SỨ ÐIỆP HÒA BÌNH 2004

 

Thông báo và tổng quan về Chủ Đề Sứ Điệp Hòa Bình Năm 2004

Chiều hôm 17/7/2003, Tòa Thánh đã chính thức thông báo về chủ đề cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2004, đó là “Luật Lệ Quốc tế, Đường Lối Cho Hòa Bình”. Bản thông báo của Tòa Thánh cho biết là đề tài này “hy vọng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lề luật như là một bảo đảm cho các mối liên hệ quốc tế nhắm đến việc cổ võ hòa bình giữa các dân nước. Cuộc chiến tranh ở Iraq gần đây thực sự đã cho thấy tất cả những gì là mong manh của lề luật quốc tế, nhất là liên quan đến phần vụ của Liên Hiệp Quốc”.

Vào ngày 13/1/1997, trong bài diễn từ của mình với phái đoàn ngoại giao với Tòa Thánh, Đức Gioan Phaolô II đã nói lên niềm xác tín của Ngài là ”lề luật quốc tế đôi khi đã trở thành một thứ luật lệ chiến tranh và hòa bình. Tôi tin rằng hơn bao giờ hết nó được kêu gọi hoàn toàn trở thành một thứ lề luật hòa bình được quan niệm như là một phận sự của công lý và đoàn kết”. Những nguyên tắc căn bản làm nền cho niềm xác tín này ”cũng giống như nhưnõng nguyên tắc tác động việc Giáo Hội dấn thân hoạt động cho hòa bình, đó là sự bình đảngnơi phẩm giá của hết mọi người cũng như của hết mọi cộng đồng nhân loại, mối hiệp nhất của gia đình nhân loại, tính cách chính yếu của lề luật đối với võ lực”.

Bản thông báo tiếp tục: “Nhân loại đang phải đối diện với một thách đố hệ trọng, đó là, nếu nhân loại không thành đạt trong việc cung ứng những cơ cấu thực sự hiệu nghiệm để ngăn chặn thảm họa chiến tranh thì nguy cơ xẩy ra là lề luật của quyền lực sẽ làm chủ quyền lực của lề luật…. Ở tầm mức thế giới, lề luật quốc tế được kêu gọi để trở thành một dụng cụ công lý có khả năng phát sinh hoa trái hòa bình. Bởi thế, lề luật có nhiệm vụ điều khiến một cách hòa hợp các thực tại quốc tế…. Để tránh những xung khắc một cách phi võ lực, trái lại, qua các hoạt động và cấu trúc có thể bảo đảm công lý, bằng việc cất đi những nguyên cớ có thể đưa đến những thứ xung khắc. Thế giới ngày nay hơn bao giờ hết cần phải sống bằng một tinh thần pháp lý quốc tế một cách đổi mới và chân chính: Ngày Hòa Bình Thế Giới tới đây được Giáo Hội dùng để đóng góp về khía cạnh này”.

 

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Để Cử Hành Ngày Thế Giới Hòa Bình 1/1/2004


Việc Giảng Dạy Hòa Bình là Một Cuộc Dấn Thân Hợp Thời Hơn Bao Giờ Hết


Tôi xin ngỏ lời cùng quí vị, những Nhà Lãnh Đạo các quốc gia, những người có phận sự cổ võ hòa bình!


Tôi xin ngỏ lời cùng quí vị là những Chuyên Gia Luật Pháp dấn thân phác họa những đường lối dẫn đến chỗ thỏa hiệp ôn hòa, dọn đường cho những cuộc hội nghị và những hòa ước làm kiên cường luật pháp quốc tế!


Tôi xin ngỏ lời cùng quí vị là những Thày Dạy của giới trẻ, những người ở khắp tất cả mọi châu lục đang không ngừng làm việc để huấn luyện lương tâm theo những đường lối cvảm thông và đối thoại!


Và Tôi cũng ngỏ lời cùng quí vị là những con người nam nữ hướng chiều về những đường lối khủng bố bất khả chấp và lấy đó làm chính lý do để chiến đấu.


Hỡi tất cả quí vị, xin hãy lắng nghe lời kêu gọi khiêm tốn của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô kêu lên đây, đó là cả cho đến ngày hôm nay đây, thời điểm mở màn cho năm 2004 thời gian vẫn là những gì khả dĩ. Mà nếu hòa bình là những gì khả dĩ thì nó cũng là một nhiệm vụ nữa!


Một sáng kiến cụ thể


1.     Sứ điệp đầu tiên của Tôi cho Ngày Thế Giới Hòa Bình, vào ngày khai mở cho năm 1979, đã chú trọng đến đề tài là “Để Tiến Đến Chỗ Hòa Bình Thì Hãy Giảng Dạy Hòa Bình”.


Sứ Điệp Tân Niên Ấy là những gì tiếp tục con đường do ĐGH Phaolô VI đáng kính phác họa, vị muốn cử hành ngày 1/1 hằng năm là Ngàu Thế Giới Cầu Cho Hòa Bình. Tôi xin nhắc lại những lời của vị cố Giáo Hoàng này vào năm 1968: “Vậy chính vì lòng Tôi mong ước mà việc cử hành này được diễn tiến hằng năm như là một dấu hiệu hy vọng và hứa hẹn, vào đầu niên lịch, thời điểm đo lường và hướng dẫn cuộc hành trình của đời sống con người qua giòng thời gian, để Hòa Bình, bằng tình trạng quân bình chính đáng và hiệu nghiệm của nó, có thể làm chủ chân trời lịch sử mai hậu” (1).


Trung thành với những ước muốn được Vị Tiền Nhiệm khả kính Ngai Tòa Phêrô của mình bày tỏ, hằng năm Tôi đã tiếp tục truyền thống cao quí này, bằng việc dùng ngày đầu năm dân sự đây để suy tư và nguyện cầu cho hòa bình thế giới.


