Thời Điểm
MÙA XUÂN CỨU RỖI
Nếu Năm Thánh 2000 là Thời Điểm Hồng Aân (xin xem bài Thời Điểm Hồng Aân trong số báo trước) của Thiên Chúa cho riêng Giáo Hội Chúa Kitô và qua Giáo Hội cho chung thế giới loài người thì Năm Thánh 2000 cũng là Thời Điểm Giao Thời giữa Mùa Đông Lịch Sử (xin xem bài Văn Hóa Tử Vong trong số báo tới) và Mùa Xuân Cứu Rỗi.
Mùa Đông Lịch Sử
Thật thế, nói đến mùa đông, theo hiện tượng thời tiết thiên nhiên vẫn xẩy ra từ tạo thiên lập địa cho tới nay, là nói đến một thời gian lạnh giá và tối tăm, hai dấu hiệu tiêu biểu cho chết chóc. Lạnh giá không là dấu hiệu tiêu biểu cho chết chóc là gì nơi một con người đang hấp hối chết, một cái lạnh từ chân lên đến đầu, cho tới khi toàn thân lạnh ngắt và trở thành một tử thi vô hồn? Tối tăm cũng không phải là dấu hiệu tiêu biểu cho chết chóc là gì khi con người đã trở thành một tử thi vô hồn thì hoàn toàn sẽ không còn biết gì nữa, không còn biết cử động tự nhiên dù chỉ theo bản tính triển sinh, hay không còn biết phản xạ tự vệ theo bản năng sinh tồn?? Thế giới ngày nay, trước ngưỡng cửa của ngàn năm thứ ba đang đến, cũng không đang trải qua một Mùa Đông Lịch Sử là gì, tức đang trải qua một thời gian lịch sử có những triệu chứng lạnh giá và tối tăm khủng khiếp về sinh hoạt tâm linh cũng như đời sống luân lý nơi con người, một hiện tượng được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhận định và đặt tên cho là “văn hóa tử vong” (culture of death)???
Đúng vậy, thế giới con người ở vào cuối thế kỷ 20 cũng là cuối thiên niên thứ hai này đang sống trong Mùa Đông Lịch Sử của “văn hóa tử vong”, vì lòng người đã thực sự trở nên lạnh giá và tối tăm hơn lúc nào hết và hơn bao giờ hết trong giòng suốt lịch sử của mình. Lòng người đã không càng ngày càng trở nên lạnh giá là gì, về đạo, ơn gọi tu trì càng ngày càng ít đi, mà hậu qủa là nhiều nhà dòng hay chủng viện bỏ trống, và tỷ lệ dự lễ Chúa Nhật hằng tuần giảm xuống tới độ thậm tệ, mà hậu qủa là nhiều nhà thờ đã bị bỏ không v.v.; về đời, tình nghĩa vợ chồng không còn nồng nàn nóng sốt nữa, mà hậu qủa là tỷ lệ ly dị tại các nước Aâu Mỹ đã lên tới cả 70%, và tình mẫu tử cũng không còn “bao la như biển thái bình” nữa, mà hậu qủa là mỗi năm trên toàn thế giới có cả hai triệu thai nhi bị chính mẹ mình thảm sát bằng việc phá thai theo chủ trương “pro choice” của mình v.v. ? Lòng người đang sống trong Mùa Đông Lịch Sử của “văn hóa tử vong” cũng không tăm tối là gì khi hùa nhau, qua việc ban các khoản luật phi nhân bản phản luân lý, tôn thờ “con bò vàng” (Ex. 32:4) duy nhân bản thay “Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn.17:3), ở chỗ biến sự dữ thành sự lành (như luật cho phép ly dị), tội lỗi thành quyền lợi (như luật cho phép phá thai)?
Nhận định này cũng là nhận định được chính Vị Chủ Chiên Tối Cao đương kim của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ chia sẻ với 8000 phần tử của phong trào “pro-life” Ý ngày 20-5-1998:
· “Việc biến đổi tội ác thành quyền lợi thảm khốc này là một dấu hiệu băng hoại khủng khiếp của xã hội”.
