Bài 34 (Thứ Tư ngày 30-9-1998)
Bí tích Thêm Sức hoàn hảo
Aân Sủng phép rửa tội
T
rong năm thứ hai sửa soạn Mừng Kỷ Niệm Năm 2000 này, chúng ta phải tái cảm nhận đặc biệt về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần nơi bí tích Thêm Sức (x. Tông Thư Tertio Millennio Adveniente, đoạn 45). Như cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy: “Bí tích Thêm Sức làm hoàn hảo ân sủng phép rửa tội; bí tích này… hiến ban Chúa Thánh Thần để chúng ta càng đi sâu vào tình nghĩa của thành phần con cái thần linh, gắn liền chúng ta chặt chẽ hơn với Chúa Kitô, kiên cường mối liên kết của chúng ta với Giáo Hội hơn, sát cánh chúng ta với sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội hơn, và giúp chúng ta làm chứng cho đức tin Kitô giáo bằng lời nói kèm theo việc làm” (số 1316).
Thật vậy, bí tích Thêm Sức gắn bó Kitô hữu với việc xức dầu của Chúa Kitô, Đấng “được Thiên Chúa xức dầu bằng Thánh Linh” (Acts 10:38). Việc xức dầu này nhắc nhở chính danh xưng “Kitô hữu”, một tên gọi từ danh xưng “Kitô” mà có, một từ ngữ theo tiếng Hy Lạp, dịch từ chữ “thiên sai” bên tiếng Do Thái, với ý nghĩa chính xác là được “xức dầu”. Chúa Kitô là Đấng Thiên Sai, là Đấng Thiên Chúa Xức Dầu.
Nhờ ấn tín Thần Linh lãnh nhận bởi Bí Tích Thêm Sức, Kitô hữu đạt được căn tính của mình và ý thức được sứ mệnh của mình trong Giáo Hội và trên thế giới. “Trước khi ân sủng này được ban cho anh em”, Thánh Cyrilô ở Giêrusalem viết, “anh em chưa hoàn toàn xứng đáng với tên gọi này, mà mới đang trở thành Kitô hữu thôi” (Cat. Myst., III, 4: PG 33, 1092).
2- Để hiểu hết những kho tàng ân sủng hàm chứa nơi bí tích Thêm Sức, một bí tích cùng với bí tích Rửa Tội và Thánh Thể làm thành một khối “bí tích gia nhập Kitô giáo”, thì cần phải thấy được ý nghĩa của bí tích này dưới ánh sáng lịch sử cứu độ.
Trong Cựu Ước, các tiên tri đã loan báo rằng Thần Linh Thiên Chúa sẽ xuống trên Đấng Thiên Sai (x.Is.11:2), đồng thời cũng sẽ được truyền đạt cho tất cả dân thiên sai (x.Ez.36:25-27; Jl.3:1-2). Khi “thời gian viên trọn”, Chúa Giêsu được thụ thai trong lòng Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần (x.Lk.1:35). Nhận lãnh phép rửa ở Sông Dược Đăng, Người tỏ mình ra là Đấng Thiên Sai phải đến, là Con Thiên Chúa (x,Mt.3:13-17; Jn.1:33-34), khi Thần Linh đậu xuống trên Người. Tất cả cuộc sống của Người trôi qua trong việc trọn vẹn hiệp thông với Chúa Thánh Thần, Đấng Người sẽ tặng ban “ngoài mức đo lường” (Jn.3:34) để hoàn thành sứ mệnh cánh chung của Người, như lời Người hứa (x.Lk.12:12; Jn.3:5-8), 7:37-39, 16:7-15; Acts 1:8). Chúa Giêsu truyền đạt Thần Linh bằng “việc thở hơi” trên các Tông Đồ vào ngày Phục Sinh (x.Jn.20:22), và sau này, bằng việc long trọng tuôn đổ lạ lùng vào ngày Lễ Ngũ Tuần nữa (x.Acts 2:1-4).
Nhờ được đầy Thánh Linh, các Tông Đồ bắt đầu “loan truyền các việc quyền năng của Thiên Chúa” (x. Acts 2:11). Những ai tin vào lời giảng dạy của các ngài và lãnh nhận phép rửa cũng lãnh nhận “tặng ân Thánh Linh” (Acts 2:38).
Cái khác biệt giữa hai bí tích Thêm Sức và Rửa Tội đã được Sách Tông Vụ nói đến một cách rõ ràng, qua việc truyền bá Phúc Aâm ở Samaria. Chính Philliphê là một trong 7 phó tế, vị đã rao giảng đức tin và làm phép rửa. Thế rồi, sau đó Tông Đồ Phêrô và Gioan đến đặt tay trên thành phần tân tòng để họ cũng được lãnh nhận Thánh Thần (Acts 8:5-17). Ở Eâphêsô cũng thế, Thánh Tông Đồ Phaolô đặt tay trên một nhóm người tân tòng và “Thánh Thần đã xuống trên họ” (Acts 19:6).
