Bài 32 (Thứ Tư ngày 16-9-1998) 

Thần Linh sinh động nơi nào có Chân Lý

 

L

ập lại câu phát biểu trong Sách Khôn Ngoan (1:7), Công Đồng Chung Vaticanô II dạy chúng ta rằng “Thần Linh Chúa”, Đấng tuôn ban tặng ân của Ngài xuống cho Dân Thiên Chúa trong cuộc lữ hành qua giòng lịch sử, “replet orbem terrarum”, tràn đầy khắp cả vũ trụ (x.Hiến Chế Gaudium et Spes, đoạn 11). Ngài không ngừng hướng dẫn con người ta đến tầm mức viên trọn của chân lý và của tình yêu được Thiên Chúa Cha mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô.

          Nhận định sâu xa về sự hiện diện và tác động của Thánh Linh này đã luôn luôn soi sáng cho tâm thức của Giáo Hội, ở chỗ cho rằng bất cứ những gì thực sự là con người đều được vang vọng trong tâm can các môn đệ Chúa Kitô (cùng nguồn, đoạn
1).

          Ngay ở tiền bán thế kỷ thứ hai, Thánh triết gia Justinô đã có viết: “Tất cả những gì được luôn luôn xác nhận một cách tuyệt hảo và được khám phá bởi thành phần nghiên cứu triết lý hay lập pháp, đều đã được thành toàn nhờ việc tìm kiếm hay việc chiêm ngưỡng một phần nào đó của Lời Chúa” (Apologia II, 10, 1-3).

 

2-       Việc tâm linh con người mở ra trước sự thật  và sự thiện luôn luôn được thể hiện trong mối liên hệ với “ánh sáng thật đã chiếu tỏ mọi người” (Jn.1:9). Ánh sáng này là chính Chúa Kitô, Đấng đã soi dẫn những bước chân con người ngay từ ban đầu và đã tiến vào “cõi lòng” của họ. Bằng việc Nhập Thể, vào lúc thời gian viên trọn, Aùnh Sáng đã xuất hiện trong thế giới này với cả hào quang của mình, chiếu tỏa trước mắt con người như chân lý rạng ngời (x.Gn.14:6).

          Việc dần dần tỏ hiện trọn vẹn chân lý là Chúa Giêsu Kitô diễn tiến qua các thế hệ nhờ tác động của Thánh Linh đã được báo trước trong Cựu Ước. Tác động chuyên biệt của “Thần Chân Lý” (Jn.14:17;15:26;16:13) này liên quan chẳng những tới các tín hữu, mà còn, bằng một đường lối mầu nhiệm, tới tất cả mọi người nam nữ, thành phần mặc dầu không biết Phúc Aâm bởi lầm lỗi riêng mình, cũng chân thành tìm kiếm sự thật và gắng sống một cuộc đời chân chính (x.Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 16).

          Theo chân các vị Giáo Phụ trong Giáo Hội, Thánh Tôma Aquina có thể nói rằng, không tâm linh nào lại quá “tăm tối đến độ không tham dự, một cách nào đó, vào ánh sáng thần linh. Thật vậy, mọi sự thật biết được từ bất cứ nguồn gốc nào thì cũng hoàn toàn là do ‘ánh sáng chiếu trong tăm tối’ này, bởi mọi chân lý, bất kể là ai nói ra, cũng đều từ Thánh Linh mà có” (Super Ioannem,1,5 lect.3,n.103).

 

3-       Vì lý do này, Giáo Hội nâng đỡ mọi cuộc tìm kiếm thực sự của tâm trí con người và chân thành tôn trọng gia sản khôn ngoan được các văn hóa khác nhau tích lũy và truyền đạt. Gia sản khôn ngoan này cho thấy tính chất sáng tạo khôn cùng của tâm linh con người qui hướng về tầm mức viên trọn của chân lý, nhờ Thần Linh Thiên Chúa.

          Việc lời chân lý do Giáo Hội rao giảng gặp gỡ sự khôn ngoan được tỏ hiện nơi các văn hóa và được đào sâu bởi các triết thuyết, đòi hỏi sự khôn ngoan này phải mở ra trước mạc khải của Thiên Chúa cũng như phải tìm thấy sự viên trọn của mình nơi mạc khải của Thiên Chúa. Như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhấn mạnh, thì việc gặp gỡ này làm giầu cho Giáo Hội, khiến Giáo Hội đi sâu vào sự thật hơn nữa, để diễn đạt sự thật bằng những ngôn ngữ của các truyền thống văn hóa khác nhau, và trình bày sự thật - bất biến nơi bản chất của nó - bằng một hình thức hợp thời nhất (x.Hiến Chế Gaudium et Spes, đoạn 44).

