Bài 4 (Thứ Tư ngày 10-12-1997)
Nơi Chúa Kitô,
Thời Gian Nhân Trần đã được Tràn Đầy Vĩnh Cửu
“T |
rong việc kêu mời chúng ta cùng tưởng niệm 2000 năm Kitô giáo, Cuộc Mừng Kỷ Niệm này đưa chúng ta về lại với biến cố khai mở cho kỷ nguyên Kitô giáo: đó là việc hạ sinh của Chúa Giêsu. Phúc Aâm thánh Luca kể cho chúng ta nghe về biến cố phi thường này bằng những lời đơn sơ và cảm kích: Maria “đã sinh con trai đầu lòng, bọc Người trong khăn và đặt Người nằm trong máng cỏ, vì không có quán trọ để trú ngụ” (2:7).
Việc hạ sinh của Chúa Giêsu làm cho mầu nhiệm Nhập Thể đã được hiện thực nơi cung dạ của Đức Nữ Trinh trong ngày Truyền Tin trở thành tỏ tường. Thật thế, Đức Trinh Nữ hạ sinh con trẻ này ở chỗ, là một dụng cụ chân thành và dễ dậy đối với ý định thần linh, Đức Trinh Nữ đã thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Linh. Nhờ nhân tính mặc lấy trong cung dạ của Mẹ Maria, Con hằng hữu của Thiên Chúa bắt đầu sống như một con trẻ, và lớn lên “trong khôn ngoan và tầm vóc, đẹp lòng Thiên Chúa và loài người” (Lk.2:52). Như thế Người tỏ mình ra Người là con người thật.
2- Sự thật này được thánh Gioan nhấn mạnh trong Phần Nhập Đề Phúc Aâm cùa mình, khi viết: “Lời đã hoá thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (1:14). Khi viết “hoá thành nhục thể”, Thánh Ký chẳng những đang có ý nói đến nhân tính của Người theo thân phận tử vong mà còn với tính cách nguyên trọn nữa. Con Thiên Chúa đã mặc lấy tất cả những gì là nhân loại, ngoại trừ tội lỗi. Việc Nhập Thể là hoa trái của một tình yêu bao la, một tình yêu đã thúc đẩy Thiên Chúa tự động chia sẻ trọn vẹn thân phận loài người của chúng ta.
Trong việc trở nên con người, Lời Thiên Chúa đã mang lại một đổi thay sâu đậm nơi chính thân phận của thời gian. Chúng ta có thể nói rằng nơi Chúa Kitô thời gian nhân trần đã được tràn đầy vĩnh cửu.
Cuộc biến đổi này chạm đến định mệnh của tất cả nhân loại, vì “bởi việc Nhập Thể của mình, Người, Con Thiên Chúa, bằng một cách nào đó, đã liên kết mình với mỗi một người” (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, đoạn 22). Người đã đến để hiến tặng cho mỗi một người việc thông dự vào sự sống thần linh của Người. Tặng ân của sự sống đời này bao gồm cả việc chia sẻ với cõi trường sinh của Người. Chúa Giêsu đã phán điều liên quan đến Thánh Thể này một cách rất đặc biệt: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì có sự sống đời đời” (Jn.6:54). Hiệu quả của bữa tiệc Thánh Thể đó là chúng ta có được sự sống này. Ngoài ra, Chúa Giêsu cũng đã xác định cùng một ý nghĩa như thế với hình ảnh tượng trưng của nước hằng sống làm cho giãn khát, một thứ nước hằng sống của Thần Linh được ban phát liên quan đến sự sống đời đời (x.Jn.4:14). Như thế, sự sống ân sủng đã cho thấy một chiều kích trường sinh, một chiều kích thăng hoa việc hiện hữu trần thế của chúng ta, và không ngừng liên tục hướng dẫn việc hiện hữu trần thế của chúng ta cho tới ngưỡng cửa sự sống thiên đình.
3- Việc thông truyền sự sống trường sinh của Chúa Kitô còn có nghĩa là chúng ta thông phần với thái độ con cái mến thảo của Người đối với Chúa Cha.
