|
|
Lời mở đầu:
Giáo Hội Hiện Thế là mục tin về
Giáo Hội Trong Tuần giữa thế giới ngày nay, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về
nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua
những sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội cũng như với thế giới. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội
Hiện Thế Trong Tuần này, như đa thông
báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information
Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ
nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan
khác, vừa nhanh hơn một chút. Ngoài ra, để có thể so sánh quan điểm của dân sự
với tôn giáo, đôi khi có một số tin tức được lấy từ Màn Điện Toán CNN. Báo chí
hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và
cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net.
Đa tạ quí vị.
___________________________________________
1-7/12/2002 |
|
Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng
12
Ý Chung: “Xin cho các
trẻ em được bảo vệ và bênh vực khỏi mọi hình thức bạo lực nhờ được gia đình chăm
sóc cùng với những qui chế xứng hợp của xã hội trên khắp thế giới”.
Ý Truyền Giáo:
“Xin cho việc cử hành biến cố giáng sinh
của Chúa Kitô Cứu Thế giúp cho con người nam nữ thuộc mọi văn hóa biết tôn trọng
hơn nữa đối với những em nhỏ và thành phần bị cướp đoạt mất quyền thừa hưởng.”.
___________________________________________
7/12 Thứ Bảy
Đức Thánh Cha với Phóng Viên Báo Chí
ĐTC đã gặp khoảng 70 ký giả Công Giáo, các vị đại diện của Nghiệp Đoàn Báo Chí
Công Giáo Quốc Tế, về Rôma mừng 75 năm thành lập tổ chức này, và Ngài đã thách
hỏi họ là: “Là một phóng viên Công Giáo nghĩa là gì?”.
Ngài liền tự trả lời như thế này: “Rất đơn giản thôi, nghĩa là làm một con người
trọn vẹn, một cá nhân có một đời sống riêng tư và chuyên nghiệp phản ảnh các
giáo thuyết của Chúa Giêsu và Phúc Âm. Nghĩa là nỗ lực vươn tới những lý tưởng
cao cả nhất của mức độ tuyệt hảo của nghề nghiệp, là làm một con người nam nữ
của việc cầu nguyện, thành phần tìm cách hiến tặng những gì hay nhất họ phải
cống hiến. Nghĩa là can đảm tìm kiếm và tường trình sự thật, cho dù sự thật này
không thuận lợi hay bị chính trị bóp méo. Nghĩa là nhậy cảm với luân lý, đạo đức
và tinh thần; những khía cạnh về sự sống con người, những khía cạnh thường được
hiểu lầm hay cố tình coi thường. Nghĩa là chẳng những tường trình những việc làm
sai trái và thảm trạng đang xẩy ra, mà còn cả những hoạt động tích cực và xây
dựng được thực hiện nhân danh những người đáng thương, như người nghèo khổ, bệnh
nhân, tật nhân, yếu nhân, những người bị xã hội bỏ quên khác nữa. Nghĩa là cống
hiến những tấm gương hy vọng và anh hùng cho một thế giới đang thất vọng cần đến
cả hai gương này. Đó là tinh thần mà Nghiệp Đoàn Báo Chí Công Giáo Quốc Tế luôn
phải nỗ lực để thể hiện nơi phần tử và các sinh hoạt của mình”, để nhờ đó, “tổ
chức này tiếp tục là mạch nguồn của thân hữu và nâng đỡ cho các người Công Giáo
hoạt động trong giới ký giả”.
ĐTC kết thúc bằng việc nhắc nhở các ký giả Công Giáo tham dự hội nghị này là họ
chẳng những theo đuổi tầm mức chuyên nghiệp cao hơn mà còn phải sống anh hùng
hơn về luân lý nữa: “Chúng ta có trách nhiệm phải trở nên những vị thánh, phải
chiếu giãi ánh sáng, và như Chúa Giêsu, phải làm cho kẻ mù lòa được thấy”.
Trong bài huấn từ của mình, ĐTC cũng nhắc đến những bước tiến của tổ chức này,
như cuộc hội nghị lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1930 với sự tham sự của 230
ký giả đến từ 33 quốc gia, và hội nghị mới nhất vào năm 2001 với 1080 ký giả đến
từ 106 quốc gia. Trước khi được triều kiến ĐTC, các ký giả đã tham dự Thánh Lễ ở
Đền Thờ Thánh Phêrô do ĐTGM chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội
John Foley chủ tế.
Giáo Triều Rôma tham dự Các Ngày Tĩnh Tâm Thứ
Sáu Mùa Vọng
Theo thường lệ hằng năm, như các Ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay, Giáo Triều Rôma,
bao gồm cả Đức Thánh Cha, cũng tham dự Tĩnh Tâm vào các Ngày Thứ Sáu trong Mùa
Vọng, bắt đầu từ Thứ Sáu tuần thứ hai, 6/12/2002, tại nguyện đường Mẹ Thiên Chúa
Mater Dei ở Tông Điện. Vị giảng thuyết là linh mục Raniero Cantalamessa, Dòng
Capuchin.
