THÔNG ĐIỆP SPE SALVI
của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
gửi Chư Vị Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ cùng Toàn Thể Tín Hữu Giáo Dân
về Niềm Hy Vọng Kitô Giáo
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20071130_spe-salvi_en.html
(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
Maria, Ánh Sao của Niềm Hy Vọng
49. Với bài thánh ca được sáng tác từ thế kỷ thứ tám hay thứ chín, từ đó qua hơn một ngàn năm, Giáo Hội đã chào kính Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, như là “Sao Biển”: Ave maris stella. Đời sống của con người là một cuộc hành trình. Tiến đến đích điểm nào? Làm sao chúng ta thấy được đường đi nước bước? Đời sống giống như một cuộc hải hành của lịch sử, thường tối tăm và bão tố, một cuộc hải hành chúng ta nhắm trông tinh tú để biết được hướng đi. Những vì tinh tú chân thực của đời sống chúng ta là những con người đã sống cuộc đời tốt lành. Họ là ánh sáng của niềm hy vọng. Chắc chắn Chúa Giêsu là ánh sáng đích thực, là mặt trời đã mọc lên vên trên tất cả những bóng tối tăm của lịch sử. Thế nhưng, để tiến đến với Người chúng ta cũng can đến những ánh sáng sát cận nữa – những con người chiếu tỏa ánh sáng của Người và vì thế hướng dẫn chúng ta dọc theo theo con đường đi của chúng ta. Còn ai hơn Mẹ Maria có thể là ánh sao hy vọng cho chúng ta chứ? Bằng tiếng “xin vâng” của mình, Mẹ đã mở cửa cho thế giới của chúng ta cho chính Thiên Chúa; Mẹ đã trở thành Hòm Bia Giáo Ước sống động, nơi Thiên Chúa mặc lấy xác thịt, trở nên một người trong chúng ta, và cắm lều ở giữa chúng ta (cf. Jn 1:14).
50. Bởi vậy chúng ta kêu lên Mẹ rằng: Lạy Mẹ Thánh Maria, Mẹ thuộc về những tâm hồn khiêm hạ và cao cả của Dân Yến Duyên (Israel), thành phần, như ông Simeon, “trông ngóng niềm an ủi của Yến Duyên” (Lk 2:25) và là thành phần, như nữ Anna, trông mong “sự cứu chuộc của Gia Liêm (Jerusalem)” (Lk 2:38). Đời sống của Mẹ hoàn toàn thấm nhuần thánh kinh Yến duyên là những gì nói về niềm hy vọng, về lời hứa với Abraham và miêu duệ của ông (cf Lk 1:55). Như thế chúng con mới cảm nhận được nỗi sợ hãi thánh hảo đã chi phối Mẹ khi thiên thần của Chúa hiện ra cùng Mẹ và nói với Mẹ rằng Mẹ sẽ hạ sinh Đấng là niềm hy vọng của Yến Duyên, Đấng được thế giới đợi trông. Nhờ Mẹ, nhờ lời “xin vâng” của Mẹ, niềm hy vọng của các thời đại đã trở thành hiện thực, khi tiến vào thế giới và lịch sử của thế giới. Mẹ đã cúi mình sâu xuống trước công cuộc cao cả này mà tỏ lòng đồng ý: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa; xin hãy thực hiện nơi tôi theo như lời ngài nói” (Lk 1:38). Khi Mẹ hân hoan thánh hảo vội vã băng qua núi đồi Giuđêa để đến thăm người chị họ Elizabeth của mình, Mẹ đã trở thành hình ảnh của Giáo Hội tương lai, một giáo hội mang niềm hy vọng của thế giới nơi cung dạ của mình băng ngang qua những đối núi của giòng lịch sử. Thế nhưng, song song với niềm vui, một niềm vui mà qua bài Ca Vịnh Ngợi Khen của mình, Mẹ đã loan truyền bằng lời nói và khúc ca cho tất cả mọi thế hệ nghe thấy, Mẹ cũng biết được những lời tăm tối của các tiên tri về tình trạng khổ đau của người tôi tớ Thiên Chúa trên thế gian. Chiếu tỏa trong đêm giáng sinh của Người ở hang Bêlem, có những thiên thần rạng ngời đã mang tin mừng đến cho các mục đồng, thế nhưng đồng thời cái thấp hèn của Thiên Chúa ấy trên thế gian