Từ đời đời, “Lời ở với Thiên Chúa” (Jn.1:1), nghĩa là, ở trong một mối gắn bó trọn hảo hiệp thông với Chúa Cha. Khi Người hoá thành nhục thể, mối gắn bó này bắt đầu được diễn đạt ra nơi tất cả mọi tác hành của Chúa Giêsu. Con đã sống hiệp thông liên lỉ với Cha trên thế gian bằng một thái độ của đức tuân phục mến yêu trọn hảo.
Việc vĩnh cửu đi vào thời gian nơi cuộc sống trần gian của Chúa Giêsu là cửa ngõ của tình yêu đời đời liên kết Con với Cha. Bức thư gửi giáo đoàn Do Thái đề cập đến mối liên kết này khi nói về thái độ nội tại của Chúa Kitô vào chính lúc Người vào đời: “Này Con xin đến để thực thi ý Chúa, Oâi Thiên Chúa” (10:7). “Cái nhảy” vọt bao la từ sự sống thiên quốc của Con Thiên Chúa vào hố thẳm hiện hữu của loài người được kích động bởi ý muốn tự toàn hiến của Người trong việc hoàn tất ý định của Cha.
Chúng ta được kêu gọi để mặc lấy cùng một thái độ này, bằng cách bước theo con đường Con Thiên Chúa làm người đã khai mở, để chúng ta có thể thông phần cuộc hành trình của Người về với Chúa Cha. Cuộc sống trường sinh hội nhập với chúng ta là một quyền năng thống trị của yêu thương, một quyền năng tìm cách hướng dẫn trọn cuộc sống của chúng ta về tới mục đích tối thượng của mình được dấu ẩn nơi mầu nhiệm của Chúa Cha. Chính Chúa Giêsu đã nối kết hai hướng động bất khả phân ly xuống và lên xác nghĩa Nhập Thể này: “Từ Cha mà Thày đã đến và đã đến trong thế gian; để rồi, Thày lìa bỏ thế gian mà về cùng Cha” (Jn.16:28).
Cuộc sống trường sinh đã đi vào cuộc sống loài người. Bởi vậy cuộc sống loài người được kêu gọi để thực hiện cuộc hành trình với Chúa Kitô từ thời gian về vĩnh cửu.
4- Nếu thời gian nơi Chúa Kitô được nâng lên tới một mức độ cao hơn, khi nhận đuợc khả năng tiến tới vĩnh cửu, thì có nghĩa là việc ngàn năm đang tiến tới không được coi như một tiến bước thuần túy theo giòng thời gian, mà là như một chặng hành trình của nhân loại hướng về đinh mệnh chung cuộc của nó.
Năm 2000 không phải chỉ là cửa qua một ngàn năm khác; nó là cửa cho cõi trường sinh mà, trong Chúa Kitô, tiếp tục mở ra trong thời gian để ban cho nó một hướng đi đích thực cũng như một ý nghĩa chuyên chính.
Năm 2000 tỏ bày cho tâm trí và cõi lòng của chúng ta một cái nhìn bao rộng hơn liên quan đến tương lai. Thời gian thường không được tri nhận. Nó dường như làm con người thất vọng về tình trạng bất ổn của nó, về việc trôi qua nhanh chóng của nó, khiến cho tất cả mọi sự thành vô dụng. Thế nhưng, nếu vĩnh cửu đã hội nhập thời gian, thì không thể chối bỏ được cái giá trị phong phú của chính thời gian. Việc trôi đi dứt khoát không phải là một hành trình tiến đến hư vô, mà là một hành trình tiến về vĩnh cửu.
Cái nguy hiểm thực sự không phải là việc trôi theo thời gian, mà là sử dụng nó một cách tệ hại, khi chối bỏ sự sống đời đời được Chúa Kitô hiến ban. Ước vọng được sự sống và hạnh phúc trường sinh phải được tái thức tỉnh không ngừng nơi tâm can con người. Việc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm có một ý nghĩa đích thực là làm tăng phát niềm ước vọng này, giúp cho các tín hữu và con người của thời đại chúng ta mở lòng mình ra cho một cuộc sống vô biên.
(tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 17-24/12/1997)