Trích Giáo Lý Cẩm Nang do Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, soạn dịch
A- THIÊN CHÚA DUY NHẤT
1) VIỆC HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA
1- Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và là Chúa của chúng ta, có thể được ánh sáng trí
khôn nhận biết một cách chắc chắn qua các vật thụ tạo. (DF)
2- Việc hiện hữu của Thiên Chúa có thể được chứng minh bằng việc truy nguyên.
(SF)
3- Việc hiện hữu của Thiên Chúa không phải chỉ là đối tượng của kiến thức tự
nhiên mà còn là đối tượng của đức tin siêu nhiên nữa. (DF)
2) BẢN TÍNH CỦA THIÊN CHÚA
4- Kiến thức của chúng ta về Thiên Chúa khi còn ở trên trần gian này không phải
là một hiểu biết trực tiếp cảm nhận mà là một kiến thức gián tiếp trừu tượng, vì
nó đạt được qua việc suy diễn từ các tạo vật. (SFP)
5- Kiến thức của chúng ta về Thiên Chúa khi còn ở dưới thế này không phải là một
hiểu biết xác đáng (cognitio propria) mà chỉ là một hiểu biết tương sánh (cognitio
analoga or analogica). (SFP)
6- Con người không thể nào thấu hiểu được bản tính của Thiên Chúa. (DF)
7- Các thánh trên Thiên Đàng có một trực thức cảm nhận về Yếu Tính Thần Linh.
(DF)
8- Việc Trực Kiến Thiên Chúa là một việc vượt trên khả năng nhận thức tự nhiên
của linh hồn con người, bởi thế nó là một việc siêu nhiên. (DF)
9- Để Trực Kiến Thiên Chúa, linh hồn cần phải có ánh sáng vinh quang. (DF)
10- Các thánh trên Thiên Đàng cũng không thể nào hiểu thấu Yếu Tính của Thiên
Chúa. (DF)
3) ƯU PHẨM CỦA THIÊN CHÚA
11- Các Ưu Phẩm Thần Linh thực sự chỉ là một với nhau và là một với Yếu Tính
Thần Linh. (DF).
12- Thiên Chúa tuyệt đối toàn thiện. (DF)
13- Thiên Chúa thực sự vô cùng trong tất cả mọi sự toàn thiện. (DF)
14- Thiên Chúa tuyệt đối đơn thuần. (DF)
15- Chỉ có Một Thiên Chúa Duy Nhất. (DF)
16- Về yếu tính, Thiên Chúa Duy Nhất là Thiên Chúa Chân Thật. (DF)
17- Thiên Chúa có khả năng hiểu biết vô cùng. (DF)
18- Thiên Chúa tuyệt đối Chân Thật. (DF)
19- Thiên Chúa tuyệt đối trung tín. (DF).
20- Thiên Chúa tuyệt đối Thiện Hảo về yếu tính nơi chính Mình Ngài cũng như đối
với các tạo vật. (DF)
21- Thiên Chúa tuyệt đối Thiện Hảo về luân lý hay tuyệt đối Thánh Thiện. (DF)
22- Thiên Chúa tuyệt đối Tốt Lành. (DF)
23- Thiên Chúa tuyệt đối bất biến. (DF)
24- Thiên Chúa là Đấng hằng hữu. (DF)
25- Thiên Chúa là Đấng vô biên hay khôn lường. (DF)
26- Thiên Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi. (DF)
27- Kiến Thức của Thiên Chúa thì vô cùng. (DF)
28- Thiên Chúa biết tất cả mọi sự thuần năng thể bằng kiến thức của tri thức đơn
giản (scientia simplicis intelligentiae). (DF)
29- Thiên Chúa biết tất cả mọi sự hiện thực trong qúa khứ, hiện tại và tương lai
(scientia visionis). (DF)
30- Bằng thị thức (scientia visionis), Thiên Chúa cũng thấy trước một cách r
ràng các tác động tự do sẽ xẩy ra nơi loài tạo vật có lý trí. (DF)
31- Thiên Chúa cũng biết một cách r ràng các hành động tự do sẽ xẩy ra nếu có cơ
hội (scientia futuribilium). (SC)
32- Ý Muốn Thần Linh của Thiên Chúa thì vô cùng. (DF)
33- Thiên Chúa tất yếu yêu Bản Thân Mình, nhưng tự do yêu thương và muốn dựng
nên các sự ngoài Mình. (DF)
34- Thiên Chúa là Chúa trời đất. (DF)
35- Thiên Chúa vô cùng chính trực. (DF)
36- Thiên Chúa vô cùng xót thương. (DF)
B- THIÊN CHÚA BA NGÔI
1) THỰC TẠI
1- Nơi Thiên Chúa có Ba Ngôi là Cha, và Con và Thánh Thần. Mỗi Ngôi đều có một
(numerical) Yếu Tính Thần Linh. (DF)
2- Nơi Thiên Chúa có hai Cuộc Nhiệm Phát Nội Tại Thần
Linh. (DF)
3- Các Ngôi Vị Thần Linh, chứ không phải Bản Tính Thần Linh, là chủ thể của các
Cuộc Nhiệm Phát Nội Tại Thần Linh. (DF)
4- Ngôi Hai Thần Linh nhiệm phát từ Ngôi Cha Thần Linh bằng việc Nhiệm Sinh, và
vì thế liên hệ với Ngài như Con với Cha. (DF)
5- Thánh Thần nhiệm phát từ Cha và Con như từ một Nguyên Lý Duy Nhất qua việc
Nhiệm Xuất Duy Nhất. (DF)
2) MẦU NHIỆM
6- Con nhiệm phát từ Tri Thức của Cha bằng việc Nhiệm Sinh. (SFP)
7- Thánh Thần nhiệm phát từ ý muốn hay từ tình Cha Con yêu thương nhau. (SFP)
8- Thánh Thần không nhiệm phát bằng việc nhiệm sinh mà bằng việc nhiệm xuất.
(DF)
9- Những Liên Hệ nơi Thiên Chúa thực sự là một với Bản Tính Thần Linh. (DF)
10- Nơi Thiên Chúa tất cả chỉ là một ngoại trừ sự khác biệt về các mối liên hệ.
(DF)
11- Ba Ngôi Thần Linh ở trong Nhau. (DF)
12- Tất cả các Việc ngoại tại của Thiên Chúa là các việc chung cho cả Ba Ngôi.
(DF)
13- Chúa Cha sai Chúa Con: Chúa Cha và Chúa Con sai Chúa Thánh Thần. (SFP)
14- Chỉ có thể biết được Ba Ngôi Thiên Chúa nhờ Mạc Khải Thần Linh. (SF)
2. Thiên Chúa Tạo Dựng và Việc Tạo Dựng