Tòa Thánh Vatican Phản Đối Những Vi Phạm Quyền
Tự Do Tôn Giáo ở Nga và các nơi khác
ĐTGM Jean-Louis Tauran, bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, hôm Thứ Sáu
6/12/2002, đã nói với Hội Đồng Các Bộ Trưởng Ngoại Giao thuộc Tổ Chức An Ninh và
Hợp Tác ở Âu Châu rằng, năm nay, ở một số quốc gia thuộc tổ chức này “các vị
lãnh đạo cộng đồng tín hữu, trong số đó có một vị giám mục Công Giáo, đã bị tống
khứ ra khỏi quốc gia họ thực thi việc tông đồ của họ hay đã bị ngăn trở trong
việc ở với tín hữu của họ”.
ĐTGM muốn nói đến ĐGM Jerzy Mazur và 5 vị linh mục bị chính phủ Nga tống khứ trong năm 2002 này. ĐTGM nhấn mạnh là những biện pháp hành sử ấy là những vi phạm trầm trọng vì chúng phạm đến những thỏa hiệp Nga với tư cách là một phần tử đã ký kết với tổ chức này. ĐTGM cũng chống lại những việc làm như thế ở các nước khác, như ở Belarus, một nước chuẩn nhận một trong những luật lệ ngặt nghèo nhất thế giới về tôn giáo. “Những thái độ này, thường được chấp nhận một cách độc đoán, tỏ ra mất tin tưởng đối với thực tại tôn giáo, coi thường vai trò của các tôn giáo nơi xã hội, vi phạm đến những quyết tâm của thế giới đã tự ý thừa nhận và là một kỳ thị đối với các tín hữu. Vì những lý do lịch sử, khi một niềm tin nào chiếm đa số, và một số quyền lợi và đặc lợi của nó được công nhận, thì tình trạng này không thể xẩy ra gây tổn hại đến các quyền tự do căn bản của các niềm tin khác đang hiện diện trong lãnh thổ của quốc gia ấy. Chẳng hạn trường hợp xẩy ra là khi một giáo hội cho mình là độc quyền về sinh hoạt tôn giáo trên toàn lãnh thổ quốc gia, và kêu gọi chính phủ nâng đỡ để làm cho nó thêm vững chắc. Các tín đồ của tôn giáo khác như thế có thể trở thành những nạn nhân của một cuộc kỳ thị bất dung nhượng được luật lệ nâng đỡ, và quyền tự do lương tâm của người công dân bị đe dọa, thành phần có quyền thay đổi tôn giáo hay không theo đuổi một tôn giáo nào”.
Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu OSCE (the Organization for Security and
Cooperation in Europe) là một tổ chức an ninh theo vùng lớn nhất thế giới, với
55 quốc gia hội viên thuộc Âu Châu, Trung Á và Bắc Mỹ. Nó chủ động trong việc
sớm sủa cảnh giác, ngăn ngừa xung khắc, giải quyết khủng hoảng và phục hồi hậu
xung khắc.
6/12 Thứ Sáu
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi Các Đại Học Công
Giáo hãy Nhân Bản Hóa Hiện Trình Toàn Cầu Hóa và hãy Trung Thành Với Căn Tính
Công Giáo của Mình.
Hội Nghị Đại Học Đường Công Giáo 5 ngày tại Rôma được chấm
dứt vào Thứ Sáu 6/12/2002, một hội nghị được tổ chức bởi Thánh Bộ Giáo Dục Công
Giáo và Liên Hiệp Quốc Tế Đại Học Đường Công Giáo. Thứ Năm 5/12/2002, Đức Thánh
Cha, qua một cuộc triều kiến riêng, đã ban huấn từ cùng thành phần tham dự hội
nghị bàn về chủ đề “Vấn Đề Toàn Cầu Hóa và Ngành Giáo Dục Cao Cấp Công Giáo:
Những Niềm Hy Vọng và Thách Đố” này như sau:
Ngỏ lời cùng thành phần điều hành, giáo sư và sinh viên, ĐTC thúc giục họ “hãy
tinh khôn trong việc nhìn thấy nơi vấn đề tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, cũng
như nơi hiện tượng toàn cầu hóa, cả những gì hứa hẹn cho con người và nhân loại,
lẫn những nguy hiểm do những tiến bộ và hiện tượng này gây ra cho tương lai”.
Nói bằng 4 thứ tiếng, ĐTC cho biết Ngài coi các vấn đề hội nghị bàn tới là những
gì đáng chú trọng nhất hiện nay: “Những đề tài liên quan trực tiếp đến phẩm giá
của con người cùng với các quyền lợi trọng yếu của họ, những gì hết sức liên
quan tới những vấn đề quan trọng thuộc lãnh vực khoa luân lý sinh hóa…”, nhất là
vấn đề “tình trạng của phôi bào con người và những nguyên bào là đối tượng cho
những thử nghiệm và lạm dụng đáng lo ngại hiện nay, những việc làm không phải
bao giờ cũng chính đáng về luân lý và khoa học”.
