Sứ Điệp
Của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Để Cử Hành Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2003

Hòa Bình Dưới Thế: Một Dấn Thân Liên Lỉ



1. Gần 40 năm trước đây, vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, 11/4/1963, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ban hành bức Thông Điệp Pacem in Terris (Bình An Dưới Thế) đáng nhớ của Ngài. Ngỏ lời cùng “tất cả mọi người thiện chí”, vị tiền nhiệm của Tôi, vị qua đời ngay sau đó hai tháng, đã tóm tắt sứ điệp của mình vào cụm từ “bình an dưới thế” ở câu thứ nhất của bức Thông Điệp: “Bình an dưới thế, một bình an mà tất cả mọi con người ở mọi thời đại hằng mong mỏi hơn hết, chỉ có thể được thiết lập và bảo trì một cách vững vàng nếu trật tự do Thiên Chúa ấn định được phục tùng tuân giữ” (Introduction: AAS, 55 [1963], 257).

Nói về hòa bình với một thế giới chia rẽ

2. Lời lẽ được Đức Gioan XXIII viết lên bấy giờ ở vào một tình trạng hết sức lộn xộn. Thế kỷ 20 được bắt đầu với những mong đợi tiến bộ. Thế mà, trong vòng 60 năm trời thế kỷ này đã làm phát sinh hai Trận Thế Chiến, những chế độ chuyên chế tàn bạo, tình trạng nhân loại khổ đau chưa từng thấy, và cuộc bắt bớ Giáo Hội lớn nhất trong lịch sử.

Trước Thông Điệp Pacem in Terra có hai năm, tức vào năm 1961, Bức Tường Bá Linh đã được dựng nên để ngăn cách và đối địch nhau không phải chỉ ở hai phần của Thành Phố đó mà còn ở cả hai đường lối hiểu biết và xây dựng thành đô trần thế. Ở hai bên Bức Tường này là những lối sống khác nhau, được trị vì bởi những chế độ đối nghịch nhau, trong một bầu khí ngờ vực và mất tin tưởng nhau. Như biểu hiệu cho quan điểm về thế giới cũng như đời sống thực sự, Bức Tường ấy đã bao trùm toàn thể nhân loại và đã thấm nhập vào tâm trí của con người, tạo nên những chia rẽ dường như kéo dài đến vô tận.

Ngoài ra, sáu tháng trước khi bức Thông Điệp này ban bố, và ngay lúc Công Đồng Chung Vaticanô II khai mạc ở Rôma, thế giới đã tiến đến bờ vực chiến tranh nguyên tử qua Cuộc Khủng Hoảng Phi Đạn ở Vịnh Quốc Cuba. Con đường dẫn đến một thế giới hòa bình, công chính và tự do dường như bị chặn đứng. Nhiều người tin rằng nhân loại đã bị lãnh bản án sống mãi với tình trạng cẩn trọng của cuộc “chiến tranh lạnh”, không còn hy vọng gì khi thấy được là chỉ cần một tác động tấn công hay một tai biến là có thể làm bùng lên cuộc chiến tranh đại hại nhất lịch sử loài người. Những kho vũ khí nguyên tử loài người đang có trong tay bấy giờ có nghĩa là cuộc chiến tranh này sẽ tiêu diệt chính tương lai của loài người.

 

Bốn trụ cột nâng đỡ hòa bình

3. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII không đồng ý với những ai cho rằng không thể nào có hòa bình. Với bức Thông Điệp này, hòa bình, với tất cả sự thật đòi hỏi của nó, đã đến gõ vào cả hai bên của Bức Tường này, cũng như của các bức tường ngăn cách khác. Bức Thông Thư ấy đã nói với hết mọi người rằng họ thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất, và đã chiếu giãi một thứ ánh sáng cho thấy ước vọng chung của con người ở mọi nơi đều muốn sống trong an ninh, công lý và hy vọng hướng về tương lai.

Bằng một trực giác sâu xa là đặc tính của Ngài, Đức Gioan XXIII đã vạch ra những điều kiện hòa bình qua bốn đòi hỏi thực sự đối với tinh thần của con người, đó là sự thật, công lý, yêu thương và tự do (cf. ibid., I: l.c., 265-266). Sự thật sẽ xây dựng hòa bình nếu mọi cá nhân thành thực nhận biết quyền lợi của mình mà còn nhiệm vụ của mình đối với nhau nữa. Công lý sẽ xây dựng hòa bình nếu trong thực tế mọi người tôn trọng quyền lợi của người khác và thực sự chu toàn nhiệm vụ của mình đối với nhau. Yêu thương sẽ xây dựng hòa bình nếu con người cảm thấy được những nhu cầu của nhau như là của mình và chia sẻ những gì họ có với nhau, nhất là những giá trị về tâm trí cũng như về tinh thần họ có. Tự do sẽ xây dựng hòa bình và làm cho hòa bình triển nở, nếu trong việc chọn lựa phương tiện để đạt mục đích, con người tác hành theo lý trí và lãnh nhận trách nhiệm về các hành động của mình.

Nhìn vào hiện tại cũng như nhìn đến tương lai bằng con mắt đức tin và lý trí, Chân Phước Giáo Hoàng XXIII đã nhận ra những trào lưu lịch sử sâu xa đang diễn tiến. Những sự việc xẩy ra không phải bao giờ cũng là những gì hiện lên ở mặt nổi của chúng. Bất chấp chiến tranh và những lời đồn thổi về chiến tranh, vẫn có một cái gì đó đang hiện diện nơi các sự vụ của con người, một cái gì đó được vị Giáo Hoàng này nhìn thấy như khởi điểm hứa hẹn của một cuộc cách mạng về tâm linh.

