Trích Giáo Lý Cẩm Nang do Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, soạn dịch

 

 

LƯƠNG TÂM

 

 

39-  Theo nghĩa xác đáng của từ ngữ, lương tâm là phán quyết của lý trí thực dụng về tính chất tốt xấu của một việc làm. Lương tâm là tiêu chuẩn trực tiếp của tác hành luân lý trong việc áp dụng lề luật vào các trường hợp cụ thể.

 

40-  Lương tâm có thể được phân loại như sau: lương tâm tiền sự (antecedent) và hậu sự (consequent); lương tâm đứng đắn (right) và sai lạc (erroneous); lương tâm lành mạnh (certain), hồ nghi (doubtful), chắc chắn (probable) và bối rối (perplexed); lương tâm lỏng lẻo (tender),  lệch lạc (lax) và tỉ mỉ  (scrupulous).

 

41-  Phải luôn nghe theo lương tâm lành mạnh khi nó truyền khiến hay ngăn cấm. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho cả lương tâm đứng đắn sai lạc.

 

42-  Không được làm việc gì khi đang thực sự hồ nghi việc ấy có được phép làm hay không.

 

43-  Phải làm điều có vẻ ít hại hơn trong trường hợp lương tâm bối rối. Có thể làm tùy ý nếu thấy lợi hại như nhau.

 

44-  Nếu không cẩn thận nghe theo lương tâm lệch lạc mà  vì thế phạm đến một luật buộc nặng thì mắc trọng tội.

 

45-  Có thể không mắc lỗi khi làm ngược lại với lương tâm tỉ mỉ, cho dù rất sợ phạm tội khi làm việc ấy. 

 

46-  Nếu thắc mắc về việc cần phải đạt một mục đích nào đó thì phải chọn cái nắm chắc hơn, khi không thể giải quyết vấn đề theo lý thuyết.

 

47-  Nếu thắc mắc về một việc có được phép làm hay không thì có thể theo ý kiến nào vững chắc, cho dù ý kiến ngược lại có thể đúng hơn.