó nếu nó trở nên yếu kém, mới làm đậm đà nó khi liên kết với Chúa Cha cùng với Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô, mới thể hiện hoạt động bất khả châm chước của Thánh Linh. Các bạn đừng bao giờ quên rằng Giáo Hội thực sự tự mình là nhân loại, là tất cả mọi dân tộc hiện ở chung quanh các bạn và những ai đang đợi chờ các bạn trong tương lai, rất mong đợi nơi các bạn trẻ, vì các bạn mang trong mình tặng ân cao cả của Chúa Cha là Thần Linh của Chúa Giêsu.

 

2.         Lời hứa Thánh Linh trong Thánh Kinh

 

Chuyên chú lắng nghe Lời Chúa liên quan tới mầu nhiệm và hoạt động của Thánh Linh là những gì mở ra cho chúng ta hướng tới những minh thức hứng khởi được tôi tóm gọn trong những điểm sau đây.

 

Trước khi Lên Trời một chút, Chúa Giêsu đã phán cùng các môn đệ của Người rằng: “Này Thày sai lời hứa của Cha Thày đến với các con” (Lk 24:49). Điều này xẩy ra vào Ngày Lễ Ngũ Tuần khi các vị cùng nhau nguyện cầu ở căn Thượng Lầu cùng với Trinh Nữ Maria. Việc tuôn đổ Thánh Linh xuống trên Giáo Hội sơ khai là việc nên trọn lời hứa được Thiên Chúa thực hiện trước đó, một lời hứa được loan báo và sửa soạn suốt giòng Cựu Ước.

 

Thật vậy, ngay từ những trang đầu tiên của mình, Thánh Kinh cho thấy vị thần linh của Thiên Chúa như gió “di động trên mặt nước” (x. Gen 1:2). Thánh Kinh viết rằng Thiên Chúa đã thở hơi vào lỗ mũi của con người hơi thở sự sống (x Gen 2:7), nhờ đó truyền vào con người chính sự sống. Sau nguyên tội, vị thần linh ban sự sống này của Thiên Chúa được thấy một số lần trong lịch sử nhân loại, khi kêu gọi các tiên tri hãy huấn dụ thành phần dân tuyển chọn hãy trở về c ùng Thiên Chúa và hãy tring thành tuân giữ các mệnh lệnh của Ngài. Trong thị kiến nổi tiếng của tiên tri Ezekiel, Thiên Chúa, với thần linh của Ngài, đã phục hồi sự sống cho dân Yến Duyên, là dân tộc được tiêu biểu bởi “những khúc xương khô” (x 37:1-14). Tiên tri Joel đã tiên báo về một “cuộc tuôn đổ thần linh” xuống trên tất cả mọi dân tộc không trừ một dân nước nào. Vị tác giả thánh đã viết rằng: “Sau đó sẽ tới ngày Ta sẽ tuôn để thần linh của Ta xuống trên tất cả mọi xác phàm… Ta sẽ tuôn đổ thần linh của Ta xuống trên cả tôi nam tớ nữ vào ngày đó nữa” (3:1-2).

 

Vào lúc “thời gian viên trọn” (x Gal 4:4), vị thiên thần của Chúa đã loan báo cùng vị Trinh Nữ thành Nazarét rằng Chúa Thánh Thần, “quyền lực của Đấng Tối Cao”, sẽ đến với người Trinh Nữ này và bao phủ Trinh Nữ ấy. Con trẻ được hạ sinh sẽ là thánh và được gọi là Con Thiên Chúa (x Lk 1:35). Theo những lời của tiên tri Isaia thì Đấng Thiên Sai sẽ là Đấng được Thần Linh Chúa ngự xuống (x 11:1-2, 42:1). Đó là lời tiên tri được Chúa Giêsu lập lại vào lúc khởi đầu thừa tác vụ công khai của Người tại hội đường ở Nazarét. Trước sự ngỡ ngàng của những ai có mặt bấy giờ, Người đã nói: “Thần Linh Chúa ở trên tôi, vì Ngài đã xức dầu cho tôi để mang tin mừng cho người nghèo khổ. Ngài đã sai tôi đi loan báo việc giải thoát cho kẻ bị giam cầm và phục quang cho kẻ mù lòa, trả tự do cho kẻ bị đàn áp, công bố năm hồng ân của Chúa” (Lk 4:18-19; x Is 61:1-2). Khi ngỏ cùng thành phần hiện diện bấy giờ, Người đã ám chỉ những lời tiên tri ấy về bản thân Người khi nói: “Hôm nay, đoạn Thánh Kinh này đã được nên trọn như quí vị nghe đấy” (Lk 4:21). Một lần nữa, trước khi Người chết trên Thập Giá, Người đã nói với các môn đệ của Người mấy lần về việc đến của Chúa Thánh Thần, Đấng “Hướng Dẫn” có sứ vụ minh chứng về Người và trợ giúp cho tín hữu bằng cách dạy họ và hướng dẫn họ vào tất cả Sự Thật (x Jn 14:16-17, 25-26; 15:26; 16:13).