Một nhận thức mới về phẩm vị con người và những quyền lợi bất khả xâm phạm của con người


4. Nhân loại, như Đức Gioan XXIII viết, đã tiến vào một giai đoạn mới trong cuộc hành trình của mình (cf. ibid., I: l.c., 267-269). Việc chấm dứt chính sách thực dân đế quốc và việc xuất hiện những Quốc Gia độc lập mới, việc bảo vệ quyền lợi của nhân công, việc đón nhận mới mẻ đối với sự hiện diện của nữ giới nơi sinh hoạt công cộng, tất cả đều chứng tỏ cho thấy sự kiện là loài người thực sự đã tiến vào một giai đoạn lịch sử mới của mình, một lịch sử được đánh dấu bằng “niềm xác tín là tất cả mọi con người đều bình đẳng vì nhân phẩm bẩm sinh của họ” (ibid., I: l.c.,268). Vị Giáo Hoàng này biết rằng nhân vị ấy vẫn còn đang bị giầy xéo ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, Ngài tin tưởng là, cho dù tình trạng thê thảm này có xẩy ra đi nữa, thế giới vẫn đang càng ngày càng ý thức được một số những giá trị thiêng liêng, cũng như đang càng ngày càng hướng về ý nghĩa của những trụ cột nâng đỡ hòa bình là sự thật, công lý, yêu thương và tự do (cf. ibid., I: l.c., 268-269). Trong khi tìm cách mang những giá trị này đến cho sinh hoạt ở địa phương, quốc gia và quốc tế là con người nam nữ càng nhận thức được rằng mối liên hệ giữa họ với Thiên Chúa, mạch nguồn của tất cả mọi sự thiện hảo, phải là nền tẳng vững chắc và là qui tắc tối hậu cho đời sống của họ với tư cách là một cá nhân cũng như là một phần tử trong xã hội (cf. ibid.). Vị Giáo Hoàng này tin tưởng cái trực giác tâm linh về tiến hóa ấy sẽ mang lại những thành quả sâu xa cho xã hội và chính trị.

Nhìn thấy việc tiến triển về ý thức đối với nhân quyền là những gì bấy giờ đang vươn mình chỗi dậy nơi lãnh vực quốc gia và quốc tế, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nắm được cái năng lực của hiện tượng này và hiểu được cái quyền lực đặc biệt của nó trong việc biến đổi lịch sử. Những gì đã xẩy ra sau đó cho trung Âu và đông Âu đã xác nhận cái minh thức này của Ngài. Con đường dẫn đến hòa bình, như Ngài dạy trong Bức Thông Điệp, là ở chỗ bênh vực và cổ võ những quyền lợi căn bản của con người, những quyền lợi hết mọi người được hưởng, không phải như là một thứ lợi lộc do một giai cấp xã hội khác nhau nào đó ban cho hay một thứ lợi lộc được Quốc Gia thừa nhận, mà chỉ vì nhân tính của chúng ta mà thôi: “Bất cứ một xã hội loài người nào, để tổ chức vững chắc và mang lại lợi ích, cần phải lấy nguyên tắc này làm nền tảng, nguyên tắc đó là hết mọi người đều là một ngôi vị, tức là, bản tính của họ có tri thức và ý muốn tự do. Thật vậy, chính vì họ là một ngôi vị mà họ có những quyền lợi và trách vụ đòi buộc, phát xuất trực tiếp cùng một lúc từ chính bản tính của họ. Và vì những quyền lợi và trách nhiệm này là những gì phổ quát và bất khả vi phạm mà chúng không thể nào bị chiếm đoạt” (ibid., 259).

Cái công ích chung

5. Còn một điểm nữa cho thấy tính cách tiên tri của bức Thông Điệp Pacem in Terris, vì bức thông điệp này đã nhìn thấy giai đoạn tiếp theo sau cuộc tiến hóa về lãnh vực chính trị thế giới. Vì thế giới đang càng ngày càng liên thuộc và hoàn vũ hóa mà công ích của nhân loại phải được thể hiện trên bình diện quốc tế. Đức Giáo Hoàng XXIII dạy rằng, cần phải nói về “một thứ công ích chung” (Pacem in Terris, IV: l.c., 292). Một trong những thành quả của cuộc tiến hóa này là nhu cầu cần phải có một thẩm quyền chung trên lãnh vực quốc tế, có khả năng hiệu lực trong việc đạt đến cái công ích chung này; một thẩm quyền không thể, vị Giáo Hoàng liền thêm, được thiết lập bằng áp bức mà là bằng sự thỏa thuận của các quốc gia. Một thứ tổ chức như vậy phải lấy mục đích chính yếu của mình là “việc công nhận, tôn trọng, bảo toàn và cổ võ các quyền lợi của con người” (ibid., IV: l.c., 294).

Bởi thế, không lạ gì khi thấy Đức Gioan XXIII đã hy vọng và trông mong hướng về Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, một tổ chức đã được hình thành vào ngày 26/6/1945. Ngài đã thấy Tổ Chức này như là một khí cụ có thế lực trong việc bảo trì và làm kiên vững nền hòa bình thế giới, và Ngài đã bày tỏ mối cảm nhận riêng của mình về Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của tổ chức này năm 1948, một văn kiện Ngài coi như là “một việc gần tiến tới chỗ thiết lập một tổ chức về pháp quyền và chính trị cho cộng đồng thế giới” (ibid., IV: l.c., 295). Những gì Ngài đang thực sự muốn nói đó là Bản Tuyên Ngôn ấy đã đề ra những nền tảng luân lý mà cuộc tiến hóa của một thế giới được đánh dấu bằng trật tự hơn là lộn xộn, cũng như bằng đối thoại hơn là bằng võ lực, cần phải tiến hành. Ngài đã đề nghị là việc Tổ Chức Liên Hiệp Quốc này cần phải mạnh mẽ bênh vực các quyền lợi của con người là vấn đề nền tảng không thể châm chước đối với phận sự của Tổ Chức này trong việc tiến tới chỗ duy trì và bệnh vực nền an ninh quốc tế.

