Lời mở đầu:
 

Giáo Hội Trong Tuần là mục tin về Giáo Hội Trong Tuần, tức về sinh hoạt của Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma, nhất là về nhưng lời giáo huấn của ĐTC cung như chủ trương của Tòa Thánh được phát biểu qua nhưng sinh hoạt này. Bởi đó, mục tin về Giáo Hội Trong Tuần này, như đa thông báo ở trang Thực Hiện, được lấy từ Màn Điện Toán Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS). Tuy nhiên, mục Giáo Hội Trong Tuần đây cung được tổng hợp từ nguồn tin Zenit chuyên về Tòa Thánh, nhờ đó vừa có thêm nhưng tin tức liên quan khác, vừa nhanh hơn một chút. Báo chí hay tác giả nào muốn lấy nguồn tin về Giáo Hội được tuyển hợp, trích dịch và cung cấp ở đây, xin cứ tự tiện, miễn là cho biết xuất xứ từ ThờiĐiểmMaria.Net. Đa tạ quí vị.
 

___________________________________________

 

 

 1-7/9/2002

 

Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng Chín
 

Ý Chung: Xin cho trẻ em và giới trẻ ở các trường Công Giáo, trong thời gian học hành, gặp được những nhà giáo dục vững mạnh và khôn ngoan để giúp họ phát triển về đức tin đạo giáo cũng như về những thái độ sống lành mạnh”.

Ý Truyền Giáo:
“Xin Chúa Thánh Thần, qua sự đóng góp của Giáo Hội cũng như của các Cộng Đồng giáo hội, giúp cho hai Chính Phủ của Quần Đảo Đại Hàn được tái nhận thức được những lý do sâu xa trong việc hòa giải với nhau”.

 

___________________________________________



7/9 Thứ Bảy


ĐTC Gioan Phaolô tiếp nhận vị tân lãnh sự Hiệp Vương Quốc (United Kingdom of Great Britain)

 

"Việc xây dựng một thứ văn hóa đoàn kết toàn cầu như vậy có lẽ là một công việc về luân lý lớn lao nhất đối với nhân loại hôm nay đây. Nó cho thấy đó là một thách đố đặc biệt về tinh thần cũng như về văn hóa đối với các nước phát triển Tây phương, nơi mà các nguyên tắc và các giá trị của Kitô giáo đã thêu dệt nên chính tấm vải xã hội này, một xã hội mà hiện nay đã gặp trục trặc bởi những kiểu mẫu văn hóa khác, theo chiều hướng cá nhân chủ nghĩa quá trớn, đi đến chỗ lạnh lùng dửng dưng, chủ trương khoái lạc, khuynh hướng hưởng thụ, và duy vật thực tiễn, là những gì có thể làm soi mòn, thậm chí đảo lộn nền tảng của đời sống xã hội".


Sau đây, trừ đoạn mở đầu chào hỏi và kết thúc chúc nguyện, là bài diễn từ của ĐTC ngỏ cùng vì tân lãnh sự Kathryn Frances Colvin của Hiệp Vương Quốc tại nhà nghỉ hè của Ngài ở Castel Gandolfo.
……
”Ngài đề cập đến cuộc khủng bố tấn công đáng tiếc hôm 11/9 năm vừa qua, cũng như đến nhiều tình hình bất công đang gây chú ý khắp thế giới, đã nhắc chúng ta nhớ rằng ngàn năm này vừa được mở màn cho thấy những thách đố lớn lao. Nó cần phải có một cuộc dấn thân cương quyết và dứt khoát về phần các cá nhân, dân tộc và quốc gia trong việc bảo vệ những quyền lợi và phẩm vị bất khả xúc phạm của hết mọi phần tử thuộc gia đình nhân loại. Nó đồng thời cũng đòi buộc phải xây dựng một thứ văn hóa đoàn kết toàn cầu, một thứ văn hóa được thể hiện chẳng những liên quan đến việc tổ chức hiệu nghiệm về kinh tế hay chính trị, mà còn, quan trọng hơn nữa, liên quan đến một tinh thần tương kính và cộng tác trong việc phục vụ cho công ích.


“Trong những năm gần đây, Chính Phủ của quí vị đã thực hiện những nỗ lực đáng kể trong việc đẩy mạnh một thứ văn hóa như thế, cũng như trong việc làm kiên cố những nền tảng của việc phát triển hòa bình và nhân bản quốc tế. Chẳng hạn, tôi nghĩ đến lòng quảng đại quí vị đã tỏ ra trong việc giảm bớt hay thậm chí hủy bỏ nợ nần quốc tế cho các quốc gia nghèo; vai trò dẫn đầu của quân đội Hiệp Vương Quốc trong việc mang lại nền an ninh cho tân chính phủ Afghanistan; cũng như vấn đề ưu tiên chú ý tới lục địa Phi Châu, đặc biệt được tỏ ra nơi những lời kêu gọi ở cuộc họp G-8 ở Canada vừa rồi đối với “Dự Án Tác Hành Phi Châu”. Tôi cũng biết ơn quí vị về việc quí vị tiếp tục cố gắng mang lại hòa bình và tình trạng bình thường cho Bắc Ái Nhĩ Lan.