“Vấn đề toàn cầu hóa hầu như bao giờ cũng là thành quả của những yếu tố về kinh tế, những yếu tố hiện nay, hơn bao giờ hết, đang chi phối những quyết định về chính trị, pháp lý và luân lý sinh hóa, những quyết định thường gây ra tai hại cho những gì liên hệ đến con người và xã hội. Giới đại học phải nỗ lực để phân tích những yếu tố đưa đến những quyết định ấy, cũng như phải lãnh trách nhiệm góp phần vào việc làm cho những quyết định ấy trở thành những tác động thực sự theo luân lý, những tác động xứng với con người. Điều này nghĩa là cấn phải hết sức chú trọng đến cốt lõi của phẩm giá bất khả vi phạm của con người nơi việc nghiên cứu khoa học cũng như nơi các qui chế xã hội”. Để đạt được mục tiêu này, ĐTC cho biết các vị giáo sư cũng như thành phần sinh viên đều “được kêu gọi để minh chứng cho đức tin của họ trước cộng đồng khoa bảng, cho thấy việc họ dấn thân phục vụ chân lý cùng với việc họ tôn trọng con người. Đối với Kitô hữu, việc nghiên cứu thực sự phải được đảm trách trong ánh sáng của một đức tin sâu xa cầu nguyện, thấm nhuần lời Chúa, Truyền Thống và giáo huấn của huấn quyền”.
Cũng trong cuộc triều kiến riêng của các tham dự viên hội nghị này, Đức Thánh
Cha còn nhấn mạnh đến hai yếu tố nồng cốt nơi yếu tính của một đại học đường
Công Giáo, đó là quyền tự lập của khoa học và việc trung thành với Giáo Hội.
“Một đại học Công Giáo phải thực thi sứ vụ của mình liên quan đến việc bảo trì
căn tính Kitô Giáo của nó, bằng việc tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội địa
phương. Trong khi bảo trì quyền tự lập của mình về khoa học, nó còn có nhiệm vụ
sống giáo huấn của huấn quyền ở những lãnh vực nghiên cứu khác nhau được nó theo
đuổi”. Để có thể thực hiện được mục tiêu này, ĐTC kêu gọi thành phần đại học
Công Giáo hãy tìm hiểu kỹ lưỡng tông hiến “Ex Corde Ecclesiae” là văn kiện Ngài
đã phác ra “những tiêu chuẩn tổng quan” mà các học viện Công Giáo cần phải theo.
ĐTC lập lại là, theo tông hiến này, học viện Công Giáo có
một sứ vụ lưỡng diện: “Với tư cách đại học, nó là một cộng đồng học vấn giúp một
cách vững chắc và sáng suốt vào việc bảo vệ và thăng tiến phẩm giá con người
cùng với gia sản văn hóa, bằng việc thực hiện nghiên cứu, giảng dạy và nhiều
dịch vụ khác nhau” (số 12). Với tư cách Công Giáo, đại học Công Giáo bày tỏ cái
căn tính được bắt nguồn từ đức tin Công Giáo của mình, bày tỏ lòng trung thành
với các giáo huấn và hướng dẫn của Giáo Hội giành cho nó, bảo đảm là “trước
những vấn đề trọng yếu của xã hội và văn hóa đều có mặt của Kitô hữu nơi giới
đại học”. Ngỏ lời riêng cùng thành phần có thẩm quyền nơi các đại học Công Giáo,
ĐTC nhắc nhở và huấn dụ rằng “hãy để ý đến tính cách chân thành và hãy nắm giữ
các nguyên tắc của Công Giáo trong việc giảng dạy và nghiên cứu nơi học viện của
mình. Dĩ nhiên các trung tâm đại học không tôn trọng luật lệ của Giáo Hội và các
giáo huấn của huấn quyền, nhất là nơi ngành luân lý sinh hóa, không thể mang
tính chất của một đại học đường Công Giáo”. ĐTC đã kết thúc bằng việc kêu gọi
tất cả mọi đại học cũng như tất cả những ai dấn thân vào thế giới đại học “hãy
phản ảnh những nguyên tắc mang đặc điểm của căn tính Công Giáo qua đường lối
trung thành sống động của họ, từ đó, họ hãy đi đến những quyết định cần thiết”.
5/12 Thứ Năm
Giáo Lý Thánh Vịnh bài 60: Thánh Vịnh 50 (51): Nài Xin
Thiên Chúa Thương Xót và Thứ Tha
(Kinh Ban Mai, Thứ Sáu, Tuần Thứ Ba)
Anh Chị Em thân mến,
Bài Thánh Vịnh 50, một bài ‘Kinh Thương Xót”, là lời nài xin Thiên Chúa thương
xót và thứ tha. Vị Tác Giả Thánh Vịnh, bằng việc nhìn nhận lầm lỗi của mình, đã
xin Thiên Chúa tạo nên nơi mình một trái tim tinh tuyền cũng như ban cho ông một
tinh thần cương nghị. “Xin đừng cất Thánh Linh Ngài khỏi tôi” (câu 13). Giáo Hội
thấy những lời tiên tri này một qui chiếu về tặng ân Thánh Linh, Đấng giải phóng
chúng ta khỏi tội lỗi, làm cho chúng ta nên tạo vật mới, và khiến chúng ta sống
trong sự thật, công chính và yêu thương. Lời hứa hẹn của cuộc tái sinh thiêng
liêng này đã thúc đẩy Vị Tác Giả Thánh Vịnh hân hoan tuyên chứng cho đức công
minh chính trực của Thiên Chúa, Đấng tỏ lòng xót thương đối với các tội nhân và
phục hồi cho họ ân sủng, tự do và sự sống mới.