Trong 25 năm Giáo Triều Chúa đã ban cho Tôi cho tới nay, Tôi đã không ngừng nói lên trước Giáo Hội và thế giới, bằng việc kêu gọi các tín hữu cũng như tất cả mọi người thiện chí hãy dấn thân cho hòa bình và hãy giúp vào việc đạt tới sự thiện nền tảng này, nhờ đó bảo đảm cho thế giới có được một tương lai tốt đẹp hơn, một tương lai được đánh dấu nơi việc chung sống thuận hòa và tương kính.


Năm nay, một lần nữa, Tôi cảm thấy cần phải kêu gọi tất cả mọi con người nam nữ ở hết mọi lục địa hãy cử hành một Ngày Hòa Bình Thế Giới mới. Giờ đây hơn bao giờ hết nhân loại cần tái khám phá ra con đường hòa thuận, một con đường thực sự đã bị tràn ngập bởi những thứ vị kỷ và hận thù, bởi những tham muốn quyền lực và ý đồ trả đũa.


Một Khoa Học Hòa Bình


2.     Mười một Sứ Điệp được Đức Phaolô VI gửi cho thế giới đã từ từ vạch ra con đường cần phải theo để đạt tới lý tưởng hòa bình. Vị đại Giáo Tông này chậm mà chắc đã phác họa ra những chương mục khác nhau cho một thứ “khoa học hòa bình” thực sự. Cần phải nhắc lại những đề tài của các Sứ Điệp được Đức Phaolô VI lưu lại cho chúng ta vào những dịp như thế này (2). Mỗi một Sứ Điệp ấy vẫn còn hợp thời cho tới ngày nay. Thật vậy, trước thảm trạng của những thứ chiến tranh vẫn còn đang xẩy ra đẫm máu khắp thế giới, nhất là ở Trung Đông, vào đầu Đệ Tam Thiên Kỷ này, thì những sứ điệp ấy có những lúc đã mang một cung giọng của những lời khiển trách có tính cách ngôn sứ.


Một Giáo Khoa Hòa Bình


3.     Phần Tôi, trong suốt 25 năm Giáo Triều của mình, Tôi đã tìm cách tiến bước trên con đường đã được vị Tiền Nhiệm khả kính của Tôi vạch định. Vào lúc bình minh của mỗi năm, Tôi đã kêu mời con người thiện chí hãy suy tư, theo ánh sáng của lý trí và niềm tin, những khía cạnh khác nhau của một cuộc chung sống thuận hòa.


Thành quả đạt được đã trở thành một tổng luận giáo huấn về hòa bình giống như một thứ giáo khoa về đề tài nống cốt này vậy, một thứ giáo khoa dễ hiểu đối với những ai sẵn sàng chấp nhận, song đồng thời cũng khá gay go đối với những ai còn quan tâm đến tương lai nhân loại (3).


Những mầu sắc khác nhau của một thứ hình thức đủ mọi góc cạnh về hòa bình giờ đây đã được dẫn giải sâu rộng. Những gì còn lại hiện tại đó là việc thực hiện để bảo đảm là lý tưởng của một cuộc chúng sống thuận hòa, cùng với những đòi hỏi đặc biệt của nó, trở thành một phần ý thức của cá nhân cũng như của các dân tộc. Kitô hữu chúng ta thấy rằng việc dấn thân tự giáo dục lấy mình cũng như người khác về hòa bình như là một cái gì nằm ở cốt lõi tôn giáo của mình. Thật vậy, đối với Kitô hữu thì việc cổ võ hòa bình là việc loan truyền Chúa Kitô, Đấng là “hòa bình của chúng ta” (Eph 2:14); nó là việc loan báo Phúc Âm của Người, một thứ “Phúc Âm hòa bình” (Eph 6:15); nó là việc kêu gọi tất cả mọi người tiến đến niềm phúc lộc được làm “người xây dựng hòa bình” (x Mt 5:9).


Việc Giảng Dạy Hòa Bình


4.     Trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/1979, Tôi đã kêu gọi là: để tiến đến hòa bình thì hãy giảng dạy hòa bình. Ngày nay, lời kêu gọi này trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết, vì con người nam nữ trước những thảm cảnh tiếp tục hành hạ nhân loại đang có khuynh hướng trở thành cuồng tín, như thể hòa bình là một lý tưởng bất khả đạt. Giáo Hội, trái lại, đã luôn giảng dạy, và cho tới ngày hôm nay, vẫn tiếp tục giảng dạy một châm ngôn rất đơn sơ này: hòa bình là điều khả đạt. Thật vậy, Giáo Hội không ngừng lập đi lập lại rằng hòa bình là một nhiệm vụ. Nó phải được xây dựng trên 4 trụ cột được vị Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXÌI nhắc đến trong Thông Điệp Bình An Dưới Thế của mình là: sự thật, công lý, yêu thương và tự do. Như thế, nhiệm vụ này nằm ở trên vai của tất cả những ai yêu chuộng hòa bình, đó là những ai giảng dạy các lý tưởng này cho những thế hệ mới, để sửa soạn cho toàn thể nhân loại một tương lai tốt đẹp hơn.


Việc Giảng Dạy Luật Pháp


5.     Trong việc giảng dạy hòa bình này, có một nhu cầu đặc biệt khẩn trương trong việc dẫn dắt cá nhân cũng như các dân tộc đến chỗ tôn trọng trật tự quốc tế và tôn trọng những quyết định của các thẩm quyền hợp pháp thay mặt họ. Hòa bình và luật lệ quốc tế gắn bó chặt chẽ với nhau ở chỗ luật lệ là những gì thuận lợi cho hòa bình.