“Bừng tỉnh trước cuộc tấn công khủng bố Tháng Chín vừa rồi, cộng đồng thế giới đã nhận thấy nhu cầu khẩn trương trong việc chiến đấu với hiện tượng khủng bố quốc tế được tài trợ đàng hoàng cũng như được tổ chức đâu vào đấy, một hiện tượng cho thấy mối đe dọa ghê rợn và cấp thời cho nền hòa bình thế giới. Được nung nấu bởi lòng hận thù, cô lập và mất lòng tin tưởng, việc khủng bố càng làm cho bạo lực chồng chất trên bạo lực trong một cơn lốc thê thảm làm cay đắng và đầu độc cho các thế hệ mai hậu. Trên hết, 'cuộc khủng bố được phát xuất từ việc khinh thường sự sống con người. Vì lý do này, nó chẳng những gây ra những tội ác không thể chấp nhận được, mà còn, vì nó sử dụng đến việc khủng bố như phương tiện chính trị và quân đội, tự mình nó thực sự là một tội ác phạm đến nhân loại' (Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2002, đoạn 4).


“Như là một phần thiết yếu trong việc chiến đấu chống lại tất cả mọi hình thức khủng bố, cộng đồng thế giới được kêu gọi để đảm nhận những việc làm về chính trị, ngoại giao và kinh tế mới mẻ và sáng tạo, nhắm đến mục đích làm giảm bớt những tình trạng gương mù gây ra bởi nhiều bất công, đàn áp và loại trừ vẫn đang tiếp tục đè nén vô số phần tử thuộc gia đình nhân loại. Thật vậy, lịch sử chứng tỏ cho thấy rằng việc tuyển mộ những người khủng bố sẽ dễ dàng thành đạt ở những nơi nhân quyền bị chà đạp cũng như ở những nơi bất công hằng xẩy ra trong cuộc sống hằng ngày. Ở đây không có ý nói là những tình trạng chênh lệch và lạm dụng đang xẩy ra trên thế giới cho phép gây ra những hành động khủng bố: dĩ nhiên, không bao giờ được biện minh cho bạo lực và khinh rẻ sự sống con người cả. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế có thể đã không còn lơ là thiếu chú ý đến những nguyên nhân sâu xa đã dẫn riêng giới trẻ tới chỗ thất vọng về nhân loại, về chính đời sống cũng như về tương lai, và đến chỗ làm mồi ngon cho những khuynh hướng bạo động, hận thù và lòng mong muốn rửa hận bất chấp thủ đoạn.


“Chính vì quan tâm đến những vấn đề nhân bản sâu xa hơn này mà Tôi đã mời các vị lãnh đạo cùng với các vị đại diện các tôn giáo trên thế giới hiệp với Tôi ở Assisi Tháng Giêng vừa rồi để làm chứng một cách rõ ràng không mập mờ về những niềm xác tín chung của chúng ta liên quan đến mối hiệp nhất của gia đình nhân loại, cũng như đến trách nhiệm bó buộc riêng của các tín đồ đạo giáo trong việc cộng tác cùng với những con người nam nữ thiện chí khắp nơi để xây dựng một tương lai hòa bình. Thực sự niềm hy vọng hướng về một tương lai tốt đẹp hơn là ở chỗ hoán cải tâm hồn và canh tân tinh thần của các xã hội. Việc xây dựng một thứ văn hóa đoàn kết toàn cầu như vậy có lẽ là một công việc về luân lý lớn lao nhất đối với nhân loại hôm nay đây. Nó cho thấy đó là một thách đố đặc biệt về tinh thần cũng như về văn hóa đối với các nước phát triển Tây phương, nơi mà các nguyên tắc và các giá trị của Kitô giáo đã thêu dệt nên chính tấm vải xã hội này, một xã hội mà hiện nay đã gặp trục trặc bởi những kiểu mẫu văn hóa khác, theo chiều hướng cá nhân chủ nghĩa quá trớn, đi đến chỗ lạnh lùng dửng dưng, chủ trương khoái lạc, khuynh hướng hưởng thụ, và duy vật thực tiễn, là những gì có thể làm soi mòn, thậm chí đảo lộn nền tảng của đời sống xã hội.


