Lôøi môû ñaàu:

      Giaùo Hoäi Trong Tuaàn laø muïc tin veà Giaùo Hoäi Trong Tuaàn, töùc veà sinh hoaït cuûa Giaùo Hoäi ôû Toøa Thaùnh Roâma, nhaát laø veà nhöõng lôøi giaùo huaán cuûa ÑTC cuõng nhö chuû tröông cuûa Toøa Thaùnh ñöôïc phaùt bieåu qua nhöõng sinh hoaït naøy. Bôûi ñoù, muïc tin veà Giaùo Hoäi Trong Tuaàn naøy, nhö ñaõ thoâng baùo ôû trang Thöïc Hieän, ñöôïc laáy töø Maøn Ñieän Toaùn Toaøn Caàu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhieân, muïc Giaùo Hoäi Trong Tuaàn ñaây cuõng ñöôïc toång hôïp töø nguoàn tin Zenit chuyeân veà Toøa Thaùnh, nhôø ñoù vöøa coù theâm nhöõng tin töùc lieân quan khaùc, vöøa nhanh hôn moät chuùt. Baùo chí hay taùc giaû naøo muoán laáy nguoàn tin veà Giaùo Hoäi ñöôïc tuyeån hôïp, trích dòch vaø cung caáp ôû ñaây, xin cöù töï tieän, mieãn laø cho bieát xuaát xöù töø ThôøiÑieåmMaria.Net. Ña taï quí vò.

 

___________________________________________

 

TUAÀN 7-13/7/2002

 

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng Bảy


Ý Chung:
Xin cho các nghệ sĩ làm hết sức mình để giúp cho con người nam nữ ngày nay biết tái nhận thức được tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa nơi thiên nhiên tạo vật”.


Ý Truyền Giáo: Xin cho Kitô Hữu Ấn Độ khỏi bị ngăn cản công khai tuyên xưng niềm tin của mình và tự do loan báo Phúc Âm.

___________________________________________

 

 

 

12/7 Thứ Sáu


Lịch Trình Cử Hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVII 23-28/7/2002 Tại Tôrôntô Canada


Hội Đồng Tòa Thánh Về Giáo Dân vừa công bố Lịch Trình Cử Hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVII tại Tôrôntô Canada như sau:


Chủ đề:     “Các con là muối đất… Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:13-14).


Thứ Ba 23:    

 

Thánh Lễ khai mạc tại Exhibition Place do ĐHY Aloysius Ambrozic, TGM Toronto chủ sự, vị sẽ   đại diện ban và nước tổ chức đón mừng giới trẻ Canada và giới trẻ thế giới. Theo danh sách tham dự, cho tới nay mới được 200 ngàn, không kể nhiều giới trẻ Canada chưa ghi danh và giới trẻ các nước nghèo đang gặp khó khăn về vấn đề chiếu khán nhập cảnh. (Chính phủ Canada đã từ chối 6000 đơn xin chiếu khán từ các nước như Haiti, the Dominican Republic, Colombia, Uganda và Sudan vì sợ rằng hành hương Ngày Giới Trẻ Thế Giới bị lợi dụng dịp để lưu ngụ bất hợp pháp sau đó).


24-25/7:

 

Sáng: Giới trẻ học hỏi giáo lý với các vị Giám Mục bằng các thứ ngôn ngữ khác nhau tại hơn 100 địa điểm (nhà thờ và trung tâm) ở Toronto. Kết thúc mỗi buổi học hỏi giáo lý là Thánh Lễ.