Chẳng những rõ ràng là cái nhìn của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII về một thẩm quyền quốc tế chung hiệu lực để phục vụ các thứ quyền lợi của con người, tự do và hòa bình chưa hoàn toàn đạt tới, mà thực sự còn nhiều vấn đề ngần ngại nơi cộng đồng quốc tế đối với trách nhiệm phải tôn trọng và áp dụng các quyền lợi của con người ấy. Phận sự này đụng chạm đến tất cả mọi thứ quyền lợi trọng yếu, chứ không phải là việc chọn lựa những gì có thể đưa đến những hình thức cố ý kỳ thị và bất công. Đồng thời chúng ta cũng đang chứng kiến thấy việc xuất hiện của một khoảng cách báo động giữa một chuỗi những “quyền lợi” tân thời đang được các xã hội tân tiến cổ võ phát động, thành quả của một tình trạng thịnh đạt mới mẻ cũng như của những thứ kỹ thuật tân kỳ, và đang chứng kiến thấy những quyền lợi căn bản khác nữa của con người vẫn chưa được thể hiện, nhất là nơi những trường hợp gây ra bởi tình trạng chậm tiến. Ở đây Tôi đang nghĩ đến trường hợp như về quyền được có của ăn và nước có thể uống, quyền được nhà ở và an ninh, quyền tự quyết và độc lập, những thứ quyền lợi vẫn còn xa vời đối việc bảo toàn và hiện thực. Vấn đề hòa bình đòi hỏi là cần phải mau chóng giảm bớt và theo thời gian loại trừ đi tình trạng căng thẳng này.

Cần phải nêu lên một nhận định nữa là cộng đồng quốc tế, một cộng đồng mà từ năm 1948 đã có được một bản hiến chương về những quyền lợi bất khả vi phạm của con người, đã thất bại một cách chung chung trong việc nỗ lực một cách đầy đủ những phận vụ tương xứng của mình. Chính nhiệm vụ này thiết định những giới hạn mà các thứ quyền lợi cần phải có để tránh tình trạng tự động chủ quan hành sử. Càng ý thức hơn nữa về các nhiệm vụ chung của con người sẽ càng làm lợi cho việc xây dựng hòa bình, vì đặt hòa bình trên căn bản luân lý như được mọi người nhìn nhận liên quan đến một thứ trật tự nơi sự vật không lệ thuộc vào ý muốn của bất cứ một cá nhân hay phái nhóm nào.

Một trật tự luân lý quốc tế mới

6. Tuy nhiên, cũng phải công nhận là, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thua thụt, hơn 40 năm qua cũng thấy được tình trạng tiến bộ đáng kể đối với việc áp dụng thi hành cái nhìn cao quí của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Sự kiện các Quốc Gia trên khắp thế giới cảm thấy phải tỏ ra tôn trọng ý nghĩ về các thứ nhân quyền chứng tỏ cho thấy mãnh liệt là chừng nào những khí cụ của niềm xác tín về luân lý cùng với nguyên vẹn tính về tinh thần, những yếu tố quyết liệt trong cuộc cách mạng lương tâm đã dẫn đến cuộc cách mạng bất bạo động năm 1989 trong việc lật đổ cộng sản Âu Châu. Và cho dù có những quan niệm bóp méo quyền tự do thành một thứ phép tắc tiếp tục đe dọa các xã hội dân chủ và tự do, chắc chắn cũng phải ghi nhận là, trong 40 năm qua, từ khi ban hành Thông Điệp Pacem in Terris, nhiều nơi trên thế giới đã được tự do hơn, những tổ chức đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia đã được củng cố hơn, và mối đe dọa về một cuộc chiến tranh nguyên tử hoàn vũ, một cuộc chiến tranh làm cho Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII rất lo âu, đã được chế ngự một cách hiệu nghiệm.

Với tất cả lòng khiêm nhượng của mình, Tôi dám hiên ngang nói lên là giáo huấn 1500 năm của Giáo Hội về hoà bình như là một “tranquillitas ordinis - tình trạng quân bình về trật tự” được Thánh Âu-Quốc–Tinh gọi tên (De Civitate Dei, 19, 13), một giáo huấn đã được Thông Điệp Pacem in Terris dẫn đến một tầm mức phát triển mới 40 năm trước đây, đã trở thành hết sức tương đối trước thế giới ngày nay, trước các nhà lãnh đạo quốc gia cũng như trước cá nhân con người. Sự kiện hiển nhiên cho thấy là tình trạng lộn xộn trầm trọng nơi hoạt vụ thế giới. Bởi thế, vấn đề vẫn cần phải đối diện là: Tình trạng lộn xộn này sẽ được thay thế bằng một thứ trật tự nào đây, để nhờ đó con người nam nữ có thể sống trong tự do, công lý và an ninh? Và vì thế giới, giữa tình trạng hỗn độn của mình, vẫn tiếp tục theo “trật tự” và được tổ chức ở những cách thế khác nhau, về kinh tế, văn hóa, thậm chí cả chính trị, mà một vấn đề khẩn trương không kém đã được nẩy lên, đó là dựa vào những nguyên tắc nào mà những hình thức trật tự thế giới mới này đã xuất đầu lộ diện?

Những vấn nạn khó với này cho thấy rằng vấn đề trật tự nơi hoạt vụ thế giới, vấn đề của một thứ hòa bình cần phải hiểu cho đúng đắn, không thể nào tách biệt khỏi những vấn đề nguyên tắc luân lý. Đây là một cách khác để nói rằng vấn đề hòa bình không thể tách biệt khỏi vấn đề nhân phẩm cũng như vấn đề nhân quyền. Đó là một trong những sự thật được Thông Điệp Pacem in Terris nhấn mạnh, một văn kiện chúng ta cần phải tưởng nhớ và suy niệm vào dịp kỷ niệm 40 năm ban hành này.