Ngay từ lúc văn minh vừa ló rạng, các cộng đồng loài người phát triển đã tìm cách để thiết lập những thỏa ước và hiệp định hầu tránh đi đến chỗ sử dụng võ lực độc đoán, cũng như nhờ đó giúp họ tìm thấy giải pháp ôn hòa trong việc giải quyết những tranh chấp có thể xẩy ra. Cùng với hệ thống pháp lý của từng dân tộc, từ từ còn xuất hiện một loạt những qui chuẩn khác nữa, được công nhận như là luật lệ của các quốc gia “ius gentium”. Theo giòng thời gian, bộ luật này dần dần được khai triển thêm cùng được hoàn chỉnh theo chiều hướng kinh nghiệm lịch sử của các dân tộc khác nhau.


Tiến trình này được tiến triển một cách gia tốc khi cò những quốc gia tân thời xuất hiện. Từ thế kỷ 16 trở đi, các chuyên viên pháp lý, các triết gia và thần học gia đã dấn thân vào việc khai triển những vấn đề chính yếu khác nhau nơi luật lệ quốc tế, và đặt nó trên nền móng của các lý lẽ thuộc lề luật tự nhiên. Tiến trình này được thúc đẩy bởi động lực gia tăng đến chỗ hình thành những nguyên tắc phổ quát làm nền tảng và chi phối luật lệ của các quốc gia, những nguyên tắc chú trọng tới việc hiệp nhất và ơn gọi chung của gia đình nhân loại.


Trọng tâm của tất cả các nguyên tắc này phải là nguyên tắc “pacta sunt servanda”, tức là cần phải tôn trọng các thứ hòa ước đã được tự do ký kết. Đây là một nguyên tắc nồng cốt bất khả châm chước nơi hết mọi mối liên hệ giữa các phe phái hữu trách đã ký kết với nhau. Việc vi phạm đến nguyên tắc này chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng vô lối gây ra xô xát và tranh cãi, kéo theo những âm hưởng tiêu cực dai dẳng dài lâu. Cần phải nhắc lại qui luật căn bản này, nhất là ở vào những lúc thiên về một thứ luật lệ của quyền lực hơn là một thứ quyền lực của luật lệ. Một trong những lúc ấy chắc hẳn là thảm kịch nhất loại đã trải qua trong thời Thế Chiến Thứ Hai: một vực thẳm bạo lực, hủy hoại và chết chóc chưa từng có.


Việc Tôn Trọng Luật Lệ


6.     Cuộc chiến tranh này, với những kinh rợn cùng với những vi phạm ghê gớm đến phẩm giá của con người diễn ra, đã dẫn đến chỗ cải cách tận gốc lãnh vực pháp lý quốc tế. Việc bênh vực và cổ võ hòa bình đã được lấy làm trọng tâm cho một hệ thống tân tiến bao rộng các thứ qui chuẩn và cơ cấu. Công việc canh chừng nền hòa bình và an ninh toàn cầu, cùng với việc khích lệ nỗ lực của các quốc gia trong vấn đề bảo trì và bảo đảm những sự thiện nồng cốt này của nhân loại, được các chính quyền ủy thác cho một tổ chức hiện hữu vì mục đích ấy, đó là tổ chức Liên Hiệp Quốc với một Hội Đồng Bảo An nắm trong tay quyền hành thẩm định rộng lớn. Cái cần trục cho guồng máy này là việc cấm sử dụng võ lực. Việc cấm đoán này, theo đoạn thứ bảy quá quen thuộc của Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, chỉ giàng cho hai trường hợp ngoại lệ mà thôi. Trường hợp ngoại lệ thứ nhất khẳng định về quyền được phép tự vệ, một thứ quyền cần phải được thi hành một cách đặc biệt theo chiều hướng của Liên Hiệp Quốc, và do đó, cũng ở trong những giới hạn truyền thống khác nhau về nhu cầu và tính cách cân xứng.


Trường hợp ngoại lệ thứ hai được thấy nơi hệ thống an ninh chung là hệ thống cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyền năng và trách nhiệm bảo trì hòa bình, với quyền quyết định và thẩm định bao rộng.


Tổ chức này đã phác họa bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là để “cứu vãn những thế hệ mai hậu khỏi bị khổ nạn chiến tranh đã hai lần xẩy ra trong thời của chúng ta là những gì gây ra sâu thương khôn xiết kể cho nhân loại” (4). Tuy nhiên, ở những thập niên sau đó, cộng đồng quốc tế bị phân chia thành hai khối đối nghịch nhau, chiến tranh lạnh thì ở chỗ này trên thế giới, ở chỗ khác lại bùng nổ tình trạng xung đột bạo loạn, cùng với hiện tượng khủng bố đã làm phát sinh ra tình trạng gẫy đổ gia tăng nơi những ý tưởng và niềm mong đợi của giai đoạn ngay sau thời hậu thế chiến.


Trật Tự Quốc Tế Mới


7.     Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận là tổ chức LHQ, cho dù có bị giới hạn và trì trệ một phần lớn bởi những bất trắc nơi các phần tử của mình, cũng đã đóng góp đáng kể vào việc cổ võ và tôn trọng phẩm giá con người, tự do của các dân tộc và những nhu cầu phát triển, nhờ đó sửa dọn một mảnh đất tốt về văn hóa và cơ cấu cho việc xây dựng hòa bình.


Hoạt động của các chính quyền quốc gia được khuyến khích rất nhiều bằng việc hiện thực làm cho lý tưởng của LHQ được phổ biến rộng rãi, nhất là qua những cử chỉ đoàn kết và hòa bình cụ thể nơi nhiều người thuộc các tổ chức phi chính phủ (NGO: Non-Governmental Organizations) cũng như nơi các Phong Trào tranh đấu nhân quyền.