“Đối diện với cuộc thách đố về văn hóa và tinh thần này, Tôi tin tưởng rằng cộng đồng Kitô hữu ở Hiệp Vương Quốc sẽ tiếp tục vang tiếng nói của mình lên ở những cuộc tranh luận lớn để hình thành tương lai xã hội, và tiếp tục cống hiến một chứng từ khả tín cho những niềm xác tín của mình bằng những chương trình thực hiện về giáo dục, bác ái và xã hội. Các thập niên vừa qua, nhờ ơn Chúa, đã được chứng kiến thấy sự tiến bộ khả quan trong việc xây dựng những mối liên hệ đại kết thân ái là những gì thể hiện một cách chân chính hơn những cội rễ linh thiêng chung của chúng ta (x Diễn Từ với Her Majesty, 17/10/2000). Chứng từ chung của những Kitô hữu dấn thân có thể đóng góp rất nhiều vào việc canh tân đời sống xã hội, ở chỗ tôn trọng và xây dựng trên di sản khôn sánh của những lý tưởng và thành đạt về chính trị, văn hóa và tinh thần, những gì đã làm nên lịch sử của quốc gia quí vị cùng với những gì nó đóng góp cho thế giới.


“Về khía cạnh này, Tôi nghĩ ngay đến nhu cầu cần phải dứt khoát bênh vực những quyền lợi của gia đình, cũng như việc bảo vệ cơ cấu hôn nhân về phương diện pháp lý. Gia đình đóng một vai trò quyết liệt trong việc nuôi dưỡng những giá trị mà bất cứ một nền văn minh nào xứng với tên gọi của mình cũng phải căn cứ vào đó. Toàn thể xã hội loài người được bắt nguồn sâu xa từ gia đình, và bất cứ cái gì làm suy yếu cơ cấu bất khả thiếu này đều chỉ có thể là nguồn phát sinh ra những khó khăn và trục trặc trầm trọng cho xã hội nói chung mà thôi.


“Một lãnh vực khác Kitô hữu có thể cống hiến một chứng từ ân huệ, đó là lãnh vực tôn trọng sự sống, đương đầu với những nỗ lực hợp pháp hóa việc phá thai, việc sản xuất ra những mầm thai con người để khảo cứu, và những tiến trình lạm hành về di truyền như tạo sinh vô tính dục con người. Sự sống con người cũng như ngôi vị con người không bao giờ được đối xử một cách hợp pháp như là một đối tượng lạm hành hay như là một sản phẩm khả loại; trái lại, mỗi một con người, ngay từ giai đoạn bắt đầu hiện hữu, từ khi được thụ thai cho tới lúc tự nhiên chết đi, đã được Tạo Hóa ban cho một phẩm vị cao cả cần phải được cá nhân, cộng đồng, quốc gia, và các cơ chế quốc tế hết sức tôn trọng và canh chừng”.


6/9 Thứ Sáu


Tái Lập Lại Thành Phần Phụ Trách Việc Phác Họa Qui Chế Về Nạn Lạm Dụng Tình Dục


Theo nguồn tin Associated Press, hai phần tử của ủy ban này bị các tay biện hộ cho thành phần nạn nhân nặng lời phê phán đã không còn ở trong ủy ban này nữa, đó là Đức Giám Mục John McCormack ở Manchester, New Hampshire, và Giám Mục Phụ Tá A. James Quinn ở Cleveland, Ohio; ngược lại, ủy ban này được tăng cường thêm 8 vị khác thành 15. Ủy ban này có nhiệm vụ coi sóc dự án này trong vòng hai năm và có thể sẽ thực hiện những cuộc họp địa phương hay ở cấp quốc gia với các nạn nhân. ĐGM Wilton Gregory, chủ tịch hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã không để cho Đức Giám Mục John McCormack ở Manchester trong chức vụ trưởng ủy ban này mặc dầu ngài vẫn còn ở trong ủy ban này. Trước đây vị giám mục này là vị quản trị ở Tổng Giáo Phận Boston và hiện nay là một người bênh vực trong các vụ lạm dụng dân sự ở Massachusetts. ĐTGM Harry Flynn ở Saint Paul Minneapolis vẫn ở trong chức vụ trưởng ủy ban này. Ngoài ra, các phần tử hiện có chân trong ủy ban này là các ĐGM William E. Lori ở Bridgeport, Connecticut; John Gaydos ở Jefferson City, Missouri; (ĐGM Phó) Joseph Galante ở Dallas, Texas; và George Niederauer ở Salt Lake City, Utah. Các vị Giám Mục mới được bổ nhiệm thêm là: Howard J. Hubbard of Albany, New York, (ĐTGM) Stefan Soroka ở Philadelphia cho những người Ukrainians; (ĐGM Phụ Tá) W. Francis Malooly ở Baltimore, Maryland; Thomas Rodi ở Biloxi, Mississippi, James Murray ở Kalamazoo, Michigan; Thomas Doran ở Rockford, Illinois; Blase Cupich ở Rapid City, South Dakota; Stephen Blaire ở Stockton, California; Robert Vasa ở Baker, Oregon; và Robert Baker ở Charleston, South Carolina.