Chiều: Giới trẻ có thể đến thăm Coronation Park ở vùng phụ cận Ontario, một công viên đã vì biến cố Ngày Giới Trẻ này được đổi tên thành “Duc in Altum Park”, tức Công Viên Chỗ Nước Sâu. “Duc in Altum” là cốt lõi và là mục tiêu của Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Kỷ của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày 6/1/2001, Lễ Hiển Linh, thời điểm kết thúc Đại Năm Thánh 2000, để thúc giục toàn thể Giáo Hội hãy lợi dụng Ân Sủng của Năm Thánh 2000 mà Sống Thánh Chứng Nhân trong Ngàn Năm Thứ Ba. Tại đây có các vị linh mục ngồi tòa và giải tội bằng đủ mọi thứ ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, còn có cả Lều Thánh Thể được thiết dựng ở một khu vực đặc biệt của công viên này nữa để giới trẻ có thể đến viếng Thánh Thể và cầu nguyện. (Lệ dựng Lều Thánh Thể này đã được Phong Trào Thiếu Nhi Fatima Việt Nam thực hiện từ năm 1992, mỗi khi tổ chức Trại Hè Fatima vào sau tuần lễ Độc Lập Hoa Kỳ và Trại Huynh Trưởng Fatima vào cuối tuần sau Lễ Phục Sinh hằng năm).

 

Ngoài ra, cũng vào các buổi chiều của ba ngày này, giới trẻ còn có thể tham dự Hội Lễ Giới Trẻ (Youth Festival) bao gồm những sinh hoạt về nghệ thuật, văn hóa và thiêng liêng dựa theo đời sống và đức tin của giới trẻ trên khắp thế giới. Ở đây họ sẽ được dịp mời tham dự những dự án phục vụ xã hội nữa.


Thứ Năm 25:

 

Đón ĐTC cũng tại Exhibition Place.


Thứ Sáu 26:

 

Giới trẻ Đi Đàng Thánh Giá được tổ chức ở một số địa điểm tại Toronto. Đường Thánh Giá chính được bắt đầu từ Tòa Đô Sảnh Thành Phố lúc 7:30 tối, băng qua trung tâm thành phố dọc theo đường University Avenue.


Thứ Bảy 27:

 

Giới trẻ tham dự Thánh Lễ Vọng do ĐTC chủ tế tại Downsview Park. Họ sẽ từ các địa điểm trú ngụ bắt đầu đi bộ đến khu công viên này từ 8 giờ sáng Thứ Bảy, khoảng cách từ 6 đến 10 cây số. Thánh Lễ Vọng bắt đầu lúc 8 giờ tối, bao gồm cả buổi cầu nguyện, ca nhạc, chứng từ giới trẻ và huấn dụ của ĐTC.

ChúaNhật 28:

 

Giới trẻ tham dự Thánh Lễ Bế Mạc do ĐTC chủ tế lúc 9 giờ 30 sáng cũng tại khu công viên này.


Trên đây là Lịch Trình Tổ Chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVII Tại Toronto Canada, một chương trình có nội dung giống như các Ngày Giới Trẻ Thế Giới trước đây. Màn Điện Toán Thời Điểm Maria sẽ phổ biến trong Mục Giáo Hội Trong Tuần này những chi tiết liên quan đến biến cố này trong tuần lễ Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVII năm nay, với chủ đề Tuần Lễ Về Ngày Giới Trẻ. Xin mời quí thân hữu điện lưới toàn cầu nhớ đón xem.


11/7 Thứ Năm


Toa Thánh Vatican lên tiếng phản đối quyết nghị phá thai của Quốc Hội Âu Châu


Quyết nghị phá thai được Quốc Hội Âu Châu bỏ phiếu thuận hôm 3/7/2002 chẳng những đã bị Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Âu Châu phản đối mà còn bị cả Tòa Thánh Vatican phê phán nữa. Vấn đề không phải chỉ ở tại chính việc phá thai tự nó là một tội ác mà còn ở tại việc muốn áp đặt vấn đề phá thai trên các nước hội viên và đang muốn trở thành hội viên của Khối Liên Hiệp Âu Châu.