(Xin xem toàn bài giáo lý cuối tuần
trong Phần Giáo Hội, Mục Giáo Lý Hằng Tuần, bài
60)
Việc Đối Thoại Liên Tôn với Hồi Giáo
là “một nghệ thuật cần thiết”
Vào ngày Thứ Sáu 6/12/2002, các vị đại diện Kitô Giáo và
Hồi Giáo sẽ gặp nhau tại Rôma để đối thoại về đề tài “Biết Nhau để Sống Với Nhau”,
liên quan đến những kinh nghiệm trải qua liên quan đến những vấn đề cùng nhau
chung sống, nhân quyền và hòa bình. Đức Ông Piero Coda, nhà thần học ở Viện Đại
Học Lateran đã bày tỏ nhận định của mình về vấn đề đối thoại liên tôn với Hồi
Giáo như sau:
Việc đối thoại liên tôn là “một nghệ thuật hết sức cần thiết đòi buộc phải biết
cách để làm sao liên hệ với nhau”. Thái độ cần phải có trước khi đi đến việc đối
thoại đó là “tin rằng người khác cũng tin tưởng vào việc đối thoại nữa”. Việc
đối thoại sắp tới đây là “một dấu hiệu cho thấy một điều gì ấy đang được mở ra”.
Phần Cha Daniel Madigan, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Tôn Giáo và Văn Hóa
của Viện Đại Học Gregorian cho biết: “Không có việc đối thoại giữa các tôn giáo;
mà là việc đối thoại giữa những con người với nhau”. Theo vị linh mục này thì
“việc đối thoại liên tôn” cần phải nêu lên những vấn đề về tôn giáo trong khi đó
thực tế cho thấy những thứ tín lý lại không phải là những vấn đề khẩn trương
nhất; vấn đề khẩn trương nhất đây lại là vấn đề nhân quyền và việc hỗ trợ.
Ông Omar Camiletti, vị đại diện Trung Tâm Văn Hóa Hồi Giáo ở Rôma cho biết: “Đối
thoại là một yếu tố quan trọng của Hồi Giáo. Hồi Giáo luôn luôn sống chung với
các niềm tin khác. Hội Giáo tự bản chất là thiêng liêng và có một lối sống đạo
bảo vệ sự sống”.
4/12 Thứ Tư
ĐHY Ratzinger: Có Kiêu Căng hay chăng khi tuyên xưng
Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất?
ĐHY Ratzinger, đương kim Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin
cũng là vị hồng y người Baravia vừa được ĐTC bổ nhiệm hôm 30/11/2002 vừa qua làm
trưởng hồng y đoàn (thay cho ĐHY Bernardin Gantin người Benin Phi Châu về hưu 80
tuổi), một chức vụ, theo giáo luật khoản 352, không có quyền gì trên các vị hồng
y khác, ngoài phận sự thông báo cho hồng y đoàn về việc qua đời của ĐTC, chủ sự
hội đồng hồng y, triệu tập mật nghị hồng y, kể cả mật nghị bầu giáo hoàng, một
mật nghị được vị này điều hành việc bầu cử và hỏi vị tân giáo hoàng xem có muốn
chấp nhận việc được chọn bầu hay chăng.
Hôm Thứ Bảy 30/11/2002, ĐHY Ratzinger đã ngỏ lời cùng 3000 tham dự viên về chủ
đề “Chúa Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”, một hội nghị tập trung các
thần học gia nổi tiếng trên thế giới tại Đại Học Công Giáo Thánh Antôn ở Murcia
Tây Ban Nha.
“Có kiêu ngạo hay chăng khi nói đến một sự thật liên quan đến các vấn đề tôn
giáo, đến nỗi đi đến chỗ khẳng định sự thật này, một sự thật duy nhất, đã được
thấy nơi tôn giáo riêng của con người? Ngày nay, nó đã trở thành một thứ châm
ngôn vừa giản dị lại nghêng ngang có một sức dội ghê gớm phủ nhận tất cả những
ai có thể bị cáo giác là họ tin tưởng rằng họ ‘nắm bắt được’ sự thật. Những
người này dường như không thể nào đối thoại với họ được; vì không ai có thể
‘chiếm hữu’ được sự thật nên không cần phải để ý đến họ cho lắm. Chúng ta chỉ có
thể tìm kiếm sự thật. Tuy nhiên, người ta có thể phản đối việc khẳng định này, ở
chỗ, nếu người ta không bao giờ đạt đến được mục đích thì việc tìm kiếm này
nghĩa là gì? Những người này có quả thực tìm kiếm hay họ không muốn tìm sự thật,
vì những gì họ tìm kiếm không có được?” Bình thường thì không thể nào nắm bắt
được sự thật; đối với sự thật, tôi bao giờ cũng phải là một con người khiêm tốn
chấp nhận, một con người ý thức được cái liều lĩnh của mình và chấp nhận kiến
thức như là một tặng ân tôi không đáng lãnh nhận, một tặng ân tôi không thể
huyênh hoang như thể nó do tôi chiếm đạt. Nếu tôi đã nhận được sự thật, tôi phải
coi nó như là một trách nhiệm, một trách nhiệm cũng đóng vai trò phục vụ người
khác. Đức tin cũng xác nhận là cái khác nhau giữa những gì chúng ta biết được
với chính thực tại thì vô cùng lớn hơn cả cái giống nhau”.