Các Đức Giám Mục Thụy Sĩ Phác Họa Dự Án Ngăn Ngừ Tình Trạng Lạm Dụng Tình Dục


Một trong những đúc kết của các vị Giám Mục Thụy Sĩ được chấm dứt hôm Thứ Tư vừa rồi tại Givisiez, giáo phận Sion, đó là phổ biến một bản hướng dẫn trong một bức thư mục vụ vào tháng 12 tới đây. Các vị cũng bày tỏ việc các ngài ủng hộ cuộc “White March” lần thứ hai để phản đối những tội ác phạm đến trẻ em. Cuộc phản đối này sẽ được tổ chức ở một số thành phố Thụy Sĩ vào ngày 21/9/2002. Hội đồng giám mục nói rằng các vị ủng hộ “những cố gắng do các vị tổ chức đảm nhận trong việc phát động việc nhận thức thực sự đối với thảm nạn của xã hội chúng ta này, cũng như trong việc kêu gọi những biện pháp cụ thể để đối chọi chống lại tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em”.
 

5/9 Thứ Năm
 

Việc Nga Loại Trừ Giáo Sĩ Công Giáo Ngoại Quốc không phải là một dự án?


Một viên chức của Tòa Thánh Vatican cho biết “bức thư này (bức thư của tổng thống Nga Putin hồi âm cho ĐTC) đang ở trong tay ĐTC”, và nói thêm là các vị lãnh đạo không nên tiết lộ về bức thư này. ĐTGM Công Giáo ở Moscow là Tadeusz Kondrusiewicz cũng có một thái độ như vậy. Thế nhưng, tờ Avvenite của Ý, trích lại “những nguồn tin ngoại giáo của Nga”, đã cho biết rằng tổng thống Nga viết việc lấy lại chiếu khán của Đức Giám Mục Jerzy Mazur và linh mục người Ý Stefano Caprio không phải là “do một cuộc vận động chống lại Giáo Hội Công Giáo”. Trái lại, như vị tổng thống này viết, vấn đề thuộc về “những biện pháp thông thường” được thực hiện bởi chính quyền đối với cá nhân những công dân ngoại quốc. Nguồn tin Catholic World News ở Hoa Kỳ, căn cứ vào các nguồn tin ở Vatican, cho biết tổng thống Putin, cũng trong bức thư của ông, đã nói rằng cá nhân của ông không có gì là nghịch với Giáo Hội Công Giáo cả, nhưng ông không thể nào nhúng tay vào vụ ĐGM Mazur vì ĐGM này có lỗi khi sử dụng tên “Karafuto” cho một phần thuộc giáo phận miền nam của mình là Sakhalin theo tiếng Nhật Bản. Chi tiết này nơi bức thư của tổng thống Putin lập lại những gì đã được Bộ Ngoại Giao Nga nói tới vào tháng Hai vừa rồi. Tòa Thánh Vatican nhấn mạnh là việc sử dụng chữ “Karafuto” đã được hợp thức hóa rồi (từ thời Sakhalin miền nam giáo phận còn là thuộc địa của Nhật giữa thời khoảng 1905 và 1945) song chỉ đặt nó cho “Sakhalin Miền Nam” hồi Tháng Tư vừa qua mà thôi.


Chúng ta không biết những chi tiết trong bản tin tức trên đây có chính xác hay chăng. Nếu quả đúng như vậy, thì theo người chuyển dịch này, vấn đề của hai vị linh mục Công Giáo vẫn chưa được sáng tỏ, cả vụ Đức Giáo Chủ Phật Giáo cũng thế. Có thể cá nhân tổng thống Putin không chống Giáo Hội Công Giáo, (bằng không ông cũng chẳng lên tiếng mời ĐTC viếng thăm đất nước của ông hai lần, và đã đến thăm Ngài một lần), nhưng cuộc vận động chống Giáo Hội Công Giáo từ Giáo Hội Chính Thống vẫn còn là những nghi vấn khả tín. Bởi vì, một khi đã không ưa thì moi móc và cố viện lý do hợp tình để thực hiện ý định của mình cho bằng được. Hy vọng suy đoán theo tâm lý tự nhiên này không đúng trong trường hợp này.