ĐHY Alfonso Lĩpez Trujillo, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình, và ĐGM Elio Sgreccia, phó chủ tịch Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống, đã bày tỏ mối quan tâm của các vị đối với quyết nghị này trong L’Osservatore Romano, tờ nhật báo bán chính thức của Tòa Thánh. Mặc dù quyết nghị có tính cách lập pháp của Quốc Hội Âu Châu này không đủ quyền lực về pháp lý, song nó cũng gây một ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ đối với lục địa Âu Châu. ĐHY chủ tịch nói vấn đề nguy hiểm ở đây là vấn đề nhất trí với việc công bố và bảo vệ những quyền lợi căn bản của con người, mà quyền lợi đầu tiên là quyền sống. Quyền sống đã được bao gồm trong Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Quyền sống này, khi con người chuẩn nhận cho phép phá thai, đã bị đe dọa bởi tất cả mọi thứ cắt nghĩa và luật trừ. ĐHY nêu lên khoản 12 của bản quyết nghị, một quyết nghị “đề nghị là để bảo vệ những quyền lợi của phụ nữ về sức khỏe và sản sinh, cần phải làm cho việc phá thai được hợp pháp hóa, an toàn và thuận tiện cho tất cả mọi người”, rồi ĐHY nhận định chính ý tưởng về vấn đề “pháp chế” việc phá thai là sai trái, vì “một thứ luật cho phép loại trừ đi một con người vô tội không bao giờ lại được coi là chính đáng cả”. Đối với từ ngữ “vấn đề phá thai an toàn”, ĐHY cho biết “việc an toàn” như vậy chỉ mang lại nguy hiểm cho sức khỏe của nữ giới mà thôi, thành phần có những “quyền lợi” lấn át quyền lợi của những con người được họ thụ thai. ĐHY còn nêu lên khoản 6 của bản quyết nghị, một quyết nghị yêu cầu các chính phủ phát động “việc ngừa thai khẩn cấp […] như là một việc làm bình thường trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe tính dục và sản sinh”, rồi nói lên nhận định của mình là điều khoản này “không phải là về vấn đề ngừa thai thực sự, mà là vấn đề nhúng tay vào việc phá thai, một việc nhắm đến mầm thai con người, không cho nó được đậu thai”.


Về phần mình, ĐGM Sgreccia đặt vấn đề “bản văn kiện này kiếm cách nghiêng chiều về hành vi có ảnh hưởng đến luân thường đạo lý cá nhân, đến gia đình, đến chính việc tồn tại của hành vi này, cũng như đến quyền sống của thai nhi. Khi chúng ta nói về luân thường đạo lý, chúng ta không muốn giới hạn ý nghĩa của nó vào nền luân lý Công Giáo và đạo giáo là những gì cũng có quyền phải được tôn trong trong một nền dân chủ thực sự, mà chúng ta nói đến một thứ luân thường đạo lý tự nhiên”. Nơi những xứ sở vốn có những luật lệ bảo vệ các giá trị bị quyết nghị này tấn công, thì khó có thể chấp nhận tính cách xứng hợp của việc gán ghép này cho một Âu Châu “đang đe dọa áp đặt quan niệm luân lý ‘của nó’ về sự sống cũng như về những mối liên hệ nam nữ”.


ĐHY chủ tịch nói rằng những gì quyết nghị của Quốc Hội Âu Châu “về các quyền lợi sức khỏe, tính dục và sản sinh” đều cho thấy một “’thứ luân lý mới’ liên quan đến những mục tiêu chính trị, và tiêu biểu cho một thách đố đối với sự thật về việc con người sản sinh”. ĐHY đồng ý với những lời phát biểu của bà nghị viên Elizabeth Montfort về quyết nghị này là “buồn cười thay quyền sản sinh lại bị gồm tóm trong danh mục của những phương cách thực sự ngăn cản chính việc sản sinh”.


ĐGM Sgreccia còn thêm là bức thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” Evangelium Vitae nói rằng vấn đề phá thai tiếp tục là một “tội ác”, và “điều này đúng chẳng những đối với những tín đồ mà còn với lương tâm sáng suốt nữa”.