Việc này cho thấy được một niềm phấn khởi đáng kể trong việc cải cách giúp tổ chức LHQ hoạt động cách hữu hiệu khi theo đuổi mục đích phác họa là những gì vẫn còn nguyên giá trị của chúng, đó là “nhân loại ngày nay đang ở trong một giai đoạn mới và khó khăn hơn trong việc phát triển thực sự. Nó cần đến một cấp độ rộng lớn hơn thuộc lãnh vực quốc tế” (5). Các quốc gia phải coi mục tiêu này như là một trách vụ rõ ràng về luân lý và chính trị đòi họ phải khôn ngoan và mạnh mẽ thực hiện. Ở đây Tôi xin lập lại những lời khuyến khích Tôi đã nói vào năm 1995: “Tổ chức LHQ cần phải vươn lên hơn nữa cho khỏi tình trạng cô đọng của một cơ cấu điều hành, và trở lên một trung tâm về luân lý, để tất cả mọi quốc gia trên thế giới cảm thấy tự nhiên như ở nhà mình, và phát triển ý thức chung về việc họ thực sự là một gia đình các quốc gia” (6)


Nạn Khủng Bố Chết Chóc


8.     Ngày nay luật lệ quốc tế khó có thể cung cấp những giải pháp cho các tình trạng xung khắc phát xuất từ giới tuyến đổi thay của một thế giới đương thời. Những tình trạng xung khắc này thường dính dáng đến những thành phần tự họ không phải là các quốc gia, mà là những thực thể gây ra bởi tình trạng sụp đổ của các quốc gia, hay liên quan đến các phong trào độc lập, hoặc liên hệ tới các tổ chức tội ác lành nghề. Một thứ cơ cấu pháp lý, hình thành bởi các qui chuẩn ấn định qua những thế kỷ như là một phương tiện giữ kỷ cương cho các mối liên hệ giữa các quốc gia chủ quyền, cảm thấy khó giải quyết đối với những thứ xung khắc liên quan đến các thực thể không có khả năng được coi là quốc gia theo nghĩa truyền thống. Đặc biệt là trường hợp của các nhóm khủng bố.


Tình trạng khổ nạn khủng bố này đã trở nên dữ dội hơn nữa trong những năm gần đây, và đã gây ra những cuộc thảm sát dã man độc ác lại càng làm cản trở đường lối đối thoại và thương thảo, tăng thêm căng thẳng và những rắc rối cấp tính, nhất là ở Trung Đông.

 

Cho dù có xẩy ra như thế đi nữa, nếu cần phải thắng vượt, cuộc chiến chống khủng bố không thể chỉ giới hạn nguyên vào những hoạt động đán áp và thanh trừng. Cần phải lưu ý là việc sử dụng võ lực, ngay cả khi cần thiết, phải được phân tách một cách minh tường và can đảm về những lý do gây ra những cuộc khủng bố tấn công. Cuộc chiến chống khủng bố cần phải được thực hiện ở cả lãnh vực chính trị và giáo dục nữa: một mặt bằng việc loại trừ đi những căn nguyên sâu xa của những tình trạng bất công là những gì thường thúc đẩy dân chúng đến những hành động tuyệt vọng và bạo lực, mặt khác, bằng việc nhấn mạnh đến một thứ giáo dục hướng chiều về việc tôn trọng sự sống con người trong hết mọi hoàn cảnh: ở chỗ, mối hiệp nhất của nhân loại là một thực tại mãnh liệt hơn bất cứ một cuộc chia rẽ nào xẩy ra giữa cá nhân và dân tộc với nhau.


Về cuộc chiến đấu cần thiết chống khủng bố hiện nay luật lệ quốc tế cần phải khai triển những dụng cụ về pháp lý với những phương tiện hiệu nghiệm trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và không chế tội ác. Trong bất cứ trường hợp nào, các chính quyền dân chủ đều thừa biết là việc sử dụng võ lực chống lại những tay khủng bố không thể biện minh cho việc loại bỏ những nguyên tắc thuộc qui chuẩn luật lệ. Những quyết định chính trị sẽ không thể nào chấp nhận được nếu chúng chỉ tìm kiếm thành đạt mà chẳng quan tâm gì tới các thứ quyền lợi căn bản của con người, bởi mục đích không thể biện minh cho phương tiện.


Việc Giáo Hội Ðóng Góp


9.     “Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được goị là con Thiên Chúa” (Mt 5:9). Làm sao lời này, một lời hiệu triệu hoạt động trong lãnh vực hòa bình rộng lớn, làm âm vang mãnh liệt trong lòng con người nếu nó không tương ứng với nỗi khát khao và niềm hy vọng bât khả dồn nén nơi chúng ta? Và tại sao những kẻ xây dựng hòa bình lại được gọi là con cái của Thiên Chúa, nếu không phải là vì Thiên Chúa tự bản tính là Thiên Chúa của bình an? Chính vì lý do đó mà trong sứ điệp cứu độ được Giáo Hội loan truyền khắp thế giới có những yếu tố tín lý mang một tầm vóc quan trọng đối với việc phát triển những nguyên tắc cần thiết cho việc chung sống hòa bình giữa các quốc gia với nhau.


Lịch sử đã dạy rằng việc xây dựng hòa bình không thể qua mặt việc tôn trọng trật tự về đạo lý và pháp lý như câu cổ ngữ đã nói: “Serva orninem et ordo servabit te” (bảo trì trật tự thì được trật tự bảo trì). Luật lệ quốc tế cần phải bảo đảm là luật của kẻ mạnh không phải là thứ luật chủ chốt. Mục đích chính yếu của nó là để thay thế “quyền lực bõ bị bằng quyền lực luân lý theo lệ luật” (7), bằng việc đưa ra những biện pháp đối với những vi phạm cũng như đối với việc đền bù đầy đủ cho các nạn nhân. Điều này cũng cần phải áp dụng cho cả các nhà lãnh đạo chính quyền vi phạm đến nhân phẩm và quyền lợi bất khả tước đoạt của con người, với những căn cớ không thể nào chấp nhận được thuộc vấn đề nội bộ của quốc gia họ.