 

3.         Lễ Hiện Xuống, Điểm Xuất Phát Sứ Vụ Truyền Giáo của Giáo Hội

 

Vào tối ngày phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ của Người, “Người đã thở hơi trên các vị mà nói cùng các vị rằng ‘Các con hãy lãnh nhận Thánh Linh’” (Jn 20:22).Bằng quyền năng còn mạnh hơn thế nữa, Thánh Thần đã xuống trên các vị Tông Đồ vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Chúng ta đọc thấy trong Sách Tông Vụ là “Đột nhiên từ trời xẩy ra một tiếng như gió thổi mạnh tràn đầy nhà nơi các vị đang ở. Có những lưỡi như lửa tản ra xuất hiện giữa họ và một lưỡi đậu xuống trên từng người trong họ” (2:2-3).

 

Thánh Thần đã canh tân các vị Tông Đồ từ bên trong, làm cho các vị được tràn đầy một thứ quyền lực giúp các vị can đảm ra đi và hiên ngang loan truyền rằng “Chúa Kitô đã chết và đã sống lại!” Thoát khỏi hết mọi thứ hãi sợ, c ác vị bắt đầu công khai nói bằng một niềm tự tin (x Acts 2:29, 4:13; 4:29,31).

 

Những con người hãi sợ này đã trở thành những người loan tin mừng can trường của Phúc Âm. Thậm chí thành phần địch thù của các vị cũng không thể nào hiểu được làm thế nào mà “thành phần thất học và tầm thường” (x Acts 4:13) lại có thể tỏ ra lòng can đảm và chịu đựng được những khó khăn, chịu bách hại một cách hân hoan. Không thể có thể ngăn cản nổi các vị.  Các vị đã trả lời cùng những ai tỏ ra cố gắng bịt miệng họ lại rằng: “Chúng tôi không thể không nói về những gì chúng tôi đã thấy và đã nghe” (Acts 4:20). Đó là cách thức Giáo Hội được hạ sinh, và từ ngày Lễ Hiện Xuống này Giáo Hội vẫn không ngừng truyền bá Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8).

 

4.-        Thánh Linh là hồn sống của Giáo Hội và là nguyên lý hiệp thông

 

Nếu chúng ta muốn hiểu được sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội thì chúng ta cần phải trở về với căn Thượng Lầu là nơi các vị môn đệ tập trung lại với nhau (x Lk 24:49), nguyện cầu với Maria là người “Mẹ”, trong khi đợi chờ vị Thần Linh được hứa hẹn. Hình ảnh này về Giáo Hội sơ khai cần phải là nguồn mạch hứng khởi liên lỉ cho hết mọi cộng đồng Kitô hữu. Thành quả tông đồ và truyền giáo không phải thực sự bởi những chương trình và phương pháp mục vụ được khéo léo phác họa có “hiệu năng”, mà là thành quả của việc liên lỉ nguyện cầu của cộng đồng (cf. Evangelii Nuntiandi, 75). Ngoài ra, để cho sứ vụ truyền giáo được hiệu nghiệm, các cộng đồng cần phải liên  kết, tức là họ cần phải “có một tấm lòng và linh hồn” (x Acts 4:32), và họ cần phải sẵn sàng làm chứng cho tình yêu và niềm vui được Thánh Linh làm thấm nhập vào tâm can của thành phần tín hữu (x Acts 2:42). Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II đã viết rằng, thậm chí ngay cả trước hoạt động, thì sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội đó là việc làm chứng và sống một cách chiếu soi kẻ khác (cf. Redemptoris Missio, 26). Giáo phụ Tertullian đã nói với chúng ta rằng đó là những gì đã xẩy ra trong những ngày sơ khai của Kitô Giáo, lúc mà thành phần dân ngoại trở lại vì thấy được tình yêu đang làm chủ Kitô hữu: “Kìa họ yêu thương nhau biết bao” (x Apology, 39 & 7).