Án Tử Hình không được ủng hộ ở Hoa Kỳ nữa


ĐHY William Keeler, TGM giáo phận Baltimore nhận định là dân chúng Hoa Kỳ đã thay đổi thái độ với bản án tử hình rồi. Theo ĐHY, ba năm trước đây đã có 98 người bị chết vì án tử hình ở xứ sở này. Năm vừa qua chỉ còn 66. Nói với tờ nhật báo Ý quốc là Avvenire, ĐHY cho biết nhận định của mình “rõ ràng là ý kiến chung đang theo một chiều hướng mới và con số của những ai không chấp nhận án tử hình tiếp tục tăng thêm. Cuối cùng chúng ta không còn là thành phần thiểu số trong vấn đề này nữa”. ĐHY viện dẫn thêm những chứng cớ như năm 1980 có 80% dân số ủng hộ án tử hình, nhưng nay chỉ còn 65%. ĐHY giải thích:


Cái đánh động lương tâm người Mỹ là những trường hợp án tử hình đã thực hiện một cách bất công bởi những thiên kiến xã hội hay chủng tộc. Cảm quan về bình đẳng, về việc cho mọi người cùng một cơ hội để bênh vực mình là một cảm quan rất mạnh ở Hiệp Chủng Quốc. Thế mà, trong những năm vừa rồi, người ta khám phá thấy rằng có cả chục vụ bị tố giác là đã bị lên án tử chỉ vì họ không thể có được người bênh chữa đàng hoàng, hay chỉ vì họ quá vô tri trong việc đòi hỏi quyền lợi cho họ. Ngoài ra, việc khám nghiệm về chất di truyền DNA (deoxyribonucleic acid) càng ngày càng đáng tin cậy cũng đã cống hiến một phương tiện khoa học đầy đủ trong việc tái xét các trường hợp trước kia đã cho thấy sự vô tội của nhiều người. Trước việc khám phá ra những sai lầm của guồng máy luật pháp như thế, các thứ thẩm quyền đã buộc phải cứu xét lại vấn đề bản án tử hình. Vấn đề ngờ vực về tính cách hợp pháp của bản án tử hình không chỉ phát xuất từ hạ tầng mà cả từ các quyền lực của chính phủ nữa. Hai tiểu bang đã treo lại những cuộc hành quyết; hai bản án của Tối Cao Pháp Viện đã giới hạn lại việc áp dụng, và một tòa án ở Nữu Ước đã quyết định án tử hình là trái với hiến pháp. Chúng ta đã có đủ những yếu tố để hy vọng là chúng ta sẽ còn tiến xa hơn nữa vậy”.

 

Hội Nghị Về Hội Chứng Liệt Kháng AIDS không mời Tòa Thánh Vatican


Giáo Hội Công Giáo chăm sóc 1 phần tư bệnh nhân bị hội chứng liệt kháng AIDS trên thế giới. Thế mà Hội Nghị Thế Giới 14 về Hội Chứng Liệt Kháng AIDS được tổ chức tại Barcelona Tây Ban Nha lần này không mời Tòa Thánh Vatican tham dự. ĐTGM Javier Lozano Barragấn nói với The Roman agency I Media rằng “Chúng tôi không hiểu tại sao Tòa Thánh Vatican không được mời tham dự”. Ngài còn thêm là có 26% trong tổng số trung tâm điều trị Hội Chứng Liệt Kháng trên thế giới là của Công Giáo. Về vấn đề đáp ứng hội chứng này, ĐTGM còn nói Giáo Hội Công Giáo phải được coi là “cộng sự viên quan trọng nhất” trong số những phần tử của Liên Hiệp Quốc. Bởi thế, Tòa Thánh Vatican “có quyền được lắng nghe ý kiến của mình”. Một trong những lý do Tòa Thánh Vatican không được mời, có lẽ, như ĐTGM này than phiền, là vì hội nghị này nhấn mạnh đến vấn đề được gọi là “việc vợ chồng đồng tính” sai lầm, tức là việc phổ biến bao cao su để phòng ngừa dịch Hội Chứng Liệt Kháng, một phương sách hoàn toàn thất bại như vừa được ủy ban Liên Hiệp Quốc chân nhận và công bố mới đây.
 

