THÔNG ĐIỆP SPE SALVI
của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
gửi Chư Vị Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ cùng Toàn Thể Tín Hữu Giáo Dân
về Niềm Hy Vọng Kitô Giáo
PHỤ TRƯƠNG
"Nếu thiếu đi niềm hy vọng thực sự thì hạnh phúc chỉ tìm thấy nơi việc say sưa chè chén, nơi tình trạng thừa thãi, nơi những gì là thái quá, và chúng ta đi đến chỗ hủy hoại đi bản thân mình và thế giới."
ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Hiển Linh 6/1/2008 tại Đền Thờ Vatican
Với Chúa Giêsu Kitô, phúc lành của Anbraham đã được vươn tới tất cả mọi dân nước, tới Giáo Hội hoàn vũ như là một tân Yến Duyên đón nhận nơi mình toàn thể nhân loại. Tuy nhiên, những gì vị tiên tri này nói cũng đúng với cả ngày nay nữa ở nhiều ý nghĩa: “Tối tăm day đặc đang bao trùm chư dân” và lịch sử của chúng ta. Thật vậy, không thể nói rằng “việc toàn cầu hóa” là những gì đồng nghĩa với “trật tự của thế giới” – mà là hoàn toàn ngược lại. Những thứ xung khắc trong việc nắm ưu thế về kinh tế và tích trữ những nguồn năng lượng, nước nôi và các thứ nguyên liệu là những gì cản trở công cuộc của tất cả những ai đang nỗ lực ở mọi lãnh vực để thiết dựng một thế giới công chính và vững vàng. Cần phải hy vọng hơn nữa, một niềm hy vọng sẽ trở thành khả dĩ khi coi công ích của tất cả mọi người hơn tất cả những thứ xa xỉ của một số ít người và chú ý tới tình trạng nghèo khổ của một số nhiều người. “Niềm hy vọng cao cả này chỉ có thể là Thiên Chúa… chứ không phải bất cứ một thần linh nào khác, thế nhưng lại là vị Thiên Chúa có một dung nhan con người” (Thông Điệp Spe Salvi, 31): Vị Thiên Chúa tỏ mình ra nơi Con Trẻ ở Bêlem và nơi Đấng Tử Giá và Phục Sinh. Niềm hy vọng lớn lao nếu có thì cần phải kiên trì trong tình trạng điều độ. Nếu thiếu đi niềm hy vọng thực sự thì hạnh phúc chỉ tìm thấy nơi việc say sưa chè chén, nơi tình trạng thừa thãi, nơi những gì là thái quá, và chúng ta đi đến chỗ hủy hoại đi bản thân mình và thế giới. Bởi thế, điều độ chẳng những là một kỷ cương về khổ chế mà còn kà một đường lối cứu độ cho nhân loại nữa. Như vậy hiển nhiên là chỉ bằng việc chấp nhận lối sống điều độ, được kèm theo bằng một nỗ lực nghiêm chỉnh đối với vấn đề phân phối đồng đều tình trạng giầu thịnh, mới có thể thiết lập một trật tự phát tiển chân chính và khả trợ. Đó là lý do chúng ta cần người ta nuôi dưỡng niềm hy vọng cao cả, nhờ đó có lòng can đảm lớn lao: một lòng can đảm của ba Đạo Sĩ Chiêm Gia, những người đã thực hiện một cuộc hành trình dài theo đuổi ngôi sao để có thể bái quì trước một Con Trẻ mà dâng lên Người những quà tặng quí báu. Tất c ả chúng ta cần đến lòng can đảm này, một lòng can đảm gắn liền với niềm hy vọng mãnh liệt. Chớ gì Mẹ Maria xin cho chúng ta ơn ấy, khi đồng hành với chúng ta trong cuộc hành trình trần thế bằng việc bảo bọc chở che từ mẫu của Mẹ. Amen!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2008/documents/hf_ben-xvi_hom_20080106_epifania_en.html
"Ý niệm duy vật được lan tràn, được nuôi dưỡng bằng một niềm hy vọng là nhờ việc thay đổi những câu trúc về kinh tế và chính trị, con người cuối cùng sẽ có thể làm phát sinh một xã hội chân chính là nơi bình an, tự do và bình đẳng chủ trị"
ĐTC Biển Đức XVI với Sinh Viên Công Giáo Rôma ngày 13/12/2007 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Các Bạn thân mến,
Tôi rất hân hoan gặp gỡ rất nhiều các bạn nơi cuộc hội ngộ truyền thống gần ngày lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô đây…. (ĐTC chào ĐHY chủ tế Camillo Ruini, các chức sắc đại học và sinh viên).
Các bạn trẻ sinh viên đại học thân mến, ở cuộc hội ngộ quen thuộc này, xin cho tôi được chia sẻ hai điều vắn gọn với các bạn. Điều chia sẻ thứ nhất liên quan tới cộc hành trình huấn luyện thiêng lêng của các bạn… (ĐTC nói về việc 150 sinh viên đang sửa soạn chịu Bí Tích Thêm Sức vào lễ vọng Hiện Xuống 2008).