Đây không phải là thời gian để tất cả mọi người cùng nhau hoạt động về một tổ chức về hiến pháp mới cho gia đình nhân loại, một tổ chức thực sự có khả năng bảo đảm được hòa bình và tình trạng hòa hợp giữa các dân tộc cùng với việc phát triển toàn diện con người hay sao? Thế nhưng, xin đừng có hiểu lầm. Điều này không có nghĩa là viết lên một bản hiến pháp cho một Siêu Quốc toàn cầu. Trái lại, nó có nghĩa là tiếp tục và đào sâu các tiến trình vốn có để đáp ứng đòi hỏi hầu như phổ quát nhất đối với những cách thức tham phần vào việc hành sử quyền bính chính trị, kể cả thẩm quyền chính trị quốc tế, cũng như đối với tính cách minh tường và khả tín ở mọi lãnh vực sinh hoạt công cộng. Với niềm hy vọng vào sự thiện hảo mà Ngài tin tưởng có thể tìm thấy nơi mọi người, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã kêu gọi toàn thể thế giới hãy có một cái nhìn cao quí hơn nữa về đời sống xã hội cũng như về quyền bính xã hội, thậm chí Ngài còn dám thách thức thế giới hãy hướng tư tưởng lên trên cả hiện trạng lộn xộn, vươn tới những hình thức của một trật tự thế giới mới cân xứng với phẩm giá con người.
 

Mối liên kết giữa hòa bình và sự thật

7. Ngược lại với những ai nghĩ chính trị như là một lãnh vực cần phải tách biệt khỏi luân lý và chỉ lệ thuộc vào những thiện ích của đảng phái, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, trong Thông Điệp Pacem in Terris, đã phác ra một hình ảnh chân thực hơn về thực tại con người và đề ra con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Chính vì con người được dựng nên với khả năng chọn lựa luân lý mà không một hoạt động nhân bản nào lại có thể xẩy ra ngoài phạm vi phán đoán về luân lý cả. Chính trị là một hoạt động nhân bản; do đó, nó cũng phải lệ thuộc vào một thể thức riêng biệt sâu xa về luân lý. Điều này cũng đúng về phương diện chính trị quốc tế nữa. Đức Giáo Hoàng này đã viết: “Cùng một thứ luật tự nhiên chi phối đời sống và hành động của cá nhân cũng phải điều hành cả những liên hệ của các cộng đồng chính trị với nhau” (Pacem in Terris III: 1c,279). Những ai cho rằng sinh hoạt xã hội quốc tế diễn tiến ở ngoài lãnh vực phán quyết của luân lý chỉ cần suy nghĩ đến ảnh hưởng của những trào lưu nhân quyền về chính trị quốc gia và quốc tế của thế kỷ 20 vừa kết thúc. Những tiến triển của các trào lưu nhân quyền này, như được giáo huấn của bức Thông Điệp dự tưởng, đã dứt khoát phủ nhận chủ trương cho rằng lãnh vực chính trị quốc tế cần phải trở thành một “vùng tự do” không thể bị chi phối bởi lề luật luân lý.

Có lẽ ngày nay không đâu có một nhu cầu hiển nhiên về việc sử dụng xác đáng thẩm quyền chính trị cho bằng ở tình hình thê thảm của Trung Đông và Thánh Địa. Từ ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác, hậu quả chồng chất của việc loại trừ nhau một cách gay cấn, cùng với một chuỗi không ngừng tình trạng bạo loạn và trả đũa đã làm tiêu tán hết mọi nỗ lực cho đến nay trong việc dấn thân đối thoại nghiêm cẩn về những vấn đề thực sự xẩy ra. Tính cách mỏng manh của tình hình này còn được lồng vào một cuộc đụng độ về lợi lộc giữa những phần tử của cộng đồng quốc tế. Cho đến khi những ai hữu trách biết thực hiện một cuộc cách mạng thực sự nơi đường lối họ sử dụng quyền lực của mình và quan tâm tới nền an ninh của phúc hạnh dân chúng, thì khó mà nghĩ được làm sao có thể tiến đến vấn đề hòa bình. Cuộc đối chọi sát hại nhau khiến cho Thánh Địa hằng ngày biến động và gây ra cuộc xung đột nơi những lực lượng hình thành tương lai tức thời của Trung Đông rõ ràng cho thấy rằng những con người nam nữ bằng một niềm xác tin cần phải áp dụng những chính sách một cách mạnh mẽ theo nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền. Những chính sách này có lợi khôn sánh cho hết mọi người hơn là tình trạng tiếp tục xung đột nhau. Có thể bắt đầu thực hiện chính sách ấy dựa trên căn bản của một sự thật chắc chắn giải thoát hơn là tuyên truyền, nhất là khi việc tuyên truyền này góp phần che đậy những ý hướng bất khả chấp nhận.

Những điều kiện cần cho một nền hòa bình bền vững

8. Giữa hoạt động hòa bình và việc tôn trọng sự thật có một mối liên kết bất khả tách biệt. Việc chân thành phổ biến tín liệu, tình trạng công bằng nơi guồng máy pháp lý, sự cởi mở của những phương sách dân chủ làm cho người dân cảm thấy an ninh, việc sẵn sàng giải quyết những cuộc tranh luận bằng phương thế ôn hòa, và lòng mong muốn thực hiện những cuộc đối thoại thực sự xây dựng, tất cả đều thực sự làm nên những điều kiện cần có cho một nền hòa bình bền vững. Những cuộc họp thượng đỉnh về chính trị ở cấp vùng và quốc tế sẽ góp phần xây dựng hòa bình chỉ khi nào những quyết tâm chung được mỗi phần tử tham dự bấy giờ tôn trọng mà thôi. Bằng không, những cuộc họp này có thể không thích hợp và hóa ra vô dụng, ở chỗ làm cho dân chúng càng ít tin tưởng hơn vào việc trao đổi và tin tưởng hơn vào việc sử dụng võ lực như đường lối giải quyết các thứ vấn đề. Những âm vang tiêu cực này về việc xây dựng hòa bình phát xuất từ những quyết tâm được dốc lòng sau đó không được tuân giữ cần phải được các vị lãnh đạo Quốc Gia và chính quyền cẩn thận thẩm xét.