Trong bài diễn từ ngỏ cùng phái đoàn ngoại giao liên hệ với Tòa Thánh Vatican ngày 13/1/1997, Tôi đã nhận định thế này lề luật quốc tế là phương tiện căn bản để theo đuổi hòa bình: “vì qua một thời gian dài, luật lệ quốc tế đã từng là một thứ luật lệ của chiến tranh và hòa bình. Tôi tin rằng nó càng ngày càng phải được gọi hẳn là luật lệ hòa bình, được ấp ủ trong công lý và tình đoàn kết. Theo chiều hướng này, luân lý cần phải soi sáng cho luật lệ; luân lý thậm chí có thể đóng vai trò giúp cho việc lập luật ở chỗ cho thấy rằng nó là con đường dẫn đến những gì là đúng đắn và tốt đẹp” (8).


Qua các thế kỷ, giáo huấn của Giáo Hội, rút tỉa từ việc suy tư của nhiều tư tưởng gia Kitô giáo về triết lý và thần học, đã góp phần đáng kể trong việc hướng dẫn luật lệ quốc tế hướng về công ích của toàn thể gia đình nhân loại. Đặc biệt là trong những thời điểm gần đây, các vị Giáo Hoàng đã không ngần ngại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của luật lệ quốc tế như là một bảo chứng hòa bình, khi xác tín rằng “mùa gặt công lý được gieo vãi trong hòa bình bởi những ai kiến tạo hòa bình” (Jas 3:18). Đó là con đường Giáo Hội, bằng cách sử dụng những phương tiện xứng hợp với mình, dấn thân theo đuổi, trong ánh sáng chân thực của Phúc Âm cũng như bằng sự hỗ trợ bất khả thiếu của việc nguyện cầu.


Nền Văn Minh Yêu Thương


10.     Để kết thúc những nhận định này, Tôi cảm thấy cần phải lập lại là, để thiết lập một nền hòa bình chân thực trên thế giới, công lý phải được nên trọn trong đức bác ái. Chắc chắn luật lệ là đường lối đầu tiên dẫn đến hòa bình, và dân chúng cần phải được dạy cho biết tôn trọng luật lệ này. Tuy nhiên, người ta không thể tiến đến cùng đích của đạo lộ này trừ phi công lý được yêu thương bổ khuyết cho. Công lý và yêu thương đôi khi có vẻ là những lực lượng phản nghịch nhau. Thật vậy, chúng chính là nhị diện của một thực tại duy nhất, là hai chiều kích của đời sống con người cần phải tương nhập trùng phùng. Kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy điều này quả thực như thế. Nó cho thấy công lý thường không thể tách mình khỏi cái cảm giác bị nhục nhã, cảm giác hận thù và thậm chí cảm giác thỏa mãn trước đau khổ của người khác. Tự mình, công lý không đủ. Thật vậy, nó có thể phản bội chính mình, trừ phi nó biết hướng về một thứ mãnh lực sâu xa hơn đó là yêu thương.


Vì lý do này, Tôi vẫn thường nhắc nhở Kitô hữu cũng như tất cả mọi con người thiện chí là cần phải thứ tha để giải quyết những vấn đề giữa cá nhân với nhau và các dân tộc với nhau. Hòa bình không thể nào có nếu thiếu thứ tha! Tôi xin lập lại điều này một lần nữa ở đây, khi Tôi đặc biệt nghĩ đến tình trạng khủng hoảng liên miên ở Palestine và Trung Đông: sẽ không thể nào tìm được một giải pháp cho các thứ vấn đề rắc rối nghiêm trọng gây khổ đau dai dẳng cho các dân ở vùng này cho tới khi thực hiện một quyết định vượt trên lý lẽ của một thứ công lý căn bản và hướng về lý lẽ của lòng thứ tha.


Kitô hữu biết rằng yêu thương là lý do để Thiên Chúa thực hiện mối liên hệ với con người. Chính yêu thương đã làm cho Ngài đợi chờ con người đáp ứng. Bởi thế, yêu thương cũng là một hình thức cao quí nhất và sáng giá nhất nơi mối liên hệ khả thể giữa loài người với nhau. Bởi thế tình yêu cần phải dậy men nơi hết mọi lãnh vực của đời sống con người và bao hàm cả lãnh vực quốc tế. Chỉ có một thứ nhân loại được chủ trị bởi “nền văn minh yêu thương” mới có thể hoan hưởng một nền hòa bình chân thực và bền vững mà thôi.


Mở màn cho một Tân Niên, Tôi muốn lập lại cho con người nam nữ của hết mọi ngôn ngữ, của hết mọi tôn giáo và của hết mọi nền văn hóa câu châm ngôn cổ thời là “Onmia vincit amor” (Tình yêu thắng được tất cả mọi sự”. Phải, Anh Chị Em thân mến trên khắp thế giới, cuối cùng tình yêu sẽ chiến thắng! Chớ gì hết mọi người hãy dấn thân cho cuộc chiến thắng này mau tới. Vì nó là niềm hy vọng sâu xa nhất của hết mọi con tim nhân loại.


Tại Điện Vatican ngày 8/12/2003.


Gioan Phaolô II


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 16/12/2003


Các ghi trích
(1) Insegnamenti, V (1967), 620.