Theo ĐHY này thì kẻ kiêu ngạo là người chủ trương tương đối thuyết: “Không phải
kiêu căng hay sao khi nói rằng Thiên Chúa không thể ban cho chúng ta tặng ân sự
thật? Không phải là khinh thường Thiên Chúa khi nói rằng chúng ta đã được sinh
ra mù lòa nên sự thật không phải là những gì chúng ta cần quan tâm tới? Cái kiêu
ngạo thật là ở tại việc muốn chiếm chỗ của Thiên Chúa và muốn quyết định chúng
ta là ai, những gì chúng ta làm, những gì chúng ta muốn làm nên chính mình và
thế giới. Điều duy nhất chúng ta có thể làm đó là khiêm nhượng nhận biết rằng
chúng ta là những sứ giả bất xứng, thành phần không loan báo về bản thân mình,
nhưng kính cẩn nói đến những gìkhông phải là mình, song về những gì bởi Thiên
Chúa mà đến. Chỉ có như thế mới làm sáng tỏ công cuộc truyền giáo mà thôi, một
công việc không nhắm vào mục đích áp đặt chế độ thực dân thiêng liêng, bắt kẻ
khác phải lụy phục văn hóa và tư tưởng của mình. Trước hết, việc truyền giáo đòi
phải sẵn sàng chịu tử đạo, một tình nguyện đánh mất bản thân mình vì yêu mến sự
thật và tha nhân của mình. Chỉ có thế việc truyền giáo mới khả tín. Chân lý
không thể và không được có bất cứ một thứ khí giới nào khác ngoài chính mình”.
3/12 Thứ Ba
Các Vị Giám Mục Úc Châu Bày Tỏ Tình Đoàn Kết Với Nhân
Dân Iraq và Kêu Gọi Tránh Chiến Tranh
Hội Đồng Giám Mục Úc Châu họp trong tuần vừa qua, hôm Thứ Sáu 29/11/2002, đã phổ
biến lời kêu gọi như sau: “Những diễn tiến tại Bali, một năm sau cuộc khủng bố
tấn công ngày 11/9 ở Hiệp Chủng Quốc đã làm cho vấn đề an ninh quốc gia càng cần
phải được chú trọng hơn nữa, cũng như cần phải cứu xét lại vai trò của Úc Châu
trong vấn đề ‘chiến tranh chống khủng bố’. Cộng đồng quốc tế vẫn đang chú trọng
đến vấn đề Iraq dẫn đầu trong việc có thể tích lũy những thứ khí giới đại công
phá, bao hàm cả việc đe dọa tấn công bất cứ lúc nào. Cùng với các vị lãnh đạo
Giáo Hội khắp thế giới, các vị giám mục Công Giáo Úc Châu tha thiết xin giới hạn
rất nhiều ở vấn đề hết sức tế nhị này và hoan hô vai trò của Hội Đồng Bảo An
Liên Hiệp Quốc trong việc bảo đảm là Iraq đáp ứng trách nhiệm giải giới của họ.
Chúng tôi đặc biệt kêu gọi những vị hành sử quyền chính trị và có ảnh hưởng
ngoại giao nơi xứ sở của chúng tôi đây hãy làm hết sức trong khả năng của mình
để xây dựng hóa bình và tránh chiến tranh. Các vị giám mục Úc Châu cũng nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của tình đoàn kết với nhân dân Iraq. Tình trạng chiến
tranh liên diễn và những cuộc khủng hoảng nhân đạo từ đó mà ra đã giáng xuống
trên dân chúng nỗi khổ đau trầm trọng, bất cứ một cuộc xung khắc nào tăng thêm
nữa đều sẽ trở thành tai họa cho nhân loại mà kẻ yếu nhất chắc chắn sẽ phải chịu
khổ nhất. Chúng tôi nguyện xin cho toàn thể gia đình nhân loại biết thiết tha
với những gì Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh, đó là ‘không thể có
hòa bình nếu thiếu công lý, không thể có công lý nếu không biết thứ tha’, cũng
như cho thời gian Giáng Sinh đây sẽ được thấy tất cả mọi người thiện chí biết
canh tân việc dấn thân để xây dựng một thế giới công chính, chân thật và yêu
thương, nơi không còn sợ hãi và bạo lực”.
Trách Nhiệm Quốc Tế về Áp Lực Triệt Sản ở Peru
Theo Màn Điện Toán Zenit ngày 2/12/2002, một viên chức trong quốc hội Peru là
ông Hector Chávez Chuchón đã nói với một ủy ban phụ của quốc hội này về việc
Liên Hiệp Quốc, Cơ Quan Hiệp Chủng Quốc về Việc Phát Triển Quốc Tế và những Cơ
Quan Phi Chính Quyền đã tài trợ cho Chương Trình Kế Hoạch Hóa Gia Đình Toàn Quốc
ở Peru như thế nào. Chương Trình thực hiện này bao gồm cả cuộc vận động Tự
Nguyện Giải Phẫu Ngừa Thai đã triệt sản 30 ngàn phụ nữ, trong đó có rất nhiều
người đã không được cho biết việc làm này để tỏ ý ưng thuận hay chăng, cơ quan
báo chí ACI đã cho biết như thế. Để trả lời cho ông Luis Gonzales-Posada, chủ
tịch ủy ban phụ này, ông Chavéz cho biết “Hiệp Chủng Quốc đã quá rõ chính sách
ấy; nhân viên Liên Hiệp Quốc hoạt động ở tác vụ về sức khỏe”.