 

Để đúc kết việc vắn gọn tổng quan về Lời Chúa trong Thánh Kinh, tôi xin mời các bạn hãy nhận định làm sao Thánh Linh lại là tặng ân cao quí nhất Thiên Chúa ban cho loài người, và vì thế là chứng từ cao cả cho thấy tình yêu của Ngài đối với chúng ta, một tình yêu được đặc biệt thể hiện như tiếng “vâng đối với sự sống” Thiên Chúa muốn cho từng tạo vật của Ngài. Tiếng “vâng đối với sự sống” đạt được tầm mức trọn vẹn của nó nơi Chúa Giêsu Nazarét và nơi cuộc vinh thắng của Người trên sự dữ bằng việc cứu chuộc. Về vấn đề này, chúng ta đừng bao giờ quên rằng Phúc Âm của Chúa Giêsu, chính bởi vì Thần Linh, không thể bị giảm thiểu thành một thứ phát biểu thuần túy về sự kiện, vì nó nhắm đến chỗ trở thành “tin mừng cho người nghèo khó, giải thoát cho kẻ bị giam cầm, phục quang cho kẻ mù lòa…” Hết sức sống động biết bao khi điều này được thấy xẩy ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần, khi nó trở thành ân sủng và thành công việc của Giáo Hội đối với thế giới là nơi truyền giáo chính yếu của Giáo Hội!

 

Chúng ta là hoa trái từ sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội nhờ hoạt động của Thánh Thần. Chúng ta mang trong chúng ta ấn tín của tình Chúa Cha yêu thương nơi Chúa Giêsu Kitô là Thánh Linh. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này, vì Thần Linh Chúa luôn nhắc nhở hết mọi người, và muốn, đặc biệt qua giới trẻ các bạn, làm bùng lên  ngọn gió và ngọn lửa của một Lễ Hiện Xuống mới trên thế giới này.

 

5.         Thánh Linh là “Thày Dạy đời sống nội tâm”.

 

Hỡi các bạn trẻ thân mến, ngày nay Thánh Linh tiếp tục tác động mạnh mẽ trong Giáo Hội, và các hoa trái của Thần Linh thì dồi dào theo tầm mức chúng ta sẵn sàng mở lòng mình ra cho quyền lực làm cho mọi sự trở thành mới mẻ này. Chính vì lý do ấy mỗi người chúng ta mới cần phải nhận biết Vị Thần Linh này, liên hệ với Ngài và để cho Ngài hướng dẫn chúng ta. Tuy nhiên, đến đây một vấn nạn tự nhiên xuất hiện: Đối với tôi Thánh Linh là ai? Đối với nhiều Kitô hữu thì thực ra Ngài vẫn còn là một vị “đại vô danh”. Đó là lý do tại sao, trong khi chúng ta sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới đây, tôi muốn mời gọi các bạn hãy tiến đến chỗ nhận biết Thánh Linh sâu xa hơn nữa ở lãnh vực cá nhân. Trong lời tuyên xưng đức tin của mình, chúng ta công bố rằn g: “Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống, Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra” (Nicene-Constantinopolitan Creed). Phải, Thánh Linh, Vị Thần Lin h của tình yêu của Cha và của Con, là Nguồn Mạch của sự sống làm cho chúng ta nên thánh hảo, “vì tình yêu thương của Thiên Chúa đã được tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Linh là Đấng được ban cho chúng ta” (Rm 5:5). Tuy nhiên, biết Thánh Linh không đủ; chúng ta cần phải đón nhận Ngài như là vị dẫn dắt linh hồn chúng ta, như “Vị Thày dạy đời sống nội tâm”, Đấng dẫn chúng ta tới Mầu Nhiệm Ba Ngôi, vì chỉ có một mình Ngài mới có thể hướng chúng ta về đức tin và giúp chúng ta sống đức tin này từng ngày cách trọn vẹn. Vị Thần  Linh này thúc đẩy chúng ta hướng về người khác, thắp lên trong chúng ta ngọn lửa yêu thương, làm cho chúng ta trở thành những thừa sai cho đức ái của Thiên Chúa.