10/7 Thứ Tư


Buổi Triều Kiến Chung Hằng Tuần: Bài Giáo Lý 46 về Ca Vịnh Đaniên
Cuộc Sống con người là Lời Chúc Tụng Đấng Hóa Công.


Anh Chị Em thân mến,


Bài Ca Vịnh về 3 người trẻ bị Vua Babylon kết án thiêu sống trong hỏa lò là một bài kinh cầu trang trọng chúc tụng Thiên Chúa Hóa Công. Bài Ca Vịnh này phác tả một cuộc rước cả thể của thiên nhiên bao gồm toàn thể vũ trụ hợp tiếng ca tụng vinh quang Thiên Chúa. Như tất cả mọi lời cầu nguyện chân thực, bài Ca Vịnh này là một hân hoan cử hành việc quan phòng của Thiên Chúa, một bài thánh thi tạ ơn về muôn vàn phúc lành của Ngài, và là một hành động làm sống al5i đức tin giữa khổ đau và bách hại
”.


(Xin xem toàn bài Giáo Lý Ca Vịnh Đaniên này ở Mục Giáo Lý Hằng Tuần cuối tuần này)


Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần hôm nay, ĐTC đã chia sẻ ở khu vườn của Điện Giáo Hoàng Castel Gandolfo, cách Rôma 30 cây số hay 18 dặm về phía Nam. Theo lời khuyên của bác sĩ, vì vấn đề sức khỏe, Ngài không nên về lại Vatican cho buổi Triều Kiến Chung này. Sau khi nói được 30 phút, có những lúc tiếng Ngài yếu hẳn đi, ĐTC đã đích thân đi chào tham dự viên. Ngài đã kêu gọi cầu nguyện cho Ngày Giới Trẻ XVII như sau: “Tôi rất sung sướng được ở giữa các bạn nơi đây, Castel Gandolfo là nơi, nếu Chúa muốn Tôi sẽ nghỉ hè như những năm trước đây. Tôi đang nghĩ đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới đây, một ngày sẽ xẩy ra ở Tôrôntô vào cuối tháng này. Tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện để cuộc hộp họp giáo hội hoàn vũ có tính cách gặp gỡ quan trọng thuộc về Giáo Hội này mang lại những hoa trái thiêng liêng theo lòng mong ước”.


Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin cảnh báo cuộc truyền chức cho 7 người nữ Công Giáo ở Nước Áo


Sau đây là văn kiện của Thánh Bộ này:


Vào ngày 29/6/2002, Romulo Antonio Braschi, sáng lập viên cộng đồng ly giáo, đã thực hiện việc truyền chức linh mục cho những người phụ nữ Công Giáo sau đây: Christine Mayr-Lumetzberger, Adelinde Theresia Roitinger, Gisela Forster, Iris Miller, Ida Raming, Pia Brunner, và Angela White.


“Để soi đường dẫn lối cho tín hữu Công Giáo, cũng như để đánh tan những ngờ vực có thể xẩy ra, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin muốn nhắc lại giáo huấn trong Bức Tông Thư Ordinatio Sacerdotalis của Đức Gioan Phaolô II về việc ‘Giáo Hội không có thẩm quyền gì cả trong việc truyền chức linh mục cho nữ giới, và tất cả mọi tín hữu thuộc Giáo Hội đều phải quyết tâm tuân giữ phán quyết này” (số 4). Bởi thế, 'việc truyền chức linh mục’ được nhắc đến trên đây tạo nên một việc giả mạo bí tích do đó nó là một việc bất thành và vô hiệu lực, cũng là một việc vi phạm nặng nề đến hiến pháp thần linh của Giáo Hội. Ngoài ra, vì vị giám mục ‘truyền chức’ thuộc về một cộng đồng ly giáo, việc này còn là một cuộc tấn công trầm trọng đến sự hiệp nhất của Giáo Hội nữa. Một việc làm như vậy là một hành động xỉ nhục đến phẩm giá của người phụ nữ, thành phần đóng vai trò chuyên biệt bất khả thay thế trong Giáo Hội và xã hội.


