Bài 17 (Thứ Tư ngày 20-5-1998)
Thần Linh là Nguồn Sự Sống Mới,
Sự Sống Đời Đời
V
iệc Thánh Linh tỏ hiện mờ mờ trong Cựu Ước như một ngôi vị khác với Ngôi Cha và Ngôi Con đã trở nên rõ ràng và hoàn toàn trong Tân Ước.
Những bản văn Tân Ước qủa thật không hiến cho chúng ta một giáo thuyết mạch lạc về Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, nhờ việc gom góp nhiều câu trong các bản văn của thánh Luca, Phaolô và Gioan, chúng ta vẫn nhận thấy được điểm đồng qui từ ba nguồn chính của mạc khải Tân Ước đặc biệt liên quan đến Chúa Thánh Thần.
2- So sánh với hai Phúc Aâm Nhất Lãm khác, Thánh Ký Luca đã cung hiến cho chúng ta cả một khoa thánh linh học triển khai rộng rãi hơn.
Trong Phúc Aâm của mình, thánh ký có ý tỏ cho chúng ta thấy rằng chỉ có một mình Chúa Giêsu mới có trọn đầy Thánh Linh. Dĩ nhiên, Thần Linh cũng xuống trên cả Isave, Zacaria, Gioan Tẩy Giả và nhất là Mẹ Maria, thế nhưng chỉ có một mình Chúa Giêsu, qua cả đời sống của Người, mới có tròn đầy Thần Linh Thiên Chúa. Người được thụ thai bởi việc làm của Chúa Thánh Thần (x.Lk.1:35). Gioan Tẩy Giả sau này sẽ nói về Người: “Tôi lấy nước mà rửa cho qúi vị; nhưng Đấng quyền phép hơn tôi sẽ đến... Người sẽ rửa qúi vị trong Thánh Thần và bằng lửa” (Lk.3:16).
Trước khi được rửa trong Thánh Thần và bằng lửa, Chúa Giêsu được rửa ở sông Dược Đăng và “Thánh Thần đã xuống trên Người dưới hình thể như một con chim bố câu” (Lk.3:22). Thánh Luca nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu chẳng những “được Thần Linh” dẫn vào hoang địa mà còn “đầy Thánh Linh” (Lk.4:1) khi đi vào đó và chiến thắng tên cám dỗ ở đó. Người đã đảm nhận sứ vụ của mình “bằng quyền phép Thần Linh” (Lk.4:14). Trong hội đường ở Nazarét, khi Người chính thức bắt đầu sứ vụ của mình, Chúa Giêsu đã áp dụng cho mình lời tiên tri của sách Isaia (x.61:1-2): “Thần Linh Chúa ở trên Tôi, vì Ngài đã xức dầu cho Tôi để rao giảng tin mừng cho người nghèo khó” (Lk.4:18). Tất cả mọi hoạt động truyền bá phúc âm của Chúa Giêsu, bởi thế, đều được Thần Linh hướng dẫn.
Thần Linh này cũng là Đấng bảo trì sứ vụ truyền bá phúc âm của Giáo Hội, như Đấng Phục Sinh đã hứa với các môn đệ của Người: “Này đây Thày sai lời hứa của Cha xuống trên các con; nhưng các con hãy ở trong thành này cho đến khi các con được mặc lấy quyền lực từ trên cao” (Lk.24:49). Theo sách Tông Đồ Công Vụ, lời hứa này được nên trọn trong Ngày Lễ Ngũ Tuần: “Và họ tất cả được đầy Thánh Thần và bắt đầu nói tiếng lạ theo như Thần Linh khiến họ nói” (Acts 2:4). Như thế là lời tiên tri Joel đã được thể hiện: “Thiên Chúa công bố rằng, trong những ngày sau hết xẩy ra là Ta sẽ đổ Thần Linh của Ta trên tất cả mọi xác phàm, và con trai con gái của các ngươi sẽ nói tiên tri” (Acts 2:7). Thánh Luca coi các Tông Đồ như đại diện cho Dân Thiên Chúa trong những ngày sau hết, và thánh nhân cũng có lý khi nhấn mạnh rằng vị Thần Linh trong lời tiên tri này bao gồm cả Dân Thiên Chúa nữa.
3- Phần thánh Phaolô lại đề cao phương diện của chiều kích canh tân và cánh chung nơi công việc của Thần Linh: Thần Linh được coi như nguồn mạch của sự sống mới, sự sống đời đời do Chúa Giêsu thông truyền cho Giáo Hội của Người.
Trong Thư Thứ Nhất gửi Kitô Hữu giáo đoàn Côrintô, chúng ta đọc thấy rằng Chúa Kitô, vị tân Adong, nhờ Phục Sinh, đã trở nên “một thần linh ban sự sống” (1Cor.15:45): Người được biến đổi bởi quyền năng sống động của Thần Linh Thiên Chúa như thế là để trở nên một nguyên lý sự sống mới cho các tín hữu. Chúa Kitô đã thông ban sự sống này chính là nhờ ở việc tuôn đổ Thánh Thần.