(2) 1968: 1 January: World Day of Peace
1969: The Promotion of Human Rights, the Road to Peace (cổ võ nhân quyền là con đường dẫn đến hòa bình)
1970: Education for Peace Through Reconciliation (dạy về hòa bình bằng việc hòa giải)
1971: Every Man is My Brother (hết mọi người đều là anh em của tôi)
1972: If You Want Peace, Work for Justice (nếu anh chị em muốn có hòa bình hãy hoạt động cho công lý)
1973: Peace is Possible (hòa bình là vấn đề khả dĩ)
1974: Peace Depends on You Too (hòa bình tùy thuộc cả vào anh chị em nữa)
1975: Reconciliation, The Way to Peace (hòa giải là đường lối dẫn đến hòa bình)
1976: The Real Weapons of Peace (những khí giới thực sự của hòa bình)
1977: If You Want Peace, Defend Life (nếu anh chị em muốn có hòa bình hãy bênh vực sự sống con người)
1978: No to Violence, Yes to Peace (hãy phủ nhận bạo lực và chấp nhận hòa bình)

(3) These are the themes of the successive twenty-five World Days of Peace:
1979: To Reach Peace, Teach Peace (muốn tiến đến hòa bình hãy giảng dạy hòa bình)
1980: Truth, the Power of Peace (chân lý là quyền năng của hòa bình)
1981: To Serve Peace, Respect Freedom (để phục vụ hòa bình hãy tôn trọng tự do)
1982: Peace: A Gift of God Entrusted to Us! (hòa bình là tặng ân Thiên Chúa đã ký thác cho chúng ta!)
1983: Dialogue for Peace, A Challenge for Our Time (đối thoại về hòa bình, một thách đố của thời đại chúng ta)
1984: From a New Heart, Peace is Born (hòa bình được phát sinh từ một con tim mới)
1985: Peace and Youth Go Forward Together (hòa bình và giới trẻ cùng nhau tiến bước)
1986: Peace is a Value with No Frontiers North-South, East-West: Only One Peace (hòa bình là một giá trị bất phân Nam-Bắc, Đông-Tây: chỉ có một hòa bình duy nhất)
1987: Development and Solidarity: Two Keys to Peace (phát triển và đoàn kết là hai then chốt cho hòa bình)
1988: Religious Freedom, Condition for Peace (tự do tôn giáo là điều kiện hòa bình đòi hỏi)
1989: To Build Peace, Respect Minorities (để xây dựng hòa bình hãy tôn trọng thành phần thiểu số)
1990: Peace with God the Creator, Peace with All of Creation (hòa bình với Thiên Chúa Hóa Công, hòa bình với toàn thể tạo sinh)
1991: If You Want Peace, Respect the Conscience of Every Person (nếu anh chị em muốn có hòa bình hãy tôn trọng lương tâm của mọi người)
1992: Believers United in Building Peace (các tín hữu hiệp nhất để xây dựng hòa bình)
1993: If You Want Peace, Reach Out to the Poor (nếu anh chị em muốn có hòa bình hãy dấn thân cho người nghèo)
1994: The Family Creates the Peace of the Human Family (gia đình kiến tạo hòa bình cho gia đình nhân loại)
1995: Women: Teachers of Peace (phụ nữ là thày dạy hòa bình)
1996: Let Us Give Children a Future of Peace (chúng ta hãy cống hiến cho trẻ em một tương lai hòa bình)
1997: Offer Forgiveness and Receive Peace (hãy cống hiến thứ tha để nhận lãnh hòa bình)
1998: From the Justice of Each Comes Peace for All (hòa bình cho mọi người từ công chính nơi mỗi người)
1999: Respect for Human Rights: The Secret of True Peace (tôn trọng nhân quyền là bí mật của hòa bình đích thực)
2000: "Peace on Earth to Those Whom God Loves!" (“hòa bình dưới thế cho người Chúa thương!”)
2001: Dialogue Between Cultures for a Civilization of Love and Peace (các nền văn hóa đối thoại với nhau cho một thứ văn minh yêu thương và hòa bình)
2002: No Peace Without Justice, No Justice Without Peace (không có hòa bình nếu thiếu công lý, không có công lý nếu thiếu hòa bình)
2003: "Pacem in Terris": A Permanent Commitment (‘hòa bình dưới thế’ là một dấn thân thường xuyên)

(4) Preamble.

(5) John Paul II, Encyclical Letter "Sollicitudo Rei Socialis," 43: AAS 80 (1988), 575.

(6) Address to the Fiftieth General Assembly of the United Nations, New York (5 October 1995), 14: Insegnamenti, XVIII/2 (1995), 741.

(7) Benedict XV, Appeal to the Leaders of the Warring Nations, 1 August 1917: AAS 9 (1917), 422.

(8) No. 4: Insegnamenti, XX/1 (1997), 97.
 

 

 

Kiến Tạo Hòa Bình bằng việc Giảng Dạy Hòa Bình

Giảng dạy hòa bình về phương diện công lý

4.     Trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/1979, Tôi đã kêu gọi là: để tiến đến hòa bình thì hãy giảng dạy hòa bình. Ngày nay, lời kêu gọi này trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết, vì con người nam nữ trước những thảm cảnh tiếp tục hành hạ nhân loại đang có khuynh hướng trở thành cuồng tín, như thể hòa bình là một lý tưởng bất khả đạt. Giáo Hội, trái lại, đã luôn giảng dạy, và cho tới ngày hôm nay, vẫn tiếp tục giảng dạy một châm ngôn rất đơn sơ này: hòa bình là điều khả đạt. Thật vậy, Giáo Hội không ngừng lập đi lập lại rằng hòa bình là một nhiệm vụ. Nó phải được xây dựng trên 4 trụ cột được vị Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXÌI nhắc đến trong Thông Điệp Bình An Dưới Thế của mình là: sự thật, công lý, yêu thương và tự do. Như thế, nhiệm vụ này nằm ở trên vai của tất cả những ai yêu chuộng hòa bình, đó là những ai giảng dạy các lý tưởng này cho những thế hệ mới, để sửa soạn cho toàn thể nhân loại một tương lai tốt đẹp hơn.

5.     .......... Trong việc giảng dạy hòa bình này, có một nhu cầu đặc biệt khẩn trương trong việc dẫn dắt cá nhân cũng như các dân tộc đến chỗ tôn trọng trật tự quốc tế và tôn trọng những quyết định của các thẩm quyền hợp pháp thay mặt họ. Hòa bình và luật lệ quốc tế gắn bó chặt chẽ với nhau ở chỗ luật lệ là những gì thuận lợi cho hòa bình...........