 

Tôi b iết rất rõ là giới trẻ các bạn ôm ấp trong lòng mình cảm nhận sâu xa đối với Chúa Giêsu và tình yêu giành cho Người, và các bạn muốn gặp gỡ Người cùng nói với Người. Thật vậy, xin  các bạn hãy nhớ rằng chính vì sự hiện diện của Thần Linh trong chúng ta là Đấng củng cố, kiến tạo và xây dựng con người của chúng ta theo chính Con Người của Chúa Giêsu tử giá và phục sinh. Vậy chúng ta hãy làm quen với Thánh Linh để quen thuộc với Chúa Giêsu.

 

6.         Bí Tích Thêm Sức và Thánh Thể

 

Các bạn có thể hỏi là làm thế nào để chúng ta được Chúa Thánh Thần canh tân và tăng trưởng trong đời sống thiêng liêng? Như các bạn biết, câu trả lời là như thế này: đó là chúng ta có thể thực hiện điều ấy bằng các Bí Tích, vì đức tin được phát sinh và kiên  cường trong chúng ta nhờ các Bí Tích, đặc biệt là các bí tích nhập môn Kitô Giáo: Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể, những bí tích bổ túc cho nhau và bất khả phân ly (cf. The Catechism of the Catholic Church, 1285). Sự thật này liên quan tới 3 Bí Tích khởi nguồn cho đời sống làm Kitô hữu của chúng ta có lẽ đã bị lơ là lãng quên nơi đời sống đức tin của nhiều Kitô hữu. Họ thấy chúng như là các biến cố xẩy ra trong quá khứ và chẳng có một ý nghĩa thực sự nào đối với ngày nay hết, như rễ cây thiếu chất dinh dưỡng cung cấp sự sống vậy. Tình trạng xẩy ra là có nhiều thành phần giới trẻ xa cách với đời sống đức tin sau khi lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Cũng có nhiều giới trẻ chưa từng lãnh nhận bí tích này. Tuy nhiên, nhờ bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, đoạn theo tiến trình đến Thánh Thể, mà Thánh Linh làm cho chúng ta nên con cái của Cha, là anh chị em của Chúa Giêsu, là phần tử của Giáo Hội, có khả năng trở thành một chứng nhân thực sự cho Phúc Âm, và có thể làm đậm đà thêm niềm vui của đức tin.

 

Thế nên tôi mời gọi các bạn hãy suy nghĩ về những gì tôi đang viết cho các bạn đây. Ngày nay đặc biệt cần phải tái nhận thức được bí tích Thêm Sức và vị thế quan trọng của bí tích này trong việc tăng trưởng thiêng liêng của chúng ta. Những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cần phải nhớ rằng họ đã trở nên “đền thờ của Thần Linh”. Thiên Chúa sống trong họ. Hãy luôn ý thức được điều ấy và hãy cố gắng làm cho kho tàng này trong các bạn mang lại hoa trái thánh thiện. Những ai đã lãnh nhận phép rửa song chưa lãnh nhận bí tích Thêm Sức, hãy sửa soạn lãnh nhận bí tích này vì biết rằng nhờ đó các bạn sẽ trở thành người Kitô hữu “trọn vẹn”, vì Thêm Sức làm trọn hảo hóa ân huệ của phép rửa (cf. The Catechism of the Catholic Church, 1302-1304).

 