“Bản Tuyên Ngôn này, bằng việc nhắc lại những lời phát biểu trước đây của Giám Mục giáo phận Linz, cũng như của hội đồng giám mục Áo Quốc, và căn cứ vào giáo luật khoản 1347.1, chính thức cảnh báo những người nữ có tên trên đây là họ sẽ bị vạ tuyệt thông chỉ có Tòa Thánh mới có quyền tháo gỡ, nếu vào ngày 22/7/2002 họ không 1) nhìn nhận tính cách vô hiệu của “những chức thánh” họ đã lãnh nhận bởi vị giám mục ly giáo trái với tín lý của Giáo Hội, và 2) nói lên lòng thống hối của mình mà xin ơn tha thứ cho gương mù họ đã gây ra cho các tín hữu.


Tại Rôma, Văn Phòng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin ngày 10/7/2002
Hồng Y Joseph Ratzinger Tổng Trưởng
TGM Tarcisio Bertone, SDB, Thư Ký

 

9/7 Thứ Ba


Phản Ứng của Tòa Thánh về Bức Thư Tố Cáo của Giáo Hội Chính Thống Nga


ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo, một trong hai vị đã nhận được thư của Giáo Hội Chính Thống Nga về vấn đề những chứng cớ cho thấy Giáo Hội Công Giáo Rôma đang thực hiện việc dụ giáo ở Nga, đã tỏ thái độ hết sức tích cực về bức thư này. Trong một cuộc phỏng vấn được Đài Phát Thanh Vatican phổ biến hôm Thứ Ba 9/7/2002, ĐHY Chủ Tịch Người Đức này cho biết, một khi việc phàn nàn đã đi vào chi tiết rõ ràng thì vấn đề nói chuyện với nhau mới dễ dàng hơn. ĐHY tin rằng những lời lẽ tố cáo trong bức thư chỉ là kết quả của việc hiểu lầm mà thôi. Bởi thế, ĐHY cho biết ngài có ý định mới ĐTGM Kirill, Vị phụ trách ngoại giao của Giáo Hội Chính Thống Nga đồng thời cũng là tác giả của bức thư này đến Vatican để nói chuyện.


Từ tháng Hai đến nay không hề có một trao đổi trực tiếp nào với Tòa Thượng Phụ Moscow cả. Giờ đây chúng ta nhận được bức thư này, đó là dấu cho thấy chúng ta có thể tiếp tục đường lối trao đổi vậy. Theo quan điểm của tôi, một điểm tích cực nữa là những cái mà bức thư nêu lên về vấn đề dụ giáo được gọi là các chứng cớ cụ thể. Chúng tôi đã có một yêu cầu đặc biệt, đó là ‘xin chứng dẫn cho thấy những tố giác này, thì chúng ta mới có thể nói chuyện về những sự kiện được đề cập tới’. Vậy điều này đã xẩy ra, nên chúng tôi hy vọng là chúng tôi lại có thể tiếp tục bắt đầu trao đổi. Chúng tôi biết rằng đầy là một việc làm khó khăn và lâu dài, nhưng ít là chúng ta có thể bắt đầu lại cái đã”.


Trong bức thư có nói đến vấn đề ở Nga Sô, cho dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dân chúng đều bị ảnh hưởng của Chính Thống Giáo. ĐHY Chủ Tịch cho biết, Ngành lập pháp của Liên Bang Nga Sô đề cập đến 4 tôn giáo rõ ràng là Chính Thống Giáo, Phật Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo.


“Như thế có nghĩa là Nga Sô không phải là một quốc gia Chính Thống Giáo. Giáo Hội Công Giáo cũng có những gốc rễ lịch sử tại xứ sở này. Trong thời đoạn của triều đại Czars, đã có những Người Công Giáo và các giáo phận rồi. Giờ đây Giáo Hội của chúng ta đã vươn dậy phục hồi và Giáo Hội này có quyền được hiện hữu. Nếu một người Chính Thống hay vô tín ngưỡng muốn trở thành một người Công Giáo thì chúng ta không được loại trừ họ: Đó là vấn đề tự do tôn giáo”.