Trọng tâm của tất cả các nguyên tắc này (những nguyên tắc phổ quát làm nền tảng và chi phối luật lệ của các quốc gia, những nguyên tắc chú trọng tới việc hiệp nhất và ơn gọi chung của gia đình nhân loại) phải là nguyên tắc “pacta sunt servanda”, tức là cần phải tôn trọng các thứ hòa ước đã được tự do ký kết. Đây là một nguyên tắc nồng cốt bất khả châm chước nơi hết mọi mối liên hệ giữa các phe phái hữu trách đã ký kết với nhau. Việc vi phạm đến nguyên tắc này chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng vô lối gây ra xô xát và tranh cãi, kéo theo những âm hưởng tiêu cực dai dẳng dài lâu. Cần phải nhắc lại qui luật căn bản này, nhất là ở vào những lúc thiên về một thứ luật lệ của quyền lực hơn là một thứ quyền lực của luật lệ. Một trong những lúc ấy chắc hẳn là thảm kịch nhất loại đã trải qua trong thời Thế Chiến Thứ Hai: một vực thẳm bạo lực, hủy hoại và chết chóc chưa từng có.

8.    Tình trạng khổ nạn khủng bố này đã trở nên dữ dội hơn nữa trong những năm gần đây, và đã gây ra những cuộc thảm sát dã man độc ác lại càng làm cản trở đường lối đối thoại và thương thảo, tăng thêm căng thẳng và những rắc rối cấp tính, nhất là ở Trung Đông.

 

Cho dù có xẩy ra như thế đi nữa, nếu cần phải thắng vượt, cuộc chiến chống khủng bố không thể chỉ giới hạn nguyên vào những hoạt động đán áp và thanh trừng. Cần phải lưu ý là việc sử dụng võ lực, ngay cả khi cần thiết, phải được phân tách một cách minh tường và can đảm về những lý do gây ra những cuộc khủng bố tấn công. Cuộc chiến chống khủng bố cần phải được thực hiện ở cả lãnh vực chính trị và giáo dục nữa: một mặt bằng việc loại trừ đi những căn nguyên sâu xa của những tình trạng bất công là những gì thường thúc đẩy dân chúng đến những hành động tuyệt vọng và bạo lực, mặt khác, bằng việc nhấn mạnh đến một thứ giáo dục hướng chiều về việc tôn trọng sự sống con người trong hết mọi hoàn cảnh: ở chỗ, mối hiệp nhất của nhân loại là một thực tại mãnh liệt hơn bất cứ một cuộc chia rẽ nào xẩy ra giữa cá nhân và dân tộc với nhau.


Về cuộc chiến đấu cần thiết chống khủng bố hiện nay luật lệ quốc tế cần phải khai triển những dụng cụ về pháp lý với những phương tiện hiệu nghiệm trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và không chế tội ác. Trong bất cứ trường hợp nào, các chính quyền dân chủ đều thừa biết là việc sử dụng võ lực chống lại những tay khủng bố không thể biện minh cho việc loại bỏ những nguyên tắc thuộc qui chuẩn luật lệ. Những quyết định chính trị sẽ không thể nào chấp nhận được nếu chúng chỉ tìm kiếm thành đạt mà chẳng quan tâm gì tới các thứ quyền lợi căn bản của con người, bởi mục đích không thể biện minh cho phương tiện.........

 

9.     ........... Lịch sử đã dạy rằng việc xây dựng hòa bình không thể qua mặt việc tôn trọng trật tự về đạo lý và pháp lý như câu cổ ngữ đã nói: “Serva orninem et ordo servabit te” (bảo trì trật tự thì được trật tự bảo trì). Luật lệ quốc tế cần phải bảo đảm là luật của kẻ mạnh không phải là thứ luật chủ chốt. Mục đích chính yếu của nó là để thay thế “quyền lực bõ bị bằng quyền lực luân lý theo lệ luật” (7), bằng việc đưa ra những biện pháp đối với những vi phạm cũng như đối với việc đền bù đầy đủ cho các nạn nhân. Điều này cũng cần phải áp dụng cho cả các nhà lãnh đạo chính quyền vi phạm đến nhân phẩm và quyền lợi bất khả tước đoạt của con người, với những căn cớ không thể nào chấp nhận được thuộc vấn đề nội bộ của quốc gia họ........


Qua các thế kỷ, giáo huấn của Giáo Hội, rút tỉa từ việc suy tư của nhiều tư tưởng gia Kitô giáo về triết lý và thần học, đã góp phần đáng kể trong việc hướng dẫn luật lệ quốc tế hướng về công ích của toàn thể gia đình nhân loại. Đặc biệt là trong những thời điểm gần đây, các vị Giáo Hoàng đã không ngần ngại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của luật lệ quốc tế như là một bảo chứng hòa bình, khi xác tín rằng “mùa gặt công lý được gieo vãi trong hòa bình bởi những ai kiến tạo hòa bình” (Jas 3:18). Đó là con đường Giáo Hội, bằng cách sử dụng những phương tiện xứng hợp với mình, dấn thân theo đuổi, trong ánh sáng chân thực của Phúc Âm cũng như bằng sự hỗ trợ bất khả thiếu của việc nguyện cầu.

Giảng dạy hòa bình về phương diện bác ái

10.     Để kết thúc những nhận định này, Tôi cảm thấy cần phải lập lại là, để thiết lập một nền hòa bình chân thực trên thế giới, công lý phải được nên trọn trong đức bác ái. Chắc chắn luật lệ là đường lối đầu tiên dẫn đến hòa bình, và dân chúng cần phải được dạy cho biết tôn trọng luật lệ này. Tuy nhiên, người ta không thể tiến đến cùng đích của đạo lộ này trừ phi công lý được yêu thương bổ khuyết cho. Công lý và yêu thương đôi khi có vẻ là những lực lượng phản nghịch nhau. Thật vậy, chúng chính là nhị diện của một thực tại duy nhất, là hai chiều kích của đời sống con người cần phải tương nhập trùng phùng. Kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy điều này quả thực như thế. Nó cho thấy công lý thường không thể tách mình khỏi cái cảm giác bị nhục nhã, cảm giác hận thù và thậm chí cảm giác thỏa mãn trước đau khổ của người khác. Tự mình, công lý không đủ. Thật vậy, nó có thể phản bội chính mình, trừ phi nó biết hướng về một thứ mãnh lực sâu xa hơn đó là yêu thương.