Thêm Sức cống hiến cho chúng ta một sức mạnh đặc biệt để làm chứng cho và tôn vinh Thiên Chúa trong cả đời sống của chúng ta (x Rm 12:1). Nó làm cho chúng ta ý thức sâu xa việc chúng ta thuộc về Giáo Hội là “Thân Mình của Chúa Kitô”, là thân mình tất cả chúng ta đều là những phần tử sống động, liên kết với nhau (x     1Cor 12:12-25). Để mình được dẫn dắt bởi Thần Linh, mội một người đã lãnh nhận phép rửa có thể góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội nhờ những đoàn sủng được Thần Linh ban cho, vì “việc tỏ hiện của Thần Linh đối với từng người là để cho công ích” (1Cor 12:7). Khi Thần Linh tác động thì Ngài sinh hoa kết trái nơi linh hồn, tức là hoa trái “yêu thương, vui mừng, an bình, nhẫn nại, từ ái, quảng đại, trung thành, dịu dàng và tự chế” (Gal 5:22). Đối với những ai chưa lãnh nhận bí tích Thêm Sức, tôi muốn thân ái kêu gọi hãy sửa soạn lãnh nhận bí tích này, và hãy tìm sự giúp đỡ nơi các vị linh mục của các bạn. Nó là một dịp đặc biệt của ân sủng được Chúa cống hiến cho các bạn. Đừng để mất cơ hội này!

 

Tôi xin thêm một lời nữa về Thánh Thể. Để lớn lên trong đời sống Kitô hữu, chúng ta cần phải được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu của Chúa Kitô. Thật vậy, chúng ta được thanh tẩy và thêm sức là để nhắm tới Thánh Thể (cf. The Catechism of the Catholic Church, 1322; Sacramentum Caritatis, 17). Là “nguồn và là tột đỉnh” của đời sống Giáo Hội, Thánh Thể là “Lễ Hiện Xuống trường tồn”, vì mỗi lần chúng ta cử hành Thánh Lễ chúng ta lãnh nhận Thánh Thần là Đấng liên kết chúng ta với Chúa Kitô hơn và biến đổi chúng ta nên Người. Hỡi các bạn trẻ thân mến, nếu các bạn thường xuyên tham dự vào bí tích Thánh Thể, các bạn sẽ có được tính cách hân hoan cương quyết dấn thân sống theo Phúc Âm. Các bạn đồng thời cũng cảm thấy rằng bất cứ khi nào chúng ta không đủ sức mạnh thì Thánh Thần, Đấng biến đổi chúng ta, khi làm tràn đầy chúng ta sức mạnh của Ngài và làm cho chúng ta thành chứng nhân, sẽ làm thấm đẫm nhiệt tình truyền giáo cho Chúa Kitô phục sinh.

 

7.         Nhu cầu và việc khẩn trương của sứ vụ truyền giáo

 