          Niềm tin tưởng vào sự hiện diện và tác động của Thánh Linh, cho dù giữa cuộc biến động của nền văn hóa trong thời điểm chúng ta, có thể là khởi điểm, vào lúc bình minh của đệ tam thiên niên, cho một cuộc gặp gỡ mới giữa sự thật về Chúa Kitô với tư tưởng của con người.
 

4-       Hướng về Cuộc Đại Hỷ Năm 2000, chúng ta cần phải nhìn kỹ hơn nữa vào giáo huấn của Công Đồng về việc gặp gỡ mới mẻ và hiệu qủa chưa từng thấy này, giữa chân lý mạc khải được Giáo Hội bảo tồn và truyền đạt với nhiều hình thức khác nhau nơi tư tưởng cùng với văn hóa con người. Tiếc thay, nhận định của Đức Phaolô VI trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi là “tình trạng phân rẽ giữa phúc âm và văn hóa thực sự là một thảm họa của thời đại chúng ta” (đoạn 20) vẫn còn xác đáng.

          Để tránh khỏi tình trạng phân rẽ này, một phân rẽ mang lại hậu qủa tai hại cho lương tâm và hành vi, thì cần phải tái thức tỉnh nơi các người môn đệ Chúa Kitô một nhãn quan đức tin có thể khám phá ra “những hạt giống chân lý” do Thánh Linh gieo rắc nơi các người thời nay của chúng ta. Việc này cũng có thể đóng góp vào việc thanh tẩy họ và phát triển họ qua nghệ thuật đối thoại nhẫn nại, một cuộc đối thoại mang một mục tiêu đặc biệt là trình bày dung nhan Chúa Kitô bằng tất cả quang sáng của gương mặt Người.

          Cũng cần phải đặc biệt nhớ kỹ nguyên tắc quan trọng mà Công Đồng Chung vừa qua đã nêu lên, đã được Tôi nhắc lại trong Thông Điệp Dives in Misericordia: “Trong khi các giòng tư tưởng nhân loại khác nhau, cả trong quá khứ cũng như hiện tại, đã có khuynh hướng và vẫn còn đang hướng chiều về việc muốn tách lià thần học cục bộ ra khỏi nhân loại cục bộ, và dù có muốn làm cho cả hai phản nghịch lại nhau đi nữa, thì Giáo Hội, theo gương Chúa Kitô, cũng tìm cách gắn liền chúng lại với nhau trong lịch sử loài người, bằng một đường lối vững chắc và đàng hoàng” (đoạn 1).

 

5-          Nguyên tắc này chứng tỏ là có hiệu quả, chẳng những đối với triết lý và văn hóa nhân bản, mà còn cho cả các ngành về nghệ thuật và tìm tòi khoa học nữa. Thật vậy, “người chuyên viên khảo cứu về các bí mật thiên nhiên một cách khiêm tốn và kiên trì, mặc dù không ý thức, thực sự đang được bàn tay Thiên Chúa dẫn dắt, vì chính Thiên Chúa, Đấng bảo tồn tất cả mọi sự, là Đấng tạo dựng nên  tất cả mọi sự theo bản tính của chúng” (Hiến Chế Gaudium et
Spes
, đoạn 36b).

          Lại nữa, một nghệ thuật gia đích thực có tài quan sát và diễn đạt chân trời sáng lạn và mênh mông, một chân trời có cuộc hiện hữu của con người cùng với thế giới lặn xuống. Nếu nghệ thuật gia này trung thành với hứng khởi đang ở bên trong mình và làm cho mình biến đổi, thì nhà nghệ thuật này cũng có được một tính chất thiên nhiên kín ẩn hợp với cái đẹp Thánh Linh mặc cho Tạo Thành.

          Xin Thánh Linh là Aùnh Sáng chiếu soi tâm trí và là “nghệ thuật gia (thần linh) của thế giới” (S.Bulgakov, Il Paraclito, Bologna 1971,p.311), dẫn dắt Giáo Hội và nhân loại ngày nay trên con đường gặp gỡ mới lạ theo quang vinh của Chân Lý! 

 

(tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 23/9/1999)