Tưởng Niệm Biến Cố 911


Hội Hiệp Sĩ Columbus sẽ bảo trợ cho một Thánh Lễ tại Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm để kỷ niệm một năm biến cố 911. Theo chương trình thì ĐHY Theodore McCarrick TGP Washington sẽ chủ tế, còn ĐGM Thomas Daily ở Brooklyn Nữu Ước, tuyên úy của hội này sẽ giảng thuyết trong lễ, ông Alfredo N. Fuentes, một phần tử của hội này, Trưởng Ty Phân Bộ Cứu Hỏa Nữu Ước, đã vĩnh viễn trở thành tàn phế trong cuộc giải cứu trong biến cố ấy, sẽ phụ trách phần lễ nghi Hứa Quyết Trung Thành, và ngọn đèn dầu được dùng ở Assisi trong dịp Liên Tôn Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới ngày 24/1/2002 vừa qua, do Tòa Thánh tặng cho hội này, sẽ được thắp lên, rồi tất cả tham dự viên sẽ lấy lửa từ ngọn đèn này thắp cho cây nến của mình, biểu hiệu cho việc dấn thân hoạt động và nguyện cầu cho hòa bình thế giới.
 

ĐTC lại bày tỏ mối lo ngại về Công Hội Âu Châu loại trừ căn gốc Kitô giáo ở Âu Châu


Hôm nay, trong cuộc tiếp nhận tân lãnh sự nước Slovenia, ông Ludvik Toplak, 60 tuổi, một lần nữa, như Ngài đã bày tỏ với vị tân lãnh sự Hy Lạp hôm Thứ Hai vừa qua, ĐTC lại tỏ ra mối quan ngại của Ngài về căn gốc Kitô giáo ở Âu Châu trong Công Hội Âu Châu. Theo Ngài, “cần phải phản ứng chống lại khuynh hướng loại trừ việc đóng góp của Kitô Giáo trong việc hình thành một tân Âu Châu, vì nó có thể làm mất đi năng lực trong tiến trình đặt nền móng văn hóa và luân thường đạo lý cho cuộc sống chung dân sự nơi lục địa này. Di sản Kitô Giáo, một di sản qua nhiều thể kỷ đã và còn tiếp tục là linh hồn của đời sống nước Slovenia, là một đóng gop1 giá trị cho việc củng cố một nền văn hóa yêu thương ở Âu Châu là những gì nhạy cảm đối với việc hiểu biết nhau nơi các dân tộc… Vào lúc này đây, khi mà các thứ nỗ lực đang được thực hiện để xây dựng ‘ngôi nhà chung Âu Châu’ bằng những phương tiện lập pháp nhắm đến việc phát động mối hiệp nhất và đoàn kết nơi các dân tộc trong lục địa này, thí đó là lúc cần phải chú trọng đến những giá trị nhớ đó mà nó được hình thành… Sự kiện không thể chối cãi là nguồn gốc về truyền thống 2000 năm Do Thái Kitô Giáo đã từng hòa hợp, củng cố và phát động những nguyên tắc căn bản cho nền văn minh Âu Châu, một nền văn minh đã ăn rễ sâu nơi đa số văn hóa”. Theo ĐTC, truyền thống này “có thể tiếp tục cống hiến một khuôn thước luân thường đạo lý quí báu cho các dân tộc Âu Châu qui chiếu… Bởi thế, Tòa Thánh hy vọng rằng, cả trong tương lai nữa, căn tính và vai trò của Giáo Hội sẽ được bảo toàn, vì Giáo Hội luôn luôn thực hiện một chức phận cố định trong việc giáo dục về những nguyên tắc căn bản nơi cuộc sống chung dân sự, trong việc cống hiến những giải đáp cho những vấn nạn căn bản liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống, trong việc bảo vệ và cổ võ văn hóa và căn tính của các dân tộc khác nhau. Giáo Hội Công Giáo không tìm kiếm các đặc ân đặc lợi, mà chỉ tìm cách hoàn thành sứ vụ của mình cho lợi ích của toàn thể xã hội”.
 

4/9 Thứ Tư

Bài Giáo Lý Thánh Vịnh thứ 49, về Ca Vònh Isaia

Anh Chò Em thaân meán,

Baøi ñoïc hoâm nay veà Ca Vònh Isaia laø moät vieãn aûnh tieân tri veà nhöõng ngaøy sau heát, khi maø taát caû moïi daân nöôùc tuoân ñeán nuùi Chuùa. Baáy giôø cuoái cuøng theá giôùi seõ tìm thaáy hoøa bình nôi vieäc tuaân phuïc leà luaät vaø lôøi cuûa Ngaøi. Vieãn aûnh naøy laø lôøi môøi goïi hy voïng vaø tin töôûng nôi döï aùn cöùu ñoä cuûa Thieân Chuùa. Kitoâ höõu thaáy nieàm hy voïng naøy ñöôïc neân troïn nôi Chuùa Gieâsu Kitoâ cuõng nhö nôi Giaùo Hoäi. Trong maàu nhieäm veà Giaùo Hoäi, taát caû nhaân loaïi ñöôïc xích laïi gaàn Thieân Chuùa vaø thoâng phaàn hoøa bình do Chuùa Kitoâ mang ñeán. Ñoàng thôøi, taát caû moïi ngöôøi cuõng ñöôïc trieäu taäp ñeán ñeå hoaït ñoäng cho moät theá giôùi hoøa giaûi, coâng chính vaø an bình hôn bao giôø heát.