này là tất cả những gì rất có thể sờ chạm thấy được. Vị lão thành Simeon đã nói với Mẹ về lưỡi gươm thâu qua linh hồn của Mẹ (cf Lk 2:35), về dấu hiệu phản khắc nơi Con Mẹ trên thế gian này. Thế rồi, khi Chúa Giêsu bắt đầu thừa tác vụ công khai của mình, Mẹ đã phải tránh sang một bên, dể một gia đình mới có thể triển nở, gia đình được sứ vụ của Người thiết lập và là một gia đình làm nên bởi những ai nghe lời của Người mà tuân giữ (cf Lk 11:27). Bất chấp niềm vui mừng hớn hở đánh dấu việc mở màn cho thừa tác vụ của Chúa Giêsu nơi hội đường Nazarét, Mẹ chắc đã cảm thấy được sự thật về câu “dấu chỉ xung khắc” (cf Lk 4:28). Nhờ đó Mẹ đã thấy cái mãnh liệt gia tăng của lòng hận thù và việc ruồng bỏ bao vây Chúa Giêsu cho tới giờ khắc của Thánh Giá, khi Mẹ phải nhìn lên Đấng Cứu Thế, người thừa kế của Vua Đavít, Con Thiên Chúa như một thứ thua bại, bị chế baio cười nhạo giữa các tên tử tội. Bấy giờ Mẹ đã nghe thấy lời của Chúa Giêsu: ”Này Bà, đó là Người Con của Bà!” (Jn 19:26). Mẹ đã lãnh nhận một sứ vụ mới từ Thập Tự giá. Từ cây Thập Giá, Mẹ đã trở thành một người mẹ cách mới mẻ: ngươờ mẹ của tất cả những ai tin tưởng vào Người Con Giêsu của Mẹ và muốn theo Người. Lưỡi gươm sầu thương đã đâm thâu vào lòng Mẹ. Phải chăng niềm hy vọng đã tàn? Phải chăng thế giới này vĩnh viễn không còn ánh sáng và sự sống không còn mục đích? Vào lúc ấy, tận đáy lòng mình, có lẽ Mẹ đã nghe lại lời thiên thần trấn an nỗi sợ hãi của Mẹ trong lúc Truyền Tin rằng: “Hỡi Maria, đừng sợ!” (Lk 1:30). Biết bao nhiêu lần Chúa Giêsu Con Mẹ cũng đã nói như thế với các môn đệ của Người: đừng sợ! Trong tâm hồn của mình, Mẹ đã nghe thấy lời này một lần nữa trong đêm tối ở trên Núi Sọ. Trước giờ bị phản nộp của mình, Người đã nói với các môn đệ của Người rằng: “Các con hãy vui lên, Thày đã thắng thế gian” (Jn 16:33). “Lòng các con đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Jn 14:27). “Hỡi Maria, xin đừng sợ!” Vào giờ ở Nazarét đó vị thiên thần cũng đã nói cùng Mẹ rằng: “Vương quốc của Người sẽ vô tận” (Lk 1:33). Có thể nào vương quốc này kết thúc trước khi nó mở màn hay chăng? Không, ở dưới chân Thánh Giá, bằng sức mạnh của lời Chúa Giêsu, Mẹ đã trở thành Mẹ của các tín hữu. Nơi đức tin này, một đức tin mà thậm chí trong bóng tối của Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh đã cưu mang niềm tin tưởng hy vọng, Mẹ đã hướng về sáng Phục Sinh. Niềm vui của biến cố Phục Sinh đã chạm đến tâm hồn của Mẹ và liên kết Mẹ một cách mới mẻ với thành phần các môn đệ được ấn định trở thành gia đình của Chúa Giêsu bởi đức tin. Như thế Mẹ đã ở giữa cộng đồng các tín hữu, thành phần vào những ngày sau biến cố Thăng Thiên đã đồng thanh cầu nguyện xin tặng ân Thánh Linh (cf Acts 1:14) và rồi đã lãnh nhận được tặng ân này vào Lễ Ngũ Tuần. “Vương Quốc” của Chúa Giêsu không phải là một quyền năng như được tưởng nghĩ. Vương quốc này được bắt đầu vào giờ phút ấy và là vương quốc vô tận. Vậy Mẹ đã ở giữa các ngươờ môn đệ như Người Mẹ của họ, như Người Mẹ của niềm hy vọng. Lạy Mẹ Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của chúng con, xin Mẹ dạy chúng con tin tưởng, hy vọng, yêu mến với Mẹ. Xin Mẹ hãy cho chúng con thấy đường lối đến với Vươớg Quốc của Ngươờ! Hỡi Ngôi Sao Biển, xin hãy chiếu tỏa xuống trên chuúg con và hãy hướng dẫn chúng con trên bước đường của chuúg con!