(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 10-6-1998, trang 6, đoạn 3)
Nếu thực tại của hiện tượng chết chóc về thể lý nơi loài người là việc phân ly (separation) giữa hồn và xác thế nào, và nếu hậu qủa của hiện tượng chết chóc nơi mọi sinh vật hữu hình là băng hoại (corruption) ra sao, thì “văn hóa tử vong” cũng cho thấy hiện tượng phân ly và băng hoại về sinh hoạt tâm linh cũng như đời sống luân lý của con người văn minh hầu như tột đỉnh ngày nay như thế. Thế nhưng, sở dĩ có hậu qủa băng hoại về đời sống luân lý của xã hội loài người (như hiện tượng hợp pháp hóa quyền ly dị, phá thai, đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng tính, thụ thai ngoại nhiên, trợ tử nhân đạo v.v.), là vì nguyên nhân phân ly nơi sinh hoạt tâm linh của con người, như được các vị Giáo Hoàng thời đại nhận định như sau:
Đức Piô XII đã báo động trong sứ điệp truyền thanh ngày 26-10-1946 gửi Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc ở Hoa Kỳ:
· “Tội lỗi của thế kỷ này là đánh mất đi ý nghĩa của tội lỗi”.
Đức Phaolô VI cũng khẳng định trong Tông Huấn “Evangelii Nuntiandi” về việc truyền giáo trong thời đại của chúng ta, ban hành ngày 8-12-1975, đoạn 20, thế này:
· “Việc phân rẽ Phúc Aâm khỏi văn hóa thực sự là một thảm kịch của thời đại chúng ta”.
Đức Gioan Phaolô II, trong Thông Điệp “Rạng Ngời Chân Lý”, ban hành ngày 6-8-1993, đoạn 88, đã đi sâu hơn vào vấn đề như sau:
· “Việc nỗ lực đặt tự do đối nghịch lại với chân lý, mà thực ra làm chia lìa chúng một cách dứt khoát, là hậu qủa, là biểu lộ và là tổng kết của một tình trạng phân lìa trầm trọng và phá hoại hơn nữa trong việc làm cho đức tin chia lìa khỏi luân lý. Việc phân lìa này cho thấy một trong những mối quan tâm mục vụ bén nhậy nhất giữa trào lưu tục hóa đang dâng lên ngày nay làm cho qúa nhiều người thực sự nghĩ và sống ‘như thể không có Thiên Chúa’”.
Chính vì thế giới loài người đang sống trong một Mùa Đông Lịch Sử của “văn hóa tử vong” như thế mới có một luồng gió canh tân báo hiệu một Mùa Xuân Cứu Rỗi cho loài người, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhận định trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, ban hành ngày 10-11-1994, đoạn 18, như sau:
· “Theo quan điểm này, chúng ta có thể xác nhận rằng Công Đồng Chung Vaticanô II là một biến cố quan trọng, nhờ đó, Giáo Hội bắt đầu sửa soạn trực tiếp hơn cho cuộc mừng thiên niên thứ ba. Công Đồng này là một công đồng cũng giống như các công đồng trước kia, song lại khác hẳn; đó là một công đồng chú trọng vào mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, đồng thời lại vươn mình ra với thế giới. Thái độ vươn mình ra của Giáo Hội là một đáp ứng có tính cách phúc âm đối với những đổi thay trong thế giới này, những đổi thay bao gồm cả những kinh nghiệm về tình trạng hỗn loạn sâu rộng của thế kỷ 20, một thế kỷ rùng rợn với hai trận Đại Chiến I và II, với kinh nghiệm về những trại tập trung cùng với những cuộc tán sát khủng khiếp. Tất cả những biến cố này đã cứng tỏ một cách hết sức hùng hồn là thế giới cần phải được thanh tẩy; nó cần phải cải thiện lại... Điều mà những vị giáo hoàng đã hoàn tất trong thời gian và từ thời gian Công Đồng, qua giáo huấn của các ngài cũng như qua hoạt động mục vụ của các ngài, chắc chắn đã đóng góp một cách đáng kể vào việc sửa soạn cho một mùa xuân mới của đời sống Kitô giáo, một mùa xuân sẽ được tỏ hiện nhờ cuộc Mừng Kỷ Niệm Long Trọng, nếu các Kitô hữu tỏ ra dễ dạy đối với tác động của Chúa Thánh Linh”.