(xin xem trọn bài trong mục Giáo Lý Hằng Tuần cuối tuần này)


Không Ai Thắng Nơi Cuộc Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Hóa


Một cuộc họp về “Các Dân Tộc Và Các Tôn Giáo” giữa 400 vị đại diện của các tôn giáo độc thần đã diễn ra tại Palermo, Sicily, được tổ chức bởi Cộng Đồng Thánh Egidio, một phong trào giáo dân ở Rôma. Cuộc họp đã chấm dứt hôm Thứ Ba 3/9/2002. Sau đây là ý tưởng nổi bật của hai vị đại diện Hoa Kỳ, tiêu biểu cho văn minh Tây Phương, và Lebanon, tiêu biểu cho văn minh Hồi Giáo.


Ông David Smock thuộc Học Viện về Hòa Bình của Hoa Kỳ đã phát biểu như sau: “Không có một thời nào trong quá khứ mới đây lại diễn ra cảnh tượng quá hiển nhiên như ngày nay cho thấy một cuộc đụng độ nẩy lửa giữa các nền văn hóa như vậy”. Căn cứ vào nhận định tiêu cực thực tế này, ông tiếp tục cho thấy nhận định tích cực như sau: “Không có một thời nào trong quá khứ gần đây lại khẩn trương hơn nữa và thuận lợi hơn, để các nhóm cộng đồng tín ngưỡng dấn thân thực hiện việc trao đổi cần thiết yếu trong việc cổ võ hòa giải”. Vị này nhấn mạnh rằng “với những đáng tiếc hay xẩy ra thì tôn giáo thường là một yếu tố gây ra xung khắc quốc tế”, mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Theo chiều hướng này mà biến cố Ngày 11 Tháng 9, như vị này phát biểu, “đã cho thấy rõ ràng một cách đau lòng là cần phải cải tiến việc hiểu biết giữa tín đồ Kitô Giáo, Hồi Giáo và Do Thái. Có nhiều ý nghĩ sai lạc và hiểu lầm, cũng như chỉ có một chút xíu hiệu quả trong việc đả thông nhau thôi”. Chẳng hạn mối liên hệ về văn hóa giữa Hồi Giáo và Tây Phương cũng đã bị hủy hoại bởi, như vị phát ngôn viên Hoa Kỳ nhận định tiếp, “những mối liên hệ về quyền lực bất quân bình theo lịch sử đã làm cho thế giới Tâp Phương lên mặt và bất kể, còn thế giới Hồi Giáo lại thường thủ thân và lo lắng”.


Đáp lại, Ông Ghassan Theni, chủ tịch Dar An-Nahar Publishing Group, cố gắng giải thích cho “riêng quí bạn Hoa Kỳ” rằng những nền văn minh hiện nay là kết quả của những di sản văn hóa làm nên nhân loại. Bởi thế, nếu xẩy ra “một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh, thì lối thoát duy nhất sẽ là tình trạng hủy hoại tất cả văn minh của cả đôi bên. Sẽ không có tự do cũng như bất cứ hình thức hòa bình nào trong một hoàn cảnh mà tất cả việc áp đặt hòa bình lại trở thành một nguồn xung khắc mới”. Theo vị phát ngôn viên Lebanon này thì tình trạng ấy có thể được giải quyết bằng một thứ toàn cầu hóa biết tôn trọng “tính cách đa dạng và đa tạp”: “Việc cùng tìm kiếm một chính quyền biết tôn trọng những quyền lợi căn bản của con người không thể nào thực hiện bằng võ lực, mà là bằng cuộc sống chung được bắt nguồn từ hòa bình, công lý và tôn trọng người khác”.
 

3/9 Thứ Ba


Việc Phụng Tôn Satan ở Các Nhà Tù Bang Kentucky


Theo Associated Press Phân Bộ Chỉnh Huấn của tiểu bang Kentucky đã đình chỉ những nghi thức tôn thờ Satan ở một nhà tù để chờ đợi các nhà thẩm quyền thực hiện một bản qui chế cho việc thực hành này trong khắp tiểu bang. Những tù nhân ở Khu Chỉnh Huấn Green River thuộc Central City đã được phép cử hành những việc phục tôn Satan hằng tuần trong mùa hè này, như là một phần trong lịch sinh hoạt tôn giáo chính thức. Chị Lisa Carnahan, phát ngôn viên của các nhân viên Chỉnh Huấn, đã trả lời vấn nạn của giới truyền thông về việc phục tôn Satan này như sau: “Chúng tôi thực sự không biết nó có trong lịch tôn giáo này”. Ông Joe Weedon, quản đốc các dịch vụ chính quyền cho Hiệp Hội Chỉnh Huấn Người Hoa Kỳ nói rằng theo quyết định của luật Liên Bang cũng như của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thì các Chỉnh Huấn Viện không được cấm đoán việc thực hành quyền tự do tôn giáo của tù nhân, miễn là việc làm về tôn giáo này không gây nguy hại cho những tù nhân khác hay cho nhân viên canh giữ”. Ông này cho biết chính quyền đã không ngăn cản những phục dịch Wiccan là những gì cũng được cử hành ở nhà tù Green River và 3 nhà tù khác. Wicca là một hình thức bao gồm cả việc tôn thờ thiên nhiên của thành phần dân ngoại. Các tiểu bang khác có những qui định khác nhau. Các nhân viên nhà tù ở Texas cấm những phụng dịch tôn thờ Satan.