Ban hành tại Tòa Thánh Phêrô ở Rôma ngày 30/11, Lễ Thánh Anrê Tông Đồ trong Năm Thứ Ba Giáo Triều của tôi
GIÁO HOÀNG BIỂN ĐỨC XVI
1 Corpus Inscriptionum Latinarum VI, no. 26003.
2 Cf. Dogmatic Poems, V, 53-64: PG 37, 428-429.
3 Cf. Catechism of the Catholic Church, 1817-1821.
4 Summa Theologiae, II-IIae, q.4, a.1.
5 H. Kưster in Theological Dictionary of the New Testament VIII (1972), p.586.
6 De excessu fratris sui Satyri, II, 47: CSEL 73, 274.
7 Ibid., II, 46: CSEL 73, 273.
8 Cf. Ep. 130 Ad Probam 14, 25-15, 28: CSEL 44, 68-73.
9 Cf. Catechism of the Catholic Church, 1025.
10 Jean Giono, Les vraies richesses (1936), Preface, Paris 1992, pp.18-20; quoted in Henri de Lubac, Catholicisme. Aspects sociaux du dogme, Paris 1983, p.VII.
11 Ep. 130 Ad Probam 13, 24: CSEL 44, 67.
12 Sententiae III, 118: CCL 6/2, 215.
13 Cf. ibid. III, 71: CCL 6/2, 107-108.
14 Novum Organum I, 117.
15 Cf. ibid. I, 129.
16 Cf. New Atlantis.
17 In Werke IV, ed. W. Weischedel (1956), p.777.
18 I. Kant, Das Ende aller Dinge, in Werke VI, ed. W.Weischedel (1964), p.190.
19 Chapters on charity, Centuria 1, ch. 1: PG 90, 965.
20 Cf. ibid.: PG 90, 962-966.
21 Conf. X 43, 70: CSEL 33, 279.
22 Sermo 340, 3: PL 38, 1484; cf. F. Van der Meer, Augustine the Bishop, London and New York 1961, p.268.
23 Sermo 339, 4: PL 38, 1481.
24 Conf. X 43, 69: CSEL 33, 279.
25 Cf. Catechism of the Catholic Church, 2657.
26 Cf. In 1 Ioannis 4, 6: PL 35, 2008f.
27 Testimony of Hope, Boston 2000, pp.121ff.
28 The Liturgy of the Hours, Office of Readings, 24 November.
29 Sermones in Cant., Sermo 26, 5: PL 183, 906.
30 Negative Dialektik (1966), Third part, III, 11, in Gesammelte Schriften VI, Frankfurt am Main 1973, p.395.
31 Ibid., Second part, p.207.
32 DS 806.
33 Cf. Catechism of the Catholic Church, 988-1004.
34 Cf. ibid., 1040.
35 Cf. Tractatus super Psalmos, Ps 127, 1-3: CSEL 22, 628-630.
36 Gorgias 525a-526c.
37 Cf. Catechism of the Catholic Church, 1033-1037.
38 Cf. ibid., 1023-1029.
39 Cf. Catechism of the Catholic Church, 1030-1032.
40 Cf. Catechism of the Catholic Church, 1032.