Tôi muốn nói cùng các dự sinh Bí Tích Thêm Sức và toàn thể các bạn thân mến là các bạn hãy hướng mắt về Trinh Nữ Maria, và từ tiếng “xin vâng” của Mẹ, các bạn cũng hãy học thưa tiếng “xin vâng” với tiếng gọi thần linh. Thánh Linh đi vào cuộc đời của chúng ta tùy theo mức độ chúng ta mở lòng mình ra bằng tiếng “xin vâng” của chúng ta, ở chỗ, chúng ta càng hoàn toàn “xin vâng” thì càng được Ngài hiện diện tràn đầy hơn. Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể nói tới một thực tại rất đơn giản đó là ánh sáng. Nếu bịt bùng của một cửa sổ bị bưng bít thì cho dù ánh sáng có chiếu soi cũng không thể tỏa sáng ngôi nhà ấy được. Chỉ khi nào có một khe hở nho nhỏ thì tia sáng mới có thể lọt vào; chỉ khi nào những thứ bịt bùng được mở ra hơn nữa thì căn phòng mới bắt đầu sáng lên, song chỉ khi nào hoàn toàn mở ra các cánh cửa thì những tia sáng của mặt trời mới chiếu rọi và sưởi ấm môi trường này mà thôi. Các bạn thân mến, Mẹ Maria được Thiên Thần chào là “đầy ơn phúc”, một lời chào có ý nghĩa thực sự là tấm lòng của Mẹ và cuộc đời của Mẹ hoàn toàn mở ra cho Thiên Chúa, và đó là lý do tại sao Mẹ hoàn toàn được ân sủng thấm nhập. Xin Mẹ giúp các bạn biến bản thân thành lời “xin vâng” tự do và trọn vẹn đối với Thiên Chúa, nhờ dó các bạn có thể được canh tân, thực sự là được biến đổi bởi ánh sáng và niềm vui của Thánh Thần.
Suy tư thứ hai tôi muốn các bạn quan tâm đó là Bức Thông Điệp mới nay về niềm hy vọng Kitô giáo mang tựa đề như các bạn đã biết Spe Salvi, “Chúng ta được cứư độ bằng niềm hy vọng”, những lời được trích từ Thư Thánh Phaolô gửi Giáo Đoàn Rôma (8:24). Tôi thực sự muốn ký gửi nó cho các bạn, hỡi các bạn sinh viên đại học ở Rôma thân mến, để qua các bạn cho toàn thể đại học đường, cho thế giới của học giả, văn hóa và giáo dục. Đề tài hy vọng này không phải là đề tài đặc biệt thích hợp với giới trẻ hay sao? Tôi cách riêng đề nghị với các bạn hãy lấy phần quan tâm của bức thông điệp về niềm hy vọng của thế giới tân tiến để suy niệm và bàn luận, cho dù là theo nhóm. Vào thế kỷ 17, Âu Châu đã thực sự xẩy ra một khúc quanh theo giai đoạn và từ đó trở đi nó đã gia tăng một thứ tâm thức coi việc tiến bố của nhân loại là công cuộc thuần túy của khoa học và kỹ thuật, trong khi đức tin chỉ liên quan tới phần rỗi của linh hồn, một việc cứu độ thuần túy cá nhân. Hai quyền lực tâm thức lớn của thời tân tiến, lý trí và tự do, như thể bị tách biệt khỏi Thiên Chúa, hoàn toàn trở thành độc lập để hợp tác vào việc xây dựng “vương quốc của con người”, thực tế là chống lại Vương Quốc của Thiên Chúa. Từ đó ý niệm duy vật được lan tràn, được nuôi dưỡng bằng một niềm hy vọng là nhờ việc thay đổi những câu trúc về kinh tế và chính trị, con người cuối cùng sẽ có thể làm phát sinh một xã hội chân chính là nơi bình an, tự do và bình đẳng chủ trị. Tiến trình này, một tiến trình không phải là thiếu giá trị và động lực về lịch sử, tuy nhiên nó chất chứa một sai lầm trầm trọng, ở chỗ con người thực sự không phải chỉ là sản phẩm của những điều kiện về kinh tế và xã hội; sự tiến bộ về kỹ thuật không cần thiết phải là những gì trùng hợp với sự tăng trưởng về luân lý; trái lại, thiếu nguyên tắc về đạo lý, thì khoa học, kỹ thuật và chính trị có thể được sử dụng, như đã từng xẩy ra và bất hạnh thay vẫn còn đang xẩy ra, không phải cho thiện ích mà là thiện hại cho cá nhân cũng như nhân loại.
(ĐTC ngỏ lời chào nguyện kết thúc)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/12/2007