Ông Chavéz đã từng hoạt động với vai trò là một vị bác sĩ ở một trong những tiểu
bang ngèo nhất Peru trong thời chính phủ Fujimori là người đầu tiên đã tố giác
những lạm dụng này của Chương Trình Kế Hoạch Hóa Gia Đình Toàn Quốc ở đây. Ông
này đã bỏ giờ ra để điều tra những trường hợp bị ép buộc triệt sản và đã làm đầu
một nhóm hoạt động thu tích chứng cớ để tố cáo Fujimore và hai vị nguyên bộ
trưởng sức khỏe là Marino Costa Bauer và Alejandro Aguinaga Recuenco về những vi
phạm “trong khi hành sử chức vụ của mình”, những vi phạm đến nhân quyền, Hiến
Pháp Peru, bao gồm cả những vi phạm về quyền tự do, sự sống, thân xác và sức
khỏe, mưu đồ và “diệt chủng”. Theo ông Chavéz, có thể dùng chữ ‘diệt chủng’ vì
chữ này chẳng những liên quan đến việc “tàn sát hàng loạt con người mà còn nói
lên cho thấy hoạt động cản ngăn việc sinh nở của con người nữa”. Chương Trình áp
bức triệt sản này nhắm đến thành phần dân cư nghèo khổ và dốt nát ở những vùng
quê mùa. Tám phụ nữ đã bị chết trong việc áp bức triệt sản ấy. Ông Chavéz còn
cho biết những vị bác sĩ góp phần thực hiện việc áp bức triệt sản này nói chính
phủ Fujimori đã trừng trị những ai chống lại chương trình giải phẫu triệt sản ấy.
ĐTC Tiếp Nhận Vị Tân Lãnh Sự Bosnia-Herzegovina
về Nền Hòa Bình cần phải có tinh thần thứ tha
Hôm Thứ Bảy 30/11/2002, trong buổi tiếp nhận vị tân lãnh sự Bosnia-Herzegovina
là ông Iban Misic, một phóng viên và là nguyên thứ trưởng ngoại giáo Bosnia, ĐTC,
sau khi nhắc lại cuộc xung đột đẫm máu xẩy ra tại nước này vào tiến bán thập
niên 1990, khi Bosnia-Herzegovina độc lập khỏi quyền trị của Slobodan
Milosevic-led Yugoslavia, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh là “cái vòng lẩn quẩn của
‘lầm lỗi’ và ‘hình phạt’ sẽ không bao giờ chấm dứt” nếu không biết thứ tha cho
nhau. ĐTC xác tín là “dân chủ là một nhiệm vụ cần thiết đòi phải có tính cách
luân lý, chân thành, cảm quan nhân bản, khôn ngoan, nhẫn nại, tôn trọng kẻ khác,
sẵn lòng hòa giải bất cứ lúc nào công ích đòi hỏi, và một ý chí vững chắc để
tiến hành chứ không phải để áp đặt quan điểm và tư tưởng của một người nào đó.
Một nhiệm vụ như thế lâi càng khẩn thiết hơn nữa ở những xứ sở đa sắc tộc, đa
văn hóa và đa tôn giáo như Bosnia-Herzegovina. Phải! Không dễ gì có thể thứ tha cho nhau, nhưng nó lại hết sức khẩn
thiết cho thiện ích của tất cả mọi người. Thật sự những gì đã xẩy ra trong quá
khứ khó lòng có thể quên được, song người ta vẫn có thể và phải giải thoát con
tim của mình khỏi niềm chua xót đắng cay và thù hận. Hồi niệm về những lầm lỗi
và bất công phải được nhớ lấy như là một nghiêm báo đừng tái diễn những việc ấy
nữa, để tránh được những thảm trạng mới có thể còn tệ hại hơn thế nữa”.
Nhắc lại Hòa Ước Dayton 1995 chấm dứt cuộc xung đột, Đức Thánh Cha đề nghị: “Giờ
đây vũ khi đã im hơi lặng tiếng”, nhưng “cần phải có những chương trình cụ thể
để cổ võ việc đối thoại và hợp tác giữa những khối khác nhau trong xã hội dân sự,
hoàn toàn tôn trọng căn tính của hết mọi khối. Chỉ có thế nền dân chủ mới có hồn
sống là hoa trái của việc cảm nhận cũng như của những đặc thù về văn hóa, xã hội
và tôn giáo thuộc các khối khác nhau ở Bosnia-Herzegovina hợp với công bằng,
công lý và sự thật”. ĐTC còn nhận định mặc dù chiến tranh đã chấm dứt gần 7 năm
nay, “vẫn chưa thấy những giải quyết cụ thể cho thảm kịch của nhiều người tị nạn
và lưu đầy muốn trở về gia cư của họ. Những người này, như những người tị nạn và
lưu đầy ở các miền khác, cảm thấy rằng họ không được quyền sống bằng an nơi mảnh
đất quê hương của họ”. ĐTC còn đi sâu hơn nữa khi cho rằng những người này được
quyền “lấy lại tài sản của mình là những gì họ đã bị mất mát bởi bạo lực trong
cuộc chiến vừa rồi”.