Nhiều giới trẻ thấy đời sống của mình một cách e dè lo âu và nêu lên nhiều vấn nạn  về tương lai của họ. Họ lo lắng hỏi rằng: Làm thế nào chúng ta thích hợp với một thế giới bị đánh dấu bằng quá nhiều những gì là bất công và quá nhiều khổ đau như thế? Chúng ta phải phản ứng ra sao đối với tính vị kỷ và việc bạo động đôi khi có vẻ thắng thế? Chúng ta làm sao để làm cho đời sống có một ý nghĩa trọn vẹn? Làm thế nào chúng ta có thể giúp mang lại cho đời sống những hoa trái được đề cập tới trên đây là “yêu thương, vui mừng, an bình, nhẫn nại, từ ái, quảng đại, trung thành, dịu dàng và tự chế” (Gal 5:22), có thể làm tràn đầy thế giới bị thương tích và mỏng dòn này, thế giới của hầu hết giới trẻ này? Dựa vào những điều kiện nào Vị Thần Linh ban sự sống của cuộc tạo dựng đầu tiên và đặc biệt là của cuộc tạo dựng lần thứ hai hay của việc cứu chuộc trở thành một hồn sống mới cho nhân loại? Chúng ta đừng quên rằng tặng ân của Thiên Chúa càng cao cả – và tặng ân Thần Linh của Chúa Kitô là tặng ân cao cả nhất trong tất cả mọi tặng ân – thì thế giới lại càng cần phải lãnh nhận tặng ân này hơn nữa, và vì thế mà sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội trong việc làm chứng một cách khả tín cho tặng ân này lại càng quan trọng hơn và phấn khởi hơn. Nhờ Ngày Giới Trẻ Thế Giới giới trẻ các bạn đang bày tỏ ước vọng tham dự vào sứ vụ truyền giáo này. Về khía cạnh ấy, hỡi các bạn trẻ thân mến, tôi muốn nhắc nhở các bạn ở đây về một số sự thật chính yếu cần phải được suy nghĩ. Một lần nữa tôi muốn lập lại rằng chỉ có một mình Chúa Kitô mới có thể làm thỏa nguyện những khát vọng sâu xa nhất ở trong tâm can mỗi người thôi. Chỉ có một mình Chúa Kitô mới có thể nhân bản hóa nhân tính và dẫn nhân tính đến chỗ “thần linh hóa” nó thôi. Nhờ quyền lực của Thần Linh của mình, Người làm thấm nhập đức ái thần linh trong chúng ta, và điều này làm cho chún g ta có thể yêu thương tha nhân và sẵn sàng phục vụ. Thánh Linh soi động chúng ta, mạc khải Chúa Kitô tử giá và phục sinh, và tỏ cho chúng ta biết cách trở nên như Người hơn, nhờ đó chúng ta có thể là “hình ảnh và là dụng cụ của tình yêu xuất phát từ Chúa Kitô” (Deus Caritas Est, 33). Những ai để cho Thần Linh hướng dẫn thì biết rằng dấn thân phục vụ Phúc Âm không phải là một cái gì ngoại thuộc tùy ý, vì họ ý thức được tính cách khẩn trương của việc truyền đạt Tin Mừng cho người khác. Tuy nhiên, chúng ta cần phải được nhắc nhở lại một lần nữa là chúng ta chỉ có thể là thành phần nhân chứng của Chúa Kitô khi nào chúng ta để mình được dẫn dắt bởi Thánh Thần, Đấng là “tác nhân chính yếu của việc truyền bá phúc âm hóa” (x. Evangelii Nuntiandi, 75), và là “tác nhân chính yếu của sứ vụ truyền giáo” (x. Redemptoris Missio, 21). Hỡi các bạn trẻ thân mến, như các vị tiền  nhiệm khả kính của tôi là Đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II đã nói một số lần thì việc loan báo Phúc Âm và làm chứng cho đức tin là những gì cần thiết hơn bao giờ hết ở ngày hôm nay đây (x Redemptoris Missio, 1). Coónhững ngưoơi nghĩ rằng việc trình bày kho tàng quí báu này cho thành phần không có kho tàng này nghĩa là tỏ ra bất nhân nhượng đối với họ, thế nhưng không phải thế, vì việc trình bày Chúa Kitô không phải là việc áp đặt Người (x Evangelii Nuntiandi, 80). Ngoầ ra, hai ngàn năm trước, 12 vị Tông Đồ đã hiến  cuộc đời mình để làm cho Chúa Kitô được nhận biết và yêu mến. Tuư đó, qua các thế kỷ, Phúc Âm vẫn tiếp tục được lan truyền nhờ những con người nam nữ được tác động bởi cùng môä nhiệt tình truyền giáo. Cả ngày nay nữa, thành phần môn đệ Chúa Kitô cần phải không ngừng cống hiến thời giờ và sức lực của mình cho việc phục vụ Phúc Âm. Giới trẻ cần để cho tình yêu của Thiên Chúa nung nấu họ và quảng đại đáp ứng tiếng gọi khẩn thiết của Ngài, giống như nhiều vị chân phước và thánh nhân trẻ trung đã thực hiện trong quá khứ cũng như trong những thời điểm gần đây. Tôi đặc biệt cam đoan với các bạn là Thần Linh cuủ Chúa Giêsu ngày hôm nay đây đang mời gọi giới trẻ các bạn hãy trở thành những người mang tin mừng của Chúa Giêsu cho những người đồng thời của các bạn. Cái khó khăn mà thành phần người lớn chắc chắn gặp phải trong việc tiến vào lãnh vực của giới trẻ một cách thấu hiểu và thuyết phục có thể là một dấu hiệu được Thần Linh sử dụng để thôi thúc giới trẻ các bạn hãy tự đảm nhận lấy công việc này. Các bạn biết những lý tưởng, ngôn ngữ, cvà cả những thương tích, những trông đợi, và đồng thời ước vọng về thiện hảo nơi những người đồng thời của các bạn. Điều này mở ra cho thấy cả một thế giới rộng lớn về những cảm xúc, hoạt động, việc giáo dục, những niềm trông đợi, và nỗi khổ đau của giới trẻ…. Mỗi một người trong các bạn cần phải can đảm hứa quyết với Thánh Linh rằng các bạn sẽ mang một người trẻ về cho Chúa Giêsu Kitô bằng cách nào được các bạn cho rằng tốt nhất, biết cách “giải thích cho bất cứ ai muốn hỏi các bạn về lý do về niềm hy vọng của các bạn, nhưng thực hiện điều này một cách dịu dàng và trân trọng” (x. 1Pet 3:15).