Các tín hữu không còn sống như thành phần nô lệ cho lề luật nữa, mà là như con cái, vì họ đã nhận được Thần Linh của Con trong lòng mình để có thể kêu lên: “Abba, Cha ơi!” (x.Gal.4:5-7; Rm.8:14-16). Đó là một đời sống “trong Chúa Kitô”, tức là một đời sống hoàn toàn thuộc về Người và liên kết với Giáo Hội: “Vì bởi cùng một Thần Linh mà tất cả chúng ta được rửa thành nên một thân thể” (x.1Cor.12:13). Chúa Thánh Thần làm cho đức tin lớn lên (1Cor.12:3), tuôn đổ tình yêu vào lòng chúng ta (x.Rm.5:5), và hướng dẫn việc cầu nguyện của người Kitô hữu (x.Rm.8:26).
Là nguyên lý cho một cuộc hiện hữu mói, Thánh Thần cũng làm phát sinh nơi tín hữu một năng lực mới, một năng mực chủ động: “Nếu chúng ta sống bởi Thần Linh, chúng ta cũng hãy bước theo Thần Linh” (Gal.5:25). Đời sống mới này đi ngược lại với đời sống theo “xác thịt”, một đời sống có những ước muốn làm mất lòng Thiên Chúa và giới hạn con người vào trong một ngục tù ngột ngạt của cái tôi chỉ biết qui về mình (x.Rm.8:5-9). Thay vào đó, nhờ việc mở lòng mình ra cho Thánh Thần, Kitô hữu có thể hưởng nếm những hoa trái của Thần Linh: yêu thương, vui mừng, an bình, nhẫn nại, từ ái, tốt lành, trung thành v.v. (x.Gal.5:16-24).
Tuy nhiên, theo thánh Phaolô, điều mà giờ đây chúng ta có được chỉ là một “đặt cọc” hay là những hoa trái đầu tiên của Thần Linh mà thôi (x.Rm.8:23; cũng x.2Cor.5:5). Trong cuộc sống lại sau hết, Thần Linh sẽ hoàn tất dự án của Ngài, bằng việc mang lại cho các tín hữu một cuộc “linh thiêng hóa” hoàn toàn thân thể của họ (x.1Cor.15:43-44), theo đó, bao gồm cả hoàn vũ trong công cuộc cứu độ nữa.
4- Theo quan điểm của thánh Gioan, Thánh Linh trước hết là Thần Chân Lý, là Đấng An Uûi.
Chúa Giêsu đã loan báo tặng ân Thần Linh khi Người hoàn tất công cuộc trần gian của Người: “Khi Đấng An Uûi đến, Thần Chân Lý, Đấng từ Cha mà đến - và Đấng chính Thày sẽ từ Cha sai đến - Ngài sẽ làm chứng cho Thày. Các con cũng phải làm chứng nữa, vì các con đã ở với Thày ngay từ ban đầu” (Jn.15:26ff). Khi giải thích thêm về vai trò của Thần Linh, Chúa Giêsu nói: “Ngài sẽ dẫn các con vào tất cả sự thật; vì Ngài sẽ không tự mình mà nói, song Ngài sẽ nói những gì Ngài nghe, và Ngài sẽ truyền đạt cho các con những gì phải xẩy đến. Ngài sẽ làm vinh danh Thày vì Ngài sẽ lấy những gì của Thày mà truyền đạt cho các con” (Jn.16:13-14). Bời thế, Thần Linh sẽ không mang lại một mạc khải nào mới cả, mà sẽ hướng dẫn tín hữu đi vào chính nội dung sự thật do Chúa Giêsu mạc khải và thấm nhập sâu xa hơn sự thật được mạc khải bởi Chúa Giêsu.
Việc gọi Thần Chân Lý là Đấng An Uûi nghĩa là gì? Hãy nhớ rằøng, thánh Gioan quan niệm cuộc thử nạn của Chúa Giêsu như là một cuộc thử nạn sẽ được tiếp nối nơi các môn đệ, thành phần sẽ bị bách hại vì danh Người, thì Đấng An Uûi là vị bảo vệ vì danh Chúa Giêsu, khi Ngài làm thế gian nhận ra “tội lỗi, sự công chính và việc luận án” (Jn.16:7f). Tội chính mà Đấng An Uûi sẽ tỏ cho thế gian thấy là tội không tin vào Chúa Kitô. Sự công chính mà Ngài muốn cho thế gian thấy là sự công chính Chúa Cha đã ban cho Người Con tử giá của mình khi tôn vinh Người ở cuộc Phục Sinh và Lên Trời. Việc luận án, theo mối tương quan này, là ở tại việc Ngài tỏ cho thế gian thấy tội lỗi của những kẻ bị Satan vương chủ của thế gian này (x.Jn.16:11) thống trị, đã chối bỏ Chúa Kitô (x.Dominum et Vivificantem, đoạn 27). Thế nên, qua việc trợ giúp bên trong, Thánh Thần là Đấng Bảo Vệ và Nâng Đỡ cho Chúa Kitô, Đấng dẫn trí lòng các môn đệ để hoàn toàn chấp nhận “sự thật” về Chúa Giêsu.
(tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 27/5/1998)