Trong lời trình diện của mình, vị tân lãnh sự đã cám ơn ĐTC Gioan Phaolô II về
việc Ngài tỏ ra giúp đỡ những người dân Bosnia-Herzegovina, một xứ sở chỉ có 3.9
dân cư mà hầu hết là người Hồi Giáo. Trước khi tạ từ, vị ngoại giao này còn mời
ĐTC trở lại thăm quê hương xứ sở của ông, (sau lần Ngài đến Sarajevo vào Tháng
Tư năm 1997): “Việc Đức Thánh Cha trở lại với Bosnia-Herzegovina sẽ là một kích
động cho tất cả mọi người muốn xây dựng một cuộc sống an bình nơi quê hương xứ
sở của họ”.
Thứ Hai 2/12
Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật I Mùa Vọng
Anh Chị Em thân mến,
1. Hôm nay, Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng, chúng ta bắt đầu một năm phụng vụ mới.
Vị Thiên Chúa của Giao Ước đã tự tỏ mình ra trong lịch sử, và cũng trong giòng
lịch sử, Giáo Hội cử hành mầu nhiệm cứu độ của Ngài: mầu nhiệm nhập thể, khổ nạn,
tử giá và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Như thế, đường lối tín hữu tiếp tục làm
mới lại, kéo dài từ giữa những gì Chúa Kitô “đã” hiện thực và việc “chưa” hoàn
toàn tỏ hiện của Người.
Thiên Chúa là tương lai của con người cũng như của thế giới. Nếu mất đi ý thức
về Thiên Chúa, nhân loại sẽ khép mình vào một tương lai và thế nào cũng mất đi
hướng hành trình trong thời gian của mình. Tại sao lại được sinh ra, rồi tại sao
chết đi? Tại sai lại phải hy sinh bản thân, tại sao phai chịu khổ đau?
Kitô giáo đã cống hiến một giải đáp đầy đủ cho những câu hỏi này. Đó là lý do
Chúa Kitô mới là niềm hy vọng của nhân loại. Người là ý nghĩa thực sự cho hiện
tại của chúng ta, vì Người là tương lai vững chắc của chúng ta.
2. Mùa Vọng nhắc nhở cho chúng ta rằng Người chẳng những đã đến rồi mà sẽ đến
nữa. Và đời sống của tín hữu là một cuộc mong chờ Người đến một cách liên tục và
tỉnh táo. Lời mời gọi hãy tỉnh thức và đợi chờ hôm nay được Thánh Ký Marcô nhấn
mạnh, vị thánh ký sẽ dẫn chúng ta nhận thức được mầu nhiệm Chúa Kitô qua cả năm
phụng vụ.
Trong đoạn Phúc Âm hôm nay, được trích từ bài giảng chính thứ hai của Chúa Giêsu,
Vị Thánh Ký này đã làm sáng tỏ ý nghĩa tối hậu của lịch sử cũng như của chính
tạo vật, rồi thánh ký huấn dụ chúng ta hãy biến cả cuộc đời của mình thành một
cuộc liên lỉ tìm kiếm Chúa Kitô. Nhờ gặp gỡ Người và chiêm ngưỡng dung nhan
Người mới làm nẩy lên một thứ sinh lực truyền giáo khiến chúng ta ra khỏi tình
trạng lầm lì hằng ngày để trở thành những chứng nhân can đảm của Người.
3. Trên con đường hoán cải và dấn thân hoạt động tông đồ này, chúng ta cùng đồng
hành với Mẹ Maria là bình minh rạng ngời và là hướng đạo viên sành sõi dẫn bước
cho chúng ta. Mẹ thực hiện điều này đặc biệt bằng việc kêu mời chúng ta hãy
chiêm ngưỡng những mầu nhiệm Mân Côi mùa vui. Chúng ta hãy tin tưởng hướng lên
Mẹ, trong khi chúng ta sửa soạn cử hành vào Chúa Nhật tuần tới lễ trọng kính Đặc
Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ.
Viên Chức của Chính Phủ Việt Nam Viếng Thăm
Vatican sau khi hai vị Giám Mục được Tòa Thánh Bổ Nhiệm
Một trong những kết quả của việc Tòa Thánh thăm Việt Nam vào Tháng Mười vừa qua,
hai vị tân Giám Mục đã được ĐTC Gioan Phaolô II bổ nhiệm hôm Thứ Ba 26/11/2002
vừa rồi. Vị thứ nhất là Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, sinh năm 1960 ở Kẻ Sặt và
chĩu chức linh mục năm 1988 hiện là giáo sư thần học Đại Chủng Viện Hà Nội, làm
Giám Mục Hải Phòng, nơi có 120 ngàn giáo dân trong tổng số 4.600.000 ngàn dân,
với 23 linh mục và 23 tu sĩ nam nữ. Vị thứ hai là Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên,
sinh năm 1950 tại Sóc Trăng và chịu chức linh mục năm 1987, hiện là giáo sư luân
lý thần học ở Đại Chủng Viện Cần Thơ làm giám mục phó giáo phận Cần Thơ, nơi có
161.564 giáo dân trong tổng số 4.798.152 dân cư trong vùng, với 137 linh mục và
377 tu sĩ nam nữ. Hai vị tân giám mục này là vị thứ 80 và 81 trong hàng giáo
phẩm Việt Nam từ đầu cho tới này.