Cổ ngữ có câu pacta sunt servanda. Nếu lúc nào cũng tuân giữ những quyết tâm thì những lời hứa hẹn đối với người nghèo phải là những gì đặc biệt bó buộc phải làm. Họ hết sức cảm thấy bị bẽ bàng trước bất cứ một thất tín nào liên quan đến lời hứa hẹn được họ coi là hệ trọng đối với vấn đề phúc hạnh của họ. Bởi thế, việc không giữ những quyết tâm trong lãnh vực viện trợ cho các quốc gia đang tiến là một vấn đề luân lý quan trọng và càng nói lên cho thấy tình trạng bất công bởi những chênh lệch đang diễn tiến trên thế giới này. Tình trạng khổ đau được nhân lên bởi lòng mất tin tưởng. Kết quả cuối cùng là niềm thất vọng. Việc hiện diện của lòng tin tưởng nơi các mối liên hệ quốc tế là cái vốn liếng giá trị chính yếu của xã hội.


Một thứ văn hóa hòa bình

9. Sau hết, hòa bình thực ra không phải là những gì liên quan đến cấu trúc mà là đến con người. Những thứ cấu trúc và guồng máy hòa bình, như về pháp lý, chính trị, kinh tế, dĩ nhiên là cần thiết và phải có, nhưng chúng đã không được phát xuất từ gì khác ngoài sự khôn ngoan và cảm nghiệm chồng chất của vô vàn những cử chỉ hòa bình được những con người nam nữ thực hiện suốt giòng lịch sử của mình, thành phần giữ niềm hy vọng chứ không chịu hàng đầu thất vọng. Những cử chỉ hòa bình ấy bắt nguồn từ đời sống của con người ôm ấp hòa bình trước hết trong lòng họ. Chúng là công cuộc của con tim cũng như của lý trí nơi những ai đi xây dựng hòa bình (x Mt 5:9). Có thể thực hiện những cử chỉ hòa bình này nếu con người thực sự biết cảm nhận chiều kích cộng đồng nơi cuộc sống của mình, nhờ đó, họ nắm được ý nghĩa và thành quả của những biến cố trong cộng đồng riêng của họ cũng như trên khắp thế giới. Những cử chỉ hòa bình kiến tạo nên một thứ truyền thống và một thứ văn hóa hòa bình vậy.

Tôn giáo đóng một vai trò trọng yếu trong việc duy trì những cử chỉ hòa bình cũng như trong việc củng cố những điều kiện cần thiết cho hòa bình. Tôn giáo thi hành vai trò này một cách càng hiệu nghiệm nếu chú trọng đến những gì xứng hợp với mình, như việc chuyên tâm tới Thiên Chúa, việc nuôi dưỡng tình huynh đệ đại đồng và việc phổ biến một thứ văn hóa đoàn kết nhân bản. Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình được Tôi phát động ở Assissi ngày 24/1/2002, với sự hiện diện của các vị đại diện thuộc nhiều tôn giáo, là nhắm đến mục đích này. Biến cố này nói lên cho thấy một ước vọng muốn nuôi dưỡng hòa bình bằng việc truyền bá một thứ linh đạo và một thứ văn hóa hòa bình.


Di sản của Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế Pacem in Terris


10- Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII là một con người không sợ khiếp tương lai. Ngài đã nắm vững cái nhìn lạc quan của mình, bằng việc hết sức tin tưởng nơi Thiên Chúa cũng như nơi con người, mol65t niềm tin tưởng phát xuất từ một bầu khí mạnh mẽ tin tưởng mà Ngài đã sinh trưởng. Được tác động bởi lòng tin tưởng vào Đấng Quan Phòng, ngay cả nơi những gì dường như trở thành một tình trạng thường xuyên xung khắc, Ngài cũng không ngần ngại kêu gọi các vị lãnh đạo trong thời của Ngài hướng đến một cái nhìn mới về thế giới. Đó là di sản Ngài đã để lại cho chúng ta. Trong Ngày Hòa Bình Thế Giới 2003 này, tất cả chúng ta hãy dốc lòng có cùng một cái nhìn như Ngài, đó là tin tưởng vào Vị Thiên Chúa nhân hậu và xót thương, Đấng kêu gọi chúng ta sống tình huynh đệ, và hy vọng vào con người nam nữ của thời đại chúng ta, vì như những con người nam nữ của thời đại khác, họ cũng mang hình ảnh Thiên Chúa nơi linh hồn của họ. Chính vì lòng tin tưởng Thiên Chúa và niềm hy vọng nơi con người này chúng ta mới mong xây dựng được một thế giới hòa bình trên thế gian này.