Vì lý do này, Tôi vẫn thường nhắc nhở Kitô hữu cũng như tất cả mọi con người thiện chí là cần phải thứ tha để giải quyết những vấn đề giữa cá nhân với nhau và các dân tộc với nhau. Hòa bình không thể nào có nếu thiếu thứ tha! Tôi xin lập lại điều này một lần nữa ở đây, khi Tôi đặc biệt nghĩ đến tình trạng khủng hoảng liên miên ở Palestine và Trung Đông: sẽ không thể nào tìm được một giải pháp cho các thứ vấn đề rắc rối nghiêm trọng gây khổ đau dai dẳng cho các dân ở vùng này cho tới khi thực hiện một quyết định vượt trên lý lẽ của một thứ công lý căn bản và hướng về lý lẽ của lòng thứ tha.


Kitô hữu biết rằng yêu thương là lý do để Thiên Chúa thực hiện mối liên hệ với con người. Chính yêu thương đã làm cho Ngài đợi chờ con người đáp ứng. Bởi thế, yêu thương cũng là một hình thức cao quí nhất và sáng giá nhất nơi mối liên hệ khả thể giữa loài người với nhau. Bởi thế tình yêu cần phải dậy men nơi hết mọi lãnh vực của đời sống con người và bao hàm cả lãnh vực quốc tế. Chỉ có một thứ nhân loại được chủ trị bởi “nền văn minh yêu thương” mới có thể hoan hưởng một nền hòa bình chân thực và bền vững mà thôi.


Mở màn cho một Tân Niên, Tôi muốn lập lại cho con người nam nữ của hết mọi ngôn ngữ, của hết mọi tôn giáo và của hết mọi nền văn hóa câu châm ngôn cổ thời là “Onmia vincit amor” (Tình yêu thắng được tất cả mọi sự”. Phải, Anh Chị Em thân mến trên khắp thế giới, cuối cùng tình yêu sẽ chiến thắng! Chớ gì hết mọi người hãy dấn thân cho cuộc chiến thắng này mau tới. Vì nó là niềm hy vọng sâu xa nhất của hết mọi con tim nhân loại.

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, cảm hứng sau khi dịch xong Sứ Ðiệp Hòa Bình 2004 của ÐTC Gioan Phaolô 2 hôm Thứ Bảy 20/12/2003, trong tuần trước Lễ Giáng Sinh.

 

ĐTC GPII Kêu Gọi thiết lập Một Trật Tự Thế Giới Mới trong Thánh Lễ Đầu Năm
 

Trong bài giảng cho Thánh Lễ Tân Niên Trọng Kính Mẹ Thiên Chúa, 1/1/2004, một Thánh Lễ có sự hiện diện của phái đoàn lãnh sự các nước với Tòa Thánh, do Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano chủ tế và ĐTC chủ tọa, ĐTC GPII đã lập lại bằng một giọng rõ ràng trôi chảy trong bài giảng của mình chủ đề của Sứ Điệp Ngài đã gửi cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2004 về vai trò giảng dạy hòa bình, một vấn đề Ngài đã nêu lên ngay từ Ngày Hòa Bình Thế Giới 1979 khi Ngài vừa lên ngôi giáo hoàng. Hôm nay, Ngài đã lên tiếng như sau: “Tôi muốn lập lại rằng vì hòa bình là điều khả dĩ nên nó là một nhiệm vụ”.

Lý do cần phải giảng dạy hòa bình, theo Ngài là bởi vì: “Trong cuộc đương đầu với những tình trạng bất công và bạo động đang áp đảo những miền đất khác nhau trên mặt đất này, trong cuộc đương đầu với tình trạng thường xuyên xẩy ra những cuộc xung đột bạo lực thường không được công chúng chú ý tới, lại càng cần phải cùng nhau thiết lập những đường lối hòa bình. Đó là lý do việc giảng dạy hòa bình là điều bất khả chuẩn chước”, nhất là ở miền đất Chúa Giêsu hạ sinh là nơi “bất hạnh thay vẫn tiếp tục sống trong những tình trạng thê thảm”.

“Tuy nhiên, cần phải kiên trì, không được lùi bước trước khuynh hướng ngờ vực. Tất cả mọi người đều phải cố gắng tôn trọng các thứ quyền lợi căn bản của con người bằng việc liên lỉ giảng dạy tuân giữ luật pháp. Để đạt được mục tiêu này, cần phải thực hiện những gì có thể để thắng vượt cái lý lẽ triệt để công bằng để hướng về lý lẽ của thứ tha. Thật vậy, không thể hòa bình nếu thiếu thứ tha”.

Nhận định về tình hình quốc tế hiện nay, ĐTC cho rằng hơn bao giờ hết cần phải có “một trật tự thế giới mới, một thứ trật tự được Liên Hiệp Quốc thực hiện theo kinh nghiệm cùng với những thành quả đạt được trong những năm này”. Theo Ngài, “một thứ trật tự như thế mới có thể cống hiến những giải pháp hợp với những vấn đề của ngày hôm nay, những giải pháp được căn cứ vào phẩm vị của con người, vào việc phát triển toàn diện của xã hội, vào tình đoàn kết giữa các nước giầu nghèo, và vào khả năng chia sẻ các nguồn lợi cũng như những thành quả ngoại lệ của mức tiến bộ về khoa học và kỹ thuật”.