Ngay sau ngày Tòa Thánh bổ nhiệm 2 vị tân giám mục, Phó Thủ Tướng Việt Nam đã
đến thăm Tòa Thánh Vatican và hôm Thứ Sáu 29/11/2002 đã gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ
Khanh Angelo Sodano, cũng như ĐTGM Jean-Louis Tauran, bộ trưởng ngoại giao của
Tòa Thánh. Tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa
Thánh cho biết: “Ngoài những vấn đề về lãnh vực chính trị thế giới, còn có những
trao đổi ý kiến liên quan đến tình hình biến chuyển về kinh tế và xã hội đang
diễn ra ở Việt Nam, cũng như về nhu cầu cần phải hợp tác hơn nữa giữa Giáo Hội
và quốc gia cho lợi ích của toàn thể xã hội Việt Nam”. Hiện nay tổng dân số Việt
Nam là 81 triệu người, trong đó có 5 triệu người Công Giáo, với 22 vị giám mục,
trong đó có 4 giám mục phụ tá, 2 ngàn linh mục và 450 tu sĩ nam nữ.
1/12 Chúa Nhật
MÙA VỌNG:
“Lời đã hóa thành nhục thể” (Jn 1:14)
Nhận Thức Mùa Vọng
Theo Dự Án Cứu Rỗi của Thiên Chúa, Phụng Niên có thể được chia làm 3 phần tiêu
biểu cho 3 Mùa Phụng Vụ chính: "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", "Chúa Kitô: Sự Sống
Thông Ban"' và "Chúa Kitô: Sự Sống Tái Sinh".
Chủ đề của chung Mùa Phụng Vụ thứ nhất, bao gồm Mùa Vọng, Đại Lễ Giáng Sinh, Mùa
Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, là "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện".
Thế nhưng, "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" là ai và ra sao, được Mùa Phụng Vụ thứ
nhất của Phụng Niên tưởng niệm.
"Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" là ai? Người chính là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Mùa
Vọng) "và ở giữa chúng ta" (Đại Lễ Giáng Sinh). "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" ra
sao? Ở chỗ "chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" (Mùa Giáng Sinh, mà chóp
đỉnh của mùa này là lễ Hiển Linh), "vinh hiển của Người Con Duy Nhất đến từ Cha,
đầy ân sủng và chân lý" (Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, bắt đầu là lễ chịu phép
rửa của Chúa Giêsu, "Con yêu dấu đẹp lòng Cha mọi đàng": "đầy ân sủng và chân lý"
Jn 1:14).
Theo nội dung của chung Mùa Phụng Vụ thứ nhất, dưới chủ đề: "Chúa Kitô: Sự Sống
Tỏ Hiện" này, Mùa Vọng là mùa mở đầu cho cả Phụng Niên để Giáo Hội tưởng niệm "Lời
đã hóa thành nhục thể".
Qua phần Phụng Vụ Lời Chúa, được Giáo Hội chọn làm những bài đọc có ý nghĩa
riêng cho Mùa Vọng, là thời gian 4 tuần lễ, tượng trưng cho 4000 ngàn năm trông
đợi Đấng Cứu Thế này, con cái Giáo Hội nhận thức được có 4 ý chính sau đây:
1. "Lời đã hóa thành nhục thể": Thời điểm (CN 1 MV)
2. "Lời đã hóa thành nhục thể": Đấng sẽ đến (CN2 MV)
3. "Lời đã hóa thành nhục thể": Đấng phải đến (CN3 MV)
4. "Lời đã hóa thành nhục thể": Xuất thân (CN 4 MV)
Hiện Thực Mùa Vọng
Mùa Vọng thật ra là thời gian Giáo Hội hướng về biến cố "Lời đã hóa thành nhục
thể", chứ không còn là thời gian, như dân Do Thái, cho đến bây giờ, vẫn đang
mong chờ Đấng Cứu Thế sẽ đến. Phần Chúa Giêsu, tuy đã về trời, nhưng "luôn ở lại
với (Giáo Hội) cho đến tận thế" (Mt.28:20). Do đó, qua và nhờ Phụng Vụ của Giáo
Hội trong Mùa Vọng, "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" từ từ sẽ có thể xua tan tối tăm
nơi chi thể của Giáo Hội mà Người là Đầu (x.Eph.1:22'5:23).
Còn đối với mỗi Kitô hữu, chung Phụng Niên và riêng mỗi Mùa Phụng Vụ chính là
thời gian "ơn cứu độ gần hơn lúc mới chấp nhận đức tin" (bài đọc 2 CN1MV năm A),
tức gần họ hơn lúc họ mới lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, để có thể tránh
khỏi tình trạng đáng tiếc là "có một Đấng ở giữa qúi vị mà qúi vị không biết" (Phúc
Âm CN3MV năm B), nhất là để có thể "thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa" (Phúc Âm
CN2MV năm C), được tỏ ra nơi "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", qua việc Giáo Hội
hướng về biến cố "Lời đã hóa thành nhục thể" trong Mùa Vọng, người Kitô hữu cần
phải "tỉnh ngủ (bằng cách) dứt bỏ những việc làm tối tăm và mang lấy khí giới
ánh sáng" (bài đọc 2 CN1MV năm A), tức là, phải "giữ mình kẻo lòng trí bị trì
trệ bởi khoái cảm, say sưa và lo toan trần thế" (Phúc Âm CN1MV năm C).