Vào lúc mở màn cho một tân niên trong lịch sử của chúng ta, thì đây là niềm hy vọng tự nhiên phát xuất từ đáy lòng của Tôi, đó là, trong tinh thần của hết mọi người, chớ gì có được một quyết tâm mới tr4onmg việc dấn thân thực hiện sứ vụ cao quí được Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế Pacem in Terris đề xướng 40 năm trước đây cho tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm. Công việc được bức Thông Điệp cho là “rộng lớn” này đó là công việc “thiết lập những mối liên hệ mới nơi xã hội loài người, theo sự tác động và hướng dẫn của sự thật, công lý, yêu thương và tự do”. Đức Giáo Hoàng Gioan cho biết rằng Ngài cố ý nói đến “những mối liên hệ giữa cá nhân những người công dân với nhau, giữa những người công dân với Chính Quyền đương nhiệm của họ, giữa các Quốc Gia với nhau, và sau hết một đàng giữa các cá nhân, gia đình, hiệp hội và Quốc Gia gần với nhau, đàng khác với chung cộng đồng thế giới”. Ngài đã kết thúc khi viết rằng “việc mang lại một nền hòa bình thực sự hợp với trật tự được Thiên Chúa thiết định” là “một công việc cao quí” (V:1c,301-303).

Việc mừng kỷ niệm 40 năm Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế Pacem in Terris là một cơ hội thích hợp để trở về với giáo huấn tiên tri của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Các cộng đồng Công Giáo sẽ tìm cách cử hành việc mừng kỷ niệm này trong năm nay bằng những sáng kiến, Tôi hy vọng, có tính chất đại kết và liên tôn, và cởi mở đón nhận với tất cả những ai mang một ước vọng thiết tha “phá vỡ những ngăn trở phân rẽ họ, củng cố những mối liên kết của tình yêu thương nhau, học biết nhau và tha thứ cho những ai vấp phạm đến họ” (1c, 304).

Kèm theo với niềm hy vọng này là lời nguyện cầu Tôi dâng lên Thiên Chúa Toàn Năng là nguồn của tất cả mọi sự thiện hảo. Xin Đấng kêu gọi chúng ta từ tình trạng bị đè nén và xung khắc đến tự do và hợp tác cho thiện ích của tất cả mọi người, giúp con người khắp nơi biết xây dựng một thế giới hòa bình vững chắc hơn trên bốn trụ cột được Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII nói đến trong bức Thông Điệp lịch sử của Ngài là sự thật, công lý, yêu thương và tự do.

Tại Điện Vatican ngày 8/12/2002,
Gioan Phaolô II

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 17/12/2002, ngày Sứ Điệp được Tòa Thánh chính thức công bố)
 

Làm Sao Để Duy Trì Nền Hòa Bình Bền Vững


Trước cuộc khủng hoảng Iraq, Màn Điện Toán Zenit đã thực hiện cuộc phỏng vấn với linh mục triết gia Jésus Villagrasa, vị đã trình bày đề tài “Hòa Bình Dưới Thế, Thực Tế Thê Lương và Nỗ Lực Lâu Bền” tại Regina Apostolorum Pontifical Athenaeum liên quan đến những nguyên tắc duy trì một nền hòa bình bền vững.


Vấn     Tình hình quốc tế hiện nay hình như rất khác với tình hình mở đầu thập niên 1960, thời điểm Đức Gioan XXIII viết bức thông điệp “Bình An Dưới Thế”, một thông điệp đã được ĐTC Gioan Phaolô II sử dụng cho Sứ Điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình 2003.


Đáp     Có lẽ cũng không nhiều lắm. Tình trạng phúc hạnh và hoan lạc năm 1989 đã qua rồi, thời Bức Tường Bá Linh sụp đổ, bức tường biểu hiệu cho việc phân chia hai khối kình địch nhau trong những năm Chiến Tranh Lạnh, cũng là thời đã lập lại câu nói thời danh của Chateaubriand nói lên sau những trận chiến của Napoleon: “Có thể nói rằng thế giới cũ đang chấm dứt cho một thế giới mới mở màn”. Thật vậy, các vị lãnh đạo của thứ siêu cường chiến thắng đã tuyên bố là rạng đông của một “trật tự mới của thế giới” của “triều đại luật pháp chứ không phải luật rừng” sẽ chủ trị. Dự án đại sự cho một trật tự mới của thế giới được đặt nền móng trên chế độ dân chủ này, tình trạng tự do buôn bán và nền an ninh hoàn vũ được tỏ hiện dường như không bị đe dọa bởi việc khủng bố nguyên tử và bị Cộng Sản đán áp. Trong cuốn “Kết Thúc Lịch Sử” của mình, Francis Fujuyama đã hướng đến những thời điểm hòa bình và thịnh vượng nhờ ở cuộc chiến thắng của nền dân chủ cũng như ở tình trạng tự do buôn bán. Viễn ảnh thanh thỏa này vẫn chưa được hiện thực. Tự do lại càng khó đạt được và hòa bình không vững chắc lắm như người ta nghĩ.


Vấn     Đâu là những dấu hiệu cho thấy cái nứt nẻ nơi thứ trật tự mới của thế giới này?


Đáp     Kinh tế, chính trị và và vấn đề phòng vệ đã góp phần vào cuộc hỗn loạn cả thể này. Nền kinh tế thế giới đã tách rời và làm bần cùng hóa những ai không biết cách hay không có khả năng để hội nhập vào thị trường hoàn vũ. Những cuộc khủng hoảng tài chính ở Mễ Tây Cơ năm 1994, của Á Châu năm 1997 và của Á Căn Đình năm 2001 đã cho thấy những cái yếu kém của hệ thống tài chính hoàn cầu. Những nhóm thương vụ lớn, có những lúc được thiết lập bởi các thứ tháp nhập, đã vỡ toang ra như bót bóng xà bông, như Enron, AOL Warner, WorldCom. Nơi cuộc khủng hoảng Iraq không có một thứ quyền bính chính trị có khả năng bảo toàn luật lệ quốc tế và hòa bình; Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, Khối NATO Minh Ước Bắc Đại Tây Dương và Khối Hiệp Nhất Âu Châu bị chia rẽ trầm trọng. Những liên hệ giữa các nền văn minh lớn cũng bị đe dọa bởi trào lưu bảo thủ ở Trung Đông và hạ lục Ấn Độ. Những cuộc bất dung nhượng bùng nổ ở những thành phố đa văn hóa ở Tây Phương. Việc liên thuộc hơn nữa về kinh tế, kỹ thuật và điện toán trên trái đất này cũng đã làm tăng thêm những thứ đe dọa cho nền an ninh của thế giới. Những cuộc tấn công vào Tòa Tháp Đôi đã cho thấy tất cả tính cách hung tợn của sự dữ nơi một cuộc khủng bố quốc tế có thể xẩy ra không áy náy, xẩy ra một cách kinh khiếp và dễ dàng. Trong một tương lai không xa lắm, thứ khủng bố này có khả năng không khó lắm nắm trong tay những thứ khí giới đại công phá. Chính vì những mối đe dọa mới này xẩy ra vấn đề liên quan đến cái thuyết “chiến tranh ngăn ngừa” là những gì gây ra những phản ứng trầm trọng về luân lý nơi những khối lớn.