3- Bí tích Thêm Sức, “một cách nào đó, kéo dài ơn Hiện Xuống trong Giáo Hội” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1288), một ơn được truyền thống Kitô Giáo gọi là “cửa ngõ để vào sự sống trong Thần Linh” (cùng nguồn, số 1213), hạ sinh chúng ta “bởi nước và Thần Linh” (x.Jn.3:5), cho chúng ta được tham dự một cách bí tích vào Cái Chết và cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô (x.Rm.6:1-11). Còn chính bí tích Thêm Sức thì lại làm cho chúng ta được trọn vẹn thông phần vào việc Chúa phục sinh tuôn tràn Thánh Linh.
Mối liên kết bất khả phân ly giữa mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu Kitô với việc tuôn trào Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần được thể hiện nơi sự gắn liền giữa bí tích Rửa Tội và bí tích Thêm Sức. Mối liên kết chặt chẽ này còn được thấy nơi sự kiện là, ở vào các thế kỷ đầu, bí tích Thêm Sức thường được hợp chung lại thành “một cử hành duy nhất với bí tích Rửa Tội, làm nên một ‘bí tích kép’, theo kiểu diễn tả của Thánh Cypriô” (Sách Giáo Lý cũa Giáo Hội Công Giáo, số 1290). Tục lệ này vẫn còn được giữ cho tới ngày nay ở bên Đông phương, trong khi bên Tây phương, vì nhiều lý do, bí tích Thêm Sức lại được cử hành sau và thường có một khoảng cách thời gian giữa hai bí tích này.
Từ thời các thánh tông đồ, việc trọn vẹn truyền đạt tặng ân Thánh Linh cho thành phần lãnh nhận bí tích rửa tội được hiệu thành bằng việc đặt tay tiêu biểu. Việc xức dầu bằng dầu thơm, gọi là “dầu thánh hiến”, được thêm vào rất sớm, để diễn tả rõ ràng hơn tặng ân Thánh Linh. Thật thế, nhờ bí tích Thêm Sức, Kitô hữu, thành phần được thánh hiến bởi việc xức dầu nơi bí tích Rửa Tội, thông phần vào mức độ trọn đầy Thần Linh là Đấng Chúa Giêsu tràn đầy, để trọn cuộc sống của họ tỏa ra “hương thơm Chúa Kitô” (2Cor.2:15).
4- Theo cảm quan tu đức riêng biệt cũng như theo đáp ứng của nhu cầu mục vụ đòi hỏi, những khác nhau nơi nghi thức Thêm Sức giữa Đông và Tây qua các thế kỷ đã nói lên tính cách phong phú của bí tích này và ý nghĩa trọn vẹn của bí tích ấy trong đời sống Kitô giáo.
Ở bên Đông, bí tích này được gọi là “Chrismation”, tức bí tích xức “dầu thánh hiến”. Còn ở bên Tây thì chữ Thêm Sức nói lên việc chuẩn nhận bí tích Rửa Tội như là một việc tăng cường ân sủng bằng ấn tín Thánh Linh. Ở bên Đông, vì hai bí tích gồm lại thành một, nên bí tích Xức Dầu Thánh được lãnh nhận bởi cùng một vị linh mục ban bí tích Rửa Tội, dù vị linh mục ấy có xức dầu được Giám Mục thánh hiến (x. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1312). Theo lễ nghi Latinh, vị thừa tác viên của bí tích Thêm Sức là Giám Mục, mà nếu có lý do quan trọng ngài cũng có thể ban năng quyền này cho vị linh mục đại diện làm thay (cùng nguồn, số 1313).
Như thế, “việc ban bí tích Thêm Sức bên các Giáo Hội Đông Phương đã nhấn mạnh đến tính cách hiệp nhất của việc gia nhập Kitô giáo. Còn việc Giáo Hội Latinh ban bí tích Thêm Sức thì lại nói lên rõ ràng hơn tính cách hiệp thông của Kitô hữu tân tòng với Giám Mục là vị bảo toàn và là tôi tớ phục vụ cho tính chất duy nhất, công giáo và tông truyền của Giáo Hội mình, nhờ đó, liên kết họ với nguồn gốc tông đồ của Giáo Hội Chúa Kitô” (cùng nguồn, số 1292).
5- Từ những gì vừa được đề cập, chúng ta có thể chẳng những thấy được tầm quan trọng của bí tích Thêm Sức như là một phần làm nên toàn bộ các bí tích gia nhập Kitô giáo, mà còn thấy được cả công hiệu không thể thiếu nơi việc trưởng thành hoàn toàn của cuộc sống Kitô hữu. Để đẩy mạnh một phần việc sửa soạn cho cuộc Mừng Kỷ Niệm, thì việc mục vụ quan trọng đó là cẩn thận dạy cho những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội dọn mình lãnh nhận bí tích Thêm Sức, và dẫn họ hứng khởi tiến vào sâu hơn trong mầu nhiệm mà bí tích này muốn nói lên và mang lại. Đồng thời cũng cần phải giúp các người lãnh nhận bí tích Thêm Sức biết hân hoan tìm hiểu để khám phá ra quyền lực cứu độ nơi tặng ân Thánh Linh này.
(tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 7/10/1998)