 

Để đạt được mục đích này, hỡi các bạn, các bạn cần phải thánh hảo và các bạn cần phải là những thừa sai vì chúng ta không bao giờ tách biệt thánh thiện khỏi sứ vụ truyền giáo được (x Redemptoris Missio, 90). Các bạn đừng sợ trở thành những thừa sai thánh thiện như Thánh Phanxicô Xavier, vị đã đi khắp Viễn Đông để loan báo Tin Mừng cho đến khi năng lực của ngài trở nên cạn kiệt, hay n hư Thánh Thérèse Hài Đồng Giêsu, vị thừa sai cho dù chưa bao giờ ngài rời khỏi đan viện Carmêlô. Cả hai vị thánh này đều là “Quan Thày của Việc Truyền Giáo”. Các bạn hãy sẵn sàng dấn thân để sáng soi thế giới bằng sự thật của Chúa Kitô; để yêu thương đáp ứng hận thù và việc coi thường sự sống; để loan báo niềm hy vọng về Chúa Kitô phục sinh ở khắp nơi trên thế giới.

 

8.         Kêu xin một “Lễ Hiện Xuống mới” trên thế giới

 

Hỡi các bạn trẻ yêu dấu, tôi hy vọng được gặp các bạn ở Sydney vào tháng 7/2008. Nó là một cơ hội thuận lợi để cảm nghiệm trọn vẹn quyền năng của Chúa Thánh Thần. Các bạn hãy đến tham dự thật đông đảo để trở thành một dấu hiệu của niềm hy vọng cũng như để tỏ ra cảm nhận ủng hộ cộng đồng Giáo Hội ở Úc Đại Lợi đang sửa soạn đón mừng các bạn. Đối với thành phần giới trẻ của quốc gia sẽ tiếp đón các bạn, nó sẽ là một cơ hội đặc biệt để loan truyền vẻ đẹp và niềm vui của Phúc Âm cho một xã hội đang bị tục hóa dưới nhiều cách thức. Úc Đại Lợi, cũng giống như toàn thể Đại Dương Châu, cần tái nhận thức được những gốc rễ Kitô Giáo của mình. Trong Tông Huấn Hậu Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ecclesia in Oceania, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Nhờ quyền năng của Thánh Linh, Giáo Hội ở Đại Dương Châu đang sửa soạn cho một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa những dân tộc ngày nay đang đói khát Chúa Kitô… Một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa là ưu tiên đệ nhất đối với Giáo Hội ở Đại Dương Châu” (khoản 18).

 

Tôi mời gọi các bạn hãy giành giờ nguyện cầu cũng như cho việc linh thao trong giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình dẫn đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII, nhờ đó ở Sydney các bạn mới có thể lập lại những lời hứa được các bạn thực hiện khi lãnh nhận Phép Rửa và Thêm Sức. Chúng ta cùng nhau kêu xin Thánh Thần, tin tưởng xin Ngài tặng ân của một Lễ Hiện Xuống mới cho Giáo Hội cũng như cho nhân loại trong thiên niên kỷ thứ 3.

 

Chớ gì Mẹ Maria, vị đã liên kết với các vị trong Căn Thượng Lầu, đồng hành với các bạn khắp những tháng này và chiếm cho tất cả Kitô hữu trẻ trung một tuôn đổ mới Thánh Linh để đốt cháy tâm can của họ. Hãy nhớ rằng: Giáo Hội tin tưởng  vào các bạn! Đặc biệt là thành phần Mục Tử chúng tôi nguyện cầu rằng quí vị có thể yêu mến và dẫn những người khác đến  chỗ mến yêu Chúa Giêsu mỗi ngày một hơn và các bạn có thể trung thành theo Người hơn. Với những cảm nghĩ ấy, tôi ban phép lành cho tất cả các bạn bằng niềm cảm mến sâu xa.

 

Tại Lorenzago ngày 20/7/2007

 

Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/youth/documents/hf_ben-xvi_mes_20070720_youth_en.html