Vấn     Tại sao dự án trật tự mới của thế giới không thành, và tại sao thế giới lại rơi vào một tình trạng hỗn loạn như thế?


Đáp     Câu trả lời rất đơn giản nhưng lại đầy những hậu quả. Đó là thiếu một trật tự về luân lý cần phải có để điều hành và bảo trì lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự. Đây là cái tính cách hợp thời của nội dung bức thông điệp “Hòa Bình dưới thế”. Trong Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Hòa Bình năm nay, một sứ điệp nhắc lại bức thông điệp này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đặt ra những vấn đề rất quan trọng: “Tình trạng lộn xộn này sẽ được thay thế bằng một thứ trật tự nào đây, để nhờ đó con người nam nữ có thể sống trong tự do, công lý và an ninh? Và vì thế giới, giữa tình trạng hỗn độn của mình, vẫn tiếp tục theo “trật tự” và được tổ chức ở những cách thế khác nhau, về kinh tế, văn hóa, thậm chí cả chính trị, mà một vấn đề khẩn trương không kém đã được nẩy lên, đó là dựa vào những nguyên tắc nào mà những hình thức trật tự thế giới mới này đã xuất đầu lộ diện? Những vấn nạn khó với này cho thấy rằng vấn đề trật tự nơi hoạt vụ thế giới, vấn đề của một thứ hòa bình cần phải hiểu cho đúng đắn, không thể nào tách biệt khỏi những vấn đề nguyên tắc luân lý”. Thiếu lãnh vực luân lý này, những dự phóng lớn lao, như Cộng Sản hay tư bản buông thả, đều trở thành những cấu trúc có vẻ vững chắc nhưng thực sự rất yếu kém vì chúng không có nền tảng; chúng giống như bức tượng khổng lồ trong thị kiến của vua Nebuchadnezzar, với một bộ mặt hết sức sáng sủa và khủng khiếp; đầu hắn bằng vàng ròng, ngực và đôi cánh tay bằng bạc, bụng và thắt lưng bằng đồng, đôi cẳng bằng sắt, đôi chân vừa bằng sắt vừa bằng sành. Thế nhưng, chỉ cần lấy đá chọi vào đôi chân của hắn, nó sẽ tan tành như chấu trên sân lúa mùa hè bị gió cuốn đi mất tiêu chẳng còn tí dấu vết nào.


Vấn     Vậy thì thực tế mà nói đâu là những nền tảng luân lý cần thiết cho việc chung sống dân sự hòa bình cũng như cho một thứ trật tự mới của thế giới xứng với với con người?


Đáp     Thông điệp “Hòa Bình dưới thế” đã nêu lên 4 điều, đó là sự thật, công lý, đoàn kết và tự do. Bức thông điệp này đã nói rằng một cách thực tế rằng chiến tranh không còn là một phương tiện xứng hợp để bù đắp lại quyền lợi bị vi phạm ở lãnh vực quốc tế, và những cái khác nhau từ từ xuất hiện nơi các dân tộc và các quốc gia cần phải giải quyết bằng những cuộc thương thảo và những bản hiệp ước. Bức thông điệp này đề nghị một cách thực tiễn là để phát động một “thứ công ích đại đồng” thì cần phải có một bản hiến pháp liên quan đến quyền bính chung ở tầm mức quốc tế, một thứ quyền bính được thiết định không phải bằng cưỡng ép hay võ lực sonh được các quốc gia đồng ý thỏa thuận. Nó không được trở thành một thứ siêu quốc mà phải tôn trọng nguyên tắc trợ thuộc và quyền bính xứng hợp với mỗi quốc gia.


Vấn     Nói cách khác, cha đang nói về một thứ hòa bình ngăn ngừa phải không?


Đáp     Nhưng mơ tưởng năm 1989 về một thứ hòa bình đại đồng có lẻ chỉ là những thứ mộng tưởng mà thôi. Hòa bình là một tặng ân trời ban cần phải được nguyện cầu mới được, song nó cũng là một “nỗ lực liên lỉ” nữa, một thắng đoạt. Một số người đồng ý với câu nói là “nếu các người muốn hòa bình thì hãy sửa soạn chiến tranh”. Càng thực tế, nhân bản và Kitô Giáo hơn khi nghĩ rằng: “Nếu các người không muốn chiến tranh thì hãy sửa soạn cho hòa bình”. Hòa bình có một ý nghĩa cao cả hơn cả không có chiến tranh. Theo Công Đồng vừa rồi thì hòa bình không phải chỉ là tình trạng vắng bóng chiến tranh, hay ở tại việc cân bằng các lực lượng đối lập, hoặc phát xuất từ một thứ lãnh đạo lộng hành, mà chính thực được gọi là công việc của công lý.


