Bài 75: (Thứ Tư ngày 3-11-1999)

Cuộc Mừng Kỷ Niệm Năm 2000 là Dịp để Giảm Nợ Quốc Tế

 

“H

ỡi kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến mà hưởng vương quốc đã được dành sẵn cho các người từ khi tạo thành thế gian; vì khi Ta đói các người đã cho Ta ăn, khi Ta khát các người đã cho Ta uống... (Mt 25:34-35).

            Những lời Phúc Âm này giúp chúng ta suy nghĩ về đức ái theo những ý nghĩa cụ thể, ở chỗ, thúc đẩy chúng ta chú ý đến một số hình thức áp dụng thực hành, như được Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến (đoạn 51) gợi ý, những việc áp dụng thực hành đặc biệt theo tinh thần của Cuộc Mừng Kỷ Niệm Long Trọng mà chúng ta đang sửa soạn cử hành đây.

            Vì lý do này, cần phải ôn lại cuộc mừng kỷ niệm theo ý nghĩa thánh kinh. Sách Lêvi ở đoạn  25 nói đến một số khía cạnh họa lại cho thấy hoàn toàn hơn về vai trò của năm mừng lễ (xem các câu 2-7, 18-22), một năm đất đai được xả hơi không ai trồng cấy (xem các câu 8-12), nhưng cuộc mừng kỷ niệm cũng bao gồm cả hai khoản luật có lợi cho các người dân Yến-Duyên nữa. Khoản luật thứ nhất liên quan đến việc hoàn trả lại đất đai và nhà cửa (xem các câu 13-17, 23-34); và khoản luật thứ hai liên quan đến việc thả tự do cho những nô tì người Yến-Duyên đã phải bán thân làm nô lệ để thanh toán nợ nần mắc với đồng bào của mình (xem các câu 39-55).

 

2-         Cuộc mừng kỷ niệm của Kitô giáo, lần đầu tiên được Đức Bônifaciô VIII cử hành năm 1300, có những tính cách riêng của mình, nhưng cũng có cả những yếu tố liên quan đến cuộc mừng kỷ niệm theo ý nghĩa thánh kinh.

            Đối với quyền sở hữu trên những thứ bất động sản, luật mừng kỷ niệm theo thánh kinh căn cứ vào nguyên tắc là, vì “đất đai là của Chúa” nên phải được làm ích cho toàn thể cộng đồng. Bởi thế, nếu một người dân Yến-Duyên đã bị mất đi phần đất của mình thì năm mừng kỷ niệm là dịp để họ lấy lại phần đất ấy. “Không được bán đất đai có tính cách vĩnh viễn, bởi đất đai là của Ta; vì các người là ngoại kiều và là trú nhân nơi đất của Ta. Trong toàn xứ sở của mình, các ngươi phải để cho người ta chuộc lại đất đai của họ” (Lv 25:23-24).

            Cuộc mừng kỷ niệm của Kitô giáo qui chiếu một cách hết sức rõ ràng vào những giá trị về xã hội của cuộc mừng kỷ niệm theo ý nghĩa thánh kinh, một cuộc mừng kỷ niệm theo thánh kinh được cuộc mừng kỷ niệm của Kitô giáo dẫn giải và đặt lại vấn đề liên quan đến thời hiện đại, bằng việc suy nghĩ đến những đòi hỏi của công ích, cũng như đến sự kiện về các nguồn lợi của thế giới là để cho mọi người sử dụng. Bởi thế, trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, Tôi đã đề nghị Cuộc Mừng Kỷ Niệm phải được coi như “một thời gian thuận lợi để suy nghĩ về một trong những vấn đề là giảm bớt, nếu không hoàn toàn hủy bỏ, các thứ nợ nần quốc tế đang trầm trọng đe dọa tương lai của nhiều quốc gia” (đoạn 51).

 