Vương Cung Thánh Đường của Tổng Giáo Phận Los Angeles.


Ngôi Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Của Các Thiên Thần được xây vững vàng kiên cố kéo dài ít là nửa thiên kỷ là ngôi vương cung thánh đường đầu tiên của Hoa Kỳ cho thiên kỷ thứ ba. Ngôi Vương Cung Thánh Đường mới này cao bằng 12 tầng lầu, dài 333 bộ (tức dài hơn Vương Cung Thánh Đường Thánh Patrick ở Nữu Ước một bộ), tổng phí tổn là 189.5 triệu Mỹ kim đã được hoàn toàn tài trợ (kể cả hứa cho), với chiếc đàn dương cầm có 6019 ống. Ngôi Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Của Các Thiên Thần được thánh hiến trong một lễ nghi dài 4 tiếng đồng hồ hôm qua, Ngày Lễ Lao Động Hoa Kỳ, với 3000 người được mời tham dự.

 

2/9 Thứ Hai


ĐTC tiếp vị tân lãnh sự Hy Lạp liên quan đến tình hình chung Âu Châu và Thế Vận Hội 2004


Trong cuộc tiếp nhận vị tân lãnh sự Hy Lạp là Christos Botzios 63 tuổi, ĐTC đã đề cập đến hai vấn đề, thứ nhất là tình hình chung Âu Châu và thứ hai là Thế Vận Hội năm 2004 tại Hy lạp.


Trước hết, về tình hình chung Âu Châu, ĐTC tỏ ra lo ngại về khuynh hướng loại trừ tôn giáo ra khỏi diễn đàn chính trị và dân sự, vì tôn giáo là “những gì đã đóng góp và còn đang đóng góp cho nền văn hóa và nhân bản làm cho Âu Châu tự cảm thấy hết sức hãnh diện”. Ngài lập lại nhận định Ngài đã thẳng thắn nói với phái đoàn lãnh sự từ ngày 10/1/2002: “Tôi nghĩ rằng đó là một quan niệm bất công và sai lầm”. Ngài nhận định thêm: “Việc nhìn nhận một sự kiện lịch sử không thể chối cãi không hề có nghĩa là không để ý gì đến vai trò khẩn thiết nơi tính cách trần tục của các quốc gia cũng là của Âu Châu”. Bởi vì, đối với ĐTC, đức tin Kitô giáo là một trong “những yếu tố làm nên” quốc gia Hy Lạp và là “nguồn có thể mang lại sinh lực và những viễn ảnh tương lai cho việc kiến tạo Âu Châu. Tôi đã bày tỏ nhiều lần là mối quan tâm của Tôi… về sự kiện các cộng đồng tín hữu không được đề cập gì đến trong những vấn đề cần phải đóng góp vào việc suy nghĩ nơi Đại Công Đồng được thành lập ở thượng hội Laeken liên quan đến một Bản Hiến Pháp Âu Châu khả dĩ”.

 

Ngoài ra, ĐTC còn tỏ ra ủng hộ việc Khối Hiệp Nhất Âu Châu nên bao gồm cả các quốc gia trong vùng Balkan. Vì việc này “sẽ làm củng cố một thứ văn hóa của an bình và đoàn kết là một trong những ưu điểm của dự án Âu Châu”. Vị tân lãnh sự này cũng ngỏ lời cám ơn cả ĐTC lẫn ĐTGM Chính Thống Christodoulos ở Nhã Điển “đã chung tiếng cổ võ cho một Âu Châu toàn vẹn, bằng cách nhấn mạnh đến việc bảo trì những căn gốc Kitô giáo của Âu Châu”.