Về vấn đề dụ giáo, ĐHY cho biết Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nga sẽ nói đến từng trường hợp tố giác này:


“Chúng có thể nói rằng những sự kiện đó hầu như không có lý tí nào. Chẳng hạn, một hội dòng nữ giới được gọi là ‘Thừa Sai Thánh Tâm’, với tên gọi có chữ ‘thừa sai’, không phải là dấu hiệu chứng tỏ để bị tố là dụ giáo. Chính Giáo Hội là truyền giáo, nhưng Giáo Hội không dụ giáo. Nhiều sự kiện không hợp lý, nhưng dầu sao cũng đưa đến việc có thể trao đổi với nhau. Tòa Thánh có chủ trương rõ ràng với Giáo Hội Chính Thống Nga. Chúng tôi muốn đối thoại, chúng tôi muốn hợp tác, chúng tôi phủ nhận vấn đề dụ giáo, chúng tôi muốn thực hiện việc đại kết, chúng tôi muốn thực hiện việc mục vụ cho những người Công Giáo của chúng tôi”.
 

7/8 Thứ Hai


ĐTC với Thánh Nữ Maria Goretti


Trong bức thư gửi Đức Giám Mục Agostino Vallini giáo phận Albano Ý Quốc nhân dịp kỷ niệm bách niên qua đời của thánh nữ (1902-2002), ĐTC lại đề cập đến hai nhân đức đặc biệt của nữ thánh nêu gương cho giới trẻ bây giờ là trinh khiết và tha thứ, hai vấn đề Ngài đã nêu lên trong buổi Nguyện Kinh Truyền Tin hôm qua. Thánh nữ, với tên gọi trong gia đình là “Marietta”, chết ngày 6/7/1902, sau ngày bị đâm trọng thương, tại nhà thương Nettuno, cách Rôma 90 cây số hay 55 dặm về phía Nam. Sau khi nhắc lại cuộc đời thuộc một gia đình nghèo nàn, ĐTC đã nói “vị tử đạo trinh khiết nhỏ bé và dịu dàngnày là “một gương sáng cho giới trẻ biết bao!” Tại sao? Theo ĐTC:


Đối với một ý hệ thả lỏng đang chi phối phần lớn xã hội và văn hóa của thời đại chúng ta đây thì khó có thể hiểu được vẻ đẹp và giá trị của đức thanh sạch. Hành động của vị thánh trẻ này gợi lên một cái nhìn hướng thượng và cao quí về phẩm giá của mình cũng như của người khác… Đối diện với một thứ văn hóa sặc mùi thể lý giữa nam nữ, Giáo Hội tiếp tục bảo vệ và cổ võ giá trị tính dục như là một yếu tố ảnh hưởng đến tất cả mọi khía cạnh nơi con người, và vì thế, nó phải được sống bằng một thái độ tự do sâu xa cũng như bằng một lòng trọng kính nhau, theo chiều hướng Thiên Chúa dự định từ ban đầu. Theo quan điểm ấy, con người nam nữ mới khám phá ra chính mình như là đối tượng của một tặng ân, và đồng thời được kêu gọi để trở nên một quà tặng cho người”.


ĐTC còn nêu gương tha thứ của vị nữ thánh này nữa, tha thứ cho người muốn hãm hiếp mình, nhưng không được thì đâm thánh nhân 14 nhát dao. Việc thánh nữ tha thứ cho kẻ sát hại mình là Alessandro Serenelli đã làm cho anh hối hận. Do đó, sau 27 năm bị tù, ngay sau khi được trả lại tự do, việc đầu tiên anh làm là đến thăm mẹ của thánh nữ để xin thứ tha. Sau đó anh đã xin được việc làm vườn cho một đan viện của Dòng Capuchin ở Macerata cho đến hết cuộc đời của anh. ĐTC kết thúc bức thư của Ngài như sau: “Chớ gì nhân loại nhất định theo con đường nhân từ và thứ tha! Tôi đặc biệt muốn đề cao gương của vị thánh này cho giới trẻ, thành phần là hy vọng của Giáo Hội và của nhân loại”.
 