3-         Trong Thông Điệp về Việc Phát Triển Các Dân Tộc Populorum Progressio, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã đề cập đến nạn nợ nần này, đặc biệt ở nhiều nước yếu kém về kinh tế, một nạn nợ nần cần phải được giải quyết giữa thành phần đóng góp nguồn lợi dồi dào của mình với thành phần hưởng lợi bởi đó mà ra, để thực hiện “một cuộc thẩm định về việc đóng góp cần thiết, chẳng những liên quan đến tính cách quảng đại và nguồn lợi phong phú của các nước viện trợ, mà còn liên quan đến điều kiện thuộc nhu cầu thực sự của các nước được yểm trợ, cũng như điều kiện cần phải thực hiện để sử dụng tài chính được yểm trợ. Nhờ đó, các nước tân tiến sẽ không còn gặp phải nạn cho vay hụt nợ nhiều nữa” (đoạn 54). Trong Thông Điệp Quan Tâm về Vấn Đề Xã Hội Sollicitudo Rei Socialis, Tôi đã đề cập đến trường hợp những hoàn cảnh đổi thay nơi cả các nước vay nợ cũng như nơi thị trường tài chính quốc tế chẳng may đã làm cho chính vấn đề tài chính trở thành một “guồng máy phản sản xuất”, vì “các nước vay nợ, để giải quyết vấn đề nợ nần của mình, buộc phải xuất cảng cả vốn liếng cần thiết cho việc cải tiến hay ít là cho việc bảo tồn mức sinh sống của mình. Cũng bởi lý do này, họ không thể nắm được vấn đề tài chính thiết yếu mới mẻ và quân bình của họ nữa” (đoạn 19).

 

4-         Nạn nợ nần là một vấn đề phức tạp, không dễ gì mà giải quyết được. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ là, vấn đề này không phải chỉ liên quan đến các nguyên tắc về kinh tế mà còn liên quan đến cả các nguyên tắc về đạo đức cơ bản nữa, nên nó phải được bao gồm trong luật lệ quốc tế, qua việc phác họa và giải quyết đầy đủ một cách vừa hạn hay dài hạn. Mối liên hệ giữa chủ nợ và con nợ phải được căn cứ vào “các vấn đế đạo đức thiết yếu”, để con nợ có ở trong tình trạng vướng mắc trầm trọng cũng không bị đè nặng đến không thể chỗi dậy được. Đó là vấn đề phải làm sao tránh đi cho con nợ những cảm nghĩ mình bị lạm dụng, tránh đi vấn đề mưu toan giải quyết cho chủ nợ có thể làm chủ được tình hình, và làm cho con nợ cảm thấy buộc phải cải tiến hiệu nghiệm toàn diện về lãnh vực chính trị, cơ cấu, tài chính và xã hội nơi xứ sở của mình” (xem Ủy Ban Tòa Thánh “Công Lý và Hòa Bình”, Về Việc Phục Vụ Cộng Đồng Nhân Loại: Một Hướng Đi Đạo Đức cho Vấn Đề Nợ Nần Quốc Tế, II).

            Ngày nay, trong mối tương quan với một nền kinh tế “toàn cầu hóa”, vấn đề nợ nần quốc tế lại càng trở nên gai góc hơn nữa, thế nhưng, chính “việc toàn cầu hóa” cần phải theo một đướng lối kết đoàn, nếu chúng ta không muốn gánh chịu một tai họa chung.

 

5-         Chính vì những quan tâm này, chúng ta đã đón nhận lời yêu cầu hầu như hoàn vũ được phát biểu từ các Cuộc Thượng Hội Giám Mục Thế Giới, từ các Hội Đồng Giám Mục hay từ mỗi Người Anh Em Giám Mục, cũng như từ nhiều đại diện tu sĩ, linh mục và giáo dân, trong việc thực hiện một lời kêu gọi thiết tha, về vấn đề hủy bỏ một phần hay toàn phần các nợ nần đang vướng mắc ở cấp độ quốc tế. Đặc biệt là việc đòi phải trả nợ bằng một mức lời cắt cổ, đã gây áp lực trên những quyết định về chính trị làm cho cả khối dân chúng phải sống trong đói khát và cùng cực.

            Viễn ảnh đoàn kết này, đã được Tôi kêu gọi mọi người quan tâm đến trong Thông Điệp Bách Niên Centesimus Annus (xem đoạn 35), càng trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết trong tình hình thế giới của những năm gần đây. Cuộc Mừng Kỷ Niệm có thể là một dịp thuận lợi để thực hiện những cử chỉ thiện chí: chớ gì các xứ sở giầu có hiến cho các nước nghèo hơn mình những dấu hiệu phấn khởi về một cuộc phục hồi kinh tế; chớ gì các nhà lãnh đạo thương trường nhận thức được rằng, trong tiến trình quay cuồng của tình trạng toàn cầu hóa kinh tế, người ta không thể nào tồn tại một mình được. Chớ gì cử chỉ thiện chí trong việc hủy bỏ, hay ít là giảm bớt các thứ nợ nần này, là dấu hiệu chứng tỏ cho thấy cách con người hiểu biết mới về vấn đề giầu có theo chiều hướng của công ích.
 

(tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 10/11/1999