Sau nữa, về Thế Vận Hội 2004 tại Hy Lạp, ĐTC kêu gọi một cuộc hưu chiến khắp thế giới trong thời gian diễn tiến biến cố này, 13-29/8/2004 tại Hy Lạp. ĐTC bày tỏ ước nguyện của Ngài là biến cố này “sẽ cống hiến cơ hội cho một cảm nghiệm mới về tình huynh đệ trong việc chiến thắng hận thù, trong việc làm cho cá nhân cũng như các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Vào dịp này, Tôi kêu gọi một cuộc hưu chiến vững bền không còn xẩy ra bất cứ một thứ bạo động nào nữa, để tinh thần hòa bình và động lực lành mạnh, hợp với chủ ý của các nhà sáng lập Các Môn Chơi Thế Vận Hội, được lan tỏa vào tất cả mọi lãnh vực của xã hội cũng như nơi tất cả mọi lục địa. Tôi hy vọng rằng, trong một thế giới xáo trộn có những lần nghiêng ngửa này, biến cố thể thao đây sẽ là một biểu lộ hân hoan cho thấy mọi người đều thuộc về cùng một cộng đồng nhân loại, huynh đệ và tương trợ”.

 

1/9 Chúa Nhật


Huấn Dụ Truyền Tin Hằng Tuần


“Chính trong sinh hoạt bình thường này mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta chiếm được tầm vóc trưởng thành của đời sống thiêng liêng, một đời sống chính là ở tại việc sống những điều bình thường một cách phi thường”.


Anh Chị Em thân mến!


1.- Tại nhiều quốc gia thì tháng Chín là tháng trở về với các sinh hoạt làm ăn và học hành sau giai đoạn nghỉ ngơi mùa hè, một giai đoạn Tôi hy vọng đã mang lại bình lặng và ích lợi cho tất cả mọi người. Một số người lợi dụng mùa hè để tham dự vào những nỗ lực cầu nguyện, linh thao, hoạt động và phục vụ. Đây là thời gian để chia sẻ những cảm nghiệm với gia đình, bạn bè, nhóm hội, cộng đồng và hiệp hội, mang lại lòng nhiệt thành, bình tâm và vui mừng đến cho cuộc sống hằng ngày. Đó là cách là “muối và ánh sáng” thế gian, như Tôi đã nhắc nhớ giới trẻ qui tụ ở Toronto trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới vừa qua.


2.- Từ quan điểm tâm lý, việc trở về với sinh hoạt bình thường không phải là một chuyện dễ; thật vậy, đôi khi nó gây ra những khó khăn trong việc tái thích ứng lại với những dấn thân hằng ngày. Tuy nhiên, chính trong sinh hoạt bình thường này mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta chiếm được tầm vóc trưởng thành của đời sống thiêng liêng, một đời sống chính là ở tại việc sống những điều bình thường một cách phi thường.


Thật vậy, sự thánh thiện đòi phải theo chân Chúa Giêsu, không phải để tránh né thực tại cùng với những thử thách của nó, mà là đối diện với chúng trong ánh sáng và sức mạnh của Thần Linh Người. Tất cả những điều này được chất chứa sâu xa nơi mầu nhiệm thập giá, như phụng vụ của Chúa Nhật tuần này nhấn mạnh. Chúa Giêsu xin các tín hữu vác thập giá của mình hằng ngày mà theo Người (x Mt 16:24), bắt chước Người hiến toàn thân cho Thiên Chúa cũng như cho anh em mình.


Làm sáng tỏ về Hiện Tình Sức Khoẻ của ĐTC


Tòa Thánh Vatican vừa làm sáng tỏ những tường trình của một tờ báo ở Paris cho rằng sức khoẻ của ĐTC khá hơn là nhờ việc cố vấn chữa trị của một nhà nghiên cứu của Pháp. Theo tờ Le Monde, bác sĩ Luc Montagnier, vị được một số người coi như đã khám phá ra khuẩn của Chứng Liệt Kháng AIDS, đã trao cho ĐTC những viên thuốc "oxidative stress" trong một buổi triều kiến đầu Tháng Sáu. Thế nhưng, các nguồn tin thân cận với ĐTC cho Màn Điện Toán Zenit và các phương tiện truyền thông khác biết là chưa bao giờ có chuyện công nhận là ĐTC đã uống những viên thuốc ấy. Tờ Le Monde cho biết là những viên thuốc ấy được bào chế từ những quả đu đủ có những chất antiocidants kích thích hệ thống miễn nhiễm. Các nguồn tin từ Tòa Thánh Vatican cho hay “Đức Giáo Hoàng tin tưởng các vị y sĩ của riêng Ngài trong việc thực hiện những chữa trị xứng hợp nhất”. Trước cuộc tông du 98 vừa rồi của ĐTC, một số truyền thông Pháp đã diễn tả ĐTC như bị tê bại và yếu nhược về thể lý. Bởi đó, sau khi những ký giả theo tháp tùng ĐTC trong cuộc tông du vừa rồi lấy làm lạ lùng ngạc nhiên về sức chịu đựng của Ngài thì người ta thấy xuất hiện những loan tin về tình trạng sức khoẻ khá hơn của ĐTC như thế.