7/7 Chúa Nhật


Huấn Từ Kinh Truyền Tin: ĐTC kêu gọi giới trẻ sống thanh tịnh như gương thánh Maria Goretti


Hôm nay là ngày, theo phụng niên của Giáo Hội, kính hai Vị Thánh Đồng Quan Thày Âu Châu với Thánh Bênêđictô, đó là hai anh em Thánh Cyliô và Mêthôđiô. Tuy nhiên, để hướng về giới trẻ trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới cuối tháng bảy này, nhân dịp Lễ Thánh Maria Goretti đồng trinh tử đạo 6/7 hôm qua, một vị thánh qua đời năm 12 tuổi (1890-1902), thà chết chứ không để bị hiếp bởi Alessandro Serenelli, người đã đâm em 14 nhát dao và cũng đã hiện diện trong ngày phong thánh 24/6/1950 của em, Đức Thánh Cha đã kêu gọi giới trẻ đang sống trong một thế giới hưởng thụ sặc mùi nhục dục ngày nay sống thanh tịnh như sau:


Thánh Maria Goretti là mẫu gương của những thế hệ mới, những thế hệ bị đe dọa bởi chiều hướng ý hệ thiếu dấn thân, một chiều hướng ý hệ khó lòng mà hiểu được tầm quan trọng của những giá trị không bao giờ cho phép đi đến chỗ hòa hoãn. Mặc dù nghèo nàn và kém học hành, chưa đầy 12 tuổi, Thánh Maria cũng đã có được một nhân cách chắc chắn và trưởng thành, một nhân cách thánh nhân đã được gia đình giáo dục theo đạo nghĩa. Nhân cách này chẳng những đã khiến cho thánh nhân tự vệ bản thân mình bằng một đức thanh sạch anh hùng, mà còn thậm chí đi đến chỗ tha thứ cho kẻ sát hại mình nữa. Việc tử đạo của thánh nhân nhắc nhở chúng ta rằng loài người không mãn nguyện bởi việc chạy theo những thúc động khoái lạc, mà là bằng việc sống cuộc đời mình trong yêu thương và trách nhiệm. Giới trẻ thân mến, Tôi biết rõ quí bạn nhậy cảm là chừng nào đối với những lý tưởng này. Trong niềm hy vọng được gặp gỡ quí bạn hai tuần nữa ở Toronto, hôm nay Tôi muốn lập lại với quí bạn là: Xin quí bạn đừng để cho cái thứ văn hóa của chiếm hữu và khoái lạc làm tê liệt lương tâm của quí bạn nhé! Quí bạn hãy là những tay canh gác tỉnh táo và cảnh giác để có thể trở thành những vai chính đích thực đóng vai trò xây dựng một tân nhân loại nghe”.


Trong Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin hôm nay, ĐTC cũng chính thức loan báo việc Ngài đi nghỉ hè vào Thứ Hai tuần này, 8/7, tại cư xá giáo hoàng Castel Gandolfo như mọi năm, nơi cách xa Rôma 30 cây số (hay 18 dặm) về phía Nam. Tất nhiên, trong những ngày hè, sẽ không có những buổi triều kiến chung riêng như ở Vatican, trừ các buổi triều kiến chung hằng tuần vào các ngày thứ tư thì vẫn giữ như thường, tại sân của cư xá giáo hoàng này. Tuy nhiên, năm nay thời gian nghỉ hè của Ngài sẽ bị chi phối bởi hai chuyến tông du 97 và 98, chuyến tông du 97 từ 23/7 tới 2/8, ở Canada cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVII, rồi ở Guatemala và Mễ Tây Cơ, và chuyến tông du 98 từ 16 đến 19 tháng Tám về thăm quê hương Balan lần thứ tám.

 

 ______________________________________________