Vấn     Vậy thì Giáo Hội có thể làm gì nữa ngoài việc giảng dạy những nguyên tắc luân lý?


Đáp     Sứ vụ chính của Giáo Hội là thực hiện việc truyền bá phúc âm hóa, một việc bao gồm cả vấn đề rao giảng những nguyên tắc này. Thế nhưng, Giáo Hội còn làm hơn thế nữa. Giáo Hội đang vận dụng tất cả mọi nghị lực thiêng liêng của mình, nhất là vấn đề cầu nguyện và thống hối cho hòa bình. Tòa Thánh không ngừng thực hiện những cách thức tốt đẹp trong việc ngoại giao của mình. Giáo Hội không đưa ra những quyết định cụ thể cũng không đóng vai trò tha Ô(° Ð Íàr¼àrûàr   x ¸ DK° DK° \K° \K° ÿÿÿÿÿÿÿÿï ð Á  ÿîÿî  þ   7 ÿïý  ˜¸  øÿÿÿP ¸ P ¸ ¸  P¸ P¸ €¸ €¸ ˆ¸ ˆ¸ ¸ ¸ ˜¸ ˜¸  ¸  ¸ ¨¸ ¨¸ °¸ °¸ ¸¸ ¸¸ À¸ À¸ ȸ ȸ и и ظ ظ à¸ à¸ è¸ è¸ ð¸ ð¸ ø¸ ø¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ (¸ (¸ 0¸ 0¸ 8¸ 8¸ @¸ @¸ H¸ H¸ P¸ P¸ X¸ X¸ `¸ `¸ h¸ h¸ p¸ p¸ x¸ x¸ €¸ €¸ ˆ¸ ˆ¸ ¸ ¸ ˜¸ ˜¸  ¸  ¸ ¨¸ ¨¸ °¸ °¸ ¸¸ ¸¸ À¸ À¸ ȸ ȸ и и ظ ظ à¸ à¸ è¸ è¸ ð¸ ð¸ ø¸ ø¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ (¸ (¸ 0¸ 0¸ 8¸ 8¸ @¸ @¸ H¸ H¸ P¸ P¸ X¸ X¸ `¸ `¸ h¸ h¸ p¸ p¸ x¸ x¸ €¸ €¸ ˆ¸ ˆ¸ ¸ ¸ ˜¸ ˜¸  ¸  ¸ ¨¸ ¨¸ °¸ °¸ ¸¸ ¸¸ À¸ À¸ ȸ ȸ и и ظ ظ à¸ à¸ è¸ è¸ ð¸ ð¸ ø¸ ø¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ (¸ (¸ 0¸ 0¸ 8¸ 8¸ @¸ @¸ H¸ H¸ P¸ P¸ X¸ X¸ `¸ `¸ h¸ h¸ p¸ p¸ x¸ x¸ €¸ €¸ ˆ¸ ˆ¸ ¸ ¸ ˜¸ ˜¸  ¸  ¸ ¨¸ ¨¸ °¸ °¸ ¸¸ ¸¸ À¸ À¸ ȸ ȸ и и ظ ظ à¸ à¸ è¸ è¸ ð¸ ð¸ ø¸ ø¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ ¸ (¸ (¸ 0¸ 0¸ 8¸ 8¸ @¸ @¸ H¸ H¸ P¸ P¸ X¸ X¸ `¸ `¸ h¸ h¸ p¸ p¸ ¸ 𠨸 ¸¸ ȸ ظ è¸ ø¸  Á  îÿîÿ ¸ ð ¸ @ H¸ ¼ ?  ˆ¸ H¸ 7  x¸ x¸ È  ÿîÿî þ   – ÿïý  ˜­  øÿÿÿP ­ P ­ @­  X3­ X3­ €­ €­ ˆ­ ˆ­ ­ ­ ˜­ ˜­  ­  ­ ¨­ ¨­ °­ °­ ¸­ ¸­ À­ À­ È­ È­ Э Э Ø­ Ø­ à­ à­ è­ è­ ð­ ð­ ø­ ø­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ (­ (­ 0­ 0­ 8­ 8­ @­ @­ H­ H­ P­ P­ X­ X­ `­ `­ h­ h­ p­ p­ x­ x­ €­ €­ ˆ­ ˆ­ ­ ­ ˜­ ˜­  ­  ­ ¨­ ¨­ °­ °­ ¸­ ¸­ À­ À­ È­ È­ Э Э Ø­ Ø­ à­ à­ è­ è­ ð­ ð­ ø­ ø­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ (­ (­ 0­ 0­ 8­ 8­ @­ @­ H­ H­ P­ P­ X­ X­ `­ `­ h­ h­ p­ p­ x­ x­ €­ €­ ˆ­ ˆ­ ­ ­ ˜­ ˜­  ­  ­ ¨­ ¨­ °­ °­ ¸­ ¸­ À­ À­ È­ È­ Э Э Ø­ Ø­ à­ à­ è­ è­ ð­ ð­ ø­ ø­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ (­ (­ 0­ 0­ 8­ 8­ @­ @­ H­ H­ P­ P­ X­ X­ `­ `­ h­ h­ p­ p­ x­ x­ €­ €­ ˆ­ ˆ­ ­ ­ ˜­ ˜­  ­  ­ ¨­ ¨­ °­ °­ ¸­ ¸­ À­ À­ È­ È­ Э Э Ø­ Ø­ à­ à­ è­ è­ ð­ ð­ ø­ ø­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ (­ (­ 0­ 0­ 8­ 8­ @­ @­ H­ H­ P­ P­ X­ X­ `­ `­ h­ h­ p­ p­ ­ ˆ­  @­ À ¨­ ¸­ È­ Ø­ è­ ø­ x ÿÿÿÿ  È  îÿîÿ ­ À ­  €­ ®  ˆ­ P3­     (                                                ø0­